Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những giá trị của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.9 KB, 17 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MƠN

NHỮNG GIÁ TRỊ
CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN, HỒ CHÍ MINH

Tên đề bài thu hoạch:

“Những giá trị của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh”

Người thực hiện: Nouphao Xayyavongkham
Lớp: Cao học Chính trị học K28
Mã học viên: MPL21080003

HÀ NỘI, 2022


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng thiên tài, nhà lý luận kiệt xuất. Tư tưởng
của Người không chỉ ở những câu chữ hoặc trước tác mà nằm ở chiều sâu nội dung
và ý nghĩa cao cả của nó, vừa kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chứa đựng khát vọng cháy
bỏng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thấm đẫm triết lý nhân sinh, thân dân...
Ở Hồ Chí Minh thể hiện sự thống nhất, hòa quyện giữa tư tưởng, đạo đức và phong
cách; giữa lý luận và thực tiễn; giữa tri và hành; giữa lời nói và việc làm. Dưới ánh
sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xuất phát từ thực tiễn và nguyện vọng của quần
chúng bị áp bức, Hồ Chí Minh đã thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc mình và
góp phần giải phóng các dân tộc thuộc địa. Do đó, có thể hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh với ý nghĩa là “học thuyết”, là một hệ thống những luận điểm, quan điểm về


những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được xây dựng trên một nền tảng
thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng nhất quán, đại biểu cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, được hình thành theo đúng quy luật phát triển và
trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Tư tưởng chính trị Hồ Chí
Minh là tài sản tinh thần vơ giá của Đảng và của dân tộc. Nghiên cứu, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là công việc rất quan trọng
và cần thiết. Nếu mỗi cấp ủy và mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên thấm
nhuần và quán triệt sâu sắc những tư tưởng chính trị, quan điểm của Hồ Chí Minh,
thật sự tự giác rèn luyện, tu dưỡng theo những lời dạy của Người thì nhất định
Đảng ta sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh, khắc phục được những nguy cơ của
một đảng cầm quyền, tiếp tục được nhân dân tin yêu ủng hộ. Xuất phát từ những
vấn đề trên do vậy em đã lựa chọn đề tài câu: “Những giá trị của tư tưởng chính
trị Hồ Chí Minh” để làm bài thu hoạch kết thúc mơn những giá trị của tư tưởng
chính trị Mác-lênin, Hồ Chí Minh.
3


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Quan niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hố
nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin
và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc thống
nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp
cách mạng của Hồ Chí Minh. Nội dung đó được thể hiện khơng chỉ ở tư tưởng của

Người về dân tộc, về quan hệ dân tộc – giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc;
về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân
tộc; về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản và
xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân mà cịn ở tư tưởng đạo đức và văn hố
Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm làm rõ những nội dung chủ yếu
của tư tưởng ấy, khẳng định giá trị khoa học, ý nghĩa cách mạng của những luận
điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là
nghiên cứu cách thức Người kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân
loại trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam để trên cơ sở đó, vận dụng sáng
4


tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khơng thể chỉ là sự
mô tả giản đơn các sự kiện, các biến cố lịch sử cụ thể, rời rạc về cuộc đời và hoạt
động cách mạng của Người, mà cần phải làm rõ lơgíc tư tưởng về q trình ấy,
nghĩa là nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển từng nội dung
của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra những giá trị hiện thời của tư tưởng ấy.
Ngồi ra, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh luôn cần phải dựa trên cơ sở thế
giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và phải nắm vững đối
tượng nghiên cứu nhằm phản ánh chân thực quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng ở Người. Trong quá trình nghiên cứu cần phải nắm vững những quan điểm
phương pháp luận của Hồ Chí Minh, như lý luận gắn liền với thực tiễn, quan điểm
thống nhất biện chứng giữa lập trường dân tộc với lập trường giai cấp, quan điểm
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, thống nhất tính đảng với tính khoa học, tồn diện và
phát triển. Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, cịn cần
phải kết hợp phương pháp lịch sử với lơgíc, đồng thời sử dụng các phương pháp
khác, như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, tiếp xúc nhân

chứng lịch sử.
1.2. Những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh
Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm một hệ thống những quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam và
cách mạng giải phóng dân tộc.
Đóng góp của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng Việt Nam
là khơng thể phủ nhận, bởi đó là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt
Nam trong hơn 90 năm qua: “Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường
cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
5


Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính chặt chẽ, liên tục, nhất quán, bao
quát và toàn diện đúng như Đại hội IX (4/2001) của Đảng khẳng định: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí
Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh
thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Trong Văn kiện Đại hội IX, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định gồm 9 nội
dung cơ bản:
- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của
dân, do dân, vì dân.
- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
- Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

