Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đặc trưng của sử thi Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.25 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

----------

BÀI TẬP LỚN A3

Chủ đề 3: Đặc trưng của sử thi Ấn Độ
(qua phân tích văn bản Rama buộc tội – Ramayana)
Học phần: Đọc hiểu các văn bản văn học phương Đông
ở nhà trường phổ thông

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
NỘI DUNG ............................................................................................ 1
Chương 1: Một số vấn đề về lí thuyết .............................................. 1
1.1. Khái quát về văn học Ấn Độ ................................................... 1
1.2. Khái quát về sử thi Ấn Độ ...................................................... 2
1.2.1. Khái niệm ........................................................................... 2
1.2.2. Đặc trưng............................................................................ 3
1.3. Khái quát về tác giả và tác phẩm ........................................... 4
1.3.1. Tác giả ................................................................................ 4
1.3.2. Tác phẩm ............................................................................ 4
Chương 2: Đặc trưng của sử thi Ấn Độ qua văn bản..................... 5
Ra-ma buộc tội - Ramayana ............................................................... 5
2.1. Tính quy mơ đồ sộ ................................................................... 5
2.2. Tính giáo huấn sâu đậm .......................................................... 6
2.3. Tính xung đột gay gắt về đạo lí .............................................. 8


2.4. Tính đa dạng về hệ thống nhân vật ..................................... 10
KẾT LUẬN .......................................................................................... 12
Tài liệu tham khảo .............................................................................. 13


MỞ ĐẦU
Văn học phương Đông được biết đến như một nền văn học đồ sộ, có
nhiều đóng góp lớn với nền văn học thế giới. Là nền văn học gắn liền với văn
học của các nước như: Trung Hoa và các nước thuộc vùng văn học chữ Hán,
Ấn Độ, nước trung cận Đơng, Bắc Phi. Do đó mà văn học phương Đông
mang nhiều đặc trưng riêng. Là nền văn học xuất hiện từ lâu, minh chứng qua
các tác phẩm cổ (Kinh Thi, Rig Veda, Tử thư,...). Do có sự tách biệt về địa lí,
giao thơng mà các nước phương Đơng thời cổ khơng có sự giao lưu với bên
ngồi đã dẫn đến các tính dân tộc được bộ lộ và hình thành rõ nét trong các
tác phẩm. Ra đời từ khá sớm nên văn học phương Đơng có sự khác biệt, phát
triển chậm hơn so với văn học tiến bộ khác. Thường gắn với lối tư duy, cảm
thức như: hướng nội, trữ tình, cảm tính,...
Tiêu biểu cho nền văn học phương Đông ta không thể không nhắc tới
Ấn Độ - đất nước của nền văn học cổ. Với sự phát triển mạnh mẽ về văn học
và đặc biệt là sử thi, Ấn Độ đã đem đến những kiệt tác lớn, mang giá trị sâu
sắc cho nền văn học. Nhắc đến nền văn học Ấn Độ, bao giờ ta cũng nghĩ đến
hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana. Trong đó, Ramayana là thành tựu
văn học lớn nhất của Ấn Độ.
Trong nghiên cứu này tôi đi nghiên cứu vấn đề: “Đặc trưng của sử thi
Ấn Độ qua văn bản Ra-ma buộc tội - Ramayana”. Bài nghiên cứu giúp tôi
hiểu sâu hơn về văn bản Ra-ma buộc tội, cùng với những đặc trưng của sử thi
Ấn Độ.
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về lí thuyết
1.1. Khái quát về văn học Ấn Độ

Văn học là loại hình nghệ, lấy ngơn từ của chính con người làm chất
liệu, phương tiện. Qua đó tạo tính thẩm mỹ, tái hiện được sự kiện, biến cố có
ảnh hưởng đến hành động, số phận của con người. Giúp ta cảm nhận chúng,

