Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoa -“Chút dư vang thân thiết” trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.98 KB, 7 trang )

HOA - “CHÚT DƯ VANG THÂN THIẾT”
TRONG VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
Khoa Ngữ văn

“Mai kia rồi cũng xa người
Tôi về ngồi dưới khung trời cỏ hoa”
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, mỗi trang viết của ông là một sự khởi nguyên rất chân
thật. Bằng cặp mắt tinh tế, sắc sảo, bằng tâm hồn nhạy cảm, ơng đã nói về cuộc sống với
một cái nhìn “gần gũi hóa” vạn vật. Biến mọi vật từ xa lạ thành quen, từ quen thành
thân thuộc. Đọc văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc có thể sẽ ngạc nhiên trước
những hình ảnh hàng ngày tưởng chừng như bé nhỏ, giản đơn, qua cây bút của ơng, nó
trở thành những biểu tượng mang những tầm ý nghĩa lớn lao. Hoa là một biểu tượng trở
đi trở lại trong các sáng tác của ông như một ám ảnh…
2. THẾ GIỚI HOA – THẾ GIỚI CỦA CÁI ĐẸP
Khơng phải đến Hồng Phủ Ngọc Tường hoa mới được quy về phạm trù cái đẹp, thế
giới hoa, tự nó đã mang một vẻ đẹp khơng thể phủ nhận. Nhưng phải đến Hoàng Phủ
Ngọc Tường, cái đẹp đó mới được nhìn nhận, thể hiện một cách chi tiết hơn, nghệ thuật
hơn, nhờ đó, có sức cảm hóa, lay động sâu sắc hơn đến những trái tim ngày nay với quá
nhiều chai sạn. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, mỗi loài hoa đều là hiện thân của một tính
cách riêng, một tâm hồn riêng. Dù là hoa hồng quyến rũ, hoa sen cao khiết hay hoa dại
ven đường… mỗi loài hoa đều được nhà văn xếp ngang nhau và ban cho nó những tình
cảm khơng hề thiên lệch. Hồng Phủ Ngọc Tường là vậy, ln dành cho hoa cỏ một tấm
lòng yêu mến đặc biệt. Trong những tháng ngày “chế ngự cát” ở Hải Lăng, khoảng thời
gian mà con người phải chạy đua với thời tiết, nhưng ông vẫn không bỏ mặc hay thờ ở
với cỏ hoa: “Sau những ngày mưa nắng quá dài, những trận mưa rào đến muộn trong
mùa thu hình như đã đem lại một sự kích thích làm hưng phấn cây cỏ. Cả vùng cát
mênh mông ven biển dậy lên trong sắc đẹp của hoa đồng nội. Dải rú dài chạy qua các
làng Hải Quế phủ kín trong màu trắng hoa bướm bạc. Xương rồng nở hoa trắng muốt,
hàng chục đóa xịe ra xung quanh mỗi thân cây thẳng đứng chênh vênh, trông như


những giá nến đang thắp sáng trên đồi. Dọc theo những dòng suối nhỏ trong vắt, hoa
mua ở đây nở thật xinh, nở những cánh mỏng manh màu hồng tươi, giống như hoa tầm
xuân. Hoa dại nhiều quá, có hoa tai, cỏ ca, tràm, chổi, mộc… đua nhau nở cùng một
lúc, làm cho cánh đồng cát bỗng nhiên tươi mát, và đẹp như thảo nguyên mùa xuân” [2,
tr. 85].
Niềm đam mê cái đẹp, hướng về cái đẹp, bằng cách này hay cách khác đều đưa nhà văn
đến với thiên nhiên một cách rất tự nhiên. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì hoa ln
là thế giới được Hồng Phủ Ngọc Tường chiêm bái, ngưỡng vọng.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 122-128


HOA – “CHÚT DƯ VANG THÂN THIẾT”...

