Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet phục vụ học tập của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261 KB, 7 trang )

KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET
PHỤC VỤ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
VÕ THỊ THẢO - NGUYỄN THỊ MỘNG
Khoa Tâm lý - Giáo dục

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại mạng Internet ngày càng đóng vai trị quan trọng trong q trình
học tập của con người. Internet là một tập hợp của các máy tính được liên kết nối lại với
nhau thơng qua hệ thống dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục
đích trao đổi, chia sẻ dữ liệu và thông tin. Bất cứ người nào trên hệ thống cũng có thể
tiếp cận và đi vào xem thơng tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ
thống khác. Mạng Internet cung cấp một lượng thông tin khổng lồ và đầy đủ các lĩnh
vực từ thời xa xưa đến hiện đại, mà không phương tiện nào khác có thể sánh bằng.
Mạng Internet cũng là nơi lưu trữ vô hạn các nguồn thông tin thay cho bộ não hữu hạn
của con người. Có thể nói rằng, Internet trở thành một phần không thể thiếu của cuộc
sống công nghệ ngày nay.
SV là thế hệ là tương lai của đất nước. Kỹ năng sử dụng Internet phục vụ quá trình học
tập cũng như cuộc sống trở thành một kỹ năng cần thiết trong hành trang của thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, sử dụng Internet như thế nào cho có hiệu quả, đặc biệt khai thác thơng tin
một cách chính xác và khoa học phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu đang là
một vấn đề khó khăn đối với nhiều SV, trong đó có SV khoa TLGD.
Hiện nay, giáo dục kỹ năng mềm cho SV đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu,rất nhiều cơng trình nghiên cứu về kỹ năng sống cho học sinh và SV.
Tuy nhiên, kỹ năng khai thác thông tin qua mạng Internet lại chưa được quan tâm nhiều.
TLGD là một ngành học rất cần đến sự cập nhật thơng tin thường xunnên tìm kiếm
thơng tin từ nguồn Internet là điều cần thiết. Theo khảo sát ban đầu của chúng tơi, SV
khoa TLGD vẫn cịn e ngại khi tiếp cận với Internet và gặp rất nhiều khó khăn khi tra
cứu, khai thác và xử lý thông tin thu được để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và rèn
luyện.
Trên bình diện lý luận và thực tiễn, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Kỹ năng khai thác


thông tin trên Internet phục vụ học tập của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, trường
Đại học Sư phạm, Đại học Huế” nhằm đề xuất các biện pháp giúp SV khoa TLGD,
trường ĐHSP, ĐH Huế, nâng cao kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet phục
vụ học tập. Nghiên cứu được tiến hành trên 131 SV khoa TLGD thông qua phương
pháp điều tra bằng anket, phương pháp quan sát và phỏng vấn. Kết quả điều tra được xử
lý bằng phần %.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 328-334


KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET PHỤC VỤ HỌC TẬP...

329

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Nhận định chung về nhận thức của SV khoa TLGD về tầm quan trọng của kỹ
năng tìm kiếm thơng tin phục vụ học tập
Bước đầu tiên trong nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đánh giá nhận thức của SV về vai
trò của kỹ năng tìm kiếm thơng tin qua mạng phục vụ học tập. Với câu hỏi: “Kỹ năng
tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet phục vụ học tập có vai trị như thế nào đối với
việc học tập của anh (chị)?” chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Nhận thức của SV khoa TLGD trường Đại học Sư phạm Huế về vai trị
của kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng Intrenet phục vụ học tập
STT
Các mức độ
Số lượng
Tỉ lệ %
Thứ tự
1

Rất quan trọng
69
52,7
1
2
Quan trọng
52
39,7
2
3
Bình thường
10
7,6
3
4
Ít quan trọng
0
0
4
5
Khơng quan trọng
0
0
4

Từ kết quả thu được ở bảng 1, chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết SV nhận thức
đúng đắn về vai trị của kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet trong học tập và
nghiên cứu ở trường Đại học. Cụ thể: Ở mức độ “rất quan trọng” có 69 sinh viên đồng ý
(chiếm 52,7%) và mức độ “quan trọng” có 52 sinh viên đồng ý (chiếm 39,7%). Khơng
có SV nào lựa chọn mức độ “ít quan trọng” và “không quan trọng”. Điều này chứng tỏ

rằng hầu hết SV đều hiểu và nhận thức được lợi ích mà Internet mang lại trong quá trình
học tập của mình.
Với nhận thức như vậy về vai trị của kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ
cho học tập và nghiên cứu, SV khoa TLGD đã sử dụng kỹ năng này nhằm cho các mục
đích sau:
Bảng 2. Mục đích sử dụng Internet phục vụ học tập của SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế
STT

Mục đích

1

Liên hệ với
chuyên gia,
giảng viên
qua các
mạng xã hội
và email
Liên hệ với
các nhóm
bạn về vấn
đề học tập
qua mạng xã
hội và email

2

Chưa
bao giờ
SL

%

Rất ít khi
SL

%

Thỉnh
thoảng
SL
%

Thường
xuyên
SL
%

Rất thường
xuyên
SL
%

46

35,0

31

23,6


38

29,0

5

3,8

11

8,4

6

4,6

25

19,8

46

35,1

38

29,0

15


11,5


330

3
4

5

6
7
8

VÕ THỊ THẢO – NGUYỄN THỊ MỘNG

Đọc sách,
báo
Tìm kiếm
tài liệu,
thơng tin bổ
sung cho bài
học
Xem phim
liên quan
đến chuyên
ngành
Soạn giáo
án
Tham gia

học trực
tuyến
Các mục
đích khác
(vui lịng
ghi rõ)

4

3,1

10

7,6

30

22,9

48

36,6

39

29,8

3

2,3


5

3,8

28

21,4

49

37,4

46

35,1

21

16,0

20

15,2

47

35,9

28


21,4

15

11,5

38

29,0

11

8,4

31

23,7

40

30,5

11

8,4

51

38,9


26

29,9

30

22,9

13

9,9

11

8,4

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0


0,0

0

0,0

Với mục đích tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet chúng tôi đưa ra được đánh giá với
năm mức độ: “chưa bao giờ”, “rất ít khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, "rất thường
xuyên”. Từ kết quả ở bảng 2, chúng ta thấy rằng SV khoa TLGD sử dụng Internet nhiều
nhất để phục vụ cho việc tìm kiếm thêm thông tin bổ sung cho bài học (mức độ thường
xuyên và rất thường xuyên có 72,5% tổng số SV). Thứ hai, SV chủ yếu vào Internet để
đọc sách, báo với 66,4% SV thường xuyên và rất thường xuyên. Có đến 40,5% SV rất
thường xuyên và thường xuyên truy cập Internet để liên hệ với các nhóm bạn về các vấn
đề học tập đang quan tâm, đây cũng là mục đích sử dụng nhiều thứ 3 mà SV khoa
TLGD sử dụng. Trong khi đó, chỉ có 12,2% SV rất thường xuyên và thường xuyên liên
hệ với chuyên gia, giảng viên qua các mạng xã hội và email.
Nhìn chung, hầu hết SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế đã biết sử dụng Internet
với nhiều mục đích khác nhau nhằm hướng đến phục vụ việc học tập của chính bản
thân, tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên vẫn cịn khá hạn chế
và có một số ít SV khơng bao giờ truy cập Internet để “tìm kiếm tài liệu, mở rộng kiến
thức” (2,3%), “đọc sách báo” (3,1%), “liên hệ với bạn bè về vấn đề học tập đang quan
tâm qua các mạng xã hội và email” (4,6%), “tham gia học trực tuyến” (16,0%), “soạn
giáo án” (29,0%), “liên hệ với chuyên gia, giảng viên qua các mạng xã hội và email”
(35,0%), “xem phim liên quan đến chuyên ngành” (38,9%).
2.2. Đánh giá về kỹ năng tìm kiếm thơng tin qua mạng Internet phục vụ học tập
của SV khoa TLGD trường Đại học sư phạm Huế.
Để đánh giá được khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ việc học tập
và rèn luyện của SV khoa TLGD trước hết chúng tôi tập trung khảo sát thực trạng quá



KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET PHỤC VỤ HỌC TẬP...

331

trình tiến hành tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet phục vụ học tập của các SV và kết
quả mà chúng tôi khảo sát được đối với SV khoa TLGD được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3. Quy trình tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet của SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế
STT
1
2
3
4

Các bước tiến hành tìm kiếm

Số lượng

Xác định từ khóa -> theo dõi q trình tìm kiếm -> sàng lọc
thơng tin lưu trữ
Xác định mục đích -> sử dụng cơng cụ tìm kiếm nâng cao ->
đọc, lưu trữ -> sàng lọc
Sử dụng mục tìm kiếm nâng cao -> tiến hành tìm kiếm -> đọc,
lưu trữ -> sàng lọc
Xác định mục đích tìm kiếm -> xác định từ khóa -> sử dụng
chức năng của cơng cụ tìm kiếm -> theo dõi quá trình tìm
kiếm -> lưu giữ -> sàng lọc

%


44

33,6

35

26,7

25

19,1

27

20,6

Từ bảng 3, chúng tơi thấy rằng có 44 trên tổng số 131 SV được khảo sát ở khoa TLGD
(chiếm 33,6%) chọn cách tiến hành tìm kiếm thơng tin qua các bước “xác định từ khóa > theo dõi q trình tìm kiếm -> sàng lọc thơng tin và lưu trữ”, như vậy ta thấy rằng
sinh viên có thói quen ngay lập tức tìm kiếm thơng tin và quên bước đầu tiên, quan
trọng nhất là xác định mục đích của việc tìm kiếm. Vì thế, SV rất khó định hướng cho
việc tìm kiếm dẫn đến lan man, tìm không đúng tài liệu cần thiết, tâm lý mệt mỏi và
chán nản. 26,7% SV của khoa TLGD lại chọn cách tìm kiếm như sau “xác định mục
đích -> sử dụng cơng cụ tìm kiếm nâng cao -> đọc, lưu trữ -> sàng lọc”. Đối với các SV
này mặc dù đã biết xác định mục tiêu tìm kiếm và hướng đi và đã biết sử dụng các cơng
cụ tìm kiếm nâng cao để tìm tài liệu, nhưng lại bỏ qua bước xác định từ khóa cho q
trình tìm kiếm. 19% SV khác lại chọn cách tìm kiếm “sử dụng mục tìm kiếm nâng cao > tiến hành tìm kiếm -> đọc, lưu trữ -> sàng lọc”. Chỉ có 20,7% SV tiến hành tìm kiếm
thơng tin trên mạng Internet theo đúng quy trình như sau “xác định được mục đích tìm
kiếm -> xác định từ khóa -> sử dụng chức năng của cơng cụ tìm kiếm -> theo dõi q
trình tìm kiếm -> lưu trữ -> sàng lọc”. Nhìn chung, từ kết quả trên cho thấy, SV khoa
TLGD trường ĐHSP, ĐH Huế chưa nắm vững quy trình tìm kiếm thơng tin qua mạng

Internet phục vụ học tập. Điều này có thể là do thói quen của SV khi tìm kiếm thơng tin
thường quá tập trung vào nội dung cần tìm mà quên các bước cơ bản, quan trọng để
thơng tin tìm kiếm phù hợp, chính xác, chính thống và cập nhật.
Để đánh giá sự hiểu biết của SV khi sử dụng các cơng cụ tìm kiếm thơng tin trên mạng,
chúng tơi đã tiến hành khảo sát. Kết quả thu được như bảng 4 dưới đây:
Bảng 4. Các công cụ sử dụng để tìm kiếm thơng tin của SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế
STT
1
2
3
4
5

Cơng cụ
Google.com
Youtube.com
Yahoo.com
Tất cả các ý trên
Các trang tìm kiếm khác

Số lượng
86
4
0
41
0

Tỉ lệ%
65,7
3,1

0,0
31,2
0,0

Thứ tự
1
2
4
3
4


332

VÕ THỊ THẢO – NGUYỄN THỊ MỘNG

Nhìn chung, SV chủ yếu tìm kiếm nguồn thơng tin trên mạng Internet qua Google.com
– là cơng cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, với tỉ lệ cao nhất là 65,7%,
Chỉ có 31,2% SV sử dụng tất cả các cơng cụ trên để tìm kiếm thơng tin phục vụ học tập.
Bảng 5. Mức độ sử dụng các tên miền trong q trình tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet
của SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế
Mức độ
Tên miền
Com: các tổ chức, các công ty thương mại
Org: các tổ chức phi lợi nhuận
Net: các trung tâm hổ trợ về mạng
Edu: các tổ chức giáo dục
Gov: các tổ chức thuộc chính phủ
Int: các tổ chưc thành lập bởi các hiệp ước quốc tế
Mil: các tổ chức qn sự



SL
94
41
82
97
86
28
27

Khơng
SL
%
37
28,2
90
68,7
49
37,4
34
26,0
85
64,9
103
78,6
104
79,4

%

71,8
31,3
62,6
74,0
35,1
21,4
20,6

Đa số SV chỉ sử dụng một số tên miền trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng
Internet phục vụ học tập như: “Edu: các tổ chức giáo dục” có 74% SV, “Com: các tổ
chức, các cơng ty thương mại” có 71,8% SV, “Net: các trung tâm hỗ trợ về mạng” có
62,6% SV. SV chưa có thói quen sử dụng đi của các tên miền để tìm kiếm thơng tin
chính thống cho nội dung tri thức cần tìm.
Bảng 6. Các cách sàng lọc thơng tin của SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế
STT

Cách thức

3

So sánh kiến thức đã có của bản thân và nguồn thơng tin
tìm kiếm được
Tìm hiểu nguồn thơng tin đó do ai cung cấp
Tìm hiểu nguồn thơng tin này được cập nhật từ khi nào

4

Tìm hiểu mục tiêu mục đích mà nguồn thơng tin hướng đến

5

6
7
8
9
10

Tìm hiểu độ sầu và độ rộng của nguồn thơng tin
Thơng tin này được trình bày dưới hình thức này
Thơng tin đó có được trình bày một cách rõ ràng
Tìm hiểu độ tin cậy của nguồn thơng tin
Nguồn thơng tin đó quan trọng với anh (chị)
Ý kiến khác (ghi rõ ý kiến)……………………….

1
2



Khơng

SL

%

SL

%

100


76,3

31

23,7

92

70,2

39

29,8

89

68,0

42

32,0

96

73,3

35

26,7


92
80
98
104
108
0

70,2
61,1
74,8
79,4
82,4
0,0

39
51
33
27
23
0

29,8
38,9
25,2
20,6
15,6
0,0

Hầu hết các cách sàng lọc thơng tin trên SV đều có sử dụng và có mức độ sử dụng rất
cao trong đó, thì đại đa số SV đều rất “coi trọng đến nguồn thông tin quan trọng” với họ

(82,4%), “tìm hiểu độ tin cậy của nguồn thơng tin” (79,4%), SV cũng có hướng “so
sánh kiến thức của bản thân với kiến thức mới vừa tìm được” (76,3%) vào trong học
tập, giúp bài học thêm phần hoàn thiện.


KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN INTERNET PHỤC VỤ HỌC TẬP...

333

Một số cách thức lưu trữ thông tin của SV khoa TLGD, trường ĐHSP, Đại học Huế.
Bảng 7. Cách thức lưu trữ thông tin, tài liệu của SV khoa TLGD, trường ĐHSP, ĐH Huế
STT

Các ý kiến

Thường xuyên
SL

1
2
3
4
5
6
7

Tóm tắt và ghi chép những thông tin
cần thiết
Copy hoăc download về dữ liệu cá
nhân

Giữ hình ảnh, âm thanh, video clip
dưới dạng văn bản.
Xử lý thơng tin tìm được theo ý
mình và lưu lại
Sắp xếp thông tin theo hệ thống để
lưu trữ
In tài liệu thành văn bản
Đọc tham khảo và lấy đó làm tiền đề
để viết bài, soạn bài

%

Đôi khi
SL

%

Không bao
giờ
SL

%

75

57,2

47

35,9


9

6,9

90

68,7

32

24,4

9

6,9

45

31,3

61

46,6

25

19,1

78


59,5

43

33,0

10

7,5

57

43,5

54

41,2

20

15,3

48

36,6

66

50,4


17

13,0

60

45,8

59

45,1

12

9,1

Với cách thức lưu trữ thông tin trên mạng Internet của chúng tôi đưa ra được đánh giá
với ba mức độ: “thường xuyên”, “đôi khi”, “không bao giờ”. Từ kết quả ở bảng 7,
chúng ta thấy rằng SV khoa TLGD sử dụng cách lưu trữ thông tin nhiều nhất là “copy
hoặc download về dữ liệu cá nhân” (68,7%), “xử lý thơng tin tìm được theo ý mình và
lưu lại” (59,5%), “tóm tắt và ghi chép những thông tin cần thiết” (57,2%). Trong khi đó,
chỉ có (31,3%) SV khoa TLGD sử dụng cách “giữ hình ảnh, âm thanh, video clip dưới
dạng văn bản”.
Nhìn chung ta có thể nhận thấy SV khoa TLGD đã sử dụng rất nhiều cách thức lưu trữ
thông tin khác nhau và với các mức độ sử dụng khác nhau. Lí do chủ yếu mà SV chọn
cách lưu trữ thông tin “copy hoặc download về dữ liệu cá nhân”, “xử lý thơng tin tìm
được theo ý mình và lưu lại”, “đọc tham khảo và lấy đó làm tiền đề để viết bài, soạn
bài” nhiều là vì các cách này gần với mỗi người và nó dễ học, dễ thực hiện, phù hợp với
tất cả mọi người.

3. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và lí luận chúng tơi thấy rằng: SV khoa TLGD gặp
nhiều khó khăn trong q trình tìm kiếm thông tin trên mạng Internet rất lớn và SV sử
dụng rất ít trang cơng cụ tìm kiếm thơng tin nên độ tin cậy của thông tin không cao và
nguồn thông tin chưa phong phú. Đại đa số SV đều nhận thức được vai trò của mạng
Internet trong học tập nhưng các bạn đều chưa có cách thức tìm kiếm đúng, chưa biết
cách sử dụng các chức năng công cụ tìm kiếm nâng cao, các trang mạng để tìm kiếm
thơng tin cần thiết và các bạn thường ít quan tâm đến độ tin cậy hay hình thức làm, mục
đích làm của các bài trên mạng. Để nâng cao kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng


334

VÕ THỊ THẢO – NGUYỄN THỊ MỘNG

Internet phục vụ học tập cho SV khoa TLGD, Trường ĐHSP, ĐH Huế, Khoa, Liên chi
đoàn, các chi đoàn cần tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn, hội thảo về chủ đề này, mỗi
SV cần nâng cao ý thức tự tìm tịi, học hỏi để trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản
về máy tính và mạng Internet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

Lê Trường An (2002). Nối kết trong gia đình và Internet, NXB Thống kê.
Nguyễn Văn Bắc (2013). Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Huế.
Nguyễn Thành Cương (2007). Hướng dẫn sử dụng Internet, NXB Thống kê.
Phương Lan (2007). Internet cho mọi nhà, NXB Lao động - Xã hội.

Hà Thanh - Trí Việt (2009). Làm quen với Internet, NXB Văn hóa - Thông tin.

VÕ THỊ THẢO
NGUYỄN THỊ MỘNG
SV lớp TLGD 3, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế



×