Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.45 KB, 6 trang )

Họ và tên: Trịnh Thị Thùy Dung
Bài thi giữa kì
Đề bài: Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, hãy làm rõ vai trò của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện
nay.
Bài làm
Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen khơng chỉ nghiên cứu xã
hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà
cịn nghiên cứu cả những quan hệ khác. Trong đó mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng cũng được xem là một quy luật chung chi phối sự vận động
và phát triển của xã hội lồi người.Để có thể phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng từ đó giúp ta có thể làm rõ được “vai trò của Nhà
nước đối với cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay” thì đầu tiên ta phải hiểu rõ được hai
khái niệm chính đó là Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng là cơ cấu
kinh tế đa thành phần, trong đó có sự hiện diện của Nhà nước, các tập thể và nhiều thành
phần kinh tế khác nhau. Cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ
vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. Nó được hình thành trong quá
trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng
sản xuất. Đó là một cơ cấu kinh tế năng động và phong phú được thể hiện trên nền tảng
kiến trúc: Kiến trúc thượng tầng và đặt ra yêu cầu khách quan là kiến trúc thượng tầng
cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của cơ sở kinh tế. Vì vậy, trong quá trình phát triển
kinh tế, nhiều thành phần hướng tới xã hội. Ở nước ta, cần vận dụng và nắm vững mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, “Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng khơng thể
tách rời. Trong đó cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc
thượng tầng là tổng thể các quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo,
nghệ thuật ... với các thiết chế tương ứng: nhà nước, đảng phái, giáo hội, cơng đồn, ... Vì


vậy, kiến trúc thượng tầng là một hiện tượng xã hội, tập trung biểu hiện của Đời sống tinh
thần của xã hội và mặt tư tưởng, tinh thần của hình thái kinh tế - xã hội. Nó có vai trị
quan trọng cùng với các bộ phận khác trong xã hội tạo thành cơ cấu đầy đủ của hình thái


kinh tế - xã hội. Kiến trúc thượng tầng còn là sự phản ánh của cơ sở hạ tầng, nhưng có tác
động trở lại đối với cơ sở hạ tầng hiện có.
Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây là hai mặt
của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liền với những điều
kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm giải thích sự vận động của
các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư tưởng hay thuộc về vai
trò của nhà nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế
chính trị, C.Mác đã khẳng định: “khơng thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng
như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của
con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những
quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”. Cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng thường mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ
biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trị quyết định. Đầu tiên ta sẽ tìm
hiểu về vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng
là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Kiến trúc thượng tầng không thể
xuất phát từ bất kỳ nơi nào khác ngồi cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ tầng như thế nào
thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy. Các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất quyết định
các quan hệ chính trị, pháp luật và tư tưởng. Do đó, mỗi giai cấp thống trị về mặt kinh tế
thì nó cũng thống trị về mặt kiến trúc thượng tầng xã hội. Nếu cơ sở hạ tầng thay đổi thì
sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình biến đổi này khơng
chỉ diễn ra trong thời kỳ cách mạng từ hình thái kinh tế - xã hội này sang trình độ kinh tế
- xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân từng hình thái kinh tế - xã hội. Như C.Mác
đã viết rằng: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị
đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thay đổi này phải
trải qua một quá trình đấu tranh giai cấp đầy gay go và phức tạp. Nguyên nhân của quá


trình này suy cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển
của lực lượng sản xuất chỉ tác động trực tiếp đến sự biến đổi của cơ sở hạ tầng, từ đó dẫn
đến sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc

thượng tầng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin cũng luôn nhấn mạnh tính độc lập tương đối
và khả năng tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Sự tác động của
kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị - xã hội của nó. Kiến trúc
thượng tầng có chức năng bảo vệ, là công cụ đắc lực để củng cố và duy trì sự phát triển
của cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó, đồng thời chống lại sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng
cũ, kiến trúc thượng tầng cũ. Đồng thời các bộ phận và các yếu tố của kiến trúc thượng
tầng cịn có khả năng tác động ít nhiều đến cơ sở hạ tầng. Nhà nước có một vai trị đặc
biệt quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn nhất và trực
tiếp nhất đến cơ sở hạ tầng. Các bộ phận này ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng thông qua các
cơ chế khác nhau và theo nhiều cách khác nhau. Tất nhiên, sự vận động của các bộ phận
thuộc kiến trúc thượng tầng không phải lúc nào cũng theo một hướng. Đơi khi cũng xảy
ra tình trạng bất bình đẳng, thậm chí là mâu thuẫn, chống đối giữa các bên. Trong xã hội
chủ nghĩa thì kiến trúc thượng tầng đặc biệt là nhà nước giữ vai trị vơ cùng quan trọng.
Nếu khơng có sự thống trị, khơng có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thì khơng thể xây dựng được cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa là cơng cụ đắc lực để đổi mới và xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, tạo cơ sở hạ tầng
mới. Tác động của kiến trúc thượng tầng, nếu phù hợp, cùng chiều phát triển với cơ sở hạ
tầng, thì sự tác động này có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Đó là khi sự tác động của
kiến trúc thượng tầng tuân theo các quy luật kinh tế và quy luật xã hội khách quan. Trong
trường hợp ngược lại (là trái quy luật) thì những tác động của kiến trúc thượng tầng đối
với cơ sở hạ tầng cơ bản sẽ là tiêu cực và cản trở sự phát triển của xã hội. Sự tác động
mạnh mẽ của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên,
nếu quá đề cao vai trị của ảnh hưởng này đến mức phủ nhận tính tất yếu của các quy luật
kinh tế khách quan và sự vận động của xã hội thì chúng ta lại rơi vào sai lầm của chủ
nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự sản xuất vật chất và tái
sản xuất ra đời sống xã hội là nhân tố quyết định nghĩa là đối với tất cả các lĩnh vực văn


hóa và tinh thần nói chung. Tuy nhiên, chúng ta không được xem sản xuất là nhân tố
quyết định duy nhất. Nếu chúng ta coi đó là duy nhất, thì vơ hình trung đã xun tạc quan

điểm của chủ nghĩa Mác.
Dựa vào mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mà ta
vừa tìm hiểu ở trên, có thể liên hệ với tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay. Về cơ sở hạ
tầng, để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, nhà nước ta đã sử
dụng các biện pháp về kinh tế, hành chính và giáo dục, trong dó thì biện pháp kinh tế là
quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất với các hình thức thích hợp.Đối
với kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung
cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng
con người khỏi chế độ bóc lột, thốt khỏi cảnh đi làm th bị đánh đập, lương thì ít.Trong
cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã ghi rõ : ”Xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp
cơng nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh
đạo”. Những thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại một lần nữa chứng
minh được sự đúng đắn của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Khơng thể nào có được một đất nước mà cơ sở hạ tầng phát triển song
kiến trúc thượng tầng không có sự phát triển thích ứng với cơ sở hạ tầng và ngược lại.
Mỗi chúng ta phải luôn tự hào về công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Song chúng ta hiểu rõ rằng vẫn còn nhiều thiếu sót mà chúng ta vẫn chưa giải quyết hết
được. Đó là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa quan liêu, của chế độ quan liêu bao
cấp đã xâm nhập vào tổ chức bộ máy và hoạt động của nhà nước trong một thời gian dài.
Đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên… gây nên
những tổn thất nặng nề về kinh tế và văn hố, ảnh hưởng xấu về chính trị, tinh thần và
đạo đức trong xã hội ta. Cho dù đâu đó vẫn cịn những thiếu sót mà chúng ta chưa làm
được, song chúng ta tin rằng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước ta với nền
tảng là chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thành cơng.


Một số nguồn tài liệu, bài báo tham khảo:
- Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb chính trị quốc gia.

- Giáo trình Triết học Mác- Lê nin, Tập II, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia.
- “Tầm quan trọng của quản trị quốc gia VI: các chỉ số thành phần và tổng hợp về quản trị
quốc gia 1996-2006”. Tài liệu nghiên cứu số 4280 của Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế
giới, tháng 7/2007
- Hội đồng trung ưng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồi Chí Minh, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1999, 2000
- Văn kiện đại hội đảng VII,VIII
/> />



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×