Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đề xuất mô hình tiết học ba được ở một số bài trong phần sinh học tế bào lớp 10 nâng cao tại trường trung học phổ thông trần suyền - tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.02 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục bảng biểu và hình ảnh 2
Tóm tắt đề tài 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1. Đặt vấn đề 4
2. Mục đích đề tài 5
3. Phạm vị nghiên cứu 5
PHẦN II: TỔNG QUAN 6
I. Đặc điểm tình hình trường THPT Trần Suyền 6
II. Đối tượng, thời gian, địa điểm, phương pháp và giả thuyết nghiên cứu 7
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
Chương 1: Tìm hiểu tình hình học tập môn Sinh học Lớp 10 – Trường
THPT Trần Suyền 10
I. Thực trạng 10
II.Nguyên nhân 11
Chương 2: Giải pháp thay thế 16
I. Đề xuất quy trình xây dựng "tiết học ba được" 18
II. Thực nghiệm sư phạm 20
1. Một số giáo án theo mô hình "tiết học ba được" 20
2. Đề và đáp án các bài kiểm tra 46
3. Kết quả các bài kiểm tra trước và sau tác động 56
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC P1
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 1. Thời gian thực nghiệm sư phạm 7


Bảng 2 Những biểu hiện chính của học sinh trong học tập môn sinh hoc 10
Bảng 3. Thời gian để học sinh quen với môi trường và cách giảng dạy của thầy cô
ở trường THPT 15
Bảng 4. Thống kê điểm các bài kiểm tra 57
Bảng 5. Giá trị p của phép kiểm chứng t - test độc lập 58
Bảng 6. Giá trị p của phép kiểm chứng t- test phụ thuộc 59
Bảng 7. Mức độ ảnh hưởng sau tác động 59
Biểu đồ 1. So sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng 57
2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Để đáp ứng với nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương
pháp dạy học cùng với trăn trở làm thế nào để có một giờ học hiệu quả ? trước thực
trạng kết quả học tập thấp kém, học sinh lơ là, ít hứng thú trong học tập môn sinh
10 ở trường THPT Trần Suyền tỉnh Phú Yên. Tôi chọn đề tài "Đề xuất mô hình
"tiết học ba được" ở một số bài trong phần sinh học tế bào lớp 10 nâng cao tại
Trường Trung Học Phổ Thông Trần Suyền - Tỉnh Phú Yên"
“Tiết học ba được” là tiết học mà học sinh được nói, được suy nghĩ và được
làm việc. Do đó bài học sẽ dễ học, dễ thuộc và dễ nhớ. Dạy học theo mô hình “tiết
học ba được” giáo viên phải sử dụng tích hợp và linh hoạt các phương pháp,
phương tiện dạy học tích cực, tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá phù
hợp để thình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh đồng thời tích hợp giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Lựa chọn thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với 2 lớp được phân chia
ngẫu nhiên. Lớp thực nghiệm dạy theo mô hình "tiết học ba được", lớp đối chứng
dạy theo phương án A ( phần phương pháp nêu rõ). So sánh kết quả học tập của 2
lớp sau tác động, bằng phép kiểm chứng t - test độc lập và cả t - test phụ được giá
trị p đều nhỏ hơn 0.05. Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của tác động được SMD =
O.86. Tất cả điều này cho thấy dạy học theo mô hình "tiết học ba được" đã làm
nâng cao kết quả học tập ở học sinh.

3
Phần I : MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đổi mới chương trình giáo dục cùng với đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH) tất cả được thể hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người
dạy và người học. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, chủ
động, tự giác, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng tình cảm, đem lại hứng thú
học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám
sát mục tiêu giáo dục nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi học sinh(HS);giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu
mới như: được thực hiện thông qua GV tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh theo hướng chú ý đến rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu
cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc nhiều chiều: giữa
GV với HS, giữa HS với nhau
Về bản chất đó là, giờ học có sự hợp tác giữa học tập cá thể với học tập hợp
tác. Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức và rèn luyện các kỹ năng
(KN) gắn thực tiễn với cuộc sống; phát huy thế mạnh của phương pháp dạy học
tiên tiến, hiện đại; các phương tiện thiết bị dạy học và những ứng dụng của công
nghệ thông tin Chú trọng cả đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Xuất phát từ những yêu cầu trên cùng với những trăn trở nghề nghiệp. Làm
thế nào để chuẩn bị và thiết kế một giờ học tốt? Trước hiện trạng kết quả học tập
thấp kém, thái độ học tập lơ là, ít hứng thú ở bộ môn sinh học 10. Đó là lí do tôi
chọn đề tài "Đề xuất mô hình "tiết học ba được" ở một số bài trong phần sinh
học tế bào lớp 10 nâng cao tại Trường Trung Học Phổ Thông Trần Suyền -
Tỉnh Phú Yên".
"Tiết học ba được" là tiết học mà học sinh được nói, được suy nghĩ và được
làm việc do đó bài học sẽ dễ học, dễ thuộc và dễ nhớ. Cho đến nay tại Phú Yên
chưa có công trình nào nghiên cứu về mô hình này. Đề tài thực hiện nhằm bổ sung

