Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.19 MB, 109 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
--------------- ✯--------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2”

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

Nam Đàn, tháng 4/2022

1


SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2
--------------- ✯--------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2”

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Bông
Trần Thị Minh
Điện thoại


: 098 7447107

Nam Đàn, tháng 4/2022

1


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
.....................................................................................................
1
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................2
I. Cơ sở khoa học.....................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận........................................................................................................2
1.1. Định nghĩa về sức khỏe ...................................................................................2
1.2. Chăm sóc sức khỏe ban đầu.............................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................5
II. Các giải pháp đã thực hiện..................................................................................6
1. Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành..........................................6
2. Làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền.......................................................6
2.1. Đa dạng hóa các hình thức truyền thơng phịng chống các bệnh học đường...6
2.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh trong việc tham gia BHYT. .11
3. Tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thuốc và trang thiết bị y tế
.................................................................................................................................13
4. Chú trọng công tác chuyên môn y tế trường học.................................................14
4.1. Tiến hành khảo sát sức khỏe của học sinh .......................................................14
4.2. Phối hợp với Trạm y tế Xã để khám sức khỏe định kì cho học sinh................15
4.3. Khám, sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thơng thường..................................17
4.4. Quản lí hồ sơ phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh...........................18

5. Xác định đúng và làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm vào từng thời điểm..............19
6. Tổ chức tốt công tác tư vấn tâm lý học đường....................................................26
7. Thực hiện tốt việc kiểm tra, chấm điểm thi đua các hoạt động y tế lớp học, lao
động vệ sinh môi trường..........................................................................................29
III. So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài tại trường THPT Nam Đàn 2
.................................................................................................................................30
1. Từ năm học 2017 – 2018 trở về trước.................................................................30
2. Từ năm học 2018 – 2019 đến nay.......................................................................30
3. Một số kinh nghiệm rút ra...................................................................................31
PHẦN III. KẾT LUẬN...........................................................................................32
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................33

3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường học là nơi tập trung đơng người, nơi đây có thể xem là cơ hội để lây
nhiễm và lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia
đình và tồn xã hội, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị,
ho gà, bạch hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt là Covid - 19.
Trong bối cảnh hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang diễn ra hết sức phức tạp
gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Việt Nam đã trải qua 4 lần bùng phát dịch Covid - 19, đợt dịch lần
thứ 4 này dài nhất, nguy hiểm nhất và cũng thiệt hại nhiều nhất về người và của.
Gần 20 triệu học sinh, sinh viên từ mầm non đến đại học không đến trường, phải
học trực tuyến tại nhà. Việc xa bạn bè, xa trường lớp nên học sinh không được
hoạt động tập thể, không giao tiếp trực tiếp và mất kết nối với bạn bè, thầy cô và

xã hội. Trong khi đó, hoạt động thể lực, giao tiếp trực tiếp là bản chất và đặc thù
của học sinh nên việc thiếu kết nối với xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất
cũng như tinh thần học sinh ở hiện tại và trong tương lai.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em nói chung và học sinh nói riêng là
cơng việc có ý nghĩa rất quan trọng. Sức khỏe và trí tuệ của thế hệ trẻ hơm nay
quyết định đến tương lai của cả thế giới. Ở nước ta, với số lượng trẻ trong độ tuổi
học sinh chiếm gần 1/3 dân số cả nước thì việc chăm sóc tốt sức khỏe cho các em
sẽ tạo ra nguồn lực quý báu cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Học
sinh nếu được chăm sóc, giáo dục tốt sẽ quyết định đến chất lượng nguồn nhân
lực và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng
cao sức khỏe, thay đổi hành vi, lối sống cho thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục
sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, cải thiện môi trường học tập để hình thành và
phát triển một con người tồn diện.
Tuy vậy, hiện nay ở nhiều trường, cơng tác Y tế trường học vẫn tồn tại
nhiều bất cập, có khơng ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu về số
lượng và chưa đáp ứng về chuyên môn. Nhiều nhân viên làm công tác y tế ở
trường học khơng có chun mơn về y tế (giáo viên kiêm nhiệm), nhiều nhân viên
y tế làm việc đồng thời tại 2 trường học nên việc triển khai các hoạt động chăm
sóc sức khỏe học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
Xác định được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe học sinh
trong trường phổ thơng, nên ở trường THPT Nam Đàn 2, công tác chăm sóc sức
khỏe học sinh ln được coi trọng. Trong những năm gần đây, khi áp dụng đồng
bộ các giải pháp đã đưa đến việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh nhà trường ngày
càng có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, góp
phần tạo nên chuyển biến mới trong sự phát triển của nhà trường. Vì những lý do
trên, chúng tơi xin lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăm
sóc sức khỏe cho học sinh Trường THPT Nam Đàn 2”
1



PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
1.1. Định nghĩa về sức khỏe
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng chỉ là tình trạng khơng có bệnh tật
hoặc ốm yếu.
- Khỏe mạnh là trạng thái của một người có đầy đủ các yếu tố sức khỏe sau:
+ Sức khỏe thể lực (Physical health): đây là yếu tố cần thiết nhất của sức
khỏe, liên quan đến những chức năng cơ học của cơ thể.
+ Sức khỏe tâm thần (Mental health): khả năng suy nghĩ sáng sủa, rõ ràng,
mạch lạc và kiên định.
+ Sức khỏe cảm xúc (Emothional health): khả năng cảm nghĩ, xúc động và
sợ hãi, thích thú, vui buồn, tức giận và khả năng thể hiện các cảm nhận đó một
cách thích hợp; đồng thời cũng là khả năng đương đầu với các stress, sự căng
thẳng, nỗi thất vọng và lo lắng.
+ Sức khỏe xã hội (Social health): khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ
lành mạnh với những người khác trong xã hội.
+ Sức khỏe tâm linh (Spiritual health): ở một số người yếu tố này liên quan
đến niềm tin, tín ngưỡng; một số người khác liên quan đến niềm tin của cá nhân, các
nguyên tắc liên quan đến hành vi thực hành để đạt được sự thoải mái về tâm linh.
+ Sức khỏe môi trường xã hội (Societal health): môi trường không đáp ứng
được các nhu cầu cơ bản về thể lực và tâm hồn, con người không thể được coi là
khỏe mạnh.
1.2. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, bằng các
phương pháp và kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người,
mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức
chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy được tính tự lực,

