THẾ TỤC HĨA TƠN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA CỦA NIKOS KAZANTZAKIS
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
NGUYỄN HỒNG YẾN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Hệ thống hình tượng nhân vật là một trong những phương diện quan
trọng để đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm theo
khuynh hướng thế tục hóa tơn giáo. Để làm rõ tính chất thế tục trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis, chúng ta cần tìm hiểu sợi dây
liên kết bên trong của cấu trúc tác phẩm, cụ thể là thông qua hệ thống hình tượng
nhân vật. Bằng việc sử dụng hệ thống hình tượng nhân vật bổ sung, tương phản
Nikos Kazantzakis đã thể hiện một cách tài tình sợi dây ràng buộc thế tục giữa Đức
Chúa Jesus và những nhân vật khác.
Từ khóa: thế tục hóa tơn giáo, hình tượng nhân vật, Nikos Kazantzakis,
secularization...
1. MỞ ĐẦU
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố cấu thành. Những yếu
tố này được sắp xếp thành nhiều tầng lớp khác nhau theo một nguyên tắc thống nhất. Nguyên
tắc kết hợp các lớp thành tố này chính là kết cấu văn bản nghệ thuật. Từ điển thuật ngữ văn học
định nghĩa kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… Tổ chức tác phẩm
không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận,
chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác
phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngồi bố cục, kết cấu cịn bao gồm: tổ chức hệ
thống tính cách; tổ chức thời gian và khơng gian nghệ thuật; nghệ thuật tổ chức những liên kết
cụ thể của các thành phần của cốt truyện; nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngồi cốt
truyện,... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [1].
Trên cơ sở cách hiểu đó, người viết muốn nghiên cứu, tìm hiểu về mối liên hệ ngầm ẩn bên
trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazantzakis từ góc nhìn thế tục hóa
tơn giáo. Thông qua kết cấu của tác phẩm, người viết muốn làm rõ dụng ý và tài năng nghệ
thuật của nhà văn Nikos Kazantzakis ở phương diện giải thiêng tôn giáo trong văn học. Tuy
vậy, kết cấu là một phạm trù bao quát và rộng lớn, trong phạm vi một bài báo, người viết chỉ
lựa chọn tập trung vào phương diện thể hiện rõ nhất tính chất thế tục của kết cấu là hệ thống
hình tượng nhân vật.
2. HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BỔ SUNG
Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa có mối liên hệ rất chặt chẽ với
nhau. Quyết định của người này ảnh hưởng đến cuộc đời của người khác. Mối liên kết chặt
chẽ đó có được là nhờ kết cấu hệ thống hình tượng nhân vật bổ sung vốn rất quen thuộc trong
sáng tác văn chương.
Chúng ta thấy Nikos Kazantzakis đã hoàn toàn giữ lại hệ thống nhân vật của Kinh Thánh
nhưng thay đổi mối quan hệ giữa họ. Điều này tạo nên sợi dây liên kết thế tục giữa những con
người bình thường như Magdalene, bà Mary mẹ Jesus, Mary – Martha,… và nhân vật thần
thánh như đức Chúa Jesus. Nhờ kết cấu hệ thống hình tượng nhân vật bổ sung, phụ thuộc, các
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 363-367
364
NGUYỄN HOÀNG YẾN
nhân vật gắn liền với nhau bởi các quan hệ thế tục, làm đậm nét tính chất giải thiêng tôn giáo
trong tác phẩm. Điểm mới lạ của tác phẩm chính là tác giả đã vận dụng nó một cách thành
công trong việc miêu tả cuộc sống đời thường với những mối dây ràng buộc thế tục. Mối quan
hệ giữa Jesus và các nhân vật khác đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa trách nhiệm gia đình, niềm tin
tơn giáo và khát vọng bản thân. Hình tượng Jesus vì thế trở nên đa diện và gần gũi.
