Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tích cực hóa phương pháp thuyết trình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.84 KB, 7 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

TÍCH CỰC HĨA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
TẠI KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ HOÀI THANH, TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
Đại học Thái Nguyên
Email:
Tóm tắt: Trong hệ thống các phương pháp dạy học ở nước ta, thuyết trình là
phương pháp truyền thống có nhiều ưu thế. Đặc biệt, phương pháp này đã phát huy
được vai trò trong dạy học các mơn lý luận Mác - Lênin. Vì vậy, tích cực hóa
phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản (NLCB) của
chủ nghĩa Mác - Lênin là một yêu cầu cấp bách đặt ra. Để phương pháp này mang
lại hiệu quả cao, giảng viên phải biết sử dụng các cách thuyết trình một cách mềm
dẻo và linh hoạt đúng với nội dung cần truyền đạt, đồng thời phối hợp với các
phương pháp khác theo hướng phát huy tính cực của người học.
Từ khóa: Tích cực hóa, phương pháp thuyết trình, giảng dạy, học tập.

1. MỞ ĐẦU
Để đáp ứng nguồn nhân lực có đầy đủ đức - tài cho sự nghiệp chung của đất nước thì giáo
dục lý luận chính trị, tư tưởng trong các trường Đại học hiện nay đóng một vai trị hết sức quan
trọng. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin hiện nay cịn có những vấn đề đặt ra. Đó là trong các trường Đại học nói chung, Khoa
ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên nói riêng đang gặp phải những khó khăn rất lớn từ quan niệm
của sinh viên về vai trị của mơn học. Sinh viên xem môn học này là môn “học để thi”, “học để
qua”. Để giải quyết thực trạng này, trước hết cần phải xem xét lại phương pháp giảng dạy của
chính giảng viên đối với mơn học, vì chính giảng viên là người đầu tiên đem lại hứng thú học
tập, là người hướng dẫn tri thức cho sinh viên. Giảng viên là người dẫn dắt những sinh viên của


mình đến những chân trời mới về tri thức.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng dạy và học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
Việc học tập tốt môn Những NLCB của Chủ nghĩa Mác - Lênin đóng một vai trị quan
trọng trong việc kiến tạo nên ý thức hệ vững vàng cho sinh viên. Hoạt động dạy học môn Những
NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta nói chung và ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái
Nguyên nói riêng trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần đào tạo
đội ngũ trí thức trẻ, kiên định vững vàng, có đủ năng lực đáp ứng mọi nhiệm vụ. Những năm
gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và chính phủ tới việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh
viên, sinh viên, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh đã có những chuyển biến tích cực. Quyết định số 494 (24/6/2002) của Thủ tướng chính
phủ về một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để tăng cường vai trò của
các mơn học này đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho sinh viên, sinh viên.
209


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ một số hạn chế nên chưa tạo được động lực, hứng
thú cho người học.
Thứ nhất, thái độ học tập môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa xứng đáng
với vị trí mơn học. Điều này biểu hiện ở khơng khí giờ học ít sơi nổi, tỷ lệ sinh viên tích cực
tham gia xây dựng bài thấp, mức độ hiểu bài chưa thực sự như mong muốn.
Thứ hai, môn học chưa thực sự hấp dẫn với sinh viên. Sinh viên phần lớn tỏ ra e ngại,
khơng ham thích với mơn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin vì khơ khan, nặng về lý
thuyết, khó hiểu, trừu tượng,... Tình trạng học chủ yếu là học vẹt, học tủ. Sinh viên có tâm lý
chán nản lười học, học để thi, học cho qua và ra khỏi phòng thi là quên ngay lập tức.