4
nguồn dẫn liệu về mô hình dạy học hiệu quả, làm tài liệu tham khảo và học tập cho
giáo viên và sinh viên sư phạm.
2. Mục đích đề tài
Tìm hiểu tình hình học tập môn sinh học của học sinh tại trường THPT Trần
Suyền từ đó đề xuất mô hình "tiết học ba được" tại trường này.
Nâng cao chất lượng học tập môn sinh học, tạo cho học sinh có hứng thú say
mê môn học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu nội dung chính sau:
- Tình hình học tập môn sinh học của học sinh lớp 10 tại trường THPT Trần
Suyền, Huyện Phú Hòa, Tỉnh Phú Yên.
- Xây dựng một số giáo án theo mô hình "tiết học 3 được" trong phần sinh
học lớp 10 nâng cao.
5
Phần II : TỔNG QUAN
I. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN
1. Vị trí địa lý:
Trường THPT Trần Suyền nằm cách TP Tuy Hòa 7 km về hướng Tây Bắc.
Diện tích của trường 35011m
2
. Địa điểm của trường thuộc thôn Long Phụng – Hòa
Trị - Phú Hòa – Phú Yên.
2. Đặc điểm giáo viên - học sinh trường THPT Trần Suyền :
Tổng số giáo viên của trường: 76, thuộc 9 tổ chuyên môn, tất cả giáo viên đều
đạt trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhà trường đầy
nhiệt huyết với lòng yêu nghề, mến trẻ, năng động và sáng tạo.
Đầu năm nhà trường có 1017 học sinh, trong đó có 10 lớp 10. Chất lượng đầu
vào khá thấp so với các đơn vị trong Tỉnh.
3. Phương tiện dạy học :

Phương tiện dạy học chưa được đầy đủ và hệ thống lắm. Đặc biệt tranh, mô
hình thuộc môn sinh học còn rất hạn chế. Để phục vụ cho các bài học thuộc phần
sinh học tế bào, chúng tôi đã làm một số mô hình về cấu trúc tế bào và mô hình
động về đường phân, crep làm tăng tính trực quan cho tiết học.
Nhà trường có hai phòng thực hành lý, hóa sinh kèm theo dạy giáo án điện tử.
Dù vậy cũng chưa đủ đáp ứng với nhu cầu dạy học theo phương pháp tích cực sử
dụng tốt công nghệ thông tin. Nên các tiết dạy bằng giáo án điện tử thường chỉ là
những tiết thao giảng, hội giảng hoặc khi lịch thực hành của hai phòng này trống.
4. Hoạt động giáo dục của nhà trường:
- Hàng năm nhà trường có nhiều hoạt động như: các kỳ thi học sinh giỏi, lớp
bồi dưỡng cho học sinh, hoạt động hướng nghiệp, thi đua khen thưởng, cũng phần
nào tác động kích thích động lực cho học sinh trong quá trình học tập. Ngoài ra các
hoạt động đoàn, văn nghệ, thể thao cũng có những tác động nhất định và hiệu quả
đến thúc đẩy động lực học tập cho học sinh.
6
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ
THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10 – Trường THPT Trần Suyền.
2. Thời gian nghiên cứu
- Từ 20/9 – 20/12/2012
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan cụ thể
Bảng 1. Thời gian thực nghiệm sư phạm
Thứ Ngày Tiết Lớp
Số Tiết
chương trình
Tên bài học
Ba
30/10/201

2
3
4
10A1
10A2
17
Vận chuyển các chất qua màng
sinh chất
Tư 14/11/2012
3
4
10A1
10A2
23
Enzim và vai trò của Enzim
trong quá trình chuyển hóa vật
chất
Hai 19/11/2012
3
4
10A1
10A2
24 Hô hấp tế bào
Hai 3/12/2012
3
4
10A1
10A2
26 Hoá tổng hợp và quang tổng hợp
3. Địa điểm nghiên cứu:

