Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.9 KB, 4 trang )
Kỹ thuật nuôi cá hồng
mỹ
Cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) là loài cá sống rộng muối,
rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mexicô và vùng duyên hải Tây
Nam nước Mỹ, phạm vi phân bố rộng, khi trưỏng thành
thường di cư đến vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh
sản. Cá có thể sống trong nước ngọt, nuớc lợ, nước mặn,
nhưng thích hợp nhất vẫn là nước lợ và nước mặn, kích thước
cá thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Cá hồng mỹ mới năm 1999 lần đầu tiên được nhập vào Việt
Nam, nhưng sau 4 năm đã có thể cho sinh sản thành công đối
tượng này và đã đáp ứng đuợc phần lớn nhu cầu con giống
phục vụ nuôi nội địa. Cá hồng Mỹ đã được nuôi phổ biến
trong lồng bè ở vùng biển các địa phương Hải Phòng, Quảng
Ninh, Nghệ An. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản I thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình sinh sản
nhân tạo cá hồng Mỹ” đã đạt được những kết quả tốt, đồng
thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình và tiến tới
chuyển giao Công nghệ tại các địa phương.
Quy trình sản xuất giống cá Hồng Mỹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng lưới. Trong điều kiện nuôi
vỗ, cá hồng Mỹ ở tuổi thứ 4 có thể thành thục tuyến sinh dục.
Cho đẻ
Cho cá đẻ trong bể xi măng có thể tích 40m3, cá thường đẻ
vào 19-20 giờ hàng ngày. Trứng được thu ngay sau khi đẻ,
tách và ấp ở nhiệt độ 28- 300C, độ mặn 30-32‰. Trứng được
ấp trong bể 0,5m3. Sau 18-20 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột.