Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số lỗi về trật tự các thành phần trong câu của sinh viên Lào học tiếng Việt (tại trường Đại học Quảng Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.35 KB, 9 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

MỘT SỐ LỖI VỀ TRẬT TỰ CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU CỦA SINH VIÊN
LÀO HỌC TIẾNG VIỆT (TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH)
ĐẶNG LÊ THỦY TIÊN
Trường Đại học Quảng Bình
Email:
Tóm tắt: Lỗi về trật tự từ là một trong những lỗi về ngữ pháp mà học viên thường
mắc phải trong quá trình học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Trật tự từ đóng vai trị
quan trọng trong việc liên kết các đơn vị ngôn ngữ cơ bản để diễn đạt một ý nghĩa
nhất định. Lỗi về trật tự các thành phần câu là một lỗi thường gặp của sinh viên Lào
học tiếng Việt do một số đặc điểm khác nhau về ngữ pháp giữa hai ngơn ngữ.
Từ khóa: Lỗi, trật từ từ, học tiếng Việt, sinh viên Lào.

1. MỞ ĐẦU
Tiếng Việt và tiếng Lào đều thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập (isolating language) có đặc
điểm là các từ khơng biến đổi hình thái để biểu thị các phạm trù ngữ pháp, khơng có dấu hiệu
hình thức biểu thị các mối quan hệ giữa các từ trong cụm từ và câu. Ý nghĩa ngữ pháp của các
từ trong câu được biểu thị chủ yếu bằng trật tự các thành tố, hư từ và ngữ điệu Tính đơn lập là
đặc điểm bao trùm các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Lào. Xét về
loại hình trật tự từ, tiếng Việt và tiếng Lào cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là
loại hình: S V O. Tuy có nhiều sự tương đồng nhưng trật tự sắp xếp các thành phần câu trong
tiếng Việt và tiếng Lào cũng có một số nét khác biệt dẫn đến việc hình thành nên lỗi về trật tự
sắp xếp trong câu của học viên người Lào khi học tiếng Việt.
Có thể định nghĩa câu là đơn vị ngơn ngữ thuộc lĩnh vực cú pháp (syntax). Đó là một tập
hợp từ, ngữ được liên kết với nhau theo một trật tự định sẵn, có quy tắc và biểu hiện một ý
tưởng nhất định. Câu trong lời nói, trên văn bản là thành phần của một đoạn văn (paragraph),
liên kết với các câu khác tạo nên ý tưởng hoàn chỉnh, trọn vẹn của một đoạn văn. Cũng tương
tự như trong tiếng Việt, câu trong tiếng Lào có thể phân loại theo cấu trúc hoặc theo hành động


giao tiếp. Trong phạm vi của bài viết, chúng tơi sẽ trình bày một số lỗi về trật tự sắp xếp các
thành phần trong câu đơn bình thường của tiếng Việt mà sinh viên Lào học tiếng Việt thường
mắc phải.
2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lỗi và lý thuyết phân tích lỗi
Lỗi (error), theo quan điểm tri nhận, là một hiện tượng đương nhiên trong quá trình người
học tiếp nhận một ngoại ngữ. Lỗi không phải là hiện tượng tiêu cực trong q trình học ngoại
ngữ, khơng phải là phiên bản méo mó của ngơn ngữ đích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực
của người học trong q trình thụ đắc ngơn ngữ đích, thể hiện những chiến lược quan trọng mà
người học áp dụng để khám phá ngôn ngữ đích, và lỗi là chứng cứ rõ ràng nhất về hệ thống
ngôn ngữ đang phát triển của người học - ngôn ngữ trung gian (Interlanguage) [1; tr.227]. Ngôn
ngữ trung gian này ln biến đổi trong q trình người học thụ đắc ngơn ngữ đích và tiệm tiến
đến ngơn ngữ đích nhưng khơng thể trở thành ngơn ngữ đích hồn toàn. Người khởi xướng cho
quan niệm “cách mạng” về lỗi này là Pit Corder với hàng loạt cơng trình để lại những dấu ấn
rõ nét và giúp định hướng cho ngành phân tích lỗi (Error Analysis) (Corder, 1973, 1981...).
Những nhà ngơn ngữ học ứng dụng có cách nhìn mới đối với lỗi bao gồm L. Selinker (1992),
J.C. Richards (1985) và R. Ellis (1992)... Trong việc học ngoại ngữ, đặc điểm khác nhau về ngữ
97


