Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển đông; phương hướng xây dựng bộ quy tắc ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 120 trang )

MỤC LỤC
Trang

Trang bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Các ký hiệu và chữ viết tắt

1

Danh mục bảng biểu

3

Lời mở đầu

4
CHƢƠNG 1

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TUYÊN BỐ
VỀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐƠNG (DOC)

1.1

Biển Đơng và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông

10

1.1.1

Tổng quan về Biển Đơng



10

1.1.2

Lịch sử và diễn biến tình hình tranh chấp trên Biển Đông

11

1.2

Sự ra đời và nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở

19

Biển Đông (DOC)
1.2.1

Sự cần thiết phải giải quyết hịa bình các vấn đề quốc tế trên Biển Đông

19

1.2.2

Sự ra đời của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002

23

(DOC)
1.2.3


Nội dung của DOC

28

1.2.4

Bản chất của DOC

37
CHƢƠNG 2

KẾT QUẢ VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC DOC
2.1

Bƣớc đầu triển khai thực hiện DOC

40

2.1.1

Thành lập các cơ quan tham vấn

40

2.1.2

Các hình thức hoạt động, dự án hợp tác trong DOC

42


2.2

Những điểm yếu và thách thức trong việc triển khai thực hiện DOC

48

TIEU LUAN MOI download :


2.2.1

Những mâu thuẫn của DOC

48

2.2.2

Những thách thức trong việc triển khai thực hiện DOC

50

2.3

Xu hƣớng triển khai thực hiện DOC trong tƣơng lai

52

CHƢƠNG 3


VAI TRÕ CỦA DOC TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐƠNG
3.1

Tƣơng quan chính trị và cơ sở pháp lý của các bên hữu quan

57

3.1.1

Các bên tranh chấp trực tiếp

57

3.1.2

Các nước ASEAN khơng có tranh chấp trực tiếp

71

3.1.3

Quan điểm của các nước lớn ngoài khu vực đối với DOC

72

3.2

Các sáng kiến và giải pháp cho giải quyết tranh chấp ở Biển Đông


79

3.2.1

Căn cứ vào Công ước Luật biển năm 1982

79

3.2.2

Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế và tổ

81

chức quốc tế
3.2.3

Cơ chế quản lý theo mơ hình Nam Cực

83

3.2.4

Theo quan điểm “Gác tranh chấp, cùng khai thác”

85

3.2.5

Theo ý tưởng “Di sản chung của khu vực”


86

CHƢƠNG 4

XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ỚNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
4.1

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đơng (COC)

88

4.1.1

Mục đích của COC trong tương lai

88

4.1.2

Đặc điểm của COC

90

4.1.3

Nội dung cơ bản của COC ở Biển Đơng

92


4.2

Một số kiến nghị

95

4.2.1

Vai trị chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam

95

4.2.2

Kiến nghị về định hướng xây dựng COC

99

TIEU LUAN MOI download :


Kết luận

103

Phụ lục

106


Tài liệu tham khảo

109

TIEU LUAN MOI download :


CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ASEAN:

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Nations

ASC

ASEAN Security Community

Cộng đồng an ninh ASEAN

AEC

ASEAN Ecomomic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN


ASCC

ASEAN

Socio-cultural Cộng đồng văn hoá- xã hội

Community

ASEAN

ARF:

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực Đông Nam Á

AMM

ASEAN Ministers Meeting

Hội nghị Bộ trưởng các nước
ASEAN

CNOOC

China

National Offshore


Oil Tập đồn Dầu khí ngồi khơi
Trung Quốc

Corporation
COC:

Code of the Conduct of Parties in Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở
Biển Đông

the South China Sea
DOC:

JWG:

Declaration on the Conduct of Tuyên bố về cách ứng xử của các
Parties in the South China Sea

bên ở Biển Đơng

Joint Working Group

Nhóm cơng tác chung của các
bên tham gia DOC

HVQHQT:

Học viện Quan hệ quốc tế

HS:


Hoàng Sa

ILO:

International Labor Organization

OECD:

Organisation

for

Economic Tổ chức Hợp tác và phát triển

Cooperation and Development
TS:

Tổ chức Lao động quốc tế
kinh tế
Trường Sa

1

TIEU LUAN MOI download :


Trung Quốc

TQ:
UNDP:


United

Nations

Development Chương trình phát triển của Liên

Programme
UNCLOS

SOM:

Hợp quốc

The United Nations Convention Công ước Luật biển của Liên
on the Law of the Sea

Hợp quốc năm 1982

Senior Official Meeting

Hội nghị các quan chức cao cấp

2

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1.1: Bản đồ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông

22

3

TIEU LUAN MOI download :


