Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KHÁM PHÁ CON QUỶ TRONG bạn ALAN WATTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.51 KB, 4 trang )

KHÁM PHÁ CON QUỶ TRONG BẠN – ALAN WATTS
-

Viễn Trần dịch từ bài nói chuyện “Exploring your dark side”

“Tơi cho rằng, có 2 thứ mà khi sống mọi người nên suy tư về:
Thứ nhất, thỉnh thoảng ta nên suy nghĩ về cái chết, chiêm nghiệm về cái đầu lâu cùng
những xương với xương, rồi tự hỏi mình rằng sẽ thế nào nếu một ngày ta chìm vào giấc
ngủ và khơng bao giờ thức dậy nữa. Đây hẳn là một trải nghiệm u tối, nhưng nó như
phân bón vậy, cho cây trồng sự màu mỡ và nhiều thứ khác, suy tư về cái chết và chấp
nhận cái chết cũng là cách ta tôn vinh sức sáng tạo không ngừng của sự sống. Rồi bạn sẽ
rút ra nhiều điều tuyệt vời từ trải nghiệm đó.
Nhưng có thêm một thứ khác để bạn suy tư, là ý tưởng về khả năng bạn hoàn tồn là
một kẻ ích kỷ, rằng bạn chẳng có điều gì tốt đẹp để nói về mình cả. Bạn dứt khoát là một
tên ranh ma. Bây giờ, khi đào sâu hơn vào bản chất tự nhiên của thói ích kỷ, bạn có gì?
Bạn sẽ nói “tơi u bản thân mình, nên tơi mưu cầu lợi ích cho bản thân”. Và cái bản
thân đó là gì mà u? Và nếu thế thì bạn mưu cầu điều gì? Đó, giờ thì chiều sâu của vấn
đề có vẻ cịn sâu hơn rồi nhỉ.
Tơi vẫn thường xét thế này: khi bạn nói với ai đó “tơi u cơ” thì ln ln người kia sẽ
bối rối nếu bạn nghĩ rằng bạn yêu họ với một tình u kiểu vị tha. Tiếp đó họ sẽ tự khắc
cho rằng hẳn là có chút gì giả dối. Nhưng, nếu bạn nói “tơi u cơ nhiều đến mức tơi
muốn nuốt trọn cơ”, thì đây là cách truyền đạt trực tiếp với người đó một thơng điệp
đơn giản “cơ hấp dẫn tôi đến mức tôi không chịu nổi nữa rồi”. Và khi bạn nói thế, người
kia sẽ cảm thấy họ thực sự được yêu, đó là sự thật. Nhưng nói thế thì có hơi độc ác phải
khơng, tơi đâu có muốn ăn cô ta thực sự theo nghĩa đen chứ, vì sau đó thì cơ ta biến
mất rồi. Nhưng khi nói “tơi u bản thân”, vậy tơi là gì?, làm sao và khía cạnh nào để
tơi biết được tơi? Câu trả lời là, tôi biết “tôi” trong phạm trù “bạn”. Và đó cũng là cơng
việc chính của các nhà trị liệu tâm lý1, còn được gọi là “sự hợp nhất với cái ác”. Tức là
đưa cái xấu xa trong ta vào vị trí chức năng của nó. Những danh từ như thằng vong ơn,
kẻ bị ruồng bỏ, tay phản bội, tên đểu cán, kể cả ‘con cừu đen’ trong gia đình2, đều xuất
nguồn từ cái xấu đó, mọi thứ ln bắt đầu từ nó. Việc cái xấu xa xuất hiện, nói cách khác


như một màn kịch ln phải có cảnh giới thiệu vai phản diện, là điều cần thiết để phơ
bày yếu tố gây rối hịng tạo nên cao trào của vở diễn. Bởi thế mà dịng đời phải có cái
1

