Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề xuất mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học “Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân” (Sinh học 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.41 KB, 9 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC
“CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN” (SINH HỌC 10)
NGUYỄN THỊ HẰNG *, NGUYỄN THỊ HÀ, NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Ngun
*
Email:
Tóm tắt: Vai trị của lớp học đảo ngược đã được xác định là cần thiết cho người
học trong thời hiện đại Nhiều giáo viên trên thế giới đã áp dụng mơ hình lớp học
đảo ngược trong dạy học các môn học từ các trường trung học đến đại học. Tuy
nhiên, dạy học các môn học ở trường phổ thơng nước ta theo mơ hình này cịn hạn
chế. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo định
hướng người học là trung tâm, chúng tôi giới thiệu kế hoạch lớp học đảo ngược và
thiết kế hoạt động, phương án kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề “Chu kỳ tế
bào và quá trình ngun phân” (Sinh học 10) theo mơ hình lớp học đảo ngược.
Từ khóa: Đảo ngược, lớp học đảo ngược, học tập đảo ngược, chu kỳ tế bào, phân
chia tế bào.

1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, chúng ta đã khá quen thuộc cách học của học sinh là đến trường để lĩnh hội
kiến thức rồi về nhà làm bài tập. Nhưng lớp học đảo ngược lại trái ngược hồn tồn với mơ
hình lớp học truyền thống đó ở chỗ nội dung dạy học thường diễn ra bên ngoài lớp học và
đem bài tập vào trong lớp học, trọng tâm của các buổi học là duy trì sự tham gia tích cực của
người học, do đó cần thiết kế các nhiệm vụ trước và sau giờ học [1], [3], [5].
Trong mơ hình lớp học đảo ngược, bài giảng của giáo viên được chuyển tải để nghiên
cứu trước khi đến lớp, thời gian trên lớp được dành cho các hoạt động tích cực của học sinh,
các kỹ năng giao tiếp, học tập độc lập, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, cũng như tương
tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh được tăng cường. Mơ hình lớp học
đảo ngược tạo ra môi trường học tập linh hoạt, uyển chuyển, các kỹ năng để học tập suốt đời,
suy nghĩ sâu và nhiều phẩm chất tích cực, người học được tham gia nhiều với bài giảng [2].


Khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược, giáo viên cần có sự chọn lọc nội dung dạy
học. Trong dạy học Sinh học, các kiến thức khái niệm, quá trình đều phù hợp để sử dụng mơ
hình lớp học đảo ngược.
2. NỘI DUNG
2.1. Thiết kế kế hoạch lớp học đảo ngược
Chúng ta có thể tóm tắt các sự kiện diễn ra bên ngồi, bên trong lớp học và lợi ích của
chúng trong bảng 1.
Qua bảng 1, nhận thấy, cách hiểu đơn giản nhất về lớp học đảo ngược là “chuyển đổi
những sự kiện diễn ra trong lớp học truyền thống ra bên ngoài lớp học và ngược lại” [tr.32, 6].
Một lớp học đảo ngược được thiết kế gồm 3 giai đoạn: Trước lớp học, trong lớp học và
sau lớp học. Trong mỗi giai đoạn đó, tập trung vào một số hoạt động (hình 1).

137


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Bảng 1. Lợi ích của các hoạt động trong mơ hình lớp học đảo ngược
MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC
NGỒI LỚP

LỢI ÍCH

Các tài liệu giảng dạy truyền
Cung cấp cho giáo viên
thống trên lớp (như bài giảng)
nhiều thời gian trên lớp để
được cung cấp ngồi lớp học làm việc với từng học sinh và
thơng qua các tài liệu trên mạng cho phép các học sinh tự chủ
như: Video, các minh họa và trợ

học tập và thành thạo nội
giảng, các mơ phỏng và trị chơi.
dung bài học

TRÊN LỚP
Thời gian trên lớp được sử dụng để
tham gia nội dung bài giảng sâu
hơn, giáo viên cung cấp các hướng
dẫn thông qua: Các dự án hợp tác,
giải quyết vấn đề theo nhóm và cá
nhân, các hoạt động học tập giữa
các học sinh.

- Giai đoạn trước lớp học: Giáo viên cần xác định bài học hoặc mục nội dung muốn
“đảo ngược” bởi vì khơng phải mọi nội dung dạy học đều thực hiện được theo mơ hình này.
Giáo viên có thể tạo ra các tài liệu riêng của mình như bài giảng PowerPoint, screencast và
poscart, hoặc tái sử dụng các nội dung trực tuyến như các trang web, các bài đọc và video;
Khi thiết kế “bài tập về nhà đảo ngược”, giáo viên xác định những yêu cầu mà học sinh cần
xem và cần làm ở nhà, từ đó giới thiệu nhiệm vụ với học sinh, giải thích rõ những gì các em
sẽ làm và tại sao chuẩn bị cho các hoạt động trong lớp lại quan trọng.

Hình 1. Quy trình thiết kế lớp học đảo ngược

- Giai đoạn trong lớp học: Các hoạt động trên lớp của học sinh được thiết kế sẽ được
phát triển thông qua cách giáo viên sử dụng để đánh giá việc hoàn thành bài tập ở nhà và các
hoạt động của học sinh để tiếp nối, củng cố hay mở rộng các tài liệu đã có trong bài tập ở nhà.
Những hoạt động này đều thúc đẩy sự trao đổi giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với
giáo viên, tạo cơ hội cho sự hợp tác và học hỏi lẫn nhau, mang lại hiệu quả thúc đẩy phương
pháp tiếp cận sâu.
- Giai đoạn sau giờ học: Những hoạt động trên lớp học sẽ được củng cố, ghi nhớ bằng

các hoạt động cá nhân sau giờ học (tự học). Do đó, những học liệu và các hoạt động cần được
giới thiệu để học sinh phát triển được năng lực tự học.

138


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

Trong quy trình trên, động cơ học tập của học sinh, nền tảng của tồn bộ q trình học
tập có thể bị ảnh hưởng bởi thiết kế hoạt động. Do đó, yêu cầu cho một lớp học đảo ngược là
giáo viên nhiệt tình và có quan hệ tốt với học sinh để tạo ra bầu khơng khí cởi mở, tích cực;
các hoạt động được thiết kế mang tính thử thách nhanh ở mức có thể đạt được; học sinh được
động viên để tìm thấy ý nghĩa cá nhân và giá trị trong tài liệu; học sinh được phản hồi thường
xuyên; nguồn học liệu trực quan và đa dạng.
2.2. Thiết kế các hoạt động dạy học “Chu kỳ tế bào và q trình ngun phân” theo mơ
hình lớp học đảo ngược
Dựa trên quy trình thiết kế lớp học đảo ngược, chúng tôi đề xuất các hoạt động dạy học
chủ đề “Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân” (Sinh học 10) như sau:
Giai đoạn trước lớp học:
Tư duy: Chủ đề đề cập đến kiến thức khái niệm về chu kỳ tế bào (định nghĩa chu kỳ tế
bào, thời gian chu kỳ tế bào, các giai đoạn của chu kỳ tế bào), về kỳ trung gian và kiến thức
quá trình nguyên phân. Nội dung học tập được minh họa bằng nhiều phương tiện trực quan
(video, tranh hình, thí nghiệm, nguồn tư liệu phong phú trên internet). Giáo viên có thể khai
thác, biên tập hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh khai thác.
Thiết kế các “bài tập về nhà đảo ngược”: Xem video bài học “Chu kỳ tế bào và q
trình ngun phân”; tham khảo thơng tin trong sách giáo khoa, tài liệu về “Chu kỳ tế bào và
quá trình nguyên phân” và thực hiện các bài tập:
Bài tập 1. Hãy xác định các hình minh họa sau thuộc vào kỳ nào và mô tả những biến đổi
của tế bào trong mỗi kỳ đó (Gợi ý lập bảng biến đổi của tế bào trong chu kỳ tế bào gồm các cột:
Kỳ, Hình minh họa, Biến đổi của tế bào - Nhiễm sắc thể - Màng nhân - Thoi phân bào).


Hình 2. Hình vẽ minh họa các kỳ của chu kỳ tế bào
Bảng 2. Bảng gợi ý mô tả biến đổi của tế bào qua các kỳ của chu kỳ tế bào
Hình minh họa

Kỳ

Biến đổi của tế bào
Nhiễm sắc thể

Màng nhân

Thoi phân bào

………...

Hãy xác định kết quả của quá trình nguyên phân và thiết kế bài tập về nguyên phân.
Bài tập 2. Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Loại tế bào nào phân chia nguyên phân?
Câu 2. Các mô và cơ quan trong cơ thể động vật tăng trưởng và tái sinh nhờ phương
thức gì? Đối với động vật có vú, chu kỳ của loại tế bào nào kéo dài nhất?

