TIỂU LUẬN TỨ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tên đề tài: Sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội
với phẩm chất “Cần”.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là và tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam và là một danh nhân
văn hóa thế giới. Người là một trong những vị lãnh tụ cách mạng bàn nhiều về
đạo đức và bản thân, là biểu tượng cao quý của đạo đức cách mạng. Suốt cuộc
đời Người đặc biệt quan tâm đến công việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán
bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng
và là sức mạnh, là nhân cách của con người.
Người coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng, vơ tư được xem là 8 chữ vàng mà Bác yêu cầu mỗi cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phấn đấu thực hiện thật tốt để phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cần là một phẩm chất của đạo đức cách mạng.
Cần thẩm thấu, chi phối, tác động biện chứng trong chuỗi giá trị văn hóa đạo
đức cách mạng. Có cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm
mới chính.
Cần cù, siêng năng là nguồn gốc của văn minh và tiến bộ xã hội. Để sinh
tồn và phát triển, dân tộc nào cũng phải cần cù nhưng do điều kiện sống khó
khăn, cần cù trở thành một giá trị đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí
Minh đưa ra một hệ thống quan điểm sâu sắc về cần. Từ khái niệm, vai trò, nội
dung biểu hiện đến phương pháp tu dưỡng. Đặc biệt, Hồ Chí Minh khơng chỉ
nói nhiều, nói hay về cần mà cịn là tấm gương thực hành chữ cần một cách bền
bỉ, trung thực nhất. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu phẩm chất “cần” trong tư
tưởng Hồ Chí Minh trong phần nội dung sau đây.
B. NỘI DUNG.
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chữ “Cần”
1. Khái niệm và trò chơi của chữ “Cần”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Cần” tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng,
dẻo dai; rằng “Cần” là luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Phải
biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc cho lâu dài.
Bác cũng phân tích mặt đối mặt lập của Cần, đó là “lười biếng”. Lười
biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tại hại đến cơng việc của hàng nghìn,
hàng vạn người khác. Như vậy theo Người, “lười biếng là có tội với đồng bào,
với Tổ quốc”, trái với đạo đức cách mạng, cản trở phong trào thi đua lao động
sáng tạo của cả dân tộc.
Cần là một thuộc tính, phẩm chất của đạo đức mạng. Giá trị xã hội và sức
lan tỏa “cộng hưởng” của chữ “Cần” được Hồ Chủ tịch khái quát như sau:
“Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì
nhất định có thành cơng. Siêng hoạt động thì có sức khỏe. Người siêng năng thì
mau tiến bộ. Cả nhà riêng thì chắc chắn ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn
thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. Bằng phép tính đơn giản, chỉ
cần mỗi người, mỗi ngày làm thêm 1 giờ mà ý nghĩa kinh tế của nó thật to lớn.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947), Hồ Chủ tịch phân tích:
“Bệnh lười biếng là tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết, làm biếng
học hỏi, làm tiếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùng
cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh.
Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Nguyên
(13/03/1960), bên cạnh biểu dương những việc làm tốt, Người ân cần phê bình,
nhắc nhở “một số công nhân chưa thật yên tâm công tác. Kỷ luật lao động chưa
chặt chẽ, cịn tình trạng đi muộn về sớm, cịn lãng phí sức người, sức của. Cán
bộ thì tinh thần trách nhiệm cịn kém...” Một số cán bộ, đảng viên “thiếu tinh
thần chịu khó, ngại cơng việc khó, thiếu cảnh giác, kém kỷ luật,...” Hệ quả của
căn bệnh này khơng những khơng giúp họ hồn thành nhiệm vụ được giao mà
tác dụng nêu gương đối với các cán bộ dưới quyền rất thấp.
Theo Bác, chữ Cần không chỉ là chăm chỉ, siêng năng mà bao giờ cũng gắn
với trí sáng tạo, phương pháp, lề lối làm việc khoa học, hợp lý.
Song “Cần” và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền
bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày khơng cần, thì cũng vơ
ích.
2. Tại sao phải rèn luyện chữ “Cần”.
*Xét về mặt cá nhân:
Chăm chỉ, siêng năng trước hết mang lại lợi ích cho cá nhân mỗi chúng ta.
Chăm chỉ học tập, tích lũy kinh nghiệm chúng ta sẽ xây dựng một nền tảng
vững chắc để phát triển hơn trong tương lai, mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cả
lợi ích kinh tế.
Khi đứng trước những cơng việc khó khăn nếu chăm chỉ, không bỏ cuộc
giữa chừng, chúng ta sẽ đạt được kết quả thậm chí cịn tốt hơn mong đợi.
*Xét về mặt xã hội, đất nước, dân tộc mang tính tập thể.
Một người lười biếng có thể ảnh hưởng tại hai đến cơng việc của nghìn,
hàng vạn người khác.
Tồn dân tộc ta đoàn kết thành một khối. Tất cả mọi người, mọi địa
phương, mọi ngành đều cố gắng, siêng năng, thì nước ta sẽ tiến bộ rất nhanh
chóng. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
3. Giải pháp để thực hiện đức tính “Cần “
Để tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư của Hồ Chí Minh được
thấm sâu vào nhận thức của sinh viên, địi hỏi cần phải tăng cường cơng tác
tun truyền, giáo dục; đặc biệt nhà trường, tổ chức đoàn thể cần phải có kế
hoạch giới thiệu và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của
Người.
Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác giáo dục ý thức, tuyên truyền phôt biến
pháp luật cho sinh viên để giúp họ điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật,
trành phạm pháp, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Bản thân sinh viên cũng phải tự mình rèn luyện, chăm chỉ, chịu khó, ln
học tập, tìm tịi, sáng tạo, nâng cao tri thức, thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.
II. Liên hệ thực tế đối với sinh viên trường ta hiện nay
1. Thực trạng và nguyên nhân
Trong môi trường học đường hiện nay, khơng khó để bắt gặp những hành
vi xấu trái với chữ “Cần” của sinh viên Việt Nam nói chung và của sinh viên
trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội nói riêng.
Có nhiều sinh viên đến lớp để ... tụ tập. Các bạn đến lớp không chú ý học
mà trao đổi, nói chuyện trên trời dưới biển, có nhóm chơi bài trong lớp học
ngay cả khi giáo viên đang có mặt trong lớp do lợi dụng lớp đơng sinh viên,
thầy cơ khơng chú ý đến; có nhóm cịn lợi dụng tình trạng trên để trốn ra ngồi
chơi cho thoải mái.
Có nhiều sinh viên khơng đi học, mà ... đi chơi game. Có thể thấy các quán
nét quanh trường lúc nào cũng đơng kín các máy, bất kể ban ngày hay ban đêm.
Đa phần các bạn đều đưa ra lí do cho mình là: "Học sớm rồi lại quên, khi
nào thi thì dồn sức vào học là kịp, vừa đỡ cơng học mà khơng mất thời gian
chơi.”
Có nhiều bạn cũng có lí do khác như đi làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp
thị,... dẫn đến lơ là việc học. Tuy nhiên, đó khơng phải là lý do chính vì có
những sinh viên học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn rất cao. Nguyên
nhân ở đây là da sinh viên khơng chịu tìm tịi tài liệu giáo trình phục vụ cho
chun mơn của mình.
Số sinh viên tìm đọc sách trên thư viện khơng nhiều, tính tự giác ngày càng
thấp. Số sinh viên tự động tìm tịi và học tập chiếm phần nhỏ hơn đại bộ phận
tổng số sinh viên.
Bên cạnh những hình ảnh tiêu cực, vẫn có những sinh viên khơng ngừng
nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả tốt.
2. Vai trò và giải pháp rèn luyện các đức tính “cần” đối với kết quả rèn luyện
của học sinh, sinh viên.
Cần cù, nhẫn nại là chìa khóa cho mọi sự thành cơng.
Trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, chăm chỉ rèn luyện bản thân,
khơng bỏ cuộc giữa chừng, ln kiên trì với cơng việc mà mình đang theo đuổi.
Chắc chắn sẽ đạt kết quả ngoài mong đợi.
Để rèn luyện đức tính “Cần”, trước hết bản thân mỗi sinh viên cần phải tự
giác, không bị lệ thuộc bởi Internet hay những giờ giảng đọc chép.
Sinh viên cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, chuẩn bị
làm bài trước khi đến lớp, tôn trọng giáo viên và môn học.
Giáo viên nhà trường thay đổi phương pháp dạy để gây hứng thú với sinh
viên, tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho sinh viên về đạo đức, lối sống; đưa ra
và thực hiện các hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Mỗi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học hết sức quý giá, sáng
suốt và có nghĩa to lớn với tồn dân tộc ta. Hơn lúc nào hết, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta ln ghi nhớ và làm theo những
lời Bác dặn, cần, kiệm để xây dựng đất nước; liêm, chính, chí cơng vơ tư để
phục vụ nhân dân, làm cho đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành như sinh thời Bác kính yêu
hằng mong muốn.
Trong cuộc sống hiện đại, viêc học là vấn đề được đặt lên hàng đầu, mỗi
sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước cần rèn cho mình tính cần cù,
chăm chỉ vì chỉ có cần cù, chăm chỉ mới đưa chúng ta đến thành công.