123


 

Là người đi nhiều, am tường nhiều lĩnh vực, những hiểu biết của ơng về thế giới của
lồi hoa có thể xem là một cuốn từ điển cầm tay. Đến với mỗi vùng miền, dường như
điều mà tác giả quan tâm đầu tiên chính là lồi hoa đặc trưng ở đó. Với ơng, hoa cỏ
cũng chính là ấn tượng đầu tiên làm nên cái hồn của vùng quê, và hơn thế, đôi khi nó
cịn là hình ảnh biểu trưng cho cả một dân tộc: “Khi tôi đến, mùa hoa đào nỗi tiếng của
Mẫu Sơn đã qua, nhưng Mẫu Sơn đã đền bù cho tôi một mùa hoa lê trắng cả núi non.
Tôi không thể nào ngờ rằng trên cái tọa độ lửa này, đất lại vẫn nở được một mùa hoa lê
trắng đến như vậy. Như thể là từ nội tâm của nó, đất đã mang sẵn một sự hài hòa vĩnh
cửu mà không một thứ địa chấn nào phá vỡ nổi. Từ đỉnh núi biên giới chót vót kia, tơi
đã lặng lẽ chiêm ngưỡng khuôn mặt uy nghi của Tổ quốc đột ngột hiện ra trong màu
trắng hoành tráng ấy: cái màu trắng vừa dịu dàng, vừa nghiêm nghị mà tôi chỉ có thể

so sánh với sắc tuyết của mùa đơng năm 1812 trong tâm hồn người lính Nga trên trận
địa Bơ-rơ-đi-nơ” [2, tr. 296].
Nếu như từ trước đến nay, trong tâm thức người Việt, hễ nói đến quốc hoa của dân tộc
người ta thường nghĩ đến hình ảnh hoa sen tinh khiết, thanh cao, thì với Hồng Phủ
Ngọc Tường, màu trắng của hoa lê lại là biểu trưng cho “khuôn mặt của Tổ quốc”. Bởi
với tác giả, vẻ đẹp, linh hồn của đóa hoa khơng chỉ nằm ở màu sắc mà cịn ở hương
thơm, hình dáng và cả ở cách thức cây “kiếm sống” cũng như việc lựa chọn cách tàn nở
của mỗi loài. Đọc Sử thi buồn, chúng ta sẽ bắt gặp bài học về bản lĩnh sống của loài cây
bé nhỏ: “Nơi bãi sơng đó, lần đầu tiên tơi thấy một lồi hoa lạ: trên mặt đá khơ, với vài
ba nhánh lá lơ thơ dáng lá rong, trên đầu mỗi cây nở một bông hoa giống như hoa
tigôn, và tất cả hoa đỏ một màu máu tươi. Không phải chỉ dăm bảy cây hiếm hoi và dễ
đến hàng vạn cây mọc rải khắp các bãi đá dài hàng cây số, quả là một loài cỏ chỉ nở
hoa trên một cánh đồng đá. Quan sát kĩ tôi biết rằng, hoa chỉ nở và tàn trong một ngày,
và cũng giống như ở cây hướng dương, cây chỉ nở một lần hoa rồi chết. Mỗi cây chỉ
dính vào mặt đá bằng ba mẫu rễ li ti, không biết tự nuôi sống bằng cách nào để nở ra
một đóa hoa cao sang đến thế” [2, tr. 671], hay phong cách của hoa súng trong Hoa trái
quanh tôi: “Phong cách của hoa súng cũng lạ, giống như lá, nó dính sát mặt nước, nở
ra, khép lại một vài lần là hết, người ta không nhìn thấy nó tàn và rã cánh dần như hoa
sen, nó lún xuống, trốn vào trong nước và biến mất” [2, tr. 392-393] và hình ảnh hoa
mai vào độ cuối mùa: “Tuần hoa của hoa mai khá dài, nụ mới tiếp tục nẩy thêm, nụ già
nở hoa trên cành, và những cánh hoa đã nở xong rơi xuống thành những đám vàng tươi
trên mặt cỏ khác nào “bóng hoa”, và đó là vẻ đẹp lần thứ hai của hoa mai. Nhìn nó, tơi
khơng hề nhận ra chút tủi thân thường có ở những bơng hoa đẹp tàn héo, chẳng hạn ở
hoa trà mi hoặc hoa phù dung. Cánh mai rụng vẫn tươi nguyên dưới mưa phùn, trẻ
trung, khiến ta ưa nhìn. Có lẽ, tơi đang chứng kiến khoảnh khắc hóa thân nhẹ nhàng
của hoa mai để luân hồi vào một mùa Xuân khác” [2, tr. 786- 787]… Tất cả những điều
đó đều được hình thành trên sự quan sát tỉ mẩn, tình cảm trân quý của tác giả trước thế
giới muôn hoa. Bởi trước hoa, cũng như trước thiên nhiên, Hồng Phủ Ngọc Tường
ln là một con chiên ngoan đạo như chính lời trích dẫn Mác trong bài bút kí của ông:
“Chúng ta không thể đối xử với thiên nhiên, thống trị thiên nhiên như kẻ xâm lược



124

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH


 

thống trị dân tộc khác, như một kẻ đứng ngoài thiên nhiên. Trái lại, chúng ta thuộc về
nó, cả xương thịt, máu và trí tuệ và chúng ta ở bên trong nó” [2, tr. 373].
3. THẾ GIỚI HOA GỢI NHẮC ĐẾN CỐ NHÂN, KỈ NIỆM
Như người anh em, đồng chí, người bạn, người tri kỉ, người tình, hình ảnh từng lồi hoa
cứ thế hiện lên trong tác phẩm đẹp đến nao lịng. Trong kí Hồng Phủ Ngọc Tường, hơn
bốn mươi loài hoa từng xuất hiện, chúng đều được tác giả dành cho những tình cảm đặc
biệt, và những xúc cảm đó khơng bao giờ lặp lại trong mỗi lồi. Cái tài của Hồng Phủ
Ngọc Tường chính là ông không chỉ ép lên trang văn những xác hoa vô hồn mà mỗi
bông hoa bừng nở một nỗi niềm, một ẩn dụ về cuộc đời, số phận con người.
Đối với ông, cùng với mộng, hoa cũng là một “báu vật của trời cho khi cịn trẻ”. Hoa
khơng chỉ là thiên nhiên mà còn là linh hồn của biết bao kỉ niệm dọc đời người. Năm
tháng đi qua, lớp bụi mù có thể rêu phong tất cả, song những gì là kỉ niệm thì vẫn cịn
đó, dai dẳng, day dứt khơng ngi. Trong Hoa bên trời, Hồng Phủ Ngọc Tường tâm
sự: “Đã lâu tôi không hề nhắc đến hoa, và tơi cảm nhận tơi đã có lỗi đối với những
người bạn tâm tình ấy dọc suốt một quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Thật ra, những
cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tơi.
Chiến chinh qua rồi, có nhiều cái tôi đã quên, nhưng những cái hoa dại dọc đường
không hiểu sao tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ của tơi thành
những vết sẹo”[1].
Suốt dặm dài cuộc đời cũng như trong hành trình sáng tác của Hồng Phủ Ngọc Tường,
hoa vẫn nở trên mỗi bước chân ông đi qua. Trước khi bước vào chiến trường, nơi bàn

làm việc của ông ở thành phố được xem là khoảng trời “mộng dưới hoa”. Bởi ở khoảng
trời đó ln có một chậu hoa thơm ngát. Vào chiến trường, bình hoa đầu tiên ơng nhận
được ở Trường Sơn là một loài hoa địa lan lạ: “Hoa gồm có một cọng dài, trên đầu nở
hai tầng hoa màu khác nhau: tầng trên các cánh hoa màu trắng, tầng dưới màu vàng
cháy” [1]. Nhận được hoa “Tôi cảm ơn em trai tôi đã mang tặng tôi chút dư vang thân
thiết của thành phố trong những ngày tôi đi “đánh bạn với lau lách” ở rừng Trường
Sơn. Tôi cịn phải sống nhiều năm với tình bạn ấy và sau này tôi nghiệm ra rằng đấy là
những năm tháng mang tất cả ý nghĩa của cuộc đời tôi. Những năm tháng ấy giống như
ý niệm hạt nhân của nguyên tử, mang tồn bộ trọng lượng của đời tơi và nếu như loại
trừ những tháng năm ấy ra khỏi đời mình thì mọi biến cố cịn lại của tơi sau này sẽ trở
nên hụt hẫng mất trọng lượng như những vật thể ở ngồi khơng gian”[1]. Giữa những
ngày bom đạn gian khổ ấy, đời sống vật chất khó khăn đơi lúc cũng làm cho tinh thần
con người cằn cỗi. Hoa đánh thức nơi tâm hồn sâu kín của con người niềm u cái đẹp.
Vơ tình gặp hoa trong khi đi lạc vào cánh rừng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thốt lên như
gặp lại cố nhân: “A, đúng là hoa Păng xê”. Cứ thế, những kỉ niệm của “người xưa”
chợt ùa về: “Có một dạo tơi rất mê hoa Păng xê. Cô em gái của tôi bèn nhổ trộm cây
hoa ấy trong vườn hoa của bà hiệu trưởng định mang về tặng tôi. Chẳng may sự việc bị
phát giác và cô bé tội nghiệp suýt bị đưa ra tòa án về tội ăn cắp. Hoa Păng xê đã để lại
một kỉ niệm cay đắng như thế trong tâm hồn tôi, nên tơi chợt vui mừng vơ kể khi gặp lại
nó giữa chốn hoang vu này. Dù nó khơng phải màu tím nhưng tơi cứ tin rằng nó là hoa


HOA – “CHÚT DƯ VANG THÂN THIẾT”...

125


 

Păng xê thứ thiệt; biết đâu hoa Păng xê cũng có một màu khác, giống như kỉ niệm có

nhiều màu” [1] rồi ước ao: “một ngày chấm dứt chiến cuộc để tôi đi lang thang trên
những nẻo đường rụng đầy lá vàng tươi, hoặc ngẩn ngơ đứng nhìn dịng sơng mượt mà
trơi đi với những con đị áo trắng, và tơi sẽ hồn tồn hạnh phúc trong thành phố của
tơi, với một biểu tượng của hoa Păng xê trên ngực” [1]. Bước ra từ khói lửa, nhìn lại,
những lồi hoa như trở thành cuốn nhật kí của những tháng ngày đạn bom, để rồi, nhìn
đâu cũng thấy kí ức ùa về. Nhớ thương. Hồi niệm. Ngắm những cánh hoa sầu đơng nở
thầm lặng cũng gợi cho ông những nỗi nhớ mơ hồ: “Trong lịng mỗi bơng sầu đơng
trắng nhỏ xíu có mang một vết tím huyền, khiến nhìn gần những chùm hoa trở thành
màu xám, vết tím ấy giống như chút kỉ niệm ẩn giấu trong một kí ức đã mơ hồ. Lang
thang một mình trên đường vắng, tơi thường bắt gặp một mùi hương sầu đông rất sâu,
chạm thấu từng tế bào của trí nhớ và đánh thức trong tơi nhiều điều như đã qn trong
đời. Ơi! Những kỉ niệm của tơi sao lại thơm hương sầu đông. Lạ Thật!” [2, tr. 788-789].
Dưới con mắt của Hồng Phủ Ngọc Tường, hoa cịn mở ra một khung trời tuổi thơ xưa
cũ. Hoa dâm bụt (bông cẩn) hiện lên thật gần gũi, bởi tuổi thơ của mỗi người đều khó có
thể vắng bóng loại hoa này: “Hai con bé của tơi đang ríu rít quanh bụi bơng cẩn khơng
màng gì đến mọi thứ hoa trái nào khác. Đúng là bơng cẩn có một chất tuổi thơ riêng
không hoa nào thay thế được. Hai cô bé, cùng với các bạn của chúng, vẫn dành lấy một
thế giới riêng dưới bụi hoa này, bày đồ hàng, làm món ăn, làm lồng đèn, và với những
cuốn nhị lấm tấm vàng, chúng cịn làm những đơi tằm đeo tai xinh đẹp. Mấy năm đi xa
chúng nó cũng thấy nhớ, thỉnh thoảng hai chị em lại kéo nhau chạy, nói vu vơ “mau về
nhà mình ở dưới bụi hoa” [2, tr. 381].
Cùng với bông cẩn, hoa ngũ sắc cũng chạy dài suốt tuổi thơ mỗi người: “nhờ hoa ngũ
sắc mà tuổi thơ đầy ràng buộc trong sự giáo dục nghiêm khắc của cha tơi, vẫn có đơi
phần hoang dại”. Hoa ngũ sắc với ơng có những kỉ niệm rất đẹp: “bông của chúng nở
đầy ký ức, giống như nụ mơi chúm chím của những bầy trẻ con đứng chào tơi bên
đường” , vì vậy mà ơng khơng chấp nhận cái tên gọi mà mọi người vẫn gán cho nó một
cách vô tâm – hoa cứt lợn, ông phản ứng mạnh mẽ “nó chẳng có gì là “cứt lợn” cả, rằng
tơi đã hút mật ngọt của nó suốt thời thơ ấu; và gọi thế là “xúc phạm thiên nhiên”… Tình
yêu của ơng dành cho các lồi hoa đằm thắm, thiết tha. Với ông, tuổi thơ của mỗi con
người luôn để lại dấu ấn sâu đậm, khó phai trong đời người. Và thời thơ ấu của ơng

cũng vậy. Nó được tơ màu sặc sỡ, sinh động của hoa ngũ sắc và đem đến cho ơng tình
cảm u mến lạ thường. Để sau này, nhớ về hoa, đi đâu ông cũng dõi mắt tìm nó và khi
chợt bắt gặp lồi hoa này ở nơi xứ lạ: “Té ra bông ngũ sắc không chỉ dành riêng cho
tuổi ấu thơ của tơi. Nó là một lồi hoa tồn thế giới. Ở đâu có tuổi thơ thì nó có. Và thế
giới cũng có một tuổi thơ riêng mình” [2, tr. 284].
Tuổi thơ cịn gắn liền với những ngày cắp sách đến trường, khao khát đến ngày hè để
được thỏa thích rong chơi sau những ngày thi cử. Nếu như ngày nay, hoa phượng như là
một tín hiệu mà lũ trẻ con mịn mỏi ngóng đợi, thì trước đó, hoa hịe lại chính là sứ giả
của mùa hè. Để rồi, khi đi qua thời học sinh nhìn hoa hịe lại ngẩn ngơ tiếc nhớ một thời
son trẻ: “thuở xưa thành phố chưa trồng phượng, cây hòe nở hoa vàng trước cửa sổ


126

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH


 

luôn luôn đánh thức nỗi xôn xao của đèn sách, người học trò xưa vẫn nhớ câu: “Hòe
hoa vàng, cử tử mang” [2, tr. 374].
Hoa cỏ cứ thế đồng hành cùng hành trình của đời người. Mỗi loài hoa lại gắn với một
chặng đường khác nhau, để rồi khi nhìn lại, đời người như một vườn hoa đầy hương
sắc. Hoa trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường khơng chỉ là những hình ảnh gắn bó với tuổi
thơ, lưu dấu những hồi niệm, nó cịn được ơng xem như những người bạn, biết nhớ,
biết thương, biết đợi chờ: “Lê năm nay sao muộn, mãi hôm qua mới nở. Nghe anh về cơ
cứ nghĩ trong bụng, khơng chừng nó chờ anh lên” [2, tr. 381]. Và khi cuộc sống hiện
đại cuốn phăng con người vào vịng xốy của nó, những kí ức đơi lúc trở nên mờ nhạt
dần, những thứ đã từng là một phần tâm hồn bay biến cùng cơm áo gạo tiền, con người
ta bỗng trở nên xa lạ với q khứ của chính mình thì hoa lại hiện lên như một người mẹ

nhân hậu, bao dung nhắc nhở, gợi lại cho con người những kí ức một thời là máu thịt:
“…Mỗi thân cây đều in sâu những lớp lịch sử bằng dấu vết chiến tranh, từ bom tọa độ
B57 hồi đầu thả vào cuộc chiến, cho đến màu đen trùi trũi của bom xăng vào hồi cuối
cuộc chiến, vốn là những thùng xăng do Việt Nam cộng hịa lăn qua cửa trực thăng,
vâng, chính khơng gian ấy, cùng một loài cây ngũ sắc nở toàn hoa đỏ thắm. Tơi lạ lùng
nhìn hoa, tự hỏi thầm, ở những nơi khác, hoa này thường mọc chung nhiều màu, cớ sao
nơi đây nó chỉ nở một màu hoa đỏ?... Rằng hoa là trí nhớ của đất, và đất này thì tưới
nhiều máu, nên cây nở hoa màu đỏ. Có nhiều điều quan trọng của mảnh đất này mà con
người đã quên đi nên cây nhắc lại…”. Có lẽ, đứng trước đóa hoa ngũ sắc này của
Hồng Phủ Ngọc Tường, khơng ít người phải ngã mũ cúi đầu hổ thẹn. Như thế mới
thấy, hoa cỏ không chỉ làm đẹp cho đời mà còn làm cho tâm hồn con người trở nên
thanh cao hơn: “Và nếu vậy, thiên nhiên khơng hồn tồn là một gã vơ tri và ngu xuẩn.
Thiên nhiên vẫn tìm cách để nhớ được một điều gì đó, nếu đấy là điều có ý nghĩa mà
con người đã quên đi” [2, tr. 645].
4. THẾ GIỚI HOA ẨN CHỨA NHỮNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH
Cuộc sống luôn ẩn chứa bên trong nó những bí mật mà nếu cố cơng giải mã, ta sẽ có
được những chân lý có giá trị, và loài hoa cũng vậy. Như một tri kỉ, sau những mẫu “đối
thoại” cùng hoa cỏ, Hoàng Phủ Ngọc Tường thường chiêm nghiệm, nghĩ suy: “Lớn lên
ở thành phố Huế, không lúc nào tôi không cảm thấy thành phố như một khu vườn thân
mật của mình: “Ở đó, tơi có thể tư duy cùng với hoa sen, khát vọng với hoa phượng, mơ
mộng với mùi hương sâu thẳm của hoa ngọc lan ban đêm, và khi thành phố lộng lẫy
trong sắc mai vàng mùa xuân , không hiểu sao lại thấy lòng thức dậy một niềm ngưỡng
mộ bao la đối với cuộc sống.” [2, tr. 371].
Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, những đặc trưng của từng loài hoa đều mang những ý
nghĩa triết lý sâu xa. Màu trắng khôi nguyên, hương thơm tinh khiết của hoa sen được
nhìn nhận như một nhân cách cao đẹp “gần bùn mà chằng hôi tanh mùi bùn”: “Đúng,
sen có đức giáo hóa, đức khiêm nhường, thanh khiết hơn mọi loại hoa khác”. Sự vô
định, nở đó, rồi bám vào áo người, bay theo gió đó của hoa cỏ may được Hoàng Phủ
Ngọc Tường xem là hình ảnh biểu trưng cho cái quy luật sắc sắc khơng khơng của cuộc
đời. Bơng hoa dại nhỏ xíu, đỏ thắm, mong manh, vươn lên trên đá sỏi khô cằn là biểu



HOA – “CHÚT DƯ VANG THÂN THIẾT”...

127


 

tượng sức sống và sự cống hiến cho cuộc đời. Trước bông hoa bé nhỏ ấy, nhà văn đã
phải thốt lên câu hỏi đầy ngưỡng mộ:
- Hỡi những bông hoa nhỏ! Hãy cho ta biết, ngươi ước vọng gì trong cuộc sống vơ tư
của ngươi?
- Chỉ cần một ngày nắng đẹp để nở hoa, thế thơi. Tơi có một trái tim hồng ngọc để chỉ
sống và chết một lần với trái tim của tơi…” [2, tr. 671]
Hồng Phủ Ngọc Tường đã làm một cuộc đối thoại với những sinh thể li ti mà ngồn
ngộn sức sống này. Dường như nhà văn lắng nghe, cảm nhận đến từng vi mạch của loài
hoa cỏ nội. “Mẫu đối thoại đầy chất độc thoại, như mở lòng, như bậc hiền triết xưa bộc
bạch cái tâm minh triết giữa đất trời cây cỏ. Phải chăng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đạt
tới Tâm Thiền để nghe tiếng thì thầm của nội cỏ trong trạng thái giao cảm kì diệu với
vạn vật. Trái tim của lồi cỏ dại cũng chính là trái tim hồng ngọc với một chữ tâm sáng
run rẩy hoài trong lồng ngực của một nhà văn đau đáu với quá khứ, hết mình với hiện
tại và nhiều ước vọng ở tương lai.” [3]
Ngồi ra, khi nói đến hoa trong ký Hồng Phủ Ngọc Tường, chúng ta khơng thể bỏ qua
hoa phù dung - loài hoa sớm nở tối tàn, đổi màu thay sắc trong ngày. Với ông, phù dung
là biểu tượng của cái đẹp mong manh, của thời gian trơi chảy đến chóng mặt, của sự
hữu hạn một đời người. Khơng phải ngẫu nhiên mà có cả tập thơ mang tên Người hái
phù dung. Sắc diện của loài hoa này thường trở đi trở lại trong văn thơ ông đầy ám ảnh:
“Mỗi lần nghe nhắc đến hoa phù dung, tôi lại thấy một cảm giác rờn rợn như đối với
một số phận đầy bi thảm. Như thể nó khơng phải là một lồi thực vật mà là một thiếu

nữ” [1] hay “Thú thật là từ trước đến nay, tơi khơng ngờ có một lồi hoa ối oăm đến
thế, màu trắng buổi sáng thì tưởng như khơng có vật gì trắng hơn, màu hồng vào buổi
trưa thì quyến rũ như màu má giai nhân và màu tím buổi chiều ln ln khiến ta đau
xót, như một niềm thương tiếc khôn nguôi. Cứ ba màu như thế nối tiếp nhau và trải qua
chỉ trong một ngày. Hoa phù dung biểu lộ với tơi lịng ham thích cuộc sống của nó, mặt
khác, hình như nó phải sống hụt một đời hoa. Thậm chí, có khi ngồi buồn, tơi nghĩ rằng
trong thế giới này nếu có một vật gì có vận tốc nhanh nhất thì vật ấy chính là cuộc đời
hoa phù dung…” [1].
Cái chảy trôi của thời gian không chỉ được Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận qua sự
biến đổi màu sắc của hoa phù dung mà trên cả thế giới hoa cỏ: “từ thời cịn trẻ, tơi đã
nhiễm chứng ưu du của người Huế, lơ đãng nhìn tháng ngày. Quả thật, tôi không mấy
quan tâm đến cuốn lịch nhật dụng, mà trước kia vẫn mang dấu kiềm ấn Tòa Khâm
Giám. Tôi chỉ say mê dõi theo cuộc biến ảo của Xuân, Hạ, Thu, Đông, qua bộ lịch vĩnh
hằng của Tự Nhiên viết trên cây cỏ.” [2, tr. 786]. Không hiểu sao cách nghĩ này của
Hoàng Phủ Ngọc Tường lại làm tôi liên tưởng đến ca từ trong một bài hát của cố nhạc sĩ
Trịnh Cơng Sơn: “Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng / Nghe lá rụng
ngồi hiên / Nghe tên mình vào qn lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng…”.
Dường như cả hai tác giả đều cảm nhận thời gian trên gam trầm của thiên nhiên hoa cỏ.
Điều đó, làm nên một nốt lắng sâu trong lòng người tiếp nhận. Hoa cỏ, với những giá trị


128

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH


 

đó, khi đi vào tác phẩm của họ ln có một sức sống lâu bền, bám rễ được trong lịng
mọi người.

5. KẾT LUẬN
Trong một lần nói về hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng bày tỏ: “Hãy trân trọng hoa và
phụ nữ. Vì đó là nguồn mĩ cảm nuôi nấng cảm hứng sáng tạo không chỉ của các nhà
văn mà cả lồi người”. Thế giới mn hoa hiện lên trong ký của ơng thật đẹp. Nó cho
thấy được tài năng, sức sáng tạo cũng như vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Nó được viết
bằng huyết lệ của một đời con tằm nhả tơ, con ong góp mật, bằng “trái tim hồng ngọc
chỉ sống và chết một lần” với trái tim yêu.Thế giới hoa nhờ thế tạo được niềm say mê
trong lòng bạn đọc, gây âm hưởng nhẹ nhàng, lan tỏa, “bồng bềnh cho tới mai sau”…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

Hoàng Phủ Ngọc Tường (2008). Hoa bên trời,
/>Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002). Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, tập hai: bút ký,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Lê Thị Hường (2009). Thế giới cỏ dại trong văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí
sơng Hương, số 202/12-05.
Trần Thị Thu Nga (2010). Một số hình ảnh biểu tượng trong ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường,
/>
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
SV lớp Văn 4C, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 01668.894.229, Email:



×