139


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Câu 3. Tại sao bất kỳ tế bào nào trước khi phân bào đều trải qua pha S và G2 ở kỳ
trung gian?
Câu 4. Nhiễm sắc thể kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em. Các nhiễm sắc tử chị em được

tạo thành khi nào và được thấy rõ khi nào?
Câu 5. Hiện tượng nhiễm sắc thể kép co xoắn tối đa trước khi bước vào kỳ sau trong
phân bào có ý nghĩa gì?
Câu 6. Điều gì sẽ xảy ra nếu như trong nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Câu 8. Cho hình vẽ 1 tế bào.
Hãy vẽ tiếp hình về chu kỳ tế bào và
quá trình nguyên phân của tế bào đó.
Bài tập 3. Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1. Bệnh nào dưới đây phát sinh do rối loạn cơ chế điều hòa phân bào của một bộ
phận nào đó trong cơ thể?
A. Ung thư

B. Tiểu đường

C. Viêm gan B

D. Gout

Câu 2. Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kỳ trung gian là gì?
A. Sự hình thành thoi vơ sắc

B. Sự hoạt hóa các enzim

C. Sự tổng hợp prơtêin

D. Sự nhân đơi của ADN

Câu 3. Các pha của kỳ trung gian diễn ra theo chiều từ sớm đến muộn như thế nào?
A. Pha G1, pha G2, pha S


B. Pha G2, pha S, pha G1

C. Pha G1, pha S, pha G2

D. Pha S, pha G1, pha G2

Câu 4. Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong những kỳ nào?
A. Kỳ đầu và kỳ giữa

B. Kỳ sau và kỳ cuối

C. Kỳ đầu và kỳ cuối

D. Kỳ giữa và kỳ sau

Câu 5. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất theo cách nào?
A. Phân rã màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Hình thành vách ngăn từ mặt phẳng xích đạo lan dần ra hai phía
C. Co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
D. Tiêu hủy tế bào chất ở vị trí mặt phẳng xích đạo
Câu 6. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân?
A. Trương phình của xác động vật

B. Tế bào trứng đơn bội lớn lên

C. Hàn gắn, làm lành vết thương hở

D. Phồng, xẹp của bong bóng cá

Câu 7. Cho các biện pháp kỹ thuật: 1. Chiết cành; 2. Nuôi cấy mơ; 3. Cấy truyền phơi;

4. Nhân bản vơ tính. Ngun phân là cơ sở khoa học của những biện pháp nào?
A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

140

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

Câu 8. Cà chua có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng ở cà chua
nguyên phân liên tiếp 3 lần. Hỏi số nhiễm sắc thể ở thế hệ tế bào cuối cùng là bao nhiêu?
A. 72 NST

B. 192 NST

C. 168 NST

D. 144 NST

Câu 9. Một tế bào sinh dưỡng của một loài tiến hành phân chia liên tiếp 5 lần. Các tế
bào con lại tiếp tục phân chia và người ta đếm được tại kỳ giữa có tổng số 896 crơmatit. Hỏi
lồi đang xét có bộ NST lưỡng bội (2n) bằng bao nhiêu?
A. 2n = 12

B. 2n = 14


C. 2n = 28

D. 2n = 32

Câu 10. Ở ngô, 2n = 20. Một tế bào sinh dưỡng của ngô tiến hành phân chia liên tiếp
4 lần. Hỏi tổng số NST đơn ở kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu?
A. 160 NST

B. 320 NST

C. 480NST

D. 640NST

Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập cho giai đoạn trong lớp học.
Giai đoạn trong lớp học:
Các hoạt động trong giờ học thực hiện trong 2 tiết.
Giáo viên tổ chức hoạt động học tập theo góc, mỗi góc chia 2 nhóm, mỗi nhóm được
giao hoàn thành 1 phiếu học tập trong thời gian 30 phút (trình bày trên giấy A0). Sau thời gian
trên, các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Bảng 3. Hoạt động nhóm ở giai đoạn trong lớp học

Góc hiểu
Nhóm 1. Sắp xếp
các hình vẽ sau
vào đúng vị trí
trong chu kỳ
ngun phân và
mơ tả đặc điểm

của mỗi hình:

141


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Nhóm 2. Hãy xác
định nội dung của
mỗi hình sau đây:

Góc vận dụng
Nhóm 1. Hồn thành các u cầu sau:

Nhóm 2. Giải bài tập:
Bài 1. Ở ruồi giấm, 2n = 8. Có 5 tế bào sinh
dưỡng cùng nguyên phân 3 lần liên tiếp.

Yêu cầu 1. Cho hình vẽ 1 tế bào.
Hãy vẽ tiếp hình về chu kỳ tế bào và quá trình
nguyên phân của tế bào đó.
u cầu 2. Giải thích cơ chế phát sinh bệnh
ung thư liên quan đến hoạt động của chu kỳ tế
bào.

a. Tính số tế bào con được tạo ra và số NST
trong các tế bào đó.
b. Nếu các tế bào con được tạo ra lại bước
vào lần nguyên phân tiếp theo thì số
cromatit, số tâm động, số NST theo trạng

thái của nó khi tế bào đang ở kỳ giữa và kỳ
sau là bao nhiêu?

Góc phân tích: Trả lời các câu hỏi sau
Nhóm 1:

Nhóm 2.

Câu 1. Hãy xác định loại tế bào thực hiện Câu 4. Hiện tượng NST co xoắn tối đa trước
nguyên phân, chu kỳ tế bào của loại tế bào nào ở khi bước vào kỳ sau trong phân bào có ý
động vật có vú kéo dài nhất?
nghĩa gì?
Câu 2. Tại sao bất kỳ tế bào nào trước khi phân Câu 5. Điều gì sẽ xảy ra nếu như trong
bào đều trải qua pha S và G2 của chu kỳ tế bào? nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Câu 3. Nhiễm sắc thể kép gồm 2 nhiễm sắc tử Câu 6. Hãy phân tích ý nghĩa của nguyên
chị em. Các nhiễm sắc tử chị em được tạo thành phân đối với tế bào, cơ thể sinh vật và thực
khi nào và được thấy rõ khi nào?
tiễn.
Góc sáng tạo
Nhóm 1. Từ ý nghĩa của nguyên phân: Là cơ sở cho hiện tượng tái
sinh các cơ quan, bộ phận của cơ thể và cơ sở khoa học của biện
pháp ni cấy mơ, em có liên hệ đến lĩnh vực gì trong y học và vấn
đề gì của xã hội hiện nay. Ý kiến của em về điều đó là như thế nào?

Nhóm 2. Thiết lập cơng
thức kết quả và bài tập
của quá trình nguyên
phân.

Giai đoạn sau giờ học:

Giáo viên giao bài tập để phát triển các hoạt động và nền tảng kiến thức:

142


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

Bài 1. So sánh nguyên phân của tế bào động vật và tế bào thực vật.
Bài 2. So sánh nguyên phân và giảm phân.
2.3. Đề xuất phương án kiểm tra, đánh giá
Đánh giá kết nối với học tập: Khi thực hiện giai đoạn trước giờ học, cả giáo viên và
học sinh đều có thể biết được liệu học sinh có đủ chuẩn bị cho hoạt động trong lớp hay không
và cần thời gian là bao lâu. Bằng chứng của việc chuẩn bị được cung cấp thông qua các bài
tập. Thông qua việc thực hiện “bài tập về nhà đảo ngược”, giáo viên và học sinh đánh giá
được mức độ chuẩn bị bài lên lớp của học sinh. Ở giai đoạn trong giờ học, giáo viên và học
sinh cũng đánh giá được việc hoàn thành hoạt động của các nhóm.
Đánh giá thơng qua kiểm tra: Giáo viên thiết kế đề kiểm tra. Chúng tôi đề xuất phương
án kiểm tra kỹ năng đọc, nói và viết:
Bài đọc và viết được thực hiện trong thời gian 45 phút, có thể thiết kế như sau (các
thông tin được tham khảo từ [4])
I. Phần đọc (4 điểm): Hãy đọc thông tin trong các đoạn sau và chọn phương án đúng
nhất cho các câu hỏi sau mỗi đoạn đó.
1. Là một giai đoạn trong chu kỳ tế bào, được chia làm 3 pha chính G1, S, G2. Trong
thời kỳ này, tế bào lớn lên và sao chép các nhiễm sắc thể của nó để chuẩn bị cho pha phân
chia tế bào. Trong tất cả 3 pha này, tế bào tăng trưởng qua sản xuất protein và các bào quan
tế bào chất. Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi trong pha S.
Câu 1. Giai đoạn nào trong chu kỳ tế bào được đề cập đến?
A. Kỳ trung gian

