Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Những điều cần lưu ý về sâu bệnh hại lúa mùa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.38 KB, 3 trang )

Những điều cần lưu ý về sâu bệnh hại lúa mùa

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Trong điều kiện sản xuất vụ lúa mùa ở các tỉnh miền Bắc nói chung và
Thanh Hoá nói riêng thường thường là trung điểm của nhiều đối tượng dịch hại
sâu bệnh. Đồng thời còn phải chịu tác động của khí hậu thời tiết diễn biến phức
tạp khó lường. Vì vậy, để chủ động sản xuất thâm canh an toàn đạt năng suất, hiệu
quả cao và giảm tối đa thất thiệt do sâu bệnh, thời tiết gây nên. Chúng ta cần phải
sát thực với qui luật phát sinh sâu bệnh, qui luật diễn biến thời tiết và áp dụng các
TBKT để tổ chức sản xuất phù hợp với địa phương.
Thực tế ở Thanh Hoá đã phân định 3 vùng sinh thái mang tính đặc thù là 3
vùng kinh tế, vùng khí hậu và cũng là 3 vùng sâu bệnh phát sinh theo qui luật khác
nhau. Diễn biến thời tiết, sâu bệnh vùng ven biển chịu tác động lớn hơn, sớm hơn
cả về thời gian, cường độ và mật độ. Sau đó là vùng đồng bằng và trung du miền
núi.
Cụ thể hơn, ở từng "miền” của mỗi vùng sinh thái cũng chịu tác động khác
nhau về thời tiết và sâu bệnh. “Miền” phía Nam chịu ảnh hưởng khắc nghiệt hơn
“miền” Bắc. Nên ở mỗi “miền” vùng khi lập kế hoạch, phương án sản xuất hàng
vụ, hàng năm cần phải bám sát các qui luật diễn biến thời tiết, phát sinh sâu bệnh
để né tránh tối đa “tình huống xấu” xảy ra.
Chúng ta đều biết rằng: Dịch hại do sâu bệnh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời tổn hại đến kinh tế và môi trường sinh
thái
Ở mỗi vùng sinh thái mức độ dịch hại sâu bệnh là khác nhau, càng ở vùng
ven biển, vùng trình độ thâm canh cao thì đối tượng sâu bệnh hại càng phát sinh
nhiều hơn. Do vậy, công tác chỉ đạo điều hành sản xuất thâm canh yêu cầu chặt
chẽ, có cơ sở khoa học và gắn liền với việc nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật
cho nông dân.
Theo qui luật sâu bệnh phát sinh phát triển với tỷ lệ mật độ cao hay thấp
của từng lứa, từng giai đoạn còn phù thuộc vào điều kiện thời tiết, việc thực hiện
các biện pháp kỹ thuật trong cánh tác và trong đầu tư thâm canh (giống, phân


bón...). Vì vậy, sản xuất thâm canh phải gắn liền với công tác bảo vệ thực vật.
Trên cơ sở đó, các giải pháp phòng trừ sâu bệnh cần vận dụng cụ thể vào
điều kiện từng vùng, từng địa phương cơ sở để có phương án chỉ đạo, điều hành
đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Về tổng quát chung mang tính cố định trên tất cả các vùng miền là:
1. Giống lúa:
Chọn bộ giống lúa tiềm năng năng suất cao, có tính phổ rộng và tính chống
chịu tốt: Sâu bệnh và thời tiết; chủ đạo là các giống lúa ngắn ngày từ 95-110 ngày
(lúa lai, lúa thuần Trung Quốc).
2. Thời vụ gieo cấy:
Sắp xếp thời vụ gieo cấy để lúa trỗ trong khung thời tiết an toàn và trước
khi bướm sâu các loại ra rộ để lúa vào chắc, cây cứng sẽ giảm tối đa thiệt hại do
sâu gây nên.
3. Đồng ruộng:
Xử lý đất, diệt trừ mầm mống sâu bệnh tồn dư, trừ cỏ dại trên ruộng, bờ
ruộng. tạo mặt bằng tối thiểu để cấy, kết thúc thời vụ sớm nhất. Cụ thể:
+ Dùng vôi bón khi cày bừa vỡ (trước cấy 10- 15 ngày)
+ Không sử dụng phân chuồng tươi
+ Diệt cỏ sau khi cấy 2-3 ngày (thuốc trừ cỏ)
+ Không để úng, hạn khô kéo dài
4. Phân bón và chăm sóc:
Áp dụng chặt chẽ kỹ thuật bón phân hữu cơ các loại đảm bảo:
+ Bón cân đối NPK, bón vôi xử lý đất và tăng lượng phân hữu cơ các loại
+ Cách bón chăm sóc: Bón đạm tập trung đầu kỳ (lúa đẻ nhánh) kết hợp sục
bùn (bón lót: Vôi, phân hữu cơ, phân NPK). Kali bón khi lúa làm đòng ở giai đoạn
đứng cái đến đòng non. Vụ mùa cần tăng lượng lân và kali.
5. Tổ chức lực lượng điều tra phát hiện sâu bệnh và dịch vụ BVTV:
Nhiệm vụ là hướng dẫn chỉ đạo nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
đúng kỹ thuật theo IPM và dịch vụ thuốc BVTV đảm bảo an toàn hiệu quả.
6. Từng địa phương ở từng vùng miền cần lập biểu đồ về qui luật phát

sinh sâu hại qua nhiều năm và gắn với thực tại vụ mùa để xác định thời điểm trừ
sâu hợp lý, hiệu lực hơn: Thời kỳ bướm rộ và thời điểm sâu nở.

×