ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
🙠🙠🙠🙠🙠
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Mơn: Tiến trình Văn học
CHỦ NGHĨA HẬU THỰC DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ KHÁI NIỆM HẬU THỰC DÂN
1.1. HỒN CẢNH RA ĐỜI
Lịch sử hình thành của hệ tư tưởng thực dân – thuộc địa.
1.1.1. Ý thức thực dân – hệ tư tưởng đã được hình thành từ trước khi quá trình xâm
lược châu Á vào đầu thế kỉ XIX.
Ngay từ thời xa xưa, người châu Âu đã có ý thức về một vùng đất rộng lớn
khác ngồi mình, và họ gọi đó là phương Đơng. Hiểu biết của người châu Âu về xứ sở
xa xơi đó phần lớn được dệt lên từ những câu chuyện huyền thoại, những gì các
thương nhân kể, hoặc hơn chút nữa là từ các đoàn quân thập tự chinh. Đến sau thế kỉ
ánh sáng, khi khoa học được đề cao và người châu Âu xem trọng việc tư duy duy lý,
những ý niệm về phương Đông lại càng được cũng cố và bồi đắp “phương Đơng
huyền thoại”, “trì trệ”, “dã man”… Nói chung, những quan điểm về phương Đông ấy
đã được viết bằng hiểu biết ít ỏi của người châu Âu về vùng đất này. Về sau, cùng với
châu Âu, Mỹ cũng đã tham gia và đóng một vai trị quan trọng trong việc tái định
nghĩa về ý niệm phương Đông trong sự khu biệt với họ - phương Tây – phần còn lại
của thế giới.
Tất nhiên, sự phân biệt đó dựa trên nhãn quan và tư duy duy lí của người
phương Tây. Họ chỉ nói về phương Đơng trong hình dung của họ thay vì phương
Đơng như nó vốn là. Chính trị cũng là một trong những yếu tố đã ảnh hưởng sâu rộng
đến cách nhìn của phương Tây về phương Đơng. Việc tạo ra một phương Đông vừa
đối lập, vừa tương đồng đã đóng vai trị rất tích cực vào việc củng cố niềm tin về bản
sắc và sức mạnh cho phương Tây. Điều này đã được tác giả Edward.W.Said nhận xét
rằng “Đông Phương học là chủ yếu, tuy không phải hồn tồn, nói về một hoạt động
văn hóa của Anh và Pháp, một dự án bao gồm những lĩnh vực rất khác nhau, như bản
thân trí tưởng tượng, tồn bộ Ấn Độ, miền Đông Địa Trung Hải, các bài Kinh Thánh
và các vùng đất có Kinh Thánh, việc bn bán hương liệu,…”. Người phương Tây
cũng tự tạo lập lên một loạt các ý tưởng phức tạp về phương Đông như “chuyên chế
phương Đông, sự nguy nga của phương Đông, sự độc ác của phương Đông và sự thèm
2
khát khối cảm của phương Đơng”. Bởi vậy, theo một cách nào đó, ta có thể nói rằng
mầm móng của hệ tư tưởng thực dân đã xuất hiện từ trước khi quá trình xâm lược và
mở rộng thuộc địa của các nước châu Âu bắt đầu vào thế kỉ XIX.
1.1.2. Sự xuất hiện của ý thức hệ thuộc địa, và xu hướng chống lại tư tưởng thực dân.
Liên hệ một chút đến lịch sử Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhớ ra luận điệu của
Pháp trong quá trình xâm lược đất nước của chúng ta “khai hóa văn minh”. Luận điệu
mỹ miều ấy được tạo lập ra để người phương Tây che giấu đi bản chất xâm lược của
mình trên các quốc gia phương Đơng. Nhìn trên phạm vi rộng, khơng chỉ Pháp mới có
ý tưởng rằng họ là những người bề trên, tiến bộ, mang văn minh đến với một dân tộc
An Nam mông muội, mà hầu hết các quốc gia thực dân khác đều chia sẻ ý tưởng đó.
Lấy dẫn chứng thứ cấp từ trong tác phẩm Đơng Phương Luận của tác giả
Edward.W.Said, ta có thể thấy được phần nào quan điểm của một số học giả châu Âu –
những người có liên hệ trực tiếp đến bộ máy chính quyền thực dân.
“Cơng việc của chúng ta là cai trị, cho dù có được biết ơn hay khơng, có được
người ta thật sự nhớ đến hay khơng, về tất cả những gì chúng ta đã giúp giải
thích cho nhân dân và cho dù người ta không tưởng tượng thấy một cách sinh
động tất cả những lợi ích mà chúng ta đã mang lại cho họ. Nếu đó là nhiệm vụ,
thì nhiệm vụ đó nên được thực hiện như thế nào? Nước Anh đã xuất cảng
“những gì tốt nhất của chúng ta sang các nước đó.” Những nhà cai trị tận tụy
đó đã làm tốt nhiệm vụ của mình “trong số hàng chục ngàn người thuộc một
tín ngưỡng khác, chủng tộc khác, ý thức kỷ luật khác và những điều kiện sống
khác”.
Balfour
Có thể thấy, học giả Balfour đã cho rằng nước Anh là ân nhân của Ai Cập. Họ,
những người hiểu Ai Cập hơn cả quốc gia cổ xưa đó, đã cử những người giỏi nhất để
giúp đỡ Ai Cập trong việc cai trị quốc gia. Balfour đã tự cho mình cái quyền năng nói
thay khơng chỉ cho những người Anh, mà cịn là vơ số người Ai Cập, vì ơng tin rằng
sự am hiểu về lịch sử của họ nên ông cũng biết rõ tất cả những gì ở họ hiện thời. Luận
3
điệu của Balfour là một luận điệu rất tiêu biểu cho ý thức hệ thực dân – những người
đã tạo lập ra một đại tự sự về phương Đông – và biến nó thành cơng cụ phục vụ cho
q trình xâm lược thuộc địa.
Và một sự thật lịch sử tất yếu rằng đại tự sự về phương Đông do những người
phương Tây tạo ra đã va chạm mạnh mẽ với phương Đông thật sự. Người phương
Đông, những người thuộc các nền văn minh lớn nhỏ, từng có thời kì rực rỡ dưới các
vương triều phong kiến, không thể chấp nhận được chuyện mình bị cai trị bởi một dân
tộc ngoại lai. Ngay khi các quốc gia phương Tây đóng vai trò như những người thực
dân tiến hành xâm lược các quốc gia thuộc địa nhỏ yếu hơn, sự va chạm trực tiếp về ý
thức hệ đã bắt đầu. Người dân các quốc gia thuộc địa, bằng nhiều hình thức đã phản
kháng lại những tư tưởng thực dân mà Đế quốc áp đặt lên đầu họ. Và sự phản kháng
ấy đạt đến đỉnh điểm khi các quốc gia thuộc địa dành được độc lập, bởi kể cả khi họ
đã giành được chủ quyền, họ vẫn phải chiến đấu với vô số tàn dư của hệ tư tưởng thực
dân cịn sót lại, còn tồn đọng trên đất nước họ và trong tâm trí nhân dân họ.
