Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tài liệu CHỮA BỆNH BẰNG MÁY SẤY TÓC II potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 58 trang )

CHỮA BỆNH BẰNG MÁY SẤY TÓC II

LỜI MỞ ĐẦU

Tôi xin ghi lại đề mục Ông thày Cóc trong quyển chữa bệnh bằng máy sấy tóc để
làm một phần trong lời mở đầu cho quyển sách nhỏ này “ Chữa bệnh bằng máy
sấy tóc II ”
Cách đây gần mười năm tôi có một ông thày dạy Anh văn. Ông thường gọi học trò mình
bằng anh Cóc, cô Cóc. Năm đó ông khoảng sáu mươi lăm tuổi. Ông sống ở Mỹ gần hai mươi
năm. Ông về Việt Nam để nghỉ hưu và mua một ngôi nhà ở phường hai mươi bảy quận Bình
Thạnh. Nhà của ông ở cạnh sông, giống như một biệt thự nhỏ. Cổng vào là giàn bông giấy, hoa
nở đỏ thắm. Ông mua một chiếc ghe, có thể chở bốn người. Ghe chạy bằng máy nổ và cũng có
những mái chèo. Ông chăm sóc ghe chu đáo như một người ở quê làm ruộng dành dụm mua
một chiếc xe Dream về để “ trùm mềm ”. Tuy nhiên khác ở chỗ là ghe ông không trùm mềm.
Bởi ông vẫn thường chở cháu nội, mời bè bạn lên ghe, thả trôi lửng lờ trên rạch trong khi ông
cùng bè bạn uống trà, hoặc nhăm nhi chén rượu. Ông nói không gì thích thú bằng cho thuyền
thong dong trên dòng nước, nghe tiếng máy ghe nổ vẳng từ xa, nghe tiếng nước vổ mạn thuyền,
nằm thoải mái trên chiếc ghe đang lắc lư nhẹ nhàng, nhìn trời xuyên qua những tàn cây, không
còn thiết gì không gian thời gian nữa. Thưa các bạn, tôi nghĩ thân mình, cơ thể mình cũng giống
như chiếc thuyền của “ ông thày Cóc ”. Nếu không chăm sóc chiếc thuyền chu đáo thì thuyền
hư, đáy thuyền rò rỉ, mái thuyền dột thì khi cần làm sao dạo chơi được. Còn thân thể này yếu
đuối, bệnh tật thì làm sao hoàn thành công việc mỗi ngày, làm sao dạo chơi trên “ khúc sông đời
” làm sao hưởng những được những thú vui của cảnh trần gian đây? Chứ đừng nói đến việc
dong chiếc thuyền thân thể này đi đến “ bờ bên kia ” được? Do đó hãy chăm sóc cơ thể này,
đừng hủy hoại chúng bằng mọi cách. Các bạn có đồng ý với tôi không ?

Tôi viết quyển sách “ Chữa bệnh bằng máy sấy tóc ” cách nay đúng 14 năm ( 1998 ). Thời
gian trôi nhanh quá , không ngờ được. Người xưa nói đời là đại mộng. Lúc nhỏ nghe vậy không
tin. Nhưng bây giờ thì … 14 năm trôi qua quá nhanh. Tuổi mình hơn 60 rồi ! Cha mẹ thì ngày
càng già yếu. Còn ông thày Cóc chắc đã già lắm hay đã mất rồi. Hạnh phúc tưởng nắm chắc
trong tay đã vuột qua từng ngày, từng giờ, thậm chí từng giây. Con người từ bé đã đối diện với


quá nhiều điều về tâm lý ( sợ hãi, lo lắng , suy nghĩ vẩn vơ, toan tính, khỗ đau…) về sức khõe (
đũ loại bệnh tật, mệt,đau đớn thân xác…). Mỗi ngày qua là sức khõe mỗi kém dần, bệnh tật lại
bắt đầu xuất hiện. Nhiều bệnh tuổi già đã xảy ra trên cơ thể. Những phương cách mà tôi đã áp
dụng có hiệu quả xin ghi lại đây. Mong sau sẽ có ích cho các bạn và gia đình. Chân thành cảm
ơn những trang web có hình ảnh làm minh họa cho quyển sách này. Cảm ơn Huỳnh, vợ tôi ,
người mà Ơn trên đã xếp đặt duyên nợ trong đời, cùng chia sẻ ngọt bùi trong giấc đại mộng .
Kính dâng lên Ba Má lòng thành này. Cầu xin cho cha mẹ tôi được nhiều sức khõe và hạnh
phúc trong tuổi già


Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
1) BẠN CÓ THỂ DIỆT HẾT VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở DẠ DÀY TRONG
7 NGÀY
2) TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO LUYỆN TẬP VÕ THUẬT CÓ DỤNG CỤ
NẶNG
3) RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( TƯ THẾ NẰM )
4) RUNG LẮT TOÀN BỘ CƠ THỂ ( TƯ THẾ ĐỨNG )
5) CÁC BÀI TẬP CHO NGƯỜI MÁ THÓP ( LÕM ) VÀ MÁ XỆ
6) CÓ THỂ ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY HÓI ĐẦU?
7) CƯỜNG TRÁNG VÀ HUYỆT TÚC TAM LÝ:
8) ĐAU NHỨC DO TƯ THẾ
9) CÁCH CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG ĐAU THẮT NGỰC
TÁI PHÁT
10) TA ĐÃ TỰ HŨY HOẠI SỨC KHÕE CỦA TA BẰNG NHIỀU CÁCH
11) BỆNH UNG THƯ
12) AI ĐAU KHỔ VÌ BỆNH TRĨ ?
13) BÀI TẬP THỂ DỤC VÀ XOA BÓP ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
14) VẬN ĐỘNG ĐẠI TRÀNG ĐỂ THÚC ĐẨY ĐI ĐẠI TIỆN
15) POMADE TRA MẮT TRỊ BÓN Ở NGƯỜI GIÀ !

16) CÁCH KÍCH THÍCH ĐẠI TIỆN KHI NGỒI TRONG TOILET
17) CÓ BAO NHIÊU LOẠI TẬP THỂ DỤC
18) BÀI TẬP KHỚP Ở TƯ THẾ NẰM
19) BÀI TẬP CƠ VỚI TẠ ĐÔI
20) BÀI TẬP CHO CƠ MẶT
21) BÀI TẬP CỘT SỐNG
22) TẬP HÍT THỞ
23) BÀI TẬP XOA BÓP TOÀN THÂN: đầu, mặt, cổ, gáy, bụng, hông, thận, tay, chân
24) VỔ LÒNG BÀN TAY LÊN KHẮP CƠ THỂ
25) ĂN UỐNG CHO SỨC KHÕE
26) HAI ĐỘNG TÁC LÀM HẾT BUỒN NGŨ
27) HÔN TRẦM
28) BÀI TẬP TỰ KÉO CỔ TƯ THẾ NGỒI ĐỂ CHỮA TÊ TAY, HẸP LỔ LIÊN HỢP CỘT
SỐNG CỔ
29) VỌP BẺ BẮP CHUỐI ( cơ sau cẳng chân )
30) ĐỀ PHÒNG VỌP BẺ
31) ĐẤM THƯỢNG TRUNG HẠ
32) BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN CHÂN:
33) BÀI TẬP THOÁI HÓA KHỚP NGÓN TAY
34) CÁC MỤT NHỎ TRÊN MẶT CỦA NGƯỜI DA NHỜN
35) RỤNG TÓC VÀ CHỐC ĐẦU?
36) VIÊM NƯỚU VÀ RĂNG LUNG LAY Ở NGƯỜI GIÀ
37) ĐỂ KHÔNG BỊ SÂU RĂNG
38) LÀM SAO CHẤM DỨT TIỂU SÓN?
39) CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CAO HUYẾT ÁP
40) KIỂM TRA SỨC KHÕE ĐỊNH KỲ
41) BÀI TẬP KHỚP CHÂN, TAY, HÔNG CỔ, GỐI, CỔ CHÂN TRÊN NỆM KIMDAN
42) DÙNG VÒI SEN XỊT NƯỚC NÓNG ĐỒNG THỞI XOA BÓP CÁC KHỚP

