Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nuôi tôm cần tảo đậm hay tảo nhạt ? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.32 KB, 4 trang )

Nuôi tôm cần tảo đậm hay tảo nhạt ?

Nuôi tôm không thể thiếu tảo. Tảo cùng với máy quạt nướclà nguồn cung cấp ôxy quan
trọng cho ao nuôi. Tảo tạo thành “tấm che” ngăn bớt ánh sáng chiếu xuống đáy giúp tôm
giảm stress (sốc) và hạn chế tảo đáy phát triển. Ngoài ra tảo còn là nguồn thức ăn tự
nhiên gián tiếp trong giai đoạn tôm còn nhỏ.


Bình thường, tảo tương đối nhạt ở tháng nuôi đầu. Nhưng bắt đầu từ tháng nuôi thứ hai
trở đi, sự tích tụ chất thải khiến cho tảo phát triển mạnh, màu nước ao nuôi đậm dần cho
đến khi thu hoạch. Màu nước quá đậm gây ra một số bất lợi:
 pH vào buổi chiều quá cao (trên 8,5) làm cho độ độc của NH
3
tăng
 Ôxy “rớt” xuống thấp (dưới 3 ppm) từ nửa đêm đến gần sáng khiến tôm dễ nổi đầu
 Tảo dễ bị tàn khi gặp thời tiết xấu

Làm thế nào để biết tảo trong ao đã đậm ?
 Độ trong của nước dưới 30 cm
 Độ pH [pH chiều hôm nay cao hơn pH chiều hôm qua trên 0,2 hoặc pH chiều (cao
nhất trong ngày) cao hơn pH sáng (thấp nhất trong ngày) trên 0,5]
 Ôxy buổi sáng (khu vực rìa chất thải) dưới 3 ppm, tôm nổi đầu vào nửa đêm hay
sáng sớm
 Tôm giảm ăn

Theo kinh nghiệm, khi màu nước ao nuôi quá đậm, người nuôi thường “cắt” tảo bằng hóa
chất như BKC hoặc dùng vôi dolomite đánh vào ban đêm. Trong nhiều trường hợp, tảo bị
“rớt” đột ngột ngay sau đó và một lượng lớn xác tảo gây ô nhiễm ao nuôi.

Hiện nay, sự biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết ngày càng bất thường. Các đợt mưa kéo
dài, gió mạnh, đợt lạnh hay nắng nóng kéo dài tác động xấu đến chất lượng nước ao nuôi


và ảnh hưởng mạnh đến tảo. Vì vậy, xu hướng hiện nay là nuôi tôm với tảo nhạt (độ
trong 30 - 45 cm) trong suốt vụ nuôi, đặc biệt là từ tháng nuôi thứ hai đến khi thu hoạch.
Để làm được điều này, người nuôi cần kiểm soát được lượng chất thải (bùn đen) trong ao
ở mức “cho phép”. Sau đây là một số biện pháp cần thực hiện:

1- Kiểm soát chặt chẽ thức ăn
 Cho ăn vừa đủ hay hơi thiếu, tránh cho ăn thừa
 Đối với tôm chân trắng cho ăn 3 suất rưỡi (ban đêm cho ăn 50% để tôm ăn thức ăn
thừa trong ngày)
 Chủ động cắt giảm thức ăn khi thời tiết bất lợi, tôm lột xác, sau khi xử lý hóa chất,
thiếu ôxy (tôm nổi đầu hay ôxy vùng rìa chất thải dưới 3 ppm).
2- Chạy máy quạt nước đưa ôxy đầy đủ xuống ao
 1 HP (chạy dầu) = 400 kg tôm, 1 kw (chạy điện) = 500 kg tôm
 Khi cho ăn, tắt hết quạt trong tháng đầu, nhưng từ tháng nuôi thứ hai trở đi đến khi
thu hoạch thì chỉ tắt 50% lượng quạt nước
3- Sử dụng vi sinh PondPlus® 1 kg/ 10.000 m
2
, định kỳ 7 - 10 ngày/lần
4- Nếu mất tảo đột ngột do biến động mạnh về thời tiết thì người nuôi có thể sử dụng
màu nhân tạo, sau đó cần gây màu trở lại.

Khi tảo đậm thì xử lý ra sao ?

Cần thực hiện các biện pháp dưới đây liên tục từ 4 - 7 ngày tùy mức độ đậm của tảo:
 Cắt giảm thức ăn
 Tăng cường quạt nước liên tục
 Tăng liều lượng và rút ngắn ngày sử dụng vi sinh PondPlus®





×