Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

19 bài văn mẫu phân tích tác phẩm Vợ nhặt hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.33 KB, 80 trang )

Dàn ý phân tích truyện Vợ Nhặt
I. Mở bài:


Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết
về cảnh nơng thơn, hình tượng người nơng dân lao động.



Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí, là truyện ngắn đặc sắc viết về người
nông dân, miêu tả tình trạng thê thảm của họ trong nạn đói năm 1945,
nhưng cũng ngợi ca bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.

II. Thân bài:
1. Ý nghĩa nhan đề
“Vợ nhặt”: nhặt được vợ, thể hiện sự rẻ rúng của thân phận con người và phản ánh
tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói.
2. Tình huống truyện


Tình huống: Tràng - một người dân ngụ cư xấu xí bỗng dưng lại có vợ
mà lại là nhặt được, theo về khơng.



Đây là một tình huống độc đáo, bất ngờ: với chính Tràng (hồn cảnh
của Tràng khó mà lấy được vợ nhưng nghiễm nhiên có vợ theo khơng
về, tự ngờ ngờ mình đã có vợ ư), với những người xung quanh (thắc
mắc bàn tán), với bà cụ Tứ.




Tình huống éo le: hồn cảnh gia đình và xã hội (khung cảnh nạn đói)
khơng cho phép Tràng lấy vợ, cả hai vợ chồng đều là những người
cùng cực, khó có thể trở thành chỗ dựa cho nhau.

3. Nhân vật Tràng
- Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn,
cuộc sống bấp bênh, ..., bản thân: xấu xí, thơ kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên
quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, ...


a. Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ
- Lần gặp 1: lời hị của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ khơng có
tình ý gì với cơ gái đẩy xe cùng mình.
- Lần gặp 2:


Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cơ ta ăn dù
khơng dư dả gì. Đó là hành động của người nơng dân hiền lành tốt
bụng.



Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo
bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải
quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn
cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.




Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo
của Tràng trước quyết định lấy vợ.

b. Trên đường về


Vẻ mặt “có cái gì hớn hở khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”,
“cảm thấy vênh vênh tự đắc”, ... Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.



Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

c. Khi về đến nhà


Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu
bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc
mạc.



Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ
sẽ bỏ đi vì gia cảnh q khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.



Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ
vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết
lễ nghĩa.





Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy
vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý
mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

d. Sáng hơm sau khi tỉnh dậy


Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngơi nhà (sân vườn, ang nước,
quần áo, ...), Tràng nhận ra vai trị và vị trí của người đàn bà trong gia
đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.



Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá
cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi
mới.

- Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt
đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái
đói.
4. Nhân vật người vợ nhặt
a. Lai lịch


Khơng có q hương gia đình: có thể thấy nạn đói năm 1945 đã khiến
biết bao con người bị dứt khỏi q hương, gia đình.




Tên tuổi cũng khơng có và qua tên gọi “vợ nhặt”: thấy được sự rẻ rúng
của con người trong cảnh đói.

b. Chân dung
- Ngoại hình: quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ
cịn hai con mắt.
- Lần thứ nhất: khi nghe câu hò vui của Tràng, thị đã vui vẻ giúp đỡ, đây chính là
sự hồn nhiên vô tư của người lao động nghèo.
- Lần thứ hai:




Thị sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị
hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp
bốn bát bánh đúc”.



Khi nghe Tràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ ... cùng về”, thị đã theo
về thật bởi trong cái đói khổ, đó là cơ hội để thị bấu víu lấy sự sống.

- Nhận xét: Cái đói khổ khơng chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con
người. Người đọc vẫn cảm thông sâu sắc với thị vì đó khơng phải là bản chất mà
do cái đói xơ đẩy.
c. Phẩm chất
- Có khát vọng sống mãnh liệt:



Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng, chấp nhận
theo không về không cần sính lễ vì thị sẽ khơng phải sống cảnh lang
thang đầu đường xó chợ.



Khi đến nhà thấy hồn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố “rích
bố cu”, thị “nén một tiếng thở dài”, dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng
để có cơ hội sống.

- Thị là người ý tứ và nết na:


Trên đường về, thị cũng rón rén e thẹn đi sau Tràng, đầu hơi cúi xuống,
thị ngại ngùng cho thân phận vợ nhặt của mình.



Khi vừa về đến nhà, Tràng đon đả mời ngồi, chị ta cũng chỉ dám ngồi
mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, thể hiện sự ý tứ khi
chưa xác lập được vị trí trong gia đình.



Khi gặp mẹ chồng, ngoài câu chào thị chỉ cúi đầu, “hai tay vân vê tà áo
đã rách bợt”, thể hiện sự lúng túng ngượng nghịu.





Sáng hôm sau, Thị dậy sớm quét tước nhà cửa, khơng cịn cái vẻ “chao
chát, chỏng lỏn” mà hiền hậu, đúng mực.



Lúc ăn cháo cám, mới nhìn “mắt thị tối lại”, nhưng vẫn điềm nhiên và
vào miệng thể hiện sự nể nang, ý tứ trước người mẹ chồng, không làm
bà buồn.

- Nhận xét: Cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ khơng
vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.
- Thị còn là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái
Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
- Nêu cảm nhận chung về hình tượng người vợ nhặt sau khi phân tích.
5. Nhân vật bà cụ Tứ
- Giới thiệu nhân vật: dáng đi lọm khọm, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng
hắng, lẩm nhẩm tính tốn theo thói quen người già.
- Bà ngạc nhiên trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch, ngạc nhiên trước sự
xuất hiện của người đàn bà lạ.
- Bà hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhòa đi”: thương cho con trai phải lấy
vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ, thương cho người đàn bà khốn
khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà.
- Bà đối xử tốt với nàng dâu mới: “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân”, nói về tương lai
với niềm lạc quan, bảo ban các con làm ăn, ...
- Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu.
III. Kết bài:





Khái quát giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình
huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả
tâm lí nhân vật, ngơn ngữ bình dị, gần gũi.



Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình
cảnh người nơng dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất
tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Xem thêm: Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy phân tích Vợ nhặt
Sơ đồ phân tích Vợ nhặt


Sơ đồ tóm tắt Vợ nhặt


Xem thêm: Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt


Phân tích tác phẩm Vợ nhặt
Tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân Đã phản ánh rất chân thực cuộc sống
khốn khó của người nơng dân Việt Nam trước CMT8. Cuộc sống của họ bị đàn áp
và dồn đến tận cùng khi mà sinh mạng của con người rẻ rúm. Hình tượng người vợ
nhặt khơng tên trong truyện ngắn chính là nhân chứng hùng hồn cho giai đoạn
khốn khó của nhân dân ta.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” chỉ xoay quanh 3 nhân vật chính của một gia đình thuộc

xóm ngụ cư đó là: anh cu Tràng, bà cụ Tứ và nhận vật thị vợ nhặt của Tràng.
Người phụ nữ này tuy khơng có tên nhưng dưới ngịi bút tài hoa của Kim Lân đã
được hiện ra rõ nét với số phận và tính cách riêng. Vợ của Tràng cũng như hàng
ngàn, hàng vạn người phụ nữ cùng thời. Họ bị xã hội phong kiến đàn áp đến mức
vì sự sống mà phải tự “bán rẻ” mình đi làm vợ nhặt của người mới quen.
Nhân vật vợ nhặt xuất hiện ngay từ đầu chuyện với một dáng vẻ rất đáng thương,
Thị trông gầy yếu xanh xao ngồi vêu trước cửa kho thóc, quần áo thì rách tả tơi,
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi mới gặp Tràng thì là người đanh đá,
táo bạo đến mức trở nên trơ trẽn. Thị nghe thấy anh chàng phu xe bò hát một câu
bâng quơ: “Muốn ăn cơm trắng với giò này. Lại đây mà đẩy xe bị với anh nì”. Thị
đã chạy ra cong cớn, lon ton đẩy xe cho Tràng. Và lần thứ hai khi gặp lại Tràng, thị
đã sưng sỉa cái mặt lên mắng anh: “Điêu. Người thế mà điêu”. Lúc thấy Tràng có
vẻ dễ bắt nạt thị liền cong cớn hơn. Rồi Tràng cũng phải chiều lòng cho thị ăn bánh
đúc. Thấy ăn hai con mắt trũng hốy của thị sáng bừng lên. Thị khơng cịn biết
ngại là gì cắm đầu ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong thị dùng đôi đũa quệt
ngang miệng mà thở. Thực ra đây khơng phải là tính cách vốn có của Thị. Cũng
chỉ vì miếng ăn mà thị đã phải làm tất cả hy sinh cả tự trọng để được ăn và giữ lại
sự sống cho mình.


Khi được Tràng đề nghị là về làm vợ mình, thị đã không ngần ngại mà theo anh về
nhà luôn. Trên con đường trở về nhà ta thấy tâm lý của thị thay đổi hẳn. Trong khi
Tràng hớn hở tủm tỉm cười thì thị lại ngại ngùng cắp cái thúng con và cái nón rách
nghiêng nghiêng để che khuất đi nửa mặt. Lúc này ta thấy thị lại trở về đúng nghĩa
là một người phụ nữ khi có sự e thẹn đúng như gái mới về nhà chồng. Thị khơng
cịn cái vẻ cong cớn, đanh đá lúc trưa nữa mà thay vào đó là nét hiền dịu hơn. Lúc
này, thị cũng đã bắt đầu nhận thức được thân phận mình là người vợ theo không
nên đành chấp nhận số phận.
Về đến nhà của Tràng thì tâm trạng của nhân vật thị lại càng khác hơn. Khi mà
người đàn bà đấy lại có sự tị mị và bỡ ngỡ của nàng dâu mới về nhà chồng. Thị

đảo mắt một vòng xung quanh nhà đúng thật nhà Tràng rất nghèo. Thị cố nén tiếng
thở dài và nghĩ đến những ngày sau này. Mặc dù đã được Tràng cố gắng tạo sự tự
nhiên bằng cách giục thị ngồi xuống giường nhưng thị vẫn e thẹn chỉ dám ngồi
mớm vào mép giường rất khép lép. Cho đến khi bà cụ Tứ về trước mặt mẹ chồng
thì lại càng e thẹn. Vẫn đứng nguyễn chỗ cũ khơng dám nhúc nhích. Chính thái độ
e thẹn của thị đã làm bà cụ Tứ thương cảm và chào đón thị một cách rất nhiệt tình.
Sáng hơm sau cũng giống như bất kỳ nàng dâu mới về nhà chồng nào. Thị cũng
dậy sớm cùng với bà cụ Tứ lo dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa sáng cho cả gia
đình. Một người vơ tâm như Tràng cũng nhận được ra sự thay đổi kỳ lạ của thị.
Hôm nay Tràng nhìn thấy ở thị khơng cịn vẻ chỏng lỏn, chao chát hơm gặp ngồi
tỉnh nữa mà chỉ cịn nét hiền dịu đúng mực của người phụ nữ Việt Nam. Khơng
những thế thị cịn tỏ ra là người rất biết làm ăn và lo xa. Khi nghe tiếng trống thúc
thuế thị đã khẽ thở dài. Rồi cũng chính thị là người đã gợi chuyện trên mạn Thái
Nguyên, Bắc Giang người ta đã khơng chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc
Nhật để chia cho người đói. Câu chuyện của thị như tiếp thêm sức mạnh cho anh
cu Tràng vươn đến khát vọng tự do vì một ngày mai tươi sáng hơn. Trong giấc mơ


của thị và Tràng đã lấp lánh hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh này biểu trưng
cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong tương lai.
Thông qua nhân vật thị nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh thành công hiện thực
cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước CMT8 năm 1945. Không
nhắc đến tên nhưng thơng qua ngịi bút tài ba của nhà văn nhân vật vợ nhặt đã hiện
ra rất chân thực. Thị là tiêu biểu cho số phận của hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ
trong xã hội phong kiến.
Phân tích Vợ nhặt hay nhất
Nhà văn Pháp Napoli từng nhận định: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên,
gợi cho ta những tình cảm cao q và can đảm khơng cần tìm ngun tắc nào để
đánh giá nó nữa, nó là cuốn sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”. Vâng,
một tác phẩm hay luôn biết cách đưa tâm hồn con người tới địa hạt mới – địa hạt

của những yêu thương, những sẻ chia và những khát khao. Viết “Vợ nhặt”, Kim
Lân đã thể hiện niềm cảm thương trước số phận của con người cùng khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc của họ khi bị đẩy đến mức đường cùng của cái đói.
Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, truyện ngắn: “Vợ nhặt” đã khắc họa cuộc sống
ngột ngạt, bức bối cùng cái nghèo khó, bần cùng của nhân dân ta. Cái đói đã hiện
hữu thành hình, thành màu, thành mùi, thành vị khiến con người bị dồn tới mức
đường cùng, đẩy họ đến bên bờ vực của cái chết. Chứng kiến thảm cảnh khủng
khiếp ấy, ngòi bút nhà văn cất lên tiếng đau của niềm cảm thương trước những số
phận bất hạnh. Đồng thời qua đó, ơng tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít
Nhật, phản ánh khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào tương lai
tươi sáng của con người.


Ngay từ nhan đề bài thơ, nhà văn đã gây cho người đọc một sự tò mò bởi “Vợ
nhặt” tức là người vợ tự theo về nhà mà không cần cưới xin. Nhưng nhan đề ấy
cũng chính là “thắt nút” của câu chuyện, khắc họa một cách đầy đủ về số phận của
các nhân vật. Qua đó phản ánh số phận thê thảm và tủi nhục của con người trong
nạn đói khủng khiếp xảy ra vào năm 1945.
Truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật Tràng – một thanh niên nghèo khổ, xấu
xí nhưng chỉ với vài câu bơng đùa và mấy bát bánh đúc mà nhặt được cô vợ đang
sống dở chết dở vì đói. Họ kết mối nhân duyên giữa bóng đêm bao trùm của nạn
đói. Đêm tân hơn diễn ra âm thầm trong bóng tối lạnh lẽo với tiếng khóc tỉ tê của
những nhà có người chết theo gió vọng lại. Bữa cơm giản dị, thơ sơ với rau chuối,
cháo loãng và muối. Mẹ chồng đãi con dâu và con trai bằng nồi chè nấu bằng cám.
Ba mẹ con xoay sang câu chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo
và kết thúc truyện bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ
đỏ bay phấp phới”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Tình huống truyện là một lát cắt của sự
sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối
nhiều điều trong cuộc sống con người”. Viết “Vợ nhặt”, Kim Lân đã tạo ra một

tình huống hết sức độc đáo: anh chàng ngụ cư nghèo khổ, xấu xí, ế vợ như Tràng
mà lại nhặt được vợ chỉ bằng vài câu nói đùa và mấy bát bánh đúc. Điều đó khơng
chỉ gây ngạc nhiên cho những người dân làng, cho mẹ Tràng mà cịn cho chính bản
thân anh ta. Đây là một tình huống éo le, cảm động nhưng hợp lí bởi chính nạn đói
làm cho những mảnh đời cơ cực trơi dạt vào nhau họ mới nên vợ nên chồng. Qua
đó tình huống truyện đã làm nổi bật giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo: nạn
đói đẩy con người tới ranh giới của sự sống và cái chết khiến giá trị con người trở
nên rẻ rúng đồng thời làm nổi bật hình ảnh các nhân vật.


Trước hết, truyện đã tái hiện hoàn cảnh cơ cực, nghèo đói đến xác xơ của con
người qua hình ảnh của những người dân làng đặc biệt là ba mẹ con Tràng. Cái đói
ập đến ngơi làng như một con quỷ dữ nuốt chửng tính mạng của biết bao nhiêu
người, nó biến khơng khí vốn trong lành, tươi mát của một làng q thanh bình
thành khơng khí ẩm thối của mùi rác rưởi và xác chết: “Không buổi sáng nào
người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo
bên đường. Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác
người”. Cái đói ấy cướp đi tiếng cười hồn nhiên của những đứa trẻ trong làng.
Cách đó khơng lâu mỗi chiều Tràng đi làm về, đám trẻ con lại bu lại theo anh, đứa
túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo khiến cho cái xóm ấy mỗi lúc
chiều lại xôn xao lên một lúc. Nhưng niềm vui nhỏ nhoi ấy giờ khơng cịn nữa, nụ
cười tắt hẳn trên môi chúng. Chúng ngồi ủ rũ dưới những xó đường, khơng nhúc
nhích. Cịn Tràng – nhân vật chính của truyện là một thanh niên ngụ cư nghèo, xấu
xí sống hiu quạnh với mẹ trong túp lều dựng trên mảnh vườn đầy cỏ dại. Sống với
kiếp dân ngụ cư, họ bị dân làng coi thường, khinh bỉ, làm công việc hèn hạ như
đầy tớ. Và giống như một định mệnh của kiếp nghèo khổ, chàng đã “nhặt” được
một người vợ – một người phụ nữ không tên, không tuổi, khơng q qn, nhà cửa.
Thị ngờ nghệch bị cái đói đẩy ra ngồi đường, nhập vào dịng người tha hương cầu
thực, ngồi vêu ra ở kho thóc nhặt những hạt rơi hạt vãi. Bằng ngòi bút tả thực, nhà
văn đã khắc họa thành cơng bức tranh của “ngơi làng đói” trong năm 1945.

Nhưng chính trong cái “hiểm nghèo” ấy, con người đã bộc lộ những phẩm chất tốt
đẹp: Đó là tình yêu thương con người, niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc
và niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người với người sống để
yêu nhau”. Vâng, tình u chính là thứ cịn xót lại khi con người ta đã mất tất cả,
đã rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo. Trong nạn đói khủng khiếp, nhân vật Tràng hiện


lên với lòng tốt của một chàng trai sẵn sàng chia sẻ miếng ăn cho người phụ nữ xa
lạ. Đặc biệt nhân vật bà cụ Tứ hiện lên với tình yêu thương con sâu sắc. Cuộc đời
sẽ lặng lẽ trôi qua nếu không gặp sự kiện Tràng đưa người phụ nữ xa lạ về làm vợ.
Kim Lân đã thể hiện sâu sắc tâm lí của người mẹ nghèo khổ trước sự kiện con trai
có vợ: bà cụ hết sức ngạc nhiên. Khi nghe người phụ nữ chào là “u” mà vẫn khơng
hiểu, mắt nhìn nhịe mà vẫn khơng tin, trong đầu bà xuất hiện một loạt những câu
hỏi: “Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng u?” . Đó là bởi vì bà chưa bao giờ nghĩ
một người nghèo khó như con mình lại có vợ. Bà ngạc nhiên khơng phải sự hoảng
hốt, lo lắng mà là niềm ngỡ ngàng trước hạnh phúc quá lớn lao của con trai. Khi đã
hiểu ra vấn đề, lòng người mẹ chất chứa bao cơ sự, vừa thương con, vừa xót xa cho
chính mình: “Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì…”. Dấu ba chấm
ngưng đọng nỗi nghẹn ngào vì tủi thân, giọt nước mắt thương con lăn trên gị má.
Khơng những thế, bà cụ cảm thấy lo khi nghĩ về hiện thực: “Biết rằng chúng nó có
ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng”. Dù lo lắng nhưng khi nhìn
người đàn bà tội nghiệp đứng vân ve tà áo thì lịng bà cụ xót thương vơ cùng cho
người con dâu. Những suy nghĩ đầy tình thương đầy nhân ái và cảm giác yên tâm
đã thay thế nỗi lo trong lòng bà cụ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Tình u thương
con cịn được bộc lộ trong từng suy nghĩ, hành động cụ thể: gọi người phụ nữ là
“con”. Chỉ bằng một từ “con” bà đã dang rộng vịng tay đón nhận con dâu giúp con
dâu bớt ngượng ngùng. Bà còn tâm sự: “Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải

kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Chỉ với hai chữ “mừng lòng” bà cụ đã coi
người con dâu đến với gia đình như một niềm vui. Bà kể về gia cảnh “Kể có ra làm
được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng mà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp
nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì


đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Lời nói tưởng có vẻ lẩm
cẩm nhưng lại rất nhân hậu chan hòa phá tan sự ngượng ngùng ban đầu.
Cùng với tình yêu thương, nhà văn thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của con
người qua nhân vật Tràng và người vợ nhặt. Trước hết khao khát hạnh phúc của
Tràng thể hiện qua diễn biến tâm lí và hành động nhân vật. Tràng quyết định nhanh
khi đưa người phụ nữ xa lạ về làm vợ: “Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc
gạo sau này đến cái thân mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng”
sau đó anh ta “chặc kệ”. Bên ngồi anh ta có vẻ hơi thiếu trách nhiệm, liều lĩnh
nhưng ở bên trong lại chứa đựng khát khao hạnh phúc thường trực lớn đến mức
giúp Tràng vượt lên trên cái đói và cái chết. Khi Tràng đưa vợ về xóm ngụ cư, dù
nghèo nhưng vẫn hào phóng khi đãi thị một bữa và mua cho một cái thúng. Niềm
hạnh phúc hiện lên trong con mắt và nụ cười tủm tỉm. Trong chốc lát Tràng đã
qn đi đói khát tình tứ đi bên người đàn bà của mình, họ nói chuyện với nhau có
vẻ chưa hết ngượng ngùng nhưng nhen nhóm hạnh phúc. Khi đưa người vợ nhặt về
nhà ra mắt mẹ, Tràng thanh minh cho sự tuềnh tồng của nhà mình do khơng có
bàn tay chăm sóc của người phụ nữ. Tràng muốn mọi sự tốt đẹp hơn khi có vợ,
muốn người phụ nữ đó ở lại với mình. Tràng lo lắng sốt ruột khi mẹ chưa về để
được công khai hạnh phúc của mình. Anh ta nhìn lén lút người phụ nữ kia, sợ thị
đến rồi lại đi, sợ hạnh phúc tuột khỏi tầm tay. Khi mẹ về, Tràng chủ động giới
thiệu với mẹ bằng hai chữ “nhà tôi”, “chúng tơi”, “ nhà tơi nó về nó làm bạn với
tơi”. Tâm lí của Tràng đã xóa tan sự căng thẳng trong buổi đầu gặp mặt, anh coi
đây là một việc nghiêm túc: muốn sống lâu dài với người phụ nữ. Buổi sáng hơm
sau thức dậy là thời điểm thích hợp để bộc lộ cảm xúc của Tràng. Một ngày mới
đến với cửa sổ tâm hồn mở ra một trang mới hạnh phúc hân hoan: “cảm thấy êm ái

lơ lửng như đi từ giấc mơ ra”. So với sự vô tâm mọi khi, hôm nay Tràng nhận thấy
sự khác lạ xung quanh mình. Anh ta thật hạnh phúc khi được sống trong khơng khí


giản dị, yên bình của gia đình: vợ quét sân, mẹ dọn cỏ ngồi vườn. Cảnh tượng
bình dị ấy khơi gợi trong lịng Tràng cảm giác hạnh phúc gắn bó vơ cùng với mình.
Khơng những thế Tràng nhận thấy mình có trách nhiệm với gia đình hơn, hắn cũng
muốn bắt tay làm gì đó góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình.
Bên cạnh khao khát hạnh phúc của Tràng, gia đình nhỏ ấy cịn được đắp xây nên
bởi khao khát của người vợ nhặt. Thị đã vượt lên trên số phận để sống trọn vẹn với
hạnh phúc nhỏ nhoi của mình. Cơ liều lĩnh theo Tràng về làm vợ và khi bước vào
gia đình Tràng, hiểu được gia cảnh của anh, thị ngán ngẩm thở dài nhưng muốn có
một gia đình. Thành vợ, thành dâu trong gia đình, thị bắt tay gây dựng gia đình,
cuộc sống với mẹ con Tràng: sáng hôm sau thị dậy sớm để thu vén nhà cửa. Nhờ
có đơi bàn tay của người vợ, mọi thứ hồn hóa bẩn thỉu đã bị đẩy lùi, căn nhà trở
nên đầm ấm hơn, thậm chí bản thân Tràng cũng thay đổi hẳn: trở thành người con
có hiếu và người chồng có trách nhiệm. Có thể nói càng trong hồn cảnh khó khăn,
con người càng trân trọng và tìm kiếm hạnh phúc.
Cùng viết về những người nông dân trong nghèo đói nhưng khác với nhà văn khác,
Kim Lân đã gieo vào trong tác phẩm của mình tư tưởng mới: Khi con người ta bị
đẩy tới bước đường cùng của cái đói, người ta muốn sống hơn muốn chết. Điều đó
được thể hiện rõ nét qua nhân vật người vợ nhặt và bà cụ Tứ. “Người vợ nhặt” vì
muốn thốt khỏi cái đói, cái chết, vì muốn tìm đến với sự sống mà đã liều lĩnh theo
Tràng về làm vợ. Niềm khao khát sống được nâng lên thành niềm khát khao hạnh
phúc làm thay đổi người đàn bà này từ một người chan chát thành người biết vun
vén cho hạnh phúc gia đình. Ở thị, sự sống mạnh hơn cả cái chết và thị làm mọi
cách để được sống và sống như một con người. Cùng với đó là niềm khao khát
sống của bà cụ Tứ. Dù lo lắng cho các con, dù xót xa cho cái khổ nhưng bà cụ vẫn
nén lịng mình lại động viên an ủi các con và cũng là động viên chính mình “ai
giàu ba họ, ai khó ba đời”. Bà cũng chủ động gây dựng cuộc sống cho mình và các



con. Bản thân bà cụ đã thay đổi hoàn toàn: khác với dáng đi lom khom và khuôn
mặt u ám hàng ngày bà cụ ra vào nhanh nhẹn rạng rỡ hẳn lên, bà nói chuyện vui,
bắt tay dọn nhà cửa. Tất cả thay đổi của bà cụ đều xuất phát từ tình yêu thương và
khát vọng sống.
Qua việc tái hiện bức tranh nghèo đói của con người cùng thế giới nội tâm nhân
vật, nhà văn tố cáo xã hội thực dân chèn ép, vùi dập con người đồng thời hướng
con người tới hướng đi đúng đắn: đến với cách mạng. Điều đó thể hiện qua suy
nghĩ nhạy bén của người vợ nhặt hướng về ánh sáng: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc
Giang người ta khơng chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta cịn phá cả kho thóc của
Nhật, chia cho người đói nữa”.Hình ảnh kết thúc tác phẩm: “Trong óc Tràng vẫn
thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” như lời cảnh tỉnh của nhà văn về
con đường mà người nông dân cần đi: con đường cách mạng.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” để lại những rung cảm trong lòng bạn đọc khơng chỉ bởi
niềm cảm thương, khao khát bình dị của con người mà còn bởi nghệ thuật độc đáo.
Nhà văn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm màu sắc của đồng bằng
trung du bắc bộ cùng cách xưng hô thân mật “u – tôi”, gọi vợ là “nhà tơi” gợi lên
khơng khí miền trung du với cuộc sống nghèo khó dân dã. Bên cạnh đó là nghệ
thuật xây dựng cốt truyện, tình huống hấp dẫn lơi cuốn bạn đọc ngay từ nhan đề.
Qua đó tác phẩm đã thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cùng niềm tin
vào tương lai tươi sáng của con người trong nạn đói.
Phân tích bài Vợ nhặt
Kim Lân là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt
Nam, với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng đã để lại những dấu ấn sâu sắc, có
tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học hiện đại nước nhà thế kỷ XX. Trong số gia
tài các tác phẩm ít ỏi của Kim Lân, Vợ Nhặt là một trong số những tác phẩm nổi


bật và xuất sắc nhất khi nói về số phận người nơng dân trong nạn đói kinh hồng

năm 1944-1945 làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Tuy nhiên Kim Lân không
như những cây bút hiện thực cùng thời, đi sâu vào hiện thực tàn khốc của xã hội,
mà trái lại tác phẩm của ông chú trọng nhiều vào các giá trị nhân văn, nhân đạo,
khai thác và làm sáng rõ những vẻ đẹp của con người thông qua nghịch cảnh cuộc
sống để mang đến ánh sáng, niềm tin hy vọng trong những tháng ngày tăm tối nhất.
Nói về Vợ nhặt Kim Lân từng chia sẻ “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về
sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến
những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương
lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. Thật vậy Vợ nhặt của Kim Lân là
một câu chuyện với tình huống truyện đặc biệt, được xây dựng trên một cái nền
cũng đặc biệt không kém khi tất cả khởi nguồn từ một mối hôn nhân kỳ lạ, khơng
mai mối của anh Tràng. Anh tình cờ “nhặt” được vợ trong một lần đi đẩy xe bò
thuê, cái sự kiện kỳ lạ đó diễn ra ngay giữa nạn đói kinh hồng, người chết đói la
liệt đầy đường, khơng khí ảm đạm, chết chóc tang thương bao trùm khắp làng quê.
Con người nhếch nhác, thảm hại dìu dắt bồng bế nhau đi khắp các nẻo đường với
những hình dung ám ảnh, kẻ sống thì “xanh xám như bóng ma”, người thoi thóp
“nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, cịn “người chết như ngả rạ”, … Đêm xuống
“khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, cả làng
xóm khơng nhà nào có ánh đèn, lạnh lẽo, xác xơ, khắp đường ln có những “bóng
người đói dật dờ đi lại như những bóng ma”, âm thanh thiểu não của “tiếng quạ
trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Cảnh tượng khủng
khiếp ấy Kim Lân không chủ ý nhấn mạnh hay tập trung trong suốt chiều dài tác


phẩm mà chỉ đôi lần lướt qua, để lại một vài câu chữ để, nói lên cái hiện thực tàn
khốc đang đeo bám lấy từng số phận con người khốn khổ.
Trong cái viễn cảnh kinh hoàng ấy, khi từng con người đang dò dẫm tiến dần tới
nghĩa địa, run rẩy bất lực trước lưỡi hái của tử thần thì lại có một đám cưới kỳ lạ

diễn ra, một tổ ấm mới được dựng lên với tất cả niềm tin, hy vọng vào tương lai tốt
đẹp hơn. Chủ nhân của gia đình ấy chính là Tràng, thị và bà cụ Tứ những con
người với những phẩm chất tốt đẹp và sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sẵn sàng vượt
lên trên thực tại khó khăn để hướng về một cuộc sống tươi sáng hơn.
Nói về nhân vật Tràng, anh sinh ra vốn dĩ đã thiệt thịi, gia cảnh nghèo khó, diện
mạo lại xấu xí, tính tình thì có phần ngờ nghệch, vơ tư quá mức. Tràng là người
dân ngụ cư, sống cảnh tha hương cầu thực, không ruộng đất, hàng ngày sống bằng
nghề kéo xe bị th, trong nhà cịn có thêm một mẹ già, cuộc sống vô cùng bấp
bênh vất vả. Thêm nữa chính do cái xấu xí, nghèo đói mà Tràng mãi chẳng thể có
được một tổ ấm riêng, cứ mãi lẻ loi đơn chiếc, vật lộn với cái đói, cái khổ. Là
người dân ngụ cư nên Tràng không được cái quyền xuất hiện trong các buổi hội
họp thơn xóm, sống cảnh bị xa lánh, coi thường, cuộc đời vừa thảm hại vừa đáng
thương vơ cùng. Tuy nhiên khơng vì thế mà Tràng nhụt chí, chán nản, trái lại anh
vẫn luôn chăm chỉ lao động, kiếm sống, chấp nhận làm công việc kéo xe vất vả để
kiếm tiền nuôi bản thân và chăm sóc người mẹ già yếu trong nhà.
Nạn đói ập đến, Tràng sống khó khăn hơn trước, nhưng cũng chính cái nạn đói ấy
đã trở thành cơ dun cho anh gặp thị, rồi nên duyên với nhau chỉ bằng 4 bát bánh
đúc. Trong cuộc gặp gỡ tiền định ấy, trước hết ta thấy được một vẻ đẹp rất đáng
quý của nhân vật Tràng. Anh là người nhân hậu, biết thấu hiểu và thông cảm cho
những số phận cùng cảnh ngộ, mà tiêu biểu nhất là thị, một người đàn bà vì đói sắp
chết mà bất chấp sĩ diện, liêm sỉ đòi ăn. Trước cái cảnh cong cớn, sưng sỉa trách


móc của thị vì anh lỡ đùa “Muốn ăn cơm trắng mấy giò, lại đây mà đẩy xe bò với
anh nì!” thì Tràng chẳng hề khó chịu, bực dọc, trái lại anh sẵn sàng bỏ tiền ra đãi
thị an no một bữa tận 4 chén bánh đúc. Ngay trong lúc nạn đói hồnh hành, người
ta phải lo từng miếng ăn, thì cái tấm lịng hào phóng của Tràng quả thực đáng q
vơ cùng.
Ấy rồi từ tấm lịng đồng cảm, thấu hiểu, Tràng đã dần chuyển sang sự xót xa,
thương cảm cho người đàn bà tội nghiệp, không nơi nương tựa và cũng sắp bước

đến đường cùng trước mắt. Lòng nhân hậu đã khiến anh muốn được che chở, chăm
sóc, thành thử trong giây phút Tràng đã thốt ra lời “Này nói đùa chứ có về cùng tớ
thì khn hàng lên xe rồi cùng về”. Đó có thể xem là một lời cầu hôn, tuy không
lãng mạn nhưng lại vô cùng quý giá và ý nghĩa, nhất là trong thời điểm người ta
cần có nhau để nương tựa qua nạn đói, trở thành cọng rơm cứu mạng của thị. Ấy
rồi, thị nhận lời chính thức trở thành vợ Tràng, một người vợ nhặt, khơng mối mai
sính lễ.
Lúc này đây, Tràng dường như trưởng thành hơn, những nét đẹp trong tâm hồn anh
lại càng được thể hiện rõ nét, Tràng biết săn sóc, để ý đến cảm nhận của người vợ
mới cưới, anh dẫn thị vào chợ tỉnh ăn một bữa no nê, rồi lại dẫn thị đi mua một cái
thúng nhỏ, với vài món đồ lặt vặt để thị về nhà chồng cho đỡ ngượng ngùng. Đó là
một sự tinh tế, thấu hiểu và bao dung hiếm có mà khơng phải bất kỳ một ai, một
người đàn ơng nào cũng có thể có được. Để mừng cho tân hơn, Tràng khơng tiếc
bỏ ra hai hào để mua dầu về thắp sáng trong nhà, cố gắng cho thị một ngày cưới
tuy không đầy đủ nhưng cũng có được những phần tươi sáng, vui vẻ, tạm xua đi
những cái tối tăm, mệt nhọc đang chờ phía trước.
Trên đường dẫn thị về nhà, tâm trạng của Tràng tràn đầy những cảm xúc phấn khởi
và hạnh phúc “Mặt hắn có một cái vẻ gì đó phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm


cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Thậm chí anh vui sướng đến
độ “trong một lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày,
quên cả cái đói khát đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Có thể nói
rằng cái đám cưới kỳ lạ với thị là bước ngoặt lớn của đời Tràng, mở ra cho anh một
cánh cửa mới, một con đường mới, đem đến một làn gió tươi sáng và tràn đầy hy
vọng trong tâm hồn chàng trai trẻ, dù rằng tương lai phía trước cịn nhiều chông
gai. Đến khi đưa thị về nhà giới thiệu với mẹ, lịng Tràng khơng tránh khỏi những
cảm xúc lo lắng, sốt ruột, anh thưa chuyện với mẹ bằng một thái độ nghiêm túc,
cẩn trọng mong mẹ xi lịng. Điều đó cho thấy rằng Tràng đang rất trân trọng và
mong chờ vào cuộc hôn nhân, một cuộc sống mới hứa hẹn sẽ cho Tràng cảm giác

hạnh phúc, một mái ấm gia đình trọn vẹn, tràn ngập yêu thương, để anh cũng như
bao người đàn ông khác được làm chồng làm cha, bước vào một cuộc đời mới lắm
thách thức nhưng cũng nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc.
Sau đêm tân hôn, Tràng dường như thay đổi hẳn, trưởng thành, chững chạc và
nhận thức được những trách nhiệm và vị trí của bản thân trong gia đình, anh vừa
cảm thấy hạnh phúc vừa cảm thấy bản thân có trách nhiệm phải xây dựng gia đình
êm ấm, mang lại hạnh phúc cho vợ con, ni sống gia đình. Điều ấy thể hiện rõ
ràng trong suy nghĩ “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người. Hắn thấy hắn có bổn
phận phải lo lắng cho vợ con sau này” đồng thời Tràng lập tức biến nó thành hành
động khi “hắn chạy xăm xăm ra giữa sân. Hắn cũng muốn làm một việc gì để dự
phần tu sửa căn nhà”. Trong bữa cơm đón dâu mới, Tràng nghĩ về việc phá kho
thóc Nhật, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng bộc lộ những suy nghĩ
mới, lối đi mới trong tương lai của Tràng và của cả rất nhiều những người nông
dân khác, nhằm giải thốt cho chính bản thân khỏi nạn đói kinh hoàng, khỏi sự áp
bức của kẻ thù.


Đối với nhân vật thị, sự xuất hiện của người phụ nữ này dường như lúc đầu đã
không gây được mấy thiện cảm, bởi cái sự cong cớn, sưng sỉa, bất chấp liêm sỉ vì
miếng ăn. Thế nhưng đi sâu vào thấu hiểu cho hoàn cảnh của thị trái lại người ta lại
thấy thương xót nhiều hơn, thị đã đi đến bước đường cùng, đang bước dần đến
nghĩa địa, ngay cái lúc ấy người ta chỉ mong được sống, khao khát sống đến mãnh
liệt, bằng mọi giá phải sống. Chính lẽ đó khi bắt được cơ hội đẩy xe bị để được ăn,
thị đã không chần chừ bất chấp cái thân thể tàn tạ, còn chút hơi sức. Nhưng Tràng
thế mà lại quên đi mất lời đùa của mình, thành thử thị tưởng mình bị lừa, thị buồn,
thị xót cái cơng sức và ấm ức vì cuộc đời khốn khổ sắp đến hồi kết. Những cái lúc
ấy sao người ta cịn có thể bình tĩnh, mà khơng sưng sỉa cong cớn lên cho được, ấy
rồi nhờ vậy mà thị được ăn, được sống, thậm chí có cả một người chồng, một mối
nhân duyên có phần kỳ lạ giữa cái nạn đói khủng khiếp.
Thị trở thành người vợ theo khơng, khơng mối mai, khơng cỗ bàn, khơng đồ sính

lễ, tủi nhục, thế nhưng trong cái hoàn cảnh ấy thị dù tủi hổ, nhưng cái thị cần nhất
vẫn là được sống, thị cần một chỗ dựa, một mái ấm để nương vào, để thốt khỏi cái
cảnh bèo dạt của mình. Khi về nhà chồng, thị bỗng thay đổi thành một con người
khác, tận mắt chứng kiến cái “nhà” thực chất chỉ là một căn lều rách nát của Tràng,
mắt thị tối lại, thế nhưng người đàn bà ấy chẳng hề tỏ ra sự thất vọng, ảo não trong
lòng, mà trái lại vẫn tiếp tục cùng Tràng vào nhà đợi mẹ chồng về.
Thị trở nên khép nép, lễ phép, khơng cịn cái vẻ đanh đá, chỏng lỏn khi mới gặp
Tràng, trước sự dặn dị, thương xót của bà cụ Tứ, thị dịu dàng, yên lặng lắng nghe,
và tiếp thu, sẵn sàng cùng Tràng xây dựng một mái ấm với những niềm tin mãnh
liệt về một tương lai tươi sáng. Sau đêm tân hôn cảnh thị dậy sớm chuẩn bị cơm
nước, quét dọn nhà cửa, vườn tược, gánh nước, hong khô đồ,… đã mang đến hình
ảnh đẹp của một người phụ nữ biết vun vén, tần tảo, hy sinh, đang cố gắng từng


ngày để xây dựng cuộc sống mới ấm êm, hoàn toàn rũ bỏ cái cảnh lay lắt, lang
thang đầu đường xó chợ.
Một nhân vật ấn tượng và đáng chú ý nữa trong truyện chính là bà cụ Tứ, nhân vật
đại diện tiêu biểu nhất cho một thế hệ người phụ nữ Việt Nam thế kỷ trước. Bà cụ
Tứ là một người đàn bà nghèo khổ, có cuộc đời nhiều đắng cay vất vả, một tay vất
vả nuôi anh Tràng khôn lớn, cho đến lúc già cả lại phải chịu cảnh trở thành dân
ngụ cư, lang bạt nơi xứ người, chịu cảnh đói kém hành hạ. Khơng chỉ chịu những
nỗi khổ về thể xác, bà cụ Tứ cịn ln sống trong cảnh dằn vặt với nỗi khổ tâm tự
trách vì bản thân nghèo quá không thể lo nổi cho người con trai một tấm vợ tử tế,
phải nhìn cảnh con mình khổ sở, đơn độc mưu sinh.
Ở nhân vật này ta thấy hiện lên rõ nét nhất ấy là tấm lòng yêu thương con sâu sắc.
Khi thấy anh Tràng dẫn một người đàn bà lạ mặt về nhà, bà không vội vã dò xét,
tra hỏi mà trái lại bà để cho con trai mình tự lên tiếng, sau khi hiểu ra biết bao
nhiêu là cớ sự, bà chẳng trách con tự tiện quyết định chuyện hôn nhân mà cái bà cụ
lo lắng nhiều nhất lại là “liệu rằng chúng nó có ni nổi nhau qua cơn đói này
khơng”. Lịng người mẹ vẫn muôn đời suy nghĩ cho con, thấy anh Tràng lấy vợ

trong cảnh đói kém, làng xóm tràn ngập một màu u ám, tiêu điều, lòng cụ Tứ lại
càng thêm nhiều đau xót. Xót con vì nghèo khó mà chẳng có được một đám cưới
tử tế, xót con vì phải cưới vợ trong cái cảnh sống hôm nay mà chẳng biết được
ngày mai, cũng lại xót xa cho chính cuộc đời làm mẹ mà chẳng thể làm gì để con
mình được sung sướng đầy đủ. Thế rồi sau tất cả những bộn bề suy nghĩ, lo toan,
lòng cụ Tứ dần lắng lại, cụ sốc lại tinh thần, giấu nhẹm đi những lo lắng trong lòng
để tác thành cho mối duyên của các con. Bà cũng hết lòng an ủi, động viên Tràng
và thị với những lời nói đầy hy vọng “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba
đời?”, tạo lập cho họ động lực, lịng tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn trong nay


mai, chỉ cần họ cố gắng hết sức, cùng nhau vượt qua khó khăn, vượt qua được nạn
đói kinh hồng này.
Bên cạnh tấm lòng thương yêu con sâu sắc, cụ Tứ còn hiện lên với tấm lòng nhân
hậu, bao dung biết thương cảm cho những số kiếp người bất hạnh, mà tiêu biểu
nhất là thị, người con dâu mới cưới. Khi nhìn đến người đàn bà với bộ dạng tả tơi,
thảm hại, đang rụt rè đứng đợi sự chấp nhận của bà, lòng bà bỗng dấy lên nhiều
những nỗi niềm thương cảm, nghĩ rằng “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ
này, người ta mấy lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”. Bà vội giục
thị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân, rồi tỉ tê, tâm sự chuyện hồn cảnh gia đình, về
chuyện khơng thể làm dăm ba mâm cỗ cưới khiến thị thiệt thòi, mong rằng thị có
thể hiểu và thơng cảm cho những nỗi khó khăn của mẹ con bà, mà thương yêu lấy
Tràng. Đối với bà chỉ cần vợ chồng Tràng sống với nhau hạnh phúc “cốt làm sao
chúng mày hòa thuận là u vui lắm rồi. Nam nay đói to đấy. Chúng mày lấy nhau
lúc này u thương quá”, rồi nhìn lại cái cảnh đói kém mà lịng nặng trĩu những nỗi
lo lắng, thương cảm về cuộc đời của Tràng và thị.
Bà cụ Tứ còn hiện lên với vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, niềm tin mãnh liệt vào
cuộc sống, hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, trở thành người truyền động
lực, cảm hứng cho con trai và con dâu, giúp họ có thêm sức mạnh, niềm tin vào
một cuộc đời khấm khá và bớt khó khăn hơn trong tương lai. Điều đó được bộc lộ

rất rõ thơng qua cảnh bà động viên vợ chồng Tràng lúc mới về, và cả trong cái
cảnh bữa cơm sáng bà cụ liên tục kể những câu chuyện vui, kể chuyện là ăn, nuôi
gà,… Dù rằng những dự định, những mong ước ấy có vẻ khá xa xơi và khó khăn
để thực hiện, thế nhưng nó vẫn đem đến cho câu chuyện những tia sáng ấm áp, xua
tan bớt cái sự thảm hại, u ám, tiêu điều của làng quê trong nạn đói kinh hoàng,
cũng mở ra cho các nhân vật những con đường mới mẻ, đầy hy vọng.


Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc khi
viết về số phận của người nông dân giai đoạn trước cách mạng, đặc biệt là trong
nạn đói kinh hồng. Đối với tác phẩm này, có thể tóm lược bằng mấy câu “Đói. Nó
vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên một tia sáng về
đạo đức, danh dự. Truyện Vợ nhặt khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch
ấy”. Cả Tràng, thị và bà cụ Tứ đều là những nạn nhân khốn cùng của nạn đói, cũng
đứng trước những ám ảnh về cái chết đang tới gần, thế nhưng họ không tuyệt vọng,
họ vẫn cố sống từng ngày, họ vẫn xây dựng gia đình, vẫn cùng nhau cố gắng, suy
nghĩ về chuyện tương lai, và tin tưởng rằng mình sẽ vượt qua được cái đói. Đó
chính là ý nghĩa nhân văn sau cùng mà Kim Lân muốn truyền tải, dù trong hoàn
cảnh khốn cùng nào thì con người ta vẫn ln lóe lên những tia sáng của phẩm
hạnh tốt đẹp, chúng không bị chơn vùi bởi thực tại mà càng vì thực tại mà trở nên
rõ nét hơn.
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn
Phân tích Vợ nhặt - Mẫu 1
Kim Lân là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và
những hình ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lịng
người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Tác
phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành
công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. Bằng bút pháp tả
thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho cuộc sống bần
cùng giai đoạn đó.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân ra đời trong thời kỳ đất nước đang rơi vào
nạn đói năm 1945, đời sống nhân dân bần cùng, kẻ sống người chết nham nhảm,
”người chết như ngả rạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng


×