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

âm, từ vựng, ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp giữa các ngôn ngữ thường gây ra những trở ngại
đối với người học. Những trở ngại đó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như
người học hiểu không đúng hoặc áp dụng quá cứng nhắc những quy luật của thứ ngoại ngữ mà
họ đã từng học qua vào việc sử dụng ngôn ngữ là đối tượng mình đang học. Trong q trình
thụ đắc một ngơn ngữ thứ hai, việc mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Việc các nhà ngôn ngữ
học theo trường phái dạy ngôn ngữ giao tiếp nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của lỗi

trong việc dạy và học ngoại ngữ đã làm cho lỗi của người học trở thành một hiện tượng tự
nhiên, một thành phần tất yếu trong q trình học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt nói
riêng. Do vậy, phát hiện và phân tích lỗi cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi là một công
việc hết sức cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc dạy và học ngoại ngữ [2; tr.12].
Lỗi có thể xuất phát từ bản thân người học, do người học tự tìm tịi khám phá ngơn ngữ
mới hoặc do năng lực khơng hồn hảo của người học, tuy nhiên lỗi cũng có thể do q trình
giảng dạy, do kết quả của những tình huống học cụ thể trên lớp dẫn đến những lỗi sai của người
học. Tuy nhiên, dù là do người học hay do giảng dạy thì lỗi cũng là một phần tất yếu của quá
trình thụ đắc một ngôn ngữ mới. Trong xu hướng dạy và học ngoại ngữ theo định hướng giao
tiếp như hiện nay, thì “lỗi” là một phần tất yếu khơng thể thiếu được đối với người học, giúp
người học đi từ nhận diện đến thích ứng và sử dụng đúng ngơn ngữ thứ hai. Như vậy việc định
nghĩa về “lỗi” trong quá trình học ngoại ngữ sẽ giúp người dạy và người học hiểu rõ hơn về lỗi,
để từ đó có phương pháp giảng dạy cũng như tiếp nhận “lỗi” một cách đúng đắn hơn và có hiệu
quả hơn.
Lý thuyết về phân tích lỗi trong việc học một ngơn ngữ thứ hai được Stephen Pit Corder
và các đồng nghiệp đưa ra vào những năm 60. S.P. Corder cho rằng, phân tích lỗi là một phương
pháp khoa học trong ngôn ngữ học. Như các trích dẫn của Rod Ellis: “Cho tới những năm 1970,
phân tích lỗi đã trở thành một phần được thừa nhận trong ngôn ngữ học ứng dụng, và sự phát
triển phần lớn là do công việc của Corder” [3; tr.3]. Trước Corder, các nhà ngôn ngữ học đã
nhận ra lỗi của người học, phân chia chúng thành các loại, cố gắng xem những lỗi nào là lỗi
phổ biến nhưng không thực sự chú ý nhiều đến vai trò của chúng trong việc giảng dạy và tiếp
nhận ngôn ngữ thứ hai.
Theo Pit Corder, phân tích lỗi là thủ thuật do các nhà nghiên cứu và giáo viên sử dụng.
Nó bao gồm việc thu thập các mẫu ngôn ngữ của người học, xác định lỗi các mẫu, miêu tả lỗi,
phân loại lỗi và đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi. Ông cho rằng, việc phân tích lỗi khơng
chỉ quan tâm đến mục đích ứng dụng của nó là chữa lỗi mà cịn phải quan tâm đến mục đích lý
thuyết của nó là giải thích sự thể hiện cơ chế ngơn ngữ của người học, tức là nghiên cứu những
chiến lược học và những giả thuyết mà người học đã sử dụng để tạo ra ngơn ngữ của riêng
mình. Q trình phân tích lỗi được Pit Corder chia làm các giai đoạn [4; tr.8]:
- Thu thập mẫu ngôn ngữ của người học: Để có thể phân tích lỗi thì trước hết cần phải

thu thập các ngữ liệu của người học. Căn cứ vào ngữ liệu đã thu thập được để tiến hành thống
kê và nhận diện lỗi theo hệ thống.
- Nhận diện lỗi: Ở giai đoạn này, cần phân biệt giữa lỗi (error) và sai lầm (mistake) của
người học. Đầu tiên, để nhận diện được lỗi hay sai lầm của người học thì cần kết hợp với việc
kiểm tra tính nhất qn của hiệu suất của người học ngôn ngữ thứ hai. Nếu một người học đôi
khi sử dụng đúng dạng của một cấu trúc hoặc quy tắc nào đó và sau đó sử dụng sai cấu trúc, thì
đó là một sai lầm và có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, nếu người học ln sử dụng nó sai thành hệ
thống, thì đó là một lỗi. Lỗi xảy ra do sự hạn chế về năng lực ngoại ngữ, người học chưa nắm
vững các quy tắc của ngôn ngữ thứ hai và thường sử dụng ngoại ngữ như một bản năng. Người
học không phát hiện ra rằng mình đã mắc lỗi và khơng có khả năng tự sửa lỗi.
98


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

- Miêu tả lỗi: Giai đoạn này được thực hiện sau bước nhận diện lỗi. Khơng có mơ tả nào
có thể được thực hiện mà khơng xác định lỗi. Việc miêu tả lỗi có thể giúp thống kê và phân loại
được các loại lỗi xuất hiện trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học dựa trên các
tiêu chí khác nhau. Cách phân loại lỗi thường gặp nhất là phân loại theo các cấp độ của ngôn
ngữ như lỗi ngữ âm, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp, lỗi ngữ dụng.
- Giải thích lỗi: Mục tiêu cuối cùng của lý thuyết phân tích lỗi là giải thích các lỗi. Do đó,
giai đoạn này được coi là quan trọng nhất đối với nghiên cứu phân tích lỗi. Để đạt được một số
biện pháp khắc phục có hiệu quả, Sanal (2007) tuyên bố rằng các nhà phân tích nên nhận thức
được cơ chế gây ra từng loại lỗi. Có hai cách giải thích về nguyên nhân của các câu sai (câu
trong ngôn ngữ trung gian): Cách thứ nhất cho rằng, người học mang sang ngơn ngữ thứ hai
những thói quen trong tiếng mẹ đẻ của họ. Cách thứ hai cho rằng, việc học ngoại ngữ là một
hoạt động tri nhận, hình thành các giả thuyết và xử lý ngữ liệu; và lỗi là bộ phận đương nhiên,
không thể thiếu trong quá trình học ngoại ngữ. S.P.Corder chỉ ra rằng: “Chúng ta không thể sử

dụng bất cứ nguyên tắc nào trong các câu của ngôn ngữ người học để cải tiến việc giảng dạy
trừ phi chúng ta hiểu được vì sao chúng xuất hiện và xuất hiện như thế nào”.
- Đánh giá lỗi: Bước cuối cùng của quá trình phân tích lỗi là đánh giá, xem xét các mức
độ của lỗi. Bước này sẽ đề cập đến các mức độ tác động của lỗi đến hiệu quả giao tiếp cũng
như hiệu quả tiếp nhận ngôn ngữ của học.
Việc nghiên cứu và phân tích lỗi sẽ giúp cho nhà nghiên cứu ngôn ngữ hiểu rõ thêm về
mối quan hệ chặt chẽ giữa ngơn ngữ, văn hóa và tư duy trong q trình giao tiếp liên ngơn.
Phân tích lỗi cũng có ý nghĩa quan trọng với người học và người dạy tiếng, nó liên quan chặt
chẽ đến nghiên cứu xử lý lỗi trong giảng dạy ngơn ngữ. Việc phân tích lỗi có thể giúp người
dạy lẫn người học giải thích được cơ chế trong việc thể hiện ngôn ngữ của người học và từ đó
có thể sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp để sửa lỗi, giúp người học hoàn thiện hơn về khả
năng sử dụng ngơn ngữ đích của mình.
2.2. Đặc điểm câu tiếng Việt
Cho đến nay, do ảnh hưởng của ngữ pháp châu Âu nên các cơng trình nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Việt vẫn tồn tại khá nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là trong nghiên cứu về thành
phần câu tiếng Việt. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt, chúng
tôi sẽ khái quát lại một số đặc điểm của thành phần câu tiếng Việt.
Thành phần câu là những thành phần tham gia vào nịng cốt câu (bắt buộc phải có mặt để
đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu. Những thành phần
tham gia vào nịng cốt câu là thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt
buộc của vị ngữ. Còn những từ ngữ phụ thuộc vào tồn bộ nịng cốt câu được gọi là thành phần
phụ của câu bao gồm: trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái ngữ, liên ngữ...
- Chủ ngữ: Là bộ phận của nòng cốt câu, biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ. Chủ ngữ
chủ yếu do danh từ và đại từ đảm nhiệm nhưng cũng có trường hợp động từ, tính từ tham gia
vai trò này. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và đứng trước vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc
trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ.
Ví dụ: 1) Trăng lặn.
2) Thi đua là yêu nước.
- Vị ngữ: là bộ phận nòng cốt của câu, có quan hệ qua lại với thành phần chủ ngữ, nêu
lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ biểu thị. Vị ngữ có thể do động từ, tính

từ, cụm giới từ, cụm chủ vị đảm nhận. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
99


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Ví dụ: 1) Cô ấy dáng người dong dỏng cao.
2) Cái ấm này bằng nhôm.
- Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn,
phương diện, cách thức, mục đích, nguyên nhân... của sự tình được nêu trong câu. Trạng ngữ
do từ, cụm từ đẳng lập hay cụm từ chính phụ tạo thành. Quan hệ giữa trạng ngữ và nịng cốt
câu có thể dẫn nhập trực tiếp, không cần quan hệ từ. Trạng ngữ thường đứng đầu câu. Khi đứng
ở cuối hay giữa câu, trạng ngữ phải được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy (khi viết)
và quãng ngắt hơi khi nói [1; tr.82].
Ví dụ: 1) Hàng tháng, bác phu trạm lại vào nhà tơi đưa thư.
2) Vì nắng nóng, rừng rất dễ cháy.
- Khởi ngữ: là thành phần phụ của câu, được dùng để nêu một đối tượng, một nội dung
với tư cách là đề tài của câu nói. Khởi ngữ đứng trước nòng cốt câu, được tách khỏi nòng cốt
bằng dấu phẩy (và ngắt hơi khi nói), có thể được nối với phần còn lại của câu bằng các từ thì,
là... [1; tr.84].
Ví dụ: 1) Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỷ, nhỏ nhen.
2) Hai mẹ con, một người chí tử, một người chí hiếu.
- Tình thái ngữ: là các biểu thức tình thái chun biệt, khơng nằm trong nịng cốt câu, được
dùng để biểu thị một số ý nghĩa tình thái của câu như ý kiến, sự đánh giá, thái độ, quan hệ của
người nói với người nghe và với sự tình được phản ánh trong câu. Tình thái ngữ khơng biểu thị ý
nghĩa miêu tả của câu mà biểu thị nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái thường gặp thuộc ba trường
hợp: tình thái chỉ ý kiến, tình thái chỉ quan hệ thái độ - tình cảm, tình thái hơ đáp [1; tr.84].
Ví dụ: 1) Sapa quả là món q tặng diệu kỳ thiên nhiên dành tặng cho đất nước ta.

2) Ơi trời, thằng bé khơng làm sao.
- Liên ngữ: là thành phần biệt lập, không nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu,
thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để liên kết ý câu chứa nó với ý của các phần văn bản có
liên quan, đứng ở trước hoặc sau nó. Liên ngữ khơng biểu thị ý nghhĩa sự vật của câu nhưng có
chức năng tường minh hóa, cụ thể hóa mối quan hệ giữa các đơn vị mà nó kết nối. Liên ngữ có
các loại nêu trình tự các câu; nêu quan hệ đồng nhất, đối lập, tương phản; nêu ý nghĩa giải thích;
nêu ý nghĩa tổng kết, khái quát.
Ví dụ: 1) Thoạt tiên, anh ta ngồi thụp xuống, rồi bắt đầu ơm đầu khóc nấc lên.
2) Cặp mỏ chích bơng tí tẹo bằng hai cái mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy.
- Bổ ngữ: là một trong những thành phần chính, cùng với chủ ngữ và vị ngữ tạo nên nòng
cốt câu. Bổ ngữ có thể là một danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ hoặc cụm chủ vị. Bổ
ngữ ln xuất hiện sau vị ngữ.
Ví dụ: 1) Chúng tơi tặng q cho trẻ em nghèo.
2) Nó đi Hà Nội 2 năm rồi.
2.3. Đặc điểm câu tiếng Lào
Cũng giống như tiếng Việt câu trong ngơn ngữ Lào có thể phân loại theo cấu trúc hoặc
theo hành động giao tiếp. Câu đơn trong tiếng Lào có thể có các thành phần như sau: Chủ ngữ,
vị ngữ, trong thành phần vị ngữ thì động từ là thành phần chính trong trường hợp động từ là
100


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

động từ ngoại động thì sẽ có bổ ngữ.
Câu đơn trong tiếng Lào và tiếng Việt đều có đặc điểm tương tự nhau về các bậc trong tổ
chức câu như sau:
- Nòng cốt câu: ở bậc hẹp nhất gồm chủ ngữ (S) và vị ngữ (V). Nếu vị ngữ là động từ là ngoại
động thì câu có thêm thành phần bổ ngữ (O ) thì cả S, V, O được coi là nòng cốt câu mở rộng.

- Khung câu: gồm có phần nịng cốt câu như trạng ngữ (chỉ thời gian, khơng gian, tình
thái…), đề ngữ của câu và phụ ngữ câu (ví dụ: à, nhỉ, nhé…).
+ Chủ ngữ: có thể là một từ (danh từ, đại từ, động từ danh hóa) hay cụm từ (cụm danh
từ, cụm đại từ…) được xuất hiện trước vị ngữ trong câu.
Ví dụ: 1) [fon ‐ tok] (Trời mưa)
2) [dek - len - na:m] (Bé nghịch nước)
3) [mae - haj³ - ngan - lu:k] (Mẹ cho tiền con)
Từ [fon] = mưa, [dek] = b é, [mae] = mẹ, trong 3 câu trên là chủ ngữ.
+ Bổ ngữ trực tiếp: là danh từ được xuất hiện sau động từ trong câu.
Ví dụ: 1) [Khoy - kin - kha:w] (Tôi ăn cơm)
2) [ euay- a:n - cod² - ma:j] (Chị đọc thư)
Từ [kha:w] = cơm và [cod - ma:j] = thư, trong 2 câu ví dụ trên là bổ ngữ trực tiếp trong câu.
+ Bổ ngữ gián tiếp: là danh từ được xuất hiện sau danh từ làm bổ ngữ trực tiếp.
Ví dụ: 1) [achan - haj - kh - khwan - lu:k - sid] (Giáo viên trao phần thưởng (cho) học trò)
2) [mae - po:n - kha:w - lu:k] (Mẹ bón cơm (cho) con).
+ Vị ngữ: do một động từ, một cụm động từ, một tính từ (phó từ), một cụm do động từ
chính + trợ động từ, do một chuỗi vài ba động từ kế tiếp nhau.
Ví dụ:

1) [no:ng - no:n] (Em ngủ)
2) [ma: - wiu] (Ngựa chạy)
3) [phu:- jing – kho:n – ni: – ngam] (Người phụ nữ này đẹp)
4) [dek – kho:n – nan - cha– la:d] (Đứa bé đó thơng minh)

Nhìn chung, khung câu trong tiếng Lào và tiếng Việt đều được tạo thành từ những đơn vị
giống nhau như khởi ngữ, trạng ngữ (chỉ thời gian, khơng gian, tình thái…)
Ví dụ:
Ngơn ngữ
Tiếng Lào


Tiếng Việt

Đề ngữ

Chủ ngữ

[kha:w] Cơm
[lu:k³] Con

[mae] mẹ
[mae] mẹ

Bạn bè,
Tiền bạc,

cô ấy
anh ấy

Vị ngữ
[nha:ng-het kin]
chưa nấu
[c:a - haj - ngan]
sẽ cho tiền
chẳng thiếu
chẳng bận tâm

+ Trạng ngữ: là thành phần tương đối tự do và có thể xuất hiện ở đầu, cuối hay giữa câu
đều được. Đặc điểm của trạng ngữ giống nhau ở cả hai ngôn ngữ: tiếng Lào và tiếng Việt. Ví
dụ: trạng ngữ chỉ khơng gian, thời gian.
101



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Ngôn ngữ

| HTKH 2019

Trạng ngữ

Tiếng Lào

[no:k³ - maw¹]
Ngồi thành phố
[phru ³ - ni:⁴]
Ngày mai

Tiếng Việt

Ngồi vườn
Hơm qua

Chủ ngữ
[lo:t]
xe
[khoy]
Tơi
Hoa
Ba


Vị ngữ
[maj - tid]
khơng kẹt
[c:a - bpai - het - viek]
sẽ đi làm
đang nở
đi công tác

Như vậy, khung câu trong cả hai ngơn ngữ có điểm giống nhau về cấu trúc như sau:
± Đề ngữ ± trạng ngữ + chủ ngữ + vị ngữ.
3. LỖI TRẬT TỰ CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU
3.1. Lỗi trật tự trạng ngữ câu
Trạng ngữ là một thành phần phụ của câu có chức năng bổ sung thêm cho câu ý nghĩa về
thời gian, khơng gian, mục đích, ngun nhân, phương tiện... Trong tiếng Việt, trạng ngữ có
thể đứng trước, đứng sau hay chen vào giữa nòng cốt câu. Trật tự của trạng ngữ trong tiếng Lào
cũng tương tự như tiếng Việt, nghĩa là nó cũng có vị trí phân bổ trong câu như tiếng Việt, tuy
nhiên, qua thực tế khảo sát, chúng tôi lại ghi nhận được khá nhiều lỗi trong trật tự trạng ngữ
câu của sinh viên Lào học tiếng Việt. Lỗi về trật tự trạng ngữ tập trung ở các trạng ngữ chỉ thời
gian và chỉ địa điểm, nơi chốn.
Ví dụ: 1) Nhà hát chèo mới mở cửa 8 giờ tối.
2) Chúng em đã đi ở Quảng Bình động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh.
Trạng ngữ có thể đứng đầu, đứng cuối và cũng có thể chen vào giữa nòng cốt câu. Tuy
nhiên tùy trường hợp cụ thể trong câu để sắp xếp vị trí trạng ngữ cho đúng. Như ở ví dụ (1)
trạng ngữ có thể đứng đầu câu hoặc chen vào giữa câu như: “8 giờ tối, nhà hát chèo mới mở
cửa” hoặc “Nhà hát chèo 8h tối mới mở cửa”. Ở đây, câu không chỉ mang tính chất thơng báo
thơng thường về một mốc thời gian là “8 giờ tối” mà cịn có sự kết hợp với phụ từ “mới” nhằm
mục đích nhấn mạnh ý nghĩa của thời gian đó trong câu. Nội dung chính mà người nói muốn
nói đến đó là nhấn mạnh mốc thời gian “8 giờ tối” là muộn quá. Nếu trạng ngữ “8 giờ tối” đặt
ở đầu câu như người học đã viết thì cần phải bỏ từ “mới” đi, câu sẽ trở thành một câu thơng báo
thơng thường.

Ở ví dụ thứ (2) người học đã sắp xếp sai trật tự của trạng ngữ chỉ nơi chốn, vơ tình sắp
xếp các địa điểm “Quảng Bình, động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh” ngang hàng
với nhau. Ở đây, các địa điểm: động Phong Nha, biển Nhật Lệ và biển Bảo Ninh đều thuộc
Quảng Bình, do đó trạng ngữ “ở Quảng Bình” phải được đặt ở đầu câu hoặc cuối câu: “Ở
Quảng Bình, chúng em đã đi ở động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh”..
Dựa trên kết quả khảo sát và qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng lỗi về trật
tự trạng ngữ tập trung chủ yếu ở trình độ A và trình độ B. Nếu các lỗi ở phần ngữ chủ yếu tập
trung ở trình độ A và nguyên nhân gây ra lỗi thường là do giao thoa ngôn ngữ giữa ngôn ngữ
mẹ đẻ và ngơn ngữ đích của người học, thì ở lỗi về trật tự trạng từ trong câu, lỗi chủ yếu nằm
ở trình độ B (48,5%) và khơng cịn là lỗi xuất phát từ nguyên nhân chuyển di ngôn ngữ. Nếu
như ở trình độ A, người học cịn lúng túng và khá bỡ ngỡ trước một ngơn ngữ mới, thường có
xu hướng dịch trực tiếp hoặc tư duy ngôn ngữ theo tiếng mẹ đẻ của mình tạo nên các lỗi do
chuyển di thì qua trình độ B, người học đã có được một vốn tri thức cơ bản nên việc dịch trực
tiếp được hạn chế hơn. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là người học không tạo ra lỗi nữa, mà
lỗi được tạo ra do nguyên nhân khác. Khi người học có tri thức và kỹ năng nền tảng, bắt đầu
tạo được thói quen tư duy theo ngơn ngữ thứ hai thì họ bắt đầu có xu hướng tạo lập giao tiếp
102


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

theo cách hiểu của mình hoặc tìm mọi cách để giao tiếp dựa trên kiến thức đã có mà khơng chú
ý đến mặt ngữ pháp là có đúng ngun tắc hay không. Đây gọi là lỗi vượt tuyến và cũng là
nguyên nhân dẫn đến các lỗi về trật tự trạng ngữ của câu mà chúng tôi đã khảo sát được.
Một nguyên nhân khác nữa gây nên các lỗi về trật từ trạng ngữ trong câu là do chuyển di
giảng dạy. Trạng ngữ trong tiếng Việt có tính chất bất cố định. Đối với trạng ngữ chỉ thời gian,
địa điểm hay nơi chốn, người dạy thường ít khi giải thích từng trường hợp cụ thể cho người
học. Trong từng tình huống cụ thể, trạng ngữ có thể nằm đầu, nằm giữa hay nằm cuối. Người

học hiểu một cách chung chung như vậy mà không hề nắm vững được cách thức sắp xếp trạng
ngữ chỉ thời gian và địa điểm trong câu cụ thể, mà mặc nhiên sử dụng theo cách mình đã biết
tương tự như những trường hợp đã từng gặp trước đó. Điều này giải thích cho việc mặc dù
tương đồng về trật tự sắp xếp giữa tiếng mẹ đẻ và ngơn ngữ đích, nhưng sinh viên Lào học tiếng
Việt vẫn mắc phải những lỗi này.
3.2. Lỗi trật tự tình thái ngữ
Qua kết quả khảo sát, chúng tơi ghi nhận được 16 trường hợp người học mắc phải lỗi về
trật tự của tình thái ngữ trong câu, ít hơn so với những lỗi khác về trật tự từ. Các lỗi về trật tự
tình thái ngữ phân bố chủ yếu ở trình độ A (45,5%) và trình độ B (54,5%), ở trình độ C hầu như
khơng gặp phải lỗi về trật tự của tình thái ngữ trong câu nữa.
Ví dụ: 1) Anh ta lại chịu giúp đời nào.
2) E rằng tôi bà ấy sẽ không qua khỏi đêm nay.
3) Cậu định bỏ học luôn à không nhẽ?
Cũng tương tự như trạng ngữ, xét về sự tương ứng giữa tiếng Lào và tiếng Việt, trật tự
sắp xếp của những thành phần phụ trong câu này khơng có gì khác biệt. Tình thái ngữ thường
mang màu sắc văn hóa của ngơn ngữ đích, dùng để biểu thị cảm xúc, thái độ, ý kiến của người
nói đối với vấn đề được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. Từ thực tế giảng dạy, chúng
tôi nhận thấy rằng, đối với đối tượng đang học tiếng Việt dự bị, vấn đề sử dụng tình thái ngữ
trong câu với mục đích biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói thường khơng được người dạy
chú trọng quan tâm nhiều. Trong quá trình học, người học cũng ít được rèn luyện về mặt tình
thái mà thường chú trọng nhiều hơn các quy tắc từ vựng hay ngữ pháp. Do đó, trong tư liệu
khảo sát cũng xuất hiện rất ít các câu có chứa tình thái ngữ. Người học khi được hỏi cũng
thường bối rối, không chắc chắn về các tình thái ngữ trong tiếng Việt, người học thường không
hiểu rõ ngữ nghĩa cũng như ngữ cảnh sử dụng của tình thái ngữ. Vì vậy, những lỗi về trật tự
của tình thái ngữ được trình bày ở trên có nguyên nhân chủ yếu là do người học không nắm
chắc cách sử dụng cũng như bị lúng túng trong diễn đạt. Đây cũng là một lỗi do người dạy thiếu
quan tâm đến dẫn đến nguyên nhân vượt tuyến kết hợp với chiến lược giao tiếp của người học
gây nên lỗi.
3.3. Lỗi trật tự chủ ngữ và vị ngữ
Mặc dù có sự giống nhau về mặt ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ, trật tự sắp xếp chủ ngữ và

vị ngữ cũng khơng có nhiều điểm khác biệt, tuy nhiên sinh viên Lào học tiếng Việt vẫn mắc
những lỗi trong trật từ giữa chủ ngữ và vị ngữ. Những lỗi này tuy hiếm gặp hơn so với những
lỗi về trật tự trong ngữ, nhưng nó cũng phản ánh được lối tư duy, cách thức diễn đạt cũng như
những vấn đề khó khăn mà người học gặp phải về việc sắp xếp trật tự từ trong câu. Dựa trên
những lỗi đó, người dạy có thể xây dựng các bài tập rèn luyện giúp người học nhận biết và sửa
chữa lỗi của chính mình.
Trật tự dạng điển hình của câu tiếng Việt là S – V – O (Tôi ăn cơm). Mặc dù trong tiếng
Việt vẫn tồn tại các dạng câu như: O/S – V (Cơm tôi không ăn) hoặc V – (O)/S (Sinh ra cái mặt
103


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

tôi là giời – Nam Cao). Ở những dạng câu này thường phải đi kèm với các trợ từ như: là, có,
chỉ có, chính là.... để ngăn cách vị ngữ (hay vị ngữ - bổ ngữ) là cái đã biết, cái cần thông báo
hay miêu tả. Tuy nhiên, những trường hợp người học mắc lỗi về trật tự chủ ngữ và vị ngữ được
nêu ở trên đều không thuộc vào các nhóm đã nhắc ở trên, do vậy chúng tơi liệt kê những trường
hợp này là trường hợp mắc lỗi của người học.
Cấu trúc sai: 1) V – S – O
2) V – O – S
Ví dụ: 1) Rất tốt bụng người Việt Nam.
2) Có đá hình dáng và đẹp khác nhau.
3) Trông là mẹ trắng và hơi béo một chút.
Ở ví dụ (1), (2) và (3) ở trên người học đã đảo trật tự của chủ ngữ và vị ngữ với nhau.
Trong các câu này, người học đã tự ý đảo vị ngữ là động từ và cụm tính từ lên đầu câu, dẫn đến
câu sai về mặt nguyên tắc ngữ pháp trong tiếng Việt. Câu này phải chữa lại là “Người Việt Nam
rất tốt bụng” và “Đá có hình dáng và đẹp khác nhau” và “Mẹ trông là trắng và hơi béo một
chút”. Hầu hết những trường hợp mắc lỗi về trật tự chủ ngữ và vị ngữ mà chúng tơi ghi nhận

được thường đảo vị trí vị ngữ lên trước chủ ngữ, làm cho ý nghĩa của câu trở nên bất hợp lý. Ở
đây, chúng tôi ghi nhận lỗi về trật tự chủ ngữ và vị ngữ và phần lớn tập trung ở trình độ A
(62,5%) và trình độ B (37,5%).
Cũng tương tự như các lỗi khác về trật tự thành phần câu. Người học mắc phải lỗi về trật
tự chủ ngữ và vị ngữ không phải do sự chuyển di từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích. Lỗi
này hiếm gặp do sự tương đồng về trật tự sắp xếp chủ ngữ và vị ngữ giữa hai ngôn ngữ. Một số
lỗi chúng tôi ghi nhận được ở đây chỉ thường xảy ra ở trình độ A và trình độ B thường do một
số sinh viên bị nhầm lẫn trong cách diễn đạt. Đến trình độ C chúng tôi không nhận thấy các lỗi
về trật tự sắp xếp giữa chủ ngữ và vị ngữ nữa. Điều này chứng tỏ rằng, vấn đề trật tự từ so với
các vấn đề khác trong ngữ pháp đối với sinh viên Lào thường dễ khắc phục hơn.
4. KẾT LUẬN
Khi tiếp nhận một ngôn ngữ mới, làm quen với một hệ thống mã mới mà hệ thống này
không trùng khớp với hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ, đối với người học đã trưởng thành có năng lực
ngơn ngữ ổn định và hồn thiện thì việc học ngơn ngữ thứ hai sẽ khó khăn hơn nhiều và kết quả
là tạo ra nhiều lỗi sai hơn trong q trình thụ đắc một ngơn ngữ mới. Chúng tôi đã tiến hành
khảo sát các lỗi sai về trật tự từ của sinh viên Lào học hệ tiếng Việt dự bị tại trường đại học
Quảng Bình. Ở các lỗi về trật tự câu, nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi là do chiến lược giao tiếp
và chuyển di giảng dạy. Người học đã mắc lỗi khi sử dụng những kiến thức đã có nhưng khơng
chắc chắn và tìm mọi cách để diễn đạt ý trong giao tiếp của mình, từ đó người học đã tạo ra một
kết cấu không đúng thay vào chỗ của kết cấu thông thường mà khơng hề nhận ra mình đã mắc
phải lỗi về ngữ pháp của tiếng Việt. Ngồi ra, cịn một lý do khác ảnh hưởng đến các lỗi của
người học là do người học ở giai đoạn này chưa thực sự hiểu được văn hóa giao tiếp, cách diễn
đạt biểu thị trạng thái hay cảm xúc trong tiếng Việt. Muốn sửa được lỗi về trật tự từ trong câu,
đòi hỏi người dạy phải cung cấp một mơ hình ngữ pháp đúng cho người học, tiến hành ôn tập
các quy tắc đã cho và làm các bài luyện rèn luyện kỹ năng và kiến thức. Đồng thời, người dạy
cũng nên chú trọng đến việc bổ sung nền tảng văn hóa cho người học.
Kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát những bài viết, những bài tập của sinh viên Lào học
tiếng Việt, đã phần nào chỉ ra một cái nhìn tổng quan nhất về những lỗi sai về trật tự từ mà sinh
viên người Lào thường mắc phải dựa trên cơ sở lý thuyết đã có và dựa trên sự đối chiếu giữa
104



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

ngữ pháp tiếng Lào và tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, chúng tơi hy vọng có thể giúp người dạy
và người học tiếng Việt có cách nhìn rõ ràng hơn về các lỗi sai về ngữ pháp tiếng Việt, cụ thể
hơn là các lỗi trong trật tự từ thường gặp của người nước ngoài khi học tiếng Việt, từ đó có thể
rút ra kinh nghiệm về truyền đạt cũng như tiếp nhận tiếng Việt như một ngoại ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Vũ Hoàng Phương Loan (2015). Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên
Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Diệp Quang Ban (1987). Câu đơn tiếng Việt, NXB Giáo dục.
Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1983). Ngữ pháp Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ngụy Vân Thùy (2011). Tầm quan trọng của lỗi trong quá trình dạy và học tiếng Anh, Thông
tin Khoa học, Tập 1, Số 1.
Lê A, Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2017). Giáo trình Tiếng Việt, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2001). Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ tiếng Anh và tiếng Việt, Luận
văn thạc sỹ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.


Title: SOME ERRORS ABOUT ORDER OF SENTENCE ELEMENTS OF LAO STUDENTS WHO
IS STUDY VIETNAMESE (AT QUANG BINH UNIVERSITY)
Abstract: Word order errors is one of the grammatical errors that students often experience in learning
Vietnamese as a foreign language. Word order plays an important role in linking basic language units
to express a certain meaning. The similarity between Lao and Vietnamese is that both languages take
the word order as a means of grammar and orderly words to play a very important role.
Keywords: Error, word order, learning Vietnamese, Lao students.

105



×