SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHÊ BÌNH CỔ MẪU Ở VIỆT NAM
NGUYỄN DIỆU THÚY
Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bài viết này mang tính chất nhận diện bước đầu về Sự hiện diện của Phê
bình cổ mẫu ở Việt Nam. Qua đó chúng tơi bước đầu đánh giá về thành tựu, hạn
chế của Phê bình cổ mẫu ở Việt Nam trong cái nhìn tương quan với Phê bình phân
tâm theo lý thuyết Freud. Đặc biệt chúng tơi chú trọng ghi nhận sức bật về cơng
trình của các nhà phê bình trẻ. Mặt khác, chúng tơi bước đầu lý giải nguyên nhân
và thử soi chiếu cái nhìn về tương lai phát triển của Phê bình cổ mẫu trong lịch sử
vận động của nền phê bình văn học dân tộc. Cấu trúc bài viết được xây dựng trên
hệ thống gồm 3 tiểu mục: 1. Lý thuyết của C.G.Jung và Phê bình cổ mẫu; 2. Sự vận
dụng Phê bình cổ mẫu trong văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam; 3.
Sự vận dụng Phê bình cổ mẫu trong văn học hiện đại Việt Nam.
Từ khóa: phê bình cổ mẫu, Việt Nam
“Nếu như Glenn và Neil Armstrong mở ra cho chúng ta khơng gian bên ngồi với tư cách là
những người thám hiểm vũ trụ, thì Jung chỉ bảo cho chúng ta về không gian bên trong như
một nhà thám hiểm dũng cảm và táo bạo vào những điều chưa được biết đến” (Muray Stein).
Với C.G. Jung, nghiên cứu tâm thần có tầm quan trọng rất lớn như ơng đã nói “tồn bộ thế
giới treo trên một sợi chỉ và sợi chỉ này là tâm thần con người”.
1. LÝ THUYẾT CỦA C.G. JUNG VÀ PHÊ BÌNH CỔ MẪU
Sự nghiệp của C.G. Jung định hình trong cái bóng hiện diện của Freud. Song chỗ ông khác
nhất với Freud và những người khảo sát tâm thần khác đó là việc phát hiện ra Vô thức tập
thể. Theo Jung, vô thức tập thể là “một con người tập thể bất hủ, nắm trong tay thể nghiệm
hàng mấy triệu năm của nhân loại”. Vô thức tập thể hiện lên thông qua các hình tượng mang
tính biểu tượng là Cổ mẫu (archétype). Cổ mẫu là sự ngưng kết của vô thức tập thể. Nói như
Đỗ Lai Thúy đó là “những đồ hình vĩnh cửu của kinh nghiệm loài người”.
Lý thuyết về Cổ mẫu là cốt yếu của tâm lý học chiều sâu, yếu tố nền tảng này đã tạo nên cú
hích cho sự chào đời của Phê bình cổ mẫu. Đây là sự bổ sung quan trọng cho phê bình phân
tâm học của Freud. Khi nói về khả năng vận dụng lý thuyết của mình, Jung chia sẻ “Có lẽ tơi
có quyền hy vọng là các thính giả của tơi đã kịp suy nghĩ, khơng phải về những điều tơi nói,
mà chính là về sự vận dụng cụ thể tất cả những điều đó vào tác phẩm thơ ca - nghệ thuật, như
thế là đắp da đắp thịt cho bộ khung xương tư tưởng trừu tượng của tôi” [5, tr. 84]. Và thực tế
là “Giữa thế kỷ XX, bừng nở một tinh thần khảo cổ học trong lãnh địa văn chương. Nhà khảo
cổ đào bới đất đai để tìm các dấu tích xưa, nhà phê bình đào bới văn bản để đi tìm các vết
hằn đầu tiên trong ký ức nhân loại. Là hạt mầm ấp ủ trong đường ranh của hai mảnh vườn
nhân chủng xã hội học và phân tâm học, cây phê bình cổ mẫu hút mạnh các chất phù sa của
văn học và sum suê tỏa bóng” (Nguyễn Thị Thanh Xuân). Học thuyết của Jung được nhiều
người tiếp bước trong phê bình. Đó là Ch.Bauduin, J.Campbell, M.Eliade và đặc biệt là
N.Frye với cơng trình nổi tiếng Giải phẫu phê bình. So với nhiều trường phái khác, lịch sử
của Phê bình cổ mẫu khơng dài, vị trí cũng khiêm tốn. Song, sự quấn luyến của các yếu tố:
motif huyền thoại, biểu tượng trong tính tái sinh nhiều ám gợi trong văn học đã tạo nền móng
cho việc tìm và lý giải Cổ mẫu. Sẽ khó khăn cho việc diễn giải tác phẩm khi thiếu đi cơ sở mỹ
học hay tâm lý nào đó vì vậy cống hiến của C.G.Jung tạo ra cách nhìn độc đáo. Đánh giá về
Phê bình cổ mẫu chúng tôi ghi nhận ý kiến của Nguyễn Thị Thanh Xuân khi cho rằng Phê
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 349-355
350
NGUYỄN DIỆU THÚY
bình cổ mẫu “giúp người nghiên cứu hiểu sâu hơn về tác phẩm; đoán định được sự vận động
của văn chương trên cái nhìn đa giác: tâm lý, văn hóa, nhân học; phát hiện ra những đặc
điểm nhân loại và dân tộc trong văn chương; góp phần nối liền văn học dân tộc và văn học
thế giới; khuyến khích người cầm bút và cơng chúng ni lại cái khát vọng “nối liền xưa và
nay” giúp họ bớt đi quán tính viết và đọc văn chương theo kiểu áp sát đời sống chính trị và
tăng cường tính đa âm trong cách viết và sức mạnh tưởng tượng trong sáng tạo, từ một nguồn
lực văn hóa vững bền” [8]. Dẫu phương pháp này không thật coi trọng việc khám phá giá trị
chân thật, lịch sử, tình cảm thẩm mỹ của văn học và khi tìm hiểu tác phẩm đã hạ thấp vai trị
của nhà văn. Nhưng thiết nghĩ khơng có phương pháp nào vạn năng, vết nứt trong phương
pháp này là tiền đề cho sự bóc vỏ nảy mầm phương pháp khác. Và với những đặc trưng đó,
cây Phê bình cổ mẫu đã nảy mầm trên địa hạt phê bình Việt Nam.
Lý thuyết Cổ mẫu của Jung đã manh nha trong Kinh thi Việt Nam (1940) của Trương Tửu,
nhưng người đầu tiên vận dụng một cách nghiêm túc lý thuyết này trong phê bình văn học chính
là Đỗ Lai Thúy. Ơng là người đã có cơng phục dựng lại nền phê bình phân tâm học đồng thời
cũng là người đẩy nó lên bước cao hơn nhờ sự cập nhật phân tâm học sau Freud. Luận văn Lý
giải cái dâm cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực (1995) sau này in
thành sách Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1999) là cơng trình đầu tiên được dán nhãn
Phê bình cổ mẫu. Sau Trương Tửu, Đỗ Lai Thúy là Hồ Thế Hà, Lê Đức Luận và đặc biệt là
Nguyễn Thị Thanh Xuân. Qua trang sách của Nguyễn Thị Thanh Xuân các yếu tố Đất, Nước,
Trời, Trăng,... được vực dậy từ cội nguồn dấu tích ngàn xưa, vén mở những nếp gấp từ bao đời
của vô thức tập thể. Ngồi ra nhiều cây phê bình trẻ cũng đã sớm tham gia vào cuộc chạy tiếp
sức này như Trần Thị Thanh Nhị, Đỗ Lan Hiền, Nguyễn Thị Thanh Lưu, Nguyễn Thị Tùng,
Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Minh Hoàng. Trong số đó, Nguyễn Quang Huy là gương mặt nổi
bật nhất. Từ tâm thức của cổ mẫu các nhà Phê bình cổ mẫu Việt Nam đã lặn xuống tầng sâu vô
thức để dị tìm ra những giá trị hằng hữu sau nhiều thế kỷ tích tụ nay hiện hữu trong tác phẩm
văn học. Nhiều cơng trình phê bình ở nước ta đã vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu văn học
dân tộc từ dân gian cho đến văn học viết, từ văn học trung đại đến hiện đại mang lại kết quả khả
quan, làm thay đổi tư duy lý luận, tập quán nghiên cứu, tác động tích cực tới thực tiễn sáng tác,
khiếu cảm thụ nghệ thuật và tâm lý tiếp nhận của cơng chúng.
2. SỰ VẬN DỤNG PHÊ BÌNH CỔ MẪU TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Với bề dày văn hóa hàng nghìn năm, Việt Nam có một nền tảng văn hố dân gian phong phú
được gìn giữ qua những sáng tác văn học dân gian. Những biểu tượng của tín ngưỡng dân gian
trở thành cổ mẫu. Đây là mảnh đất đầu tiên để hạt giống Phê bình cổ mẫu được gieo mầm. Như
chúng ta biết, tác phẩm văn chương đầu tiên của nhân loại mà cổ mẫu ngã bóng vào là huyền
thoại nhưng huyền thoại Việt Nam “rớt từng mảnh ở truyền thuyết và cổ tích” (Đặng Anh Đào).