43) ĐỌC SÁCH TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG ĐŨ ÁNH SÁNG, KHOẢNG CÁCH

MẮT VÀ SÁCH QUÁ GẦN, XEM TIVI, TIẾP XÚC VI TÍNH LÂU NGÀY làm khô, mõi
mắt và dễ gây tật khúc xạ mắt ( cận thị, viễn thị, loạn thị… )
44) NGẬM CAM THẢO TRỊ VIÊM HỌNG ( lại một “ tì nữ xuất sắc trong vai! ” )
45) GẶP BỆNH NHÂN NGẤT XỈU GIỮA ĐƯỜNG LÀM SAO GIÚP HỌ ???
LỜI KẾT


1) BẠN CÓ THỂ DIỆT HẾT VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở DẠ DÀY TRONG 7
NGÀY

Nhiều bệnh nhân bị viêm hay loét dạ dày, tá tràng khi nội soi, sinh thiết phát hiện mình có
CLOTEST dương tính. Một số bệnh nhân khác xét nghiệm máu biết mình bị HP test dương
tính. Trên kết quả sinh thiết hai chữ Dương Tính in bằng chữ đỏ làm nhiều bệnh nhân rất lo sợ.
* Clotest là một xét nghiệm được thực hiện khi nội soi dạ dày. Kỹ thuật viên sẽ đưa một ống
vào dạ dày và lấy một mẫu mô nhỏ nơi viêm hoặc loét để cho vào một chất thạch. Nếu trong
mẫu mô được lấy từ dạ dày có vi khuẩn HP thì CO(NH2)2 bị thủy phân bởi urease tạo 2NH3 +
CO2 có tính kiềm làm phenoltalein chuyển thành màu hồng đỏ ( Clotest (+) )
Như các bạn biết vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori ) là vi khuẩn gram (-) có hình chữ S hay
hình dấy phẩy , một đầu có một chùm tua . Loại vi khuẩn này được xem như là thủ phạm gây
viêm loét dạ dày. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân bị ung thư dạ dày được phát hiện do
nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày
Do đó việc điều trị viêm loét dạ dày có clotest dương tính gồm 2 chuyện:
- Diệt vi khuẩn HP trong dạ dày
- Lành vết viêm hay loét dạ dày
Để thực hiện 2 mục đích này bác sĩ sẽ ghi đơn thuốc cho bạn gồm 2 nhóm thuốc. Một nhóm
thuốc để thanh toán vi khuẩn HP và nhóm thuốc khác để làm giảm tiết dịch vị và làm lành vết
loét dạ dày
Tuy nhiên nhiều bệnh nhân đã đau khổ với bệnh viêm loét dạ dày có clotest hoặc HP dương
tính. Họ đã tốn nhiều tiền, chữa nhiều nơi mà bệnh dạ dày không khỏi và xét nghiệm lại thì
Clotest vẫn DƯƠNG TÍNH. Một số lớn bỏ dở điều trị vì khi uống những kháng sinh điều trị

như Metronidazole, Clarithromycine, Tetracyclline gây cảm giác xót ruột, buồn ói
Sau đây là kinh nghiệm diệt vi khuẩn trong vòng 1 tuần, khi nội soi lại thì Clotest trở về
ÂM TÍNH. Đồng thời tình trạng đau giảm hơn 80%. Công thức này có tác dụng sau: diệt vi
khuẩn Helibacter Pylori + làm lành vết viêm loét ở dạ dày tá tràng + chi phí rất ít so với các
công thức khác + đa số bệnh nhân không thấy xót ruột, buồn ói và cảm giác dễ chịu ở dạ dày.
Đơn thuốc gồm 4 loại thuốc sau:

AMPICILLINE 0,5g 1viên x 3 lần/ ngày
OFLOXACINE 0.2g 1 viên x 3 lần/ ngày
LANSOPRAZOLE 30mg 1 viên x 2 lần / ngày
KREMIL’S 2 viên x 3 lần/ ngày

Những điểm cần chú ý khi xử dụng công thức này:
- Dành cho người có độ tuổi từ 16 trở lên
- Những bệnh nhân không dị ứng với hai kháng sinh Ampicilline và Ofloxacine
- Bệnh nhân cần kiêng: thức ăn chua, cay, nóng, lạnh, trà, cà phê, thuốc lá, những thức ăn
khó tiêu như mắm, khoai mì và khi ăn cần nhai thức nhuyển thức ăn
- Sau 7 ngày khi nội soi lại, khi xét nghiệm clotest trở về ÂM TÍNH, thì các bạn chỉ cần
uống 2 loại Kremil’S và Lansoprazole với liều lượng trên trong hai tuần nữa để làm lành
vết viêm hay loét dạ dày
Chúc các bạn có được dạ dày khõe mạnh và không còn sự có mặt của vị khách không của
những vị khách có tên là Helicobacter Pylori

2) TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO LUYỆN TẬP VÕ THUẬT CÓ DỤNG CỤ NẶNG

Thỉnh thoảng có những bệnh nhân đau lưng, khi chụp X quang cột sống thắt lưng phát hiện tình
trạng trượt các thân đốt sống. Người ta chia bề ngang thân đốt làm 4 phần và phân độ trượt từ
1/4 , 2/4 … tùy theo trượt ít hay nhiều. Trượt thân đốt sống làm căng dây chằng dọc sau ( nơi
đây có nhiều thụ thể thần kinh cảm giác ) gây đau âm ỉ, kéo dài. Nguyên nhân của trượt đốt
sống thường thì do chấn thương. Tuy nhiên cách đây vài tháng tôi có xem phim chụp X quang

của một võ sư từ anh bạn tôi đem lại. Trên phim các thân đốt sống vùng L5-S1 bị trượt ( độ
trượt là 2/4 ). Đây là tình trạng trượt tương đối nặng. Tuy nhiên tiền sử của ông là chưa bao giờ
bị chấn thương vùng cột sống. Như vậy trượt do lý do gì ??? Hỏi ra mới biết nguyên nhân là do
ông dùng tay cầm một dụng cụ nặng và đẩy mạnh ra phía truớc. Động tác tập như vậy với dụng
cụ nặng kéo dài mấy mươi năm làm phần cột sống ngực và thắt lưng bị xô đẩy, di lệch ra phía
trước tạo nên tạo nên tình trạng trượt thân đốt sống nặng
Để giải quyết tình trạng này là phải:
- Ngưng tập vật nặng với động tác xô đẩy ra phía trước
- Xoa bóp vùng đau bằng các loại pomade kháng viêm ( salonpas gel, diclofenac gel…)
hoặc đắp nóng hay chườm lạnh lên vùng đau
- Uống thuốc kháng viêm ( Meloxicam, Brexin…) và thuốc thư giản cơ ( Decontractyl
hoặc Myonal… )
- Giữ cột sống luôn luôn thẳng ( không cúi người, không nằm vỏng… )
- Tập 2 động tác bên dưới để giúp cột sống vùng trượt dần dần trở lại bình thường. Sau 3
tháng áp dụng các biện pháp trên chụp lại phim để kiểm tra lại




3) RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( TƯ THẾ NẰM )

Đây là bài thể dục rung lắc toàn thân. Các bạn có thể tập trước khi ngũ và sau khi thức dậy.
Ích lợi của bài tập làm máu lưu thông và sự dinh dưởng đến các khớp và cơ thể tốt hơn. Các
bạn đã nhiều lần thấy các bé nằm ngữa, tay chân, đầu cổ, bụng cột sống luôn ngọ nguậy rồi
nghỉ một lúc, lại ngọ nguậy tiếp. Bài tập thể dục rung lắc cho người lớn cũng tương tự như
vậy. Các bạn nằm ngữa như hình vẽ, rối rung lắc nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể, từ cổ chân, khớp
gối, khớp háng, toàn bộ cột sống trong 1 phút. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện 3 lần. Sau 1 phút
nằm rung lắc như trẻ con các bạn sẽ thấy cơ thể rất dễ chịu. Các bạn hãy thử xem!



4)RUNG LẮC TOÀN BỘ CƠ THỂ ( tư thế đứng )

Tương tự như bài tập rung lắc tư thế nằm. Rung lắc toàn bộ từ chân, hông, cột sống thắt
lưng, cột sống ngực, cổ, ngón tay, cổ tay, cánh tay, vai, đầu mặt. Trong tư thế đứng các cơ
được rung lắc nhiều hơn. Các bạn cần chú ý sự rung lắc thật nhẹ nhàng ( nhất là vùng cột
sống cổ )


5) CÁC BÀI TẬP CHO NGƯỜI MÁ THÓP ( LỎM ) VÀ MÁ XỆ


Má thóp là đôi má hỏm vào do cơ má teo hay gặp ở người gầy, người già hoặc do thể tạng
Má xệ gặp ở ở người béo và lớn tuổi


Xin giới thiệu với các bạn hai bài tập hiệu quả cho người có đôi má thóp hoặc xệ:
- Đưa hàm dưới ra trước cố gắng trùm môi dưới lên môi trên. Trong tư thế đó làm động
tác nhai 30 lần. Động tác này làm săn chắc hoặc nở phần dưới cơ má và cơ nhai
- Đưa hàm trên ra trước cố gắng trùng môi trên xuống môi dưới. Trong tư thế đó làm động
tách nhai 30 lần. Động tác này làm săn chắc hoặc nở phần trên cơ má và cơ nhai
Sau khi tập hai bài tập trên, dùng lòng bàn tay vổ vào mặt và hai má nhiều lần để kích thích
tuần hoàn

6) CÓ THỂ ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY HÓI ĐẦU?


Tôi có vài anh bạn từ Việt Nam qua định cư ở nước ngoài. Lúc mới sang thì tóc anh nào
cũng nhiều. Sau hơn mười năm tình cờ gặp lại, đầu anh nào cũng hói. Ở đất nước có khí hậu
lạnh, khi tắm, gội đầu thường dùng nước có nhiệt độ rất nóng ( vòi sen ). Với nhiệt độ đối
nghịch như vậy, đồng thời áp lực của vòi sen cũng có thể gây dãn lổ chân lông và dần dần có

thể là nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu cho các bạn tôi chăng? Từ đó có thể phòng rụng
tóc, hói đầu bằng cách không dùng nước nóng, vòi sen nước nóng để gội đầu thường xuyên.
Các bạn cứ quan sát và thử xem sao.

7) CƯỜNG TRÁNG VÀ HUYỆT TÚC TAM LÝ:



Từ xưa người ta đã xem huyệt túc tam lý là huyệt dưỡng sinh. Làm ấm ( cứu ) thường xuyên
sẽ vô bệnh trường thọ. Ở Nhật bản dòng họ Mikawa có rất nhiều người sống hơn 90 tuổi nhờ
hay day ấn huyệt túc tam lý. Sự thật như thế nào và cơ chế tại sao cứu hoặc day ấn huyệt túc
tam lý thường xuyên thì sẽ vô bệnh sống lâu thì cũng chưa có tài liệu nào chứng minh rõ.
Tuy nhiên có một hiệu quả thực tế, đơn giản mà tôi nhận được từ việc dùng máy sấy tóc để
sấy nóng trên 2 huyệt Túc tam Lý. Đó là tình trạng vừa khỏi bệnh, cơ thể suy nhược, bải
hoải, tay chân yếu, sinh lực trong người giảm, tưởng chừng như không còn một chút sức lực.
Các bạn dùng máy sấy tóc sấy nóng trên huyệt Túc tam Lý, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần sấy
khoảng 6 phút ( mỗi huyệt 3 phút ). Khoảng 5 ngày bắt đầu có hiệu quả
Sau đây là 2 các xác định huyệt túc tam lý:
- Huyệt Túc tam Lý nằm dưới bờ dưới xương bánh chè 4 khoát ngón tay ( 3 thốn ), ngay
chỗ lõm
- Để xác định vị trí của huyệt Túc tam Lý bệnh nhân dùng lòng bàn tay cùng bên huyệt túc
tam lý muốn xác định vị trí, áp lên đầu gối, ngón tay trỏ trên chỗ cao nhất của xương (
mào xương chày ), ngón tay giữa dọc theo đường lõm cạnh ngoài của xương chày. Đầu
ngón tay giữa là huyệt Túc tam Lý

8) ĐAU NHỨC DO TƯ THẾ

Tôi xin đưa ra một số trường hợp đau nhức đã gặp trong khi ngồi khám bệnh do tư thế không
đúng, kéo dài. Trong tư thế xấu duy trì lâu ngày đau nhức xuất hiện gây căng cơ, chèn ép thần
kinh, mõi cơ bắp. Qua những bệnh nhân này các bạn biết được một loại nguyên nhân hay gặp

gây đau, tê, nhức mõi. Từ đó các bạn có thể phòng tránh được:

Đau cổ tay do bồng cháu bé lâu ngày


MÕI VÀ ĐAU CÁNH TAY DO CẦM CHUỘT VI TÍNH KHÔNG ĐÚNG:



+ Tê bàn tay và các ngón do đếm tiền


+ Người bán hàng đau hông phải



Một bệnh nhân nghề ủi đồ mướn đau vai và gáy

Cổ tay và vi tính


ĐAU LƯNG DO KÉO XE RÁC

ĐAU VAI, MÕI GÁY, TÊ TAY…DO NGŨ GỐI QUÁ CAO


9) CÁCH CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG ĐAU THẮT NGỰC
TÁI PHÁT
Hơn 14 năm nay, từ lúc véo trên da mặt trong cánh tay trái để cắt ngay cơn đau thắt ngực và
làm giảm tối đa số lần đau thắt ngực bằng cách ăn uống tôi đã hướng dẩn những bệnh nhân