Ở những chương đầu của tác phẩm, Jesus hiện lên là một thanh niên ln mang đầy sợ hãi và hối
tiếc. Khi nhìn quanh cuộc sống của mình, Jesus thấy đâu đâu cũng là lỗi lầm do mình gây ra. Biết
bao nhiêu lần Jesus rên rỉ: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi” và trong suy nghĩ của mình, anh dằn vặt về sự
bất hạnh của tất cả mọi người: “Cha tôi bị tê liệt là tại tôi”, “Do lỗi lầm của tôi mà Magdalene
thành gái bán dâm; do lỗi lầm của tôi mà Do Thái còn rên siết dưới ách áp bức…” [2, tr. 18-20].
Để tạo ra Đấng Cứu thế mà cha của Jesus mãi mãi bị liệt. Để giữ gìn một Đức Jesus hiến dâng
toàn bộ tâm hồn và thể xác cho sự nghiệp cứu vớt Do Thái, cứu vớt loài người mà Magdalene uất
ức biến mình thành gái bán dâm. Mẹ Mary vì đứa con ngây dại, khơng làm nên trị trống gì mà
bất hạnh. Do Thái cịn rên xiết là vì một người được chọn hèn nhát như Jesus. Đó là những suy
nghĩ luôn dằn vặt Jesus trong những tháng ngày tuổi trẻ. Ngập chìm trong cơn đau từ những móng
vuốt vơ hình và sự bất hạnh của những người thân yêu, Jesus vùng vẫy kháng cự để đấu tranh cho
hạnh phúc của những người yêu thương và cho sự tự do của chính Jesus.
Hệ thống hình tượng nhân vật bổ sung trở thành phương thức hữu dụng để tác giả mở rộng
biên độ thế tục ở hình tượng Jesus. Từ một vị thánh linh thiêng, Jesus trở thành một thanh
niên với những ham muốn tính dục và khát khao tự do, làm chủ cuộc sống. Việc bà Mary
buộc Jesus đi tìm vợ chỉ là một sự kiện châm ngịi cho sự phản kháng của nhân vật này. Đó
khơng chỉ là sự tuyên chiến của Mary đối với Chúa trong cuộc đấu tranh giành lại con trai, đó
cịn là cú hích thúc đẩy Jesus đứng lên đấu tranh chống lại số mệnh. Đặc biệt, giữa Jesus và
Magdalene có một mối quan hệ tương hổ sâu sắc. Quyết định đấu tranh hay phục tuân ý Chúa
của Jesus ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời Magdalene. Vì Jesus hèn nhát khơng dám tranh
đấu đến cùng mà Magdalene trở thành gái bán dâm. Vì bi kịch của Magdalene mà Jesus đã bị
dằn vặt, đau khổ suốt một thời gian dài. Ngôn ngữ và hành động có tính chất báng bổ của
Magdalene có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tinh thần thế tục hóa: sự đứt gãy niềm
tin ở Đấng Cứu Thế.
Ở những chương cuối của tác phẩm, Nikos Kazantzakis đặt Jesus trong mối quan hệ với hai
chị em Mary – Martha. Để một nhân vật thần thánh kết hôn với hai người phụ nữ trần tục, tác
giả quả thật đang làm một việc liều lĩnh. Mary – Martha được xây dựng như biểu tượng của
khát khao làm chủ gia đình mà bất cứ người đàn ơng trần tục nào cũng có. Với họ, Jesus là
chồng, là thầy đạo, là tất cả đức tin mà Mary – Martha có. Trong phạm vi một giấc mơ, sự tồn
tại với vai trò là những người vợ của họ đã tác động mạnh mẽ đến hình ảnh thế tục của Jesus.
Càng khăng khít trong mối quan hệ với họ, Jesus càng thể hiện mình là một người đàn ông
phàm tục.