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển và đại dương chiếm tới 71% diện tích bề mặt hành tinh mà chúng
ta đang sống1. Biển là ngôi nhà chung, là cầu nối giữa các lục địa, các nền văn
minh của xã hội loài người. Từ ngàn xưa loài người đã biết sử dụng biển và
khai thác biển phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống của mình. Ngày nay
cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học cơng nghệ, các nước có biển
ngày càng nhận thức được ý nghĩa quan trọng của biển cả đối với kinh tế, an
ninh, quốc phòng. Các nước, đặc biệt là các nước phát triển và các nước ven
biển đã và đang có những chiến lược nhằm khai thác, tận dụng mọi nguồn tài
nguyên từ biển để phục vụ lợi ích quốc gia của mình. Do đó, nhiều mâu
thuẫn, xung đột đã nảy sinh giữa các quốc gia trên thế giới: giữa các quốc gia
có biển và khơng có biển; giữa các quốc gia có biển với nhau. Để giải quyết
được những mâu thuẫn này, cần phải có những quy định được chấp nhận
chung nhằm điều hòa mối quan hệ giữa các nước trong việc quản lý, sử dụng
và khai thác biển.
Biển Đơng là vùng biển nửa kín, được bao quanh bởi 9 quốc gia: Trung
Quốc (kể cả Đài Loan), Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei,
Campuchia, Singapore và Thái Lan2. Biển Đơng có vị trí địa chính trị quan
trọng, nằm trên tuyến đường hàng hải nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, nối liền

châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với Đơng Á và Thái Bình Dương. Biển
Đơng cũng được đánh giá là vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên với hệ sinh
1

/>Điều 122 của Công ước Luật biển năm 1982: “Biển kín hay biển nửa kín là một vịnh, một vũng hay một
vùng biển do hai hay nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua
một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia tạo
thành”; J. Peter Burgess, The Politic of the South China Sea: Territoriality and International Law, Security
Dialogue, (2003).
2

4

TIEU LUAN MOI download :


thái đa dạng. Tuy nhiên, cùng với những lợi thế về các mặt, Biển Đông từ lâu
đã trở thành đối tượng tranh chấp và cạnh tranh gay gắt của các nước trong
khu vực và các nước lớn trên thế giới 1. Việc phát hiện ra tiềm năng dầu khí to
lớn ở Biển Đông vào đầu những năm 70 và sự phát triển của luật pháp quốc tế
về biển trong những năm 80 của thế kỷ trước tạo điều kiện cho các nước xung
quanh Biển Đông mở rộng yêu sách của mình đối với vùng biển, thềm lục địa
và bên cạnh đó là việc tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa 2
và Trường Sa3, đã biến Biển Đông thành nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đe
dọa hịa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và xa hơn là trên tồn thế
giới.
Do tính chất phức tạp của tranh chấp, cũng như sự khác biệt lớn về lập
trường của các bên tranh chấp, nên dù rất nỗ lực và cố gắng, cho đến nay các
bên tranh chấp vẫn chưa tìm ra được giải pháp cho vấn đề này một cách cơ
bản và lâu dài mà tất cả các bên có thể chấp nhận được. Trong bối cảnh đó,

các quốc gia trong khu vực đã nỗ lực tìm kiếm những biện pháp khác nhau để
ngăn ngừa xung đột, góp phần vào việc xây dựng lịng tin, duy trì hịa bình
trong khu vực. Với mục tiêu đó, ASEAN 4 và Trung Quốc đã nhất trí cùng
nhau xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, sau một
thời gian dài đàm phán, việc xây dựng một COC đã gặp phải nhiều vấn đề
phức tạp mà các bên đã không thể thống nhất. Để tháo gỡ bế tắc, ASEAN và
Trung Quốc nhất trí trước mắt thơng qua và ký kết Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC), coi đây là một bước tiến nhằm hướng tới
1

Zou Keyuan, Joint Development in the South China Sea: A new Approach, The International Journal of
Marine and Coastal Law, Vol.21, No.1, 2006
2
Quần đảo Hoàng Sa được tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng Trung Quốc mặc
nhiên cho rằng quần đảo Hoàng Sa là của họ, và không muốn đàm phán về chủ quyền của quần đảo này với
Việt Nam
3
Quần đảo Trường Sa được yêu sách về chủ quyền bởi các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei và Đài Loan
4
ASEAN là Hiệp hội các nước Đông Nam Á, được thành lập năm 1967. Đến nay ASEAN bao gồm 10 nước
là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

5

TIEU LUAN MOI download :


việc thông qua COC. Ngày 4 tháng 11 năm 2002, tại Hội nghị cấp cao
ASEAN 8 tại Phnôm-pênh, ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC1.

Việt Nam là nước có địi hỏi về chủ quyền đối với toàn bộ 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa và là nước ASEAN duy nhất có cả tranh chấp song
phương và đa phương với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo
ở Biển Đông. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực phối hợp cùng
với các nước ASEAN khác tìm kiếm các biện pháp xây dựng lịng tin, ngăn
ngừa xung đột trong khu vực cũng như tham gia vào quá trình xây dựng
COC/DOC. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là thơng qua thương lượng,
giải quyết hịa bình các tranh chấp ở Biển Đơng.
2. Tình hình nghiên cứu Luận văn
Đề tài có tính chất thời sự, liên quan trực tiếp đến tình hình an ninh,
khai thác tài nguyên thiên nhiên và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên đã
có nhiều các bài tham luận, các ý kiến được trình bày trong các cuộc hội thảo,
các văn kiện của các hội nghị chuyên đề, các quan điểm, các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học, các giảng viên lâu năm, các nhà quản lý
tâm huyết giàu kinh nghiệm ở trong và ngồi nước về Biển Đơng. Chẳng hạn
như một số cơng trình khoa học của các tác giả sau đây:
- Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa sau 2 năm ký
DOC của Ronald A.Rodriguez, Ocean Development and International Law
Marine Science Institute, 2004;
- Chinese Sovereignty and Joint Development: A Pragmatic Solution to
the Spratly Islands Dispute của Charles Liu;

1

Declaration On The Conduct Of The Parties In The South China Sea- http:// www. aseansec.org/13165.htm

6

TIEU LUAN MOI download :



- Security Implications of Confict in the South China Sea: Perspectives
from Asia-Pacific của Carolina G. Hernandez, eds, Institute for Strategic and
Development Studies, Inc, 1997;
- Nhìn nhận và xử lý đúng đắn tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung
Quốc và ASEAN của Phó giáo sư Dương Thanh, Trường Đảng Trung ương,
Trung Quốc;
- Fair Division: A New approach to the Spratlys Islands Controversy
của David Denoon và Steven Brams;
- An Overview of Recent Developments on the Spratlys Disputes của
Jorge R. Coquia.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Như đã trình bày ở các phần trên, do xuất phát từ tính chất phức tạp của
việc tranh chấp, cũng như sự khác biệt lớn về lập trường của các bên liên
quan, cho nên các bên vẫn chưa tìm được giải pháp cơ bản, lâu dài mà tất cả
các bên có thể chấp nhận được. Do đó, mục đích của Luận văn là trên cơ sở
phân tích những nội dung cơ bản của DOC và tiến trình triển khai thực hiện
DOC để đánh giá sự tác động về chính trị, pháp lý và thực tiễn của DOC đối
với các bên tranh chấp ở Biển Đơng. Phân tích quan điểm, lập trường của các
bên đối với DOC trong tổng thể chiến lược Biển Đơng, để từ đó nhận định,
đánh giá về triển vọng và dự báo nội dung cơ bản của COC trong tương lai;
đồng thời kiến nghị chủ trương của Việt Nam đối với việc thực hiện DOC và
định hướng xây dựng COC trong thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),

7

TIEU LUAN MOI download :



phương hướng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) là một vấn đề tương đối
rộng, phức tạp, nhạy cảm, mang tính thời sự và liên quan đến nhiều quốc gia,
nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau, nên trong phạm vi nghiên cứu
của một luận văn thạc sỹ luật học, tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ một
số nội dung cơ bản sau đây:
- Lịch sử về q trình tranh chấp trên Biển Đơng và sự ra đời của bản
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC);
- Kết quả và khó khăn trong việc triển khai thực hiện DOC;
- Vai trò của DOC trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông;
- Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên đối với tranh chấp ở Biển
Đông và một số kiến nghị.
4. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp duy vật lịch sử và các phương pháp khác như: phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp tổng hợp...
5. Những đóng góp khoa học của Luận văn.
5.1. Về lý luận:
Luận văn đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình hình thành và
bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC), tạo ra mơi trường hịa bình, ổn định, loại bỏ khả năng xung đột
vũ trang lớn, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tơn
trọng lẫn nhau giữa các bên trong vấn đề Biển Đông và đưa ra một số luận
điểm về việc xây dựng Quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong thời gian tới.
5.2. Về thực tiễn:
Luận văn được nghiên cứu, biên tập từ nội dung mang tính thời sự, có

8


TIEU LUAN MOI download :


tầm ảnh hưởng lớn. Tìm tiếng nói chung hịa bình, hợp tác ở Biển Đơng là
một vấn đề có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài. Hy
vọng Luận văn là tài liệu tham khảo của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ
sở nghiên cứu khoa học và các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực hợp tác
giữa các quốc gia liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác biển và đại
dương nói chung cũng như về Biển Đơng nói riêng.
6. Bố cục của Luận văn
Căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu của Luận văn, ngoài các
phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
Luận văn được bố cục gồm 4 chương:
Chương 1: Tranh chấp trên Biển Đông và sự ra đời của bản Tuyên bố
về cách ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC).
Chương 2: Kết quả và khó khăn trong việc triển khai thực hiện DOC
Chương 3: Vai trò của DOC trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Chương 4: Xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông và một số kiến
nghị.