Dịch giả: Cái tôi được đinh nghĩa bởi những thứ đối lập với cái tơi. Có lẽ tác giả muốn nói đến các nhà trị liệu phân
tâm học (S.Freud), dựa trên giả thuyết cho rằng, hành vi tâm lý con người là sự dung hòa giữa 3 yếu tố: cái tơi, cái
nó, cái siêu tơi. Cái nó là cái xấu xa, là con quỷ khát khao dục vọng, là ngọn lửa của tính vị lợi trong ta.
2

Black sheef of the family: thành ngữ Mỹ, ý nói trong gia đình đều có một đứa trẻ khó dạy bảo.


tối, bởi khơng có cái tối, sẽ chẳng có giá trị nào được sinh ra. Từ đó ta thấy được mối
liên kết lạ kỳ giữa cái ác – và tất cả những thứ tồi tệ khác – với cái thánh thiện.
Cái thánh thiện khác với cái tốt, nó trên cả tốt. Người tốt thì khơng nhất thiết là người
thánh thiện. Người thánh thiện3 là kẻ toàn diện, là kẻ dung hịa được cái đối lập với
anh ta. Cũng vì thế mà họ ln có một chút gì đó đáng sợ, họ làm người khác bối rối
khi đối diện với họ, vì người khác khó lịng xác định rõ liệu họ là thiên thần, hay là ác
quỷ. Cho nên người thánh thiện trong suốt chiều dài lịch sử, cùng với những thành quả
sáng tạo của mình, họ cũng ln gây ra rắc rối. Lấy Jesus làm ví dụ: rắc rối mà Jesus gây
ra là hồn tồn khơng thể nào đong đếm phải khơng. Hãy nhớ xem, cuộc thập tự chinh4,
tịa án dị giáo, hẳn là thiên đường chỉ nhận thức những điều gì nhân danh chúa, xuất xắc
nhỉ. Freud5 cũng là một kẻ gây rắc rối lớn. Jung6 thì có óc hài hước kỳ lạ, và ơng ta biết
chẳng có ai hoàn toàn trung thực.
Hãy thử đi và bạn sẽ thành công khi khám phá những động lực và chiều sâu đen tối phi
nhận thức của mình. Rồi bạn sẽ phải thốt lên “trời ơi, thế là đủ rồi…” (cười). Nhưng bạn
có thấy kì lạ khơng khi những trải nghiệm như vậy vẫn có tính lành mạnh trong nó. Khi
một người bị cuốn vào tính hai mặt của sự dối trá7, có thứ gì đó khiến các bạn cười khi
tơi nói thế, có gì đó mang tính hài hước. Và sự hài hước này, về cơ bản, là một thái độ
mà người cười đi cười chính mình. Hài hước ác ý là khi bạn cười người khác, nhưng

hài hước có chiều sâu là khi bạn cười chính mình. Vậy về cơ bản thì, tại sao bạn cười
chính mình? Điều gì khiến bạn cười? Chẳng phải bởi vì bạn biết, có sự khác biệt to lớn
giữa cái bên ngoài với cái bên trong, hay sao.
Đến giờ thì tơi đã cho bạn xem qua rất nhiều “tấm thảm thêu”. Và tôi chắc là bạn cũng
đã nắm được ý niệm về sự khác biệt rất lớn giữa mặt trước và mặt sau của thảm. Có
3

Dịch giả: Là kẻ chỉ cịn cái siêu tơi bên trong. Dĩ nhiên, cái siêu tôi của một cá nhân thì khơng thể là chân lý, chẳng
thế mà học thuyết này đến tôn giáo kia đều sinh ra tranh cãi, thậm chí là khủng bố, chiến tranh.
4

Là các cuộc chiến nhân danh chúa của người theo đạo Kito, diễn ra xuyên suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, đã
đánh chiếm và tàn sát đãm máu những vùng đất, con người mà họ cho là dị giáo. Nguồn:
/>5

Sigmund Freud (1856 – 1939): là nhà thần kinh học sáng lập ra trường phái điều trị ‘phân tâm học’, là phương
pháp điều trị y khoa dành cho các bệnh lý tâm thần dựa trên việc đối thoại giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Nguồn:
/>6

Carl Gustav Jung (1875 - 1961): nhà tâm thần học sáng lập khoa học về phân tích tâm lý. Nguồn:
/>7

Dịch giả: Là người đang bối rối khi nhận ra cái xấu xa trong mình.


một số dạng thảm, mà mặt trước và sau của nó cực kỳ khác nhau, đó là vì người sở hữu
tấm thảm họ “đi đường tắt”. Ở mặt trước, mọi thứ đều ngăn nắp và có trật tự, và mặt
cịn lại thì rối rắm kinh khủng. Vậy bạn sẽ khốc lên mặt nào? Rõ là bạn phải luôn chắc
rằng, mặt trước phải ở bên ngoài, và mặt sau phải nằm bên trong bởi nó chứa đủ các
kiểu mưu mẹo, đủ các loại “đường tắt”, đủ các thứ hạ đẳng, thế mà mọi người chẳng

chịu thừa nhận nó. Và nó chính xác là cái cách mà chúng ta sống. Giống như cái cách bạn
vội vàng quét hết đống bụi xuống dưới tấm thảm sàn nhà kịp trước khi các vị khách đến
chơi. Ý tôi là, chúng ta đã từng làm nhiều việc giống thế. Và nếu bạn không làm thế, nếu
bạn nghĩ bạn khơng làm thế, bạn nói “oh really, tấm thảm của tui hai mặt y chang nhau
hà”.
Chà chà, thế là bạn đang lừa dối chính mình đó. Bởi vì cái mà bạn đang làm là “đi tắt”
dưới hình thức khác, để mà bạn khơng phải nhận thức về nó. Mọi người đều dùng
“đường tắt”, mọi người đều mưu mẹo cả thơi. Mọi người đều có trong mình cái tính dối
trá. Và vì từ góc nhìn mà tơi đang bàn luận này, “tôi là” = “tôi lừa dối” (“To be” is “to
deceive”).
Hãy nghĩ đến loài tắc kè hoa thay đổi màu sắc, loài bướm ngụy trang với cặp mắt trên
cánh. Nghĩ đến cách những bơng hoa nói với lồi ong “hãy ăn mật ngọt của em đi”, rồi
ong nói “wow” (cười), thế rồi sau đó con ong sẽ phải làm việc mà nó phải làm. Mà cịn
nhiều việc hơn thế nữa khi nó sống, gồm vơ số cơng việc đi kèm khi con ong bay vịng
vịng kiếm mật, nó phải nuôi lớn mấy con ong khác, phải tổ chức dạy dỗ chúng, rồi bay
điệu múa báo hiệu cho đồng loại chỗ nào có nhiều mật. Ong phải làm tất cả những việc
như thế, chỉ vì hoa đã lừa ong8.
Bây giờ, như cái cách tơi vẫn thường nói, cuộc sống như một vở kịch, mà kịch là lừa dối,
là diễn xuất. Giả sử bạn bóc vỏ một củ hành và bạn không biết bản chất tự nhiên của củ
hành là như nào, bạn có thể sẽ cố gắng đi tìm cái lõi của củ hành giống hầu hết các loại
cây trái khác, nhưng hành thì đâu có lõi, nó chỉ tồn vỏ thôi. Nên khi bạn đi đến cuối và
chẳng kiếm được gì cả ngồi một đống vỏ hành, bạn nghĩ “oh well, thật thất vọng”. Cũng
vậy, khi bạn tìm hiểu những động cơ của bản thân, bạn đi qua hết lớp này đến lớp khác,
cố gắng tìm kiếm cái chân thật, rồi như củ hành, đến cuối cùng tất cả những gì bạn có
đều là dối trá.

8

Dịch giả: Hành vi, đặc điểm của lồi vật đều có mục đích vụ lợi cho chúng. Loài tắc kè, loài bướm ngụy trang để
tăng khả năng sống sót. Lồi hoa tạo ra mật để tăng khả năng được thụ phấn. Còn con ong trong bối cảnh này, xét

một cách cá thể, là kẻ bị lợi dụng. Chứ hoa thì tốt đẹp gì ngồi vẻ ngồi của nó, mà cho khơng ong mật ngọt của
mình.


Ta lại có thêm một câu hỏi, vậy ai lừa dối ai? Ai đánh lừa ai? Thì tơi đánh lừa tơi! Thế tơi
lừa gạt tơi là lừa gạt kiểu gì? Là khi bạn chơi trị “tơi ở đây trong khi tơi khơng ở đây”,
như khi bạn nhờ ai đó trả lời tên bạn lúc điểm danh ấy. Tính chất siêu hình này về cơ
bản người Ấn gọi là “Maya” - “Thế giới ảo ảnh”, là khi thế giới cũng chơi cái trị nó ở đó
trong khi nó khơng ở đó, là cái bẫy hút bạn vào và bạn không thể nào thốt ra được.
Một chiếc bẫy hồn hảo. Nhưng ln ln, mỗi khi bạn có một ý niệm hoặc một cảm
giác như thế, hãy theo nó đến cùng, đừng đi ngược lại nó9.
Nếu bạn thấy mình ích kỷ, hãy đi đến tận cùng ý nghĩa của ích kỷ. Sự bối rối phần lớn là
kết quả của việc không đi đến cùng những cảm giác và ý tưởng phát ra. Như kiểu người
đời thường nghĩ họ muốn được bất tử, họ muốn sống mãi, nhưng họ có thực sự muốn
vậy khơng? Hãy suy nghĩ về nó. Thực sự đào sâu vào nó để mưu cầu cái tận cùng.
Người ta cũng hay nói họ muốn cái này, muốn cái kia, muốn tùm lum thứ khác. Và sẽ
luôn là một ý kiến tốt để suy nghĩ kỹ càng về chúng, xem chúng phải bao hàm những gì
trong bối cảnh nhất định nào, để lấp đầy những khát khao đó. Kể cả khi bạn hình thành
một mối quan hệ với người khác, cũng hãy suy nghĩ thấu đáo. Sẽ rất có ích.
Dù có bị cám dỗ thế nào, hãy luôn xoay trở tấm thảm một vòng để xem mặt trái, nhưng
nhớ đừng để ai thấy mình làm vậy (cười). Vì đó là điều cá nhân nên làm trong bí mật, vì
dù sao thì bạn vẫn đang chơi trò cuộc đời như thể mọi thứ đang ở mặt trước (của tấm
thảm). Nhưng rồi điều đó sẽ khiến ta trở nên hài hước hơn, trở nên người hơn.”
Hết.

9

Dịch giả lấy ví dụ thế nào cho bạn đọc dễ hình dung. Khi bạn mua vé số cho một kẻ tàn tật cô thế, bạn đưa tiền
cho họ rồi nói “no no, chú cứ giữ lấy tờ vé”. Bạn về nhà với tâm trạng hân hoan, vì nghĩ rằng “tôi là người tốt, tôi
giúp đỡ mọi người”, but “to be” is “to deceive”, “tôi lừa dối tôi là người tốt” thì đúng hơn, bạn để mình bị lừa gạt

bởi cái nó, vì cái siêu tơi khơng ở đó, bạn cố cất cái siêu tôi đi để bạn là người tốt. Cảm giác là người tốt cho bạn
khoái cảm. Bạn ở đó trong khi bạn khơng ở đó.
Cách giải quyết tốt nhất vẫn là, khi ý niệm “tôi là người tốt” vừa chợt lóe lên trong tình huống này, hãy đi tiếp, hãy
tiếp tục đặt câu hỏi, đừng để nó trơi qua, hãy hỏi “cho khơng tiền một người nghèo có khiến tơi là người tốt?”, rồi
cứ thế và chấp nhận cái xấu xí trong mình bạn của tơi.



×