và hầu hết đều thu được kết quả tốt. Gần đây trong khi tập thể dục ở công viên, trong lúc
ngồi uống nước sau buổi tập, tôi và vài anh bạn kể lại cho nhau nghe những bệnh nặng mà
mình đã trãi qua. Tôi có thuật lại trường hợp bệnh thiếu máu cơ tim của tôi và các giải quyết
không dùng thuốc. Khoảng nửa tháng sau, có một anh bạn đến cảm ơn tôi và đến nay gần
một năm, anh vẫn còn kể lại bệnh của anh và luôn nói lời cảm ơn tôi. Bệnh của anh kéo dài
gần chục năm nay. Anh đau vùng ngực trái, mệt như muốn đứt hơi. Mỗi lần xảy ra cơn đau,
anh như muốn ngất đi, thở không được, có cảm giác như đá đè ở vùng ngực, không thể cử
động nổi, chỉ muốn nằm. Và ngay lúc đó người nhà phải đưa anh vào phòng cấp cứu. Cuối
cùng là anh điều trị tại một bệnh viện với chẩn đoán là bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Anh
phải xử dụng thuốc mỗi ngày. Anh cho biết tình trạng bệnh của anh được cải thiện rõ ràng.
Anh nói: “ lúc đầu tôi nghe bác sĩ Hải nói, tôi không tin. Nhưng nửa đêm, cơn đau ngực đột
ngột xuất hiện, thuốc uống lại hết, tôi thực hiện véo trên da và hay thiệt, từ đó tôi ngưng
thuốc điều trị và trong chế độ sinh hoạt, tôi kiêng trà, cà phê, thuốc lá đồng thời hạn chế tối
đa các chất béo động vật ( mỡ, bơ, phô mai, lòng đỏ trứng, sữa béo, da, đồ lòng, lạp xưởng,
giò heo… ), lúc trước tôi đi bộ # 30 m là mệt muốn đứt hơi, bây giờ thì đi hai vòng công
viên vẫn thấy thoải mái, chân thành cảm ơn bạn ”. Chỉ thực hiện như vậy thôi, mà số lần xảy
ra cơn đau thắt ngực và cường độ đau ngực của tôi giảm rõ rệt. Anh cho biết chỉ khi nào anh
hút thuốc lá hoặc ăn chất béo động vật vài hôm thì cơn đau mới tái xuất hiện nhưng cường
độ đau nhẹ có thể chịu được
Do cách thực hiện thật đơn giản và kết quả thật hay. Tôi xin ghi lại bài “ KINH NGHIỆM
BẢN THÂN TRONG VIỆC CẮT CƠN ĐAU THẮT NGỰC VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU
CƠ TIM ” trong quyển chữa bệnh bằng máy sấy tóc năm 1998. Chúc các bạn có bệnh thiếu
máu cục bộ cơ tim vượt qua những cơn đau thắt ngực và có sức khõe tốt:

Năm 1998, tôi bắt đầu bị đau ở vùng ngực trái, thỉnh thoảng lan đến giữa nách bên trái. Đau
có lúc nhoi nhói thoáng qua vài giây rồi tiếp tục, có hồi nặng ngực như cảm giác có một vật gì
nặng đè trên ngực mình, có khi hơi khó thở. Cường độ đau nhói có lúc nhẹ, lúc nặng đến không
chịu nổi. Cơn đau có kèm theo một cảm giác sợ, sợ mơ hồ. Tôi đi xét nghiệm lipid máu, đường
máu có kết quả trong giới hạn bình thường. Đo điện tâm đồ :nhịp xoang không đều từ 80 đến 85
lần mỗi phút, sóng T âm ở D2, đoạn ST chênh xuống 1mm ở D3 và aVF, kết quả điện tim trả

lời là thiếu máu cơ tim vùng hoành. Tôi tự uống thuốc các loại thuốc giãn mạch vành, giảm đau
khoảng một tháng nhưng cơn đau chỉ giảm ít rồi tái phát. Đau ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ
ngơi, thậm chí cả lúc tôi đang ngũ. Lúc vận động thể lực như lên cầu thang, hay kéo cánh cửa
sắt, dẩn chiếc xe Honda, hoặc khi thức khuya học bài cũng thấy cơn đau xuất hiện và cường độ
đau có vẽ tăng lên. Có thời gian, đi xe Honda ở những chỗ đường xấu, dằn xốc một chút thôi,
cơn đau xuất hiện cùng với cảm giác như tim mình bị rung rinh. Khi ngũ, trở mình thay đổi tư
thế cũng phải nhẹ nhàng, nằm ngữa thì có cảm giác căng lồng ngực và làm siết chặt ở vùng tim,
nằm nghiêng trái thì cảm giác như tim bị đè ép. Chỉ có động tác nằm nghiêng phải là tương đối
dể chịu. Nếu trong đêm day trở sang tư thế nằm ngữa thì phải đặt một tay lên bụng mới đở khó
chịu hơn. Đêm ngũ do hầu hết thời gian chỉ ngũ nghiêng phải nên cơ thể mõi mệt và rất khó
chịu. Ngay đến chuyện quan hệ vợ chồng cũng làm cho mệt, nhưng không phải ngay lúc đó mà
khoảng hai ba ngày sau, tim mới mệt, hồi hộp, đau ngực nhiều hơn. Điều này thật không hiểu
tại sao. Lúc anh bạn thân đến chơi, thì tình trạng tôi đã nặng. Cố hết sức, vẽ mặt tự nhiên như
người bình thường nhưng chỉ nói vài câu đã có cảm giác khó chịu, nghẹn ở vùng ngực trái rồi
tự động ho một cái không tự chủ được. Bạn đến chơi mà nói cũng không xong. Đúng là khi
mình bị bệnh thì những triệu chứng xảy ra, tâm lý lúc bệnh thật hết sức rõ ràng, chi tiết còn lúc
học bài để thi thì chỉ biết trên sách mà thôi. Tôi kể cho anh bạn thân là bác sĩ khoa Lao về bệnh
của mình. Anh Lâm dẩn tôi đến khoa tim mạch của một bệnh viện lớn có người bạn làm tại đó.
Sau khi khám và xem các điện tâm đồ đã thực hiện trước, anh cho đo một điện tâm đồ mới. Sau
đó anh cho toa thuốc tôi nhớ có Nitromint, Vastarel, MgB6 và Lexomil. Tôi uống theo toa
thuốc này khoảng nửa tháng, cơn đau thắt ngực giảm rồi lại tái phát. Phiền nhất là khi tôi uống
loại thuốc để giãn mạch vành ( Nitromint, Lenitral, Imdur ) thì triệu chứng đau có bớt nhưng tác
động giãn mạch đồng thời ở mạch máu não gây ra cơn nhức đầu vô cùng khó chịu, cảm giác
đau từ trong giữa đầu. Cái cảm giác đau đầu của Tôn ngộ Không khi Tam tạng đọc khẩn cô nhi
chú ra sao thì không biết chứ cảm giác đau đầu này thì thực là dữ dội. Mỗi lần uống thuốc để
giảm cơn đau thắt ngực, tôi cầm viên thuốc giãn mạch trên tay mà ngần ngừ không dám uống!
Sau này gặp bệnh nhân khai bị đau đầu khi uống thuốc giãn mạch vành thì tôi vô cùng thông
cảm. Bây giờ xin phép các bạn ngưng Hồi một. Tôi sẽ kể tiếp hồi hai sau khi chúng ta lướt sơ
về những kiến thức của bệnh thiếu máu cơ tim.
Như các bạn biết tim là một cơ quan nằm trong lòng ngực trái. Tim có hai buồng trái và phải

