TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRONG HỢP TÁC CỦA ẤN ĐỘ VỚI MYANMAR
ĐẦU THẾ KỶ XXI - NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
VÀ THÀNH TỰU CHỦ YẾU
NGUYỄN TUẤN BÌNH
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: Trong những năm đầu thế kỷ XXI, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học và cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa và những địi hỏi về tăng trưởng kinh tế, ổn
định chính trị, an ninh năng lượng trở thành một trong những vấn đề chủ yếu được
quan tâm trong chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Là nước
có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu năng lượng của Ấn Độ đang trở
nên bức thiết. Trong cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng để phục vụ cho sự phát triển
kinh tế, Myanmar trở thành một trọng điểm mới trong chiến lược quốc gia của Ấn
Độ. Quan hệ hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ với Myanmar trong những năm đầu thế
kỷ XXI đạt nhiều thành tựu, chủ yếu trên lĩnh vực dầu khí và thủy điện, góp phần
đáng kể vào sự phát triển kinh tế của cả hai nước.
Từ khóa: Ấn Độ, Myanmar, năng lượng.
1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - MYANMAR VỀ NĂNG
LƯỢNG ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Nhân tố quốc tế
Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến
mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thế giới. Khoa học và công nghệ đạt nhiều thành tựu
to lớn, tạo bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần này đã thúc đẩy mạnh mẽ xu
thế tồn cầu hóa và khu vực hóa, buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập nhằm nâng cao đời sống người dân. Để thực hiện nhiệm
vụ trên, hầu hết các quốc gia đều phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại nhằm tận dụng khoa học
công nghệ, vốn, nhân công và nhất là tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển
kinh tế, xã hội, nâng cao vị thế đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển. Trong xu thế
đó, Ấn Độ và Myanmar đã nỗ lực vận động thúc đẩy quan hệ hai bên, trong đó có an ninh năng
lượng - lĩnh vực vừa mới khởi sắc hơn một thập niên trở lại đây, nhưng được coi là một trong
những lĩnh vực hợp tác quan trọng và có tầm chiến lược của cả hai nước.
Thập niên đầu thế kỷ XXI còn chứng kiến đặc điểm chủ yếu trong bức tranh quan hệ quốc
tế là sự trỗi dậy của nhân tố kinh tế. Hiện nay, nhân tố kinh tế ngày càng đóng vai trị quan
trọng nếu khơng nói là có tính quyết định đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Thế giới trong
thế kỷ XX đã từng ghi nhận những “kỳ tích” về phát triển kinh tế của Nhật Bản (những năm 50
- 60), các nước công nghiệp mới NICs (những năm 60 - 70), Trung Quốc, các nước ASEAN
(cuối thập kỷ 80 - đầu thập kỷ 90) và Ấn Độ (những năm 90). Đầu thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục
chứng kiến sự trỗi dậy thần kỳ của các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong
đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Để đáp ứng cho nền kinh tế đang tăng trưởng “nóng”, có tốc độ
cơng nghiệp hóa cao và tỷ lệ tăng trưởng 7,5%/năm, với số dân hơn 1 tỷ người thì nguồn năng
lượng trở nên hết sức cần thiết đối với Ấn Độ. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, giá dầu trên thế
giới liên tục biến động phức tạp thì an ninh năng lượng là yếu tố chi phối chính sách đối ngoại
38
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018
| 11/2018
của Ấn Độ. Đảm bảo an ninh năng lượng chính là sự đảm bảo trực tiếp cơ sở cho sự tồn tại và
phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.
Sau các chiến lược thúc đẩy, tìm kiếm nguồn dầu mỏ, khí đốt ở nhiều khu vực: Trung Cận
Đông, Mỹ Latinh,... việc Ấn Độ triển khai giai đoạn thứ hai của chính sách “hướng Đơng” cũng
khơng nằm ngồi mục tiêu tìm kiếm nguồn năng lượng ở Đông Nam Á, mà quốc gia gần gũi nhất,
có nhiều lợi ích nhất với Ấn Độ chính là Myanmar. Đây là nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng
hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, là “cầu nối” giữa Ấn Độ với các nước ASEAN
và cũng là nơi có nguồn tài nguyên dầu khí hầu như chưa được khai thác nhiều. Những điều kiện
thuận lợi này đã thúc đẩy Ấn Độ và Myanmar xích lại gần nhau trong nhiều lĩnh vực hợp tác, mà
an ninh năng lượng được coi là yếu tố hợp tác trọng yếu.