Mối quan hệ bổ sung giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa đã góp
phần xây dựng hình tượng Jesus từ góc nhìn thế tục hóa tơn giáo. Trong mối quan hệ với họ,
nhân vật Jesus hiện ra thật gần gũi với cuộc sống đời thường. Từ một hình tượng thiêng liêng,
xa cách, Jesus trở thành một người thanh niên với đầy đủ những khát khao trần tục. Trước khi
trở thành Đấng Cứu Thế, Jesus là con trai, là người tình, là chồng. Để đến được với Chúa,
Jesus phải cắt bỏ được tất cả những sợi dây thế tục. Đó là một hành trình khó khăn nhưng đầy
ý nghĩa.
3. HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ĐỐI LẬP, TƯƠNG PHẢN
Bên cạnh mối quan hệ bổ sung, hệ thống hình tượng nhân vật trong tác phẩm Cám dỗ cuối
THẾ TỤC HĨA TƠN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA...
365
cùng của Chúa còn được xây dựng dưa trên mối quan hệ đối lập, tương phản. Trong phạm vi
bài báo, chúng tôi chỉ nghiên cứu sự trường hợp điển hình là cặp đơi nhân vật Jesus – Judas.
Điểm đặc biệt của tác phẩm này là hình tượng Judas - một trong các tông đồ - được xây dựng
trong mối quan hệ song hành với Jesus. Tác giả Trần Huyền Sâm đã chỉ ra điều này trong bài
Tiếp nhận văn bản Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh: “So với
các mơn đồ khác, Judas được đặt ngang hàng với Jesus – ít ra, trong quan điểm cải tạo thế
giới. Diễn ngôn của Judas trong mối quan hệ với Jesus luôn mang tính đối thoại ngang bằng,
khơng phân thứ bậc cao – thấp như các tông đồ khác. Nghĩa là, tác giả lồng xen vào hai sắc
thái giọng điệu: Jesus và các tơng đồ khác: giọng quyền năng – kính ngưỡng; Jesus và Judas:
giọng chất vấn, đối thoại song hành – đồng đẳng” [3].
Có thể xem đây là hình thức giải thiêng Kinh Thánh hết sức mới mẻ bởi việc đặt ngang hàng
một tơng đồ với Chúa Jesus là điều ít ai nghĩ đến. Một cách đầy dụng ý, tác giả đã để cho
Judas tự khẳng định vị trí cũng như châm ngơn sống của chính mình, hồn tồn chủ động,
khơng phụ thuộc vào bất cứ ai: “Con trai của Mary, tôi khơng hợp với những người kia… Tơi
khơng có sự trong trắng và tốt lành của John, người thương mến của Ngài, và tôi không phải
là kẻ mơ mộng hão huyền vô ý vô tứ như Andrew, cái kẻ hay thay đổi tâm trí với từng ngọn
gió thổi qua. Tơi là một kẻ mạnh dạn, một con thú cương quyết. Tôi là đứa con ngoại hôn và
mẹ tôi quẳng tôi vào chỗ hoang vu, nơi tơi bú sữa của con chó sói. Tơi trở nên hung dữ, cứng
rắn và lương thiện. Đối với ai mà tôi thương tôi sẽ là đất dưới đôi bàn chân anh ta; đối với ai
tôi ghét, tôi sẽ giết chết” [2, tr. 244].
Với sự chủ động và tự tin, Judas đã tự xác lập vị trí của mình trong mối quan hệ với Jesus và
các tơng đồ. Ở khía cạnh nào đó, Judas xem thường sự hèn nhát và phụ thuộc vào Jesus của
một số môn đồ cịn lại. Judas ln xác định rõ ràng rằng Judas đi cùng Jesus khơng phải vì
Jesus là Đấng Cứu Thế mà bởi vì Jesus đang đi con đường có thể giải thoát Do Thái. Jesus và
Judas tuy đối lập nhau về cách thức và suy nghĩ nhưng lại chung một lý tưởng. Họ vừa đối lập
nhau lại vừa phụ thuộc nhau.
Nếu trong Kinh Thánh, các tông đồ luôn hướng về Jesus với ánh mắt kính phục và tin tưởng
tuyệt đối thì trong tác phẩm họ lại thường xun hồi nghi về sự thiêng liêng và quyền năng
của Jesus. Judas ngay từ đầu đã không tin Jesus. Judas là kẻ đã lên kế hoạch để giết Jesus bởi
Jesus là tên đóng Thập tự - kẻ giúp bọn La Mã đóng đinh những người tiên tri. Judas căm ghét
thứ công việc mà Jesus đang thực hiện.
Khi biết được dấu hiệu của Chúa từ Jesus, tâm lí của nhân vật Judas cũng thay đổi tương đối
phức tạp. Judas luôn quan sát Jesus, lúc thì mừng vui vì nhận thấy ở Jesus những dấu hiệu của
một Đấng Cứu thế, lúc thì tức giận trước sự yếu mềm của Jesus. Judas và Jesus dù gặp nhau ở
một mục đích: cứu rỗi tồn thể nhân dân Do Thái nhưng lại đi hai con đường khác nhau.
“Judas theo khuynh hướng bạo động - cách mạng, Jesus theo thuyết tình thương - cứu chuộc”
[4]. Judas cần một Đấng Cứu thế mạnh mẽ để cứu rỗi dân tộc Do Thái. Nhưng Jesus đã nói gì
khi ngày đầu lên ngơi? Jesus nói về tình u thương. Judas đã thất vọng trước tư tưởng mềm
yếu ấy. Điều này làm Judas hồi nghi về sứ mệnh của Jesus: “Đó là cái mà anh đến để nói với
chúng tơi, phải khơng? Đấy là thơng điệp kì diệu mà anh mang đến cho chúng tôi à? Anh
muốn chúng tôi thương yêu người La Mã sao? Chúng tôi được đề nghị đưa cổ ra giống như
anh đã chìa má ra và nói: “Hỡi người anh em thân u, vui lịng giết tơi đi à?” [2, tr. 220].
Rõ ràng những lời mà Jesus nói ln được Judas phản biện và đối thoại. Giữa hai nhân vật
này khơng chỉ có mối quan hệ bổ sung mà còn là quan hệ đối chiếu, đối lập, tương phản. Sự
thay đổi tương quan ý nghĩa của hình tượng Jesus và Judas trong Kinh Thánh đã góp phần tơ
đậm tính chất thế tục của tác phẩm.
NGUYỄN HOÀNG YẾN
366
Như chúng ta đã biết, trong Kinh Thánh, Judas chính là kẻ bán Chúa, bị nguyền rủa và khinh
bỉ. Mối quan hệ của Judas và Jesus là quan hệ thầy trị, sau đó Judas trở thành kẻ phản bội,
bán Chúa để lấy ba mươi đồng. Tuy nhiên, trong tác phẩm, Judas lại là một vị anh hùng muốn
cứu lấy toàn bộ Do Thái và mối quan hệ giữa Jesus và nhân vật này tương đối phức tạp. Ban
đầu họ là con mồi và kẻ đi săn, sau đó họ là bạn bè. Họ có hai con đường nhưng lại chung một
tư tưởng lớn, chính vì vậy họ thường xun có những cuộc tranh luận mang tính triết học như:
“Mầy đang bị cấu xé bởi nỗi thống khổ của Do Thái phải không?”
“Bởi nỗi thống khổ của con người, Judas ạ!”
“Bọn Hy Lạp tàn sát chúng ta trong bao nhiêu năm nay… Tại sao lại lo cho chúng nó? Chính
là Do Thái mà mầy phải để mắt tới, và nếu mầy thương hại, nên thương hại Do Thái…”.
“Nhưng tôi thấy thương hại cả những con chó rừng, anh Judas ạ, và những con chim sẻ, và
ngọn cỏ” [2, tr. 184]
Việc thay đổi cơ bản nhân vật Judas so với Kinh Thánh đã tạo nên một tầng nghĩa khác cho
tác phẩm. Khơng cịn là một kẻ bán Chúa bị ghét bỏ, Judas thay đổi thân phận nhờ một tầm
suy nghĩ rộng lớn về sự cứu chuộc Do Thái. Cám dỗ cuối cùng của Chúa vì thế khơng chỉ là
nói về đức tin mà đó cịn là một cuốn tiểu thuyết luận đề triết học bàn về số phận loài người.
