Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi cá chim biển vây vàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.59 KB, 17 trang )



Kỹ thuật nuôi cá chim
biển vây vàng

Cá Chim biển vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède 1801)
là loại cá có giá trị kinh tế cao, là loài cá nuôi quan trọng ở
vùng biển miền Nam Trung Quốc và một số nước khác như:
Philippines, Malaysia, Đài Loan, Hông kông, Singapore
Đây là loài cá được nhiều người ưa thích, phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, tốc độ
sinh trưởng nhanh, thích hợp cho nuôi lồng bè trên biển và
nuôi trong các ao đầm nước mặn lợ.


Phát triển nuôi cá chim vây vàng ở các vùng ven biển sẽ khai
thác được nhiều tiềm năng mặt nước, mở rộng đối tượng nuôi
có giá trị kinh tế, đa dạng hoá đối tượng nuôi biển cho xuất
khẩu, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân
vùng ven biển. Trên cơ sở đó góp phần phát triển nghề nuôi
cá biển cũng như phát triển thủy sản ngày càng ổn định và
bền vững.
Tại Nam Định, Trung tâm giống Hải sản Nam Định đã kết
hợp với Trường Cao đẳng thủy sản tiếp nhận công nghệ sản
xuất giống cá chim biển vây vàng, theo chương trình phát
triển giống thủy sản của Tổng cục Thủy sản (Bộ
NN&PTNT).
Qui trình kỹ thuật sản xuất giống cá chim biển vây vàng
thực hiện tại Trung tâm giống Hải sản Nam Định:
Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng bao
gồm các khâu sản xuất chủ yếu: (1)Nuôi vỗ cá bố mẹ, (2)Cho


cá đẻ, (3)ấp trứng và ương nuôi ấu trùng, (4)ương nuôi cá
giống.
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
1.1 Chuẩn bị cá bố mẹ:Cá bố mẹ được lựa chọn từ đàn cá
trưởng thành nuôi tại ao nuôi thương phẩm. Tiêu chuẩn: cá
khoẻ mạnh, không bị tổn thương, xây xát; cá cái , cá đực tuổi
từ 2+ tuổi trở lên; trọng lượng từ 2- 3kg/ con.
Đàn cá bố mẹ đã cho sinh sản nhân tạo, trước khi đưa vào
nuôi vỗ cũng cần được tuyển chọn lại, chọn những con khoẻ
mạnh, màu sắc bình thường, không bị tổn thương, không bị
bệnh; chọn tỷ lệ cá đực/ cá cái là 1/1 để đưa vào nuôi vỗ.
1.2 Nơi nuôi và môi trường nuôi vỗ cá bố mẹ
- Nơi nuôi vỗ cá bố mẹ: Cá bố mẹ nuôi trong ao đất có diện
tích 1000 m2, độ sâu mức nước 1,5 m, chất đáy là cát thịt, độ
dày lớp bùn đáy 10 – 15 cm. 2 tuần nuôi cuối trước khi cho
cá sinh sản, cá bố mẹ được nuôi trong bể xi măng có thể tích
80 – 100m3, độ sâu 1,5 – 1,8m.
- Môi trường nuôi vỗ: Môi trường nuôi vỗ cá bố mẹ có nhiệt
độ trung bình 24 – 280C, pH 7,5 - 8,5; ô xy trên 4 mg/l, độ
mặn 26 - 30‰.
1.3 Mật độ nuôi vỗ: Mật độ nuôi vỗ cá bố mẹ từ 10 - 15
kg/100m2 (trong ao), 1 - 2 kg/m3 bể xi măng; tỷ lệ cá đực và
cá cái là 1/1.
1.4 Chăm sóc, quản lý: Nuôi vỗ chính vụ cá chim vây vàng
từ tháng 2 đến tháng 4.
Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ: cá tạp tươi hoặc thức ăn công
nghiệp dùng cho cá biển có hàm lượng protein (chất đạm) 35
- 40%, lipit (chất béo) 10 - 12%. khẩu phần ăn từ 3 - 4% khối
lượng cá nuôi; cho cá ăn ngày một lần, vào lúc 8 giờ.
Kiểm tra mức độ thành thục sinh dục của cá.

Phương pháp kiểm tra: đối với cá cái, dùng ống nhựa mềm có
d = 1mm, đưa ống nhựa qua lỗ sinh dục vào tới buồng trứng,
lấy một số tế bào trứng ra quan sát và đánh giá: nếu quan sát
thấy chưa rõ hạt trứng thì buồng trứng mới ở giai đoạn II; các
hạt trứng không đều cỡ, không tròn, còn dính lại nhau thì
buồng trứng ở giai đoạn III; các hạt trứng có màu xanh vàng,
tròn, rời thì buồng trứng ở giai đoạn IV, cá đã thành thục,
tiến hành cho đẻ.
Đối với cá đực, kiểm tra sẹ, thấy cá có sẹ trắng sữa, tan
nhanh trong nước, cá đã thành thục chọn cho đẻ.
2. Cho cá đẻ
2.1 Nơi cho cá đẻ trứng: Bể cho cá đẻ là bể xi măng hay
composit, có thể tích chứa nước 70-100 m3, độ sâu 1,3-1,5m,
có đường cấp nước, thoát nước thuận tiện, bể có mái che và
hệ thống sục khí.
2.2 Điều kiện môi trường cho cá đẻ: Điều kiện môi trường
sinh thái thích hợp nhất cho cá đẻ trứng: nhiệt độ nước từ 28
- 300C, độ mặn từ 30 - 32‰, oxy hoà tan ≥ 4mg/lít, pH từ
7,8 – 8,5.
2.3 Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ
Chọn cá cái: sử dụng ống nhựa mềm có đường kính 1mm đưa
qua lỗ sinh dục, vào tới buồng trứng, hút trứng ra để kiểm tra.
Nếu thấy trứng có màu trắng ngà, các hạt trứng tròn, đều, rời
nhau là cá thành thục tốt, chọn cá cho đẻ. Nếu các hạt trứng
dính lại, không đều, không rời nhau là trứng còn non. Nếu
các hạt trứng rời nhau, nhão, mầu trắng đục là trứng thoái
hóa.
Chọn cá đực: cũng dùng ống nhựa mềm có đường kính 1mm
đưa vào lỗ liệu sinh dục hút sẹ để kiểm tra, nếu thấy sẹ đặc,
màu trắng sữa, tan nhanh trong nước là sẹ tốt chọn cá cho đẻ.

2.4 Sử dụng chất kích thích cá sinh sản
- Sử dụng chất LRH-A2 kết hợp với HCG.
Liều lượng: 8 - 10mg + 300 - 500 UI HCG/1kg cá cái; Cá
đực liều lượng bằng 1/2 so với cá cái.
Liều lượng chất kích thích sinh sản cho cá có thể nhiều hoặc
ít hơn phụ thuộc vào mức độ thành thục của tuyến sinh dục
tại thời điểm cho cá đẻ.
- Tiêm chất kích thích sinh sản từ 1 - 2 lần trong một đợt cho
cá đẻ tuỳ thuộc mức độ thành thục của cá tốt hay chưa thật
tốt. Nếu tiêm 2 lần, lần 1 chỉ tiêm LRH-A2 với liều lượng 1/4
- 1/3 tổng lượng thuốc cần dùng. Nơi tiêm là phần mềm gốc
vây ngực của cá (vây P).
2.5 Thu trứng và tách trứng
- Thu trứng: Sau khi cá đẻ khoảng 2 - 3 giờ tiến hành thu
toàn bộ trứng có trong bể. Khi thu trứng trong bể đẻ, dùng
vợt có kích thước mắt lưới là 60 mắt/cm2, vợt loại nhỏ: 80cm
x 35cm x 120cm, vợt loại lớn 5m x 1,2m x 4m để thu trứng.
- Tách trứng thụ tinh: trứng cá thu được chuyển vào thùng
nhựa có thể tích là 100 lít để tách trứng thụ tinh; môi trường
tách trứng thụ tinh có độ mặn 30 - 320/00. Trứng cá chim vây
vàng thụ tinh thường nổi trên mặt nước, trứng không thụ tinh
hoặc hỏng thường chìm xuống đáy. Dùng tay khuấy tròn
dòng nước trong thùng rồi để yên khoảng 5 - 7 phút cho
trứng thụ tinh nổi trên bề mặt, các trứng không thụ tinh, trứng
hỏng và các chất bẩn lắng chìm xuống đáy thùng. Dùng vợt
có kích thước mắt lưới 60 mắt/cm2 để vớt trứng thụ tinh
chuyển vào bể ấp, tiến hành 2 - 3 lần đến khi thu hết trứng
thụ tinh.
3. Ấp trứng và ương nuôi ấu trùng
3.1 Dụng cụ và môi trường ấp trứng

- Dụng cụ ấp trứng là bể composite có thể tích1m3, có sục
khí.
- Môi trường ấp trứng là nước biển sạch, các yếu tố môi
trường đảm bảo trong quá trình ấp trứng: độ mặn 30 - 32‰,
nhiệt độ 26 - 300C, pH: 7,8 - 8,5, ôxy hoà tan: ≥ 5mg/lít.
3.2 Mật độ ấp trứng
Trứng thụ tinh được chuyển vào bể ấp trứng. Mật độ ấp trứng
từ 400 - 500 trứng/lít.
3.3 Quản lý bể ấp trứng
Bể ấp đặt ở nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời chiều trực
tiếp vào môi trường ấp trứng. Duy trì sục khí liên tục. Hút bỏ
trứng chìm ở đáy bể đảm bảo môi trường sạch.
Thời gian ương nuôi ấu trùng từ 60 - 72 giờ, cũng là thời
điểm cá phát triển thành cá bột.
4. Ương nuôi cá bột lên cá hương 2 - 3cm
4.1 Bể ương và điều kiện môi trường
- Bể ương: bể xi măng hình chữ nhật hoặc bể composite hình
tròn, có chiều cao 1 - 1,2m, dung tích bể 10 - 20 m3. Bể có
hệ thống sục khí, hệ thống cấp thoát nước thuận tiện.
Trước khi đưa ấu trùng vào bể ương nuôi phải vệ sinh, sát
trùng bể sạch.
- Điều kiện môi trường: độ mặn 28 - 30‰; nhiệt độ 26 -
300C; pH 7,8 - 8,5; ôxy hoà tan: ≥ 4mg/lít.
4.2 Thả ấu trùng
Ấu trùng cá chim vây vàng thả vào nuôi phải có chất lượng
tốt, cá khoẻ mạnh, tỷ lệ dị hình dưới 0,05%.
Mật độ ương từ 2.000 - 3.000 con/ m3.
4.3 Chăm sóc và quản lý
- Thêm, thay nước: mức nước ban đầu ở bể ương 0,5 m.
Ngày nuôi thứ 2 đến ngày thứ 6, hàng ngày cấp thêm 10 cm

nước vào bể ương. Mức nước trong bể ở ngày nuôi thứ 6 đạt
1m. Ngày thứ 7, thay 40% lượng nước trong bể, sau đó cấp
thêm 10cm nước, nâng mức nước trong bể lên 0,7m. Ngày
thứ 9 cấp thêm nước, nâng mức nước trong bể lên 0,8m.
Ngày thứ 11 cấp thêm nước, nâng mức nước trong bể lên
0,9m. Ngày thứ 13 cấp thêm nước, nâng mức nước trong bể
lên 1m. Ngày thứ 14 trở đi, hàng ngày tiến hành si phông đáy
và thay 50% nước trong bể.
- Từ ngày nuôi thứ nhất đến ngày thứ 5, cấp
tảo Nanochloropsis ocunata hoặc Chlorella sp vào bể ương
đạt mật độ 50 - 100 vạn/ml; vớt váng ở tầng mặt bể ương 2
lần một ngày.
- Cho cá ăn:
Thức ăn ban đầu của cá là luân trùng.
Trước khi đưa luân trùng vào bể ương, luân trùng phải được
cường hoá bởi tảo Nanochloropsis ocunata hay Chlorella
sp nhằmnâng cao chất lượng thức ăn, tăng tỷ lệ sống cá nuôi
.Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, duy trì mật độ luân trùng trong bể
ương từ 6 - 8 con/ml.
Đến ngày nuôi thứ 14, ngoài luân trùng, cho cá ăn
thêm Nauplius Artemia; và Copepodda đảm bảo có từ 10 -
15 con/ml nước trong bể ương. Ngày thứ 20 trở đi ngoài cho
cá ăn Artemia và Copepodda giảm còn 5 – 7con/ml thì cho
cá ăn thức ăn hỗn hợp là thịt cá băm nhỏ hợp với cỡ miệng
khẩu phần ăn từ 0,8 – 1,2 kg cá/1 vạn cá con; Đến thời kỳ
này cũng có thể tập cho cá ăn thức ăn hỗn hợp chế biến ở
dạng viên nhỏ, kích cỡ thức ăn hỗn hợp bắt đầu từ số 0 (cỡ
250mm) tăng dâng lên số 1(cỡ 400mm), khi cho ăn phải quan
sát theo dõi cá ăn, để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
- Siphông đáy: sau 5 ngày nuôi tiến hành Siphông đáy 1 lần/

ngày vào lúc 8 giờ để loại bỏ chất thải và xác chết ra ngoài bể
ương. Chú ý, quá trtình Siphông đáy không hút lẫn cá con.
- Duy trì các yếu tố môi trường nuôi cá.
5 Phòng và trị bệnh cho cá:
5.1 Bệnh do vi khuẩn
Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn: Vibrio sp, Vibrio
anguillarum.
Triệu trứng: cá giống chim vây vàng bị nhiễm bệnh thường
có hiện tượng cá bỏ ăn, bụng trướng to, thức ăn trong ống
tiêu hóa không tiêu, cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu
sắc của cá từ màu sáng nâu chuyển sang màu xám đen, cá
chết rải rác.
Biện pháp phòng trị: cải thiện điều kiện môi trường ương
nuôi luôn phải sạch, không ô nhiễm. Trong quá trình cho cá
ăn, nên bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá.
Khi phát hiện thấy cá bị bệnh, tiến hành thay nước liên tục
trong 3 ngày, mỗi ngày thay 50% lượng nước trong và trộn
thuốc kháng sinh Tetracyline vào thức ăn cho cá với liều
lượng 3 - 5g/1kg thức ăn/ngày. Cho ăn 5 ngày liên tục, mỗi
ngày cho ăn một lần vào buổi sáng. Sau khi cho cá ăn thuốc
được 5 ngày không còn hiện tượng cá chết rải rác, cá hoạt
động bình thường.
5.2 Bệnh do ký sinh trùng:
+ Trùng Cryptocaryon
Trùng Cryptocaryon là loài ký sinh nguy hiểm đối với cá vì
chúng có thể gây chết đàn cá nuôi. Chúng có hình quả lê,
kích thước 0,5 mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Cơ quan bị
nhiễm bệnh là bề mặt thân, mắt cá.
Các dấu hiệu của bệnh: các chấm trắng trên da cá; cá cọ mình
vào các vật cứng khi bơi; trên thân cá xuất hiện nốt nhày.

Hậu quả: ảnh hưởng hô hấp của cá; gây nhiễm trùng thứ cấp;
cá chết nhiều nếu không xử lý.
Nguyên nhân: nhiệt độ nước giảm; cá bị sốc môi trường.
Điều trị: sử dụng CuSO4 để tắm cho cá với nồng độ 0,5 ppm
kết hợp với nước ngọt trong thời gian 5 – 10phút, sục khí
mạnh hoặc sử dụng formalin với liều lượng 100ppm kết hợp
với nước ngọt để tắm cho cá trong thời gian từ 5 – 10 phút
cũng có hiệu quả.
+ Trùng Trichodina
Trùng Trichodina có dạng hình dĩa, kích thước 100mm
(đường kính thân), lông tơ mọc bao quanh thân. Cơ quan bị
nhiễm làmang, bề mặt thân cá.
Dấu hiệu của bệnh lý: mang có màu nhợt; cá cọ mình vào vật
cứng; tạo nhiều niêm dịch trên mang và bề mặt thân, cá yếu
trong thời kỳ nhiễm bệnh.
Hậu quả: ký sinh trùng vận động quanh mang phá huỷ mô
của ký chủ, dịch nhầy bám trên mang gây khó khăn cho hô
hấp của cá.
Điều trị:tắm cá với dung dịch formalin 200 ppm với thời gian
30 - 60 phút, sục khí mạnh.
+ Trùng Brooklynella
Trùng Brooklynella có hình quả thận, kích thước 60mm, trên
thân có những hàng lông tơ mọc song song. Cơ quan bị
nhiễmlà mang, bề mặt thõn cỏ.
Dấu hiệu: cá cọ mình vào các vật cứng
Hậu quả: da bị tổn thương, có vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng
thứ cấp, cá bị chết nhiều.
Điều trị: tắm cá với dung dịch formalin nồng độ 200ppm thời
gian 30 - 60 phút, sục khí mạnh hoặc tắm với formalin
30ppm trong 1 - 2 ngày, sục khí mạnh.

6. Thu hoạch
- Phương pháp thu cá: dùng lưới sợi nilon, mềm có kích
thước mắt lưới (2a) bằng 8 hay 10mm thu cá. Dùng vợt và xô
chậu có nước để vớt và chứa cá. Trong quá trình thu cá tránh
tác động cơ học làm xây sát cá.
- Thời gian ương nuôi 25 - 27 ngày cá đạt cỡ 2 - 3cm,
- Đến giai đoạn này tập tính sống của cá như cá trưởng thành.
Để tránh tình trạng cá tranh ăn phải tiến hành lọc cá, phân
đàn ương nuôi riêng theo từng kích cỡ.


×