Về phần các nước phương Tây, đứng trước sự chống trả ấy, họ đã quy kết
nguyên nhân cho chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng, tư tưởng hậu thuộc địa gắn liền với các
nước thuộc thế giới thứ ba. Tất nhiên, phải thừa nhận khách quan rằng các nhà nghiên
cứu Macxist, dù có đứng về phe Liên Xơ hoặc không, cũng đã tác động rất lớn đến
việc nghiên cứu hậu thực dân do lý giải những xung đột trên bình diện văn hóa trong
mối tương quan với kinh tế, chính trị, xã hội. Song, một thực tế khác đã chứng minh,
xu hướng nghiên cứu hậu thuộc địa không hồn tồn chịu ảnh hưởng bởi Liên Xơ, bởi
sau khi Liên Xơ tan rã thì lý thuyết hậu thuộc địa vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ tuy có thay đổi một chút về dạng thức – là tập trung vào nghiên cứu vào các đối tượng
trung tâm và ngoại vi.
Dù rằng ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã có chủ quyền độc
lập, song lý thuyết hậu thuộc địa vẫn được áp dụng vào nhiều cơng trình nghiên cứu.
Phần là vì lý thuyết này giải thích được mối liên hệ giữa chính trị-kinh tế-văn hóa xã
hội của thời kì trước (giải cấu trúc hệ tư tưởng thực dân), mặc khác, nó cũng có thể lý
4
giải được cách mà các nước lớn đang chi phối sự vận hành của thế giới hiện đại (bằng
quyền lực mềm).
1.2. Khái niệm chủ nghĩa hậu thuộc dân.
"Chủ nghĩa hậu thực dân/hậu thuộc địa” (postcolonialism) là thuật ngữ được
sử dụng để định danh cho một loại hình nghiên cứu học thuật liên ngành kết
hợp giữa chính trị, lí thuyết và lịch sử; được xây dựng nhằm mục đích tạo ra
một diễn đàn xuyên quốc gia cho những nghiên cứu lấy nền tảng là bối cảnh
lịch sử của chủ nghĩa thực dân cũng như bối cảnh chính trị của những vấn đề
đương đại của q trình tồn cầu hóa.
ROBERT J.C. YOUNG
Trong một chừng mực nào đó, các nhà nghiên cứu lý thuyết này – tức là những
người chịu ảnh hưởng của học thuyết Marxist - đã dùng tính từ hậu thực dân như một
thuật ngữ chỉ những hệ lụy mà các nước thuộc địa phải đối mặt sau khi giành được
độc lập. Bằng nhiều hình thức, các tàn tích của chủ nghĩa thực dân vẫn còn tồn tại trên
các cựu thuộc địa này. Tuy vậy, ở giai đoạn sau, khi trật tự chính trị hai cực tan rã, thế
giới chuyển sang xu thế đa cực, đồng thời cách thức vận hành nền kinh tế, văn hóa đã
biến đổi phức tạp bởi xu hướng tồn cầu hóa thì chủ nghĩa hậu thực dân lại càng phát
triển ở hình thức phức tạp hơn. Nó khơng cịn gói gọn trong phạm vi văn hóa đơn
thuần, mà cịn bao qt lên rất nhiều khía cạnh khác.
Có thể nói, lý thuyết hậu thực dân chủ yếu nghiên cứu q trình xâm lược
về văn hóa chủ nghĩa đế quốc, sự kiểm soát, ràng buộc ngặt nghèo của chủ nghĩa
thực dân, tương quan về quyền lực văn hóa giữa mẫu quốc và thuộc địa, chú ý
đến những hàng rào phân chia địa vị văn hóa và q trình cựa quậy, giành lại
quyền lực giữa các nền văn hóa bất bình đẳng.
1.3. Biểu hiện của lý thuyết hậu thực dân trong văn học.
Trong phạm vi văn học, đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hậu thực dân gồm
hai nhóm chính. Trước hết, ta có thể kể đến các nhà văn và nhà thơ thuộc các quốc gia
5
thực dân khi họ tiếp cận với các đề tài liên quan đến thực dân và thuộc địa. Khi nghiên
cứu về nhóm đối tượng này, người nghiên cứu thường chú ý tìm cách phân tích q
trình bóp méo lịch sử, văn hóa cũng như cơng cuộc bóc lột của các nước thực dân và
chỉ ra chúng. Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu về những cây bút sống trong các
thuộc địa, kể cả những thuộc địa được hình thành chủ yếu bởi những người di dân đến
từ mẫu quốc (như Úc, Tân Tây Lan, Canada và, trong chừng mực nào đó, có thể kể cả
Mỹ), nhóm người di dân từ thuộc địa đến mẫu quốc hay nhóm dân cư đang sinh sống
tại quốc gia từng có lịch sử làm thuộc địa. Đối với nhóm đối tượng này, các nhà
nghiên cứu thường nỗ lực tìm cách nhận diện những nỗ lực viết lại lịch sử và tái tạo
bản sắc của các dân tộc thuộc địa qua văn học.
1.4. Các tác giả - cơng trình trung tâm
1.4.1. Edward W. Said (1935-2003, Mỹ), Phương Đông luận (Orientalism, 1978)
Edward W. Said là một trong những nhà phê bình văn học nổi tiếng của thế kỷ
XX. Ơng sinh ra ở Jerusalem, cha ơng là người Mỹ gốc Palestine, mẹ ông sinh ra ở
Nazareth. Said sống “giữa những thế giới” ở Cairo và Jerusalem cho đến năm 12 tuổi.
Khi chiến tranh nổ ra, ông quay về sống ở Cairo.
Sống trong hoàn cảnh như thế, tự Said cũng biết sự đặc biệt của mình: “Tơi
thấy mình là một đứa trẻ khác biệt ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời: Một cậu
bé Palestine được học ở Ai Cập, một cái tên tiếng Anh, một hộ chiếu Mỹ và tất cả điều
đó khơng có sự đồng nhất nào cả”1
Vì thế, Said chú tâm nghiên cứu về phương Đơng, đặc biệt là về q hương của
mình. Ơng cũng biết đến như một người đấu tranh không mệt mỏi cho dân tộc
Palestine.
Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, Đông phương học (Orientalism), xuất bản
vào năm 1978. Ngay vừa khi xuất hiện, cuốn sách đã gây tiếng vang trong giới phê
bình. Cuốn sách được xem là tun ngơn của chủ nghĩa hậu thực dân.