Thế nên, Lê Đức Luận có lý khi Cảm nhận Trầu Cau từ tâm thức huyền thoại (2010). Theo
tác giả “Truyện cổ tích Trầu Cau đã có sự đan xen giữa tâm thức phụ quyền và tâm thức mẫu
quyền trong vệc xây dựng hệ thống các hành động, chi tiết, biểu tượng” [4, tr. 18]. Tâm thức
phụ quyền được thể hiện ở chi tiết cô gái chọn người anh làm chồng. Cịn chi tiết ơm nhầm em
chồng là dấu tích của gia đình mẫu quyền cịn nằm trong tiềm thức người phụ nữ. Chính sự
nhập nhằng này trong thể chế xã hội buổi giao thời đã dẫn đến sự hóa thân của ba nhân vật, đó
chính là “sự hóa thạch một mơ hình gia đình thị tộc lý tưởng, dấu ấn của trầm tích văn hóa cổ
xưa” [4, tr. 20]. Cịn nhà phê bình Nguyễn Thị Thanh Xuân thì rất tinh tế khi đi tìm cổ mẫu
trong rất nhiều thể loại khác của văn học dân gian và tìm thấy “cổ mẫu Trời đã xuất hiện sớm
trong huyền thoại (Thần Trụ trời, Bánh chưng bánh dầy,… cặp cổ mẫu văn chương Đất, Nước
trội lên xoắn xuýt, khi tạm rời, làm nên ám ảnh: Con Rồng cháu Tiên, Chử Đồng Tử, Trương
SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHÊ BÌNH CỔ MẪU Ở VIỆT NAM
351
Chi, Sơn Tinh Thủy Tinh, Mỵ Châu Trọng Thủy… Sử thi Mường có tên Đẻ đất đẻ nước với nhân
vật Mụ Dạ Dần chẳng phải đã nói với chúng ta rất sớm về cặp đôi cổ mẫu Đất và Nước, bên
cạnh cổ mẫu cây thủy tổ (cây si) đó sao?” [7, tr. 109-110]. Trong khi đó Trương Tửu, Trần
Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Lưu mượn thể loại ca dao để truy tìm dấu tích thuở xưa. Ở bài
viết Biểu tượng Nước trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại các dân tộc ít người (2008)
mặc dù Nguyễn Thị Thanh Lưu không chỉ ra được nét riêng trong cách cảm nhận về biểu tượng
Nước của người dân tộc thiểu số so với người Kinh nhưng bài viết đã rất tinh tế khi qua sự vận
động các tầng nghĩa của biểu tượng từ văn học dân gian đến hiện đại để phác họa đường nét về
sự dẫn truyền lối tư duy của con người từ xưa đến nay bộc lộ đằng sau biểu tượng ấy. Qua khảo
sát 9 tập thơ của nhà thơ Dương Thuấn, 14 tập thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủn và 3 tập thơ của
nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai, tác giả nhận ra biểu tượng Nước hiện lên với những trầm tích ngữ
nghĩa cũ và cả những lớp phù sa ngữ nghĩa mới. Cái tâm thức dân gian đó thực ra đã được manh
nha trong Kinh Thi Việt Nam (1940). Trong cơng trình này Trương Tửu nói đến vấn đề tính
dục trong ca dao gắn liền với vơ thức tập thể, văn hóa phồn thực. Chính những điều này về sau
đã được Đỗ Lai Thúy kế thừa để khai thác trong thơ Hồ Xuân Hương.
Nhưng người đọc cổ mẫu sẽ khơng chỉ tìm về những trang viết mù xa ngất tạnh mà cịn phải
đắm mình trên dịng sơng chữ nghĩa hơm nay. Từ khi văn học Viết ra đời cho đến bây giờ đã
trải qua nhiều giai đoạn và giống như với lý thuyết Freud, lý thuyết của Jung cũng có cơ hội
được vận dụng để soi chiếu nhiều hiện tượng trong thời kì trung đại. Thấm thía được rằng
“Q trình sáng tạo, như chúng ta nói là hà hơi sống cho siêu mẫu từ trong vô thức” trong
Bút pháp của ham muốn (2009) Đỗ Lai Thúy đã vận dụng lý thuyết cổ mẫu vào nghiên cứu
văn học trung đại Việt Nam, chủ yếu là thể loại thơ. Hồ Xuân Hương là thử nghiệm đầu tiên.
Từ chuyên luận Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đến bài nghiên cứu Đi tìm thực chất
thơ Hồ Xuân Hương trong Bút pháp của ham muốn đã thể hiện được tài năng, tấm lòng của
Đỗ Lai Thúy với nữ sĩ họ Hồ. Kết hợp lý thuyết cổ mẫu và văn hóa tín ngưỡng phồn thực, ơng
đã thành cơng khi tìm ra mã khóa mở cửa vào thế giới thơ Hồ Xn Hương đó là “hồi niệm
phồn thực”. Nhưng đích đến của Đỗ Lai Thúy là còn giải mã được các biểu tượng cổ mẫu
trong thơ bà. Đỗ Lai Thúy phân biệt cổ mẫu gốc và cổ mẫu phái sinh, miêu tả hệ thống hình
tượng ngơn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương một cách thuyết phục theo logic riêng của mình:
tín ngưỡng phồn thực - thờ cúng phồn thực - lễ hội phồn thực - văn hóa dâm tục - thơ
Hồ Xuân Hương. Trần Thị Hồng Hải có lý khi cho rằng “Chính hệ thống phương pháp
suy luận này đã khiến cho Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực trở nên có chiều sâu và
mở ra những dư địa sáng tạo”. Sau Hồ Xuân Hương là Nguyễn Gia Thiều, nhưng ngịi bút
của nhà phê bình khơng cịn hướng đến các cổ mẫu tự nhiên mà thay vào đó là cái nhìn soi
chiếu về bóng âm (Shadow) - một trong những cổ mẫu xã hội quan trọng theo lý thuyết của
Jung. Trong số các cổ mẫu quan trọng thì bóng âm xuất hiện sớm nhất, được coi là kinh
nghiệm đầu tiên của lồi người. Theo Jung trong tâm thức mình ai cũng có một cái bóng tồn
tại một cách vơ thức mà ơng gọi là bóng âm. Cái bóng này dẫu mang khuôn mặt của người
này người khác nhưng thực ra là ảnh xạ của bản ngã vô thức, phần khuất lấp trong tâm hồn
con người. Phần viết Nguyễn Gia Thiều đối thoại với cái bóng, Đỗ Lai Thúy phát hiện ra
rằng bóng âm của Nguyễn Gia Thiều đổ vào tác phẩm là người cung nữ. Thi ảnh của bóng
gồm bóng của người cung nữ, bóng của các đồ vật soi chiếu vào nhau cũng là một thứ bóng.
Và Đỗ Lai Thúy nhận xét “Có thể nói trong “Cung ốn ngâm khúc” cái bóng là lăng kính
của Nguyễn Gia Thiều, cái nhìn thế giới của ơng, cái nhìn nghệ thuật của ông” [6, tr. 100].
Con người suốt đời sống trong nhung lụa ấy ngờ đâu đã phải trải qua lắm chua cay thế nên
người cung nữ chính là tác giả mà trong cô đơn ông tự tạo ra để đối thoại với lịng mình.
Chính điều đó đã mang lại cái nhìn hiện đại cho nhà thơ trung đại Việt Nam. Có thể nhận thấy
rằng Đỗ Lai Thúy là người bắt lửa nhanh nhất vào dòng chảy của lý thuyết phân tâm. Sự am
352
NGUYỄN DIỆU THÚY
hiểu sâu sắc về lý thuyết khiến Đỗ Lai Thúy không chỉ là một trong những nhà phê bình vận
dụng thành cơng nhất lý thuyết Freud mà cịn cả lý thuyết của Jung vào nghiên cứu văn học.
Nếu Jacques Lacan quan niệm “Nhà phân tâm học không phải chỉ lý giải một văn bản của vơ
thức đã có sẵn, anh ta vừa lý giải, vừa sản sinh ra nó” thì dùng câu nói này cho các tác phẩm
phê bình của Đỗ Lai Thúy quả khơng q chút nào. Phê bình phân tâm của Đỗ Lai Thúy quả
là một thứ của hiếm, viết phê bình mà “có văn”, vốn khơng có mấy người như ơng. Khơng chỉ
Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Thị Thanh Xuân trong Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam (2007)
cũng chọn Hồ Xuân Hương là tác giả trung đại duy nhất để soi chiếu từ lý thuyết cổ mẫu. Dù
khá khiêm tốn giấy mực khi nói về nữ sĩ họ Hồ, song với 21 dịng văn bản tác giả đã giúp
người đọc nhận thấy đóng góp của Hồ Xuân Hương trong việc đem lại cho cổ mẫu Đất và
Nước khuôn mặt lạ. Hai cổ mẫu này trở đi trở lại trong thơ bà nhưng điều lạ là nó gắn với:
động, hang, khe, giếng, lạch. Nghĩa là hình thái hẹp ở vị trí khuất nẻo, chứ khơng cịn là Mẹ
Đất Cha Trời. Cũng xem Hồ Xn Hương là hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại, một
lần nữa Trần Thị Thanh Nhị lại trở về với thơ bà. Kế thừa có sáng tạo hướng đi của các nhà
phê bình trước, Trần Thị Thanh Nhị qua motif “người đẹp Nuy - say ngủ” để Nhìn “Thiếu
nữ ngủ ngày” của Hồ Xuân Hương từ biểu tượng văn hóa (2014). Đỗ Lan Hiền thì kiếm
tìm Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trong thơ Việt Nam trung đại (2013). Với bài viết này tác
giả đã mạnh dạn khẳng định dấu ấn phồn thực hiển hiện trong thi ca cuối thế kỷ XVIII đầu thế
kỷ XIX không phải là một sự gán ghép vu vơ. Tuy nhiên cơng trình dẫm lên dấu chân mà
Đỗ Lai Thúy đã khai mở là trở về với tín ngưỡng phồn thực, mặt khác khơng phân tích sâu
về dấu ấn tín ngưỡng phồn thực đó mà chỉ nói chung chung về cái gọi là “khát vọng phồn
thực” chính là khát khao tình dục, ước vọng lứa đôi. Vậy là biểu tượng phồn thực vốn trở
thành cổ mẫu nay lọt thỏm vào cái hố bản năng tính dục của cá nhân. Ngồi ra, đối tượng
mà Đỗ Lan Hiền hướng đến lại là các tác giả văn học trung đại nửa cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX và cũng lại là thể loại thơ như các cơng trình trước đây.
3. SỰ VẬN DỤNG PHÊ BÌNH CỔ MẪU TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Sự vận dụng lý thuyết cổ mẫu vào đối tượng mới cũng là một cách vinh danh cho sự cống
hiến của Jung và cũng là một dấu hiệu thành cơng của Phê bình cổ mẫu Việt Nam. Theo đó
cổ mẫu như một đứa con lãng tử sinh ra từ đất mẹ huyền thoại xa xơi sau những lãng du đây
đó trong các miền mộng tưởng nay lại trở về. Nhưng sự trở về ấy mang một hình hài ít nhiều
thay đổi. Trong thể loại thơ, Hồ Thế Hà vận dụng lý thuyết cổ mẫu đi vào tìm hiểu thơ ca của
nhà thơ hiện đại - Nguyễn Quang Thiều. Qua bài viết Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ
mẫu gốc, Hồ Thế Hà đã tìm thấy sau hình hài con chữ chập chờn trong thơ Nguyễn Quang
Thiều những tiếng vọng của vô thức tập thể. Theo tác giả “Hình tượng Mẫu gốc ám gợi nhất
trong thơ Nguyễn Quang Thiều là làng chùa - nơi chôn nhau cắt rốn của anh” [1, tr. 91].
Xuất phát từ làng Chùa, Nguyễn Quang Thiều đã liên tục gọi về những trầm tích của tâm
hồn mà Hồ Thế Hà gọi là “những tái sinh từ mẫu gốc”. Đó là người bà, người mẹ, người
cha đã thành ám ảnh trong thơ ơng. Đó cịn là những biểu tượng thiên nhiên nhức nhối
khác như Đất, Nấm mộ, Lửa đèn và Nước làng Chùa từ cội nguồn sơng Đáy. Những mẫu
gốc đó lặp đi lặp lại “làm hiện lên những trầm tích văn hóa vừa tâm linh, vừa phong tục,
vừa xã hội trong thi giới Nguyễn Quang Thiều” [1, tr. 95]. Cũng đặc biệt ưu ái thơ ca hiện
đại, Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam cho rằng
trên lối về với vô thức nhân loại, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng mỗi người có một cánh
cửa khép mở riêng. Nhúng tay vào ký ức ngàn xưa Tản Đà lạc lối “vào khu vườn huyền
thoại, hái về đóa Thiên Thai (Cổ mẫu Tiên giới)” [7, tr. 116]. Còn Hàn Mặc Tử “ăn, ngủ,
thở, buồn, vui giữa Trăng” [7, tr. 117]. Thơ Hàn luôn giao động giữa hai hấp lực: vô thức
cá nhân đầy ẩn ức và tiếng gọi sâu thẳm của vô thức tập thể. Chính ở điểm này ta thấy nhà
SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHÊ BÌNH CỔ MẪU Ở VIỆT NAM
353
phê bình đã rất tinh khi nhận ra được sự bắt nhịp vào năng lượng tâm linh nhân loại của
Hàn Mặc Tử như cách C.G.Jung đã gọi đó là cuộc gặp gỡ kì diệu giữa vơ thức cá nhân và
vơ thức tập thể. Như vậy, khơng tìm cổ mẫu theo tác phẩm như cách làm của nhiều nhà
phê bình khác, Nguyễn Thị Thanh Xuân chọn cho mình cách tiếp cận riêng bằng hướng đi
theo tác giả. Cách khai triển này tạo thành công cho bài viết đồng thời cũng làm lộ ra
những lúng túng của nhà phê bình khi gom nhặt những cổ mẫu. Đặc biệt phần viết về Hàn
Mặc Tử nhan nhản biểu tượng, nhan nhản cổ mẫu nên người đọc rất khó để nắm được cội
rễ cái cây thơ ca trĩu nặng cổ mẫu mà nhà phê bình đã trồng lên. Dẫu thế cảm giác lưu lại
trong chúng tơi sau những trang phê bình ấy là khơng chỉ được nhìn thấy trái chín mà cịn
ngửi thấy cả hương thơm. Hương thơm đó tốt ra từ những trang phê bình giàu hình ảnh,
những lối so sánh ví von rất lạ của bà.
