Kinh nghiệm viết luận cho Business school
Những điềudưới đây là những điểm bạn cần lưu ý bạn khi viết essay, nó không thể
bao quát và chỉ cho bạn viết những gì, phải viết ra làm sao. “Chính bạn là người
khám phá!” Hãy cùng xem nhé.
Viết Essay – Đèn đỏ, đèn xanh!
* Bạn muốn viết bài viết mình thật “lộng lẫy và kiêu sa.” Xin đừng làm vậy.
Thứ nhất, dù bạn viết luận giỏi đến đâu bạn cũng không thể lấy được “văn phong”
người bản xứ. Họ có cách hành văn khác mình nhiều.
Nhưng có cần thiết phải làm một bài văn trông khó hiểu và quá là “chà bóng”
không? Hãy nghe bài PV của Admission Director của Harvard trên BW nói ” Đây
không phải là cuộc thi creative essay!” Đúng vậy, ngay cả khi bạn dùng admission
consulting service danh tiếng Accepted.com với hơn 200$ 1 giờ và khoảng trên
600 $ 1 bài essay mẫu thì họ sẽ làm sao với bài của bạn?
Sau khi họ tư vấn, bạn sẽ tự viết (nhắc lại bạn sẽ tự viết tất cả) và họ sẽ edit, và tất
nhiên họ sẽ giữ nguyên văn phong của bạn, từ ngữ có thay đổi đôi chút nhưng
không bao giờ vượt quá cái “lé-vồ” của bạn. Họ không muốn thấy adcom đọc được
là bạn nhờ ai đó viết hộ. Vậy thì tại sao không tự viết. Tất nhiên, nó cũng tốt với
những ai chưa biết học trường gì, viết cái gì, và có nhiều tiền…
* Trước tiên phương pháp. Vẫn như cũ: KISS (Keep It Simple, Short)
Nhưng để làm nền là viết một đoạn văn thế nào cho mạch lạc tôi khuyên bạn nên
đọc qua một số cuốn sách về viết luận. Nhưng nếu thời gian hẹp nên đọc cuốn:
Academic Writing Practice for IELTS– Sam Mc.Carter (hiệu sách bán đầy!). Sao
tự dưng lại “nhảy” qua đọc IELTS? Ở chương viết bài dài nó chỉ bạn cách “nối”
các câu với nhau, không chỉ nối bằng “however, moreover, nevertheless etc” mà
nối bằng “từ, các cụm danh từ thay thế cho câu trước rất hay.”
Tiếp theo, đọc cuốn “kinh thánh” “How to get into top MBA” của Richard
Montauk. Cuốn này chỉ bạn sẽ viết gì, cho từng ví dụ cho từng trường hợp. Văn
viết lại rất đơn giản, phù hợp với non-native. Trong đó có rất nhiều bài của SV
quốc tế. Để ý kĩ sẽ thất tụi nó rất chi tiết nhé: ngày tháng, ở đâu, làm gì, gặp
ai….vv Nói suông chẳng thuyết phục được ai tin.
Nếu thấy khả năng đã lên nhiều thì bạn có thể tham khảo thêm cuốn "Great
Application Essays for Business School của Paul Bodine.” Cuốn sách này là tập
hợp các bài viết của mấy đứa “cao thủ” mình học được gì? Mình học cách tìm ý
của nó? Cách nó trả lời các câu hỏi? Ví dụ “Ethical Essay” là bài essay khó nuốt,
cũng giống “Failure essay” có nhất thiết Ethics là “đút lót tiền” “phát hiện điều xấu
rồi đem méc với sếp?”…v v
Có một nền tảng kiến thức rồi thì bắt đầu viết.
Một trong những cách thể hiện essay làm adcom cảm thấy như bạn như “gượng ép
mình phải có tài lãnh đạo,” không nên “thô thiển như thế ! Phải “ý nhị,” đến thi
trang phục tắm mà còn “quấn 1 cái khắn” nữa là. Xin được lấy ví dụ về Goal Essay
của 1 bạn Ấn Độ viết về leadership của mình. Có đoạn viết như sau :
“I joined X Technologies in 2003 to pursue this goal across multiple business
domains. In my first managerial expereince I led the independent testing team of
large development project. This experience further deepened my passion to led
testing teams and ensure quality. For X’s unit, I led the testing teams such as A, B,
C,…,etc. As development team leader, I have also led… ”
Điểm sai thứ nhất, anh này không chi tiết. Công việc đó là gì? Sao lại liệt kê thành
tích leadership của mình ở các team nhưng quên mất mô tả mình đã làm gì?
Thứ hai, hiểu sai “leadership” là phải “led” ai đó mà không làm sánng tỏ và cụ thể.
Leadership được hiểu với nhiều dạng khác nhau. Bạn động viên người khác giúp
học vượt qua khó khăn, bạn biết xây dựng 1 team đoàn kết, bạn biết phục vụ khách
hàng đúng thời hạn, bạn giảm số giờ review của sếp với đối với công việc của
bạn…vv. Tất cả được xem là công việc lãnh đạo.
Điểm thứ ba, trong 1 đoạn văn chưa đến 100 từ mà chữ “led” và “leader” sử dụng
quá nhiều. Phải viết sao qua công việc Adcom hiểu được bạn có khả năng lãnh
đạo.
Những điều trên là những điểm bạn cần lưu ý bạn khi viết essay, nó không thể bao
quát và chỉ cho bạn viết những gì, phải viết ra làm sao. “Chính bạn là người khám
phá!”.