ngăn các bằng một vách. Tim phải có nhiệm vụ là đẩy máu đen nhiều thán khí đến phổi và sau
khi trao đổi với không khí bên ngoài máu đen trở thành đỏ có nhiều dưởng khí trở về tim trái.
Tim trái co bóp đưa máu đỏ để nuôi dưởng tất cả cơ quan, tế bào của cơ thể chúng ta. Nhưng
bản thân tim thì ai nuôi dưởng đây?. Thưa các bạn đó là động mạch vành. Động mạch vành là
một hệ thống động mạch xuất phát ở động mạch chủ ( là động mạch chính từ tim ra ) và gồm
hai nhánh là động mạch vành trái và phải, hai nhánh này lại chia ra nhiều động mạch nhỏ bao
quanh tim để nuôi toàn bộ trái tim.
Bệnh lý mà tôi đang đề cập là bệnh một
phần của cơ tim không đũ máu nuôi do một hoặc vài nhánh của hệ động mạch vành bị hẹp lại.
Tình trạng hẹp này có thể do mảng xơ vữa bám ở thành động mạch vành hoặc do động mạch
vành co thắt tạm thời khiến cho lượng máu qua động mạch vành giảm. Lúc đó cơn đau thắt
ngực xuất hiện. Bệnh có tên là thiếu máu cơ tim cục bộ ( thiếu máu nuôi một phần nào đó của
cơ tim ), hoặc bệnh động mạch vành, có người gọi là thiểu năng vành ( động mạch vành không
làm đũ chức năng của mình là nuôi dưởng tim ). Khi được cho biết bệnh của mình là thiếu máu
cơ tim thì có một số bệnh nhân ngộ nhận có lẽ giống như cơ thể bị thiếu máu nên thường hỏi,
xin bác sĩ cho biết vậy tôi phải ăn những thức ăn gì để đũ máu nuôi tim đây? Và bây giờ các
bạn đã biết rồi thiếu máu cục bộ cơ tim là tim không nhận đũ máu nuôi do hẹp lòng động mạch
vành chứ không phải là do thiếu một chất gì hay thiếu một thứ sinh tố gì đâu. Hiện nay việc
điều trị bệnh động mạch vành có thể điều trị nội khoa ( dùng thuốc ) hoặc có thể thông lòng
động mạch vành bị hẹp (angioplasty), hay nối thêm mạch máu bắt cầu qua chỗ nghẽn (bypass
surgery). Nhưng để điều trị động mạch vành thì phải dùng thuốc trong thời gian bao lâu? Các
bạn phải điều trị liên tục, suốt đời, đó là câu trả lời của các nhà khoa học. Trong bệnh động
mạch vành, theo sách vở thì đa số trường hợp do nguyên nhân mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch,
nhưng tôi thắc mắc nếu chỉ do mảng xơ vữa gây hẹp thì lúc nào cũng đau chứ tại sao trên thực
tế cơn đau lúc có lúc không? Như vậy chắc chắn phải có sự kết hợp giữa mảng xơ vữa và tình
trạng co thắt động mạch vành thì mới giải thích được điều này.
Bây giờ xin các bạn tiếp tục Hồi hai, như các bạn biết tôi bị cơn đau thắt ngực mà uống
thuốc giãn mạch vành vào thì lại bị đau đầu dữ dội. Biện pháp giải quyết của tôi là uống thêm
thuốc giảm đau đầu nhưng không kết quả. Sau đó tôi giảm liều thuốc giãn mạch thì đau đầu
giảm nhưng cơn đau vùng tim lại không bớt. Tôi đổi qua thuốc giãn mạch loại dán trên da

nhưng cơn đau đầu càng nhiều hơn. Cuối cùng đành phải điều chỉnh liều lượng thuốc giãn mạch
và uống Diantalvic mỗi khi đau đầu nhiều. Thỉnh thoảng tôi lại có những cơn nhịp nhanh (
khoảng 100 lần/phút ), ngực trái dồn dập như muốn đứt hơi, nhất là cơn nhịp nhanh xảy ra vào
lúc giữa đêm, tôi thức và phải ngồi dậy, vừa mệt vừa có cảm giác lo sợ, tuy nhiên tôi cố giữ yên
lặng. Nhưng lần nào thì bà xã tôi cũng thức dậy chăm sóc, an ủi với ánh mắt lo âu không thể
giấu được…Tôi suy nghĩ, chắc tôi phải vào nhập viện, rồi công việc của tôi, rồi vợ con sẽ ra
sao, rồi…Thưa các bạn, tôi đã nếm một chút sự đau khổ của một người bị bệnh mạch vành và
tâm trạng tuyệt vọng của một gia trưởng trong gia đình mà bị một căn bệnh có nguy cơ cao. Vì
thế trong khi đang bị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim hành hạ, lại ngồi phòng khám bệnh, tôi thấy
có rất nhiều bệnh nhân trong độ tuổi bốn mươi đến khoảng năm mươi lăm cũng ở vào tình trạng
đau khỗ như mình, tôi thật vô cùng cảm thông. Tôi nhất quyết khống chế bệnh động mạch vành
của mình và tôi muốn giúp đở một chút cho những người cùng hoàn cảnh giống tôi. Ba năm trôi
qua, hiện giờ tôi không còn dùng thuốc giãn mạch vành ( Nitromint, Imdur, Lenitral ),
Vastarel mà tần suất cơn đau thắt ngực của tôi giảm rõ rệt (một tháng có cơn đau ngực một
hoặc hai lần hoặc không có ) và cường độ đau nhẹ và thoáng qua. Tôi đã hồi phục và trở lại gần
như bình thường trong đời sống gia đình và hoàn thành tương đối tốt công tác khám bệnh tại
nơi làm việc. Điều rất thích thú là tôi có thể chặn đứng ngay cơn đau thắt ngực không dùng
thuốc mỗi khi cơn đau xuất hiện.Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh
mạch vành cho những bệnh nhân của tôi và họ cũng đã nhận được lợi ích. Sau đây tôi xin nói về
những kinh nghiệm đó:
Những cách cắt cơn đau thắt ngực: Khi cơn đau xuất hiện cơn đau thắt ngực, tôi đã thử rất
nhiều biện pháp, day ấn huyệt Thiếu xung ở phía trong đầu ngón tay, gần chân móng ngón
tay út bên trái ( mộc huyệt của Tâm kinh ). Việc ấn, bấm huyệt Thiếu xung trong những lần
đầu tiên có thể làm giảm cơn đau thắt ngực. Nhưng những lần sau không kết quả nữa, cơn
đau ngực vẫn còn mà thêm vào là cảm giác rất đau tại huyệt Thiếu xung do động tác bấm.
Tôi thử cắt cơn đau thắt ngực bằng cách hít thở của viện sĩ A.A. Mikulin trong quyển “ Sự
sống lâu tích cực ”, hít vào sâu rồi phình bụng ra để tạo một áp lực âm trong trung thất để
hút máu nhiều vào tim và vào động mạch vành. Tôi dùng máy sấy tóc, sấy dọc theo tâm kinh
chỉ bớt thôi ( trong trường hợp này thì nàng tì nữ cũ không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
mới rồi ). Tôi lại dùng kim châm cứu châm vào huyệt Linh đạo như đã xử dụng cho một

bệnh nhân Hansen ở Bến sắn, cơn đau thắt ngực biến mất ngay, nhưng sau đó lại tiếp tục, rồi
không lẽ lần nào đau lại cũng dùng kim châm cứu châm vào da thịt mình sao, đau chịu sao
nỗi? Tôi lại dùng nhang để cứu các huyệt quan trọng ở Tâm kinh ( Thần môn, Linh đạo,
Thiếu trạch, Cực tuyền ) cũng không ăn thua gì.
Cuối cùng tôi tìm được cách cắt ngay cơn đau thắt ngực và sau đó là phương pháp ăn uống
điều trị bệnh này, có hiệu quả rất tốt cho bản thân.
THỨ NHẤT:
Trước hết là tôi xin nói về cách cắt ngay cơn đau thắt ngực: Có hai biện pháp, lúc thì áp
dụng một lúc thì phối hợp cả hai. Biện pháp thứ nhất là dùng hai ngón tay trỏ và giữa tay
phải để véo mặt trong của tay trái, véo dọc Tâm kinh ( tương ứng với vị trí của dây thần kinh
trụ trong giải phẩu tây y ) véo từ huyệt Thần môn tại lằn chỉ cổ tay ( về phía ngón út ) đến
khuỷu tay rồi dần dần đến giữa nách, bạn có thể véo mạnh điểm giữa nách ( huyệt Cực tuyền
) nhiếu lần rồi véo dọc khoảng liên sườn ( giữa những xương sườn ) phía trên tim. Chỉ cần
véo vài lần, hoặc chỉ véo một lần thì cơn đau thắt ngực sẽ im lặng rút lui.



Biện pháp thứ hai là sử dụng nàng tì nữ “ Đấm bụng ”. Thường ở trường hợp này giống
như đứa trẻ năm tuổi bị đau dữ dội ở ngực trái nói ở phần “ Đau Nam chữa Bắc ”, nguyên
nhân là do dạ dày nhiều thức ăn, hơi làm tăng thể tích chèn lên đỉnh tim qua cơ hoành càng
làm xuất hiện hoặc tăng thêm cường độ đau của cơn đau thắt ngực. Xin các bạn xem hình
minh họa. Các bạn chỉ để ý đến phần thân. Ở phía trên là phổi ở hai bên, giữa là tim, phía
dưới được ngăn cách cơ hoành, bên tay phải của các bạn là dạ dày ( cuống dạ dày ngay phía
dưới đỉnh tim ), bên tay trái của các bạn là gan, không thấy trên hình minh họa, dưới nữa là
khung ruột già hình chữ U ngược rồi dưới cùng trên hình minh họa là ruột non. Khi cơn đau
thắt ngực xảy ra các bạn nên ngồi dậy ( mục đích để chất đặc trong dạ dày xuống phía dưới,
hơi ở phía trên, khi đấm bụng hơi dễ dàng thoát lên phía trên ), các bạn dùng phần phẳng của
nắm đấm bàn tay để đấm vừa phải vào vùng dạ dày khoảng 100 cái. Qua động tác đấm bụng
sẽ kích thích dạ dày tăng co bóp đẩy hơi ra ngoài. Từ đó giúp giảm áp lực trong bụng và
khoang tim sẽ không còn bị chèn ép. Khi đấm bụng, các bạn có thể có triệu chứng ợ hơi, sau

một hoặc vài cái ợ hơi thì cơn đau thắt ngực có thể biến mất ngay, có trường hợp không ợ
hơi nhưng kết quả vẫn tốt.


- THỨ HAI là hạn chế được tần suất cơn đau thắt ngực đến mức chỉ còn rất ít bằng phương
pháp ăn uống, cách ăn uống xin các bạn chú ý nên ăn theo phương pháp ăn uống mà tôi
đề cập trong mục “ Ăn thế nào là đúng ”. Các bạn tuyệt đối kiêng trà, cà phê, rượu, bia,
thuốc lá, thức khuya. Và các bạn nhớ tuyệt đối không xử dụng các chất béo có nguồn gốc
từ động vật ( mở, đồ lòng súc vật, bơ, phó mát, yaua, tròng đỏ trứng… ). Chú ý là những
thức ăn bán bên ngoài đều có chứa mở và bơ: bánh mì thịt cũng có trét bơ trước khi cho
thịt vào, cơm tấm, bánh canh, phở, hủ tiếu…đều có mở trong đó. Mỗi ba ngày các bạn có
thể ăn những thức ăn bán bên ngoài , và khi ăn thì dặn không cho mở, bơ vào, đồng thời
lấy nước trong. Chất béo động vật rất nhạy cảm với việc tạo ra cơn đau thắt ngực hoặc
khó chịu vùng ngực trái. Thực thế tôi chỉ ăn hủ tiếu, phở, cơm tấm, bún bò huế liên tiếp
năm đến bảy buổi sáng là vùng ngực trái đã có vấn đề. Trong nhóm chất béo, các bạn nên
thay chất béo động vật bằng dầu phọng, mè…tốt nhất nên xử dụng dầu olive ( bán nhiều
trong các siêu thị ). Tránh tất cả những thức ăn uống đóng chai, có chứa màu hóa học,
chất bảo quản, chất tạo mùi. Tránh không xử dụng thuốc lá, bia, rượu, trà, cà phê. Hạn
chế tối đa ăn các loại bánh ngọt, kẹo, mứt, sô cô la. Thức ăn càng gần thiên nhiên càng
tốt. Sau một thời gian ăn như vậy khoảng ba tháng các bạn sẽ thấy số lần xuất hiện cơn
đau thắt ngực giảm đi nhiều và không có một tác dụng phụ như việc dùng thuốc. Bước
đầu trong khi ăn uống theo cách này, các bạn vẫn uống thuốc theo toa và dần dần có thể
giảm liều thuốc, từng ít đến khi bạn bỏ hẵn mà số lần xuất hiện và cường độ cơn đau thắt
ngực chỉ còn tối thiểu.

10) TA ĐÃ TỰ HŨY HOẠI SỨC KHÕE CỦA TA BẰNG NHIỀU CÁCH









Cơ thể chúng ta như một bộ máy gồm vô số các chi tiết: Cột sống và hệ xương cơ khớp, hệ thần
kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu, hệ hô hấp. Và bộ máy này có thể xử dụng đến 100
năm. Do đó chúng ta phải khéo xử dụng, khéo bảo quản, bồi dưởng. Tôi thấy nhiều người vừa
bảo quản, vừa tự hũy hoại sức khõe của mình ( buổi sáng vừa ra công viên tập thể dục, hít thở
không khí trong sạch vừa cầm điếu thuốc lá trên tay ! ). Những trường hợp khác cũng ảnh
hưởng xấu đến cơ thể như:
- Nghe headphone nhiều giờ trong ngày dễ gây lãng tai
- Xem tivi, tiếp xúc vi tính, đọc báo làm thị lực kém
- Ăn uống nhiều chất hóa học ( thuốc bảo quản thực phẩm, màu hóa học, bột ngọt, cây rau
cải lúa trồng phân hóa học và xịt thuốc trừ sâu…)
- Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Thường xuyên xử dụng các chất kích thích tim mạch như trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá
- Sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn ( đô thị, nhà máy, khu công nghiệp…)
- Môi trường nhiều bụi khói
- Ăn không đúng bữa
- Ăn quá no
- Ăn nhai không kỹ
- Ăn thiếu chất dinh dưỡng: Tiêu chuẩn thực phẫm là phải thiên nhiên, đũ các nhóm chất
dinh dưỡng ( bột, đạm, béo, rau trái cây ) mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước sạch
- Ăn quá nhiều chất ngọt và béo động vật
- Ngũ gối quá cao làm ảnh hưởng xấu đến cột sống cổ gây đau mõi gáy, tê tay do thần kinh
cổ cánh tay bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm…
- Tư thế xấu như gập đầu, ngũ võng
- Tư thế xấu khi làm việc làm căng cơ gây đau mõi
- Những chấn thương rất nhỏ, do thực hiện thường xuyên ( đếm tiền gây tê tay, ẳm bé gây
đau cổ tay, tay thường chặt thịt gây đau và mõi )

- Thường ngũ dưới nền đất hay ciment lạnh ( các bạn muốn ngũ trên nền đất hay ciment
nên trải 1 tấm nylon, sau đó có thể trải thêm chiếu )
- Ngồi tư thế sai khi xử dụng vi tính ( dễ gây đau lưng , mõi cổ, đau tê tay…)
- Uống bia thường xuyên lâu ngày dễ gây các bệnh sau: gout, cao huyết áp, men gan cao
- Uống rượu trong thời gian dài gây men gan cao, xơ gan
- Ăn nhiều thức ăn ngọt có thể làm suy yếu chức năng tụy gây tiểu đường
- Ăn quá mặn ( thức ăn có vị mặn và có thói quen hay chấm thêm nước tương, nước mắm,
chao, muối ) góp phần giữ nước lại trong cơ thể làm cao huyết áp nặng thêm
- Xem tivi, tiếp xúc màn hình vi tính, đọc sách báo nơi không đũ ánh sáng thường xuyên
dễ gây các tật khúc xạ mắt ( cận thị, viễn thị, loạn thị…)
- Những loại tình cảm như mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, sợ, muốn… thái quá làm
rối loạn hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây nhiều thứ bệnh
- Suy nghĩ vẩn vơ liên tục trong đầu làm hao tán quá nhiều năng lượng

Và thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc sinh bệnh do loại nguyên nhân này

11) BỆNH UNG THƯ:


Bệnh ung thư có thể do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân thái quá ở bên ngoài
trong thời gian dài. Mỗi khi tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất, nhiệt độ nóng lạnh, môi trường độc
hại. Những tế bào trong cơ thể ( nhiều nhất ở vùng cơ thể tiếp xúc ) sẽ đáp ứng , biến đổi. Dần
dần sẽ làm rối loạn chức năng hoặc biến đổi cấu trúc, đặc tính của tế bào. Cuối cùng là nhóm tế
bào dị dạng và có tính sinh sản bất thường sẽ có mặt ( tế bào ung thư ). Do đó các bạn cần chú ý
và tránh các tiếp xúc thường xuyên, kéo dài của cơ thể mình đối với nóng lạnh ( ăn uống nóng
lạnh ), bụi khói ( môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá… ), hóa chất ( mùi, vị, chất hóa học xử
dụng trong thực phẫm, bảo quản, phân bón…)

12) AI ĐAU KHỖ VÌ BỆNH TRĨ ?


Các bạn đã biết trĩ là tình trạng dãn các tĩnh mạch vùng trực tràng, hậu môn do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân hay gặp là bón kéo dài. Người ta phân
loại trĩ theo vị trí: trĩ ngoại nằm ngoài đường lược, trĩ nội nằm trong đường lược. Trĩ ngoại
có triệu chứng đau, trĩ nội hay bị xuất huyết. Xin chia sẻ với các bạn một cách làm dịu cơn
đau của trĩ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ làm giảm kích thước của búi trĩ ngoại. Sau khi
tắm, hoặc sau khi đi đại tiện và rửa sạch hậu môn, các bạn có thể dùng vòi sen xịt nước vào
hậu môn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 phút hoặc xử dụng bồn cầu có vòi xịt vào hậu môn với số
lần và thời gian như trên




13) BÀI TẬP THỂ DỤC VÀ XOA BÓP ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN:



Bón hay táo bón là tình trạng gồm những triệu chứng sau: hơn 3 ngày mới đi đại tiện, phân
cứng, thường đau bụng lâm râm ( đau quanh rốn hay đau vùng hố chậu trái )
Khoảng năm 20 tuổi, tôi phải vào phòng cấp cứu. Lúc đó gần một tuần tôi mới đi đại tiện một
lần. Tôi cứ nghĩ càng lâu đi đại tiện thì càng tiện lợi! Mặc cho bụng đau âm ỉ nhiều ngày mà
tôi vẫn cố. Đến một ngày cơn đau dữ dội không chịu nổi, tôi phải vào cấp cứu bệnh viện Chợ
Rẩy. Sau khi được khám cẩn thận và siêu âm, bác sĩ mới chẩn đoán tôi bị một bệnh có tên thật
ngắn là BÓN và ghi cho tôi một chỉ định là thụt tháo ( đó là việc bơm nước vào hậu môn để
kích thích đại tiện )…

Trước khi nói về cách điều trị bệnh táo bón, tôi xin nói về tai hại khi bị táo bón kéo dài:,
- Phân bị ứ đọng ở đại tràng, nhất là ở đại tràng sigma ( đoạn cuối của ruột già ) làm cản
trở sự lưu thông của phân qua đại tràng. Hơi, phân, bả thức ăn bị ứ lại làm người bệnh
đầy hơi, nặng bụng…Do phân cứng ở vùng đại tràng sigma không ra được làm nhu động
ruột ở phía trên tăng co bóp gây đau bụng âm ỉ kéo dài. Mỗi lần đi đại tiện, người bệnh

phải rặn, khó khăn lắm mới đi được một ít phân cứng. Tình trạng này nếu lâu ngày dễ bị
thêm một bệnh nữa là bệnh trĩ, chảy máu các búi trĩ nội, góp phần cho bệnh viêm dạ dày
xuất hiện
- Phân nằm trong đại tràng sẽ bị tái hấp thu các chất độc vào máu, kích thích hệ thần kinh
gây bực bội, đau đầu, khó chịu. Ngoài ra có thể gây các bệnh như mụn, nhọt, dị ứng…
Nói chung người bị táo bón như nhà có nhiều rác mà không đổ ra ngoài được!
Về sau khi làm trong ngành y, để giải quyết tình trạng táo bón tôi hướng dẩn bệnh nhân những
việc sau để dễ đi đại tiện mỗi ngày:
- Trong bữa ăn, cứ ăn 3 đũa cơm các bạn nên gắp một đủa rau để ăn. Như vậy trong suốt
bữa ăn, ta đã đưa vào cơ thể nhiều rau. Trong rau có nhiều chất xơ. Chính chất xơ này sẽ
làm cho lượng phân nhiều hơn, và thể tích phân sẽ to hơn. Nếu các bạn chỉ ăn cơm với
thịt, cá mà không ăn rau thì đi đại tiện rất ít phân, và thể tích phân rất nhỏ. Ở người già,
răng yếu, hoặc rụng nhiều răng, ăn rau là một chuyện khó. Trường hợp này các bạn cho
nhiều loại rau, có thể cho thêm trái cây như chuối, đu đu, bưởi vào máy sinh tố, xay thành
một hỗn hợp trái cây-rau uống mỗi ngày một ly khoảng 300ml là ổn
- Mỗi ngày nên uống ít nhất là 2 lít nước. Nước sẽ giúp gan thận thải ra chất độc tốt hơn.
Đồng thời nước làm phân mềm dễ đại tiện hơn
- Mỗi sáng, các bạn nên uống khoảng 300ml nước ( dung tích khoảng 1 chai nước suối nhỏ
). Sau đó, ở tư thế ngồi, các bạn áp 2 bàn tay cạnh rốn, bắt đầu từ phía bên trái rốn, xoa
xuống dưới, rồi sang phải, vòng lên trên ( thành một vòng tròn quanh rốn cùng chiều với
nhu động của đại tràng ). Xoa như vậy khoảng 30 vòng. Sau đó vào toilet đi đại tiện
Dần dần với những thói quen trên, các bạn đi đại tiện được mỗi ngày một lần. Đó là sự thải
chất độc tốt cho đường tiêu hóa



14) VẬN ĐỘNG ĐẠI TRÀNG ĐỂ THÚC ĐẨY ĐI ĐẠI TIỆN:

Trước hết các bạn hãy xem hình minh họa, vị trí của đại tràng. Như các bạn biết đại tràng là
nơi chứa phân. Buổi sáng sau khi bạn uống nước, xoa bụng mà chưa đi cầu được. Bạn hãy

ngồi trên ghế đẩu, chú ý bắt đầu phía bên trái rốn rồi vận động đại tràng theo chiều mũi tên
hình vòng tròn quanh rốn. Vận động 10 vòng, bạn sẽ mắc đại tiện và bắt buộc phải vào toilet
ngay. Lúc đầu bạn thấy khó với bài thể dục ruột già, nhưng vài ngày rất dễ thực hiện. Các
bạn hãy thử xem



15) POMADE TRA MẮT TRỊ BÓN Ở NGƯỜI GIÀ !









Xin được giới thiệu với các bạn thêm 1 “ tỳ nữ nữa xuất sắc trong vai ”. Ở người già, răng
yếu hoặc rụng hết không thể ăn rau được. Việc cho rau vào máy sinh tố xay để uống cũng ít
khi thực hiện được. Các bạn chỉ cần 1 tube pomade loại dùng để bôi mắt ( pomade
Tetracycline 1% ). Dùng 1 lượng pomade bằng ½ ngón tay út, bôi vào bên ngoài hậu môn,
bôi cho pomade thấm hết vào niêm mạc hậu môn. Buổi sáng bôi 1 lần, buổi chiều bôi 1 lần .
Trong pomade tetracycline có vaseline là một loại chất nhờn. Khi chúng ta bôi pomade vào
lớp da mỏng ( niêm mạc ) ở vùng hậu môn, chất nhờn ( vaseline ) sẽ thấm vào lớp niêm mạc
bên ngoài hậu môn sau đó ảnh hưởng đến niêm mạc vùng đại tràng sigma, tạo điều kiện trơn
láng cho thành niêm mạc và độ mềm cho phân. Kết quả khoảng 5 ngày là người già có thể
đi đại tiện mỗi ngày một lần và có cảm giác rất dễ chịu!


16) CÁCH KÍCH THÍCH ĐẠI TIỆN KHI NGỒI TRONG TOILET:




Đang ngồi trên bồn cầu, muốn đi đại tiện nhanh, các bạn thực hiện động tác sau đây để dùng áp
lực bên ngoài đẩy đại tràng theo chiều nhu động : 2 tay ôm đầu gối, lần lượt ép gối vào sát
người ( ép luân phiên gối phải trước rồi đến gối trái để dùng lực ép từ ngoài vào theo chiều nhu
động đại tràng )

17) CÓ BAO NHIÊU LOẠI TẬP THỂ DỤC

Buổi sáng các bạn thử đi một vòng công viên xem: rất nhiều người tập nhiều môn thể dục
khác nhau: đi bộ, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ, thái cực quyền, khí công… tựu chung vẫn là
tập khớp, tập cơ ( các cơ bắp cơ thể và cơ mặt ), tập hít thở, tập cột sống và xoa bóp. Tập
khớp ( thái cực quyền, dưỡng sinh ) để các khớp được linh hoạt, không cứng khớp, hạn chế
bệnh thoái hóa khớp tuổi già. Tập khí công để đưa không khí trong sạch vào cơ thể và dẩn
khí độc ra ngoài ( khí công ), giúp sự trao đổi khí của cơ thể tốt hơn, tạo điều kiện cho sự
nuôi dưởng và thải độc tố của các cơ quan, tế bào. Tập cơ ( tập thể hình ) để cơ thể được cân
đối, đẹp hơn. Tuy nhiên không phải tập thể hình chỉ là loại tập cơ bắp mà trong đó vẫn có
tập khớp và hít thở, tập thái cực quyền không chỉ tập khớp mà còn giúp tâm trí thư giãn…
Xin được giới thiệu cùng các bạn những bài tập khớp, tập cơ, tập cột sống, hít thở, xoa bóp

18) BÀI TẬP KHỚP Ở TƯ THẾ NẰM

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh phổ biến ở tuổi già. Từ 40 tuổi trở đi là ai cũng có thể có những
triệu chứng đau, cứng các khớp. Đây là một bệnh lý hay gặp và khó chữa. Các thuốc giảm
đau ngoại vi nhẹ như paracetamol không đũ để làm giảm cơn đau khớp. Mạnh hơn nữa là
thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, nimesulide, ibubrofen, naproxen,
meloxicam…và mạnh nhất và tai hại nhất là thuốc kháng viêm steroid. Tất cả các loại thuốc
này có những tác dụng phụ là phù mi mắt , phù mặt ,xuất huyết dạ dày, giữ nước gây nặng
thêm tình trạng cao huyết áp, nhất là khi xử dụng kéo dài

Đây là bài tập rất ích lợi cho người trung niên và người lớn tuổi nhất là người bị đau khớp do
thoái hóa. Buổi sáng vừa thức dậy khi còn nằm trên giường các bạn có thể tập bài thể dục
khớp. Tất cả các khớp từ ngón chân, cổ bàn chân, gối, háng, cột sống cùng cụt, cột sống thắt
lưng, cột sống ngực, cột sống cổ, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp vai đều được vận động,
co duổi. Tôi bắt đầu tập bài tập này lúc các khớp đau và các cơ mỏi mấy tháng. Sau 3 tháng
tập bài tập khớp này ( mỗi ngày chỉ tập một lần 20 phút buổi sáng ), nằm trên giường tập,
tình trạng đau, cứng khớp và mõi cơ bắt đầu cải thiện. Trong khi tập dù đang đau cơ, khớp
rất khó chịu, tâm lý rất chán, chỉ muốn bỏ tập và uống vài viên thuốc cho nhanh. Tuy nhiên
thuốc chỉ tạm thời chứ không giải quyết dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và lại gây nhiều tác
dụng phụ không tốt. Các bạn hãy cô gắng kiên trì, cơn đau dần dần sẽ giảm và chỉ còn rất ít.
Lúc đó các bạn cảm thấy thật là hạnh phúc. Những chú ý khi tập:
- Khi tập bài tập khớp, tốc độ chẩm rãi, tuần tự tập hết khớp này đến khớp khác
- Trong mỗi động tác tập, các bạn nên để ý đến vị trí của khớp và các cảm giác ( căng dãn,
thoải mái… ) của khớp mà chúng ta đang tập.
- Trong các động tác nghiêng, quay, xoay tròn, các bạn bắt đầu nghiêng,quay, xoay từ trái
sang phải, sau đó ngược lại.
- Nếu các bạn thực hiện mỗi động tác 20 lần ( nếu động tác nào nghiêng và xoay tròn thì
phải 40 lần vì phải tập ngược lại ) thì sau khoảng 20 phút bài tập này được hoàn thành.
Sau đó các bạn bắt tay vào công việc thường ngày sẽ dễ dàng hơn và triệu chứng đau do
thoái hóa khớp sẽ giảm dần theo thời gian. Bây giờ các bạn tập ( theo hình minh họa ) từ
khớp ngón chân…

+ Ngón chân: Co duỗi và xoay tròn mười ngón chân



+ Khớp cổ chân: Xoay tròn và co duỗi khớp cổ chân





+ Khớp gối: Co duỗi và xoay khớp gối





+ Khớp háng: Xoay và dạng khớp háng






+ Hông: duỗi hông trái và phải



+ Cột sống

- Cột sống cùng cụt: Ưỡn và duỗi cột sống cùng cụt



- Cột sống thắt lưng




- Cột sống ngực: Nghiêng và vặn cột sống ngực


×