1


đánh giá chúng mà tự định hướng cho mình theo cái lí tưởng đẹp, lí tưởng cao
cả.
Văn học Ấn Độ là nền văn học cổ nhất thế giới. Trong văn học Ấn Độ,
các hình thức truyền khẩu và viết rất được quan tâm. Ngoài dạng kiến thức
linh thiêng là Vedas, văn học Ấn Độ cịn có sử thi Ramayana và Mahabharata.
Văn học Ấn Độ phát triển mạnh về thơ ca Ba Tư và Urdu trong thời trung cổ,
khi bị hồi giáo cai trị. Là nền văn học có sự đa dạng và phức tạp về ngôn ngữ.
Tôn giáo của Ấn Độ cũng ảnh hưởng ít nhiều tới văn học.
Văn học ấn độ đang ngày càng phát triển và mở rộng ra. Văn học phát
triển kéo theo sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa - nền văn hóa có ảnh
hưởng sâu rộng trên thế giới. Xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn lớn như:
Tagore, Valmiki,... đã có đóng góp lớp cho nền văn học Ấn Độ. Đem đến
nhiều sản phẩm đồ sộ cả về hình thức đến nội dung.
1.2. Khái quát về sử thi Ấn Độ
1.2.1. Khái niệm
Thuộc giai đoạn thứ hai trong quá trình phát triển của văn học cổ, sử thi
xuất hiện dựa trên sự lớn mạnh và phát triển của văn minh nhân loại.
Thuộc văn học dân gian, sử thi là thể loại lớn, mang trong mình niềm tự
hào của các dân tộc. Ra đời trên cơ sở từ thần thoại. Trong sử thi cảm hứng
chủ yếu là khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của cộng. Là tài sản quý
giá của nhân loại, khơng chỉ mang giá trị văn hóa, lịch sử sử thi còn là thành
tựu của một nền văn minh phát triển.
Hay ta có thể hiểu, sử thi là tác phẩm tự sự có quy mơ lớn, là thể loại

của văn học dân gian. Xây dựng tác phẩm có vần, nhịp, hình tượng lớn lao đại
diện cho cả một cộng đồng. Nhằm kể lại, phản ánh đời sống cộng đồng của cư
dân thời cổ đại.
Những cuộc xung đột giữa các vương quốc, chủng tộc được sử thi phản
ánh một cách sống động, chân thực. Sử thi ca ngợi những chiến cơng, thắng
lợi của những anh hùng mang lí tưởng, khí phách được nhân dân ngưỡng mộ..

2


1.2.2. Đặc trưng
Là thể loại ra đời sớm (khoảng 800 năm TCN) khi đất nước Ấn Độ
được chia thành nhiều vương quốc nhỏ, khi chế độ quân chủ chuyên chế ra
đời. Sử thi phản ánh chân thực đời sống, tư tưởng của nhân dân thời cổ đại.
Ca ngợi những anh hùng với chiến công, lý tưởng lớn lao mà nhân dân tôn
thờ. Sử thi mang nhiều đặc trưng riêng:
Đầu tiên là tính quy mơ đồ sộ. Sử thi thường có dung lượng rất lớn, dài
hàng vạn câu. Sở dĩ sử thi đồ sộ là do nhân dân Ấn Độ giàu trí tưởng tượng,
suy nghĩ sâu rộng, triền miên. Do đất nước Ấn Độ rộng lớn, đa dạng về dân
tộc, phong tục, huyền thoại. Nội dung các câu chuyện trong sử thi được các
nghệ nhân sưu tập các câu chuyện khác nhau, kết nối và xâu chuỗi lại với
nhau làm cho nội dung và độ dài của sử thi được kéo ra. Khơng những đồ sộ
về dung lượng, sử thi cịn có sức khái quát cao, bối cảnh thể hiện trong sử thi
hoành tráng hơn các thể loại khác.
Thứ hai là tính giáo huấn sâu đậm. Đó là những vấn đề về đạo đức,
luân lí của đất nước Ấn Độ. Tác phẩm sử thi ln gửi gắm và mang tính đạo
đức, lí tưởng cao. Qua đó hướng con người ta đến những điều tốt đẹp, điều
thiện, những lẽ sống công bằng. Mục đích giáo huấn chính là mục đích, ý
nghĩa cuối cùng mà tác phẩm sử thi hướng tới.
Thứ ba là tính xung đột gay gắt về đạo lí. Phản ánh và tái hiện cuộc đấu

tranh của nhân dân Ấn Độ, sử thi không chú trọng đến việc tái hiện chiến
tranh mà chủ yếu khắc họa xung đột giữa hai phe đối đầu là thiện và ác, giữa
đạo lí và phi đạo lí. Có nhiều xung đột khác nhau xảy ra trong một tác phẩm
sử thi. Xung đột xuất hiện đòi hỏi con người ta phải tìm cách giải quyết, giải
hịa nêu khơng thành thì phải tiến tới chiến tranh. Khi chiến tranh phải đảm
bảo các nguyên tắc về công bằng, nhân đạo. Hướng đến mục đích cuối cùng
là hịa hợp, hịa bình.
Cuối cùng là tính đa dạng trong hệ thống nhân vật. Nhân vật trong sử
thi Ấn Độ rất đa dạng: người anh hùng, thần thánh, ma quỷ,… Phần lớn nhân
vật đã xuất hiện trong thần thoại, truyền thuyết. Nhân việt ln có sự biến hóa

3


như nửa người, nửa thần. Nhân vật anh hùng trong sử thi mang vóc dáng lớn
lao, có sức mạnh về trí tuệ, dũng cảm và mang tấm lịng lương thiện.
1.3. Khái quát về tác giả và tác phẩm
1.3.1. Tác giả
Tác phẩm được bổ sung và chau chuốt bởi rất nhiều tu sĩ - thi nhân và
đạt đến sự hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki.
Van-mi-ki là nhà thơ Ấn Độ cổ đại. Ông sống vào khoảng thế kỷ V
trước cơng ngun. Sinh ra trong gia đình đẳng cấp Bà La môn. Cuộc sống
của ông vất vả từ bé, bị cho mẹ ruồng bỏ phải lang thang nhiều nơi sau đó
phải trốn vào rừng để sống. Sống ở trong rừng ông đã tu luyện thành đạo sĩ.
Nhà người đầu tiên được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ của dân tộc.
Có cuộc sống khó khăn nhưng ơng ăn nói rất lưu lốt - xuất khẩu thành
thơ, có trí nhớ kỳ lạ. Vốn là người thông minh cùng với tài năng của mình,
khi thần Narada kể cho Van-mi-ki về chàng Rama, ông đã chú tâm và kể lại
cho các môn đệ nghe bằng cách diễn đạt, bằng vần thơ của mình. Nhờ đó mà
truyện thơ Ramayana của ơng được lưu truyền nhiều nơi, trên khắp mảnh đất

Ấn Độ. Tác phẩm mang nhiều triết lý, tư tưởng mà Van-mi-ki muốn gửi gắm
đến bạn đọc.
1.3.2. Tác phẩm
Có nhiều ý kiến khác nhau nói về hồn cảnh ra đời của Ramayana. Nhà
nghiên cứu Ấn Độ cho rằng Ramayana được lưu truyền từ thế kỷ VI - V trước
cơng ngun. Hay theo Radhakrishnan thì Ramayana được viết sau sử thi
Mahabharata, được ghi lại khi Phật ra đời (563 - 483 trước cơng ngun).
Nhưng đó chỉ là những suy đoán. Nhà khảo cổ học Ấn Độ H. D. Xankalia đã
khẳng định, sử thi Ramayana ra đời vào thế kỉ III trước cơng ngun, hồn
chỉnh vào thế kỉ IV sau công nguyên.
Ramayana được coi là bộ sử thi lớn của Ấn Độ, được lưu truyền rộng
rãi từ năm này qua năm khác. Đã có biết bao thi sĩ vô danh đã sửa lại, bổ sung
khiến cho tác phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Tác phẩm đã để lại dấu ấn

4


trong lịng bạn đọc, mở ra thời kì văn học rực rỡ cho nền văn học Ấn Độ,
Người Ấn coi đây là Kinh Thánh của đất nước mình.
Đoạn trích Ra-ma buộc tội được trích trong Ramayana, nằm ở khúc ca
thứ VI chương 79. Đoạn trích là phần hay của thiên sử thi Ramayana. Đặt
nhân vật vào những xung đột khác nhau, đoạn trích thể hiện được quan niệm,
triết lý về nhân vật anh hùng, về hình mẫu lý tưởng của nhân dân Ấn Độ.
Chương 2: Đặc trưng của sử thi Ấn Độ qua văn bản
Ra-ma buộc tội - Ramayana
Ra-ma buộc tội là một trong những văn hay nhất trích trong Ra-ma-yana, được đưa vào chương trình dạy học. Văn bản đã làm nổi bật lên hình ảnh
một người anh hùng được ca ngợi bởi tài năng, đạo đức và danh dự cá nhân.
Thể hiện một quan niệm sâu sắc và rõ ràng của nhân nhân Ấn Độ về người
anh hùng lí tưởng và phẩm chất của họ. Đồng thời việc sử dụng các hình ảnh
đặc sắc, nhân vật lí tưởng, đối thoại giàu kịch tính, giàu yếu tố sử thi... đã tạo

nên một đoạn trích đầy kịch tính.
2.1. Tính quy mơ đồ sộ
Đoạn trích có nguồn gốc từ truyền thuyết về hoàng tử Ra-ma, được lưu
truyền rộng rãi khắp nơi. Sử thi thường có dung lượng rất lớn, dài hàng vạn
câu. Sở dĩ sử thi đồ sộ là do nhân dân Ấn Độ giàu trí tưởng tượng, suy nghĩ
sâu rộng, triền miên. Do đất nước Ấn Độ rộng lớn, đa dạng về dân tộc, phong
tục, huyền thoại. Nội dung các câu chuyện trong sử thi được các nghệ nhân
sưu tập các câu chuyện khác nhau, kết nối và xâu chuỗi lại với nhau làm cho
nội dung và độ dài của sử thi được kéo ra. Không những đồ sộ về dung lượng,
sử thi cịn có sức khái qt cao, bối cảnh thể hiện trong sử thi hoành tráng hơn
các thể loại khác.
Ra-ma buộc tội được trích trong sử thi Ra-ma-ya-na - sử thi lớn của Ấn
Độ, nằm ở khúc ca thứ VI chương 79. Đây là một bộ sử thi bằng tiếng Phạn,
được viết bằng văn vần, gồm 24.000 câu thơ đơi. Có tất cả là 7 tập kể lại
những chiến công của Rama trong cuộc chiến đấu tranh chống lại cái xấu xa,

5


phi đạo lí. Ra-ma-ya-na dài gần 5 vạn dịng, mang nhiều ý nghĩa: “Tất cả
những gì có trên đất Ấn Độ điều có trong Mahabharata”.
Khơng chỉ lớn về dung lượng mà nó cịn lớn về nội dung, giá trị phản
ánh của đoạn trích. Ra-ma buộc tội có cốt truyện chặt chẽ, phong cách nhất
quán. Vấn đề trong tác phẩm được phản ánh và được lan rộng ra khắp các
vương quốc trên đất Ấn Độ. Đoạn trích xoay quanh những xung đột khác
nhau của con người, những kỳ tích của người anh hùng Rama. Ra-ma buộc tội
còn kể lại sự kiện quan trọng trong sử thi Ấn Độ. Nội dung mà đoạn trích
phản ánh sâu rộng, bao quát nhiều vấn đề của cuộc sống, con người. Thể hiện
tồn bộ các khía cạnh, vấn đề của cuộc sống văn hóa, lịch sử của người dân
Ấn Độ. Đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất của con người.

Qua đó thể hiện một cách sâu đậm, rõ nét những đặc trưng của sử thi Ấn Độ.
2.2. Tính giáo huấn sâu đậm
Ấn Độ được biết đến là một đất nước có rất nhiều tơn giáo, là nước mộ
đạo. Hộ tơn sùng nhiều đấng thần linh khác nhau, tuyệt đối tin tưởng vào thần
linh. Tính giáo huấn, đạo lí cơng bằng của con người được thể hiện rõ nét
trong các sáng tác sử thi. Sử thi được coi là cuốn sách về ln lí, đạo đức.
Ln đề cao lý tưởng, hướng con người đến những điều tốt đẹp, cái thiện, như
Krixna Dvaipayana đã nói: “Những ai đã nghe sử thi này thì mọi tội lỗi đã
phạm trong hành động ý nghĩa và lời nói đều được tẩy rửa” [6].
Trong Ra-ma buộc tội, tác giả gửi gắm nhiều giáo huấn sâu sắc thông
qua các nhân vật. Đầu tiên là Rama - một nhân vật mang trong mình tấm
gương phản chiếu về đạo đức. Sau khi đánh bại quỷ vương, cứu được vợ của
mình, là một con người của xã hội xưa Rama khơng cịn tin tưởng Xi-ta.
Chàng đưa ra những lời buộc tội vợ của mình: “Giờ đây ta phải nghi ngờ tư
cách của nàng” [2-tr.57]. Với chuẩn đạo đức của xã hội cổ đại, hành động ở
trong nhà của một kẻ xa lạ là không phù hợp, trái với đạo đức. Là một vị vua
của đất nước, Ra-ma phải hi sinh, đặt cái tiêu chuẩn của cộng đồng lên trên
tình thân, chàng không chấp nhận được cái việc quỷ vương Ra-va-na “nhìn
hau háu khắp người nàng” [2-tr.57].

6


Trước khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu, Ra-ma gọi Xi-ta là “phu nhân
cao quý” [2-tr.57], cách gọi bộc lộ sự xa cách, lạnh lùng khơng cịn một chút
thân mật. Nhưng đó cũng là một cách gọi đầy trịnh trọng. Ghen tuông, nghi
ngờ nhân cách của Xi-ta, Ra-ma đã dùng những lời nói lạnh lùng để xua đuổi
nàng “nàng muốn đi đâu thì tùy, ta khơng ưng có nàng nữa” [2-tr.57]. Khơng
những vậy, Ra-ma cịn bng những lời xúc phạm đến nhân cách của Xi-ta
“nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na, Bha-ra-ta” [2-tr.57], khi mà mục đích

của nàng đã đạt được. Ở trong nhà của một kẻ xa lạ nên giờ đây Ra-ma phải
nghi ngờ tư cách của Xi-ta. Với vẻ đẹp yêu kiều, lại ở một mình trong nhà của
một kẻ xa lạ giờ đây ta khơng cịn tin tưởng nàng nữa.
Khi Xi-ta lên giàn lửa, Ra-ma “vẫn ngồi, mắt dán xuống đất” [2-tr.58],
đau khổ vơ biên nhìn Xi-ta ta bước lên giàn lửa. Ra-ma quyết hy sinh, đánh
đổi tình u để bảo vệ cơng bằng, danh dự của một người anh hùng. Giữa xã
hội và bản thân mình, giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn đứng về
phí xã hội, đã lựa chọn danh dự để làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một vị
vua. Ra-ma mang trong mình những phẩm chất của một người anh hùng lí
tưởng của cộng đồng. Nhân vật Rama chân thực, mang vẻ đẹp độc đáo của
nhân vật sử thi Ấn Độ. Qua Ra-ma, ta nhận thấy sử thi Ấn Độ mang nặng về
giáo huấn, luôn bảo vệ và bênh vực cho đạo lý, lẽ phải.
Không những vậy, ở Xi-ta ta cũng thấy được một tấm gương về lòng
chung thủy. Xi-ta mong ngóng cuộc gặp gỡ với Ra-ma sau bao ngày xa cách
thế nhưng trước thái độ của Ra-ma, nàng rất ngạc nhiên và đau đớn đến nghẹt
thở nàng xấu hổ và tủi nhục cho thân phận. Xi-ta tìm mọi lời lẽ có tình, có lý
để minh oan cho mình. Nàng nhấn mạnh dịng dõi xuất thân của mình. Nàng
lấy trái tim tình u để khẳng định lịng chung thủy. Trước thái độ của Ra-ma
khơng cịn cách nào khác nàng buộc phải chọn hành động nhảy vào lửa để
minh oan và khẳng định tấm lịng chung thủy. Qua đó, ta thấy được sự quyết
liệt trong tính cách nhân vật sử thi. Đây cũng là chi tiết huyền thoại làm ngời
sáng vẻ đẹp của Xi-ta.

7


2.3. Tính xung đột gay gắt về đạo lí
Xung đột trong Ra-ma buộc tội là mâu thuẫn giữa Ra-ma với quỷ
vương Ra-va-na. Xung đột giữa hai hai kẻ thù với nhau.
Ra-ma là người anh hùng, là hiện thân của cái thiện và đạo lý. Tác giả

xây dựng Ra-ma như một vị anh hùng, một đấng tối cao của cộng đồng. Là
người mang trong mình đầy đủ những phẩm chất đáng q, Ra-ma là hình
mẫu lí tưởng của người dân Ấn Độ. Khơng chỉ có sức mạnh, Rama cịn có trí
thơng minh siêu phàm khơng gì có thể so sánh được. Trong sử thi Ra-ma-yana, Ra-ma được miêu tả với “mắt sáng như trời và trăng, đôi tai thấu âm
nhạc trời đất”, là người hội tụ những tinh hoa, khí chất của trời đất. Ra-ma
cịn là hiện thân của lí tưởng, của cái thiện vì vậy mà chàng là kẻ thù của sự
giả dối, ghen tuông, của cái xấu. Với nhiệm vụ được giao đó là tiêu diệt quỷ
vương Ra-va-na - cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
Ra-va-na là kiếp tái sinh làm quỷ lần thứ hai. Hắn là vua của loài quỷ
Rắc-sa-xa. Chúa quỷ Ra-va-na là kẻ tàn ác hung bạo, là nỗi khiếp sợ của
mn lồi, là kẻ thù của chư thần. Và hắn đã bị hóa thân thứ bảy của thần
Vishnu hóa kiếp. Quỷ vương là hiện diện cho cái xấu, phi đạo lý. Quan niệm
về cái ác, về dục vọng bản năng khó thể kiểm sốt của Hindu giáo, được nhân
cách hóa trong thân phận của quỷ vương. Tính cách mn hình vạn trạng của
ác quỷ, dục vọng che mờ lý trí, dùng thủ đoạn cướp vợ người khác, ham
muốn cưỡng đoạt tình yêu thánh thiện của Xi-ta.
Ra-ma đã dùng tài năng, sức mạnh của mình để đánh bại quỷ vương,
cứu được Xi-ta. Ra-ma cùng với Xi-ta đã giúp đỡ, bảo vệ dân làng khỏi bọn
quỷ dữ: Va-li, trâu thần Dundubhi. Ra-ma tiêu diệt và đánh bại được quỷ
vương Ra-va-na. Chàng đã thực hiện được mong ước, giải quyết được xung
đột xảy ra trong cộng đồng. Đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người
dân. Và chàng anh hùng với xuất thân vô cùng cao quý kia đã giải quyết được
xung đột, làm một việc cũng hết sức kiêu hùng: bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái
ác và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Xung đột thứ hai xuất hiện sau khi Ra-ma giải quyết xong xung đột
cộng đồng. Chàng lại tiếp tục rơi vào xung đột giữa tình yêu với danh dự và