- Tư tưởng về quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

6


Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991) khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân
tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra
cương lĩnh chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”. Điều
này tiếp tục được nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): “Đảng lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động” . Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: "Kiên
định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh "…
Trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch ngày càng tăng cường và
đẩy mạnh hơn các chiến dịch, các thủ đoạn, các hình thức từ bên ngồi, câu kết và
phối hợp với các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" ở trong nước để chuyển tải, truyền bá các thông tin sai lệch, bịa đặt, vu
khống, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, công khai tấn
công vào những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam nói chung, chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, việc chủ động phịng và chống sự
xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng trở nên bức thiết.

7



Chương 2: ĐẶC TRƯNG VÀ NỘI DUNG
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành trong tổng thể tư
tưởng Hồ Chí Minh bao hàm những tư tưởng quan trọng của Hồ Chí Minh về các
vấn đề chính trị liên quan đến cách mạng Việt Nam như tư tưởng về vấn đề dân
tộc, mối quan hệ dân tộc - giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về
chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng về Đảng
Cộng sản Việt Nam; tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư
tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tư tưởng về đại đoàn
kết dân tộc.
Những đặc trưng cơ bản của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh thể hiện ở
những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống văn hóa
của dân tộc, kết tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại ở cả phương Đơng và
phương Tây.
Thứ hai, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp và vận dụng
sáng tạo học thuyết cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn với
phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân, phù hợp với bối cảnh thời đại và
thực tiễn lịch sử trong việc giải quyết thành công những vấn đề căn bản của cách
mạng Việt Nam nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, giải phóng con người.

8


Thứ ba, khi tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt

Nam, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng
dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Thứ tư, đặc trưng của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là ln thống nhất lý
luận với thực tiễn; thống nhất giữa đạo đức và phong cách. Đó là quan điểm và tấm
gương về tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của
Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc,
phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lịng u thương đồng
bào, đồng chí, u thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, thật sự
là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Việc nhận thức rõ giá trị tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, chúng ta có cơ sở
để phản bác lại những kẻ tự xưng là “người yêu nước”, người “bất đồng chính
kiến” ở trong và ngồi nước đã lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc, bóp
méo và bơi nhọ thân thế, sự nghiệp, xun tạc và phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh,
phủ nhận những giá trị cơ bản, đúng đắn của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh.
2.2. Những nội dung chính trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh bao hàm những khía cạnh khác nhau liên
quan đến các vấn đề chính trị tiêu biểu tác động trong đời sống chính trị xã hội của
Việt Nam. Trongd đó bao hàm những nội dung chính đó là:
Thứ nhất, tư tưởng về vấn đề dân tộc, mối quan hệ dân tộc - giai cấp và cách
mạng giải phóng dân tộc. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về thực
chất, là vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản và độc lập, tự do
là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Ở đó, có sự kết hợp
nhuần nhuyễn lập trường dân tộc với lập trường giai cấp vô sản trong bản chất và
9


tổng thể. Nhưng trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp
thống nhất với lợi ích dân tộc, nhiệm vụ giải phóng giai cấp gắn liền với nhiệm vụ
giải phóng dân tộc và do vậy, lợi ích và nhiệm vụ giải phóng giai cấp phải gắn liền
với lợi ích và nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Xét đến cùng và trong tồn cục thì cách

đặt vấn đề như vậy về dân tộc cũng là vì giai cấp công nhân.
Thứ hai, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội. Trong chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, nhiều nhà tư tưởng đã
khơng nhận thức được tính tất yếu và sự cần thiết của việc thay đổi xã hội. Thế hệ
các nhà yêu nước mà hai cụ Phan là tiêu biểu đã nhận thức được điều đó, song cái
ý thức hệ tư sản mà các cụ tiếp thu đã trở nên lạc hậu ở phương Tây. Hồ Chí Minh
khơng chỉ nhận thức được tính tất yếu và sự cần thiết của việc thay đổi xã hội, mà
còn tiếp thu được hệ tư tưởng vô sản làm nền tảng cho việc xây dựng một xã hội
mới của dân, do dân, vì dân và mang một nội dung nhân văn sâu sắc. Đó là xã hội
xã hội chủ nghĩa, vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo vững chắc
cho một nền độc lập thật sự và đưa lại hạnh phúc, tự do thật sự cho nhân dân.
Thứ ba, tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam. Là người sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một
đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp
công nhân và dân tộc Việt Nam. Người khẳng định Đảng là nhân tố quyết định
hàng đầu để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cơng cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng
Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, là Đảng của giai cấp công nhân
cũng đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin “làm cốt” và phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới
của giai cấp vô sản. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đầy tớ” thật trung
10


thành của nhân dân và do vậy, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới về
chính trị, tư tưởng và tổ chức để xứng đáng là “Đảng của đạo đức và văn minh”.
Thứ tư, tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo Hồ
Chí Minh, nếu vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì
vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ, nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi

của ai. Chính vì vậy mà trên hành trình đi tìm một mơ hình nhà nước tiến bộ cho
dân tộc sau khi giành được độc lập, Người đã khảo sát những mơ hình nhà nước ở
các châu lục trên thế giới, vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa
Mác - Lênin và đi đến quyết định lựa chọn mơ hình nhà nước dân chủ nhân dân,
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong nhà nước ấy, mọi lợi ích, quyền hạn, lực
lượng đều ở nơi dân và có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính
nhân dân và tính dân tộc.
Thứ năm , tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và trên lập trường giai cấp vơ sản, Hồ
Chí Minh thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố liên minh chiến đấu giữa
phong trào cơng nhân chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa
nhằm phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để đánh thắng mọi kẻ thù
xâm lược. Với Người, “Quan sơn muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là
anh em”. Mở rộng khối đại đoàn kết quốc tế trên cơ sở của tình hữu ái vơ sản, có
lý, có tình, Người đã thực hiện quan điểm thêm bầu bạn, bớt kẻ thù.
Thứ sáu, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. Từ nhận thức lý luận và hoạt
động thực tiễn trong phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới, Hồ Chí
Minh đã rút ra kết luận: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; Thành cơng,
thành cơng, đại thành cơng”. Tư tưởng về đại đồn kết của Người đã được phát
huy cao độ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ trong nội bộ Đảng đến toàn thể
dân tộc. Người chỉ rõ: Nếu chỉ đoàn kết trong Đảng thì chưa đủ, mà Đảng cịn phải
11


đồn kết xung quanh mình tồn thể dân tộc thì cách mạng mới thành công. Người
chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân mà cốt lõi là liên minh công - nông,
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không phân biệt ai, miễn là người Việt
Nam yêu nước, chống đế quốc, tán thành xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tóm lại, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định lấy chủ

nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động. Nội dung cốt lõi của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh cũng
đồng thời là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, - đó là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc
lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo. Bài học này đòi hỏi phải ln xuất phát từ thực tế
khách quan, phải tìm ra những hình thức, bước đi, cách làm phù hợp, phải luôn
luôn biết gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong
phú thêm lý luận.

12


Chương 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ CÁCH MẠNG LÀO
3.1. Ý nghĩa của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đối với Việt Nam
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, mối quan hệ dân tộc giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc giúp Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như
toàn thể nhân dân có cơ sở nền tảng, có niềm tin vào những giá trị cao đẹp để cùng
phấn đấu thực hiện mục tiêu về chủ nghĩa xã hội và có được những định hướng
quan trọng trong con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện
nay.
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh giúp chúng ta xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh nhất là xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh. Những chỉ đạo
của người về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để thực sự là hạt nhân lãnh
đạo của cách mạng nước ta về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, hệ
thống chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân; xây dựng các đồn thể, cán bộ
là cơng bộc của dân mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh giúp đối ngoại Đảng, ngoại giao của Nhà
nước và đối ngoại nhân dân có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong quá trình hội nhập quốc tế, khu vực cũng như thực hiện các mục tiêu trong
quá trình đổi mới hiện nay.

Tư tưởng chính trị Hổ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là
nguồn sức mạnh vô tận để chiến thắng mọi kẻ thù, bảo đảm thắng lợi cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người chỉ rõ đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết;
thành cơng, thành cơng, đại thành cơng. Muốn vậy phải đoàn kết trong Đảng, đoàn
kết trong nhân dân và đồn kết quốc tế. Đồn kết vì lợi ích chung và sự phát triển
13