Trường THPT Trần Suyền – Phú Hòa – Phú Yên
4. Phương pháp nghiên cứu :
4.1.Nghiên cứu lý luận: Phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin được thu thập qua
sách, báo, nguồn internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phiếu điều tra thăm dò ý kiến học sinh khối
10 về học tập môn sinh học, phiếu điều tra về biểu hiện học tập của các em trong
giờ sinh học. Phân tích kết quả điểm khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh.
Bằng phương pháp phỏng vấn, phương pháp đếm. Thống kê và phân tích dữ liệu
để tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng - tình hình học tập môn sinh học 10 để đưa
ra giải pháp thay thế.
- Thực nghiệm sư phạm: Chọn ngẫu nhiên 2 lớp học sinh khối 10
- Nghiên cứu kết quả học tập môn sinh học 10 trước và sau tác động
7
 Lấy lớp 10A1 làm lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học
theo phương pháp vấn đáp, tổ chức hoạt động học sinh độc lập
nghiên cứu sgk, hoạt động nhóm. Sử dụng phương tiện dạy học
là tranh hiện có của nhà trường kết hợp phiếu học tập. Kiểm tra
bằng trắc nghiệm khách quan. (Phương án A)
 Lấy lớp 10A2 làm lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học
theo mục tiêu “tiết học ba được”, vận dụng tích hợp và linh
hoạt các phương pháp dạy học: nhóm phương pháp thí nghiệm,
nhóm phương pháp trực quan, phương pháp grap, vấn đáp (vấn
đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa, đàm thoại Ơxrixtic),
hoạt động nhóm, vận dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, hoạt động
học sinh độc lập nghiên cứu sgk, dạy học giải quyết vấn đề,
game hóa hoạt động học. Sử dụng các phương tiện trực quan:
tranh, mô hình, tư liệu phim, ảnh và thí nghiệm. Kết hợp cả
phương pháp diễn dịch và quy nạp. Tích hợp bài giảng để giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Dạy bằng giáo án điện tử. Kiểm
tra bằng trắc nghiệm khách quan.(Phương án B)

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài trước và sau tác động (Cả lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm cùng làm một bài kiểm tra hai lần.
 Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng đầu năm
 Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra thời gian 45 phút sau
khi học xong các bài trên.
 Đề kiểm tra trước và sau tác động đều là 40 câu trắc nghiệm
dạng nhiều lựa chọn.
 Chấm bài theo đáp án.
- So sánh kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .
- Kiểm chứng bằng các phép kiểm chứng phù hợp.
 Dùng phép kiểm chứng t – test độc lập.
 Dùng phép kiểm chứng t – test phụ thuộc.
 Kiểm tra mức độ tác động ES.
8
- Xử lí số liệu thống kê bằng phần mềm excel
5. Giả thuyết nghiên cứu:
- Học sinh có hứng thú trong môn học hơn nếu giáo viên có phương pháp
dạy hay
- Mô hình "tiết học ba được" sẽ làm nâng cao kết quả học tập môn sinh học
ở học sinh.
9
Phần III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 10 - TRƯỜNG
THPT TRẦN SUYỀN
I. Thực trạng
1. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn sinh 10 Trường THPT Trần
Suyền (phụ lục 1.1)
- Thống kê điểm khảo sát chất lượng đầu năm môn sinh lớp 10 cho thấy
điểm trung bình là 6.1; điểm yếu kém chiếm tới 15,17%. Như thế là kết quả điểm

thấp, điểm số chung chỉ ở mức độ trung bình.
2. Thái độ học tập môn sinh 10 trường THPT Trần Suyền
2.1. Phỏng vấn giáo viên
- Qua phỏng vấn giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khối 10 nói chung
cũng như giáo viên dạy môn sinh nói riêng. Học sinh rất lơ là, ít hứng thú trong
học tập. Trong lớp ít chú ý, hay nói chuyện, bài cũ ít thuộc. Nếu có thuộc bài cũng
chưa vận dụng được kiến thức để giải thích cho các vấn đề thực tế liên quan. Hầu
như không chuẩn bị bài mới. Rất thụ động và lười phát biểu ý kiến cá nhân.
2.2. Điều tra biểu hiện học tập môn sinh học ở học sinh khối 10.(phụ lục 1.2)
- Qua thống kê câu hỏi điều tra xác định hệ số tương quan chẵn lẻ 0.55 và
kết quả với độ tin cậy là 0.71 chứng tỏ dữ liệu đáng tin cậy được bảng 3.
Bảng 2 Những biểu hiện chính của học sinh trong học tập môn sinh hoc 10
ST
T
Câu hỏi SL
(Tổng 410)
1. Em có đi học đều không?
a. Thỉnh thoảng vắng học 67 16.34
b. Thường xuyên vắng học 38 9.26
c. Đi học đều 305 74.40
2. Thái độ chính của em trong học tập như thế nào?
a. Thường xuyên không học bài cũ 57 13.90
b. Hiếm khi không học bài cũ 57 13.90
b. Thỉnh thoảng không học bài cũ 296 72.20
3. Em thường làm gì trong giờ học?
a. Làm việc riêng trong giờ học 40 9.76
10
b. Tham gia phát biểu xây dựng bài 92 22.44
c. Chỉ nghe giảng và ghi chép 278 67.80
4. Qúa trình học bài cũ và chuẩn bị bài mới của em

