Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Múa Ấn Độ: Một đặc trưng ngôn ngữ cơ thể ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.33 KB, 3 trang )










Múa Ấn Độ: Một đặc
trưng ngôn ngữ cơ thể

V
ới ng
ư
ời Ấn
Ð
ộ, múa l
à m
ột môn nghệ thuật đặc
biệt. "Khi múa tới đỉnh điểm, nó hòa với giai điệu
vũ trụ, là "cách đến với Thượng đế nhanh nhất" -
nhà thơ nổi tiếng Su-phi Ru-mi của Ấn Ðộ trước
kia đã từng ví von như vậy.

Múa là chuyển động tổng hợp của trí óc và của
toàn bộ cơ thể. Nhà hoạt động nghệ thuật Áp-bi-na-
y-a Ðác-pa-na của Ấn Ðộ diễn giải: Một vũ công
phải giữ bài hát trong cổ họng và mô tả ý nghĩa ấy
bằng bàn tay, trạng thái tình cảm qua ánh mắt,
đồng thời giữ nhịp với bàn chân. Khi tay đưa đến đâu, mắt phải nhìn theo đó, mắt


đưa đến đâu, trí óc phải ở đó, trí óc tới đâu, cảm xúc phải tới đó, trí óc tới đâu,
trạng thái tình cảm phải ở đó Như vậy, cử chỉ, điệu bộ là linh hồn của múa Ấn
Ðộ.

Cử chỉ, điệu bộ các động tác múa mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ðó là ngôn ngữ
của cơ thể. Theo A-nan-đa Cô-ma-ra-xoa-mi - một chuyên gia nổi tiếng về nghệ
thuật Ấn Ðộ, nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ là dựa trên những chuyển động xúc
cảm và tự nhiên. Ví như: nhãn cầu chuyển động vòng quanh biểu lộ sự phẫn nộ,
ánh mắt khắc khoải biểu lộ tình yêu, lông mày dướn lên bi
ểu lộ sự nghi ngờ, lỗ mũi
phình rộng biểu lộ sự tức giận, gò má sệ xuống biểu lộ nỗi buồn, vành môi sệ
xuống biểu lộ sự ghen tị Bản thân cơ thể người cũng có khả năng biểu lộ theo
nhiều cách. Người vũ công luôn tìm cách đạt được tư thế hoàn hảo nhất để truyền
tải được ý nghĩa nhiều nhất. Một số nhà nghiên cứu múa Ấn Ðộ của châu Âu so
sánh múa châu Âu với múa Ấn Ðộ cho rằng, nghệ thuật múa châu Âu "rất sơ đ
ẳng"
so với "văn hóa diễn cảm bằng cơ thể" của múa Ấn Ðộ.


Múa Ấn Ðộ được phân làm ba kiểu: múa mạnh mẽ của đàn ông (Tandava), múa
duyên dáng nữ giới (Lasya) và múa kết hợp cả hai (Pindibandha). Có sáu trường
phái múa chính: Bharatnatyam,
Kathakali, Manipuri, Kucbipudi, Odissi và Kathak.
Nhưng t
ất cả đều tuân theo một nguyên tắc chính là các cử chỉ, điệu bộ của mắt,
mũi, mồm, tay (bàn tay, ngón tay), chân (bàn chân, ngón chân), bụng, ngực,
mông đều phải biểu lộ ngôn từ của tình cảm con người.

Trong vũ ba-lê của phương Tây, múa chủ yếu đựa trên những động tác khoáng đạt
và có rất ít biểu hiện trên khuôn mặt. Trái lại, người vũ công Ấn Ðộ thì biểu lộ rất

nhiều trạng thái tình cảm qua khuôn mặt. Quả thật, không một loại hình múa nào
lại chú trọng tới ngôn ngữ cơ thể như múa Ấn Ðộ.

×