Ngồi thơ ca, phát triển mạnh thời kì này cịn có văn xi. Trang trải trong thế giới nghệ thuật
của Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương… là những chất liệu hóa thân từ huyền thoại, huyền
tích. Khn diện mới của sáng tác địi hỏi người đọc phải có xu hướng giải mã mới và phê
bình cổ mẫu càng trở nên đắc dụng. Trong cơng trình trên, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã thành
công khi lựa chọn Nguyễn Huy Thiệp - một trong những nhà văn tiêu biểu thời kì cuối thế kỷ
XX để nối mạch trở lại với huyền thoại. Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân cùng nối kết tương
giao với vô thức tập thể nhân loại ngàn xưa, nhưng “Đất, Nước, Biển, Mưa, Lửa, Mẹ,... với tư
cách là cổ mẫu, ám ảnh Nguyễn Huy Thiệp không kém Con người và đây chính là một trong
những yếu tố quan trọng làm cho trang viết của ơng có chiều sâu” [7, tr. 125]. Riêng thể loại
tiểu thuyết đã có rất nhiều cơng trình Phê bình cổ mẫu lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu.
Có thể kể đến Nguyễn Thị Tùng trong Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm
học đã dùng điểm tựa lý thuyết cổ mẫu để khảo sát về Lửa, Nước, Đất và sự phóng chiếu của
chúng trong tiểu thuyết Kín, Phiên bản, Nháp, Hồ sơ một tử tù của Nguyễn Đình Tú. Trong
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ phân tâm học (2005) Nguyễn Minh Hồng thơng
qua motif huyền thoại để diễn tả cái tâm linh hiện tại trong các tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Khai thác tác phẩm Lời nguyền hai trăm năm tác giả nhận ra cuộc đời Hai Thìn “gắn
liền với huyền thoại tuẫn nại và tái sinh của chúa Jesus, hay motif tái sinh trong truyện cổ
Việt Nam” [2, tr. 32]. Cịn “Trong tác phẩm Cõi người rung chng tận thế của Hồ Anh Thái
ta nghe vang vọng lời của thánh John trong kinh Tân ước” [2, tr. 34]. Tuy nhiên, sự vận
dụng này chỉ nằm rải rác trong cơng trình chứ chưa tạo thành hệ thống luận điểm cụ thể,
chuyên biệt. Cơng trình mang tính chất chun nhất có lẽ là Tiểu thuyết Việt Nam 2000 2010 từ góc nhìn Mẫu gốc (2010) của Nguyễn Quang Huy. Trên các đối tượng là Thoạt
kỳ thủy, Mẫu Thượng Ngàn, Đi tìm nhân vật, Người sông mê, Lạc giới, Thạch anh vàng,
Nguyễn Quang Huy đã tập trung chỉ ra sự biểu hiện các giá trị của mẫu gốc từ hai phương
diện nội dung và nghệ thuật. Theo chúng tơi, đóng góp mới của cơng trình là người viết
khơng chỉ dừng lại với mẫu gốc tự nhiên quen thuộc mà đã đi vào giải mã những mẫu gốc
xã hội quan trọng như Anima, Animus và Self - vốn là khoảng trống trong các công trình
trước đây. Xuất phát từ quan niệm của Jung cho rằng trong thế giới vô thức của mỗi cá thể
luôn hiện diện tính lưỡng hợp của hai yếu tố Anima và Animus, Nguyễn Quang Huy sau
khi đi sâu vào hệ thống nhân vật trong các tiểu thuyết như Tính (Thoạt kỳ thủy), “mình”
(Thạch Anh Vàng), Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh và Từ Lộ - Thần Tông (Giàn thiêu), Sang (Lạc
giới) đã đi đến kết luận rằng “Sự nhập nhằng lưỡng thê đó đã tạo lập nên kiểu con người
lưỡng tính từ cái nhìn của Mẫu gốc” [3, tr. 77]. Ngồi ra, qua việc “Truy ngun những
phẩm tính người” tác giả đã hướng tới Self, đi sâu dị tìm bản thể nguyên khởi của những
khổ đau, hạnh phúc, tội ác trong tiểu thuyết Việt Nam. Khám phá mẫu gốc trong tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Quang Huy không chỉ thông qua hệ thống các
biểu tượng như rừng, lửa, nước, đá, trăng,… mà còn từ các motif thuyền thoại như motif
354
NGUYỄN DIỆU THÚY
cây thiêng (cây Đa, cây Gạo, cây Sung), vật thiêng (Thần Cẩu, con Cú), motif cái song
trùng (trăng đen và con cú, con chó và trăng). Ngồi ra, với áp lực thi pháp từ thể văn xuôi,
trong công trình Nguyễn Quang Huy khơng qn đi trả lời câu hỏi “Vậy nhìn nghệ thuật
nghiêng từ Mẫu gốc sẽ hi vọng gì cho một cuộc vén mở?”. Vén mở bức mành ngơn ngữ tác
giả nhận ra “Chính cái thế giới ngôn ngữ đầy những ký hiệu tiềm ẩn ấy, xác định giá trị của
nhà văn đương đại. Họ lồng vào thế giới nghệ thuật của mình, lồng vào chữ nhiều ám ảnh,
nhiều ẩn ý, tạo ra nhiều lối đọc khác nhau” [3, tr. 61 - 62]. Ngoài ra, theo tác giả thời gian mà
vô thức tập thể đã mang đến cho tác phẩm đó là thời gian tâm thức, tương hợp với nó có
khơng gian tâm thức. Bên cạnh đó, Mẫu gốc còn chi phối đến nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Những khai phá trên của Nguyễn Quang Huy giúp ta nhận ra sự tham gia của cổ mẫu vào tiểu
thuyết Việt Nam đã trở thành một cứu cánh nghệ thuật cho tác phẩm.
Ngoài ra, thể Kịch cũng được nhà phê bình phân tích từ lý thuyết cổ mẫu. Trong cơng trình
Thử lý giải bi kịch Mêđê dưới góc nhìn phê bình nữ quyền và phê bình phân tâm học
(2013) Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng ở Mêđê có sự hồi quy của vô thức tập thể ở người phụ
nữ về phức cảm mẫu quyền. Vơ thức đó tìm được cái cớ hữu thức (sự phản bội của Dadông)
để bùng nổ nên “Giết Dadông là để thị uy sức mạnh mẫu quyền nguyên thủy của Mêđê”. Mặc
dù cách dẫn dắt vấn đề lơgíc, ý kiến khá mới mẻ, song q trình phân tích tác giả lấy rất ít dẫn
chứng nên nhiều nhận định trong bài còn thiếu sức thuyết phục.
Như vậy, khảo sát sự vận dụng học thuyết về cổ mẫu trong phê bình văn học Việt Nam chúng
tơi nhận thấy Phê bình cổ mẫu Việt Nam hướng đến khai thác cả cổ mẫu tự nhiên và cổ mẫu
xã hội song cổ mẫu tự nhiên là chủ yếu. Điều này theo chúng tôi là lối tư duy quen thuộc của
cộng đồng người sống giao hòa tự nhiên như người Việt ta. Trong đó, cổ mẫu Nước được các
nhà phê bình đặc biệt quan tâm. Có lẽ do bắt nguồn từ vết hằn trong tâm thức người Việt xưa
về một đất nước quay mặt ra biển và có tín ngưỡng thờ thần Mưa, sùng nước. Cũng có khi là
phong cách của một dân tộc bao đời gắn liền với nghề trồng lúa nước. Mặt khác, văn hóa
phương Đơng và Việt Nam nói riêng vốn mang thiên tính nữ, thích ơn hịa. Bên cạnh đó một
trong những thành tựu của Phê bình cổ mẫu Việt Nam là khi đi vào tìm hiểu cổ mẫu các nhà
phê bình ln nhìn thấy ở cổ mẫu Việt Nam những nét chung của nhân loại vừa nhận ra
những bồi đắp riêng về sắc thái, biểu hiện. Đồng thời, họ khẳng định vai trị của nó trong việc
chuyên chở suy tư của người Việt từ thời cổ sơ cho đến hiện tại. Ngoài ra, cũng như lý thuyết
Freud sự vận dụng lý thuyết cổ mẫu vào phê bình văn học được mở rộng ở khá nhiều thể loại,
nổi trội nhất là thơ ca (thời kì đầu) và tiểu thuyết (thời kỳ sau), còn truyện ngắn và kịch thì rất
hạn chế. Điều này có thể hiểu đơn giản vì so với thể loại khác, thơ ca chứa đựng giàu nhất hệ
thống biểu tượng và cũng là thể loại chịu sự tác động mạnh nhất của vô thức kể cả vơ thức cá
nhân và vơ thức tập thể. Cịn tiểu thuyết là thể loại mới và so với truyện ngắn nó phát triển
mạnh mẽ hơn trong dịng chảy thể loại văn học Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý nữa là nếu lý
thuyết phân tâm của Freud thường được áp dụng trong văn học hiện đại đề cao vô thức cá
nhân thì lý thuyết cổ mẫu của Jung tỏ ra đắc dụng khi đi vào khám phá mảnh đất văn học dân
gian vốn gắn liền với tâm thức tập thể. Mặt khác, từ văn học dân gian đến thành văn, từ trung
đại đến văn học hiện đại sự vận dụng lý thuyết cổ mẫu có nhiều đổi thay. Trước người ta chủ
yếu khai thác cổ mẫu tự nhiên, sau cổ mẫu xã hội mới được chú ý; trước chủ yếu là cổ mẫu
huyền thoại, sau các nhà phê bình đã biết chộp lấy chỉ một mảnh của cổ mẫu huyền thoại và
cấu trúc lại theo cách của riêng mình, từ đó cổ mẫu tân sinh có dịp chào đời như cách nói của
Nguyễn Thị Thanh Xuân “Cổ mẫu từ huyền thoại, như phấn thơng vàng, một chiều ngã gió,
đã bay đầy không gian văn học và kết nên quả mới” [7, tr. 128]. Khác với phê bình theo lý
thuyết của Freud khai thác vô thức cá nhân nên tiếp cận tác phẩm từ hai lối là tác giả và văn
bản phê bình cổ mẫu phải thơng qua văn bản - mơi trường của cổ mẫu để tìm hiểu vơ thức tập
SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHÊ BÌNH CỔ MẪU Ở VIỆT NAM
355
thể. Chú trọng vào văn bản, các nhà Phê bình cổ mẫu Việt Nam khai thác cổ mẫu nhìn từ hai
bình diện nội dung tư tưởng và phương thức thể hiện. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng, Phê
bình cổ mẫu ở Việt Nam thường quên lồng ghép vấn đề hình thức nghệ thuật, thi pháp vào
nội dung khi phân tích tác phẩm và đa số thường thông qua hệ thống biểu tượng để lần ra cổ
mẫu mang dấu ấn vô thức tập thể.
Theo đánh giá của học giả Hoa Kì, Phê bình cổ mẫu cùng với phê bình macxit, phê bình cấu
trúc, xứng đáng được gọi là “những mơ thức phê bình thực sự mang tính chất quốc tế”. Với
Việt Nam, Phê bình cổ mẫu “cũ người mới ta”, con đường đó ít nhiều cịn thơ sơ và chưa có
nhiều người đi như con đường Freud nhưng sẽ là lựa chọn đầy hứa hẹn cho nhà phê bình thám
hiểm cái mới. Mặt khác, văn học Việt Nam nói như Nguyễn Thị Thanh Xuân “chi chít những
cổ mẫu”, đặc biệt thực tiễn sáng tạo văn chương cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là thâm nhập
sâu vào thế giới tiềm thức, tầng sâu văn hóa và huyền thoại, nên dẫu cịn nhiều hạn chế song
chúng ta hồn tồn có thể tin tưởng vào tính khả quan trong hành trình của Phê bình cổ mẫu
ở Việt Nam. Đến với Phê bình cổ mẫu theo chúng tôi là cách tựa vào dĩ vãng để băng mình
về tương lai tạo thành hợp lực đẩy con thuyền phê bình phân tâm và nền phê bình văn học
Việt Nam sớm chạm đến bờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
Hồ Thế Hà (2012). “Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc”, Tạp chí Nhà văn, số 6.
Nguyễn Minh Hồng (2005). Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ phân tâm học, Luận
văn thạc sĩ, ĐHSP Huế.
Nguyễn Quang Huy (2010). Tiểu thuyết Việt Nam 2000 - 2010 từ góc nhìn mẫu gốc, Luận
văn thạc sĩ, ĐHSP Huế.
Lê Đức Luận (2010). “Cảm nhận Trầu cau từ tâm thức huyền thoại”, Văn hóa nghệ thuật, số 308.
Murray Stein (Bùi Lưu Phi Khanh dịch) (2011). Bản đồ tâm hồn con người của Jung, NXB
Tri thức.
Đỗ Lai Thúy (2009). Bút pháp của ham muốn, NXB Tri thức.
Nguyễn Thị Thanh Xuân (2007). “Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam”, Nghiên cứu văn
học, số 1.
Nguyễn Thị Thanh Xuân (2010). Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt
Nam, , 21/10/2010.
Title: THE PRESENCE OF ARCHETYPAL CRITICISM IN VIET NAM
Abstract: This paper provides a general overview of the presence of Archetypal Criticism in Viet Nam.
The paper primarily analyzes the achievements and limitations of Archetypal Criticism in Viet Nam in
comparison with Psychoanalytic Criticism based on Freud’s theory. Notably, we place enormous
emphasis on the outstanding achievements of the papers by young critics. The paper also makes an
attempt to explain the reasons and predict the future role of Archetypal Criticism in the evolution of
national literary criticism. The paper is structured into three sections: 1) The theory by C.G. Jung and
Archetypal Criticism; 2) The Application of Archetypal Criticism in Viet Nam’s Folk and Medieval
Literature; 3) The Application of Archetypal Criticism in Viet Nam’s Modern Literature.
Keywords: archetypal criticism, Vietnam
NGUYỄN DIỆU THÚY
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận văn học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế