CẢM QUAN LIÊN VĂN HÓA
TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
HỒ THỊ THANH LOAN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Viết về cuộc đụng độ giữa Đông phương và Tây phương những năm 70
của thế kỉ XIX trên bối cảnh xã hội Nhật Bản thời Minh Trị, Mất nơi ở đã trở thành
tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Văn Ký khi giành được giải thưởng danh giá của
Viện Hàn lâm Pháp năm 1961. Đây là một phần thưởng hoàn toàn xứng đáng cho
những nỗ lực đáng trân trọng của tác giả. Thế nhưng, điều đáng buồn là, tên tuổi
của Phạm Văn Ký và vị trí của cuốn tiểu thuyết giàu tính tư tưởng này vẫn chưa
được quan tâm đúng mức trong đời sống văn học Việt Nam. Bản tham luận của
chúng tôi sẽ tập trung làm rõ cảm quan liên văn hóa trong tác phẩm này trên ba
phương diện: Thứ nhất: Thái độ lựa chọn và số phận của các nhân vật trong tác
phẩm Mất nơi ở trước guồng quay của lịch sử; Thứ hai: Diễn ngơn văn hóa kẻ
mạnh - kẻ yếu trong tác phẩm Mất nơi ở; Thứ ba: Mất nơi ở và vấn đề giao tiếp
liên văn hóa trong tính hịa hợp.
Từ khóa: cảm quan liên văn hóa, triết học liên văn hóa, tồn cầu hóa, giao thoa
văn hóa, đối thoại liên văn hóa, giao tiếp liên văn hóa.
1. MỞ ĐẦU
Thời đại tồn cầu hóa kéo theo biết bao sự thay đổi chóng mặt. Đó là tiền đề của những cơ hội
mới, nhưng không thể phủ nhận bao nguy cơ rạn vỡ các giá trị văn hóa truyền thống. Dường
như chưa bao giờ giao thoa văn hóa lại thu hút sự quan tâm, bàn luận như một vấn đề thời sự
nóng hổi, cấp thiết đến thế. Nên chăng, vì khơng thể trốn chạy và tách mình ra khỏi guồng
quay của thể chế toàn cầu, dân tộc nào cũng buộc phải đối diện với nó, đồng thời tìm lối đi để
hội nhập và phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
Có thể khơng ngần ngại khi xếp Phạm Văn Ký cùng cuốn tiểu thuyết Mất nơi ở vào nhóm
những hiện tượng lạ trên văn đàn. Từ việc một cái tên rất Việt Nam được vinh danh và ghi
nhận bởi một giải thưởng danh giá cho đến lối viết rất Pháp nhưng lại chuyên chở “nỗi niềm
Á Đông” sâu nặng của tác giả trong cảm thức về nguồn.
Viết về câu chuyện hội nhập của Nhật Bản sau hơn hai trăm năm đóng cửa với phương Tây,
Phạm Văn Ký đã thể hiện những trăn trở của một con người nặng lòng với quê hương. Nội
dung tác phẩm không khỏi khiến ta liên hệ đến các giá trị tinh thần truyền thống của Việt Nam
nói riêng và các dân tộc phương Đơng nói chung trong bối cảnh hiện nay.
Bằng phong cách ý nhị, thâm trầm mà sâu sắc, tác giả đã dẫn chúng ta theo gót của nhân vật
người kể chuyện đồng sự xưng tôi, cũng là một trong những nạn nhân trực tiếp của thời cuộc
để nhận thức và đánh giá lại về một thời kì lịch sử đã qua. Ký ức và những trải nghiệm quý
giá về cuộc sống của Hizen là chất keo kết dính chất liệu hiện thực bề bộn của tác phẩm Mất
nơi ở. Người đọc không những có thể tự mình khám phá số phận của con người thuộc những
nền văn hóa khác nhau, hiểu thêm về cội nguồn văn hóa dân tộc mình, ý thức sâu sắc hơn về
những sự khác biệt không tránh khỏi, mà trên hết, băn khoăn và day dứt trước những vấn đề
tác phẩm đặt ra.
Kinh nghiệm giao tiếp liên văn hóa được thể hiện trong tác phẩm là một bài học hữu ích, đặc
biệt là đối với các quốc gia châu Á. Những trải nghiệm mà nhân vật đã kinh qua không chỉ
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 336-348
CẢM QUAN LIÊN VĂN HỎA TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
337
mang ý nghĩa của một thời quá vãng, chúng có thể vượt qua giới hạn của lịch sử, chuyển hóa
thành những kinh nghiệm mang tính phổ quát. Lấy quá khứ để chuyển tải những vấn đề của
thì hiện tại, văn Phạm Văn Ký thật sự ám ảnh và lắng đọng ở chiều sâu. Như vậy, ý nghĩa thời
sự lâu dài của nó là những khát vọng vẫn cịn khả năng soi chiếu đến tận hơm nay. Cảm thức
liên văn hóa bàng bạc trong Mất nơi ở mang đến cho tác phẩm một sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc
biệt. Một vốn tư tưởng thâm sâu tạo nên những giá trị tinh túy mà không phải nhà văn nào
cũng có thể đạt tới.
2. THÁI ĐỘ LỰA CHỌN VÀ SỐ PHẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
MẤT NƠI Ở TRƯỚC GUỒNG QUAY CỦA LỊCH SỬ
2.1. Cơ hội phát triển và thách thức trong xã hội Nhật Bản buổi giao thời
Câu chuyện hội nhập trong Mất nơi ở được đặt trên bối cảnh xã hội Nhật Bản truyền thống
thời Duy Tân Minh Trị những năm 1870 với những hiệu ứng hội nhập cơ bản. Đó là khơng
gian nghệ thuật lí tưởng làm nền cho những xung đột về mặt văn hóa. Rất nhiều đổi thay
chóng mặt kéo theo khơng ít sự cố, tranh chấp và rạn vỡ xuất hiện. Những ký hiệu văn hóa
trong Mất nơi ở cũng theo đó mà được xây dựng theo lối đối xứng chặt chẽ. Hoa anh đào,
thanh kiếm võ sĩ, ngọn núi Phú Sĩ đi từ chiều sâu ký ức văn hóa của tác giả vào văn bản, hiện
diện sống động trên trang giấy qua sự tương tác với hoa anh đào mà Neufville mang từ nước
Pháp sang, thanh gươm của người châu Âu và ngọn núi mang tên của một mục sư người Anh
quốc. Sự va chạm văn hóa khơng chỉ được thể hiện qua những tình huống đụng độ mà lan tỏa
trong câu chữ qua một loạt những hình ảnh biểu tượng song hành: cú ngã ê ẩm mình mẩy của
lính bộ binh và cú ngã lăn mình thỏa hiệp của Hizen khi gặp sự cố bất ngờ; việc nhồi nhét
những kiến thức quân sự và động tác dốc cạn rượu vang của Shojo; sự phô trương cờ hiệu của
người da trắng trong tương quan với những dãy tua sặc sỡ của Shojo; hình ảnh chiến tranh
trong nỗi khắc khoải thường trực nơi tâm hồn Hizen trong mối liên hệ với hình ảnh người đàn
bà Da Trắng trần truồng nằm trên lăng kính chiếc ống nhịm. Nếu như Kinh Thánh và đạo
Thiên Chúa mang đến ý thức băn khoăn cá nhân thì nghi lễ thưởng thức rượu vang cũng mang
trong nó sức cuốn hút đặc biệt so với rượu gạo sa-kê truyền thống ấm tình bạn bè.
Dường như mơi trường đa văn hóa là nơi các giá trị tinh thần đang đứng trước nguy cơ băng
hoại, mai một; nơi con người phải đối mặt với nỗi cô đơn đến tận cùng bản thể khi văn hóa
tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân ngày càng chiếm vị trí ưu thế trong đời sống xã hội. Sự xâm
lấn của văn minh phương Tây đối với các giá trị văn hóa truyền thống Nhật Bản đã để lại
chấn thương tinh thần sâu sắc ở các nhân vật. Nỗ lực khẳng định cá tính trở thành một điều xa
xỉ khi cảm giác lo sợ mơ hồ của nhân vật trước cuộc sống hiện tại khiến họ khơng cịn đủ tự
tin để trả lời câu hỏi mình là ai. Cuối tác phẩm, Hizen kết thúc cuộc phiêu lưu của bản thân ở
một không gian hoang vu "ngay phía trước núi lửa Komagatake có ngọn đồi màu đỏ nhạt" để
tự thốt khỏi cái bản ngã của mình - "từ giã con người luôn giao động giữa những cao trào
kịch phát và những đợt thoái trào". Mặc dù lựa chọn lối sống ẩn cư đơn độc, song trong thẳm
sâu tâm hồn của nhân vật này vẫn luôn đau đáu dõi theo những biến chuyển của đời sống bên
ngoài. Hai mươi năm trôi qua đồng nghĩa với việc tất cả người thân, bạn bè tuột khỏi kẽ tay
Hizen trong khi anh tự mình cảm nghiệm rằng mình "chẳng thu hút được ai và cái gì cả". Cảm
giác xa lạ với cuộc sống khiến ý nghĩa của tác phẩm cuộn xoáy vào tâm can độc giả.
Những mất mát Hizen phải nhận lãnh khi theo đuổi văn minh phương Tây (vợ ngoại tình, con
theo đạo Thiên chúa, quân hàm bị rơi vào tay người em ruột Âu hóa) cộng với cái chết vì đạn
của Osuko, cái chết vì uống nhầm hóa chất của Shojo đã thể hiện sự xâm nhập của chủ nghĩa
thực dân phương Tây. Tuy nhiên, đằng sau những bi kịch cay đắng ấy lại tiềm ẩn những nhân
tố tiến bộ, thể hiện xu thế tất yếu của thời đại khi người phương Tây đã thể hiện những đóng
338
HỒ THỊ THANH LOAN
góp nhất định trong lĩnh vực truyền bá tri thức khoa học. Bên cạnh việc mang đến tư tưởng tự
do, dân chủ, sự xâm nhập của văn minh phương Tây đã góp phần thúc đẩy thủ cơng nghiệp,
thương nghiệp và ngoại thương phát triển mạnh hơn trước rất nhiều. Câu chuyện hội nhập
được đặt ra trong tác phẩm là một vấn đề đã, đang và sẽ tiếp diễn. Phải chăng vì vậy nên
những sự đụng độ được phản ánh trong Mất nơi ở lại gần gũi với chúng ta đến như vậy.
2.2. Bảo thủ và cách tân - hai khuynh hướng tồn tại song hành
Dù là quá khứ hay hiện tại, hai tinh thần bảo thủ và cách tân đối với các giá trị phương Tây
luôn là những khuynh hướng tồn tại song hành. Do đó, tìm hiểu tích hợp Đơng - Tây, truyền
thống và hiện đại là chìa khóa quan trọng để khám phá và giải mã những đặc điểm nổi bật
trong tác phẩm Mất nơi ở của Phạm Văn Ký. Bằng chính những quan sát, trải nghiệm của bản
thân, câu chuyện của Hizen đã làm sống dậy cả một thời kì lịch sử với khơng ít những đổi
thay, biến động. Cùng với nó là một loạt mâu thuẫn giữa thế hệ cũ và những con người mới,
cái tham vọng tiền tài quyền lực và lòng trung thành của lớp võ sĩ với Thiên hoàng qua hình
thức những vụ cãi cọ, tranh chấp, xung đột, nghi kỵ bất tận.
Đối với người võ sĩ, thanh kiếm biểu hiện cho lịng tự tơn, phẩm cách của họ. "Những thanh
kiếm, đó chính là tâm hồn của chúng ta”, câu nói của Osuko đã giúp người đọc thức nhận giá
trị văn hóa kết tinh truyền thống của nó. Phải chăng vì vậy nên sắc lệnh tịch thu kiếm để nấu
chảy thành “những cái đinh, bu lông, thanh sắt nhọn phục vụ cho việc xây dựng các tuyến
đường sắt” lại khơi gợi trong tâm hồn nhân vật Hizen bao nỗi xúc động sâu sắc. Sự đối lập
giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cách tân được cụ thể hóa qua việc xây dựng hình tượng
Osuko và Hizen, vì thế cũng xoay quanh thanh kiếm này.
Từ bỏ hùng khí truyền thống để đến với hùng khí phương Tây, Hizen xác định rõ ràng nhiệm
vụ của bản thân: lột bỏ con người cũ, cướp đi thanh kiếm của Osuko. Việc chôn hai thanh
kiếm vào trong quan tài của người lính gác cũng khơng cịn mang ý nghĩa thơng thường, mà
được nâng lên thành hành động khước từ mọi đặc quyền của người võ sĩ, tiến những bước đầu
tiên về phía phương Tây. Đối lập với Hizen, Osuko kiên quyết không từ bỏ thanh kiếm như
“đem vứt bỏ một đơi dép đã cũ”. Tóm lại, hình ảnh thanh kiếm đã giúp bạn đọc có một cái
nhìn khái quát về hệ thống đạo đức và lối hành xử của các nhân vật võ sĩ.
Rồi sự lên ngôi của những kiểu người cơ hội như Yatoi, Houki; lí trí và quyết đốn như người
em trai của Hizen, hay những người thích chạy theo cái mới lạ như Tchiyo, “cái giọt nước sủi
ngầu lên trên đại dương, bình yên và mạnh mẽ” [1, tr. 338]. Tất cả những điều đó làm nên
diện mạo văn hóa đặc biệt của Nhật Bản thời Minh Trị với những đặc điểm riêng khơng thể
tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó.
Việc hiện đại hố kinh tế - xã hội trong thời kỳ này không chỉ bao gồm việc nhập khẩu những
công nghệ và kỹ thuật riêng rẽ. Cả một xã hội được thay đổi tận gốc. Trước sức mạnh của
khoa học phương Tây, nhờ khả năng biết không chối từ mà người Nhật đã tiếp thu được
những giá trị, tinh hoa ưu việt để thực hành tiếp biến trên tinh thần duy nạp, khoan hòa. Khả
năng này hiện hữu trong những nhân vật Âu hóa, nhạy bén với cái mới, điển hình là Katsu,
“người võ sĩ khoa học” đã tìm thấy sự cuốn hút từ những mơn học thiết thực cho cuộc sống
nhưng vẫn vắng bóng ở Nhật như hóa học, tốn học, y học. Katsu và Eitaro Hizen là những trí
thức đại diện cho xã hội phong kiến Nhật Bản mang một mơ hình nhân cách đặc biệt, có
những quan niệm riêng về vai trị, chức trách và nhiệm vụ của người võ sĩ trong việc tìm ra
một hướng đi khả dĩ nhất để cứu vãn thực tại. Trong khi đó, hầu hết các nhân vật trong tác
phẩm chưa kịp đổi mới tư duy cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Từ thái độ cố chấp của Osuko,
người lính canh vơ danh cao thượng hay ánh mắt bài xích của người cần vụ khi chứng kiến
Baudouvin làm món bít-tết, tất cả những chi tiết đó khơng chỉ định hình cho mẫu người dị
CẢM QUAN LIÊN VĂN HỎA TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
339
ứng với cái mới, thái độ lựa chọn của họ mà cịn tái hiện tình trạng lạc hậu của nền văn hóa
Nhật Bản trong buổi đầu của thời kỳ cận đại. Họ vẫn chưa thấy hết được tính lỗi thời của mơ
hình xã hội cũ cũng như chưa thấy hết được sự cần thiết của công cuộc cải cách và mở cửa
đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Chứng kiến những thất bại liên tiếp của nền văn hóa Nhật Bản nhưng Osuko vẫn rất tự ái và tự
mãn, khơng nhìn thấy được sức mạnh của văn minh Tây phương ngoài súng đạn và khoa học kỹ
thuật. Suy nghĩ bảo thủ, cực đoan của nhân vật này có xuất phát điểm từ thái độ tự hào, niềm
kiêu hãnh của người Nhật Bản về nguồn gốc của dân tộc mình: "Nhật Bản vốn là đất nước do
các vị thần tạo nên và che chở, Thiên Hoàng là người cai trị đồng thời là phụ mẫu của thần dân.
Do đó, Nhật Bản là một “gia tộc quốc gia” (Kazoku Kokka) và từ quan niệm này nảy sinh
huyền thoại dân tộc Nhật Bản “ưu việt hơn các dân tộc khác trên thế giới” [4, tr. 61]. Do đó, có
thể khẳng định rằng lối tư duy thủ cựu đã in sâu trong tâm thức nhiều nhân vật như Osuko,
người lính canh để xổng tên tín đồ đạo Cơ đốc là điều không dễ một sớm một chiều có thể xóa
bỏ ngay được.
Phạm Văn Ký đã để cho Hizen bộc lộ thái độ tơn kính đối với người võ sĩ đội mũ bạc khi
nghe những vần thơ cuối cùng được ông ngâm nga trước nghi lễ tự sát: “Dòng nước xưa kia
mát lành - Phun lên ở Nonaka, - Đã trở thành nước ấm - Nhưng suối nguồn có trái tim già nua
- Ai đó biết rõ điều này, vẫn uống tại nguồn” [1, tr. 436]. Trong cảm hứng hướng thiện, cái
chết của Osuko dường như là sự khước từ dứt khoát những nhơ bẩn cuộc sống để giữ trọn vẻ
đẹp tinh khôi, thông tuệ, không khuất phục hoàn cảnh. Hành động tự kết thúc sự sống như
một vinh dự tối cao của nhân vật này trước những người da trắng không khỏi khiến ta liên
tưởng tới vẻ đẹp của cánh hoa anh đào rơi, một vẻ đẹp thuần khiết “vì chưa bị tiêm nhiễm
những gì của phương Tây”.
Dù vấp phải các cuộc đấu tranh loại trừ ảnh hưởng phương Tây của phái thủ cựu, song không
thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của văn minh phương Tây trong cơng cuộc hiện đại
hóa của người Nhật. Với thái độ khiêm nhường, Katsu và Hizen đều lần lượt nhận ra muốn
đánh bại đối thủ, đi vượt Tây phương thì trước hết phải khám phá để học lấy những bí quyết
sở trường của họ, tức là những giá trị khoa học mà nền văn hóa phương Đơng chưa trang bị
cho những người da vàng. Điều này được thể hiện rõ nhất qua sự đồng cảm của hai nhân vật
này khi chứng kiến những giọt nước mắt bất lực của Katana sau thời điểm dùng những thân
gỗ tấn công vào cây cầu. Đặt bè gỗ trong tương quan đối lập với sự vững chãi của cây cầu,
Phạm Văn Ký đã làm nổi bật sự bất lực của cả một thời đại trước nhiệm vụ cấp thiết của lịch
sử nước nhà thơng qua những hình ảnh biểu tượng sống động và giàu ý nghĩa.
2.3. Thái độ xô bồ với cái mới của Tchiyo trong tương quan với quan niệm khe khắt về
phẩm giá của người phụ nữ
Theo quan niệm truyền thống của người Nhật, phụ nữ không được coi trọng, họ chỉ là kẻ lệ
thuộc và là cái bóng của người khác giới. Bản thân phụ nữ không được phép sống như những
cá nhân, khơng địi hỏi cho bản thân mình trong khi lại phải chịu những trách nhiệm về tương
lai của con cái và sự lớn mạnh của gia đình và dịng tộc. Vậy nên, thái độ và sự lựa chọn của
Tchiyo trong hơn nhân và trong tình u là minh chứng sống động hơn bao giờ hết cho sự
xâm thực của văn hóa phương Tây trong đời sống gia đình Nhật Bản. Nàng đã có những suy
nghĩ thống hơn, “ích kỷ” hơn so với thế hệ trước đây. Bên cạnh những điểm tích cực như
thái độ quyết liệt trong hành động, vượt qua ý thức hệ mang tính ích kỷ (biết vâng lời, làm hài
lịng đàn ơng, và phải hiểu rằng quyền lực thuộc về đàn ông, phụ thuộc vào chồng cả về vật
chất cũng như tinh thần), lối sống của nhân vật Tchiyo đã làm đảo lộn trật tự vốn có của một
gia đình truyền thống. Đây là một trong những hình tượng độc đáo, thể hiện tài năng của
340
HỒ THỊ THANH LOAN
Phạm Văn Ký trong nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, cổ vũ cho lối sống hết mình, với
mọi cảm giác của tình yêu, vượt lên mọi quan ngại của đời sống. Những va chạm văn hóa làm
bộc lộ sự đối thoại tiềm tàng trong quan niệm về tình u giữa phương Đơng và phương Tây.
Dường như bối cảnh ấy là nơi các nhân vật như Tchiyo có thể tạm quên đi quy chuẩn truyền
thống để tìm đến những lạc thú thân xác bên chàng kỹ sư người Pháp hào hoa. Từ góc nhìn
văn hóa của người phương Đơng, quan hệ tình cảm của Tchiyo với Neufville là điều không
thể chấp nhận được. Đặt vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, lối sống của Tchiyo trở nên hồn
tồn biệt lập trước tình thương u và sự hy sinh cho gia đình của người phụ nữ Nhật Bản
truyền thống. Bởi người phụ nữ Nhật được sinh ra và chứng kiến “lịng dạ đàn ơng thay đổi
như trời thu”, thế nhưng nội dung hiện thực trong Mất nơi ở lại đi theo chiều hướng ngược lại.
Nhưng rồi tất cả những điều tưởng chừng không thể chấp nhận được ấy cứ diễn ra, và đặc biệt
với tần suất ngày càng tăng khiến Hizen không khỏi hoang mang trước sự rạn vỡ của những
giá trị thiêng liêng và cao quý. Dường như tính cách thiếu kiên nhẫn, sự hào phóng nhưng hay
thay đổi của Neufville lại một lần nữa được đặt trong quan hệ với lối sống giàu tình cảm, dám
hy sinh lâu dài cho gia đình của Hizen. Những biểu hiện của tình yêu, tình dục trộn lẫn trong
mối quan hệ của Tchiyo và Neufville cứ trộn lẫn vào nhau, rất khó phân định rạch rịi nên thái
độ của độc giả đối với sự lựa chọn của nhân vật Tchiyo ắt hẳn cũng đi theo nhiều xu hướng
trái chiều. Nhưng dù nghiêng về cách đánh giá nào đi chăng nữa, qua nhân vật này, độc giả
hồn tồn có cơ sở để lo lắng về sự mất gốc của thế hệ trẻ, sự lung lay của truyền thống gia
đình phương Đơng trong hồn cảnh va đập văn hóa.
2.4. Trạng thái nước đôi trong suy nghĩ và hành động của các nhân vật
Lối trần thuật chủ quan với tư cách người chép sử biên niên của thời đại giúp tác giả dễ dàng
đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật, tái hiện những thời khắc đáng nhớ một cách
sống động trên trang giấy. Dấu vết của sự phản kháng văn hóa được thể hiện qua thái độ chào
đón nền văn hóa có nhiều sức mạnh một cách đề phòng của nhân vật Hizen. Điều này được
thể hiện qua việc cố gắng đi tìm bản sắc dân tộc, sự thận trọng đối với các yếu tố ngoại lai và
sự e ngại có phân biệt trước các luồng văn hóa du nhập.
Đọc tác phẩm Mất nơi ở, thật khó để tìm ra sự thống nhất giữa hành động bên ngoài và suy
nghĩ nơi thẳm sâu tâm hồn nhân vật. Trong nhiều trường hợp va chạm văn hóa, Hizen không
thể bộc lộ con người mà anh mong muốn qua hành động của bản thân, bởi giữa chúng luôn
tồn tại một khoảng cách vơ hình. Phạm Văn Ký đã khắc họa nhân vật đa diện qua những hành
động mang tính nghịch lý, thể hiện những kẽ nứt giữa hành động bên ngoài với con người bên
trong. Thủ pháp nghệ thuật này đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa cho tác phẩm Mất nơi ở. Với độc
giả, để định danh các kiểu chân dung tâm lý trong tác phẩm là một vấn đề không dễ.
Mặc dù ý thức rằng phải tự lột bỏ con người cũ của mình bằng hành động giết chết Osuko để
có thể sống sót và khơng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình, song khơng
có lần nào Hizen tận dụng cơ hội và hiện thực hóa ý nghĩ đó. Lần Osuko trả lại thanh kiếm võ
sĩ cho Hizen, lần gặp tại bản làng người Aino, hay cuộc gặp trên đường ray khi Neufville bị
ngất. Trái lại, nịng súng của Hizen khơng những không hướng về Osuko mà lại chĩa vào
Neufville. Nếu soi chiếu hành động này với quyết tâm bảo vệ tám người châu Âu của Hizen
qua nhiều đêm cô đơn trên lưng ngựa trong đoạn trước, khơng khó để chúng ta nhận ra những
mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật.
Osuko kiên quyết tiêu diệt tám người da trắng nhưng lại đặc biệt quan tâm đến đầu đạn giết
người, không che giấu thái độ vội vàng khi giằng lấy khẩu súng có nguồn gốc phương Tây.
Katana dùng thân gỗ tấn công cây cầu song lại đặc biệt tị mị, nhìn chằm chằm vào bao súng
rỗng. Hizen kịch liệt bài xích Thiên Chúa giáo nhưng vẫn bị thu hút bởi giáo lý của nó. Mặc
CẢM QUAN LIÊN VĂN HỎA TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
341
dù hoài cổ, luyến tiếc quá khứ nhưng anh vẫn tìm cách thuyết phục Osuko thừa nhận sức
mạnh của văn minh phương Tây, ca ngợi bảng chữ cái và khích lệ nhân vật này viết từ trái
sang phải và từ trên xuống dưới. Sự tương phản trong cách ứng xử của Hizen với cậu bé
Katana cũng là một chi tiết thú vị. Niềm vui sướng vì khơng tóm được Katana đi ngược với
hành động truy đuổi cậu bé. Việc bắt giam Katana cũng hoàn toàn mâu thuẫn với mong muốn
ngấm ngầm của Hizen: “Tuy nhiên, trong thâm tâm, tơi cầu mong cha nó sẽ giải thốt được
cho nó” [1, tr. 139]. Song cảm giác xấu hổ khi bắt giam cậu bé lại được biện minh bằng quyết
tâm bảo vệ các cơng trình. Hay như những người Aino dị ứng với văn hóa phương Tây,
nhưng lại khơng muốn bỏ lỡ cơ hội được ngắm nhìn chiếc bánh mì đầu tiên.
Kiểu nhân vật nghịch lý trong hành động này khiến ta liên tưởng đến Shite, vai chính trong
những vở kịch Noh và cũng là vai diễn đeo mặt nạ truyền thống. Đó là những chiếc mặt nạ
thường được biết đến như những khuôn mặt nhiều màu sắc và sắc thái biểu cảm tượng trưng
cho tính cách đa diện.
Trong việc xây dựng nhân vật với nhiều mâu thuẫn trong hành động, Phạm Văn Ký đã khéo
léo kết hợp yếu tố lơ-gíc lý tính với lơ-gíc xúc cảm trong những đoạn văn tìm về ký ức của
Hizen. Quá trình tự phê phán của nhân vật này đã góp phần làm đầy ý thức của Hizen đối với
hiện thực được miêu tả cũng như những ẩn ức về quá khứ, giúp độc giả cảm nhận sức cuốn
hút trong lối hành văn của tác giả.
Không thuộc về một nơi nào, hơn thế nữa cũng khơng hiểu nổi bản thân mình, cảm giác lạc
lõng đã trở thành trạng huống tồn tại chủ yếu trong cuộc hiện sinh của Hizen. Là võ sĩ đạo
trong quá khứ và là một đại úy bộ binh trong hiện tại, nhưng Hizen tự nhận thấy mình khơng
tương đương với với cả Osuko lẫn Neufville. Thái độ thách thức và những hành động quyết
liệt của Osuko thể hiện quyết tâm cao độ của người võ sĩ thủ cựu hoàn tồn khơng tương hợp
với việc đánh đổi hùng khí truyền thống của dân tộc để đến với phương Tây của Hizen. Đằng
sau sự lựa chọn đó là nỗi ám ảnh, day dứt không nguôi khi nhân vật luôn tự xếp mình ngang
hàng với những kẻ đào ngũ, theo ý nghĩa tồi tệ nhất của danh từ này.
Đặt trong quan hệ với Neufville, thái độ lưỡng lự, do dự của Hizen khơng thể khiến anh đi
nhanh trong q trình hiện đại hóa. Mong muốn tiến bộ và chối từ linh hồn của nó khơng phải
những phạm trù có thể đi liền nhau. Cảm giác lo sợ cho tương lai của đường hầm, tuyến
đường sắt, mong muốn hồn thành những cơng trình của người phương Tây bằng mọi giá là
những trạng huống đối lập với quyết định ngăn chặn hành động trả thù Osuko bên phía người
da trắng. Thế nhưng, những khuynh hướng trái chiều ấy vẫn luôn tồn tại song hành. Hết biện
minh cho Osuko, Hizen lại phải biện minh cho người da trắng trong niềm đau khổ mất nơi cư
ngụ. Nhan đề của tác phẩm đã khái quát sâu sắc bi kịch tinh thần của nhân vật này.
Bằng nghệ thuật di chuyển điểm nhìn, tác giả đã để cho nhân vật Antell nhận xét về thái độ
của Hizen như sau: “Như vậy, đại thể, ngài đem điều mà ngài yêu quí đối lập với cái mà căm
ghét. Ngài đem người Da trắng đối lập với người Da vàng” [1, tr. 121]. Phải chăng nỗi ám
ảnh đó chính là xuất phát điểm cho thái độ cực đoan văn hóa, ln đối lập dân tộc mình với
những dân tộc khác. Khơng chỉ tựu trung những vẻ đẹp của người võ sĩ, hình tượng nhân vật
Hizen còn được nắm bắt ở chiều sâu tâm trạng, những trạng huống lưỡng phân gắn với những
hoàn cảnh giao tiếp phức tạp. Hizen luôn phải giằng co giữa trách nhiệm của một đại úy bộ
binh với tư cách của một võ sĩ đạo. Dường như anh là đại diện tiêu biểu nhất cho thái độ
lưỡng lự, do dự của toàn thể đất nước Nhật Bản: “Sự thỏa hiệp và khiêu khích cùng song hành
bên nhau, lịng mến khách và những cuộc đụng độ cùng một cách tiến hành. Chiến thắng và
vơ hiệu hóa, thán phục và khinh bỉ những kĩ thuật tầm thường, đẩy đuổi và dung nạp những
kẻ cạnh tranh, những kẻ trục lợi của Perry?” [1, tr. 307].
342
HỒ THỊ THANH LOAN
Thái độ hai mặt trong ứng xử văn hóa này phải chăng là những biểu hiện phức tạp thể hiện
“xung năng kẻ yếu” trong việc vừa lựa chọn giữa phá hoại và hịa hỗn một cách tuyệt vọng
vừa vạch ra lối đi thích hợp. Thái độ của chính phủ dường như có nhiều điểm tương đồng với
nỗi dằn vặt giữa niềm phấn khích xây dựng với mong muốn phá hoại của Hizen cũng như
những nhân vật trực tiếp tham gia hoạt động xây dựng: “Ngoại trừ các đốc cơng, cịn tất cả
các người Nhật đã mau chóng dồn về bờ sông, thấy rõ và họ đang tin tưởng vào quyền năng
đang ào ạt bung ra của núi rừng hơn là sức mạnh của người Da Trắng” [1, tr. 206]. Qua cách
nhìn nhận, đánh giá của Hizen về những người lính trong đại đội, sự tương phản giữa việc áp
dụng kỹ thuật phương Tây để xây dựng Hokkaido với thái độ tôn vinh đứa trẻ chiến bại chẳng
khác nào hành động tự chối bỏ bản thân.
Bất giác, chúng ta không thể không liên tưởng tới những ghi chép của Hữu Ngọc, bởi những ý
kiến của nhà nghiên cứu văn hóa này tương đồng một cách kỳ lạ với nội dung được miêu tả
trong tác phẩm Mất nơi ở: "Dư luận chính thống vừa sợ sức mạnh vũ khí của phương Tây,
vừa thán phục kỹ thuật của họ, nhưng lại khinh lũ “man rợ” da trắng thiếu văn hiến" [2, tr.
30]. Duy chỉ có điều Phạm Văn Ký đã tái hiện và tái tạo hiện thực lịch sử ấy bằng những hình
tượng nghệ thuật sống động và trực diện.
Xây dựng nhân vật Hizen trong tính nước đơi, đây chính là một trong nhiều yếu tố tạo nên sức
ám ảnh siêu dai dẳng của hình tượng này trong lịng độc giả. Hizen ý thức được quá trình tiêm
nhiễm lối sống Tây phương của bản thân nhưng anh hoàn toàn bất lực, khơng tìm ra phương
cách giải quyết. Nói cách khác, thái độ lưỡng lự của Hizen là sản phẩm của cả một thời kỳ
lịch sử, khi triều đình và Thiên Hồng đương thời cũng khơng tránh khỏi lúng túng, bất lực
trong việc điều hành quan hệ đối ngoại và canh tân đất nước. Nguyên nhân quan trọng nhất là
bởi họ phải dựa vào phương Tây để phát triển khoa học kỹ thuật.
Và tại sao dù ý thức được quá trình tiêm nhiễm những yếu tố phương Tây của bản thân nhưng
Hizen khơng thể vượt qua nó? Rồi việc Tây phương xâm lược là ngẫu nhiên hay tất yếu?
Trạng thái nước đơi, có những biểu hiện tự tin văn hóa nhưng cũng khơng ít mặc cảm tự ti là
biểu hiện của trạng huống khơng hiểu mình. Trạng huống này cùng với giọng điệu tra vấn,
hoài nghi của nhân vật trước những biến động dữ dội diễn ra xung quanh mình đã phản ánh
nhu cầu nhận thức và đối diện với lịch sử của nhà văn.
Cùng với việc chú trọng tới tài năng chứ khơng theo dịng dõi trong chính sách ưu tiên lớp
người ưu tú phổ biến thời Minh Trị, tác phẩm thể hiện tính chất luận đề: mơi trường tương tác
đa văn hóa là thời kỳ của những người trẻ tuổi, có khả năng, có tham vọng. Mất nơi ở dường
như là không gian tồn tại của kiểu người quyết đốn, mạnh dạn trong hành động, khơng có
chỗ cho những con người cố chấp, bảo thủ, hoài niệm như Hizen. Nói cách khác, sự lưỡng lự,
do dự là cách thức nhanh nhất để con người tự loại tên mình ra khỏi vịng quay đó. Giữ vững
giá trị truyền thống của dân tộc đi đôi với tiếp thu những cái mới, dung hịa cái tơi của bản
thân với những cái tơi khác khơng giống mình là cách thức để phát triển nhanh nhất.
3. DIỄN NGƠN VĂN HĨA KẺ MẠNH - KẺ YẾU TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA
PHẠM VĂN KÝ DƯỚI GĨC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT LIÊN VĂN HĨA
Tuy vẫn tồn tại một số bất đồng quan điểm về nội dung và định hướng nghiên cứu, nhưng các
nhà triết học tiên phong của lý thuyết liên văn hóa đều thống nhất với nhau trong việc phê
bình thái độ tự phụ của triết học phương Tây coi bản thân mình như là triết học phổ quát. Đi
kèm với nó là sự truyền bá mạnh mẽ của dịng văn hóa tư bản và sự cơ lập hóa các nền văn
hóa nhỏ. Triết học liên văn hóa ra đời tìm kiếm con đường xây dựng nên một cộng đồng liên
đới. Do đó, tương quan quyền lực giữa diễn ngôn kẻ mạnh và diễn ngơn kẻ yếu cũng phải
được nhìn nhận và xem xét lại.
CẢM QUAN LIÊN VĂN HỎA TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
343
Dù muốn dù không, vào cuối thế kỷ XIX, văn hóa phương Tây đang lăm le đè lụi văn hóa
phương Đơng truyền thống, đó là một sự thật lịch sử không thể thay đổi. Phương Tây tỏ ra ưu
thắng, vượt trội phương Đông truyền thống, chân lý mạnh được yếu thua đã hiển nhiên bày ra
trước mắt. Với cái nhìn giải thiêng lịch sử, Mất nơi ở của Phạm Văn Ký đã chạm tới những
góc khuất ấy qua tiếng nói tranh biện đầy ám ảnh hay qua những mâu thuẫn nội tại trong tâm
hồn nhân vật.
3.1. Diễn ngơn văn hóa kẻ mạnh
Nhìn trên góc độ tổng thể, nền văn hóa phương Tây đã được lịch sử xác lập là chiếc nôi và
đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân cơ bản
xác lập vị thế văn hóa và diễn ngôn kẻ mạnh của họ trong tương quan với các nền văn hóa
khác. Điều này được thể hiện rõ nét và tương đối toàn diện trong tác phẩm Mất nơi ở, đặc biệt
qua thái độ tự tôn thái quá, đầu óc hẹp hịi về chủng tộc của các nhân vật đại diện cho nền văn
hóa châu Âu. Dưới ngịi bút của Phạm Văn Ký, James Hart hiện lên một cách sinh động với
cử chỉ vung nắm đấm về phía trước và câu nói thể hiện tham vọng, ý chí quyền lực của bản
thân: "Tơi muốn có một tuyến đường thật hoàn hảo, hoàn hảo từ đoạn đầu, hoàn hảo đoạn
giữa và hoàn hảo đến đoạn kết" [1, tr. 99]. Bên cạnh Hart, người ln xem mình là chúa tể
duy nhất chịu trách nhiệm cho mọi sự việc xảy ra trên công trường, những người châu Âu
khác như Antell, Neufville Wilkison, Ipinnler và Dixwell lại ln tự cho mình cái quyền can
thiệp và trách móc trước mọi hoạt động của người bản xứ với những lời lẽ mang tính chủ
quan và ảnh hưởng đến lịng tự tơn văn hóa của người khác: "Các ngài mà làm điều tra dân số
thì thật tuyệt diệu đấy. Đúng là trên thế gian này chỉ có các ngài là làm như thế" [1, tr. 114]. Ý
chí quyền lực khiến những nhân vật da trắng ln tìm kiếm cơ hội, dùng các phương thức
khác nhau để thể hiện vị thế của họ. Trong hoạt động phân bổ công việc, người Aino chỉ được
giao những công việc hèn mọn nhất. Hay trong cách truyền đạt những kiến thức quân sự,
Neufville chỉ giới hạn trong những vấn đề lý thuyết, mặc kệ những thắc mắc của Hizen và
lính bộ binh. Thái độ khơng quan tâm đến những vấn đề của người khác xuất hiện thường trực
trong tác phẩm chính là sự khúc xạ của tính cách người phương Tây trong thời đại kỹ trị. Bên
cạnh đó là những hành vi trâng tráo, thách thức như một diễn ngôn thể hiện quyền năng trên
tất cả các phương diện của đời sống qua chính cảm nhận của người kể chuyện xưng tơi. Đó là
dụng ý sắp đặt những căn lều với mục đích phỉnh phờ Tchiyo. Rồi sự trâng tráo của Derbeck
khi phơi bày mọi bí mật liên quan đến hoạt động truyền bá đạo Thiên Chúa dưới cái nhìn ngạc
nhiên của Hizen: "Ơng ta trả lời tơi rằng đã ở ngồi vịng tố tụng của mọi cấp chính quyền địa
phương thì ơng ta chả có gì phải sợ tơi" [1, tr. 107]. Chính sự điều khiển của ý chí quyền lực
là động lực sâu xa của khao khát chiếm hữu, ham muốn tranh giành tầm ảnh hưởng tôn giáo
của Derbeck, khiến ông ta không cần mượn chiếc áo nào để che đậy tham vọng trong nội tâm.
Theo dòng tự thuật của nhân vật Hizen, cái quyền năng vô hạn của người da trắng ngày càng
được xác nhận và thể hiện rõ nét: "Như thế là Hart có được điều ơng ta mong muốn và tơi
cảm thấy hình như khơng cái gì có thể cưỡng lại được ơng ta" [1, tr. 123]. Có thể khơng ngần
ngại khi khẳng định rằng, từ cuộc tấn công bất thành của những thân gỗ vào cây cầu đến việc
phá hầm xuyên núi - những hoạt động chinh phục tự nhiên xuất phát từ tính cách cầu tồn những người da trắng trong tác phẩm đã thật sự khẳng định vai trò chủ nhân thế giới, tạo dựng
nên sự tôn nghiêm và vĩ đại của họ. Dường như uy lực của súng đạn và khoa học kỹ thuật
phương Tây đã thế chỗ hùng khí truyền thống của người phương Đông trong xã hội cận đại.
Và phải chăng những thay đổi đáng kinh ngạc trong lòng xã hội Nhật Bản là nhờ sự thúc đẩy
của ý chí quyền lực của những kẻ mạnh như James Hart hay Neufville?
344
HỒ THỊ THANH LOAN
Ưu thế này cũng được chính những những người da trắng nhìn nhận qua những cuộc đối thoại
giữa các nhân vật khi cùng đứng trước một vấn đề. Không phải ngẫu nhiên Phạm Văn Ký để
nhân vật Hizen và Neufville trao đổi với nhau về nguyên nhân của những đầu óc phát minh,
điều có thể được xem là mặt hạn chế khá nổi bật của bối cảnh xã hội Nhật Bản thời bấy giờ.
Và câu trả lời của tay kỹ sư người Pháp này có thể được xem là một minh chứng tiêu biểu cho
diễn ngôn văn hóa kẻ mạnh: "trong ý nghĩa rộng lớn của nó, đây không phải là một sản phẩm
của sự bần cùng, mà là một sản phẩm của sự nhàn hạ và giàu có" [1, tr. 141]. Có lẽ, chính cảm
giác tự tin khi chinh phục tự nhiên khiến những nhân vật này phần nào có thể vượt qua cảm
giác bất an, lo sợ, giữ vững quyết tâm của bản thân trong mọi hoàn cảnh.
Đối với các nhân vật như James Hart, Neufville, văn hóa khơng chỉ là niềm tự hào mà còn là
một nguồn nhận thức về ưu thế của họ trong quan hệ với các nền văn hóa khác. Diễn ngơn
văn hóa kẻ mạnh xác lập vị thế thượng phong cho những nhân vật có lai lịch châu Âu, trong
khi những tâm hồn Nhật Bản nặng trĩu nỗi niềm hoài cổ luôn ý thức về những rạn vỡ ngấm
ngầm phá hủy truyền thống văn hóa mấy ngàn năm trong nỗi đau đớn khơn cùng nhưng đành
bất lực nhìn lịch sử vận hành theo quy trình khách quan của nó. Sự suy yếu của nền chính trị
Nhật Bản nói riêng và các nước phương Đơng nói chung với hai phái Đổi mới và Hồi cổ
trong tương quan với diễn ngơn văn hóa kẻ mạnh trong tác phẩm khiến độc giả buộc phải suy
ngẫm về việc xóa bỏ khuynh hướng hồi cổ để xây dựng một đất nước hùng mạnh. Một cảm
giác nhức nhối, ám ảnh ngay cả khi gấp trang sách lại.
3.2. Diễn ngơn văn hóa kẻ yếu
Khơng phải ngẫu nhiên Marx lại khẳng định rằng: "Tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng
thống trị của thời đại". Theo đó, ắt hẳn sẽ có một bộ phận diễn ngơn bị kẻ mạnh đánh giá,
phán xét và khơng có cơ hội ngược lại.
Trước thái độ tự mãn và lối cư xử của những "kẻ xâm lăng hịa bình”, nỗi ám ảnh về thân
phận bị mất tổ quốc của đại úy Hizen ln khiến anh có cảm giác bực bội khi nghĩ đến địa vị
nhược tiểu của dân tộc mình. Khơng chỉ đối với những sự kiện quan trọng, ngay cả việc thay
đổi những chi tiết trong bộ quân phục cũng khuấy động trong tâm hồn Hizen bao suy ngẫm:
"Lại nữa, chúng tôi phải tránh mọi rủi ro, mọi nguy cơ tạo ra thói quen phụ thuộc mà đơi khi
thốt được nó thật khơng dễ dàng gì" [1, tr. 41]. Đến cả tiếng cười cũng được đặt lên trong
tương quan đối sánh văn hóa, gắn với những mặc cảm thường trực mang tầm dân tộc: "Tôi
hỏi Neufville phải chăng anh ta định bóng gió rằng cái cười của chúng tơi và những cơng
trình lớn nhỏ mà chúng tơi đang tiến hành là chẳng đến đầu đến đũa" [1, tr. 71].
Đa phần những nhân vật mang quốc tịch Nhật Bản trong tác phẩm đều mang trong mình tâm lí
tự ti, yếu đuối, thụ động. Hình ảnh “đứa trẻ đang ngậm vào một nguồn sữa khô cạn” cùng với
giọng điệu tra vấn về danh dự của nước Nhật đã thể hiện một cách sinh động vị trí của Nhật Bản
trong mối tương quan quyền lực giữa hai nền văn hóa, dù khơng ít lần ý thức phản kháng vẫn
trỗi dậy qua mong muốn tìm đến một lực lượng cầu viện để đối lập lại với phương Tây.
Những góc khuất của lịch sử và những cuộc vận động nội tâm trong thế giới tâm hồn của con
người không thể nào được phơi trải một cách chân thành, cảm động nếu đó khơng phải là câu
chuyện của một số phận với cái tôi trải nghiệm trung thực, chân thành: từ việc nhượng bộ,
nhận mọi lỗi lầm về mình trong những lần xảy ra tranh chấp; khơng tìm được lời giải thích
cho Osuko về sự thất bại của nền y học Nhật Bản trước một ca bệnh hoàn toàn mới đến sự bất
lực của các võ sĩ, những chiến binh Nhật Bản trước những cơn mưa đạn pháo khốc liệt vào
các hải cảng; ý thức về sự bất công hiện hữu khi Yatoi tước đi búi tóc đẹp đẽ trên đỉnh đầu
Shojo mà chẳng tặng lại anh ta cái gì; nhận chân sự yếu thế của dân tộc Nhật Bản trong những
bước đi đầu tiên hướng về phương Tây qua quan sát dáng đi lảo đảo của Katsu trong một cuộc
CẢM QUAN LIÊN VĂN HỎA TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
345
phiêu lưu "mà hàng nghìn năm di truyền tiến hóa của giống nịi khơng hề chuẩn bị cho cậu
chút nào hết" [1, tr. 119].
Mặc cảm trong tâm thức của con người thuộc những dân tộc nhược tiểu không phải là một
vấn đề mới. Thế nhưng, hiếm bắt gặp tác phẩm nào mà cảm giác bất an, lo lắng đeo bám, hiện
hữu với một mật độ dày đặc như Mất nơi ở. Ám ảnh thường trực về địa vị nhược tiểu của dân
tộc mình, bất an, tổn thương, đau đớn về mặt tinh thần, phải chăng đó chính là tiên liệu của
nhân vật về một kết quả tất yếu mà họ khơng tài nào thốt ra: mất nơi cư ngụ trong tâm hồn,
bất ổn, chông chênh ngay trên chính khơng gian văn hóa quen thuộc của bản thân. Và dường
như càng vùng vẫy, con người càng bị cuốn vào những va đập không đi đến hồi kết.
Mặc dù không thể phủ nhận sức mạnh của văn minh phương Tây nhưng khơng vì thế những
ảnh hưởng từ châu Âu có thể chiếm ưu thế tuyệt đối trong suy nghĩ, hành vi, ứng xử của các
nhân vật trong tác phẩm Mất nơi ở. Buộc phải vâng lệnh Thiên Hoàng áp dụng triệt để văn
minh kỹ thuật phương Tây nhưng Hizen không chỉ thể hiện thái độ ngưỡng mộ đối với lý
tưởng võ sĩ đạo của Osuko mà còn dũng cảm lên tiếng chống lại chủ nghĩa vật chất của người
da trắng, thể hiện thái độ hoài nghi trước hạnh phúc do khoa học kỹ thuật mang đến: "Không,
thưa đại úy Neufville, tơi khơng chấp nhận để có được các kỹ thuật của ngài, chúng tôi buộc
phải từ bỏ tất cả; tơi thấy kỹ thuật của các ngài có vẻ là giả tạo, rời rạc và khơng có linh hồn"
[1, tr. 324]. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được của văn minh phương Tây,
độc giả ngỡ ngàng khi cùng với nhân vật khám phá ra những mặt trái của nền văn hóa kỹ trị
khi nhân vật khơng những khơng được giải phóng trong q trình đổi thay đó mà ngày càng
thấu cảm rõ hơn về trạng huống mất tự do, xu hướng bị lệ thuộc và trở thành nơ lệ của máy
móc hiện đại. Viết về điều này, Phạm Văn Ký đã thổi vào tác phẩm của mình những tư tưởng
nhân văn sâu sắc.
Bị áp chế và nhiều lúc phải phục tùng, nhưng nhiều lúc diễn ngôn văn hóa Nhật Bản vẫn ln
tiềm ẩn nguy cơ của sự phản kháng và có những ảnh hưởng nhất định đối với văn hóa phương
Tây. Nói theo ngơn ngữ của Hizen: "tơi đang chuẩn bị ngấm ngầm những gì để chống lại
những người thầy hôm qua của tôi" [1, tr. 355]. Thái độ phản kháng đó khơng chỉ thể hiện qua
suy nghĩ mà cịn được cụ thể hóa thành hành động. Đó là tiếng xé gió của một mũi tên phát ra
từ bụi rậm trước vẻ thán phục của Baudouvin thể hiện sức mạnh ngang ngửa với súng ống
hiện đại. Hay động tác khóa tay đã giúp Shojo hạ đo ván đối thủ Baudouvin một cách thuyết
phục. Điều này cùng với những tiến bộ của lính bộ binh trong quá trình tập luyện ngắm bắn
cũng khiến Neufville và Baudouvin phải xem lại các ý kiến của họ về khả năng của người
Nhật Bản trong chiến tranh hiện đại. Ngay cả những nhân vật chịu ảnh hưởng nặng nề của nền
kinh tế thị trường như Yatoi cũng luôn tiềm tàng sức mạnh phản kháng trước những kẻ ngoại
bang qua bức ảnh chụp cảnh cuối cùng của trận đấu giữa Shojo và Baudouvin.
Ngoài ra, bài học về việc học cách ngã của Nhật Bản đã có tác động to lớn tới suy nghĩ của
Antell, cùng với nhiều nhân vật khác như Neufville, Baudouvin, thơi thúc những nhân vật này
tự mình mày mị và luyện tập. Từ địa vị đi khai hóa một vùng đất mới, họ tự nguyện trở thành
học trò của Hizen. Qua đó, chúng ta thấy được sự lơi cuốn, hấp dẫn của văn hóa tinh thần
Nhật Bản. Như vậy, q trình hội nhập giữa hai nền văn hóa Đơng - Tây khơng chỉ diễn ra
theo một chiều, đó là sự giao thoa có đi có lại. Phạm Văn Ký đã chuyển tải những trăn trở ấy
qua những lập luận giản dị của nhân vật Shojo: "vì chúng ta mang nợ người nước ngồi súng
sát-xơ-pơ và kỹ thuật qn sự, thì chúng ta phải đáp lễ họ" [1, tr. 85]. Thông qua thái độ trầm
trồ của nhân vật Antell trước vẻ đẹp tinh xảo của hàng thủ công Nhật Bản, có thể khẳng định
về mặt chế tạo hóa phẩm, hàng của Nhật có thể tranh thắng với phương Tây về mỹ thuật. Như
vậy, Phạm Văn Ký đã gửi gắm niềm tin trọn vẹn của ơng về nền văn hóa Á Đông. Chúng ta
346
HỒ THỊ THANH LOAN
cũng có thể vượt qua phương Tây trong một số lĩnh vực nhất định, nên không nhất thiết cứ
giữ mặc cảm thua người, mà cần biến những điểm hạn chế thành dấu ấn đặc trưng của văn
hóa dân tộc. Trong một cuộc trò chuyện giữa nhân vật Hizen với Antell, Phạm Văn Ký đã để
cho các nhân vật này tự do trình bày quan điểm của mình về lựa chọn của đất nước Nhật Bản
trước dòng thác của lịch sử:
"- Cái gì chia rẽ chúng ta hả Antell?
- Thì là phải kéo khi người ta đẩy anh. Phải chăng trên tinh thần này, mà các anh đã dùng vũ
khí, đường sắt và máy điện báo của chúng tôi?" [1, tr. 231].
Điều đặc biệt là những vấn đề liên quan tới vận mệnh quốc gia lại được đặt trong mối tương
quan độc đáo với những kỹ thuật đẩy và kéo trong môn võ jiu-jitsu, những điều chia rẽ giữa
các dân tộc lại chính là lý do khiến chúng ta xích lại gần nhau. Nhờ vậy, Nhật Bản đã thực
hiện thành công cải cách Minh Trị, phát triển đất nước theo hướng hiện đại hóa và chống
được sự xâm lược của phương Tây.
Bằng giọng điệu tra vấn, khơng ít lần Mất nơi ở thể hiện cái nhìn hồi nghi về sự trấn áp của
văn hóa, văn minh ngoại bang xuất phát từ sự áp đặt văn hóa: "Viên đạn này giết người, còn
viên đạn phục sinh ở đâu?" [1, tr. 236]. Thông qua việc đặt trọn niềm tin vào sức mạnh nội
sinh của văn hóa Nhật Bản nói riêng và văn hóa phương Đơng nói chung, Phạm Văn Ký đã
khơi dậy nơi người đọc niềm kiêu hãnh về sự trường cửu của văn hóa bản địa, khả năng thuần
hóa những ảnh hưởng từ bên ngoài để tạo nên sự phong phú của văn hóa dân tộc.
Có thể thấy rằng, giá trị to lớn của Mất nơi ở được kết tinh ở chiều sâu nhận thức văn hóa
cũng như phẩm chất nghệ thuật độc đáo của tác giả Phạm Văn Ký. Ơng đã tập trung bút lực
khắc họa một khơng gian nghệ thuật đặc trưng cho cảm thức văn hóa Nhật Bản, dẫu phảng
phất u buồn, bàng bạc niềm luyến tiếc dĩ vãng cũng như những giá trị truyền thống đang trên
đà phôi pha nhưng không thể phủ nhận sức lay động mạnh mẽ của tác phẩm trước những vấn
đề mn thuở khi liên tục để nhân vật của mình thực hiện vai trị đối sánh văn hóa giữa Đơng
và Tây. Bằng hình thức người kể chuyện đồng sự với cái tôi tự thuật, tiểu thuyết Mất nơi ở
thật sự đã bắc một nhịp cầu tinh thần giữa phương Đông và phương Tây trong lòng độc giả.
Cốt truyện được xây dựng dựa trên dòng hồi tưởng của nhân vật Hizen, nhờ đó, những dịng
cảm xúc đan cài giữa q khứ và hiện tại, giữa độc thoại và đối thoại đan xen nhau một cách
linh hoạt, những vấn đề khuất lấp của lịch sử được tái hiện và nhận chân qua lăng kính chủ
quan của một cá nhân nhưng khơng vì thế mà kém phần thuyết phục. Nó thể hiện cái nhìn
nhân văn, thái độ đồng cảm của tác giả đối với những con người, những cảnh đời trái ngang
trong xã hội, khi những chiều hướng văn hóa khác biệt nhưng vẫn tồn tại song hành và tác
động qua lại, va chạm với nhau trên những địa vị văn hóa khác nhau. Người đọc bị dẫn dụ
cuốn theo mạch cảm xúc, tâm lý nhân vật bởi giọng kể mượt mà, sâu lắng, trữ tình cũng như
những suy ngẫm ý vị về con người và cuộc sống, về vị thế văn hóa của từng nhân vật trong
tương quan với nền văn hóa dân tộc.
4. MẤT NƠI Ở VÀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP LIÊN VĂN HĨA TRONG TÍNH HỊA HỢP
Có thể thấy rằng, những vấn đề Phạm văn Ký đặt ra trong Mất nơi ở có liên quan mật thiết tới
câu chuyện hội nhập văn hóa hơm nay, mặc dù khung cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, nghi lễ,
phong tục trong tác phẩm là hình ảnh chân xác về một thời đã qua, đem lại những khám phá
mới mẻ về lịch sử và con người Nhật Bản. Biên độ phản ánh hiện thực của tác phẩm do vậy
cũng mở rộng ra đến vô cùng bởi tính thời sự cập nhật của nó.
Viết về tấn bi kịch của những kẻ bảo thủ hoặc cực đoan trong đổi mới, bài toán mà Phạm Văn Ký
đặt ra sẽ mãi là vấn đề mà mỗi dân tộc phải tự mình đi tìm lời giải, dựa trên thực trạng kinh tế - xã
CẢM QUAN LIÊN VĂN HỎA TRONG TÁC PHẨM MẤT NƠI Ở CỦA PHẠM VĂN KÝ
347
hội và vị thế khác nhau. Song dường như những khuynh hướng cực đoan đều xấu và là con đường
dẫn tới sai lầm trong chọn lựa. Do đó, có thể khẳng định rằng Mất nơi ở là tác phẩm chứa đựng
biết bao nghiền ngẫm về lịch sử, văn hóa của Phạm Văn Ký. Khát vọng về một thế giới hịa hợp,
tơn trọng lẫn nhau của Phạm Văn Ký có nhiều điểm tương đồng với luận điểm của lý thuyết liên
văn hóa: Khơng có nền văn hóa nào ở vị thế trung tâm tuyệt đối, cũng như khơng có chủ thể
thơng diễn nào mang tính nền tảng độc nhất. Bàn về vấn đề này, tác giả Trần Huyền Sâm đã
khẳng định: "Liên văn hóa có nhiệm vụ chống lại quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và
thái độ xâm lấn, chiếm hữu thô bạo của chủ nghĩa toàn trị" [3, tr. 397].
Nỗi đau nhức nhối, âm ỉ của nhân vật khiến chúng ta bàng hoàng nhận ra những mặt trái của
xu hướng toàn cầu, nhận rõ mình hơn trong bối cảnh đó để có những lựa chọn thích hợp. Viết
về nỗi đau, sự mất mát nhưng tác phẩm vẫn sáng bừng lên niềm lạc quan, thái độ tin tưởng
vào một thế giới mới, nơi các dân tộc tồn tại bên nhau, đối thoại để vươn tới sự hịa hợp trong
tính đa dạng bản sắc.
Trong tác phẩm, thái độ chấp nhận sự khác biệt được minh họa qua việc học cách ngã theo
tinh thần của môn võ jiu-jitsu đã giúp các nhân vật vượt qua trở ngại và tìm ra lối đi hướng về
phương Tây. Nói cách khác, chính sự xâm lấn của các giá trị văn minh phương Tây đã tạo ra
cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của tiến trình hội nhập. Thành cơng của
cơng cuộc Duy Tân là nhờ hiểu rõ sức mạnh và giá trị của văn minh phương Tây, chấp nhận
và gia nhập để tận hưởng những thành quả của nền văn minh ấy: "Cái báu vật chung của nhân
loại lẽ ra chỉ thuộc sở hữu của người Hy Lạp mà nay nó sắp thuộc về chúng tơi chẳng phải
khó khăn gì, đây khơng là điều tuyệt vời sao?" [1, tr. 192]. Q trình khởi cơng chiếc cầu,
tuyến đường xe lửa cùng đường dây điện báo đã làm cho đời sống xã hội Nhật Bản nâng lên
rõ rệt, cải tạo cách tư duy cũ để tiếp cận lối nhận thức và suy luận mới, cách tổ chức đời sống
vật chất xã hội theo gương các nước phương Tây tân tiến văn minh.
Thế giới chúng ta đang sống ngày càng hội nhập một cách sâu sắc và toàn diện. Xu thế hội
nhập đang được các quốc gia nhận thức là khuynh hướng tất yếu. Khi để những nhân vật
thuộc kiểu con người Âu hóa triệt để như Katsu, Eitaro Hizen hay những con người tự tin với
tính cách quyết liệt như Katana gặt hái được thành công ở đoạn kết, phải chăng nhà văn muốn
khẳng định sự phụ thuộc phổ biến giữa các quốc gia. Bằng chứng là những biểu hiện sốc nổi,
nhất thời của các nhân vật thường đem lại những hậu quả không mong muốn cho con người ở
cả hai nền văn hóa Á - Âu. Sự kết hợp nhuần nhuyễn Đông - Tây sẽ là tiền đề để tạo ra tính
ưu việt trong hệ thống các thang bậc giá trị văn hóa.
Nhìn chung, sự đụng độ giữa các nền văn minh là điều không thể tránh khỏi; song khơng nên
vì vậy mà giữ quan điểm cực đoan, không thấy sự hợp tác trên cơ sở những truyền thống văn
hóa đa dạng. Đó chính là lý do mỗi dân tộc cần phải phát huy hiệu quả của hoạt động đối
thoại, hướng tới những giá trị chung, phổ quát của nhân loại, tránh tình trạng trì trệ, tụt hậu so
với thời đại. Mặt khác, cần có ý thức giữ gìn những giá trị tinh thần truyền thống kết tinh bản
sắc văn hóa dân tộc. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra hàng
ngày, hàng giờ làm biến đổi diện mạo thế giới, cho phép nối dài các khả năng và rút ngắn
khoảng cách giữa con người với con người, con người với thế giới. Khơng có một nền văn
hóa nào có lí do đứng ngồi cuộc mà phải chung sống hịa hợp với các nền văn hóa khác. Với
mong ước đạt tới tính phổ qt, sự hịa hợp trong một thế giới liên văn hóa, Phạm Văn Ký
khơng chỉ phục dựng lịch sử và bối cảnh văn hóa sinh động ở tiểu tiết mà điều đáng nói hơn là
ơng đã miêu tả được tinh thần và khát vọng của lịch sử. Làm thế nào để hướng tới sự giao lưu
liên văn hóa trong sự hịa hợp giữa hai nền văn minh Đơng - Tây, đó là con đường để mỗi dân
HỒ THỊ THANH LOAN
348
tộc khắc phục những hạn chế về mặt truyền thống văn hóa tư tưởng, bồi đắp, bổ sung cho
nhau và vươn ra thế giới.
Sự tương tác văn hóa trong Mất nơi ở đã cung cấp cho chúng ta một kinh nghiệm tiếp cận lý
thuyết liên văn hóa, gợi mở biết bao điều thú vị, thể hiện một cách lí giải của tác giả về hiện
tượng thần kì Nhật Bản. Và cho đến tận bây giờ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vấn đề
hội nhập văn hóa được đặt ra trong tác phẩm vẫn thể hiện được tính thời sự của nó. Làm thế
nào để vừa giữ gìn, phát huy được sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, vừa đạt được sự
thống nhất hài hịa trong tổng thể văn hóa của tồn nhân loại là một vấn đề hết sức khó khăn
và phức tạp. Phạm Văn Ký không phải là nhà văn duy nhất viết về sự tương liên, giao thoa
văn hóa. Đề tài thú vị này thật sự đã thu hút rất nhiều cây bút tên tuổi. Thế nhưng, Mất nơi ở
của Phạm Văn Ký vẫn gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi lối viết giàu hình ảnh, giàu
chất thơ hịa điệu với giọng văn thâm trầm triết lý tạo nên những rung cảm thẩm mỹ, những
dư vị xốn xang khi gấp trang sách lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
Phạm Văn Ký (Phạm Văn Ba dịch) (2006). Mất nơi ở, NXB Hội nhà văn.
Hữu Ngọc (2006). Hoa anh đào và điện tử, NXB Văn nghệ.
Trần Huyền Sâm (2013). Tính chất liên văn hóa trong xã hội Nhật Bản qua tiểu thuyết Mất
nơi ở của Phạm Văn Ký, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Hồ Chí Minh, tr. 391-397.
Bùi Bích Vân (2003). “Những trào lưu tư tưởng chủ yếu thời Nhật Bản cận đại (1868 –
1945)”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, (5), tr. 56-62.
Title: INTERCULTURAL PERCEPTION IN THE NOVEL LOSING THE PLACE TO LIVE BY
PHAM VAN KY
Abstract: Talking about the clash between the East and the West in the 1970s of the 19th century in
the context of Japanese society in Meiji era, Losing the place to live became the most famous literary
work of Nguyen Van Ky when achieving the prestigious award from the French Academy in 1961.
Obviously, this is a well-deserved award for the author’s effort. However, a sad thing is that the name
of Nguyen Van Ky and his rich-in-ideology novel have not been adequately appreciated in Vietnamese
literary life.Our discussion will focus on the clarification of the intercultural perception of the novel on
three aspects. Firstly: The selecting attitude and destiny of the characters in Losing the place to live in
the reel of history. Secondly: The cultural discourse of the strong and the weak in Losing the place to
live. Thirdly: Losing the place to live and the harmony in intercultural communication.
Keywords: intercultural perception, intercultural philosophy, globalization, intercultural exchange,
intercultural dialogue, intercultural communication.
HỒ THỊ THANH LOAN
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận Văn học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế
ĐT: 0121 464 0975, Email: