Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát một số công trình nghiên cứu thơ Hoàng Cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.7 KB, 4 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

KHẢO SÁT MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THƠ HOÀNG CẦM
PHẠM THỊ MAI THANH
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về thơ Hồng Cầm, góp
thêm một cái nhìn tổng quan về việc khảo sát thơ Hoàng Cầm từ các hướng tiếp cận,
đặc biệt là từ hướng huyền thoại, cổ mẫu, biểu tượng. Những công trình nghiên cứu
đều khẳng định giá trị nghệ thuật, bản sắc cá nhân, thành tựu, đóng góp và vị trí riêng
của nhà thơ Hồng Cầm trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, cho
thấy sự thành kính, nâng niu, trân trọng xuất phát từ một tình yêu rất đặc biệt mà
Hoàng Cầm dành cho Kinh Bắc - quê hương ông, những yếu tố quan trọng làm nên
những thành cơng của nhà thơ.
Từ khố: Hồng Cầm, thơ, Văn học Việt Nam, cơng trình nghiên cứu.

1. MỞ ĐẦU
Hồng Cầm và thơ ông đặc biệt thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình nghiên cứu và
cơng chúng bạn đọc, được yêu mến bậc nhất trong đời sống thơ đương đại. Thơ ơng tạo dựng
được một vị trí vững vàng trong lịng cơng chúng bạn đọc u thơ, và đã được trao tặng Giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2007. Đọc thơ ơng, có thể thấy sự dồn nén,
ẩn chứa chiều sâu tâm thức cá nhân và giá trị văn hóa của cộng đồng với sự xuất hiện dày đặc
những thi ảnh lưu trữ nhiều ẩn số đặc biệt như: lá diêu bông, quả vườn ổi, Cây Tam cúc, Cỏ
Bồng thi... Vì vậy, giải mã thơ Hồng Cầm nhìn từ lý thuyết phê bình huyền thoại chính là cách
khám phá bí mật tình u, cuộc sống cũng như đi sâu vào vô thức sáng tác của nhà thơ, lý giải
những cổ mẫu như những ám gợi trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Việc tiếp cận,
hay cắt nghĩa rành mạch, rõ ràng ý tứ trong thơ ơng có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau,
trong đó việc giải mã những sáng tác thơ giàu sức liên tưởng dưới góc nhìn huyền thoại hoặc
các yếu tố liên quan huyền thoại sẽ là một hướng đi thú vị, ý nghĩa.
2. NỘI DUNG


Giải thích nguồn gốc của vạn vật hay giải mã những hiện tượng trong tự nhiên, trong tư
duy nguyên thủy người ta thường tìm về những huyền thoại, ở đó con người nhận thức về thế
giới, nhận thức chính bản thân mình... Chính vì vậy, bất kỳ một hiện tượng nào của cuộc sống
dù nhỏ nhăt hay lớn lao đều có thể tìm thấy trong đó sự kết nối với cội rễ huyền thoại. Trong
cơng trình nghiên cứu Những huyền thoại Roland Barthes đã ví huyền thoại như những hệ
thống ký hiệu thứ hai, một siêu ngơn ngữ. Là một hình thái ý thức của huyền thoại văn học từ
sử thi đến truyện cổ tích hay thơ ca... đều thấp thống trong đó những huyền thoại. Cùng với
bao thăng trầm của cuộc sống văn học đã trải qua nhiều biến đổi nhưng phải nhìn nhận một
điều trong sáng tác của những nhà thơ đương đại là kiểu sáng tác theo khuynh hướng “huyền
thoại hóa” sáng tác của Hồng Cầm là minh chứng, huyền thoại đã đi vào trong sáng tác của
Hoàng Cầm và tỏa sáng những giá trị tinh túy nhất.
Thơ Hoàng Cầm là một hiện tượng thơ độc đáo, riêng biệt khơng thể trộn lẫn. Đó là những
tứ thơ đẹp, sang trọng, lung linh những sắc màu huyền ảo với gam màu cổ tích, huyền sử,...
mang đặc trưng nghệ thuật cao. Việc nghiên cứu thơ Hoàng Cầm trong suốt nửa thế kỷ qua dù
ở góc độ, phương diện nào đã cho thấy lòng yêu thơ, sự tri ân, ngưỡng mộ đối với nhà thơ tài
hoa này. Các cơng trình đã có nhiều phát hiện mới về thơ Hoàng Cầm như sau:
Đầu tiên, phải kể đến Luận văn Thạc sĩ Văn học “Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ
Hồng Cầm” của tác giả Văn Thị Lệ Hiền (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2009). Tác giả
63


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

đi sâu khai thác những hình tượng thơ của Hồng Cầm, tuy chưa đề cập đến những huyền thoại,
nhưng đã đề cập đến hình tượng thơ tiêu biểu của Hồng Cầm như thiên nhiên, con người, hội
hè. Năm 2012, một nghiên cứu nữa bàn về thơ Hồng Cầm trong đó phải kể đến luận án Tiến
sĩ của Lương Minh Chung với đề tài “Thơ Hồng Cầm từ góc nhìn văn hóa”. Tác giả khai thác
sâu vào những biểu tượng nhưng chưa chạm được vào những cổ mẫu thông qua những biểu

tượng đầy ẩn số đó.
Tiếp đến, “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” - Luận văn Thạc sĩ Khoa học của tác giả
Nguyễn Hữu Chính, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tác giả cảm nhận về thời gian, khơng
gian nghệ thuật trong cảm quan sáng tác của nhà thơ, đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển
tư duy nghệ thuật trong tìm tịi đổi mới hình thức thơ ca Việt Nam sau 1945.
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Đức Hồn “Văn hóa Kinh Bắc - vùng thẩm mỹ trong
thơ Hoàng Cầm” (Năm 2013) đã lý giải những giá trị văn hóa Kinh Bắc thẩm thấu đến hồn thơ
Hồng Cầm thơng qua những biểu tượng với những đặc trưng ngơn ngữ nổi bật. Bên cạnh đó,
Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” của tác giả Hoàng Thị Hương, Đại
học Đà Nẵng, 2001 cũng khái quát những đặc điểm cơ bản thơ của thơ Hoàng Cầm.
Gần đây nhất năm 2014, Luận văn Thạc sĩ “Thế giới biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm”
của tác giả Trần Thị Ngân Thủy, do PGS.TS. Hoàng Thị Huế hướng dẫn, cơng trình đi sâu khai
thác những biểu tượng dịng sơng, thiên nhiên, con người... những biểu tượng bước ra từ những
huyền thoại trong sáng tác của Hoàng Cầm. Tác giả luận văn cho thấy việc tái hiện hội hè trong
thơ Hồng Cầm khơng chỉ lưu giữ được nhiều truyền thống văn hóa dân gian, mà qua đó cịn
tỏ rõ một cái nhìn nhân văn đến thân phận người phụ nữ nông thôn. Bởi hội hè là mặt chủ yếu
của đời sống sống phi chính thức, giúp làm cân bằng lại đời sống thường ngày. Người đàn bà
vất vả, bị hành hạ đã tìm lại được bản thân mình trong các hội thi, hoặc những lễ hội có tính
chất phồn thực của người Việt như hội chen ngang được tổ chức từ ngày 6 và kéo dài đến 15
tháng Giêng.
Bên cạnh đó, cũng có những bài viết nghiên cứu và bài phê bình thơ Hồng Cầm như:
Trần Mạnh Hảo trong bài phê bình “Hồng Cầm và 99 tình khúc” trên Văn số 71-97 và được
in lại trong bài “Phê bình, bình luận văn học” do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn đã nhìn nhận và
đánh giá thơ Hồng Cầm ở một khía cạnh khác. Tác giả Trần Mạnh Hảo chủ yếu tập trung
vào phê hơn là bình. Nói chung, tác giả có phần cực đoan khi phê phán thơ tình Hồng Cầm
theo hướng xã hội học mà chưa thấy được những đóng góp nhất định của ơng. Năm 2011,
Nhà Xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn Hoàng Cầm - Hồn thơ độc đáo do tác giả Lại
Nguyên Ân chủ biên có tập hợp các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca Hoàng Cầm. Đây
là một cuốn sách tập hợp khá đầy đủ những bài viết, bài đánh giá, nghiên cứu phê bình về thơ
Hồng Cầm dưới nhiều góc độ như: Hồng Cầm, ơng hồng của thơ trữ tình... của Nguyễn

Việt Chiến; Hoàng Cầm, Gã phù du Kinh Bắc của Chu Văn Sơn; Đi tìm ẩn ngữ trong thơ
Hồng Cầm của Đỗ Lai Thúy; Người dệt thơ từ những giấc mơ của Nguyễn Đăng Điệp... chỉ
ra những đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật nổi bật, hồn thơ, phong cách thơ Hồng Cầm, tuy
chưa có bài viết hay bài phê bình nào về thơ Hồng Cầm nhìn từ lý thuyết phê bình huyền
thoại. Ngồi hình ảnh những nhân vật truyền thuyết trong lịch sử, các nhà nghiên cứu còn cho
thấy, Hồng Cầm dành những câu thơ, trang thơ để nói về những câu chuyện tình đẹp nhất
trong lịch sử tình yêu trên đất Kinh Bắc, cũng chính là những câu chuyện khiến Hoàng Cầm
ngậm ngùi nhất như chuyện Từ Thức - Giáng Tiên, Trương Chi - Mỵ Nương... đặc biệt là
Trương Chi… Bên cạnh đó, trong những cơng trình nghiên cứu nói trên, phải kể đến “Ba
chiều cạnh phê bình” của Hồng Thị Huế, tác giả đã tìm hiểu thơ ca nói chung, thơ ca Hồng
Cầm nói riêng, nhìn từ lý thuyết phê bình huyền thoại, trong bài viết “Ánh xạ cái tôi trong
64


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

thơ Việt Nam đương đại”. Đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa vô thức tập thể, vô thức cá nhân
với biểu tượng và huyền thoại... Khi lý giải mối quan hệ giữa các “Quy ước văn hóa trong
ngơn ngữ nghệ thuật thơ của một số nhà thơ Việt Nam đương đại”, thông qua những biểu
tượng, cổ mẫu, tác giả chỉ ra những quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với văn học thơng qua hệ
thống ngơn ngữ lưu giữ các trầm tích văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Chúng tôi nhận thấy, trong các bài nghiên cứu phê bình, bài viết... về cuộc đời và sự
nghiệp thơ ca của Hồng Cầm đã ít nhiều đề cập đến những hình ảnh, văn hóa, chất huyền thoại
trong thơ Hồng Cầm nhưng chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu khai thác thơ Hồng Cầm nhìn
từ lý thuyết phê bình huyền thoại một cách có hệ thống và khái quát từ lý thuyết phê bình huyền
thoại. Tuy nhiên, những ý kiến nhận xét, đánh giá, những cơng trình nghiên cứu trước đó đều
có giá trị khơi gợi, mở hướng, khẳng định giá trị nghệ thuật, bản sắc cá nhân, thành tựu, đóng
góp và vị trí riêng của nhà thơ Hồng Cầm trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Những

cơng trình này cũng cho thấy sự thành kính, sự nâng niu, trân trọng xuất phát từ một tình yêu
rất đặc biệt mà Hoàng Cầm dành cho Kinh Bắc - q hương ơng. Đó là những yếu tố quan trọng
làm nên những thành công của nhà thơ trong việc khẳng định phong cách, tài năng nghệ thuật.
3. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập, thơ Hoàng Cầm đã hướng tới lối biểu đạt đi sâu vào cảm xúc
nhân loại thông qua những hình ảnh thơ độc đáo bước ra từ văn hóa và huyền thoại. Các sáng
tác của Hồng Cầm với những ký hiệu đặc biệt Lá Diêu bông, Quả vườn ổi, Cỏ Bồng thi, Cây
Tam cúc... đã tạo nên một thế giới lạ lùng, huyền diệu và đầy bí ẩn, tạo nên những dịng thơ trơi
mải miết vào trong tâm thức người đọc bằng lối mộng mơ, siêu thực với những khoảng trắng
của ngôn từ, tạo ra những biểu tượng đẹp huyễn hoặc, liêu trai... Để rồi khép lại, mỗi bài thơ
đọng lại một ám gợi đầy huyền thoại. Vì vậy, nghiên cứu thơ Hoàng Cầm từ lý thuyết phê bình
huyền thoại sẽ mở ra thế giới với những tương thơng đầy bí ẩn giữa hiện thực và những mong
ước chỉ có trong huyền thoại. Trong phạm vi một bài viết tham gia hội thảo, chúng tôi chỉ mong
muốn qua sự tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về thơ Hồng Cầm sẽ góp thêm một cái
nhìn tổng quan về việc khảo sát thơ Hoàng Cầm từ các hướng tiếp cận, đặc biệt là các huyền
thoại, cổ mẫu, biểu tượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lại Nguyên Ân (2011). Hoàng Cầm - hồn thơ độc đáo, NXB Hội Nhà văn, Trung tâm Văn
hóa Ngơn ngữ Đơng Tây.
[2] Đào Ngọc Chương (2008). Phê bình huyền thoại, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[3] Hồng Thị Huế (2018). Ba chiều cạnh phê bình, NXB Hội Nhà văn.
[4] Hoàng Hưng (2018). Hoàng Cầm - Một đời “Nhớ tiếc”, Một đời “Níu Xn Xanh”, Văn
hóa Nghệ An, .
[5] Lê Hồ Quang. Tư duy thơ Việt Nam sau 1975. Nguồn: Vanvn.net.
[6] Meletinsky, E. M. (2004). Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn - Song Mộc dịch, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Barthes, R. (2008). Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.
[8] Nhiều tác giả (2007). Huyền thoại và văn học, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[9] Báo Văn hóa giải trí, Hồng Cầm đời người và đời thơ, 15/11/2011.
[10] Todorov (2004). Nguyên lý đối thoại, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[11] I. P. Ilin, E. A. Tzunganova (Chủ biên) (2003). Các khái niệm và thuật ngữ của các trường
phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr.357.
[1]

65


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Title: SURVEY OF SOME RESEARCH WORKS OF HOANG CAM’S POETRY
Abstract: The paper explores the research works on Hoang Cam’s poetry, contributing an overview of
the survey of Hoang Cam’s poetry from different approaches, especially from the myth, archetypes,
symbols. The research works have affirmed the artistic value, personal identity, achievements,
contributions and the unique position of the poet Hoang Cam in the process of modern Vietnamese
literature. At the same time, showing that respect, affection, respect and dignity stem from a very special
love that Hoang Cam has for Kinh Bac - his hometown, the important factors that make the poet's
success.
Keywords: Hoang Cam, poetry, Vietnamese literature, research works.

66



×