Trong đó, Said bác lại những thiên kiến, định kiến của phương Tây đối với
phương Đông. Said tháo gỡ những tiêu chuẩn áp đặt trước đó của phương Tây về các
vấn về văn hóa, tơn giáo, chủng tộc khỏi nền văn hóa Đơng phương. Ơng khẳng định
phương Đông không thể được nghiên cứu, xem xét theo cách các học giả phương Tây
từng làm, mà cần được đánh giá lại toàn diện, biện chứng hơn trong mối tương quan
với phương Tây.
1 Nhiều tác giả (2009). Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng thách thức (Literary Study in
Vietnam: Possibilities and Challenges). H: Thế giới, tr. 99.
6
Mặt khác, ông chỉ ra rằng đằng sau khái niệm cái khác mà phương Tây cố gắng
áp đặt đó, thật ra chính là âm mưu nhằm hợp thức hóa các cuộc xâm lược của họ, họ
nâng cao vị thế của mình, hạ bệ những gì khác họ. Diễn ngơn về thứ quyền lực đó đã
làm sai lệch, bóp méo hình ảnh phương Đông.
1.4.2. Gayatri Chakravorty Spivak (1942), Trong thế giới khác (In other World,
1988), Nhà phê bình hậu thực dân (The postcolonial Critic, 1991)
Spivak sinh năm 1942, là một triết gia người Ấn, thuộc thế hệ trí thức đầu tiên
của Ấn Độ sau khi độc lập. Bà là giáo sư trường Đại học Columbia, là một trong ba
thành viên sáng lập khoa văn học so sánh và xã hội. Bà là phụ nữ da màu duy nhất
được ban tặng vinh dự cao nhất của trường Đại học này trong suốt lịch sử 264 năm
của nó.
Pivak chú tâm nghiên cứu về hậu thực dân và nữ quyền, nhà phê bình này được xem là
đại diện cho phụ nữ phương Đông thuộc địa.
“phải có những nhà phê bình biết lắng nghe đằng sau sự “trầm mặc” của thân
xác và linh hồn, thấu hiểu được bên trong những cái biểu đạt dường như trống
rỗng đó cả một pho lịch sử bi đát được biểu đạt, từ đó dần dần xây dựng nên
được vị trí lịch sử cho phụ nữ thế giới thứ ba” 2
Bài viết “Tầng lớp dưới có thể lên tiếng hay không?” (Can The Subaltern
Speak?), được coi là một trong những văn bản sáng lập ra thuyết hậu thực dân. Trong
đó S đưa ra thuật ngữ “Tầng lớp dưới” ý chỉ những người phụ nữ (sati) bị áp bức cùng
quẫn dưới lời kể của những kẻ đứng đầu đạo Hindu trong thời kỳ thực dân Anh, nhưng
họ chưa giờ nói đến việc những người phụ nữ ấy đã tự vươn lên thế nào. Qua đó,
Spivak khuyến khích mọi người nghiên cứu thêm về tầng lớp dưới đó.
1.4.3. Homi Bhabha, (1949, Ấn Độ), Quốc gia và tự sự (Nation and Narration,
1990), Định vị văn hóa (The location of culture,1994)
Homi K. Bhabha sinh ra ở Mumbai, ông là một trong những nhân vật quan
trọng nhất trong giới nghiên cứu lý thuyết hậu thuộc địa đương thời. Ơng được trao
giải Padma Bhushan từ chính phủ Ấn Độ trong lĩnh vực văn chương và giáo dục vào
năm .
Ông là người đưa ra các thuật ngữ và khái niệm quan trọng như tính lai ghép
(hybridity), sự bắt chước (mimicry), tính nước đơi (ambivalence).
Bhabha lĩnh hội về chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism). Ơng cho rằng chủ nghĩa
thực dân kết thúc khơng có nghĩa là nó đã cắt đứt hồn tồn với thực tại, mà thơng qua
sự nối kết giữa quá khứ và hiện tại, di sản của chủ nghĩa này vẫn cịn đó và vẫn đang
2 Phương Lựu. (2001). Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX. H: Văn học, tr. 224
7
xâm nhập cho đến ngày nay. Từ đó Bhabha đi đến quan điểm rằng con người ngày nay
cần phải mở rộng thêm suy nghĩ về các luồng văn hóa.
Ơng phản đối “lý thuyết văn hóa tương đối phổ biến” - lý thuyết kêu gọi xóa tan sự
khác biệt bằng cách hội nhập các nền văn hóa khác vào nền văn hóa phổ biến hơn là
Âu-Mỹ. Ơng ủng hộ việc loại bỏ khác biệt để hịa nhập chứ khơng phải đồng nhất
nhằm xóa tan sự khác biệt đó.
1.4.4. Trịnh Thị Minh Hà (1952, Việt Nam), Woman, native, other: Writing
postcoloniality and feminism (Nữ giới, bản địa và những vấn đề khác: bàn về thời kỳ
hậu thuộc địa và chủ nghĩa nữ quyền, 1989)
Trịnh Thị Minh Hà sinh ra ở Hà Nội nhưng lớn lên ở miền Nam, trong suốt
những năm tháng chiến tranh Việt Nam. Bà định cư ở Mỹ vào năm 1970, tại đây bà
theo học nhạc và văn chương Pháp tại Đại học Illinois. Bà từng dạy học tại các trường
California, Berkeley, Havard, Smith, Ochanomizu (Tokyo),.. Ngồi ra, bà cịn là nhà
sản xuất phim, nhà văn, nhà phê bình hậu thực dân và nữ quyền.
Bà phát triển khái niệm cái TƠI (I’s), cụ thể là chủ thể Tơi thấp hèn, đáng
thương của người da màu, chính là đang kháng cự cái phân biệt, thiên kiến mà phương
Tây đề ra, thách thức nhị phân phương Tây - không phải phương Tây.
Từ đó, Trịnh Thị Minh Hà thể hiện lập trường của mình. Khơng phụ thuộc vào
một nhóm, một tầng lớp, một quy tắc hay thậm chí một loại ngơn ngữ nào. Cuộc sống
khơng chỉ có một mà rất nhiều tâm điểm.
Mặt khác, có thể kể đến một vài bộ phim đặc sắc của bà như “Không gian trần
trụi” (Naked space), “Họ Việt, tên Nam” (Surname Viet, Given Nam),...Hầu hết phim
bà lấy bối cảnh thời hậu thuộc địa, cũng như đề cập đến những vấn đề như bản sắc,
văn hóa dân tộc, phụ nữ,...
Ngồi những tên tuổi được nói đến ở trên, có thể nhắc đến một số tác giả - cơng
trình khác như.
Aijaz Ahmad (1969, Ấn Độ), In Theory: Classes, Nations, Literatures, In Our Time:
Empire, Politics, Culture
Jean-Loup Amselle (1942, Pháp), Critique postcoloniale : attention aux dérapages.
L’Occident décroché. Enquête sur les postcolonialismes, 2008.
Bill Ashcroft (1946, Úc), The Post-Colonial Studies Reader, Key concepts in postcolonial studies, Post-colonial transformation.
Tóm lại, có thể thấy quan niệm của lý thuyết hậu thực dân như sau:
Một là, công nhận người khác và sự khác biệt
Hai là, liên hệ mật thiết với thuyết đa văn hóa (multiculturel)
Ba là, diễn giải các hành vi, ý thức, nói năng của một cá nhân đang tồn tại - bản
sắc - là kết quả của một hoạt động giải mã, tẩy đi viết lại chính mình.
8
1.5. Đặc điểm sáng tác của chủ nghĩa hậu thực dân
1.5.1. Cái khác (Otherness)
Một trong những nội dung cơ bản và là vấn đề trung tâm mà chủ nghĩa hậu thực
dân khai thác và đào sâu là phạm trù về “Cái khác” (Otherness).
Tự bản thân con người và trong quá trình sống của họ, “cái khác” ln hiện hữu
như là sự phân biệt mỗi con người với nhau về nhân chủng, bản sắc, tính cách, ngơn
ngữ, quốc gia... Nhưng đối với thực dân, “cái khác” được sử dụng không phải để phân
biệt, chỉ ra sự khác nhau giữa “phương Tây” và “phương Đơng”, mà mục đích chính là
để thể hiện sự “khác biệt” của phương Đông so với phương Tây, từ đó hạ bệ và cho
rằng “phương Đơng” là dị biệt để rồi tạo nên cái cớ tiến hành sự xâm lược và thâu tóm
các quốc gia “dị biệt”, “thấp kém” hơn “phương Tây”. Do đó “Cái khác” xuất hiện
trong hầu hết những diễn ngôn của phương Tây về phương Đơng nói riêng và các
nước thuộc địa nói chung. Nguyễn Hưng Quốc giải thích trong nghiên cứu của ơng:
“‘Cái khác’ (otherness) khác với sự khác biệt (difference) vì ‘cái khác’ bao gồm cả sự
khác biệt lẫn bản sắc: ‘cái khác’, tự nó, là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành
chủ yếu trên sự phân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung tâm”.
Từ việc cho rằng bản thân là thượng đẳng, vĩ đại, lí trí, đẹp đẽ, tiến bộ, có bản
sắc riêng cần được gìn giữ, phương Tây cho rằng những gì nằm ngoài phương Tây là
ngược lại với những giá trị cao q ấy, thậm chí là khơng có bản sắc riêng nên sẽ phải
cam chịu bị phương Tây “đồng hóa”, bị áp đặt cách hiểu sai trái, bị gán cho những cái
mác, bị “viết lại”. Do đó các nhà văn hậu thực dân ln muốn truy tìm và khơi phục
q khứ, căn tính dân tộc cũng như khẳng định nó. Bên cạnh ý nghĩa khơi phục, bảo
vệ căn tính dân tộc, sự chống lại “Cái khác” còn là sự tự vệ và tạo thế bình đẳng giữa
các quốc gia của các nước thuộc địa.
1.5.2. Tính đề kháng (Resistance)
Tính đề kháng của chủ nghĩa hậu thực dân là mấu chốt để các nước thuộc địa
không bị thực dân cuốn đi và vẫn có thể tìm lại mình dù có bị vùi dập đến đâu.
Nguyễn Hưng Quốc phân tích: “Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của
tính chất đề kháng của các dân tộc thuộc địa là sự ra đời của chủ nghĩa quốc gia. Nằm
ở trung tâm của chủ nghĩa quốc gia là ý niệm về bản sắc dân tộc. Trong nỗ lực xây
dựng bản sắc dân tộc, các dân tộc thuộc địa thường loay hoay giữa sức đề kháng trước
áp lực của văn hoá thực dân và những quyến rũ của tính hiện đại vốn gắn liền với nền
văn hố ấy, giữa hiện thực bản xứ và bảng giá trị xem chừng có tính sang cả và phổ
qt ở Tây phương. Có thể xem thế áp đảo của các bảng giá trị này là một trong những
chiến thắng lớn lao nhất của chủ nghĩa thực dân: nó biến khái niệm Tây phương từ
9
một thực thể địa lý thành một phạm trù tâm lý để với nó, người ta sẽ thấy phương Tây
ở mọi nơi, thành cả thế giới văn minh, hơn nữa, thành mẫu mực của văn minh”.
Tính đề kháng biểu hiện cho việc thuộc địa có quyền phản kháng, chống đối bất
cứ những điều lẽ sai trái, áp đặt, diễn ngôn thực dân hướng đến họ. Nhưng để có thể
chống lại vơ số diễn ngơn của thực dân thì chỉ một diễn ngơn của thuộc địa thơi thì
khơng đủ, do đó “liên văn bản” ra đời đã cho phép liên kết diễn ngôn của các nước
thuộc địa, trở thành một sức mạnh tổng thể để chống lại diễn ngôn thực dân. Tính đề
kháng cịn thể hiện trong cảm thức và hành động, lí thuyết và thực hành cũng như
nhiều cách thức. Thuộc địa có thể đối mặt trực tiếp hoặc tạm thời thoát li để nhận diện
thực dân nhằm đưa ra giải pháp thích hợp.
1.5.3. Tính nước đơi (Ambivalence)
Dựa vào các trước tác của Homi Bhabha, Lê Thị Vân Anh giải thích về tính
nước đơi của chủ nghĩa hậu thực dân như sau: “Tính chất nước đơi (ambivalence) vốn
là một thuật ngữ trong chuyên ngành phân tích tâm lý để chỉ sự dao động liên tục giữa
mong muốn một điều và mong muốn thứ trái ngược với nó. Thuật ngữ này cũng diễn
tả một cảm giác diễn ra đồng thời vừa yêu thích vừa căm ghét một sự vật, một con
người hay một hành động nào đó”. Với tính nước đơi của chủ nghĩa hậu thực dân, sự
thật lịch sử được nhìn nhận một cách tồn diện và khách quan hơn. Do đó mối quan hệ
giữa thực dân và thuộc địa khơng chỉ là mối quan hệ một chiều chỉ có thực dân ảnh
hưởng đến thuộc địa và ảnh hưởng của thực dân khơng có điều gì tốt đẹp.