của các thành viên của cả cộng đồng. Đoàn kết vì mục tiên dân giàu, nước mạnh,
xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh giúp mỗi cá nhân có cách nhìn nhận và hành
động khoa học, tránh giáo điều, rập khn, máy móc hoặc xét lại, bảo thủ trì trệ.
Hồ Chí Minh ln nhắc nhở chúng ta học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn. Người cán bộ làm việc gì, ở cấp bậc nào đều phải đi sâu nghiên cứu lí luận,
khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, đồng thời phải coi trọng tổng kết thực tiễn,
bổ sung, làm sáng rõ cho lý luận. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thực tiễn khơng có lý
luận soi đường là thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng có thực tiễn là lý luận
suông. Trong công tác luôn hướng về cơ sở, tin ở dân, dựa vào dân, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân. Trong đấu tranh cách mạng luôn chủ động, sáng tạo, biến
yếu thành mạnh, biến ít thành nhiều, tạo thế để phát triển. Người luôn nhắc chúng
ta phải kiên định, khôn khéo, dĩ bất biến, ứng vạn biến; biến cái đại sự thành cái
tiểu sự; biến cái tiểu sử thành cái vô sự. Tuyệt đối không để cái vơ sự thành cái đại
sự. Vì thế, Hồ Chí Minh giản dị đến vĩ đại và vĩ đại một cách giản dị.
3.2. Giá trị của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đối với cách mạng Lào
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đối với cách mạng Lào có những ý nghĩa
quan trọng thể hiện ở các điểm sau đây:
Một là, Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động, là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và
cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đối với Đảng NDCM Lào tư tưởng chính trị Hồ
Chí Minh sẽ là những định hướng lý luận quan trọng để Đảng NDCM Lào vận

dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nhằm kiên định vào
đường lối đổi mới mà Đảng NDCM Lào đã đề ra nhằm thực hiện 2 mục tiêu chiến
lược đó là xây dựng và bảo vệ đất nước; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích
quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

14


Hai là, Tư tưởng Cayxỏn phômvihẳn là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong điều kiện cụ thể của đất nước Lào, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của các bộ tộc Lào, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Đó là những quan điểm sáng tạo về đường lối và phương pháp
cách mạng, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tập hợp và tổ chức lực lượng
cách mạng, về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, đạo đức, nhằm mục
tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Ba là, Trong phát biểu tổng kết và rút kinh nghiệm đấu tranh tại Lào vào ngày
21/9/1965, Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nhấn mạnh về “Mấy nguyên nhân
thắng lợi của cách mạng Lào gồm có sự đúng đắn về đường lối và sự kiên cường
của nhân dân Lào, ngoài ra cịn ngun nhân hết sức quan trọng khác đó là cách
mạng Lào có quan hệ mật thiết với cách mạng Việt Nam…”. Có thể nói cách mạng
Lào thành cơng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập, được rèn luyện
và vững mạnh, nhân dân Lào được giải phóng hồn toàn và đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa như hôm nay là nhờ sự lãnh đạo, dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Do vậy, Đảng NDCM Lào sẽ tiếp tục kiên định theo con đường đã lựa chọn để tiến
lên CNXH.
Bốn là, Hai quốc gia dân tộc Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng về
lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên; hai dân tộc có chung mục tiêu song trùng là
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đều có chung sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương trước đây, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân

cách mạng Lào. Do vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cayxỏn phơmvihẳn có
nhiều điểm tương đồng và hình thành, phát triển, vận dụng hợp lý trên mảnh đất
hiện thực hai nước và đơm hoa kết trái thành thắng lợi lịch sử ở mỗi nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh nói riêng
là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo. Bài học này đòi hỏi
15


cách mạng Lào phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, phải tìm ra những hình
thức, bước đi, cách làm phù hợp, phải luôn luôn biết gắn lý luận với thực tiễn, từ
tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phú thêm lý luận.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại”. Trong những năm gần đây, đời sống chính trị- xã hội thế giới
có nhiều biến động lớn, Việt Nam vẫn vững bước trên con đường CNXH mà Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Thế giới đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh cịn sống mãi.
Giá trị lớn nhất, xun suốt tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là sự gắn bó hữu
cơ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng
con người. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước ta trong việc kết hợp biện chứng vấn đề gai cấp, vấn đề dân tộc và
vấn đề nhân loại. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh chỉ rõ cách mạng giải phóng dân
tộc phải gắn chặt với sự nghiệp giải phóng giai cấp. Cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của cách mạng thế giới; lý tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội và
đó là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh soi sáng q trình nhận thức và giải quyết
những vấn đề cách mạng Việt Nam. Khi chưa có Đảng nhân dân ta sống chìm đắm

trong vịng nơ lệ của chế độ thực dân phong kiến, tưởng như khơng có lối ra.
Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, thành lập Đảng cộng Sản Việt
Nam, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho sự phát triển của nước ta. Nhờ có tư
16


tưởng chính trị Hồ Chí Minh soi sáng, cách mạng Việt Nam đã tìm ra con đường đi
đúng, vượt qua mọi thử thách đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 20111.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2021.
7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.93.
9. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.11, tr.307.
10.Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.12, tr.439.
11.Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.13, tr.22

12.Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.498.

17



×