B. Kỳ đầu


C. Kỳ giữa

D. Kỳ sau

E. Kỳ cuối

Câu 2. Đặc điểm của nhiễm sắc thể khi kết thúc pha S là gì?
A. Sợi mảnh, đơn B. Sợi mảnh, kép

C. Co xoắn, đơn

D. Co xoắn, kép

2. Khả năng sinh vật sinh sản ra chính mình có cơ sở tế bào. Rudolf Virchow (một
thầy thuốc người Đức) nói về sự kiện đó năm 1855 như sau “ở đâu có tế bào, ở đó phải có tế
bào tồn tại trước, cũng như con vật chỉ xuất xứ từ con vật và cái cây chỉ xuất xứ từ cái cây”
và ông kết luận “Mọi tế bào đều từ tế bào”. Sự sống duy trì liên tục được là nhờ sự sinh sản
của tế bào, hay sự phân bào. Sự phân bào ở sinh vật đa bào có thể sản sinh ra hậu thế, chẳng
hạn cây mọc lên từ đoạn cắt. Khi cơ thể đa bào đã lớn hết cỡ, sự phân bào vẫn tiếp tục hoạt
động để sửa chữa và tái sinh, thay thế các tế bào già và chết.
Câu 3. Hình thức phân bào nào được đề cập đến trong đoạn trên?
A. Trực phân

B. Gián phân

C. Nguyên phân

D. Giảm phân


Câu 4. Trong thực tiễn sản xuất, hình thức phân bào đó là cơ sở khoa học cho những
biện pháp nào sau đây?
A. Giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô B. Tăng năng suất vật nuôi, cây trồng
C. Điều khiển sinh sản ở vật nuôi

D. Lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng.

3. Các tế bào ung thư thoát khỏi sự điều chỉnh bình thường và phân chia vơ trật tự,
hình thành khối u. Các tế bào khối u ác tính tăng sinh một cách khơng kiểm sốt và có thể
phát tán sang các mô bên cạnh qua các mạch bạch huyết và mạch máu, tới các phần khác của

143


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

cơ thể, tại đó chúng có thể hình thành khối u thứ cấp. Sự phát tán các tế bào ung thư tới các
vị trí ở xa vị trí ban đầu gọi là sự di căn.
Câu 5. Một sai khác giữa tế bào ung thư và tế bào thường là ở chỗ tế bào ung thư:
A. khơng hoạt động bình thường
B. ngừng ở pha S của chu kỳ tế bào
C. tiếp tục phân chia, thậm chí chúng áp chặt với nhau
D. ln ở pha M trong chu kỳ tế bào
Câu 6. Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của khối u, biện pháp nào sau đây
được coi là biện pháp tích cực?
A. Dùng hóa trị liệu, đưa các thuốc độc cho các tế bào ung thư vào đường máu.
B. Dùng phóng xạ cao năng, phóng xạ phá hủy ADN của tế bào ung thư.
C. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
D. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất hóa học, bảo vệ môi trường.
4. Bạn được di truyền 46 nhiễm sắc thể, một bộ 23 nhiễm sắc thể từ bố và một bộ 23

nhiễm sắc thể từ mẹ. Hai bộ kết hợp với nhau khi tinh trùng từ bố bạn hợp nhất với trứng từ
mẹ bạn, hình thành trứng đã thụ tinh hay hợp tử. Phân chia nhân và phân chia tế bào chất tạo
ra 200 tỷ tỷ tế bào soma cấu thành cơ thể bạn và quá trình vẫn tiếp diễn để tạo tế bào mới
thay thế các tế bào bị chết hoặc bị hỏng.
Câu 7. Sự phân chia tế bào chất của tế bào soma trong cơ thể bạn diễn ra như thế nào?
A. Tế bào chất phân chia, hình thành 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau
và giống tế bào mẹ.
B. Sự chia tế bào chất gồm sự hình thành rãnh phân cắt, rãnh lõm sâu và chia đôi tế bào.
C. Tấm ngăn bắt đầu hình thành đi qua vùng giữa tế bào và các nhân tái hiện ở hai
bên tấm.
D. Sự chia tế bào chất xảy ra ở kỳ cuối và hai tế bào con xuất hiện ngay sau chia nhân.
Câu 8. Bộ nhiễm sắc thể của bạn được ổn định so với bố, mẹ, ông, bà,… là nhờ cơ chế:
A. kết hợp giữa tinh trùng (n = 23) và trứng (n = 23) qua quá trình thụ tinh tạo
thành hợp tử.
B. hình thành tinh trùng và trứng qua 2 lần phân bào giảm nhiễm (giảm phân).
C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất qua nguyên phân của các tế bào soma.
D. kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
II. Phần viết (3 điểm):
Câu 9 (1,5 điểm). Em hãy mô tả những đặc điểm hình thái của nhiễm sắc thể qua các
kỳ của nguyên phân và chỉ ra tính chu kỳ của nó.
Câu 10 (1,5 điểm). Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 4
lần. Tổng số nhiễm sắc thể trong tất cả các tế bào con được tạo ra là 1152 NST.
a. Bộ NST lưỡng bội của lồi trên có bao nhiêu NST?

144


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

b. Các tế bào con được tạo ra lại tiếp tục nguyên phân 1 lần nữa. Hãy xác định:

- Số cromatit, số NST theo trạng thái của nó khi các tế bào đang ở kỳ giữa phân bào.
- Số tâm động và số NST theo trạng thái của nó khi các tế bào đang ở kỳ sau của phân bào.
Bài thi nói (3 điểm) được thiết kế gồm 2 phần:
Phần 1. Mơ tả tranh, hình: Mỗi học sinh bốc thăm 1 tranh/hình và mơ tả nội dung
của tranh/hình đó (u cầu mơ tả được ít nhất 3 câu).
Phần 2. Đặt câu hỏi và trả lời cho những cụm từ xác định: Có 2 học sinh cùng
thực hiện, mỗi học sinh bắt thăm 1 phiếu có cụm từ cần đặt câu hỏi. Học sinh bắt thăm đặt câu
hỏi, học sinh được tham gia cùng sẽ trả lời về cụm từ đó.
(Chú ý: Các tranh/hình, cụm từ đều liên quan đến nội dung bài học.)
3. KẾT LUẬN
Trong mơ hình lớp học đảo ngược, tiến trình học tập khơng chỉ được đảo so với mơ
hình truyền thống mà cịn nhấn mạnh vai trị chủ động, tích cực của người học. Vận dụng lý
thuyết về mơ hình này, chúng tơi đề xuất kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá chủ đề “Chu
kỳ tế bào và quá trình nguyên phân” (Sinh học 10). Kế hoạch này sẽ được hoàn thiện và được
kiểm nghiệm về tính hiệu quả thực tế trong các nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

Abeysekera, Lakmal, and Phillip Dawson (2015). “Motivation and cognitive load in the
flipped classroom: definition, rationale and a call for research”, Higher Education Research

& Development, 34(1), 1-14
Aliye K.I, Nadia J.C and Charles T.J.(2017). “A systematic review of research on the
flipped learningmethod in engineering education”, British Journal of Educational
Technology, Vol 49 No 3: 398–411.
Altemueller, L., & Lindquist, C. (2017). “Flipped classroom instruction for inclusive
learning”, British Journal Of Special Education, 44(3), 341-358. doi:10.1111/14678578.12177.
Campbell Neil A., Reece Jane B., Urry Lisa A., Cain Michael L., Wasserman Steven A.,
Minorsky Peter V., Jackson Robert B. (2008). Biology, published by Pearson Education, Inc,
publishing as Benjamin Cummings, Copyright 2008, Sách dịch, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Cristina Rotellar, PharmD and Jeff Cain, EdD, MS (2016). “Research, Perspectives, and
Recommendations on Implementing the Flipped Classroom”, American Journal of
Pharmaceutical Education, 80 (2): 34, doi: 10.5688/ajpe80234, PMC 4827585.
Lage, M. J., Platt, G. J., & Treglia, M. (2000). “Inverting the classroom: A gateway to creating
an inclusive learning environment”, The Journal of Economic Education, 31(1), 30-43.

Title: OFFERING THE MODEL OF FLIPPED CLASSROOM IN TEACHING “CELL CYCLE
AND THE PROCESS OF CELL DIVISION” (10th GRADE BIOLOGY)
Abstract: The role of the flipped classroom has been identified as essential for modern learners. Many
teachers around the world have adopted the reverse classroom model in teaching the subjects from
high school to college... However, applying this model in teaching subjects in high school in our
country is limited. To contribute innovative teaching methods in schools in the orientation of learnercentered learning, we introduce the flipped classroom plan and the activity, testing and evaluation
design in teaching the theme “Cell cycle and the process of cell division” (10 th grade Biology) by the
flipped class model.
Keywords: Flipped, flipped class, flipped learning, cell cycle, cell division.

145




×