Thực dân ln tìm cách vạch rõ ranh giới giữa mình và các nước thuộc địa, một
bên thượng đẳng và một bên hạ đẳng, phủ nhận bản sắc và căn tính của thuộc địa để
có thể viết lại và đè lên nhưng với tính đề kháng nên những âm mưu đó khơng thực sự
có tác dụng triệt để. Tuy mang tâm thế đàn áp và chinh phục nhưng thực dân không
tuyệt đối chỉ có sự khinh thường, ghét bỏ mà cịn đem lịng cảm mến mảnh đất mới
“khác lạ” này. Tương tự với thuộc địa, họ cũng có sự phục tùng, tơn thờ, ngưỡng một
vẻ hào nhoáng của thực dân. Sự giằng co này đã hình thành diễn ngơn hậu thực dân và
trở thành đặc điểm nổi bật của nó. Về thuộc địa trong tính nước đơi, thực dân hướng
đến âm mưu bá quyền do đó họ “thích” những thuộc địa yếu đuối biết nghe lời và sự
ngoan ngoãn này sẽ giúp thực dân dễ dàng bành trướng thế lực hơn. Thực tế cho thấy
việc phản quốc và trở thành tay sai cho thực dân là có thật nhưng phần lớn vẫn có
nhiều sự chống đối hơn là quy phục. Nhưng sự chống đối này lại được thực dân mong
đợi vì họ khơng muốn thuộc địa trở thành bản sao hoàn hảo của mình. Thực dân cũng
khơng nằm ngồi mối quan hệ nước đôi. Thực dân muốn làm chủ thuộc địa nhưng
phương pháp bóc lột hồn tồn lại khơng phải kế sách tốt nhất, do đó thực dân vừa bóc
lột nhưng cũng vừa ni dưỡng thuộc địa, đặt thuộc địa trong tình thế nước đôi.
10
Tóm lại, tính nước đơi đã làm xáo trộn mối quan hệ một chiều giữa kẻ trị và
người bị trị, khiến cho mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi bóc lột khơng đơn thuần
là bóc lột và chống đối cũng khơng hồn tồn là chống đối, cảm xúc u ghét lẫn lộn;
sự thống trị của thực dân trở nên lỏng lẻo và ở thuộc địa có tình trạng quy phục của
một bộ phận người. Nhưng sau tất cả thì vì sự phức tạp và mâu thuẫn của nó nên đến
hiện nay tính nước đơi vẫn cịn gây nhiều tranh cãi và khơng thực sự thống nhất.
1.5.4. Tính lai ghép (Hybridity)
Chủ nghĩa hậu thực dân đã giải quyết hầu hết những vấn đề thực dân để lại và
mở ra những hướng khai phá, nghiên cứu mới về vấn đề thực dân và hậu thực dân.
Trong đó “tính lai ghép” là một tính chất quan trọng.
Nguyễn Hưng Quốc bàn về tính lai ghép trong văn học như sau: “Từ thế kỷ 18,
từ lai ghép nổi lên như một thuật ngữ trong các lý thuyết về chủng tộc; sau, nó lắng
xuống hầu như cùng lúc với sự thoái trào của chủ nghĩa thực dân; nhưng gần đây…
khơng phải chỉ “trở lại”, nó cịn trở lại một cách huy hồng, với tư cách một trong
những ý niệm trung tâm của nhiều trường phái và nhiều ngành học khác nhau, từ chủ
nghĩa hậu thực dân/thuộc địa - PQT lưu ý - đến chủ nghĩa hậu hiện đại…”. Bên cạnh
đó, Homi Bhabha cũng nói về “sự thơng dịch văn hóa”: “bởi văn hóa là một quá trình
biểu nghĩa hay một tác vụ biểu trưng, mọi hình thức văn hóa, bằng cách nào đó, đều
có liên quan với nhau. Sự nối khớp giữa các nền văn hóa là có thể xảy ra, song khơng
bởi sự quen thuộc hay sự giống nhau về nội dung, mà bởi mọi nền văn hóa đều là các
thực hành nội suy có tính cấu tạo biểu trưng và thiết lập chủ đề.”. Từ đó ta rút ra, trong
q trình thực dân đồng hóa thuộc địa bằng cách đưa văn hóa của họ vào lấp đi văn
hóa của ta, thì hai nền văn hóa đã kết nối với nhau qua q trình lai ghép, tạo hiệu ứng
“gậy ông đập lưng ông” cho nước thực dân.
Trong quá trình xâm lược, thực dân cố gắng khiến cho thuộc địa cảm thấy trỗng
rống và mất đi văn hóa truyền thống, biến văn hóa truyền thống của thuộc địa trở
thành điều gì đó xấu xa, xấu xí, kém cỏi, sử dụng “Cái khác” để hạ thấp thuộc địa.
Nhưng thực tế, “sự khai sáng” của thực dân đã tạo nên sự lai ghép nền văn hóa thực
dân vào nền văn hóa thuộc địa, và cũng vì họ đã coi thường sự mạnh mẽ của “truyền
thống”, nên đã không ngờ rằng sự lai ghép này đã khiến cho nền văn hóa thuộc địa
được “nâng cấp”. Thực dân tưởng rằng có thể điều khiển được sự giao lưu, lai ghép
văn hóa nhưng hóa ra lại khơng. Thực dân cố đồng hóa thuộc địa với văn hóa của họ
và từ chối tiếp thu văn hóa của thuộc địa nhưng vơ hình trung sự lai ghép giữa hai nền
văn hóa vẫn diễn ra. Dẫn đến kết quả thực dân bị đánh trả bởi chính âm mưu của họ.
11
CHƯƠNG 2: TINH THẦN HẬU THỰC DÂN QUA VÀNG LỬA CỦA NGUYỄN
HUY THIỆP
Nhiều những cơng trình nghiên cứu, sáng tác về thuộc địa và các vấn đề thuộc
địa được tiếp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt ở chính những lãnh thổ, quốc
gia có liên đới. Những cây bút đến từ các nước thuộc địa lẫn chính quốc đều góp phần
vào cơng cuộc phát tán này.
Viết về Việt Nam, đó có thể là những tác giả ở các nước thực dân đang bày tỏ
suy tư, cũng có khi là những nhà văn gốc Việt đã định cư ở nước ngoài, chịu ảnh
hưởng của cả hai nền tư tưởng, văn hóa, nhưng phần nhiều đến từ những tác giả người
Việt, những người chưa hẳn đã trải qua thời kỳ thực dân cai trị nhưng ni dưỡng
trong mình những vấn đề cấp bách của dân tộc, họ là những cây bút đại diện cho tinh
thần Việt. Mà Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cá nhân như thế.
2.1. “Hiện tượng văn học” Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng. Ông sinh ra
trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đang lúc quyết liệt. Từ nhỏ Thiệp đã cùng gia
đình lưu lạc đến nhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Năm 1970 ông tốt nghiệp khoa Sử
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ông viết văn khá muộn (lúc đã ngoài bốn mươi). Tác phẩm của ông đậm nét về
nông thôn, miền núi và những người lao động. Đề tài thường gặp trong truyện ông là
lịch sử, những truyện hơi hướng cổ tích, mang màu sắc huyền thoại về thế sự.
Truyện của Nguyễn Huy Thiệp được dịch và xuất bản ở một số nước (chủ yếu ở
Pháp). Ông nhận huy chương Chevaliver des arts et des lettes của Pháp (7/2007), giải
Premio Nonino ở Ý (2008), giải về Lý luận - phê bình của Hội nhà văn Hà Nội cho tập
tiểu luận Giăng lưới bắt chim (2006)
Tuy đã có một số truyện ngắn đăng tải trước đó, nhưng Nguyễn Huy Thiệp chỉ
thực sự được biết đến khi báo Văn nghệ đăng lần đầu Tướng về hưu (1986). Tiếp sau
đó, chùm truyện ngắn gồm Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết được trình làng và một lần
nữa gây xơn xao trong dư luận, tạo nên những cuộc tranh luận có phần gay gắt trong
đời sống văn học những năm cuối 80, 90 của thế kỷ trước. Với những sự xôn xao,
tranh cãi, tốn nhiều giấy mực của các nhà phê bình thời ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã trở
thành một hiện tượng mới lạ trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XX.
2.2. Truyện ngắn Vàng lửa và vấn đề viết lại lịch sử
2.2.1. Tóm tắt
Vàng lửa, cùng với Kiếm sắc, Phẩm tiết được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số
18 vào năm 1988. Lời dẫn truyện kể rằng có đọc giả tên là Quách Ngọc Minh ngỏ ý
cung cấp cho nhân vật “tôi” thêm nhiều tư liệu cổ về những câu chuyện huyền thoại
12
khơng nhiều người biết đến. Nhờ những tư liệu đó, nhân vật “tôi” lúc về Hà Nội đã
chỉnh lý để viết thành truyện. Kế truyện được dẫn dắt theo bút ký của nhân vật
Phrăngxoa Pơriê (người Pháp, tên thường gọi là Phăng) lúc sinh sống ở An Nam.
Phăng có nhiều đánh giá về con người nơi đây này, đó là ông vua Gia Long và cả
Nguyễn Du Phăng từng có dịp gặp mặt. Sau những lời của Phăng là lời hồi ký của một
người Bồ Đào Nha trong nhóm tìm vàng, ở đây người đọc nhìn thấy một Phăng hồn
tồn khác, đối lập với một người được trọng dụng, sâu sắc ở trước, lại là một con
người tham lam, ích kỷ, chuyên quyền. Sau cùng tác giả gửi gắm ba đoạn kết truyện,
người đọc phải suy ngẫm lựa chọn đâu là kết thúc phù cho Phăng, nhóm tìm vàng, vua
Gia Long và cả thời đại lịch sử đã qua ấy.
2.2. Có nhiều lịch sử trong truyện ngắn Vàng lửa
Lịch sử là đề tài quen thuộc trong văn học hậu thực dân. Bởi trong cuộc đụng
độ giữa thuộc địa và thực dân trước kia, lịch sử đã bị đứt đoạn, vỡ nát. Những ký ức
của dân tộc chỉ là miếng dán hờ lên miệng vết cắt sâu hoắm, không thể khôi phục lịch
sử vẹn ngun trên tiến trình của nó. Vì vậy, xu hướng của các nhà văn hậu thực dân
là nhìn lịch sử với một góc nhìn khác, thiết lập những giá trị, tiêu chuẩn khác.
Ở Việt Nam, sau khi thực dân xâm lấn tạo nên những mất mát về lịch sử, bắt
đầu tiến vào giai đoạn mà sự hình thành, bồi đắp quá mức về lịch sử được coi trọng,
tung hô. Phạm Ngọc Lan gọi thời kỳ là “diễn ngơn lịch sử đang mang tính chủ nghĩa
dân tộc cực đoan”. Vậy là văn hóa Việt nam trong thời hậu dân có hai di sản, tàn dư,
một là chủ nghĩa thực dân trước đó, một là tâm thái dân tộc cực đoan được bồi đắp này
sau này, đều là những vấn đề cần được quan tâm, giải quyết. Chính vì thế, Nguyễn
Huy Thiệp với Vàng lửa, vừa là “giải thiêng” những hình tượng nhân vật lịch sử bị
đóng khung, vừa chỉ ra những định kiến, thiên kiến mà từng một thời các nước Tây
phương áp đặt lên xứ thuộc địa mình.
Người phương Tây nhìn vào xứ khác
Trong Vàng lửa, đoạn hồi ký đầu của nhân vật Phăng cho ta thấy nhiều đánh
giá của nhân vật này đối với xứ An Nam.
Trước hết, đó là ơng vua Gia Long.
“Nhà vua như một khối cơ đơn khổng lồ. Ơng đóng trị rất giỏi trong triều
đình. Ơng đi, đứng, ra, vào, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn
quần thần. Ông là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ, đần độn. Là người
chồng đáng kính của các bà vợ tầm thường… Ơng biết ơng đã già, với bọn
cung tần mỹ nữ trẻ đẹp ơng bất lực. Ơng biết rõ cái triều đình thiển cận do ơng
dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói..”
Phăng cũng có dịp gặp Nguyễn Du và đánh giá về vị đại thi hào này:
“Trước mặt tôi là người bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ. Ơng nổi tiếng là nhà
thơ có tài. Tơi thấy ơng hồn khơng hiểu gì về chính trị. Trước sau, ơng là một viên
quan tận tụy. Ơng hơn những người khác ở nhân cách nhưng nhân cách ấy có giá trị
13
gì khi cuộc đời thực của ơng xúi xó, túng kiết [...] Cũng như Gia Long, ông là một
khối nguyên liệu to lớn nhưng nhẹ đồng cân hơn, hợp chất tạo thành ít hơn, độ bám
của bụi bặm cũng ít hơn. Cả hai đều là những khối nguyên liệu vô giá, những vật
quốc bảo”.
Rõ ràng là Phăng không hề tung hô Gia Long như một số người nghĩ. Cho dù
so với Nguyễn Du người ngoại quốc này chí ít vẫn dành cho ông vua An Nam những
từ khen hơn.
Câu Phăng so sánh Gia Long, Nguyễn Du với quốc bảo cũng cho ta thấy cái
nhìn đậm nét đến từ người Tây phương. Trong nhãn quan của họ, Đông phương là nơi
kỳ bí, nó cảm tính, trái với Tây phương lý tính, vì vậy Đơng phương như là vùng đất
đặc biệt: Gia Long hiểu và nhận thức sự “đóng trị” của mình, nhưng ơng chấp nhận
điều đó; Nguyễn Du thì tài hoa đấy, cung cách cũng tốt, nhưng cũng chẳng để làm gì.
Vì vậy, theo Phăng, cả hai đối tượng trên thật kỳ lạ, khác lạ.
Phăng còn đánh giá chung về nền văn hóa xứ này. Hắn ví nơi này như là:
“Một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cơ gái ấy vừa thích
thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó”.
Hay trong đoạn kết thứ hai chỉ rõ, Phăng cho rằng lịch sử phương Đông thực
chất bắt đầu từ ngày phương Tây khám phá ra nó: “Chữ viết có gốc La tinh phổ biến,
người Việt dần thốt ra sự cầm tù đáng sợ của nền văn minh Trung Hoa, có những
mối giao lưu chung với cộng đồng nhân loại”.
Hết thảy, đó hồn tồn nói về Phăng - một người phương Tây, có quãng thời
gian sống ở xứ sở Đơng phương, kể về trải nghiệm theo lối nhìn lối nghĩ của riêng
mình mà khơng có ai kiểm chứng, phán xét đúng sai. Một góc nhìn coi phương Tây là
trung tâm, là văn minh của nhân loại nên có quyền phán xét, coi thường những vùng
khác nó là điều gì đó tăm tối, mê muội, cần được khai phá làm cho văn minh lên.
Người phương Tây nhìn vào nhau
Đó là đang nói đoạn trần thuật thứ hai, những lời trong hồi ký của người Bồ
Đào Nha đã vẽ lên cho chúng ta mơt Phăng thật khác trước đó. Ngược với những lời
thâm sâu, khéo léo, hòa hảo, Phăng hiện lên với hình tượng kẻ bạo ngược, bạo tàn.
Hắn bỏ mặc một người Hà Lan đến chết, vứt xác người ấy xuống sơng.
Người mình nhìn lại mình
Được bàn đến trong đoạn kết thứ ba. Những gì ghi chép trong hồi ký người Bồ
Đào nha bị lật lại bởi hiện thực phũ phàng: chính Lính triều đình là những người đã
bao vây, tiêu diệt đồn tìm vàng chứ khơng phải là cái chết ngẫu nhiên như họ vẫn
tưởng. Vua Gia Long từ lúc giết trọn cho đến khi “cử một người trong hoàng tộc đứng
ra lo việc khai thác mỏ vàng” cho thấy nỗi khiếp sợ những gì ở ngoại, chỉ giữ mình
trong cung điện kín kẽ. Ngồi việc nói đến chính sách của một triều đại trong lịch sử,
cái kết này có thể cịn bàn đến khả năng n vị quá mức với lịch sử của mình, lấy
mình làm trung tâm và cắt đứt những tương tác ở bên ngoài. Sự co cụm trong suy nghĩ
dẫn đến những bước lùi trong phát triển đất nước.
14
Từ đầu, hình tượng vua Gia long trong mắt Phăng (và có thể là cả người đọc) là
vị vua gánh vác nhiều, nghĩ nhiều, toan tính cho vương triều, cho đại cục. Nhưng cho
đến đoạn kết này, trông thấy sự nhược tiểu lẫn cố chấp ấy, chúng ta có khi phải nghĩ
lại: nghĩ về việc mỗi xứ dù là vùng nhỏ bé, nhược tiểu thế nào, cũng có lúc sẽ xa lạ, sợ
sệt những gì q khác mình, lúc đó, hẳn cũng tự coi mình là “trung tâm”.
Tóm lại, Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp đã viết nên nhiều những lịch sử.
Lịch sử ở đây là những khả năng có thể xảy ra, tình tiết trong một cốt truyện thay đổi
dẫn kết truyện thay đổi, câu chuyện thay đổi. Lịch sử của phương Đơng nhìn từ nhãn
quan phương Tây, lịch sử của người bản xứ khi nhìn về quá vãng,... nhiều những lịch
sử tạo nên từ diễn ngôn đa lịch sử. Mỗi góc nhìn đó đều góp phần vào cơng việc suy
ngẫm những tiếng lòng đến từ người thực dân lẫn bản địa, thuộc địa. Họ có những góc
nhìn, cảm nhận khác nhau đặt trên sự cạnh tranh đã tồn tại lâu đời. Người đọc muốn
xem liệu những nước thuộc địa đã trải qua những gì, đã làm những gì để vượt qua tất
cả hậu thời kỳ bị đô hộ, chiếm đóng. Và sau cùng, quay trở về vấn đề cấp bách, quan
trọng: làm sao để giữ vững sự khác biệt của mình bên cạnh một vùng văn hóa dường
như là quá áp đảo, quá rộng lớn. Để điều khác biệt trở thành điểm đặc biệt của mình,
là điều mà lý thuyết hậu thực dân đã đề cập, và vẫn ln là một nhiệm vụ vừa cao cả,
vừa khó hồn thành đến tận bây giờ.
CHƯƠNG 3: TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA HẬU THỰC DÂN TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM
3.1. Dịch thuật
Tiếp nhận về chủ nghĩa hậu thực dân ở Việt Nam hầu như còn rất xa lạ bởi sự
hạn chế của dịch thuật. Hiện mới chỉ có cơng trình mang tính bản lề của thuyết hậu
thuộc địa trên thế giới là Orientalism (Chủ nghĩa phương Đông - E. Said - New York Pantheon, 1978) được chuyển ngữ sáng tiếng Việt do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành
vào năm 1998 (Được dịch là Đông phương học).
3.2. Giới thiệu và thực hành nghiên cứu
Ở Việt Nam, Phương Lựu là một trong những nhà phê bình nghiên cứu khá đầy
đủ những lý thuyết phê bình. Trong Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX
(2001), bên cạnh việc giới thiệu về những chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại, cuối cơng
trình tác giả có bàn đến chủ nghĩa hậu thực dân với những quan niệm và giới thiệu các
tác giả cùng với các nghiên cứu của họ về chủ nghĩa này.
Nguyễn Hưng Quốc, giới thiệu tóm lược mười ba phương pháp phê bình, trong
Phương pháp phê bình văn học được đăng trên trang mạng www.tienve.org, trong đó
có chủ nghĩa hậu thực dân. Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu những vấn đề trung tâm
nhất và kể ra những nhà văn sáng tác theo khuynh hướng này, đem đến cho người đọc
15
hình dung cơ bản về chủ nghĩa hậu thực dân. Trong một bài viết khác Tính chất thuộc
địa và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam (2000), Nguyễn Hưng Quốc phân tích
một cách sắc sảo về tâm thức thuộc địa của dân tộc Việt Nam từ thời trung đại đến
hiện đại – yếu tố dẫn đến tính chất thuộc địa trong văn học Việt Nam. Ngoài ra tác giả
này cịn có rất nhiều bài viết khác về hậu thuộc địa như Tính lai ghép trong văn học
Việt Nam (2008), Giải lãnh thổ hóa trong văn học Việt Nam (2008)...
Gần đây, Phạm Quang Trung – PGS. TS tại Đại học Đà Lạt đã có bài tham luận
trình bày về Thuyết hậu thuộc địa ở Việt Nam (2011). Sau khi giới thuyết một cách
tổng quát nhất về chủ nghĩa hậu thực dân và các nhà lý luận tiêu biểu trên thế giới,
Phạm Quang Trung đi đến nhận định rằng “Thuyết hậu thuộc địa còn khá xa lạ với
giới văn chương – văn học Việt Nam”. Tác giả đi đến phân tích và chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế ấy. Ngồi ra Phạm Quang Trung cịn có bài tham
luận khác bàn về hậu thuộc địa ở Việt Nam “Việc giới thiệu chủ nghĩa hậu thuộc địa ở
Việt Nam trong bối cảnh văn chương Đông Á hiện nay” (2011) (Introduction to
literary postcolonialism in Vietnam in the context of contemporary East Asian
literature). Tác giả giới thiệu sơ qua về chủ nghĩa hậu thuộc địa trong nghiên cứu và
phê bình văn học thế giới qua đó để thấy được “sự cần thiết và cấp thiết của việc tìm
hiểu và vận dụng tinh thần cũng như một số khái niệm cơ bản của khuynh hướng này
đối với sự phát triển của nền văn chương và khoa văn học Việt Nam hiện nay”.
Đoàn Ánh Dương trong bài viết Nghiên cứu hậu thực dân ở Việt Nam (2011) từ việc
bàn về tiếp nhận lý thuyết và nghiên cứu hậu thực dân đi đến mở rộng triển vọng
nghiên cứu hậu thực dân ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Nhà nghiên cứu trẻ tuổi
này còn có bài viết Những biểu thuật hậu thực dân: văn học Đổi mới như là di sân hậu
thuộc. Ở đó đối mặt với các hiện tượng hậu thực dân như những dấu mốc diễn giải
quan trọng, tác giả khái quát về chủ nghĩa hậu thực dân và nhận thức về các diễn giải
để chỉ ra hình thức và quá trình vận động của chủ nghĩa này ở Việt Nam.
3.3. Phê bình
Vận dụng thuyết hậu thực dân vào phê bình nghệ thuật nổi bật hơn cả là ở
trường hợp Lê Thị Vân Anh. Tác giả đã có hai bài viết cơng phu về vấn đề này là Tính
chất nước đơi của chủ thể hậu thuộc địa trong “Vu khống” của Linda Lê và Tính chất
nước đơi và mầm mống phá hủy nhãn quan thực dân về Việt Nam tính trong bộ phim
“Đông Dương”. Điểm mạnh ở bài đầu là ở sức khám phá mang tính văn học nằm ở
chủ thể sáng tạo. Điểm mạnh ở bài sau của Lê Thị Vân Anh lại ở sự vận dụng thành
công về mặt lý thuyết trong sự đối sánh giữa chủ nghĩa hậu thực dân với chủ nghĩa
thực dân.
Hoạt động phê bình văn chương theo xu hướng hậu thuộc địa vẫn còn là một mảnh đất
màu mỡ với nhiều triển vọng tốt đẹp. Một trong những ví dụ tiêu biểu đó chính là việc
phê bình truyện Vàng lửa của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Vàng lửa là một truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được ra mắt lần đầu năm 1988 trên tạp chí Văn Nghệ.
Qua “Vàng lửa”, chúng ta ghi nhận những nỗ lực của Nguyễn Huy Thiệp để “viết” và
16
“viết lại” lịch sử từ những góc nhìn khác nhau. Vàng lửa đã đặt ra những vấn đề hết
sức nhạy cảm đối với người đọc trong quá trình đánh giá lịch sử và văn hóa dân tộc
mà từ lâu, bởi nhiều lý do khác nhau khiến chúng ta nhận diện chưa đúng bản chất của
nó. Vàng lửa cùng với các truyện lịch sử Phẩm tiết và Kiếm sắc khi mới ra đời vào
cuối những năm 1980 đã thật sự tạo nên sự đánh giá hết sức khác nhau trong dư luận.
Có ngun do từ quan điểm chính trị. Nhưng cũng có nguyên do từ lý thuyết văn
chương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn điện tử
Tiếng Việt
1.
Phạm Quang Trung (2011). Việc giới thiệu chủ nghĩa hậu thuộc địa ở Việt
Nam trong bối cảnh văn chương Đông Á hiện nay (Introduction to literary
postcolonialism in Vietnam in the context of contemporary East Asian literature).
Truy xuất từ website Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn:
/>2.
Lê Thị Như Vân (2014). Tiểu thuyết của Nguyễn Xn Khánh dưới lăng kính
phê bình hậu thực dân : luận văn Thạc sĩ : 60.22.34 / Lê Thị Như Vân ; Nguyễn
Thị Thanh Xuân hướng dẫn. Truy xuất từ Cơ sở dữ liệu nội sinh Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn: />aID=1&ID=239605
3.
Đặng Thị Thanh, Trịnh Văn Thể, Nguyễn Quỳnh Như, Trần Thị Thùy Trang,
Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Lý Kim Ngân,
Nguyễn Văn Thủy (2014). Phê bình hậu thực dân. Truy xuất từ:
/>4.
Lê Ngọc Phương (2014). Tiểu thuyết Mario Vargas Llosa dưới góc nhìn phê
bình hậu thực dân : báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường năm
2014. Truy xuất từ Cơ sở dữ liệu nội sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn: />5. Phạm Ngọc Lan. (2021). Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch
sử và quá trình viết lại lịch sử. Truy xuất từ
(truy cập ngày 25/2/2022)
17
Tiếng Anh
1.
Key Terms in Post-Colonial Theory. Truy xuất từ Dallas Baptist University:
/>fbclid=IwAR0BfNOeT4gR8Fbv3ormw03PXFsex_kzTpos52k38l3xSZH9SY6btLS
cVys
2. Gianmaria Colpani, Jamila M. H. Mascat, Katrine Smiet (2022). Postcolonial
responses to decolonial interventions. Truy xuất từ Taylor & Francis Online:
/>fbclid=IwAR0-Nbyed1KEswPBRS9Ft8N-fjqH4YpDSkjvq2DwQ5h_tEu0xAofUT9erA
18