9

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1
TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TUYÊN BỐ
VỀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐƠNG (DOC)

1.1. Biển Đơng và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông

1.1.1. Tổng quan về Biển Đông.
Biển Đông là một vùng biển nửa kín, rộng khoảng chừng 3,4 triệu km2,
nằm trên tuyến đường hàng hải Đơng- Tây và có quan trọng về quân sự, kinh
tế, ngoại giao, giao thông hàng hải và nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu
vực và trên thế giới. Vì vậy, Biển Đơng là nơi đầy tiềm năng để phát triển về
mọi mặt nhưng đồng thời cũng là nơi chứa tiềm tàng nguy cơ bất ổn do sự
tranh chấp chủ quyền và cạnh tranh các lợi ích về biển.
Biển Đơng có hai quần đảo lớn là Hồng Sa và Trường Sa. Quần đảo
Hồng Sa có hơn 30 hịn đảo đá san hơ, có diện tích từ 0,5 km2 đến 1,5 km2,
nằm trên vùng biển rộng 15.000 km2. Quần đảo Trường Sa có trên 100 hịn
đảo nhỏ và bãi san hơ, với diện tích từ 160 km2 đến 180 km2, cách cảng Cam
Ranh của Việt Nam khoảng 248 hải lý. Biển Đơng có nhiều eo biển có tính
chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới, trong đó phải kể đến như Malaca,
Lombok, Makosdo, Đài Loan và nhiều cảng biển quan trọng cho mục đích an
ninh quốc phịng như Cam Ranh của Việt Nam, Hồng Phố của Trung Quốc,
Bicsic của Philippines.
Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) là bước phát triển tiến bộ
của luật biển quốc tế. Đối với Biển Đông, bước tiến này đã mở ra những cơ
hội mới nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức lớn về quản lý, khai thác và
bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường biển của các nước ven Biển Đơng; đặc
biệt trong đó có vấn đề giải quyết tranh chấp về biển. Hiện nay, Biển Đông là

10

TIEU LUAN MOI download :


một điểm nóng trong khu vực, tập trung nhiều sự chú ý cũng như sự đan xen
phức tạp về lợi ích của các nước Đông Nam Á và một số cường quốc, là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hồ bình và an ninh khu vực, cũng như

tính toán chiến lược của nhiều nước.
Việc mở rộng phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của các quốc gia ven Biển Đông dựa trên cơ sở UNCLOS đã dẫn đến việc
hình thành các khu vực chồng lấn và sự tranh chấp về chủ quyền, tài nguyên
khoáng sản… Điểm nóng của tranh chấp trên Biển Đơng hiện nay chủ yếu
liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ việc tranh chấp chủ
quyền đối với hai quần đảo này xuất hiện một loạt vấn đề liên quan bao gồm
cả việc xác định phạm vi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
các quốc gia liên đới; giải pháp tạm thời nhằm duy trì hồ bình, ổn định trong
khu vực.
Bản chất của các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa là vị trí chiến lược của các quần đảo đó trong Biển
Đơng và nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí, hải sản. Biển Đông nằm
án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch của khu vực và thế giới, là đầu
mối thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; giữa châu Âu,
châu Phi và Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản, với các nước Đông
Nam Á và Đông Bắc Á. Do đó, Biển Đơng được coi là tuyến hàng hải chiến
lược, đông đúc vào bậc nhất thế giới, chỉ sau Địa Trung Hải. Trung bình cứ
bốn tàu vận hành trên đại dương thì có một tàu quan Biển Đơng, trong đó có
15-20% tàu có trọng tải trên 3.000 tấn.
1.1.2. Lịch sử và diễn biến tình hình tranh chấp trên Biển Đơng
Lịch sử và diễn biến tình hình tranh chấp trên Biển Đơng có thể chia
thanh ba giai đoạn như sau:

11

TIEU LUAN MOI download :


1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1974: Biển Đông tương đối ổn định;

khơng có xung đột tranh chấp lớn trên Biển Đơng
Việt Nam khám phá và chiếm hữu Hồng Sa khi quần đảo này ở tình
trạng vơ chủ. Từ thế kỷ thứ 15, Việt Nam đã có hoạt động mang tính quốc gia
liên tục đối với quân đảo Hoàng sa và liên tục được các Chúa Nguyễn duy trì.
Vua Gia long đã đặt chủ quyền tại Hoàng Sa từ năm 1816. Hàng năm, đội
Hoàng sa và Đội Bắc Hải của Triều Nguyễn cư trú 8 tháng tại Hoàng Sa để
thi hành kế hoạch của Bộ Công. Vua Minh Mạng đặt trạm thuế từ năm 1835.
Trong thời gian này, Trung Quốc không hề phản đổi việc có hiện diện của
Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Theo Monique Chemillier Gendreau trong
bài viết về quần đảo Trường Sa năm 1996 thì “Việt Nam đã giữ chủ quyền
khơng có cạnh tranh trên hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa, phù hợp với hệ
thống pháp luật thời đó”.
Năm 1894, Pháp đơ hộ Việt Nam và tiếp tục tuyên bố chủ quyền liên
tục trên quần đảo Hồng Sa. Năm 1921, Tồn quyền Đơng Dương tun bố
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đại diện cho Quốc gia
Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp, Thủ tướng Trần Văn Hữu xác định
chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Nhật Bản
tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo ở Biển Đông. Tại Hội nghị này, không có đại
diện quốc gia nào lên tiếng phản đối tuyến bố của Việt Nam.
Tháng 4 năm 1956, quân đội Viễn chinh Pháp rút khỏi Đơng Dương,
chính quyền miền Nam Việt Nam đưa các lực lượng vũ trang thay thế các đơn
vị Pháp ở quần đảo Hoàng Sa và cho sáp nhập quần đảo này vào tỉnh Quảng
Nam. Nhưng khi đó, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ một cách kín đáo, chiếm

12

TIEU LUAN MOI download :



bộ phận phía Đơng của quần đảo Hồng Sa (cụm An Vĩnh), khi đó qn đội
của chính quyền miền Nam Việt Nam ở phía Tây của quần đảo Hồng Sa.
Ngày 15 tháng 3 năm 1956, Thomas Cloma, một công dân của
Philippines đã đổ bộ lên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa với danh
nghĩa tư nhân. Ơng có ý đồ chiếm hữu một số hòn đảo và đặt tên là “đất tự
do” bằng lập luận về quyền pháp hiện và chiếm cứ. Ngày 15 tháng 5 năm
1956, ông ta thông báo cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines. Người đại
diện của Philippines tuyến bố trừ bảy đảo với tên gọi quốc tế là Spratleys, thì
tất cả các đảo cịn lại đều được xem là đất vô chủ.
Tháng 5 năm 1956, Bắc Kinh ra Thông báo tuyên bố sẽ đáp trả lại bất
kỳ một xâm phạm nào liên quan đến quyền lợi của Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa trên quần đảo Trường sa. Trong khi đó, đại sứ Đài Loan tại Manila nhân
danh Trung Hoa Dân Quốc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc từ thế kỷ
15. Đồng thời, Đài Loan đưa một đơn vị đồn trú đến đóng tại Đảo Ba Bình, là
đảo lớn nhất trong số các đảo của quần đảo Trường Sa và duy trì sự hiện diện
của họ trên đảo này từ đó đến nay.
Tháng 6 năm 1956, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính quyền Nam Việt
Nam, Vũ Văn Mẫu, khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Trường sa và Hoàng Sa.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc Kinh ra một Tuyên bố xác định bề rộng
của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, trong đó nêu rõ phạm vi áp dụng cho
các quần đảo.
Ngày 11 tháng 7 năm 1971, Tổng thống Philippines cho biết quân đội
Đài Loan chiếm đóng và củng cố đảo Ba Bình nhưng ơng lại khơng bày tỏ bất
kỳ một yêu sách nào của Philippines về quần đảo này mặc dù quân đội
Phlippines đã chiếm đóng trên một số đảo nhỏ.

13

TIEU LUAN MOI download :



Ngày 16 tháng 7 năm 1971, Bắc Kinh lên án Philippines chiếm đóng
một số đảo của quần đảo Trường Sa và khẳng định lại các yêu sách của Trung
Quốc đối với quần đảo này.
Ngày 15 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc cho qn đổ bộ lên các đảo
phía Tây Hồng Sa mà từ trước đó vẫn do chính quyền Nam Việt Nam chiếm
đóng.
Ngày 02 tháng 3 năm 1973, qua thơng điệp gửi đến tất cả các nước ký
Hiệp định Paris, chính quyền Nam Việt Nam nhắc lại sự bảo đảm vẹn toàn
lãnh thổ của Việt Nam đã được cộng đồng thế giới cơng nhận. Tháng 7 năm
đó, Đồn đại biểu chính quyền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về
Luật biển đã ra tuyên bố nhằm khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên
các quần đảo.
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1999: Đây là giai đoạn có
nhiều diễn biến tranh chấp nảy sinh
Tháng 5 năm 1975, Việt Nam dành lại quyền kiểm soát các đảo ở quần
đảo Trường Sa từ tay hải quân chính quyền Nam Việt Nam.
Tháng 10 năm 1975, Bắc Kinh gửi một cơng hàm cho Việt Nam trong
đó nhấn mạnh hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa ln ln là bộ phận
không thể tách rời của Trung Quốc.
Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Việt Nam đưa ra Tuyên bố về các vùng
biển của mình, bao gồm lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Tuyên bố này ghi rõ các đảo, quần đảo là bộ phận của
lãnh thổ Việt Nam và nằm ngoài lãnh hải; các đảo và quần đảo này đều có các
vùng biển riêng của chúng.

14

TIEU LUAN MOI download :



Năm 1979, Philippines ban hành Sắc lệnh cho rằng gần như toàn bộ
quần đảo Trường Sa thuộc về Philippines. Tuyên bố này được đưa ra sau khi
Philippines chiếm thêm đảo Lan Can ở quần đảo Trường Sa vào năm 1978.
Tháng 12 năm 1979, Malaysia cho xuất bản một tấm bản đồ vẽ ranh
giới lãnh hải của Malaysia. Theo tấm bản đồ này thì lãnh hải của Malaysia lấn
vào vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa trong đó có đảo do Việt Nam và
Philippines đang chiếm giữ.
Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở để
tính chiều rộng lãnh hải. Tuyên bố này bao gồm cả các quần đảo.
Năm 1982, Malaysia cho quân đội đặt cột mốc dựng cột cờ trên đảo
Hoa Lau của quần đảo Trường Sa. Đến tháng 6 năm 1983, Tham mưu trưởng
quân đội Malaysia chỉ huy một cuộc hành quân ra chiếm đảo đóng Hoa Lau
nhằm giành chủ quyền trên vùng biển rộng lớn từ đảo Hoa Lau đến bờ biển
Malaysia và có được một chỗ đứng chân để tranh chấp một phần quần đảo
Trường Sa. Sau đó họ đã cho đào trên đảo này một con kênh dài 1800 m, rộng
300 m qua bãi san hô cho tàu vào trú đậu, xây dựng đảo thành một điểm tựa
cho việc lấn chiếm tiếp theo. Đồng thời, cũng trong năm 1983, Malaysia nêu
lên vấn đề chủ quyền của Malaysia đối với ba hòn đảo thuộc quần đảo
Trường Sa.
Tháng 6 năm 1984, Quốc hội Trung Quốc quyết định thành lập một khu
vực hành chính đặc biệt bao gồm đảo Hải Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Việt Nam đã phản đối lại hành động này của Trung Quốc.
Tháng 12 năm 1986, Malaysia lại tổ chức một cuộc hành quân ra chiếm
đóng trái phép bãi đá Kỳ Vân ở phía Bắc đảo Hoa Lau khoảng 40 hải lý và
chiếm đóng bãi đá Kiêu Ngựa phía Đơng Bắc đảo Hoa Lau khoảng 40 hải lý.

15


TIEU LUAN MOI download :


Malaysia ni hy vọng chiếm đóng thêm một số đảo, bãi đá, cồn cát trong
khu vực này.
Tháng 2 năm 1988, Bắc Kinh đưa quân đội đến một số đảo thuộc quần
đảo Trường Sa với mục đích thể hiện sự có mặt về quân sự ở khu vực đó.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đánh một số đảo như
đảo Gạc Ma, đảo Cô Lin và đảo Lan Đao do Việt Nam chiếm giữ trước đó.
Cuộc chiến này đã khiến 74 binh sỹ Việt Nam thiệt mạng.
Năm 1988 và năm 1993, Brunei cong bố bản đồ yêu sách thềm lục địa
trùm lên một phần nhỏ phía Nam quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, nước nào
chưa chiếm đóng thực sự đảo nào ở khu vực này.
Tháng 5 năm 1989, Trung Quốc chiếm thêm một đảo nhỏ. Cũng trong
tháng này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung
khu vực quần đảo Trường Sa.
Tháng 7 năm 1991, Indonesia đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị Biển
Đông để giải quyết vấn đề tranh chấp Trường Sa giữa các nước liên quan. Hội
nghị khuyến cáo các bên giải quyết vấn đề Trường Sa bằng biện pháp hồ
bình, đối thoại và đàm phán.
Ngày 25 tháng 02 năm 1992, Trung Quốc thơng luật mới về lãnh hải
trong đó các quần đảo được xem như lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng trong
năm 1992, Trung Quốc chiếm thêm một số đá ngầm tại quần đảo Trường Sa.
Năm 1994, Trung Quốc nhiều lần nhắc lại đề nghị của họ là gác tranh
chấp, cùng khai thác.
Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn
UNCLOS.

16


TIEU LUAN MOI download :


Ngày 9 tháng 02 năm 1995, Trung Quốc đánh chiếm một đảo nhỏ ở
quần đảo Trường Sa- đá Vành Khăn do Philippines kiểm sốt trước đó.
Philippines đã phản đối mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc; điều này
cũng gây quan ngại cho các trong khu vực. Bộ trưởng Bộ Quốc phịng
Philippines Orlando S.Marcado cho rằng sự chiếm đóng của Trung Quốc đối
với đảo đá ngầm Vành khăn và việc củng cố xây dựng thêm các căn cứ quân
sự của họ vào cuối năm 1998 như là một bằng chứng rõ ràng về việc xâm
lược từng bước một của Trung Quốc đối với khu vực đang tranh chấp ở Biển
Đông .
Vào thời điểm này, năm quốc gia là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam,
Philippines, Malaysia cùng chia sẻ sự chiếm cứ thực sự quần đảo Trường Sa,
trừ Brunei công bố bản đồ yêu sách, chưa chiếm hữu thực sự. Trung Quốc là
nước duy nhất chiếm đóng Hồng Sa từ sau các vụ đụng độ quân sự năm
1974, mặc dù Việt Nam luôn yêu sách đối với quần đảo này.
Tháng 5 năm 1998, Trung Quốc cho phát hành sách trắng “Phát triển sự
nghiệp hải dương Trung Quốc” gồm sáu phần. Ngày 26 tháng 6 năm 1996,
Hội nghị lần thứ 3 Uỷ ban thường vụ Quốc hội khố 9 Trung Quốc thơng qua
“Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Điều 2 và Điều 14 của
Luật ghi rõ phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Quốc cũng
như quyền lợi lịch sử của Trung Quốc duy trì các vùng biển này bao trùm lên
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nhật Bản, Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei và Indonesia gây ra phản ứng và xung đột khó tránh khỏi từ
các nước này.
Ngày 31 tháng 12 năm 1998, Chính quyền Đài Loan thơng qua đạo luật
về lãnh hải của Đài Loan, trong đó quần đảo Trường Sa được đưa chính thức
vào bản đồ hành chính của Đài Loan.


17

TIEU LUAN MOI download :


1.1.2.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay:
Tình hình Biển Đông tạm thời ổn định hơn, quan hệ giữa các nước
tranh chấp được cải thiện, xu thế hợp tác ngày càng được coi trọng, đặc biệt là
quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, các cường quốc
ngoài bên ngoài như Mỹ, Nhận Bản, Nga… ngày càng quan tâm đến vị trí
chiến lược ở Biển Đơng và muốn tăng cường vai trị của mình trong khu vực.
Tuy vậy, trên thực tế, khu vực này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột
bất ổn. Các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền của các nước vẫn diễn ra
quyết liệt như mở rộng và củng cố sự có mặt ở Trường Sa, tăng cường các
hoạt động thăm dò, khai thác.. Mặc dù không xảy ra các vụ đụng độ lớn như
vụ tháng 3 năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam hay những vụ xung đột
nhỏ hơn như giữa Trung Quốc và Phlippines vào tháng 02 năm 1995, nhưng
phạm vi tranh chấp khơng cịn giới hạn trong phạm vi hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa mà đã lan rộng ra cả các vùng biển xung quanh, không liên
quan đến hai quần đảo này như khu vực Tư Chính, phía ngồi Vịnh Bắc Bộ,
Scarborough… Diễn biến tranh chấp khá phức tạp cũng như sự đan xen nhau
trên một vùng biển dẫn tới việc cần phải kiềm chế mọi hoạt động leo thang
qn sự có thể có thể lơi quấn các nước trong khu vực vào cuộc chiến mới.
Công tác lập pháp nhằm khẳng định yêu sách trên Biển Đông đều được
các nước trong khu vực tăng cường. Thực tế, hầu hết các nước đều đã phê
chuẩn Công ước Luật biển năm 1982: Philippines năm 1982; Indonesia năm
1984; Việt Nam, Singapore năm 1994; Trung Quốc, Malaysia, Brunei năm
1996. Trong thập kỷ 90, Trung Quốc đã công bố năm văn bản pháp luật về
biển: phê chuẩn UNCLOS năm 1996; Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm
1996; Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải năm 1996;

Luật về đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 2001; Luật về quản lý các
vùng biển năm 2001. Năm 2002, Quốc Hội và Quốc Vụ viện Trung Quốc đề

18

TIEU LUAN MOI download :


xuất 14 điểm nhằm khẳng định yêu sách của họ ở Biển Đông và tăng cường
lĩnh vực biển ở Trung Quốc và cơng bố “Quy hoạch vùng biển tồn quốc”
trong đó, đề cập đến tồn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của
Trung Quốc. Các nước trong khu vực họp bàn tại Malaysia về cơ sở và giải
pháp xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.
Philippines họp Hội nghị toàn quốc biển lần thứ nhất, trong đó đề cập đến
việc sửa đổi hệ thống đường cơ sở và mở rông ranh giới ngồi của thềm lục
địa.
Tình hình tranh chấp Biển Đơng đã đến lúc địi hỏi các bên liên quan tự
kiềm chế, nỗ lực thúc đẩy đàm phán, tìm giải pháp lâu dài cho tranh chấp ở
Biển Đông. Để tự kiềm chế các bên liên quan phải giữ nguyên trạng các vị trí
đóng qn và khơng làm gì để gây thêm phức tạp cho tình hình ở Biển Đơng.
Đồng thời phải “đơng cứng” việc mở rộng, chiếm đóng ra các đảo mới nhằm
duy trì ổn định trong khu vực, xây dựng lòng tin, ngăn chặn mọi hành động đe
doạ vũ lực và sử dụng vũ lực, tiến hành các giải pháp hồ bình cho việc giải
quyết tranh chấp ở Biển Đông.
1.2. Sự ra đời và nội dung của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên
ở Biển Đông (DOC)
1.2.1. Sự cần thiết phải giải quyết hồ bình các vấn đề quốc tế trên
Biển Đông
Việt Nam là quốc gia nằm ven bờ trung tâm Biển Đơng và có hai quần
đảo Hồng Sa và Trường Sa nằm ở giữa Biển Đơng. Với vị trí quan trọng về

kinh tế, an ninh, quốc phịng, Biển Đơng trở thành yếu tố khơng thể thiếu
trong chiến lược phát triển tồn diện khơng chỉ của Việt Nam và các nước
xung quanh Biển Đơng, mà cịn của nhiều cường quốc khác như Mỹ, Nhật,
Nga... và đặc biệt là Trung Quốc. Những năm gần đây, Biển Đông luôn là

19

TIEU LUAN MOI download :


điểm nóng chứa đựng nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột. Các nước trong khu
vực Biển Đông đều tăng cường ngân sách quốc phịng, trong đó đầu tư chủ
yếu cho lực lượng hải qn. Biển Đơng cịn là thao trường của nhiều cơ chế
diễn tập quân sự chung với xu hướng ngày càng thường xuyên, quy mô lớn và
ngày càng mở rộng thành phần hơn. Hằng năm, trên Biển Đông diễn ra hàng
chục cuộc tập trận với sự tham gia của các nước như: Mỹ, New Zealand, Úc...
cùng với hầu hết các nước trong khu vực như: Thái Lan, Brunei, Singapore,
Malaysia, Indonesia, Philippines, chưa kể các cuộc tập trận riêng của Trung
Quốc. Các nước thường xuyên tổ chức tập trận hiệp đồng quy mô lớn với mục
tiêu giả định đổ bộ đánh chiếm đảo, sử dụng máy bay trinh sát chiến lược, tàu
ngầm, tàu hạt nhân ở khu vực quần đảo Trường Sa. Hiện nay, Biển Đông vừa
là môi trường thuận lợi cho sự phát triển và giao lưu kinh tế đối với Việt Nam
nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức và nguy cơ xảy ra xung đột
giữa các quốc gia trong và ngồi khu vực
Do q trình lịch sử và đặc điểm địa lý, cùng với các yêu sách về biển,
về chủ quyền đảo của các quốc gia nằm xung quanh Biển Đông, đồng thời với
sự phát triển của luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là việc mở rộng các vùng
biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển và
quốc gia quần đảo trên cơ sở của Công ước Luật biển năm 1982 nên giữa và
các nước xung quanh Biển Đơng có một số vấn đề nảy sinh về tranh chấp

biển, về vùng chồng lấn trên biển và thềm lục địa cần được giải quyết.
Điểm nóng của tranh chấp trên Biển Đông hiện nay chủ yếu liên quan
đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Từ việc tranh chấp chủ quyền đối
với hai quần đảo này xuất hiện một loạt vấn đề liên quan khác bao gồm cả
việc xác định phạm vi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
các nước liên quan. Để giải quyết các tranh chấp về Biển Đông, Việt Nam
khẳng định rõ lập trường của mình: “... giải quyết các tranh chấp về chủ

20

TIEU LUAN MOI download :


quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đơng thơng
qua thương lượng hịa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết, tơn trọng lẫn
nhau, tơn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về
Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các
nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa...”1

1

Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam ngày 23 /6/1994 về việc phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982

21

TIEU LUAN MOI download :


Bảng 1.1. Bản đồ quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa ở Biển Đông


Nguồn:
/>
22

TIEU LUAN MOI download :


×