như thế nào?
a. Học kĩ bài cũ và chuẩn bị bài mới 37 9.03
c. Học lướt qua. 242 59.02
c. Học chi tiết tỉ mỉ, không chuẩn bị bài mới 131 31.95
Qua bảng 3. cho thấy các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
học biểu hiện các em đi học đều chiếm 74.4% và thỉnh thoảng vắng học chiếm
16.34%. Tuy nhiên các em còn lười học thể hiện hiếm khi không thuộc bài cũ
chiếm 13.9% Còn thỉnh thoảng không thuộc bài cũ là 72.2% cộng với thường
xuyên không thuộc bài cũ là 13.9%. Mặc khác quá trình học bài cũ học lướt qua
chiếm 59.2%, chỉ có 9.03% học kĩ bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Trên lớp các em chỉ nghe giảng và ghi chép chiếm 67.8%, tham gia phát
biểu xây dựng bài chiếm 22.44%, còn lại 9.76 % các em làm việc riêng. Số liệu
này cho thấy các em học tập quá thụ động dẫn đến hệ quả các em sẽ hiểu lơ mơ,
không chắc chắn; khi học lại khó hiểu, khó nhớ.
II. Nguyên nhân
1. Do chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 quá thấp.
2. Động cơ học tập của học sinh chưa mạnh mẽ.
- Động cơ học tập chia làm 2 loại:
+ Động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ mang tính nhận thức): là mong
muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập, bản thân
tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Loại động
cơ này giúp người học luôn nổ lực ý chí, khắc phục trở nại từ bên ngoài để đạt
nguyện vọng bên trong. Nó giúp học sinh duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi,
tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học
tập
+ Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bỡi sự lôi cuốn hấp dẫn bỡi các
yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương
lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, đây là những mối quan hệ xã
11
hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Tuy loại động cơ này có mang tính

tiêu cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho
người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Động cơ học tập có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn động lực và
kim chỉ nam cho hoạt động học. Là giáo viên ta phải làm gì để hình thành và kích
thích động cơ học tập cho học sinh đặc biệt là học sinh THPT.
3. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên chưa hiệu quả
3.1 Mẫu phiếu thăm dò ý kiến học sinh khối 10 về học tập môn sinh học
(phụ lục 1.3)
3.2. Kết quả điều tra (Phụ lục 1.4)
- Đầu năm Tổng số học sinh khối 10 của trường là 435, sau đó có một số học
sinh nghỉ học và chuyển trường còn lại 426.Tổng số phiếu phát ra là 426, tổng số
phiếu thu lại 410, nguyên nhân có một số học sinh vắng học không làm phiếu và
một số em không nộp lại phiếu điều tra.
- Qua thống kê câu hỏi điều tra xác định hệ số tương quan chẵn lẻ 0.74 và
kết quả với độ tin cậy là 0.85 chứng tỏ dữ liệu đáng tin cậy.
- Bảng P1.4 (Phụ lục 1.4). Thống kê câu trả lời của học sinh với việc học tập
môn sinh học cho thấy:
PHẦN A.
♦ 98.8% học sinh thống nhất giáo viên không trình bày mục tiêu, yêu cầu của
từng bài học một cách rõ ràng.
♦ 88.8% học sinh trả lời: Kiến thức cơ bản của môn học được trình bày chính
xác.
♦ 90% học sinh còn phân vân: Bài giảng của GV dễ theo dõi.
♦ 90.5% học sinh không đồng ý: Bài giảng của GV dễ học.
♦ 91% học sinh cho rằng: Bài giảng của GV không dễ thuộc.
♦ 81.5% học sinh cảm thấy: Bài giảng của GV không dễ nhớ.
♦ 84.1% học sinh thống nhất: GV đã chưa sử dụng các PPDH dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
12
♦ 87.1% học sinh cho rằng: PPDH của GV thực sự chưa kích thích hứng thú

tìm tòi tri thức mới của học sinh.
♦ 81.7% học sinh thống nhất: GV chưa tôn trọng và khuyến khích ý kiến phát
biểu của học sinh trong giờ học.
♦ 91.5% học sinh cảm thấy: GV không thường xuyên khuyến khích học sinh
đặt câu hỏi.
♦ 95.6% học sinh thống nhất: GV đã giải đáp thắc mắc của học sinh một cách
đầy đủ và thỏa đáng.
♦ 76.3% học sinh cảm thấy: GV đã đánh giá kết quả kiểm tra một cách công
bằng, khách quan.
♦ 92.4% học sinh đồng tình: Đề kiểm tra của môn học phù hợp với trình độ
của học sinh – Không quá dễ, không quá khó.
♦ 90.2% học sinh đồng ý: Kết quả kiểm tra được thông báo cho học sinh
trong quá trình học tập.
♦ 70% học sinh cho rằng: GV chưa tổ chức và quản lí lớp một cách hợp lí,
khoa học và hiệu quả.
♦ 91% học sinh đồng ý: GV đã tạo được môi trường học tập tích cực và thân
thiện.
♦ 98.5% học sinh thống nhất: GV ít đặt vấn đề dẫn dắt vào bài mới.
♦ 82% học sinh cho rằng: GV chưa có những biện pháp cụ thể để giúp đỡ
những HS yếu vươn lên trong học tập.
♦ 88.8% học sinh đồng ý: GV chưa thật sự quan tâm đến tình hình học tập
của từng cá nhân học sinh trong giờ học.
♦ 88.3% học sinh cảm thấy: Nói chung chúng tôi chưa hài lòng về môn học
này.
PHẦN B.
♦ 83.9% học sinh thống nhất: GV thường sử dụng phương pháp hỏi đáp trong
giờ học.
13
♦ 95.4% học sinh thống nhất: GV thường sử dụng tranh ảnh trong sách làm
phương tiện dạy học.

♦ 89.3% học sinh cho rằng: Thời gian GV dành cho xê – mi – na/ thảo luận
nhóm thường chiếm khoảng 5% - 7% qũy thời gian của môn học.
♦ 92.9% học sinh cho rằng: Việc sử dụng các phương tiện dạy học công nghệ
thông tin của GV có rất ít tác dụng.
♦ 73.2% học sinh đồng ý: Loại hình kiểm tra trắc nghiệm khách quan thường
được sử dụng trong kiểm tra môn học.
PHẦN C.
♦ Đa phần các em bỏ trống
- Thực tế qua số liệu điều tra thấy rằng: Đa số các tiết học giáo viên đảm bảo
nội dung kiến thức khoa học, tạo được môi trường học tập thân thiện. Trong đánh
giá kiểm tra mang tính khách quan công bằng. Tuy nhiên với bộ môn sinh học -
môn học thực nghiệm mà giáo viên còn sử dụng quá ít các phương tiện dạy học
tích cực, nếu có cũng chỉ dùng cho những tiết thao giảng, hội giảng. Việc sử dụng
giáo án điện tử nhiều khi không hiệu quả, do cứ chiếu chiếu làm các em không
theo dõi và ghi chép kịp. Hơn nữa phương pháp dạy học của giáo viên chủ yếu là
vấn đáp nên chưa hướng tới hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức và
hành động của người học. Mặc khác việc đặt vấn đề dẫn dắt vào bài có cũng được
không có cũng được. Hội tụ những điều này làm cho tiết học trở nên nhàm chán.
Bài học sẽ khó học, khó thuộc và khó nhớ.
4. Phương tiện dạy học của nhà trường còn nghèo nàn chưa mang tính trực quan
cao. Hơn nữa đặc thù môn sinh học là môn học thực nghiệm rất cần phương tiện
trực quan để tăng niềm tin khoa học và hứng thú học tập ở học sinh thì phương tiện
dạy học của nhà trường và sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên chưa đáp
ứng đủ và kịp thời.
5. Đa phần học sinh chưa quen với môi trường và cách giảng dạy của thầy cô ở
trường THPT tính từ khi nhập học đến thời điểm khảo sát. Được thê hiện ở bảng 4
- Qua điều tra bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp, các em trả lời bằng giơ tay và
đếm số lượng.
14
Thời gian để các em làm quen với môi trường và cách giảng dạy của thầy cô

là bao lâu?
Bảng 3. Thời gian để học sinh quen với môi trường và
cách giảng dạy của thầy cô ở trường THPT
Số thứ tự Thời gian Số lượng học sinh
(Tổng 410)
%
1 2 tuần 67 16.34
2 4 tuần 86 20.98
3 6 tuần 218 53,17
4 Nhiều hơn 39 9,51
6. Do áp lực khối lượng kiến thức các môn học quá nhiều.
7. Do một số thầy cô quá nghiêm khắc.
8. Một số học sinh lại chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phát biểu.
9. Do các em càng học lên cao nên chỉ tập trung vào một số môn nhất định
10. Chịu áp lực từ phía gia đình, xã hội và ảnh hưởng của độ tuổi dậy thì.
Chương 2
GIẢI PHÁP THAY THẾ
Từ nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập thấp và thái độ học tập lơ là,
ít hứng thú ở học sinh.Tôi chọn nguyên nhân do phương pháp tổ chức hoạt động
dạy học của giáo viên để tìm giải pháp thay thế nhằm nâng cao chất lượng giáo
duc. Bởi vì chất lượng học tập của học sinh chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong
15
đó động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành thái độ
học tập tích cực cho học sinh. Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát mà được
hình thành dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên và sự tác động của nhà trường. Đối với học sinh THPT, các em đã ý
thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học. Đây là thuận lợi rất lớn cho
các hoạt động định hướng động cơ học tập ở học sinh. Người cụ thể hóa việc xây
dựng động cơ học tập cho học sinh chính là giáo viên thông qua các hoạt động cụ
thể như:

+ Xác định mục đích học tập cho học sinh: cho học sinh biết mục tiêu học
tập, phác họa nội dung cần đạt được sau tiết học.
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua chuẩn bị giáo án tốt, phương
tiện dạy học hấp dẫn, trực quan, phương pháp dạy học tích cực, lời nói uyển
chuyển, lôi cuốn,
- Khi có động cơ học tập tích cực sẽ hứng thú trong học tập. Và nhờ có hứng
thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Trong học tập cần động cơ mạnh mẽ và hứng
thú bền vững thì sự tiếp thu tri thức sẽ hiệu quả nhất.


16
Kinh tế gia
đình
Quan hệ thầy
cô, bạn bè
Cơ sở vật chất
nhà trường,
Tổ chức hoạt
động dạy học
của giáo viên
Động cơ
học tập của
học sinh
Động cơ
xã hội
Động cơ
hoàn thiện
tri thức
Song song cùng
tồn tại

Mạnh mẽ
Tiếp thu tri
thức hiệu quả
Bền vữngHứng thú
Gắn với
khuynh
hướng nghề
nghiệp
Tự giác
Sáng tạo
Độc lập
Tích cực
Kết quả học tập
sẽ nâng cao

- Mô hình "tiết học ba được" vận dụng tích hợp và linh hoạt các phương
pháp dạy học: nhóm phương pháp thí nghiệm, nhóm phương pháp trực quan,
phương pháp grap, vấn đáp (vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa, đàm
thoại Ơxrixtic), hoạt động nhóm, vận dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, hoạt động học
sinh độc lập nghiên cứu sgk, dạy học giải quyết vấn đề, game hóa hoạt động học.
Sử dụng các phương tiện trực quan: tranh, mô hình, tư liệu phim, ảnh và thí
nghiệm. Kết hợp cả phương pháp diễn dịch và quy nạp. Tích hợp bài giảng để giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Dạy bằng giáo án điện tử. Kiểm tra bằng trắc
nghiệm khách quan.
- Trong các tiết học ở các bài học khác nhau : các phương pháp dạy học, các
nội dung game hóa hoạt động học sẽ được thay đổi linh hoạt để tránh nhàm chán ở
học sinh.
Xây dựng “Tiết học ba được” với giả thuyết làm nâng cao kết quả học tập,
kích thích tính chủ động, tích cực và hứng thú học tập ở học sinh
I. Đề xuất quy trình xây dựng “tiết học ba được”

17
- Ngoài việc chuẩn bị soạn giáo án theo mô hình "Tiết học ba được", chúng
ta cần rèn luyện cho mình khả năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng xác định nội dung
cần triển khai, khả năng diễn đạt hài hòa giữa ngôn ngữ nói và ngữ cơ thể để cuốn
hút học sinh Để mình có một phong thái giảng dạy thật tự tin, thật giàu nhiệt
huyết.
- Bài giảng giáo án điện tử làm sao mang tính sư phạm cao.
- Giáo viên nên kết hợp giảng dạy, mở rộng và giải thích các hiện tượng
thực tiễn có liên quan. Bài học với mục đích góp phần sao cho kiến thức sinh học
trở nên dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.
- Trong mỗi giờ học nên giữ được nhịp độ tương tác với học sinh. Cần nêu
tên và khen các em từ yếu đến khá giỏi kịp thời khi các em có biểu hiện tích cực,
để các em phấn khởi và tự tin hơn trong giờ học.
- Yêu cầu và kiểm tra quá trình học bài cũ và sự chuẩn bị bài mới của học
sinh để rèn khả năng tự học ở học sinh.
Quy trình xây dựng "Tiết học ba được"
18
Xây dựng
mục tiêu
Học sinh
Được nói
Được suy nghĩ
Được làm việc
Nghiên cứu
SGK và tài liệu liên quan
Xác định
Xác định trình tự
logic của bài học
Kiến thức
Kỹ năng

Thái độ
Xác định khả năng đáp ứng
các nhiệm vụ nhận thức của học sinh
Dự kiến khó khăn
Tình huống xảy ra
Phương án
giải quyết
Lựa chọn
Phương pháp
dạy học
Phương tiện
dạy học
Hình thức
tổ chức
Cách
đánh giá
Học sinh
học tập
Tích cực
Chủ động
Sáng tạo
Thiết kế
giáo án
Bài học
Giáo dục
kỹ năng
sống
Dễ học
Dễ thuộc
Dễ nhớ

II. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. MỘT SỐ GIÁO ÁN THEO MÔ HÌNH "TIẾT HỌC BA ĐƯỢC"
1.1. Bài 11. Tiết 17. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Về kiến thức:
19
- Nêu được các phương thức vận chuyển các chất qua màng.
- Phát biểu được khái niệm khuyếch tán, thẩm thấu.
- Trình bày được các kiểu vận chuyển thụ động và chủ động
- Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- Phân biệt được các loại môi trường đẳng trương, ưu trương, nhược trương.
- Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào.
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, khái quát và tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng làm việc với phiếu học tập.
3. Về thái độ:
- Biết bảo vệ sức khỏe, biết liên hệ, giải thích hiện tượng thực tế.
II. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu, máy vi tính, phiếu học tập.
- Dụng cụ và mẫu vật thí nghiệm thẩm thấu qua màng da ếch, phim flag về (quá
trình thẩm tách, các kiểu vận chuyển thụ động, ảnh hưởng của nồng độ, kích thước
màng với vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, các kiểu vận chuyển chủ
động, nhập bào, xuất bào).
III. Phương pháp /kĩ thuật dạy học chủ yếu
- Phương pháp thí nghiệm biểu diễn minh họa
- Vấn đáp tìm tòi thông qua tư liệu phim flag, tạo tình huống có vấn đề
- Tổ chức HS độc lập nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm, làm PHT.
- Game hóa hoạt động học

IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Hoạt động dạy - học. Vào bài:
20
Tại sao khi xào rau thì rau thường quắt lại? Cách xào để rau không bị quắt
mà vẫn xanh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời cho câu hỏi
trên.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương thức vận chuyển thu động
- Hãy quan sát hiện tượng
và nhận xét.
(?) Thẩm thấu là gì?
Thí nghiệm 2: Qúa trình
thẩm tách (Phim flag 1)
?Thẩm tách là gì?
? Vận chuyển thụ động
các chất qua màng dựa
trên nguyên lí nào?
? Khuếch tán là gì?
(?) Vậy vận chuyển thụ
động là gì?
- Quan sát thí nghiệm, trả
lời câu hỏi, ghi chép.
- Thẩm thấu: Hiện tượng
nước khuếch tán qua màng.
- Quan sát thí nghiệm, trả
lời câu hỏi.

- Thẩm tách: Hiện tượng
các chất tan khuếch tán qua
màng

- Khuếch tán: là sự chuyển
động của các chất phân tán
từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp.
- Nghiên cứu sgk trả lời
I. VẬN CHUYỂN THỤ
ĐỘNG
1. Thí nghiệm
- Thẩm thấu
- Thẩm tích
2. Định nghĩa
- Vận chuyển thụ động là
phương thức vận chuyển các
chất qua màng sinh chất mà
không tiêu tốn năng lượng,
dựa trên nguyên lí khuyếch
tán:
+ Nước: Thế nước cao → thế
nước thấp (thẩm thấu) – qua
kênh prôtêin đặc biệt
(aquaporin).
+ Chất tan: Cchất tan cao →
Cchất tan thấp
- Vận chuyển thụ động
qua màng có những kiểu
nào? Hãy quan sát đoạn

phim sau 2
- Quan sát phim trả lời câu
hỏi, ghi chép.
- Có 2 kiểu: khuếch tán
trực tiếp và Khuếch tán qua
3. Các kiểu vận chuyển thụ
động chất tan
Các chất tan được vận
chuyển thụ động qua màng
21
Thaåm thaáu keá
Dutrochet
Màng
da
ếch
Thí nghiệm 1
 Liên hệ: Tại sao
một số cây trồng
không sống ở đất
mặn?

kênh prôtêin xuyên màng
- Nồng độ muối bên ngoài
cao nên nước từ trong tế
bào đi ra ngoài, muối từ
ngoài di chuyển vào. Cây
không hút được nước cây
chết
sinh chất bằng 2 cách:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp

phôtpholipit kép: Các phân tử
nhỏ, tan trong dầu mỡ (không
phân cực).
- Khuếch tán qua kênh
prôtêin xuyên màng tế bào:
Các chất phân cực, kích thước
lớn, có cấu trúc phù hợp và
các iôn.
?) Điều kiện các chất tán được tan qua tan
khếch tán qua màng
(Chiếu phim3) ảnh hưởng củacủa nồng độ
của nồng độ đến quá trình
vận chuyển thụ động
? Phân biệt 3 loại dung
dịch (bằng cách hoàn
thành phiếu học tập số 1)
- Ngoài ra vận chuyển thụ động àng qua
qua màng còn phụ thuộc yếu tố nào yếu tố
những yếu tố khác. Hãy
quan sát phim sau
(Phim 4) ảnh hưởng của ích thước đến quá
kích thước đến quá
trình vận chuyển thụ động
? Như vậy các chất tan qua màng phải có
kích thước như thế nào
so với kích thước lỗ màng
Chuyển ý: tình huống có
vấn đề
- Lúng túng
- Quan sát phim, suy nghĩ

trả lời .Có sự chênh lệch
nồng độ
- Hoàn thành phiếu học tập
số 1 ( Làm việc cặp đôi)
- Quan sát phim, trả lời câu
hỏi.Các chất tan qua màng
phải có kích thước nhỏ hơn
kích thước lỗ màng
 Điều kiện các phân tử
chất tan khuếch tán thụ
động qua màng
 Có sự chênh lệch
nồng độ
Môi
trường
Nồng
độ
chất
tan
Sự di
chuyển
chất tan
Ưu
trương
ở môi
trường
ngoài
>
trong
tế bào

Chất tan từ
ngoài vào
trong tế bào
Đẳng
trương
ở môi
trường
ngoài
=
trong
tế bào
Không trao
đổi
Nhược
trương
ở môi
trường
ngoài
<
trong
tế bào
Chất tan ở
ngoài không
vào tế bào
được
 Các chất tan qua màng
phải có kích thước nhỏ
hơn kích thước lỗ màng
22
? Tại sao ở một số loài

tảo biển, nồng độ iot
trong tế bào tảo cao gấp
1000 lần nồng độ iot
trong nước biển, nhưng
iot vẫn được vận chuyển
từ nước biển qua màng
vào trong tế bào tảo.
? Hoặc tại sao
(?) Các chất này được
lấy vào cơ thể theo cơ chế
nào?
- Lúng túng
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương thức vận chuyển chủ động
Quan sát phim flag 5 vận
chuyển chủ động cho biết
thế nào là vận chuyển chủ
động ?
- Quan sát phim trả lời câu
hỏi
- Vận chuyển các chất từ
nơi có nồng độ thấp đến nơi
có nồng độ cao, cần chất
vận chuyển (chất mang) và
tiêu tốn năng lượng.
II. VẬN CHUYỂN CHỦ
ĐỘNG
1. Khái niệm vận chuyển
chủ động Vận chuyển các
chất từ nơi có nồng độ thấp
đến nơi có nồng độ cao, cần

chất vận chuyển (chất mang)
và tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế vận chuyển chủ
động?
- Suy luận trả lời (có thể
không trả lời được)
2. Cơ chế: Pr biến đổi cấu
hình để liên kết với chất nó
cần vận chuyển.
(?) Tại sao trong tế bào
cần có sự vận chuyển chủ
động ?

- Giúp tế bào có thể lấy các
chất cần thiết từ môi trường
ngay cả khi chất này có
nồng độ thấp hơn so với bên
trong tế bào → Đảm bảo
cho các quá trình sống diễn
ra bình thường.

Các kiểu vận chuyển chủ
động (phim flag6)
- Quan sát, phân tích phim,
trả lời câu hỏi
Các kiểu vận chuyển chủ
23
?Có mấy kiểu vận chuyển
chủ động ?
 Đơn chuyển

 Đồng chuyển
 Đối chuyển
- Ghi chép
động:
 Đơn chuyển
 Đồng chuyển
 Đối chuyển
Hoạt động 3. Tìm hiểu quá trình nhập bào và xuất bào
(?) Quan sát phim sau
(nhập bào 7) cho biết thế
nào là nhập bào? Các
kiểu nhập bào ?

- Hãy mô tả con đường
nhập bào?



(?) Cho biết cơ chế của
nhập bào
:
- Quan sát, phân tích, có sự
so sánh phim, trả lời câu hỏi
- Ghi chép
- Suy nghĩ trả lời

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT
BÀO
1. Nhập bào
- Khái niệm:Là phương thức

tế bào đưa các chất vào bên
trong bằng cách biến dạng
màng sinh chất.
- 2 kiểu nhập bào:
+ Thực bào (chất rắn)
+ Ẩm bào (chất lỏng)
- Cơ chế:
Màng lõm xuống ở chỗ tiếp
xúc với chất vận chuyển, chỗ
lõm sâu dần thành túi và được
đưa vào trong tế bào. Nếu là
thực bào thì tế bào tiết enzim
phân huỷ
24
(?) Theo dõi Phim sau
(phim xuất bào - 8) cho
biết thế nào là xuất bào?
- Hãy mô tả con đường
xuất bào?
 |Liên hệ : Tế bào
bạch cầu tiêu diệt
vi khuẩn ra sao?
Một số tế bào tiết
chất nhầy nhờ cơ
chế nào?

- Phân tích phim, suy nghĩ
trả lời
- Bằng thực bào. Một số tế
bào tiết chất nhầy nhờ cơ

chế xuất bào
2. Xuất bào
- Là phương thức tế bào bài
xuất ra ngoài các chất hoặc
phân tử bằng cách hình thành
các bóng xuất bào, các bóng
này liên kết với màng, màng
sẽ biến đổi và bài xuất các
chất hoặc phân tử ra ngoài.
4. Củng cố : Trò chơi mảnh ghép
:
(1) Giải thích hiện tượng muối dưa, rau dưa sàu lại?
HS: Khi ta cho muối vào dưa thì môi trường trong rau dưa là nhược trương còn
môi trường ngoài là ưu trương nên nước sẽ rút ra ngoài làm cho rau sàu lại.
(2) Tại sao rau muống chẻ sau đó ngâm vào nước lại cong lại?
HS: Do nước khuyếch tán qua màng tế bào vào trong làm tế bào rau trương lên do
đó rau cong lại
(3) Câu hỏi số 2 sgk
(4) Câu số 4 sgk
(5) Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau (phim minh
họa giải thích)
HS: Vảy nước, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho
rau không bị héo
(6) Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào để tế bào có thể chọn được các chất cần thiết
trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
25

×