“Luận điểm tình thương và bạo lực, sâu xa hơn, đó chính là vấn đề về chủ nghĩa dân tộc và
học thuyết tơn giáo, ln được tác giả trình bày dưới dạng đối thoại giữa Judas và Jesus. Thế
giới này cần thay đổi, nhưng thay đổi bằng cách nào? Con người cần đặt niềm tin vào tình
thương và sự cứu chuộc hay phải hành động bằng sức mạnh của bạo lực? Đó là một luận đề
triết học quan trọng khơng chỉ đối với người Do Thái, mà liên quan sâu sắc đến vận mệnh
nhân loại” [3].
Cùng với việc thay đổi nhân vật Judas, Nikos Kazantzakis đã thay đổi ý nghĩa tác phẩm. Mối
quan hệ vừa bổ sung vừa đối lập giữa Jesus và Judas trở thành phương thức biểu hiện một
luận đề triết học mới về tơn giáo: Sau cùng thì tôn giáo muốn cứu rỗi ai và làm như thế nào?
Đó là hành trình suốt một đời tìm kiếm đức tin tuyệt đối của Nikos Kazantzakis. Đó cũng là
những trăn trở của những tín đồ thời hiện đại.
4. KẾT LUẬN
Thơng qua việc nghiên cứu về hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa,
chúng ta ít nhiều có thể góp phần khẳng định tài năng của Nikos Kazantzakis trong việc xây
dựng kết cấu tác phẩm. Bằng hệ thống nhân vật thế tục với sự chồng chéo của các mối quan
hệ, Nikos Kazantzakis đã đưa người đọc đi khám phá một khía cạnh khác của tơn giáo. Qua
tác phẩm của ông, chúng ta hiểu thêm về quãng đường khó khăn mà những thánh thần đã phải
trải qua để đi đến đích. Cuộc đấu tranh giữa bản thể và tâm linh đầy đau đớn của Jesus đã
không hạ bệ hình tượng này như mọi người vẫn nghĩ. Ngược lại, nó đã đẩy hình tượng này lên
một bước tiến hồn tồn mới của sự ngưỡng mộ và kính phục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo
dục, Hà Nội, tr. 156-157.
Nikos Kazantzakis (Bích Phượng dịch) (1960). Cám dỗ cuối cùng của Chúa, NXB Bantam Books.
Trần Huyền Sâm (2014). Tiếp nhận văn bản Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so
sánh với Kinh Thánh, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Mỹ học tiếp nhận văn học ở Việt Nam”,
khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 5/2014: tr. 417-423.
THẾ TỤC HĨA TƠN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA...
[4]
367
Huyền Sâm – Tuyết Mai (2014). “Judas hay là phản đề 'Kinh Thánh' qua cái nhìn của Nikos
Kazantzakis”, Tạp chí Sơng Hương, số 304.
Tittle: RELIGION SECULARIZATION IN CHARACTER IMAGE SYSTEM OF THE NOVEL
THE LAST TEMPTATION OF CHRIST BY NIKOS KAZANTZAKIS
Abstract: The composition is one of the most important ways to judge the value of a work of
literature, especially the works-oriented secularization. To clarify the secular property of the novel The
last Temptation of Christ by Nikos Kazantzakis, we need to explore bond within the composition of
the work, particularly through the character image system. By using the dependent and conflicting
character system, Nikos Kazantzakis has shown an secular bond between Jesus and the other
characters ingeniously.
Keywords: religion secularization, character image, Nikos Kazantzakis, secularization
NGUYỄN HOÀNG YẾN
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận văn học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế
ĐT: 0905 868 683, Email: