Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.24 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN
CỦA TINH DẦU CÂY KINH GIỚI (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.)
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LÊ THỊ HẢI NGỌC
ĐỖ THỊ NGỌC CẨM – BÙI THỊ DIỄM HƯƠNG
LÊ THỊ SƯƠNG – NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH
Khoa Hóa học

1. MỞ ĐẦU
Elsholtzia là một chi thực vật thân thảo trong họ Lamiaceae với khoảng 40 loài đã được
cơng nhận. Tại Việt Nam có khoảng 7 lồi, với tên gọi có chứa cụm từ kinh giới.
Kinh giới rừng là cây thảo, sống hằng năm, cao 0,5 – 1,5m. Thân vng, có lơng mềm,
phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, phiến lá hình mác, hai đầu thn nhọn, dài 3 – 15cm.
Cụm hoa hình bơng dày, dài 4 – 8cm, có thể đến 20cm, mọc ở nách lá và ngọn, hoa màu
trắng, xếp dày đặc thành vịng sít nhau. Quả hình bầu dục, dẹp, dài 0,5 – 1mm, màu nâu
sáng. Cây thường mọc ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, sườn đồi, ven đường, trong
rừng thông ở độ cao trên 700m. Có nơi chúng tập trung thành bãi lớn. Mùa hoa từ tháng
6 – 10. Mùa quả từ tháng 10 – 12.
Trong bài báo này, chúng tơi trình bày các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và
hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thân và lá cây kinh giới trên ba chủng vi khuẩn là
Staphylcoccus aureus, Escherichia coli và Enterococcus sp..
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị, hóa chất
Bộ dụng cụ chưng cất lơi cuốn hơi nước, bộ dụng cụ chuẩn độ, ống nghiệm, lọ đựng hóa
chất dung tích 5 mL, sắc ký khí phối phổ liên hợp (GC/MS), H2C2O4, KOH, CHCl3,
C2H5OH, Na2SO4 rắn, I2, KI, hồ tinh bột, Hg2Cl2.
2.2. Mẫu thực vật
Cây kinh giới rừng (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) được thu hái sau khi trưởng
thành, được trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng
7 năm 2013.
2.3. Chưng cất, xác định các chỉ số vật lý, hóa học tinh dầu thân và lá


Cây kinh giới sau khi thu hái được rửa sạch, chia thành các bộ phận là lá, thân và rễ.
Sau đó, được thái nhỏ và chưng cất lơi cuốn hơi nước nhiều lần trong khoảng thời gian
từ 4-6 giờ. Thu được tinh dầu lá và thân, không thu được tinh dầu rễ do hàm lượng quá
bé. Phần tinh dầu thu được được làm khan bằng Na2SO4 rắn, lọc sạch bằng phễu lọc
mâu và bảo quản trong tủ lạnh.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 83-88


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN...

85

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả định danh cây kinh giới trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo kết quả giám định tên dựa vào đặc điểm hình thái thực vật do Đỗ Xuân Cẩm,
nguyên giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện, đã xác định
được tên cây kinh giới trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là Elsholtzia blanda (Benth.)
Benth..
3.2. Kết quả xác định thành phần hóa học tinh dầu lá và thân cây kinh giới
Dựa vào kết quả ở bảng 1 và 2 cho thấy trong tinh dầu thân và lá cây kinh giới
(Elsholtzia blanda(Benth.) Benth.) có nhiều cấu tử giống nhau. Một số cấu tử có hàm
lượng tương đối lớn xuất hiện trong cả hai tinh dầu như citral a (18,837%, 15,360%),
octan-3-ol (11,976%, 13,361%), 6-methyl-hept-5-ene-2-one (4,190%, 8,145%), (Z)-βfarnesene (7,466%, 7,644%)... Tuy nhiên, thành phần các cấu tử được định danh trong
tinh dầu lá nhiều hơn tinh dầu thân, một số cấu tử chỉ xuất hiện trong tinh dầu lá mà
khơng có trong tinh dầu thân như 2-isopropenyl-5-methyl-hex-4-en-1-al (12,750%), αpinene (1,196%), α-caryophyllene (0,378%), β-myrcene (0,375%)…
Bảng 1. Thành phần hóa học tinh dầu thân cây kinh giới

TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Tên cấu tử
Citral a
Oct-1-en-3-ol
Citral b
Caryophyllene oxide
(Z)-β-Farnesene
Acetophenone
D-Limonen
Nerol
6-Methyl-5-heptynene-2-one
cis-Geraniol

Perillal
β-cis-Ocimene
β-Caryophyllen
β-Linalool
(E)-Hex-3-en-1-ol
+/-trans-Nerolidol
α-Terpineol
(E)-Methyl geranate
Các cấu tử chưa xác định
Tổng

Thành phần phần trăm (%)
18,837
11,976
11,065
9,171
7,466
5,490
4,723
4,266
4,190
3,981
3,519
3,199
1,890
1,664
0,952
0,848
0,807
0,610

5,563
100


86

LÊ THỊ HẢI NGỌC và cs.

Bảng 2. Thành phần hóa học tinh dầu lá cây kinh giới

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Tên cấu tử
β-cis-Ocimene
Citral a
Oct-1-ene-3-ol
2-Isopropyenyl-5-methyl-hex-4-ene-1-al
6-Methyl-hept-5-ene-2-one
(Z)-β-Farnesene
Nerol
β-Caryophyllene
cis-Geraniol
Acetophenone
D-Limonene
α-Pinene
Hex-3-ene-1-ol
β-Linalool
α-Caryophyllene
β-Myrcene
Methyl geranate
α-Terpineol

1-Acetyl-2-methylcyclopentene
Caryophylene oxide
Octan-3-ol
+/-.-trans-Nerolidol
3-Phenyl-butan-2-one
7-Methyl-3-methylene-oct-6-ene-1-ol
α-Bergamotene
Hexyl formyate
(1E)-1-Octenyl acetate
Benzaldehyde
Các cấu tử chưa xác định
Tổng

Thành phần phần trăm (%)
18,099
15,360
13,361
12,750
8,145
7,644
4,168
3,706
3,303
3,095
2,726
1,196
0,836
0,701
0,378
0,375

0,299
0,227
0,198
0,198
0,182
0,161
0,152
0,105
0,095
0,095
0,087
0,080
6,447
100

Ngồi ra, thành phần hóa học trong tinh dầu lá cây kinh giới ở Thừa Thiên Huế cũng
được chúng tơi so sánh với một số lồi kinh giới khác, kết quả thể hiện ở bảng 3.


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN...

87

Bảng 3. So sánh thành phần hóa học của tinh dầu lá cây kinh giới (Elsholtzia blanda (Benth.)
Benth.) ở Thừa Thiên Huế với tinh dầu cây kinh giới (Elsholtzia cristata Wild.) ở thành phố Hồ
Chí Minh và (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.) ở Novosibirsk, Nga

 

Thành phần phần trăm (%)

STT

Tên cấu tử

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30

β-cis-Ocimene
Citral a
Oct-3-en-1-ol
2-Isopropenyl-5-methyl-hex-4-en-1-al
6-Methyl-hept-5-en-2-one
(Z)-β-Farnesene
Nerol
β-Caryophyllene
cis-Geraniol
Acetophenone
D-Limonen
α-Pinene
Hex-3-en-1-ol
β-Linalool
α-Caryophyllene
β-Myrcene
Methyl geranate
α-Terpineol
1-Acetyl-2-methylcyclopentene
Caryophyllene oxide
Octan-3-ol
+/-trans-Nerolidol
3-Phenyl-butan-2-one
7-Methyl-3-methylen-oct-6-en-1-ol
α-Bergamotene

Hexyl formyate
(1E)-Octene-1-yl acetate
Benzaldehyde
Dehydro elsholtzia xeton
Elsholtzia xeton

Thừa Thiên
Huế
18,099
15,360
13,361
12,750
8,145
7,644
4,168
3,706
3,303
3,095
2,726
1,196
0,836
0,701
0,378
0,375
0,299
0,227
0,198
0,198
0,182
0,161

0,152
0,105
0,095
0,095
0,087
0,080
-

TP Hồ Chí
Minh
0,130
16,490
4,500
6,890
5,030
1,010
0,770
10,400
5,980
0,350
0,540
1,01
0,15
0,810
9,820
0,400
1,330
-

Novosibirsk,

(Nga)
0,200
0,100
0,500
0,200
1,900
0,200
0,500
0,300
0,500
0,200
72,4
5,7

Qua kết quả so sánh thành phần hóa học tinh dầu các lồi cây kinh giới, chúng tơi nhận
thấy hai lồi kinh giới ở Việt Nam có nhiều thành phần chính giống nhau như citral a,
oct-3-en-1-ol, (Z)-β-farnesene, nerol, acetophenone, D-limonen. Trong khi đó, lồi kinh
giới được trồng ở Nga thì thành phần chính là dehydro elsholtzia xeton (72,4%) và
elsholtzia xeton (5,7%), khác nhiều so với các loài được trồng tại Việt Nam [9].


88

LÊ THỊ HẢI NGỌC và cs.

3.3. Kết quả xác định các chỉ số vật lý và hóa học tinh dầu lá cây kinh giới
Do lượng tinh dầu thân thu được ít nên chúng tôi chỉ xác định các chỉ số vật lý, hóa học
của tinh dầu lá.
Bảng 4. Các chỉ số vật lý và hóa học tinh dầu lá cây kinh giới
TT

1
2
3
4
5
6

Các chỉ số
Tỷ trọng (35 C)
Chỉ số khúc xạ (35oC)
Chỉ số axit
Chỉ số este
Chỉ số xà phòng
Chỉ số iot

Số liệu thực nghiệm

o

0,9049
1,480477
2,36
37,92
40,28
86,48

Chỉ số axit của tinh dầu lá cây kinh giới tương đối thấp trong khi đó, chỉ số este và chỉ
số iot của tinh dầu kinh giới khá cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thu được
ở bảng 2, trong tinh dầu lá cây kinh giới ở Thừa Thiên Huế có chứa nhiều este và các
hợp chất khơng no.

3.4. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn trên ba chủng vi khuẩn của tinh dầu thân
và lá cây kinh giới
Bảng 5. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn trên ba chủng vi khuẩn của
tinh dầu thân và lá cây kinh giới
TT
1
2
3

Chủng vi khuẩn
Staphylcoccus aureus
Escherichia coli
Enterococcus sp.

Tinh dầu lá
!
!
!

Tinh dầu thân
!
!
!

Chú giải: !: Kháng được vi khuẩn

Theo kết quả trên cho thấy tinh dầu lá và thân cây kinh giới ở Thừa Thiên Huế đều có
khả năng kháng cả 3 loài vi khuẩn. Kết quả này gợi mở ra những hướng nghiên cứu sâu
hơn để có thể ứng dụng loại tinh dầu này trong y học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

Bộ Y tế (2006). Dược điển Việt Nam, NXB Y học.
Cáp Kim Nhân (2012). Nghiên cứu thành phần hóa học và tính chất của tinh dầu
thân rễ và lá cây gừng ăn (Zingiber officinale Rosc.) Ở tỉnh Quảng trị - Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP.
Đỗ Huy Bích (1985). Thuốc từ cây cỏ và động vật, NXB Y học.
Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
Lê Ngọc Thạch, Trần Hữu Anh, Cao Như Anh, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đoàn
Ngọc Nhuận, Đỗ Quang Hiền (2001). Tách tinh dầu kinh giới, Elsholtzia cristata
Wild. bằng phương pháp vi sóng, Hội Nghị Khoa học và Cơng nghệ Hóa Hữu cơ tồn
quốc lần thứ 2.


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN...

[6]
[7]
[8]
[9]
[10]

89

Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985). Phương pháp nghiên cứu hóa học cây
thuốc, NXB Y học.

Phạm Hồng Hộ (2002). Cây cỏ Việt Nam II, NXB Trẻ.
Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết (2008). Giáo trình Hợp chất tự nhiên,
ĐHSP-Huế.
Korolyuk E. A., Köning W., Tkachev A. V. (2002). Composition of essential oil of
Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl. from the Novosibirsk region, Russia, Chemistry
rastitelnogo Syria, No.1, P. 31-36
Zhong L., YanLing L., Jing H., LiangXing L., GanPeng L. (2013). Study on the
flavonoids from Elsholtzia communis (Coll. et (Benth.) Benth..) Diels., Medicinal
Plant, Vol 4, No.1, P. 67-68, 71.

LÊ THỊ HẢI NGỌC, Email:
LÊ THỊ SƯƠNG
ĐỖ THỊ NGỌC CẨM
BÙI THỊ DIỄM HƯƠNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH
SV lớp Hóa 4A, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế



×