Thứ ba, về chất lượng giảng dạy của giảng viên chưa đồng đều. Kiến thức thực tế còn hạn
chế nên bài giảng đơn thuần mang tính lý luận trừu tượng, khó hiểu, khô khan, chưa gắn được
lý luận với thực tiễn, lúng túng khi giải thích, lập luận vấn đề.
Nguyên nhân là do, việc nhận thức, quán triệt đổi mới phương pháp dạy học Những NLCB
của chủ nghĩa Mác - Lênin cho đối tượng đào tạo là sinh viên ở một số ít giảng viên chưa được
thường xun liên tục, cịn có tính chất phong trào. Những biểu hiện ngại đổi mới phương pháp,
vẫn muốn duy trì các phương pháp cũ, cá biệt có những nhận thức chưa đúng ở giảng viên cho
rằng khả năng nhận thức của sinh viên rất hạn chế, chủ yếu mới tốt nghiệp phổ thông, do đó chỉ
cần thầy nói gì trị ghi, trị chép càng nhiều càng tốt, nêu các tình huống có vấn đề, gợi mở cho
người học suy nghĩ là không phù hợp, chỉ là hình thức. Chính từ những nhận thức chưa đúng,
chưa đầy đủ đó của đội ngũ giảng viên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đổi mới phương
pháp dạy và học bộ mơn này.
Ngồi ra, sự kết hợp các phương pháp trong q trình giảng dạy cịn chưa tốt, chưa linh
hoạt, có khi chưa phù hợp với các đối tượng cụ thể. Biểu hiện cụ thể là trong giảng dạy Những
NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn
giảng nhằm thực hiện chức năng truyền thụ tri thức chưa chú trọng đến việc thực hiện chức
năng tổ chức, điều chỉnh hoạt động nhận thức cho sinh viên. Giảng viên chủ yếu lo trình bày
cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình cho sinh
viên, cịn sinh viên thì cố nghe và ghi một cách hoàn toàn thụ động. Cách thức diễn giảng độc
thoại như thế diễn ra suốt cả buổi học làm cho sinh viên thiếu hứng thú, khơng có ý thức sáng
tạo, tìm tịi. Việc chuẩn bị các tình huống có vấn đề của giảng viên cịn giản đơn, hoặc vượt quá
khả năng nhận thức của người học. Cách giải quyết các tình huống có vấn đề của đội ngũ giảng
viên chưa thể hiện triệt để, do đó chưa phát huy hết tính độc lập, tích cực, sáng tạo của người
học, giảng viên chưa chú trọng, tăng cường các phương tiện dạy học trực quan như: mơ hình
hố, sơ đồ, biểu mẫu, máy chiếu, cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho giảng
viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào
tạo môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin bị cắt giảm quá nhiều. Nếu trước đây chương
trình chuẩn của bộ mơn này là 120 tiết tương đương với 8 đơn vị học trình thì nay chỉ cịn 75
tiết tương đương với 5 đơn vị học trình. Với khối lượng kiến thức “khổng lồ” như vậy, trong

khi đó việc thống nhất sắp xếp nội dung, chương trình lại chưa khoa học, cho nên đã làm cản
trở đến chất lượng hiệu quả quá trình giảng dạy môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Những hạn chế trong sử dụng phương pháp dạy học Những NLCB của chủ nghĩa Mác Lênin là do sự vận động tổng hợp của các nguyên nhân trên. Việc nhận thức đúng các nguyên
nhân đó là cơ sở để vạch ra những giải pháp tối ưu nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay.
210


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

2.2. Những biện pháp thực hiện việc tích cực hóa phương pháp thuyết trình nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
2.2.1. Sử dụng thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại (PPĐT) là phương pháp mà người dạy căn cứ vào nội dung bài
học khéo léo đặt ra câu hỏi, để sinh viên căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẩn
của giảng viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề. Sử dụng phương pháp đàm
thoại trong dạy học Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin có tác dụng định hướng người
học vào nội dung bài học; tạo ra sự chú ý của sinh viên và khơng khí học tập của lớp; kích thích
tư duy, kiểm tra được mức độ tri thức và kỹ năng của sinh viên, dẫn dắt họ tìm kiếm kết quả
học tập. Để quá trình kết hợp này mang lại hiệu quả cao cho q trình tích cực hóa phương pháp
thuyết trình, giảng viên cần chú ý những yêu cầu sau:
Thứ nhất, chú trọng chất lượng câu hỏi như câu hỏi đặt ra phải có tính mục đích hệ thống,
để dẩn giải được sinh viên vào vấn đề; câu hỏi phải vắn tắc, đơn giản, rỏ ràng, phù hợp với trình
độ sinh viên; câu hỏi phải kích thích được sự tư duy của sinh viên; câu hỏi mang tính phân loại,
để kiểm tra khả năng lĩnh hội vấn đề của sinh viên.
Thứ hai, sử dụng hợp lý hai hình thức đàm thoại tái hiện và đàm thoại gợi mở. Trong đó,
đàm thoại tái hiện là giảng viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu sinh viên nhớ lại kiến thức đã
biết và trả lời dựa vào trí nhớ, khơng cần suy luận. Đó là hình thức được dùng khi cần đặt mối

liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới
học. Trong khi đó, đàm thoại gợi mở là giảng viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp
hợp lý để dẫn dắt sinh viên từng bước phát hiện ra bản chất của vấn đề tính quy luật của vấn đề
đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Để thu hút sự chú ý của người học và tích cực
hóa phương pháp thuyết trình ngay khi mở đầu bài học giảng viên có thể thơng báo vấn đề dưới
hình thức những câu hỏi có tính chất định hướng.
Ở phương pháp này, q trình tương tác giữa giảng viên với sinh viên, được thực hiện
thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giảng viên
và người học đặt ra. Kết quả là dưới sự dẫn dắt của giảng viên, người học thể hiện được suy
nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá lĩnh hội được đối tượng học tập. Phương pháp này kích thích
tư duy độc lập của người học, giúp người học hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, học máy
móc. Khuyến khích, lôi cuốn người học vào môi trường học tập, tạo khơng khí sơi nổi trong
lớp. Cho phép người học hình thành và phát triển kỹ năng nói, diễn đạt ý tưởng của mình, tạo
cơ hội để họ tự học hỏi lẫn nhau.
2.2.2. Sử dụng thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp nêu vấn đề (PPNVĐ) là phương pháp dạy học, trong đó giảng viên tạo ra
tình huống có vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thơng qua đó lĩnh hội
tri thức, phát triển kỹ năng và đạt được các mục đích dạy học khác. Phương pháp này có ưu
điểm là kích thích tư duy, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cho sinh viên. Giúp sinh
viên vừa khám phá ra tri thức mới vừa nắm bắt được phương pháp chiếm lĩnh tri thức. Rèn
luyện cho sinh viên niềm tin vào tri thức do mình khám phá ra; hình thành phát triển cho họ tác
phong mạnh dạn, tự tin, độc lập trong học tập. Người dạy thu được thông tin phản hồi tù người
học một cách nhanh chóng. Trong trình bày bài giảng, giảng viên có thể diễn đạt vấn đề dưới
dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn sự chú ý của sinh viên.
Trên thế giới ngày nay, tại nhiều nước phát triển, người ta đã thay đổi lại lối học và cách
dạy. Phương pháp dạy học là nêu vấn đề để đem ra nghiên cứu thảo luận. Cách dạy này đưa
211


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ


| HTKH 2019

đến phương pháp học tập là buộc người học phải tự đi sưu tầm tài liệu trong các thư viện, trong
các trung tâm thông tin, tự thực hành trong các xưởng trường, tự mày mị thí nghiệm trong các
phịng thí nghiệm. Và để thảo luận, báo cáo được các điều đã tìm thấy, về phương diện tâm lý,
người đọc phải vận dụng được óc phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các thơng tin để đi đến
tổng hợp cho mình một nhận định.
Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin là một môn học rất cần thiết đối với sinh viên.
Vì vậy, xác định một phương pháp mà có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong q
trình học của sinh viên mà vẫn sử dụng được nguồn sách là chính, kết hợp với các hoạt động
giúp các em tự làm việc như quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến của mình là rất cần thiết. Phương
pháp dạy học nêu vấn đề được xem là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc giảng
dạy môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp dạy học nêu vấn đề với bản
chất là giảng viên nêu vấn đề, sinh viên thảo luận theo nhóm, từ đó khuyến khích, thúc đẩy sinh
viên phát triển các kỹ năng của mình.
Để tích cực hóa phương pháp thuyết trình theo hướng kết hợp với PPNVĐ, người dạy cần
kiểm soát, đánh giá được khả năng tìm tịi, suy nghĩ, nhận định của người học, tổ chức các buổi
thảo luận; nhận xét người học thơng qua cách trình bày suy luận của họ, cơng trình tìm tịi
nghiên cứu của họ qua các bài báo cáo nộp hàng tuần, khóa luận cuối khóa học. Từ đó, đánh
giá được khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, óc sáng tạo của người học đối với từng vấn
đề đem ra nghiên cứu, thảo luận. Kết quả là phương pháp dạy, học và kiểm tra này đã đưa đến
một nền giáo dục có tính sưu tầm, nghiên cứu, phát minh và sáng tạo.
2.2.3. Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan
Trực quan (TQ) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, các đồ dùng, các
phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới ôn tập nhằm mục đích
minh họa, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ sảo. Phương pháp dạy học
trực quan bao gồm: hoạt động quan sát của sinh viên và hoạt động trình bày trực quan của giảng
viên. Hai hoạt động này luôn tương tác và hỗ trợ cho nhau thúc đẩy quá trình nhận thức đạt
hiệu quả cao. Phương pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của

người học. Huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ
hiểu, dễ nhớ, và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, khơi dậy ý muốn
khám phá, lĩnh hội tri thức của người học.
Trong quá trình giảng dạy môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, việc kết hợp
với phương pháp TQ, giảng viên có thể tích cực hóa phương pháp thuyết trình theo hướng thơng
qua những sự kiện, câu chuyện hoặc tác phẩm văn học, phim ảnh… được minh họa bằng biểu
đồ, bản đồ, bức tranh, băng video đểlàm tư liệu. Qua đó, tổ chức cho sinh viên tiến hành phân
tích, minh họa, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểu tượng, khắc sâu nội
dung kiến thức của bài học. Mặt khác, giảng viên có thể sử dụng số liệu thống kê để phân tích,
so sánh rút ra kết luận nhằm góp phần làm tăng tính chính xác và tính thuyết phục của vấn đề.
2.2.4. Sử dụng thuyết trình kết hợp với phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu
Giáo trình là phương tiện dạy học quan trọng để giảng viên chuẩn bị tiến hành dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Với sinh viên, giáo trình và tài liệu học tập
là phương tiện để chuẩn bị bài, làm bài tập và tự học. Để tích cực hóa phương pháp thuyết trình
theo biện pháp này, giảng viên cần hướng dẫn sử dụng giáo trình và tài liệu học tập một cách
hợp lý là phương pháp dạy học hiệu quả. Tài liệu học tập được phân thành nhiều loại tùy theo
tính chất, chức năng riêng biệt của nó. Thơng thường, sinh viên sử dụng các tài liệu học tập
như: Sách giáo trình mơn học: là tài liệu học tập cơ bản, chính thống, bắt buộc. Ngồi ra, còn
212


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

có tài liệu hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo, tạp chí, sách chuyên ngành, tài liệu điện tử.
Ưu điểm của phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu là phát triển kỹ năng đọc sách, góp phần
phát triển kỹ năng tìm kiếm thơng tin, tra cứu tài liệu trong thư viện và rèn luyện kỹ năng đánh
giá tính chính xác, chân thực của thơng tin. Cho phép sinh viên học theo tốc độ riêng tùy thuộc
vào khả năng của mỗi người.

2.2.5. Sử dụng thuyết trình với phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là phương pháp dạy học trong đó lớp học được
chia thành nhiều nhóm nhỏ để các thành viên trong nhóm tích cực, chủ động, nghiên cứu, thảo
luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng
viên. Phương pháp này tạo khơng khí lớp học sơi nổi, phát triển cho người học khả năng diễn
đạt, trao đổi thẳng thắn, dân chủ, cởi mở.
Sử dụng kết hợp với phương pháp TLN để tích cực hóa phương pháp thuyết trình, giảng
viên cần tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, đồng thời làm quen, trao
đổi, hợp tác với nhau, hình thành thói quen tương tác trong học tập. Tạo yếu tổ kích thích thi
đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Tạo cho giảng viên có thơng
tin phản hồi của người học. Sau khi kết thúc quá trình thảo luận, rất cần chú ý đến sự tổng kết,
đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Đồng thời, phải kết luận được vấn đề và giải
đáp tất cả những thắc mắc, boăn khoăn của người học xoay quanh vấn đề đang nghiên cứu và
học tập.
2.2.6. Sử dụng thuyết trình kết hợp với phương pháp vận dụng tri thức liên môn
Trong dạy học môn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên vận dụng tri
thức các môn học khác nhau để giảng dạy. Để sinh viên hiểu sâu sắc hơn tri thức bài học, giảng
viên sử dụng nhiều thao tác, thủ pháp sư phạm nhằm tái hiện, liên kết những tri thức vốn có của
sinh viên và đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với tri thức bài học, người học liên hệ và dần
dần hiểu được bài học dưới sự hướng dẫn của thầy, cơ. Đây chính là sự kết hợp khéo léo giữa
hai phương pháp: Thuyết trình và sử dụng phương pháp liên môn. Tuy nhiên, phương pháp
thuyết trình vẫn là chủ đạo, tri thức liên mơn là phương tiện là cầu nối để người học đến với
những tri thức mới trong bài học. Giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp vận dụng tri
thức liên mơn có quan hệ mật thiết với nhau,phương pháp thuyết trình cần có vận dụng tri thức
liên mơn để bài thuyết trình thêm phần hấp dẫn và có tính thuyết phục cao. Phương pháp vận
dụng tri thức liên mơn có tác dụng như phương tiện để đi đến nội dung tri thức bài học.
2.3. Quy trình tích cực hóa phương pháp thuyết trình khi giảng dạy mơn Những ngun
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
2.3.1. Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài
- Giảng viên giao tài liệu bài giảng tiếp theo cho sinh viên nghiên cứu.

- Giảng viên phải cần có những yêu cầu, câu hỏi hoặc bài tập để từ đó sinh viên nảy sinh
nhu cầu đọc và tìm hiểu tài liệu, nói chung hình thành thói quen tự học của sinh viên.Nếu sinh
viên làm tốt được những vấn đề trên thì một số vấn đề trong bài giảng sinh viên khơng cần
giảng viên giảng mà vẫn có thể tự học tốt. Giảng viên tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho
việc tư vấn, mở rộng kiến thức thực tế, cố vấn học tập cho sinh viên.
2.3.2. Chuẩn bị bài giảng
- Chuẩn bị phần máy chiếu có hình ảnh minh họa cho bài giảng.
213


