Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành về thủ tục giải quyết yêu cầu về tuyên bố một người đã mất tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.59 KB, 11 trang )

MÔN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Đề bài số:
“Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam hiện hành về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất
tích?


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ
tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
1. Hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
2. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
4. Phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
5. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích
6. Giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích, yêu cầu hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người là mất tích theo thủ tục phúc thẩm
II. Đánh giá
1. Thành tựu
2. Hạn chế, vướng mắc
III. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
STT

Viết tắt

Đầy đủ

1

TAND

Tòa án nhân dân

2

BLDS

Bộ Luật Dân sự

3

BLTTDS

Bộ Luật tố tụng Dân sự

2


MỞ ĐẦU

Sự biệt tích quá lâu của một người có thể làm gián đoạn các quan hệ xã hội mà họ tham
gia, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan. Vì vậy, để bảo
vệ quyền và lợi ích của những người liên quan đến người biệt tích đó, pháp luật dân sự đã quy
định các chủ thể này có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người biệt tích đó là mất tích. Trong quá
trình áp dụng thực tiễn, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết
định tuyên bố một người mất tích đã bộc lộ cả ưu lẫn nhược điểm của nó. Do vậy, em xin được
lựa chọn nghiên cứu đề bài số 02: “Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là
mất tích?” để hiểu rõ hơn về thủ tục tố tụng này.
NỘI DUNG
I. Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
1. Hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 387 BLTTDS 2015 thì hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người là
mất tích bao gồm:
- Đơn yêu cầu: Đơn yêu cầu phải có đủ nội dung quy định tại Điều 312 BLTTDS 2015; có
thể u cầu Tịa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo: Chứng cứ về sự vắng mặt 2 năm trở lên; Chứng cứ về việc
người u cầu đã thơng báo, tìm kiếm có xác nhận của cơ quan báo chí, phát thanh, truyền
hình….(Nếu đã thơng báo, tìm kiếm phải có bản sao quyết định của Tịa án); Nếu có u cầu áp
dụng biện pháp quản lý tài sản phải có chứng cứ chứng minh tình trạng tài sản của người vắng
mặt.
Về cơ bản quy định trên của BLTTDS 2015 về hồ sơ yêu cầu tun bố một người là mất
tích khơng có sự khác biệt về mặt nội dung so với Điều 330 BLTTDS 2004. Tuy nhiên về mặt
hình thức có sự khác biệt, theo đó ở Điều 330 BLTTDS 2004 thì quy định về đơn yêu cầu và tài
liệu, chứng cứ kèm theo được tách thành 2 khoản riêng, còn đến Điều 387 của BLTTDS 2015 thì
đã được gộp lại trong khoản 2 của Điều này.
2. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
Thụ lý yêu cầu tuyên bố một người mất tích là việc Tòa án tiếp nhận đơn yêu cầu tuyên bố
một người mất tích vào sở thụ lý vụ việc dân sự để giải quyết. Mặc dù BLTTDS không quy định

cụ thể về thủ tục thụ lý vụ yêu cầu tuyên bố một người mất tích, nhưng có thể căn cứ vào Điều
361 BLTTDS 2015 và áp dụng tương tự các điều từ Điều 191 đến Điều 196 BLTTDS 2015 với
nội dung cụ thể như sau: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự Tòa án phải ghi vào
sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu Tòa án phải xem xét
một trong các quyết định sau:
- Thụ lý việc dân sự, nếu việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
- Chuyển việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người gửi đơn yêu cầu giải
quyết việc dân sự biết nếu việc dân sự đó thuộc thẩm quyền Tòa án khác.
- Trả lại đơn yêu cầu nếu: Việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án; Người u cầu
khơng có quyền u cầu hoặc ko có năng lực hành vi TTDS; Sự việc đã được Tịa án hoặc cơ
quan có thẩm quyền giải quyết; Người yêu cầu ko nộp lệ phí sơ thẩm; Người yêu cầu rút yêu
cầu.
3


- Trong trường hợp đơn yêu cầu không đáp ứng Điều 362 BLTTDS 2015 thì Tịa án sẽ u
cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu người yêu cầu không sửa đổi, bở sung đơn u cầu thì Tịa án trả lại
đơn yêu cầu.
3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
Khoản 2 Điều 197 BLTTDS năm 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Tại Điều 388 BLTTDS 2015 có quy định: “1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý
đơn yêu cầu tun bố một người mất tích, Tịa án ra quyết định thơng báo tìm kiếm người bị u
cầu tun bố mất tích.
2. Nội dung thơng báo và việc cơng bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều
384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị u cầu tun bố mất
tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
3. Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và u cầu Tịa
án đình chỉ việc xét đơn u cầu thì Tịa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố
một người mất tích.

4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thơng báo quy định tại khoản 2
Điều này thì Tịa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.”
Việc Tòa án ra thơng báo và cơng bố thơng báo tìm kiếm người bị u cầu tun bố mất
tích là hồn toàn cần thiết. Theo quy định tại Điều 387 BLTTDS 2015 thì khi nộp đơn yêu cầu
tuyên bố một người mất tích thì người yêu cầu phải nộp kèm theo những chứng cứ chứng minh
việc đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thơng báo tìm kiếm đối với người bị u cầu tun bố mất
tích. Tuy nhiên Tịa án vẫn cần phải ra thông báo và công bố thông báo tìm kiếm người bị u
cầu mất tích một lần nữa bởi vì có thể xảy ra trường hợp tại thời điểm người yêu cầu tiến hành
các biện pháp tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích thì người bị yêu cầu đang biệt tích,
sau đó họ đã có tin tức trở lại nhưng vì lý do nào đó mà người yêu cầu vẫn yêu cầu Tòa án tuyên
bố mất tích đối với người bị yêu cầu. Như vậy để giải quyết chính xác thì Tịa án cần xác thực
chắc chắn người bị yêu cầu mất tích vẫn còn đang biệt tích.
Dù vậy nhưng quy định thơng báo và công bố thông báo đối với người bị yêu cầu tuyên bố
mất tích vẫn còn vướng mắc trong trường hợp sau: Để có đủ chứng cứ chứng minh đã áp dụng
đầy đủ các biện pháp tìm kiếm theo quy định tại khoản 2 Điều 387 BLTTDS 2015 từ đó bảo đảm
đầy đủ điều kiện nộp đơn yêu cầu người yêu cầu thường thường tự thực hiện việc thông báo tìm
kiếm đối với người biệt tích mà sau này sẽ là người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đúng theo quy
định tại Điều 385 BLTTDS 2015. Trong trường hợp này thông thường ngay sau khi tiến hành
xong thủ tục thơng báo tìm kiếm đối với người biệt tích thì người yêu cầu tiến hành nộp đơn yêu
cầu tuyên bố mất tích đối với chính người này. Trong trường hợp đơn yêu cầu được thụ lý, Tòa
án áp dụng Điều 388 BLTTDS 2015 thì người yêu cầu lại một lần nữa phải thơng báo tìm kiếm
đối với người bị u cầu mất tích. Việc người yêu cầu phải tiến hành thơng báo tìm kiếm đối với
người bị u cầu tun bố mất tích hai lần liên tục (lần 1: người yêu cầu tự tìm kiếm và lần 2:
trong thủ tục tìm kiếm người bị tun bố mất tích) như vậy gây tốn kém cho người yêu cầu mà
kết quả của các lần thơng báo tìm kiếm liền nhau như vậy đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất
tích sẽ khơng có gì khác biệt.

4



Ví dụ như trong trường hợp của ơng Ngũn Văn A và Hồng Thị B kết hơn năm 1984,
u cầu xác định con trai (là anh Nguyễn Văn C mất tích năm 2018).1
4. Phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích
Phiên họp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích được tiến hành theo trình tự quy
định tại Điều 369 BLTTDS 2015.
Trong phiên họp, Tịa án có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố
một người mất tích của người yêu cầu. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tịa án ra
quyết định tun bố mất tích. Trong quyết định tun bố một người mất tích Tịa án phải quyết
định biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của BLDS. Quyết định tuyên bố một
người mất tích chưa phát sinh hiệu lực pháp luật ngay lập tức, các đương sự có quyền kháng cáo,
Viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên Tịa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra quyết định. Hết
thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định tuyên bố một người mất tích mới có hiệu lực pháp
luật (theo căn cứ tại Điều 389 BLTTDS 2015).
5. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích
Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 390 BLTTDS 2015 thì ta có thể xác định được chủ thể có
quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích đó chính là người bị Tịa
án tun bố mất tích hoặc người có quyền, lợi ích liên quan. Người bị Tịa án tun bố mất tích
hoặc người có quyền, lợi ích liên quan thể hiện yêu cầu của mình bằng Đơn u cầu Tịa án hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Trong đơn này phải nêu rõ các nội dung như Tòa án
có thẩm quyền giải quyết; ngày tháng năm làm đơn; thông tin của người yêu cầu như họ tên, địa
chỉ, số điện thoại,…; yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích nào như số
quyết định; ai là người bị Tịa án tun bố mất tích, căn cứ để yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết
định,…. Toàn bộ đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người mất tích cùng với các tài liệu,
chứng cứ khác như phải được gửi tới Tòa án nơi đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích.
Người làm đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích có thể nộp đơn
u cầu trực tiếp tại Tịa án, hoặc thơng qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng thông tin điện tử.2
Khi nhận được yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án cũng tiến
hành các thủ tục về cơ bản giống như giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, gồm các
giai đoạn chính là thụ lý yêu cầu, chuẩn bị xét đơn yêu cầu và tiến hành phiên họp chấp nhận
hoặc không chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Tịa án có thể

chấp nhận hoặc khơng chấp nhận u cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 390 BLTTDS 2015:“2. Trường hợp chấp nhận đơn u cầu thì Tịa
án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu
quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật
dân sự.”
Như vậy, trong trường hợp không có căn cứ chứng minh người bị tun bố mất tích đã trở
về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì Tịa án khơng chấp nhận đơn u cầu.
Trường hợp đủ căn cứ thì Tịa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích,
trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất
tích. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được quy định tại
Điều 70 BLDS 2015. Cụ thể như sau:
- Về nhân thân: Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích đã được ly hơn thì quyết
định ly hơn vẫn có hiệu lực pháp luật dù người bị tuyên bố mất tích trở về.
1
2

Ví dụ 1 được đính kèm tại Phụ lục.
, truy cập ngày 26/10/2021.
5


- Về tài sản: Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý
chuyển giao sau khi sau khi đã thanh toán các chi phí quản lý.3
Trong thực tiễn hiện nay, việc giải quyết hậu quả về tài sản khi người bị tuyên bố mất tích
hoặc là đã chết trở về sẽ được giải quyết cùng yêu cầu hủy bỏ quyết định yêu cầu tuyên bố một
người mất tích hoặc đã chết hay phải tách riêng giải quyết trong trong vụ việc khác là vấn đề còn
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, theo quy định của BLDS thì khi hủy quyết
định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết thì phải giải quyết các hậu quả về nhân thân và tài
sản liên quan đến người đó nên Tòa án phải giải quyết và quyết định các vấn đề về tài sản liên
quan đến họ trong quyết định hủy quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết. Tuy

nhiên, theo tác giả BLDS chỉ quy định là khi hủy quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc
đã chết thì phải giải quyết các hậu quả nhân thân và tài sản liên quan đến người đó. Còn thủ tục
giải quyết hậu quả đó như thế nào do PLTTDS quy định. Thủ tục giải quyết việc dân sự nói
chung và thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết
nói riêng là thủ tục áp dụng cho những trường hợp mà các bên khơng có tranh chấp, chỉ u cầu
Tòa án xác nhận một sự kiện pháp lý từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
dân sự. Vì vậy, nếu các đương sự khơng tranh chấp về việc giải quyết hậu quả tài sản thì Tịa án
sẽ quyết định ln trong quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết.
Cịn nếu các bên đương sự khơng thỏa thuận được dẫn đến phát sinh tranh chấp về việc giải
quyết hậu quả về tài sản thì trong quyết định hủy quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc
đã chết nên xác định quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả về tài sản của người bị
tuyên bố mất tích hoặc là đã chết mà nay xác định họ còn sống trở về. Khi người này khởi kiện
về việc giải quyết hậu quả về tài sản, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân
sự.
6. Giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là mất tích, yêu cầu hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người là mất tích theo thủ tục phúc thẩm
Quyết định giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích; quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người mất tích có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo căn
cứ tại Điều 376 BLTTDS 2015 quy định: “Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Tòa án trên
một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy
định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của Bộ luật này.”
Thủ tục phúc thẩm quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết; quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết khi có kháng cáo hoặc kháng nghị được
thực hiện theo quy định tại Điều 314 BLTTDS 2015.
BLTTDS quy định về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết
theo thủ tục phúc thẩm là cần thiết nhằm đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo quy
định tại Điều 17 BLTTDS 2015, bảo đảm tính chính xác của quyết định tuyên bố một người mất
tích. Tuy nhiên, BLTTDS đã quy định riêng về thủ tục sơ thẩm giải quyết tuyên bố một người

mất tích thì có nên quy định riêng về thủ tục phúc thẩm việc dân sự nói chung và yêu cầu tuyên
bố một người mất tích nói riêng hay khơng? 4 Trên thực tế, việc quy định gộp chung thủ tục giải
quyết phúc thẩm vụ án dân sự và việc dân sự đang gặp vướng mắc như: Vấn đề xác định thành
Tham khảo Điều 70 BLDS năm 2015.
Hoàng Xuân Hiếu, “Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với một cá nhân theo pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Tịa án nhân dân huyện Đơng Anh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.
6
3
4


phần hội đồng phúc thẩm giải quyết yêu cầu việc dân sự nói chung cũng như yêu cầu tuyên bố
một người mất tích nói riêng do một Thẩm phán hay một tập thể gồm ba thẩm phán giải quyết?;
thủ tục phúc thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án sơ thẩm bị kháng cáo có
cần phải triệu tập các đương sự giống như thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự hay không?…
II. Đánh giá
1. Thành tựu
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người mất tích được quy định cụ thể tại BLTTDS đã tạo nên một khung pháp lý cơ bản riêng biệt
đối với các loại việc dân sự nói chung. Từ đó, thúc đẩy sự cụ thể hóa luật một cách rõ ràng và dễ
áp dụng vào thực tiễn hơn. Trước khi được quy định thành những quy định cụ thể tại BLTTDS,
thường thấy thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người mất tích được đan xen lẫn với thủ tục giải quyết vụ án dân sự có gắn các yếu
tố dân sự – kinh tế – lao động, đặc biệt gắn tới việc phân chia, quản lý tài sản của người bị tuyên
bố mất tích, tạo nên sự khó khăn trong việc giải quyết vụ án, vừa rườm rà, kéo dài thời gian giải
quyết, tốn kém cho cả nhà nước lẫn người dân. Việc quy định riêng, cụ thể thủ tục yêu cầu tuyên
bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích đã khắc phục tương đối
bất cập ấy.
2. Hạn chế, vướng mắc

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng khi áp dụng thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một
người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích cũng gặp phải những khó khăn
nhất định.
Thứ nhất, BLDS lẫn BLTTDS vẫn chưa xác định rõ người có quyền lợi ích liên quan có
quyền yêu cầu là những chủ thể nào, dẫn đến sự khó khăn, thiếu tính đồng bộ trong việc xác định
đương sự khi yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất
tích. Ngoài ra, khó khăn trong việc tiến hành thủ tục thông báo tìm kiếm trong giai đoạn chuẩn bị
xét đơn yêu cầu cũng cần lưu ý. Khoản 1 Điều 387 BLTTDS 2015 chỉ quy định chung rằng Tòa
án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích, dẫn đến việc khó xác
định được có hay không phải mở phiên họp để ra quyết định thông báo tìm kiếm.
Thứ hai, Trong Phần thứ sáu: Thủ tục giải quyết việc dân sự, Chương XXVI: Thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích khơng hề có quy định cụ thể nào về việc giải quyết
yêu cầu tuyên bố một người mất tích; hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 361 BLTTDS 2015 thì có
thể hiểu u cầu tun bố một người mất tích hoặc đã chết; hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người mất tích hoặc đã chết vẫn có thể được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Tuy nhiên, đây vẫn là một điểm mập mờ có thể nhận thấy trong BLTTDS 2004 mà đến BLTTDS
2015 vẫn chưa giải quyết được đó là tại chương XXVI của BLTTDS 2015, cũng không có quy
định rằng quyết định tuyên bố một người mất tích, quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người mất tích có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hay khơng? Điều này
sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết và áp dụng luật trên thực tế.
III. Một số kiến nghị
Để phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những hạn chế trong thực tiễn áp dụng
thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất tích cần bở sung những quy định cụ thể hơn về khái niệm thế nào là đương sự trong việc dân
sự, thủ tục thông báo tìm kiếm người bị tuyên bố mất tích cũng như các quy định về tái thẩm,

7



giám đốc thẩm đối với những quyết định tuyên bố một người mất tích, quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố một người mất tích đã có hiệu lực. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, BLTTDS cần bổ sung thêm quy định cụ thể về đương sự trong việc dân sự. Việc
quy định nên theo hướng:
“Đương sự trong việc dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm người yêu cầu và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người yêu cầu trong việc dân sự là người đưa ra u cầu Tịa án cơng nhận hay khơng
cơng nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; công nhận hoặc không cơng nhận quyền về
dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người mà việc giải quyết việc
dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc được Tòa
án chấp nhận đưa họ vào tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Với việc quy định theo hướng như trên sẽ bảo đảm việc xác định đúng, đủ đương sự, tư
cách đương sự trong việc dân sự. Đặc biệt đúng trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một
người mất tích: người có đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích là người u cầu; người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là
đã chết là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc xác định người bị tuyên bố mất tích với
tư cách là người bị yêu cầu và là đương sự trong việc dân sự còn chưa hợp lý vì họ khơng thể tự
mình thực hiện được hành vi tố tụng để bảo vệ quyền hoặc thực hiện nghĩa vụ của mình và họ
cũng không thể ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng cho mình được. Như vậy
người bị u cầu tun bố mất tích khơng còn đúng nghĩa là đương sự.5
Thứ hai, cần thiết phải quy định cụ thể, tách biệt về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong
giải quyết việc dân sự nói chung và yêu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết; yêu cầu hủy
quyết định tuyên bố mất tích hoặc đã chết nói riêng với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án
dân sự. Xuất phát từ đặc thù của việc dân sự là khơng có tranh chấp mà chỉ là việc Tòa án xem
xét, xác định một sự kiện pháp lý liên quan đến người bị yêu cầu do đó khi quy định về thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm cần đề cao thủ tục giải quyết một cách ngắn gọn, nhanh chóng về mặt
thời gian nhằm mục đích giải quyết triệt để việc dân sự, tránh gây phiền hà cho các đương sự
cũng như tránh lãng phí thời gian, tiền của nhà nước.

KẾT LUẬN
Thông qua việc làm bài luận kết thúc học phần nói riêng và quá trình được học tập dưới sự
hướng dẫn, giảng giải đầy tâm huyết của các thầy cô đã giúp em có thêm nhiều kiến thức về
pháp luật tố tụng dân sự nói chung và thủ tục giải quyết việc dân sự nói riêng. Em xin chân thành
cảm ơn các thầy cơ!

5

Hồng Xn Hiếu, tldd.
8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật:
1. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004.
2. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011.
3. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
4. Bộ Luật Dân sự năm 2015.
II. Sách, giáo trình, tạp chí:
1. Giáo Trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp,
2017.
2. Hoàng Xuân Hiếu, “Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với
một cá nhân theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Tịa án nhân dân
huyện Đơng Anh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.
3. TS. Ngũn Cơng Bình, Về thời hiệu thi hành án dân sự, Tạp chí Luật học số 1/2008.
III. Các nguồn tài liệu khác trên Internet:
1. LuatVieNam, Điều kiện tuyên bố một người mất tích hay đã chết,
, truy cập ngày 26/10/2021.
2. Luật sư Dương Châm, Trình tự, thủ tục tuyên bố một người là mất tích ,
/>, truy cập ngày 26/10/2021.

3. , truy cập ngày
26/10/2021.
4. LuatVieNam, Hướng dẫn thủ tục tuyên bố một người mất tích,
, truy cập ngày 26/10/2021.
5. Luật sư thủ đô, Thủ tục tuyên bố một người mất tích, , truy cập ngày 27/10/2021.
6. Lê Minh Trường, Tư vấn thủ tục tuyên bố một người mất tích tại tịa án? ,
, truy cập ngày 27/10/2021.

9


PHỤ LỤC
Ví dụ 1: Ơng Ngũn Văn A và Hoàng Thị B kết hôn năm 1984 và cùng nhau sinh sống tại
huyện X. Năm 1991, Vợ chồng ông A có sinh được một người con trai là Nguyễn Văn C. Năm
2015 anh C bị bạn bè dụ dỗ trốn đi đào vàng trên Tây Bắc đến nay khơng có tin tức gì. Tháng 7
năm 2018 ơng Ngũn Văn A có đăng thông báo tìm anh C thông qua Đài tiếng nói Việt Nam 3
lần phát sóng vào ngày 15, 16, 17 tháng 7 và Báo người lao động trên ba số liên tiếp. Sau đó đến
ngày 15 tháng 8 năm 2018 ơng A có nộp đơn u cầu Tịa án huyện X tuyên bố anh Nguyễn Văn
C mất tích, trong đơn yêu cầu ông A nộp kèm theo: Xác nhận của cơng an huyện X về việc anh
C khơng có mặt tại nơi cư trú, hóa đơn dịch vụ thông báo của Đài tiếng nói Việt Nam và 3 số
Báo người lao động có đăng bài tìm kiếm anh C và giấy xác nhận hộ nghèo của gia đình ông.
Ngày 15 tháng 8 năm 2018, Tịa án có ra quyết định thụ lý việc dân sự và phân công Thẩm phán
giải quyết. Ngày 20 tháng 8 năm 2018 Thẩm phán ra quyết định thơng báo tìm kiếm người bị
u cầu mất tích là anh C và giao quyết định này cho ông A để ông A tiến hành thông báo tìm
kiếm. Để tiến hành thơng báo, ơng A lại đến Đài tiếng nói Việt Nam và Báo người lao động,
ngày phát thơng báo tìm kiếm đầu tiên là ngày 21 tháng 8 năm 2018 trên bản tin của Đài tiếng
nói Việt Nam. Đến ngày 25 tháng 12 năm 2018, sau 04 tháng khơng có bất kỳ tin tức gì của anh
Nguyễn Văn C, Tòa án mở phiên họp chấp nhận đơn yêu cầu của ông A và tuyên bố anh Ngũn
Văn C mất tích.
Qua ví dụ trên có thể nhận thấy ơng A đã tiến hành tìm kiếm con mình là anh Nguyễn Văn

C qua Đài tiếng nói Việt Nam và báo người lao động 2 lần chỉ trong hơn 1 tháng (ngày 15 tháng
7 năm 2018 và ngày 21 tháng 8 năm 2018). Tuy nhiên ông vẫn phải đợi thêm 04 tháng kể từ
ngày bắt đầu phát thông báo quyết định tìm kiếm người bị u cầu mất tích của Tòa án (tức ngày
21 tháng 8 năm 2018) để Tịa án mở phiên họp xét u cầu của ơng. Việc thông báo liên tục như
vậy gây tốn kém cho người thông báo là ông A và gia đình ông bởi gia đình ông thuộc diện hộ
nghèo, hơn nữa những lần thơng báo tìm kiếm gần nhau khơng đem lại kết quả, hơn nữa ông A
vẫn phải đợi thêm 04 tháng kể từ lần thông báo thứ hai. Một câu hỏi đặt ra đó là tại sao Tòa án
giải quyết khơng lấy thời điểm tìm kiếm anh Ngũn Văn C của ơng A (ngày 15 tháng 7 năm
2018) để tính làm thời gian bắt đầu tìm kiếm đối với người bị u cầu tun bố mất tích bởi việc
thơng báo này của ơng A hồn tồn hợp lệ, đúng theo quy định của Điều 385 BLTTDS 2015. Do
đó, cần có quy định cụ hợp lý hơn trong trường hợp này, tránh gây tốn kém cho người yêu cầu,
tiết kiệm thời gian tiến hành tố tụng cũng như bảo đảm giải quyết một cách nhanh, gọn và triệt
để yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thơng báo, Tịa án phải mở
phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

10



×