tự quyết của mọi người dân.
- Những chăm sóc thiết yếu chính là những chăm sóc cơ bản cho sức khỏe, có
thể tới được mọi người dân, nơi họ đang sinh sống, phù hợp với nền kinh tế của
người dân, của đất nước và được người dân chấp nhận, tích cực tham gia.
- Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khơng hồn tồn giống nhau ở các
nước. Trong cùng một nước, cùng một thời điểm chăm sóc sức khỏe ban đầu
nhưng lại khác nhau ở các vùng, miền.

2


- Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cần được thay đổi theo thời gian, thay
đổi theo hoàn cảnh để phù hợp với tình hình sức khỏe kinh tế, xã hội của nhân dân,
địa phương và Nhà nước.
- Bốn nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Tiếp cận rộng rãi và phổ cập các nhu cầu cơ bản: Đây là nguyên tắc nền
tảng của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với
những chăm sóc y tế hiện có để đảm bảo có sức khỏe đầy đủ.
+ Sự tham gia và tự lực của cá nhân và cộng đồng: Yếu tố chìa khóa để đạt
được sự tham gia và tự lực của cá nhân và cộng đồng là giáo dục, xây dựng ý thức
trách nhiệm của mỗi người với sức khỏe của chính mình và của mọi người.
+ Phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: Ngành Y tế đóng
vai trị chính, phải phối hợp với các ngành khác như giáo dục, công nghiệp, nông
nghiệp, du lịch thể thao..., phối hợp với các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc,
Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, với chính quyền địa phương để đạt được
hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
+ Kỹ thuật thích ứng, hiệu quả chi phí trong khn khổ nguồn lực có
sẵn: Dựa vào thực trạng tại địa phương để đưa ra những kỹ thuật chăm sóc cho phù
hợp, hiệu quả và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng.
2. Cơ sở thực tiễn

Nhìn lại bối cảnh lịch sử của y tế trường học, “Thời đại y tế trường học hiện
đại” bắt đầu vào những năm giữa thế kỷ 19 sau khi Pháp ban hành một đạo luật
trong các trường chịu trách nhiệm về sức khỏe của học sinh và chấp nhận các
trường học có vai trị trong việc kiểm sốt bệnh có thể có trong cộng đồng được
biểu hiện dựa trên “đối tượng không mong muốn” là trẻ em và những người trẻ
tuổi. Năm 1902, Lilian Wald chứng minh rằng các y tá làm việc tại các trường có
thể làm giảm gần 50% các lần nghỉ do bệnh truyền nhiễm trong các học kỳ hoặc
các tuần học.
Tại Việt Nam, điều 2 của luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập và CNXH, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do vậy, việc chăm sóc, giáo dục
sức khỏe cho học sinh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, ln được ngành giáo dục
đặt ra.
Tại trường THPT Nam Đàn 2 những năm gần đây, nhà trường ln chú
trọng cơng tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản
chỉ đạo liên bộ của Bộ Y tế và Bộ giáo dục: Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLTBYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về
công tác y tế trường học; Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008
3


của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục thuốc thiết yếu cho phòng y tế học
đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng, trường phổ
thơng có nhiều cấp học; Quyết định số 14/2001-QĐ BGD&ĐT ngày 3/5/2001 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất
và Y tế trường học”; Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 “Về việc tăng
cường công tác y tế trong các trường học”; Hướng dẫn nhiệm vụ công tác Y tế học
đường hàng năm của Bộ GD - ĐT và của Sở GD – ĐT Nghệ An; căn cứ vào đặc
điểm tình hình của trường và địa phương, cơng tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh

ln được đặt ngang hàng với các nội dung khác của nhà trường, nhằm thực hiện
tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”, “ Tất cả vì tương lai con em
chúng ta”, “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Từ thực tế nêu trên đã giúp chúng tơi có cơ sở để rút ra một số kinh nghiệm
trong việc thực hiện cơng tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe cho học sinh trường
THPT Nam Đàn 2.
II. Các giải pháp đã thực hiện
1. Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành
- Tham mưu để Ban Giám hiệu (BGH) ban hành các quyết định thành lập
Ban chăm sóc sức khỏe dựa vào Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYTBGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định về công
tác y tế trường học, trong đó Hiệu Trưởng làm Trưởng ban, 2 Phó ban là Phó Hiệu
trưởng phụ trách cơng tác y tế trường học và Trạm trưởng Trạm Y tế Xã, ủy viên
thường trực là nhân viên y tế trường học, các ủy viên khác là giáo viên giáo dục
thể chất, Bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện Cha mẹ học
sinh…; Ban phòng chống dịch bệnh Covid - 19 theo công văn số 6641/HDLNSYT- SGD&ĐT ngày 31/12/2021 của Sở Y tế và Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
hướng dẫn liên ngành về phòng chống dịch Covid - 19 tại các cơ sở giáo dục trên
địa bàn Tỉnh Nghệ An, phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng thành viên;
Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu các bệnh học đường.
- Ngồi ra cịn tham mưu để xây dựng kế hoạch y tế một cách cụ thể, chi tiết
theo từng tháng trong năm học được BGH phê duyệt để đảm bảo tối đa quyền lợi
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Các kế hoạch khác được xây dựng dựa
trên công văn chỉ đạo của cấp trên và sát với tình hình thực tế của nhà trường.
2. Làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền
2.1. Đa dạng hóa các hình thức truyền thơng phịng chống
các bệnh học đường
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế trường học:
- Trong năm học 2021 – 2022 chúng tôi đã xây dựng các video truyền thơng
phịng chống dịch bệnh Covid – 19 và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Với sự chỉ đạo nội dung của Ban Giám hiệu nhà trường, kịch bản do Cô Nguyễn
4



Thị Bông và Cô Trần Thị Minh biên soạn, phát thanh viên do em Trần Thị Giang –
Chi đoàn 10C2 thể hiện và có sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của em Lê Anh Quân –
Chi đoàn 10C2. Bằng sự giúp sức của đoàn trường, video được lan tỏa rộng rãi trên
các trang mạng xã hội và đưa vào nội dung sinh hoạt đầu giờ của các chi đoàn.
- Để nắm bắt được tình hình sức khỏe của từng học sinh, Ban Chăm sóc sức
khỏe đã lập các đường link khảo sát đầu năm học và trang bị cho mỗi em 1 hồ sơ
sức khỏe điện tử. Đường link khai báo F0, F1 cũng được tạo ra để thuận tiện hơn
trong việc tổng hợp. Thay vì phải báo bằng điện thoại hoặc tin nhắn thì giáo viên
chủ nhiệm chỉ cần mở đường link và điền thông tin học sinh theo từng trường hợp
F một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác.
- Ban chỉ đạo phịng chống dịch Covid – 19 tạo mã QR code đăng kí điểm
kiểm dịch tại trường để kiểm soát người ra vào trường. Mã QR được dán ở nơi dễ
thấy như cổng trường, trước cửa các phịng học. Nhờ đó, Cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh và những người đến liên hệ công tác chỉ cần quét mã là biết được
tình hình dịch bệnh tại trường.
- Phòng Y tế cũng đã được trang bị các thiết bị cơng nghệ thơng tin có kết
nối mạng Internet để phục vụ cho cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh tốt hơn.
Sách hóa cuộc thi tìm hiểu phịng chống tác hại thuốc lá:
- Chúng tơi phối hợp với Giáo viên mơn Sinh và Đồn trường tổ chức cuộc
thi tìm hiểu phịng chống tác hại của thuốc lá. Các câu hỏi đặt ra với nội dung
phong phú, các tình huống được xây dựng dựa trên những việc xảy ra trong cuộc
sống hàng ngày của các em lứa tuổi THPT. Với hình thức mỗi em làm 1 bài thi tìm
hiểu, có thành lập Ban giám khảo để chấm chọn ra các giải nhất, nhì, ba và khuyến
khích cho tập thể và cá nhân. Mặc dù giá trị giải thưởng khơng cao nhưng cũng
góp phần lớn tạo nên động lực để các em tìm hiểu và hồn thành tốt bài thi, từ đó
giúp các em có vốn kiến thức cơ bản về cách phòng chống tác hại của thuốc lá.
- Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy hơn

90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng
thuốc lá gây ra. Thuốc lá gây ra khoảng 25 bệnh khác nhau cho người hút thuốc
trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, và
ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Hút thuốc ở phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Tại Việt Nam, mỗi năm
sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có
hơn 100 người chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số này sẽ tăng lên
thành 70.000 người một năm vào năm 2030. Uớc tính số tiền dùng để mua thuốc lá
là 31.000 tỷ đồng mỗi năm, trung bình mỗi người hút thuốc chi ra 2,7 triệu đồng/
năm, tổng chi phí điều trị và chi phí do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử
vong sớm cho 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra là
23.000 tỷ VND/năm.
5


- Trước những tác hại và thiệt hại từ thuốc lá, nhằm mục tiêu “Xây dựng
trường học khơng khói thuốc lá”, nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá
và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh trong nhà trường. Trường THPT Nam Đàn 2 đã thực hiện 1 số
biện pháp sau: Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá; Đưa vào
quy chế thi đua học sinh lỗi vi phạm hút thuốc lá, nếu học sinh vi phạm thì tính lỗi
cho cả cá nhân và tập thể lớp; Tổ chức cho học sinh làm bài thi tìm hiểu về luật
phịng, chống tác hại của thuốc lá. Nội dung câu hỏi chia làm 2 phần, phần 1 yêu
cầu các em học sinh phải nêu được tác hại của thuốc lá và những hành vi bị
nghiêm cấm trong Luật Phòng Chống Tác Hại thuốc lá; phần 2 là câu hỏi tình
huống, ở đây, các em được trình bày những suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề của
mình sau khi được bạn tâm sự rằng hút thuốc lá giúp bạn minh mẫn, làm việc và
học tập hiệu quả hơn. Thông qua cuộc thi, các em đã nhận thức đầy đủ sự nguy
hiểm của thuốc lá, từ đó có những hành vi phù hợp góp phần tạo nên mơi trường
học đường an tồn, lành mạnh và khơng thuốc lá.


Bài thi tìm hiểu phịng chống tác hại thuốc lá của các lớp.
6


Bài thi tìm hiểu đạt giải nhất của Bạn Lê Mai Phương. Lớp 10C1

7


Bài thi tìm hiểu đạt giải nhì của Bạn Từ Yến Nhi. Lớp 11C1
- Sân khấu hóa các hành vi bạo lực học đường, giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản vị thành niên
Lồng ghép vào hoạt động Khi tôi 18 do Đoàn trường tổ chức vào giờ chào
cờ sáng thứ 2 với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói khơng với bạo lực học
đường”. Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường nêu
cao ý thức xây dựng tình bạn đẹp, nói khơng với bạo lực học đường, góp phần xây
dựng mơi trường học tập lành mạnh, học sinh thân thiện, giúp nhau cùng tiến. Nêu
cao tinh thần đoàn kết cho học sinh, xây dựng truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam về tinh thần đồn kết và góp phần xây dựng mơi trường học đường lành mạnh
trong nhà trường, tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung diễn đàn gồm: các bạn học sinh thực hiện tiểu phẩm tuyên truyền
về nội dung ngăn chăn bạo lực học đường. Chia sẻ, trao đổi, cổ vũ những thói quen
tốt, hành động đẹp trong việc phòng chống bạo lực học đường. Phổ biến kiến thức
pháp luật có liên quan đến hậu quả do bạo lực học đường gây ra, kỹ năng xử lý
tình huống để ngăn chặn bạo lực học đường hoặc tham gia giải quyết, đấu tranh
với các hành vi bạo lực học đường.
Thông qua diễn đàn đã giúp cho các em học sinh nhận thức rõ hơn về giá
trị của tình bạn, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè. Qua

đó, giúp các bạn trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, xây dựng tình bạn đẹp, ngăn
chặn và đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường.

8


Các em lớp 12C8 đang đóng tiểu phẩm “Nói khơng với bạo lực học đường”
- Sử dụng hệ thống loa phát thanh Đồn trường
Với lợi thế trực tiếp, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Hình thức truyền
thơng bằng loa phát thanh Đoàn trường đã và đang được nhà trường áp dụng hiệu
quả. Chúng tôi phải bám sát công văn chỉ đạo của các cấp, cập nhật tình hình các
dịch bệnh theo mùa, thu thập thông tin dịch bệnh từ trang Web của Bộ Y tế để làm
tư liệu chính xác khi truyền thông. Hàng ngày, vào giờ ra chơi 10 phút của tiết 2,
hệ thống phát thanh của Đoàn trường lại vang lên các bài tuyên truyền phòng
chống các bệnh theo mùa như Sốt xuất huyết, Thủy đậu… tuyên truyền phòng các
bệnh cảm cúm, tuyên truyền phòng bệnh HIV-AIDS, tun truyền phịng các bệnh
liên quan đến đường tiêu hóa và các biện pháp phòng tránh (Bệnh tiêu chảy, bệnh
giun sán, bệnh sâu răng)… Đặc biệt, trong thời gian gần đây dịch bệnh Covid-19
bùng phát, diễn biến phức tạp, hoạt động phát thanh Đồn trường càng có ý nghĩa
quan trọng hơn bởi việc cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới, các
thơng điệp trong phịng chống đại dịch. Từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm của Cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường về cơng tác phịng, chống
dịch bệnh và nỗ lực chung tay đẩy lùi đại dịch Covid - 19.
- Sử dụng bảng tin
Đây là cách truyền thông truyền thống, đơn giản và mang lại hiệu quả. Các
bài tuyên truyền phòng ngừa các bệnh học đường như: Bệnh cận thị, viễn thị , bệnh
cong vẹo cột sống và các biện pháp phòng tránh; Tuyên truyền và phòng ngừa các
bệnh về mắt như: Bệnh đau mắt đỏ, bệnh đau mắt hột; Tuyên truyền về cách phịng
tránh tai nạn thương tích và tai nạn học đường; Tuyên truyền về lợi ích của việc
tham gia BHYT; Các bài thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên, bài thi tìm

hiểu phịng chống tác hại thuốc lá đạt giải nhất, nhì, ba… được dán lên bảng tin để
mọi người đi qua có thể dễ dàng nhìn thấy.
2.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh và phụ huynh trong
việc tham gia BHYT
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT nên nhà trường
đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh hiểu được ý nghĩa
của việc tham gia BHYT. Vào đầu năm học, BGH quán triệt, nêu cao vai trò trách
nhiệm của GVCN, nhân viên y tế trong việc tuyên truyền, vận động học sinh tham
gia BHYT do vậy từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ học sinh tham gia BHYT của Trường
THPT Nam Đàn 2 luôn đạt 100%, một trong những giải pháp then chốt chính là sự
quyết tâm, đồng thuận cao của phụ huynh học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu và thực hiện theo công văn chỉ đạo của Liên ngành
BHXH Tỉnh – Sở GD&ĐT – Tỉnh Đồn. Trong tháng 9, tơi triển khai rà sốt hạn
sử dụng thẻ BHYT của học sinh tồn trường để lên kế hoạch làm thẻ kịp thời cho
các em. Năm học 2021 - 2022 có 19 em học sinh khối 10 có hộ khẩu tại Huyện
Hưng Ngun đăng kí mua mới do thẻ của các em có hạn sử dụng đến 30/9/2021,
9


những em học sinh cịn lại thẻ BHYT có hạn đến 31/12/2021 tơi lập danh sách
đăng kí mua cho các em vào đầu tháng 12, riêng những em thuộc đối tượng cận
nghèo, hộ nghèo, con sĩ quan quân đội nhân dân… đã có thẻ BHYT thì photo thẻ
BHYT để nộp, hạn nộp thẻ BHYT photo là ngày 31/12/2021. Việc đăng kí và làm
thẻ chia làm 3 đợt như vậy đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho các em và không có em
nào khơng tham gia BHYT.
Những yếu tố để phụ huynh, học sinh tin tưởng và đồng thuận tham gia
BHYT là:
- Các em được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường đầy đủ và kịp thời.
- Nhà trường phối hợp với Trạm Y tế xã Trung Phúc Cường sơ cứu, cấp cứu
và điều trị cho các em kịp thời và chính xác khi các em ốm đau, tai nạn phải

chuyển tuyến.
- Học sinh và phụ huynh được tuyên truyền và hiểu rõ lợi ích của việc tham
gia BHYT.

10


Học sinh đang tìm hiểu về BHYT
3. Tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thuốc
và trang thiết bị y tế
- Một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo công tác Y tế trường học,
nâng cao sức khỏe cho học sinh đó là bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn
ghế, bảng viết, chiếu sáng trong trường học. Do vậy, từ năm học 2018 - 2019 đến
nay, nhờ có sự tài trợ của các cựu học sinh, Trường THPT Nam Đàn 2 đã đầu tư,
mua sắm và sửa chữa để hệ thống phòng học, bàn ghế, bảng viết và chiếu sáng đáp
ứng đúng theo yêu cầu thiết kế quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
8794:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 08
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn
quốc gia.
Bên cạnh đó, Nhà trường đã bố trí 2 phịng y tế có đủ diện tích và các trang
thiết bị y tế, thuận tiện cho việc sơ cứu, cấp cứu và chuyển bệnh nhân lên tuyến
trên. Cụ thể:
- Phòng thứ nhất có diện tích 43m2 được trang bị 1 bàn làm việc, 1 bộ máy vi
tính, 1 tủ thuốc, 1 tủ hồ sơ, 1 cân có gắn thước đo chiều cao, 2 máy đo huyết áp, 1
máy đo thân nhiệt, 1 giá sách và 2 giường bệnh để phục vụ công tác sơ cứu, cấp
cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động
tại trường.
- Phịng thứ hai có diện tích 43m2 đặt 8 giường bệnh để cho học sinh lưu trú
theo dõi sức khỏe khi ốm đau đột xuất xảy ra.
- Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng

sức khỏe cho học sinh chính vì vậy đảm bảo ln sạch sẽ và thống mát, có bảng
nội quy và quy định rõ để hoạt động.
- Ngay từ đầu năm học, nhân viên y tế kiểm kê lại thuốc, lập dự trù mua
thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu cho phòng y tế học đường của các trường tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng, trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban
hành kèm theo Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế).
- Mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ lau chùi nhà vệ sinh, hệ thống
thùng rác, xe chở rác. Trang bị đầy đủ cho nhà vệ sinh học sinh các vật dụng như:
Xà phòng rửa tay, khăn lau tay, giấy vệ sinh…

11


Phịng y tế
4. Chú trọng cơng tác chun mơn y tế trường học
4.1. Tiến hành khảo sát sức khỏe của học sinh
Chúng tôi đã xây dựng đường link
/>usp=sf_link

12


Ngay từ đầu năm học để các em nhập thông tin cá nhân và tiền sử sức khỏe
của bản thân để chúng tơi nắm bắt được tình trạng sức khỏe và phân loại sức khỏe
học sinh. Đường link đảm bảo tính bảo mật thơng tin, chỉ có nhân viên y tế trường
học mới được phép theo dõi, tổng hợp, phân loại sức khỏe của các em, từ đó báo
cáo Ban giám hiệu để làm cơ sở chăm sóc sức khỏe cho các em được tốt hơn.
4.2. Phối hợp với Trạm y tế Xã để khám sức khỏe định kì cho học sinh.
Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh là một trong những nội dung quan

trọng trong công tác y tế học đường, nhằm giúp nhà trường và gia đình nắm được
tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh để có kế hoạch chăm
sóc sức khỏe học sinh, giúp các em học tập, rèn luyện tốt. Sau khi nghiên cứu các
văn bản chỉ đạo về công tác y tế học đường, chúng tôi xác định rõ vai trị, trách
nhiệm của mình khi làm cơng tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học
sinh. Do vậy, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã lên kế hoạch phối hợp với Trạm y
tế xã Trung Phúc Cường tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho các em.
Nội dung khám SKĐK bao gồm:
a, Đánh giá sự phát triển thể lực, huyết áp, nhịp tim của học sinh
- Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim. Tính chỉ số BMI
b, Khám chuyên khoa:
- Mắt, Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt, Cơ Xương Khớp.
c, Khám nội khoa – Ngoại khoa
Hiện nay, trên cơ sở phân loại sức khỏe học sinh phổ thông dựa theo cuốn
“Kỹ thuật y tế trường học”, sức khỏe của học sinh phổ thông chia ra làm 3 loại.
Loại I: Gồm những học sinh khỏe mạnh, không mắc bất kì bệnh/tật gì. Nhóm
này là nhóm sức khỏe tốt hay cịn gọi là nhóm sức khỏe loại A.
Loại II: Gồm những học sinh khỏe mạnh nhưng có thể có 2 hay vài bệnh
thông thường ở mức độ nhẹ như bệnh ngồi da, bệnh mắt đỏ, mắt hột, sâu răng…
có thể điều trị được. Nhóm này là nhóm có sức khỏe trung bình hay cịn gọi là
nhóm sức khỏe loại B.
Loại III: Gồm những học sinh có thể lực yếu, mắc một hay nhiều bệnh/tật
đáng kể hay hen phế quản, tim bẩm sinh, bệnh khuyết tật, suy dinh dưỡng… Nhóm
này là nhóm sức khỏe kém hay cịn gọi là nhóm sức khỏe loại C.
Năm học 2021 – 2022, tổng số học sinh của Trường THPT Nam Đàn 2 là
1253 em. Trong đó số học sinh đã khám là 1253 em , đạt tỷ lệ 100%. Số học sinh
sức khỏe loại I là 943 em, đạt tỷ lệ 75,3%. Số học sinh sức khỏe loại II là 310 em,
đạt tỷ lệ 24,7%.
Kết quả phân loại sức khỏe của các em, được tổng hợp và gửi cho GVCN
của các lớp để thông báo đến phụ huynh học sinh.

Việc khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh là nhiệm vụ hết sức thiết thực và
ý nghĩa, thơng qua việc làm này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận
thức cho học sinh về ý thức phòng chống một số bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi
13


học đường và cũng qua hoạt động này đã đem lại sự phấn khởi, tin tưởng trong
giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh về một môi trường giáo dục an toàn và
thân thiện.

14


Trạm y tế Xã Trung Phúc Cường khám SKĐK cho học sinh
4.3. Khám, sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường.
- Công tác sơ cứu và xử lí các bệnh thơng thường tại trường là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm nhất của nhân viên y tế trường học.
- Khi học sinh bị ốm đau phải xuống phòng Y tế, với thái độ niềm nở và thân
thiện, nhân viên y tế nhà trường vừa khám bệnh vừa phối hợp để tuyên truyền cho
học sinh hiểu được nguyên nhân và nguồn lây của bệnh. Ví dụ: Một học sinh nam
bị đau bụng đến, tôi sẽ khám và hỏi xem “em bị đau bụng vùng nào? Có bị ợ hơi,
buồn nơn hay đi ngồi khơng? Sáng nay, trước khi đi học có ăn uống gì khơng?”
Từ những triệu chứng trên, sau khi chẩn đoán học sinh đau bụng do rối loạn tiêu
hóa, ngộ độc thức ăn, tơi sẽ cho em học sinh đó uống 3 viên thuốc Mộc hoa trắng,
đồng thời tuyên truyền cho bạn ấy hiểu nguyên nhân gây bệnh, tác hại và cách
phòng tránh bằng các biện pháp như ăn chín uống sơi, rửa tay trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh, không ăn những thức ăn để qua đêm mà không được bảo quản cẩn
thận…
- Khi học sinh bị tai nạn đột xuất, ngoài việc phải luôn chuẩn bị sẵn dụng cụ
sơ cứu vết thương, sơ cứu gãy xương thì bản thân tơi phải bình tĩnh, xử trí nhanh

đặc biệt tránh sai sót về chun môn. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc giảm đau
cho học sinh mà động viên nhẹ nhàng cho các em yên tâm, bớt sợ hãi. Nếu vượt
quá khả năng chun mơn thì cho học sinh chuyển tuyến trên ngay. Phối hợp với
Đoàn trường để chuyển học sinh lên Trạm y tế xã hoặc gọi điện cho phụ huynh để
chuyển học sinh đi bệnh viện.
- Bên cạnh đó, vị thành niên là lứa tuổi còn nhạy cảm với các yếu tố mơi
trường bên ngồi, tâm sinh lý chưa ổn định, một số em chán học, không muốn học
nên thường lấy lí do đau ốm để xuống phịng y tế nằm. Đối với những em như vậy,
bản thân tơi phải trị chuyện, tạo niềm tin để các em nói ra những tâm tư, suy nghĩ
của mình, từ đó giải thích cho các em hiểu và đưa ra hướng giải quyết vấn đề đúng
và hợp lí nhất.

15


Nhân viên y tế đang sơ cứu cho học sinh
4.4. Quản lí hồ sơ phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe học sinh
Để thực hiện tốt công tác y tế trường học, để tiện quản lý theo dõi và chăm
sóc sức khỏe học sinh, theo dõi diễn biến bệnh của từng em. Trong năm học, chúng
tôi đã lập các loại sổ sách sau:
- Sổ theo dõi sức khỏe học sinh: Mỗi em có 1 cuốn sổ theo dõi sức khỏe học
sinh từ lớp 10 đến lớp 12 bao gồm các nội dung: cân nặng, chiều cao, thị lực, huyết
áp…của từng năm học để tiện theo dõi và so sánh.
- Sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS: Nội dung cuốn sổ thể hiện đầy đủ họ
tên học sinh, địa chỉ, chẩn đoán bệnh, phương pháp điều trị và ghi chú.
- Sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
- Sổ theo dõi học sinh ra về: Những học sinh ốm đau, đột xuất đã được khám
và uống thuốc tại trường hoặc đã uống ở nhà nhưng không đỡ phải ra về thì nhân viên
y tế gọi điện thoại thơng báo và đề nghị phụ huynh đến đón con em mình. Đồng thời,
ghi sổ theo dõi để biết được tình hình sức khỏe của các em trong năm học.

- Sổ lưu trú bệnh nhân tại phòng y tế: Những em học sinh ốm, đau đã được
khám và điều trị, sau khi uống thuốc cần theo dõi thêm thì cho các em lưu trú lại
phòng y tế. Ghi rõ thời gian lưu trú của từng em.
- Sổ chuyển tuyến: Những em học sinh ốm đau, tai nạn vượt quá khả năng
chuyên mơn thì nhân viên y tế phối hợp với Đồn trường chuyển học sinh lên
tuyến trên, đồng thời gọi điện cho phụ huynh học sinh biết để đưa con em mình đi
khám và điều trị.
- Sổ nhập thuốc: Theo dõi lượng thuốc và dụng cụ y tế nhập vào trong năm.
Theo dõi hạn sử dụng của thuốc.
- Sổ theo dõi lượng thuốc tồn: Theo dõi số lượng thuốc còn lại trong nhà
trường sau mỗi học kỳ. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, nếu có thuốc q hạn sử
dụng thì tập hợp lại, xin ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường đề có phương án tiêu
hủy đúng quy định.
- Sổ truyền thông: Những bài truyền thông dịch bệnh theo mùa và những bài
tuyên truyền theo công văn chỉ đạo của các cấp, có phê duyệt của Trạm Y tế xã
Trung Phúc Cường.
- Các văn bản chỉ đạo: Lưu lại tất cả các văn bản chỉ đạo của các cấp về
hướng dẫn công tác y tế trường học, về thực hiện BHYT học sinh và truyền thơng
phịng, chống dịch bệnh.
- Sổ lưu các loại báo cáo: Lưu tất cả các loại báo cáo về công tác y tế trường
học, về thực hiện BHYT học sinh và truyền thơng phịng, chống dịch bệnh.
16


- Sổ theo dõi tài sản phòng Y tế: Tất cả các loại tài sản trong phòng y tế được
kiểm kê và lưu sổ theo từng năm học.
- Sổ theo dõi học sinh tham gia BHYT.
- Sổ hội họp.
- Sổ giao nhận vật tư y tế: Ghi rõ số lượng nhập , xuất các loại như nước rửa
tay sát khuẩn nhanh, xà phòng rửa tay, khăn lau tay, giấy vệ sinh, nước tẩy bồn cầu…

5. Xác định đúng và làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm vào từng thời điểm
Ngoài việc chăm sóc, quan tâm tồn diện về các bệnh, tật học đường thì việc
xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để giải quyết hết sức có ý nghĩa. Tình
hình dịch bệnh Covid – 19 đang rất phức tạp, vì vậy vấn đề bức thiết nhất hiện nay
đó là đảm bảo cơng tác phịng chống dịch bệnh cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh. Covid – 19 không chỉ tấn công trực tiếp đến sức khỏe mà nó cịn gián
tiếp để lại hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần. Việc học online quá dài cũng như
hậu Covid đã tổn thương khơng ít đến tâm lí cũng như tinh thần của học sinh.
Chính vì thế, Ban chỉ đạo phịng chống dịch Covid - 19 tại trường ln quan tâm,
động viên, khích lệ, tạo điều kiện để các em có mơi trường học tập thoải mái và an
tồn nhất. Bên cạnh đó vấn đề xun suốt ln được ngành Giáo dục quan tâm đến
đó là Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Các em là tương lai của đất nước,
cho nên việc giáo dục, định hướng cho các em có cái nhìn đúng đắn về vấn đề sức
khỏe sinh sản là rất quan trọng. Chúng tôi đã đa dạng hóa các hình thức truyền
thơng để truyền tải các nội dung đến học sinh một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Thứ nhất: Phòng, chống dịch Covid - 19 cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19 trên thế giới và
trong nước, để ngăn chặn dịch không xâm nhập và lây lan trong trường. Trường
THPT Nam Đàn 2 đã có những biệp pháp cụ thể sau:
- Lập kế hoạch hoạt động công tác truyền thơng phịng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới. Thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch và nêu rõ nhiệm
vụ của từng thành viên. Sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống ngay cả khi dịch
bùng phát mạnh trong đơn vị.
- Lập kế hoạch phối hợp với Trung tâm Y tế Nam Đàn tiêm Vaccin phòng
Covid – 19 cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Đến tháng 3 năm 2022,
có 75/78 CB,GV,NV tiêm mũi 3 (3 giáo viên đã thực hiện tiêm mũi 2); Có
1251/1252 học sinh tiêm mũi 2 (1 học sinh do sốc phản vệ nên không tiêm được).
- Ban chỉ đạo họp 2 tuần 1 lần để nắm bắt tình hình dịch bệnh và triển khai
các hoạt động phòng chống dịch.
- Phun thuốc khử khuẩn tồn bộ khn viên nhà trường, phịng học, phòng

thực hành và các phòng chức năng vào đầu năm học.
17


- Các lớp tiến hành vệ sinh sạch sẽ lớp học, cửa sổ, bàn ghế và tay vịn cầu
thang bằng xà phịng hoặc các dung dịch sát khuẩn thơng thường 2 tuần/ lần.
- Lắp thêm hệ thống vòi nước rửa tay trong trường học. Có đầy đủ xà phịng
và khăn lau tay tại các vòi rửa tay.
- Mỗi lớp học, mỗi phịng chức năng được bố trí một lọ nước rửa tay sát
khuẩn nhanh, đồng thời tại hành lang các nhà học cũng được lắp mỗi hành lang có
1 lọ nước rửa tay sát khuẩn.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường đều thực hiện
việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát cho mỗi lớp 1 cuốn sổ
tay tuyên truyền phòng chống bệnh Covid 19 để các em nghiên cứu vào 15 phút
sinh hoạt đầu giờ mỗi ngày; Tuyên truyền bằng loa phát thanh Đoàn trường vào
giờ ra chơi. Đặc biệt, chúng tôi đã xây dựng video truyền thơng phịng chống dịch,
trong đó, diễn viên chính là những học sinh trong trường để từ đó tạo nên sự quan
tâm, thích thú và thực hiện theo của các em. Với phương châm để các em hiểu và
nhận thức được vấn đề, từ đó học và làm theo nên từ nội dung đến hình ảnh chúng
tơi đã lựa chọn và cân nhắc rất kĩ. Vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ, xen kẽ với những
nội dung sinh hoạt của Đồn, video truyền thơng của chúng tơi đã trình chiếu để
tuyên truyền cho các em với thời lượng 2 buổi/ tuần. Có thể nói, đây là kênh truyền
thơng đã và đang được áp dụng hiệu quả tại nhà trường trong thời gian qua.
- Hàng ngày, trước mỗi buổi học, giáo viên chủ nhiệm theo dõi tình hình sức
khỏe của các em học sinh, nếu em nào có hiện tượng sốt, ho, khó thở thì cho nghỉ
tại nhà để theo dõi sức khỏe.
- Khơng tổ chức các chường trình văn nghệ, không tổ chức chào cờ vào sáng
thứ 2 đầu tuần.
- Cài đặt hệ thống “An toàn Covid” theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT vào máy

tính nhân viên y tế học đường, có sự theo dõi và giám sát của BGH nhà trường.
Truy cập và cập nhật thông tin 3 lần/1 tuần vào hệ thống. Sử dụng mã QR để quản
lý thông tin người ra, vào trường.
- Xây dựng đường link:
/>Uvjc/edit?usp=sharing&ouid=107347673015322795386&rtpof=true&sd=true để
cập nhật các trường hợp F0, F1 của giáo viên và học sinh hàng ngày kịp thời. Nhờ
đó thống kê chính xác được số lượng F0, F1 của trường để từ đó làm căn cứ báo
cáo hàng ngày cho Sở GD & ĐT và tham mưu với BCĐ phòng chống dịch nhà
trường điều chỉnh kế hoạch phòng chống dịch phù hợp với tình hình thực tế tại
trường.
- Hồ sơ về cơng tác phịng chống dịch Covid 19 được lập thành 1 bộ riêng.
Có đầy đủ cơng văn chỉ đạo, kế hoạch phòng chống dịch, quyết định thành lập Ban
18


chỉ đạo, sổ theo dõi cơng tác phịng chống dịch, biên bản họp ban chỉ đạo, sổ giao
nhận nước sát khuẩn nhanh và xà phòng rửa tay…
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, nhờ sự quyết tâm
đồng thuận cao trong cơng tác phịng chống dịch của cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh trong nhà trường nên cơng tác phịng chống dịch được thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch và thông điệp 5K “ Khẩu trang khử khuẩn - khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế.

19


Cơng tác phịng chống dịch tại trường
20


Thứ hai là: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường học là một hoạt động
có ý nghĩa, giúp các em học sinh có sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng hơn về sức
khỏe sinh sản. Ở lứa tuổi này, các em có nhu cầu tìm hiểu về tâm, sinh lý rất lớn,
nên việc truyền thông giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức cho các em là việc
làm rất cần thiết.
Ngày nay, tình trạng học sinh quan hệ tình dục trong khi khơng hiểu biết
đúng đắn về sức khỏe sinh sản, sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến việc các học
sinh nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
kể cả HIV/AIDS. Các hậu quả do thiếu hiểu biết không chỉ là ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tương lai của các em học sinh mà còn làm ảnh hưởng đến nguồn lực xã
hội, sự phát triển kinh tế và cả tương lai của đất nước.
Tại trường THPT Nam Đàn 2, với hình thức truyền thơng bằng cách cho học
sinh làm bài thi tìm hiểu. Nội dung câu hỏi được chia làm 2 phần: Phần trắc
nghiệm là những câu hỏi cụ thể đáp ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu về tình bạn,
tình u, về nguy cơ có thể xảy ra khi quan hệ tình dục khơng an tồn, về hậu quả
của việc phá thai… của trẻ vị thành niên; Phần tự luận là câu hỏi tình huống được
xây dựng với mục đích yêu cầu học sinh phải chia sẽ được quan điểm của mình về
vấn đề quấy rối tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, bởi trong giai đoạn này, vị thành
niên bắt đầu quan tâm rất nhiều đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc giới
tính mới lạ, có những rung cảm q mãnh liệt và khi lý trí chưa đủ giúp các em
làm chủ được những cảm xúc mới mẻ này, các em có thể có những hành vi sai trái
trong quan hệ với bạn khác giới. Thông qua cuộc thi, các em đã nắm được kiến
thức và hiểu biết về các vấn đề về sức khỏe sinh sản, về cách kiểm soát và điều
chỉnh cảm xúc giúp các em có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, ngăn ngừa
những nguy cơ có thể xảy ra do quan hệ tình dục khơng an tồn và nâng cao đời
sống, sức khỏe sinh sản của các em sau này.
Bên cạnh việc cho các làm làm bài thi tìm hiểu, chúng tơi cịn xây dựng video
truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Mạng xã hội phát triển,
Internet ln có sẵn, ở tuổi vị thành niên, các em dễ bị cám dỗ trước những video,
sách báo khơng lành mạnh. Hiểu được điều đó, ngay từ khâu kịch bản, chúng tôi

phải lựa chọn và cân nhắc rất kĩ từng câu từ để các em có thể tiếp thu được hết
những lượng thông tin đưa ra. Tại đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, tại sao
tuổi vị thành niên lại cần được chăm sóc sức khỏe? Những thay đổi về thể chất,
tâm lý, sinh lý, những tác hại mà các em có thể gặp phải và đưa ra hướng giải
quyết thế nào cho phù hợp. Hình ảnh sinh động, lời dẫn dễ hiểu, sau khi xem xong
các em như được tháo gỡ những khúc mắc trong lịng, nhìn những khn mặt vui
tươi, phấn khởi, chúng tơi biết rằng mình đã phần nào giải quyết được những vấn
đề mà các em đang gặp phải, từ đó góp phần tạo định hướng cho các em phát triển
hoàn thiện hơn về nhân cách và trí tuệ.

21


×