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế có liên quan đến phần nội dung thuyết trình để minh họa,
các ví dụ nên mang tính thời sự. Rút ra bài học cho sinh viên, làm tăng tính hấp dẫn và thuyết
phục đối với người học.
- Tăng cường các câu hỏi có liên quan đến phần bài giảng, thiết kế những câu hỏi theo
bậc nhận thức của sinh viên.
2.3.2. Tiến hành bài giảng
- Khi bắt đầu bài giảng giảng viên cần nêu rõ mục tiêu của bài học và cuối bài giảng cần
có vài phút để sinh viên tóm tắt những vấn đề chính đã tiếp thu được.
- Trao đổi những vấn đề sinh viên còn chưa hiểu, mở rộng kiến thức thực tế, liên hệ với
thực tiễn.
- Cần điều chỉnh giọng nói, cử chỉ ngơn ngữ cơ thể, sao cho phù hợp với nội dung bài
giảng. Một vấn đề hết sức quan trọng đối với giảng viên là cần rèn luyện cách phát âm cho
chuẩn, tránh dùng những từ địa phương và nói ngọng.
Như vậy, thuyết trình nếu được xen kẽ vấn đáp, thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ
tăng thêm. Muốn vậy, lớp không nên quá đơng, có điều kiện thuận lợi cho đối thoại, đồng thời
sinh viên phải có thói quen mạnh dạn bộc lộ những vấn đề ý kiến riêng trước vấn đề nêu ra.

Như vậy, để kích thích tư duy tích cực của sinh viên cần tăng cường mối liên hệ ngược giữa
sinh viên và giảng viên, giữa người nghe và người thuyết trình. Giảng viên có thể đặt một số
câu hỏi “có vấn đề” để sinh viên trả lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổi ngắn trong nhóm từ 2
đến 4 người ngồi cạnh nhau trước khi giảng viên đưa ra câu trả lời. Đồng thời, giảng viên phải
biết sử dụng các cách thuyết trình một cách mềm dẻo và linh hoạt đúng với nội dung cần truyền
đạt thì mới đạt hiệu quả cao trong tiết dạy. Để tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong
giảng dạy mơn Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên phải phối hợp phương
pháp thuyết trình với các phương pháp khác để quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn.
3. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy Những NLCB của chủ
nghĩa Mác - Lênin nói riêng là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, nhưng quan trọng hơn là việc
áp dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học đó như thế nào để đạt kết quả cao
trong dạy học. Vì vậy, giảng viên cần vận dụng linh hoạt, tích cực, có hiệu quả các phương
pháp để thực hiện q trình dạy học đạt kết quả cao. Qua kinh nghiệm bản thân, tơi thấy rằng
áp dụng phương pháp thuyết trình một cách tích cực đơi lúc vẫn cịn khó khăn nhưng không
phải là không làm được, chỉ cần người giảng viên đủ lịng nhiệt tình, trách nhiệm và mạnh dạn
tiến hành từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm
cho chính mình sẽ làm cho sinh viên thấy hứng thú hơn với phương pháp này nên tiết dạy nhẹ
nhàng hơn, các em học sôi nổi và tiếp thu bài tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
NXB Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Trọng Di (1996). Phương pháp giáo dục tích cực - Bàn về điểm xuất phát, Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục, số 7.

Nguyễn Kỳ (1993). Phương pháp giáo dục tích cực, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 242.
Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Lê Đức Ngọc (2007). Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
214


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

Title: POSITIVE PRESENTATION METHODS TO IMPROVE THE QUALITY OF TEACHING
AND LEARNING THE BASIC PRINCIPLES OF MARXISM - LENINISM AT THE FACULTY OF
FOREIGN LANGUAGES, THAI NGUYEN UNIVERSITY
Abstract: In the system of teaching methods in our country, presentations are traditional methods with
many advantages. In particular, this method has promoted the role of teaching Marxism - Leninism
theoretical subjects. Therefore, the positive presentation method in teaching the fundamentals of
Marxism - Leninism is an urgent requirement. For this method to be effective, teachers must know how
to use flexible and flexible presentations in accordance with the content to be conveyed, and coordinate
with other methods in the direction of promoting the polarity of learners.
Keywords: Positive, presentation, teaching and learning methods.

215



×