8



bổn phận. Gặp lại nhau trong cộng đồng, trước sự chứng kiến của công
chúng, anh em và bạn bè,... cuộc đối thoại giữa Ra-ma và Xi-ta trở thành cuộc
đối thoại giữa những người trong cộng đồng với nhau. Xuất hiện với tư cách
là một vị vua, một người chồng của Xi-ta, phải lựa chọn giữa một bên là cộng
đồng, dân chúng với một bên là người đã chờ đợi mình suốt bao năm qua. Rama đã xưng hô khách sáo, xa lạ với vợ: “Hỡi phu nhân cao quý” [2-tr.57].
Ra-ma tuyên bố và khẳng định trước cộng đồng là hành động giết quỷ vương
là vì danh dự, nhân phẩm của bản thân chứ khơng phải vì cứu Xi-ta “kẻ nào
bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ
tầm thường” [2-tr.56]. Hơn nữa, cao hơn cả danh dự của cá nhân đó là danh
dự của cộng đồng. Ra-ma chiến đấu là vì “bảo vệ uy danh lừng lẫy của dòng
họ” [2-tr.57], chứng minh bản thân thuộc về gia tộc cao quý chứ khơng phải
một gia đình tầm thường nào. Là một vị vua, đứng đầu và dẫn dắt cả một đất
nước, gặp lại Xi-ta, Ra-ma giận giữ vì ghen tng, cảm thấy mình bị lăng
nhục.
Trong thời đại đó, danh dự của bản thân luôn gắn với danh dự của cộng
đồng. Với một vị vua phải ưu tiên việc bảo vệ danh dự cho cộng đồng lên trên
danh dự của bản thân và gia đình. Quỷ vương bắt cóc Xi-ta, Ra-ma bị cướp
vợ, hai nhân vật giờ đây phải đứng trước sự kiểm định lại về phẩm chất đạo
đức, danh dự trước cộng đồng. Cả hai phải tuân thủ và đặt nguyên tắc tơn
trọng cộng đồng lên trên. Vì vậy mà xuất hiện sự đối lập giữa một bên là
người buộc tội và một bên là người bị buộc tội. Với tư cách người buộc tội,
Ra-ma đã khẳng định, dùng cách lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng
đồng để buộc tội và ruồng bỏ Xi-ta. Bị dồn vào hoàn cảnh bất ngờ, éo le vậy,
Xi-ta cũng đưa ra dẫn chứng, lập luận dựa theo nguyên tắc đạo lí cộng đồng
đề phản bác và bảo vệ cho bản thân. Nhưng không đủ thuyết phục và có thể
chống lại những định kiến về đạo đức, danh dự, Xi-ta đã dùng cái chết để
chứng minh cho sự chung thủy, trong trắng của mình. Dường như đây là cách
giải quyết duy nhất cho xung đột giữa hai người. Với ý thức trách nhiệm của
mình, Xi-ta nguyện dùng cái chết để chứng minh. Không cầu xin Ra-ma, Xita chỉ mông các thần chứng giám cho: “cúi lạy chư thần, đấng Bra-ma, nàng
thưa với thần Lửa A-nhi” [2-tr.58]. Trong tín ngưỡng của người Ấn Độ, sự


9


can thiệp của thần linh luôn trở thành giải pháp mang tính nhân đạo cao cả,
theo đúng đạo lí dân gian, phù hợp với chuẩn mực cộng đồng.
Trước tình huống ngoài ý muốn ấy, cả hai nhân vật đã bộc lộ được vẻ
đẹp, phẩm chất cao quý của bản thân mình. Ln tơn trọng cộng đồng và đặt
cộng đồng lên trên tất cả. Đứng giữa tình yêu và danh dự, là đức vua mẫu
mực Ra-ma đã chọn danh dự. Ra-ma buộc tội đã thể hiện tính xung đột gay
gắt về đạo lý. Mấu chốt mà tác phẩm thể hiện vẫn thể hiện ý chí và niềm tin
tưởng của người dân vào sự tất thắng của lẽ phải dù rằng trong cuộc sống cái
thiện và cái ác luôn đan xen tồn tại.
Nhà ấn Độ học Romesh Dalt đã khẳng định: “Nhiều nhà văn lớn, thậm
chí cả Sếch- xpia cũng khơng khắc họa sống động, mạnh mẽ như trong Ra-ma
buộc tội” [7].
2.4. Tính đa dạng về hệ thống nhân vật
Một tác phẩm văn học luôn đem lại những bài học, những giá trị sâu
sắc tới bạn đọc. Những giá trị ý nghĩa ấy đều được thể hiện thơng qua hình
tượng các nhân vật trong tác phẩm. Sử thi cũng vậy, nhân vật là yếu tố trung
tâm của thi pháp sử thi, là nhân tố quyết định đến sự thành công, sức sống bất
tận cho tác phẩm.
Thế giới nhân vật trong Ra-ma buộc tội là đền đài các nhân vật lý
tưởng, toàn thiện tồn mỹ của đạo đức đẳng cấp. Đồng thời cịn là bài học
giáo huấn, là sự giáo hóa dân chúng thông qua các loại chúng yêu ma, quỷ
quái – hiện thân dục vọng thấp hèn, mù quáng của con người. Giáo lý Hindu
đã hóa thân vào hệ thống nhân vật của sử thi. Hình tượng đức vua Rama anh
minh: “hùng mạnh vơ song, tính cách khơng tì vết như trăng rằm” và quỷ
vương Ravana 10 đầu – thần chết của thần chết – là phát ngôn của quan niệm
Ấn Độ cổ: vịng tuần hồn của sinh tử, nghiệp báo ln hồi qua các kiếp.

Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, xuất hiện các vị thần: thần lửa A-nhi,
thần sáng tạo Bra-ma. Sự đa dạng trong hệ thống nhân vật là sự phản ánh thế
giới quan của người xưa. Các thần được thể hiện ngay trong bản thân nhân
vật. Vì vậy mà ý thức về trách nhiệm, danh dự luôn gắn niềm với những nhân

10


vật này. Qua đó ta thấy được cuộc chiến giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa
ánh sáng và bóng tối của con người Ấn Độ.
Tác phẩm tập trung xây dựng hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta theo đúng
đặc trưng nhân vật của thể loại sử thi: các nhân vật luôn mang trong mình
phẩm chất cao quý, đại diện cho cộng đồng, dám sống vì cộng đồng. Trong
Ra-ma-ya-na, Ra-ma và Xi-ta là hai nhân vật được tôn vinh, ngợi ca.
Nhân vật thường biến hoá đa dạng, nửa thần, nửa người: Ra-ma, Xita,... Là người có sức mạnh về trí tuệ, lịng dũng cảm, đạo đức, lịng từ thiện.
Ra-ma là hóa thân thứ 7 của thần Bảo vệ Vishnu - đấng tối cao của
đẳng cấp quý tộc Bà la môn. Thần bảo vệ được giáng thế để giúp đỡ, bảo vệ
nhân loại thốt khỏi những khó khăn, khổ đau trong cuộc sống và chiến tranh.
Là vị thần bảo vệ con người trước những điều xấu xa, nguy hiểm, trái với đạo
đức. Xuất hiện từ thế giới thần linh, mang yếu tố nửa người, Ra-ma cùng với
Xi-ta và Ha-nu-man xuất hiện như những vị thần giúp đỡ nhân dân. Là người
con của thần, Ra-ma mang trong mình đầy đủ những phẩm chất, tích cách của
một bậc anh hùng. Ln vì cộng đồng, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân của
minh để bảo vệ đạo lí, ngun tắc cơng bằng.
Xi-ta là con gái của nữ thần đất Pri-thi-vi và cịn là con ni vua Giana-ka của Mi-thi-la. Nàng đại diện cho cái đẹp, cho những người phụ nữ dũng
cảm, đức hạnh. Lấy Rama, nàng tuyệt đối chung thủy và sẵn sàng nhảy vào
lửa để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Chứng minh cho cả cộng
đồng thấy mình là con của chân chính, tình u và lịng thủy chung mình dành
cho Ra-ma là vơ bờ.
Khơng những vậy, tác phẩm cịn có sự xuất hiện của nhân vật theo phe

phản diện, yêu quỷ: In-van, Va-ta-pi,... và quỷ vương Ra-va-na tiêu biểu cho
cái ác, cái xấu xa tồn tại trong thiên nhiên và xã hội. Đó là nhân vật yêu quỷ
có nhiều pháp thuật, hung tợn, thường gây ra những nghịch cảnh cho người
khác. Là sự kế thừa, là quá trình nối dài nguyên mẫu từ trong thần thoại,
truyền thuyết đến sử thi và từ sử thi đến Đại thừa kinh. Ra-va-na xuất hiện
trong sử thi với hình dáng của chúa quỷ, thân hình cao to sừng sững như trái
núi. Hắn được thần Bra-ma ban cho một ân huệ, không bị giết chết bởi bất cứ

11


thế lực thần linh nào, trừ con người: “Y là một trang hảo hán hùng mạnh, tơi
có nghe nói ngay cả Indra và các vị thần khác cũng không thể khuất phục
được y”.
Ra-ma buộc tội còn khắc họa nhân vật Ha-nu-man - nhân vật khỉ. Hanu-man là con thần gió Vayu, là người lính tài ba của lồi khỉ Va-na-ra. Là
hình tượng hồn tồn đối lập với lũ quỷ Ra-va-na, Răc-sa-ra. Ha-nu-man là
nhân vật đại diện cho sự trung thành, thơng minh. Mang trong mình sự chính
nghĩa nhưng đơi lúc cũng lắm mưu mô, sẵn sàng dùng thủ đoạn nếu cần thiết.
Đây là một vị tướng dẫn đầu đoàn khỉ - lực lượng trọng yếu trong cuộc chiến
giữa Ra-ma và quỷ vương. Khơng những vậy Ha-nu-man cịn là hiện thân của
quần chúng nhân dân trong cuộc chiến vì cơng lý. Ha-nu-man có đóng góp
cho mọi chiến cơng của Ra-ma, bảo vệ mối tình chung thủy của Ra-ma và Xita. Với tinh thần tôn giáo Ấn Độ mang bản chất “thống nhất giữa các mặt đối
lập”. Tuyến nhân vật khỉ phải chăng chính là cầu nối, giải quyết mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập.
KẾT LUẬN
Ra-ma buộc tội là đoạn trích hay nhất trong sử thi Ra-ma-ya-na, là bản
anh hùng ca về những con người vĩ đại. Là tác phẩm thể hiện rõ nhất những
đặc trưng về sử thi của người Ấn Độ. Những anh hùng ln dũng cảm, dám
xả thân vì sự cơng bằng, vì bảo vệ chính nghĩa. Đến với đoạn trích bạn đọc sẽ
như được đến với chính cuộc sống của người dân Ấn Độ vậy. Văn bản là sự

kết tinh hoàn thiện cho nghệ thuật sử thi. Như là bức tranh xã hội Ấn Độ thu
nhỏ, khái quát và thể hiện mọi khía cạnh, cuộc sống của người dân nơi đây.
Khi tìm hiểu văn bản, người đọc dễ dàng cảm nhận được sự tài hoa, thông
minh của các hình tượng nhân vật, đặc biệt là Ra-ma và Xi-ta. Là người đại
diện cho cộng cộng, cho lí tưởng sống tốt đẹp, Ra-ma và Xi-ta ln hồn
thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua đó ta thấy được những đạo lý, những nội
dung giáo huấn mà người Ấn Độ muốn gửi gắm thơng qua tác phẩm. Ra-ma
buộc tội chính là tác phẩm sử thi hay nhất, là minh chứng cho thấy chất sử thi
luôn chảy trong các sáng tác văn học thời cổ.

12


Tài liệu tham khảo
[1] Phan Thu Hiền (2000), Sử thi Ấn Độ (tập 1) – Mahabharata, Nhà
xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
[2] Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
[3] Lưu Đức Trung (2013), Văn học Ấn Độ, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
[4] />[5] />[6] />[7] />
13



×