1.2. Nhân tố khu vực
Cùng với những biến động của tình hình quốc tế, bước sang thế kỷ với XXI, khu vực châu
Á - Thái Bình Dương có những biến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu
vực hóa. Từ sau Chiến tranh lạnh, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành một khu vực phát
triển năng động, có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt
là trữ lượng dầu mỏ và nguồn nhân lực được đào tạo một cách cơ bản. Trong những năm gần
đây, hầu hết các nước châu Á đều rất năng động trong phát triển kinh tế và hiện đại hóa cơng
nghệ. Trong các nước đó, Trung Quốc và Ấn Độ đã thành công trong việc phục hồi nền kinh tế
vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, sau đó vươn lên vị trí của những nền kinh tế lớn nhất
thế giới với tốc độ tăng trưởng cao. Đối với Ấn Độ, vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đã
được xác định từ những năm đầu của thế kỷ XX với nhận định của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal
Nehru: “Thái Bình Dương có khả năng sẽ thay thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung
tâm đầu não của thế giới trong tương lai. Tuy không phải là một quốc gia trực tiếp ở Thái Bình
Dương nhưng Ấn Độ sẽ phải có được ảnh hưởng quan trọng ở đó”. Sự phát triển năng động
của nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI là yếu tố khách quan thuận lợi đối
với quan hệ kinh tế Ấn Độ - Myanmar. Với những cơ sở trên cùng những nhân tố trong nước
đã thúc đẩy sự hợp tác năng lượng Ấn Độ - Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI.
1.3. Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nguồn năng lượng để duy trì nền kinh tế đang tăng trưởng
và vấn đề an ninh năng lượng quốc gia luôn là mối quan tâm lớn nhất của chính quyền Ấn Độ.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã ví Ấn Độ như một nước lớn “đói dầu lửa” do nhu cầu tiêu thụ
năng lượng của nước này tăng cao. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong thời kỳ 2005
- 2010, Ấn Độ phải nhập khẩu 5-7 triệu thùng dầu/ngày. IEA dự báo: đến năm 2030, sản lượng
dầu và khí đốt nhập khẩu sẽ tăng đến 90% và 40% mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của
Ấn Độ [8, tr. 5]. Mức tiêu thụ xăng dầu bình quân trên đầu người của Ấn Độ năm 2008 là 0,79
thùng. Ấn Độ tiêu thụ khoảng 5% dầu, đứng hàng thứ 6 thế giới. Mặc dù có nguồn than đá tương
đối phong phú, nhưng năng lượng chủ yếu Ấn Độ sử dụng là dầu mỏ, có sản lượng nhập khẩu tới
70% [9, tr. 40]. Ấn Độ hiện đang nhập khẩu khoảng 67% sản lượng dầu thô đến từ Trung Đông,
25% từ châu Phi và 8% từ các nhà cung cấp khác. Ả Rập Saudi là quốc gia cung cấp lớn nhất,
chiếm 25% sản lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ [5, tr. 7].
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%, Ấn Độ cần phải nhập khẩu tới hơn 60% nhu
cầu dầu mỏ, và đây là một mối lo ngại lớn đối với quốc gia Nam Á này. Theo tính tốn của
chính phủ Ấn Độ, nếu GDP của Ấn Độ tăng 1% thì nhu cầu dầu mỏ của Ấn Độ phải tăng lên
3%, điều này cho thấy “cơn khát” dầu mỏ của Ấn Độ đang là một thực tế [11, tr. 11]. Nếu giá
dầu tăng 5 USD thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Ấn Độ sẽ giảm 0,5% và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng
1,4%. Dầu đã trở thành một nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của Ấn Độ,
39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
như lời nhận định của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh: “An ninh năng lượng đã trở
thành một vấn đề hệ trọng, chỉ đứng thứ hai sau vấn đề an ninh lương thực”. Chính vì vậy, an
ninh năng lượng đã trở thành ưu tiên quốc gia và là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các
chương trình nghị sự của chính sách đối ngoại Ấn Độ. Chiến lược an ninh năng lượng của Ấn
Độ được hình thành với 3 hướng ưu tiên:
- Thứ nhất, tăng cường nguồn cung cấp trong nước với sự thay đổi căn bản cơ chế quản
lý trong lĩnh vực xăng dầu, Ấn Độ đã có sức thu hút các cơng ty nước ngồi đến đầu tư, kể cả
việc thành lập liên doanh dầu khí. Với nhiều ưu đãi thơng thống, trong thời gian qua, nhiều
tập đồn kinh doanh dầu lửa lớn trên thế giới như Exxon Mobill, Tolta, BP,... đã tăng cường
đầu tư vào Ấn Độ, thậm chí coi quốc gia này như là một “miền đất hứa” lớn nhất toàn cầu chưa
được khai phá.
- Thứ hai, tích cực tìm kiếm nguồn dầu khí ở nước ngồi bằng cách đa dạng hóa các nguồn
cung cấp bên cạnh việc coi các nước Trung Đông là những bạn hàng truyền thống.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng [4, tr. 39]: Để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Ấn Độ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu lửa và khí đốt
nhập từ bên ngồi. Là nước nhập khẩu năng lượng lớn thứ 6 trên thế giới, chính phủ Ấn Độ
buộc phải tiến hành các biện pháp tích cực để đảm bảo an ninh năng lượng. Ấn Độ đang sử
dụng các biện pháp ngoại giao và kinh tế để tăng cường quan hệ với các nước Nam Á và
ASEAN, trong đó đặc biệt là Myanmar. Với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, Ấn Độ đã
đạt được những kết quả quan trọng trong việc khai thác nguồn dầu khí của Myanmar. Có thể
nói, trong nỗ lực nhập khẩu nguồn năng lượng thế giới để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh
tế Ấn Độ, nguồn khí đốt của Myanmar có sức lơi cuốn lớn , trước hết bởi sự gần gũi về vị trí
địa lý của quốc gia này.
1.4. Tầm quan trọng của Myanmar trong chính sách năng lượng của Ấn Độ
Với diện tích 678.500km2 và hơn 55 triệu dân (số liệu năm 2017), Myanmar thực sự đang
trở thành một mảnh đất thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Myanmar có tiềm
năng rất lớn về tài nguyên dầu khí, đá quý, rừng nguyên sinh và thủy điện. Myanmar hiện là
một trong những thị trường hiếm hoi còn lại hầu như chưa được khai thác với nguồn tài nguyên
được đánh giá có thể sánh ngang với các quốc gia giàu tài nguyên của châu Á. Theo ước tính,
Myanmar có trữ lượng dầu mỏ “khoảng 600 triệu thùng, và dự trữ khí đốt tổng cộng 88 nghìn
tỷ khối feet - chỉ ít hơn so với Indonesia. Mới đây cịn tìm thấy trữ lượng ở 3 khu vực Vịnh
Bengal - Mya, Shwe và Shwe Phyu (hay còn gọi là dự án Shwe) được ước tính giữ 5,7-10 nghìn
tỷ khối feet” [10, tr. 3]. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Myanmar đứng thứ 10 thế giới về
trữ lượng dầu khí với 3,2 tỷ thùng dầu và 2.460 tỷ m3 khí tự nhiên. Riêng về xuất khẩu khí đốt
(chủ yếu sang Thái Lan và Trung Quốc), trong những năm đầu thế kỷ XXI, hàng năm mang về
hơn 3 tỷ USD cho Myanmar [7, tr. 132]. Với nguồn tài nguyên giàu có như vậy, Myanmar trở
thành “mảnh đất vàng” cho các cường quốc trên thế giới đổ xô vào đầu tư, khai thác năng lượng,
và nước láng giềng Ấn Độ là một trong những đối tác có nhiều ưu thế thuận lợi nhất.
Đây cịn là nước có nhiều tài nguyên chưa được khai thác như dầu khí, đá quý, các loại
quặng, tiềm năng lớn về nông lâm nghiệp, Myanmar đang thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều
nước. Đặc biệt, trữ lượng khí đốt khổng lồ của Myanmar có thể giải quyết được những lo ngại
về an ninh năng lượng của Ấn Độ. Bên cạnh những mỏ dầu đã được phát hiện, Myanmar còn
nhiều khu vực rộng lớn chưa khai phá và ngày càng trở thành nguồn cung cấp năng lượng đầy
hứa hẹn cho nhiều quốc gia. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Myanmar trở thành một
trong những nguồn cung cấp khí đốt quan trọng cho Ấn Độ.
40
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018
| 11/2018
Trong những năm gần đây, khi trung tâm kinh tế thế giới chuyển dần sang châu Á - Thái
Bình Dương thì những nơi được xem là có ưu thế về vị trí địa chiến lược (các nước ở eo biển
Malacca, eo biển Hormuz, biển Đông...) đang nắm trong tay những cơ hội rất lớn để phát triển.
Hiện nay, Myanmar cũng được xem là một nhân tố tiềm ẩn nhiều cơ hội mới. Myanmar nằm ở
khu vực Đơng Nam Á, có chung đường biên giới với hai nước lớn ở châu Á là Trung Quốc và
Ấn Độ. Với vị trí địa lý như vậy, Myanmar đã trở thành cầu nối chiến lược giữa Nam Á và
Đông Nam Á. Không một quốc gia nào ở châu Á ngồi Myanmar có đủ lợi thế về địa lý để kết
nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vì thế hầu hết các cường quốc lớn đều mong muốn có vị thế
chủ yếu ở nơi được coi là “ngã tư của châu Á”.
Như vậy, trước viễn cảnh trữ lượng dầu mỏ đang cạn dần, các nguồn năng lượng khác
chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới, năng lượng trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi
quốc gia, trong đó có Ấn Độ. Đây là vấn đề sống còn và là mục tiêu chiến lược của quốc gia
Nam Á này. Trong khi đó, nước láng giềng Myanmar có nhiều điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu
cầu năng lượng của Ấn Độ. Ấn Độ đã có những nỗ lực trong hợp tác đầu tư với Myanmar - một
trong những vùng đất đầy tiềm năng đối với chính sách năng lượng của Ấn Độ - để khai thác
nguồn năng lượng mới nhằm phát triển kinh tế.
2. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU TRONG HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG CỦA ẤN ĐỘ VỚI
MYANMAR ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Lĩnh vực dầu khí
Myanmar được xếp vào danh sách những quốc gia giàu có trên thế giới về khoáng sản, tài
nguyên rừng và nguồn thủy điện. Theo các chuyên gia, với 3 mỏ dầu và khí đốt ngồi khơi và 19
mỏ trên đất liền lớn nhất, Myanmar có trữ lượng khí đốt qua kiểm chứng lên tới 510 tỷ m3 trong
tổng trữ lượng khí đốt ngồi khơi và trên bờ. Nhờ có tiềm năng to lớn này, Myanmar đang thu
hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất từ 21 công ty của 13 quốc gia khác nhau tham gia thăm dò
và khai thác. Đối với Myanmar, hợp tác năng lượng với các quốc gia khác nói chung và Ấn Độ
nói riêng thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế. Ấn Độ ln quan tâm và
mong muốn mua khí đốt của Myanmar để đáp ứng cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng lên
của mình. Ba cơng ty của Ấn Độ đang tham gia vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí
đốt của Myanmar, bao gồm 1 công ty tư nhân (Công ty trách nhiệm Dầu khí Essar - OEF) và hai
tập đồn nhà nước là Tập đồn Dầu mỏ và khí đốt quốc gia (ONGC) và Tập đồn khí đốt Ấn Độ
(GAIL). Trọng điểm thu hút sự chú ý của các nước đối với Myanmar là mỏ khí đốt Shwe ở Vịnh
Bengal (miền Tây Myanmar) được phát hiện từ năm 2004 với trữ lượng 113,2 - 169,8 tỷ m3. Đây
được xem là mỏ khí có trữ lượng lớn ở châu Á và đang có liên doanh khai thác giữa các doanh
nghiệp Hàn Quốc và Ấn Độ. Tỷ lệ kiểm sốt trong 2 lơ A-1 và A3 (thuộc mỏ khí đốt Shwe) của
ONGC Videsh là 20% và GAIL Ltd là 10% (Daewoo International là 60% và Korea Gas
Corporation 10%).
Yêu cầu cấp bách đối với nguồn dầu khí khiến cho Ấn Độ bắt đầu tìm kiếm các nguồn
cung mới. Nhiều chuyến thăm Myanmar của Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Jaswant Singh trong
tháng 02-2001 đã thành công trong việc lập kế hoạch chiến lược chính sách đối ngoại của Ấn
Độ. Chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Win Aung vào tháng 01-2003
là một bước quan trọng trong việc ổn định mối quan hệ thương mại này. Trong chuyến thăm
Myanmar của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaswant Singh vào năm 2001, lãnh đạo hai nước
đã bàn bạc về việc hợp tác năng lượng giữa hai nước. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng
Jaswant Singh đã thảo luận và thăm dị dầu khí và vật tư với Tướng Than Shwe, Chủ tịch Nhà
nước Hịa bình Myanmar và Hội đồng phát triển. Ấn Độ và Myanmar đã quyết định thiết lập
41
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng cũng như thực hiện các dự án cơ sở
hạ tầng cùng có lợi khác [6].
Trong hai năm (2005 - 2006), Ấn Độ đã đầu tư 30,575 triệu USD vào lĩnh vực dầu mỏ và
khí đốt của Myanmar. Cơng ty trách nhiệm dầu khí Essar (OEF) là cơng ty tư nhân đầu tiên của
Ấn Độ ký kết hai hợp đồng phối hợp với Myanmar để thăm dò và khai thác 1 lơ ở ngồi khơi
(A-2) và 1 lơ khác trên đất liền (L) (tháng 5/2005), đồng thời sẽ khoan thăm dị khí đốt tự nhiên
tại bờ biển phía Đơng thuộc bang Rakhine của Myanmar (năm 2006) [14, tr. 8-9].
Ngoài ra, ngày 27-9-2006, Cơng ty dầu khí quốc gia Myanmar đã ký với đại diện của
Cơng ty dầu khí Sun Group Ấn Độ một hợp đồng cùng khảo sát, khoan thăm dị và khai thác
dầu khí tại khu mỏ M8 nằm trong Vịnh Martaban, miền Nam Myanmar. Vào tháng 12-2006,
Tập đoàn GAIL đã giành được cổ phần trong việc khai thác lơ A-7 ở khu vực ngồi khơi
Myanmar như một sự liên hiệp đối tác cùng với công ty Silver Wave Energy. Tuy nhiên, đến
tháng 7-2007, GAIL đã quyết định rút lui và không tham gia vào các lô A-1 và A-3 ở ngồi
khơi Rakhine do thái độ khó khăn của chính quyền Myanmar đối với những nỗ lực của Ấn Độ
nhằm đảm bảo an ninh cho nguồn khí đốt, và vì cho rằng lơ A-7 khơng nằm trong danh mục
đầu tư khai thác và sản xuất của công ty này nữa. Trên thực tế, việc rút lui của GAIL trong năm
2007 là do Chính phủ Myanmar đã quyết định bán khí đốt ở ngồi khơi Shwe cho Trung Quốc
mặc dù 2 công ty ONGC và GAIL của Ấn Độ đã có 30% cổ phần trong dự án thăm dị và khai
thác khí đốt tại mỏ ở ngồi khơi Shwe [2, tr. 242].
Năm 2007, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar và có sự
hậu thuẫn về kinh tế, chính trị của Ấn Độ, Trung Quốc đối với chính quyền quân sự Myanmar
(đang bị thế giới lên tiếng phản đối), Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ M. Deora đã đến Yangon và
cam kết đầu tư 150 triệu USD vào việc thăm dị khí đốt tại Myanmar. Trong chuyến công du
của Bộ trưởng M. Deora, 3 hiệp định đã được ký kết giữa Công ty dầu mỏ, khí đốt Ấn Độ với
Cơng ty dầu mỏ, khí đốt Myanmar nhằm thăm dị khí đốt tại 3 lơ khí đốt ngồi khơi Arakan.
Có thể thấy, tính đến năm 2007, Ấn Độ đã có mặt ở nhiều khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt
ở ngồi khơi Myanmar (bao gồm các lô A-1, A-3, AD-2, AD-3, AD-9...), trong đó đầu tư của
ONGC và GAIL của Ấn Độ chiếm tới 17% và 8,5 % trong dự án khí đốt Shwe nằm trên Vịnh
Bengal. Ngồi ra cịn có một cơng ty tư nhân khác của Ấn Độ là Adani Energy cũng đã đàm
phán với Chính phủ Myanmar để đảm nhận việc phân phối khí đốt ở Yangon và Naypyidaw.
Trong việc mua khí đốt của Myanmar, Ấn Độ phải giải quyết vấn đề vận chuyển khí đốt
từ các khu vực khai thác của Myanmar về Ấn Độ. Trong những năm 2004 - 2005, Chính quyền
quân sự Myanmar đã đồng ý cho Ấn Độ lắp đặt một đường ống dẫn dầu khí từ lơ A-1 ở mỏ khí
đốt Shwe, qua Bangladesh đến các bang Đơng Bắc của Ấn Độ. Trước đó, vào năm 1997, một
công ty của Bangladesh là MHL đã nêu ra ý tưởng về dự án xây dựng đường ống dẫn dầu giữa
ba bên là Ấn Độ, Myanmar và Bangladesh. Theo đề xuất này, một đường ống dẫn dầu dài 290
km sẽ chạy từ bang Arakan của Myanmar, qua các bang Mizoram và Tripura của Ấn Độ, vượt
qua Bangladesh, trước khi nhập trở lại vào bang Tây Bengal của Ấn Độ. Tháng 2/2005 cả ba
nước đã ký một thỏa thuận cho dự án này ở Ấn Độ, với số tiền đầu tư ước tính khoảng 1 tỷ USD
[2, tr. 243]. Việc xây dựng dự án đường ống dẫn Ấn Độ - Myanmar - Bangladesh dự kiến được
bắt đầu vào năm 2006, đến năm 2009 là có thể bắt đầu sử dụng vào việc cung cấp khí đốt. Tuy
nhiên, dự án này sau đó đã vướng vào những rắc rối và tranh cãi sau khi Bangladesh tìm kiếm
những nhượng bộ của Ấn Độ về mặt chính trị để cho phép một đường ống dẫn dầu thơng qua
lãnh thổ nước mình. Ấn Độ không chấp nhận những yêu cầu vô lý của Bangladesh và cho rằng,
những vấn đề quan hệ song phương không thể trở thành một phần của thỏa thuận ba bên và
quyết định về kế hoạch cho một tuyến đường khác vịng qua Bangladesh thời gian sau đó.
42
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018
| 11/2018
Vào năm 2007, phản ứng trước việc chậm trễ trong thực thi dự án xây dựng đường ống 3
bên, được sự hậu thuẫn và ủng hộ chiến lược của chính quyền Bắc Kinh tại các diễn đàn quốc tế,
Myanmar đã ký một Bản ghi nhớ với công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc Petro China để cung
cấp cho nước này 6,5 nghìn tỷ m3 khí đốt khai thác từ lơ A tại mỏ khí đốt Shwe ở Vịnh Bengal
trong vịng 30 năm. Đồng thời, rút lại tư cách pháp lý “khách hàng ưu đãi” của cơng ty khí đốt
GAIL Ấn Độ tại các lơ A-1 và A-3 thuộc mỏ khí đốt tự nhiên ngồi khơi, thay vào đó là quyết
định bán lại cho tập đoàn năng lượng Trung Quốc Petro China. Quyết định này cũng được xem
như là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của Ấn Độ nhằm khai thác khí đốt của Myanmar từ khu
vực phía Đơng Ấn Độ. Ngồi ra, về mặt chính trị, nó cịn chứng tỏ sự thân thiết của mối quan hệ
chặt chẽ giữa Myanmar với Trung Quốc. Thất bại của Ấn Độ trong dự án xây dựng đường ống
dẫn 3 bên đã tạo thuận lợi cho tập đoàn Petro China của Trung Quốc nhanh chóng xâm nhập vào
Myanmar với mục đích xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới sang Trung Quốc.
Do việc xây dựng tuyến đường ống dẫn 3 bên không thành mà ngun nhân là từ những
địi hỏi vơ lý của Bangladesh, Cơ quan năng lượng Ấn Độ đã mời một công ty tư vấn kỹ thuật
của Bỉ tham gia nghiên cứu một tuyến đường ống dẫn dầu thay thế từ Myanmar đi vòng qua
Bangladesh dài 1.400km (sẽ đi qua các bang Mizoram, Tripura, Assam và Tây Bengal rồi nhập
vào Bihar). Tuyến đường này dài gấp bốn lần so với tuyến đường cũ theo thỏa thuận ba bên và
số tiền đầu tư khoảng trên 3 tỷ USD [14, tr. 10]. Quyết định này của Ấn Độ được đưa ra sau
khi Myanmar gửi tối hậu thư cho Ấn Độ nhấn mạnh nếu không quyết định nhanh chóng thì có
thể Myanmar sẽ xem xét việc bán khí đốt cho các quốc gia khác. Tổng số vốn đầu tư của các
công ty Ấn Độ vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt ở Myanmar trong những năm đầu thế kỷ XXI
ước tính khoảng 1,6 tỷ USD [1]. Trong đó, các tập đồn dầu khí quốc gia Ấn Độ như GAIL và
ONGC chiếm cổ phần nhiều nhất.
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Myanmar - Thein Sein - vào tháng 10-2011,
hai nước đã nhất trí về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Myanmar hoan nghênh các khoản đầu tư đáng kể của các công ty dầu mỏ và khí đốt Ấn Độ như
GAIL, ESSAR, ONGC ở các lơ ngồi khơi và trong đất liền của Myanmar, cũng như trong việc
xây dựng một tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giữa hai nước. Myanmar đã đồng ý khuyến
khích hơn nữa sự đầu tư của các cơng ty Ấn Độ (cả nhà nước và tư nhân) trong các lĩnh vực
dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
2.2. Lĩnh vực thủy điện
Để duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, Ấn Độ buộc phải đảm bảo cung cấp đủ
nguồn năng lượng dưới nhiều hình thức như điện và nhiên liệu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện
của Ấn Độ không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người dân. Để bù vào số năng lượng
bị thiếu hụt, chính phủ Ấn Độ đang thực hiện chính sách nhập khẩu năng lượng nhằm thúc đẩy
sự phát triển thủy điện ở Myanmar. Nhu cầu ngày càng cao của Ấn Độ đối với các dự án thủy
điện cũng như những lợi ích to lớn từ thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar trong lĩnh vực
này càng cho thấy thủy điện là lĩnh vực hợp tác tiềm tàng giữa hai nước.
Năm 2004, Ấn Độ và Myanmar ký kết thỏa thuận xây dựng dự án thủy điện Tamanthi
(1200 MW) trên sông Chindwin, gần biên giới Ấn Độ - Myanmar, nhưng sau đó dự án này lại
bị ngưng trệ do sự chậm trễ từ phía Ấn Độ. Ngày 29-10-2007, Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn
Độ đã ký với Ngân hàng ngoại thương Myanmar về việc đầu tư 60 triệu USD cho dự án xây
dựng nhà máy thủy điện Thathay Chaung có công suất 120 MW thuộc bang Rakhine. Sau những
thiệt hại do cơn bão Nargis gây ra cho Myanmar (tháng 6-2008), Quốc vụ khanh phụ trách về
thương mại và điện lực của Ấn Độ J. Ramesh đã đi thăm Myanmar và ký với Bộ trưởng phụ
trách về phát triển kinh tế và kế hoạch Myanmar - ông U Soe Tha - một số thỏa thuận mới,
43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
trong đó có Hiệp định tín dụng nhằm gia hạn khoản tài chính 64 tỷ USD đầu tư cho 3 đường
dây vận tải điện 230 kV. Ngoài ra, ngân hàng xuất nhập khẩu còn ký một hiệp định khác trị giá
20 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất thủy điện [13, tr. 2-3]. Trong chuyến thăm nói
trên, ơng Ramesh cũng bày tỏ sự quan tâm của Ấn Độ trong việc tham gia phát triển tiềm năng
thủy điện trên sông Chindwin và Myanmar cũng đã đồng ý nối lại dự án thủy điện Tamanthi.
Vào ngày 16-9-2008, Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ đã ký với Ngân hàng ngoại thương
Myanmar một Bản ghi nhớ, theo đó hai bên cùng tham gia đầu tư vào lưu vực sông Chindwin với
2 dự án: Một dự án xây dựng đập thủy điện có cơng suất 1200 MW tại Tamanthi và một đập khác
với công suất 600 MW tại Shwezaye [2, tr. 245]. Ấn Độ sẽ cung cấp tài chính cho cả hai dự án
này. Một đường dẫn cũng sẽ được thiết lập để truyền điện từ 2 trạm phát điện nói trên đến bang
Manipur của Ấn Độ. Năm 2011, hai bên cũng đã nhấn mạnh lại những cam kết hợp tác trong việc
thực hiện các dự án Tamanthi và Shwezaye trên lưu vực sông Chindwin nhưng phải chú ý đến
các yếu tố tác động đến người dân và môi trường tự nhiên.
Sự đầu tư của Ấn Độ cho các dự án thủy điện ở Myanmar sẽ mang lại những lợi ích đáng
kể cho cả hai nước. Nhu cầu của Myanmar cho đầu tư nước ngoài trong thủy điện cho thấy đây
là một lĩnh vực có tiềm năng hợp tác. Giám đốc Viện Nghiên cứu năng lượng của Ấn Độ Mikkal
Herberg đã phát biểu: “Chúng ta nói nhiều về nguồn cung cấp dầu mỏ và giá cả tăng cao,
nhưng tôi thẳng thắn cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự của châu Á là điện” [1].
Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bắt buộc Ấn Độ phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng
dưới dạng điện và nhiên liệu. Ngành điện Ấn Độ đã có một bước tiến dài từ khi giành độc lập.
Năng suất phát điện của quốc gia này không ngừng gia tăng, từ khoảng 850 MW đến trên
108.000 MW (năm 2013). Thêm vào đó, khả năng của các nhà máy phát điện đứng ở mức
15.000 MW. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về năng suất sản xuất ? và quốc gia
đứng thứ 6 về tiêu thụ điện. Khoảng 60% sản lượng điện của Ấn Độ được sản xuất từ than đá,
10% từ khí tự nhiên, 25% từ thủy điện và phần cịn lại là điện hạt nhân và các loại năng lượng
tái tạo [3, tr. 192].
3. MỘT SỐ NHẬN XÉT
3.1. Trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI, năng lượng là một
lĩnh vực hợp tác quan trọng cho sự phát triển của cả hai nước. Đối với Ấn Độ, hợp tác với
Myanmar đã góp phần đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng
ngày càng gia tăng của quốc gia Nam Á này. Bên cạnh đó, Myanmar có thể được xem là cầu
nối chuyển tải dầu khí một cách ngắn nhất, đỡ tốn kém và góp phần ổn định biên giới Ấn Độ Myanmar, kết nối Ấn Độ với các nước ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương thơng
qua Myanmar. Trên thực tế, Myanmar hiện đang trở thành “cây cầu trên đất liền” nối Ấn Độ
với các nền kinh tế năng động của ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam...), với
Trung Quốc và các nước khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, sự hợp tác của
Ấn Độ với Myanmar trên lĩnh vực năng lượng cũng được xem là một nhân tố quan trọng có tác
động đến sự gia tăng giá trị kinh tế trong quan hệ hai nước vào những năm đầu thế kỷ XXI. Đối
với Myanmar, việc Ấn Độ tham gia hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ,
khí đốt và năng lượng điện đã mang lại một nguồn lợi đáng kể cho nước này, góp phần giúp ổn
định tình hình kinh tế - chính trị, qua đó cịn nâng cao vai trị của Myanmar trong khu vực cũng
như trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trên cơ sở hợp tác năng lượng,
Myanmar có thể đa dạng hóa chính sách đối ngoại với Ấn Độ, các nước ASEAN cũng như các
nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, góp phần ổn định biên giới, đưa đất nước từng
bước hội nhập quốc tế. Từ mối quan hệ với Ấn Độ, nhất là về năng lượng, Myanmar sẽ bớt phụ
44
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018
| 11/2018
thuộc vào quan hệ với Trung Quốc như trước đây, ngoài ra cịn có điều kiện gia tăng quan hệ
với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
3.2. Mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên lĩnh vực năng lượng có sự tác động thường
xuyên của “nhân tố Trung Quốc”. Đây là nhân tố vừa cản trở lại vừa thúc đẩy mối quan hệ hai
nước Ấn Độ - Myanmar phát triển nhanh hơn. Trên thực tế, nếu xét tồn bộ tiến trình của mối
quan hệ Ấn Độ - Myanmar thời hiện đại, nhất là từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây,
chúng ta ln thấy có sự hiện hữu và tác động của nhân tố Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ
ý đồ chiến lược của Trung Quốc, từ vị trí địa chiến lược của Myanmar và từ sự cạnh tranh Trung
- Ấn trên con đường khẳng định vị trí, sức mạnh cường quốc trong khu vực và trên thế giới.
Trong trục tam giác Ấn Độ - Myanmar - Trung Quốc, sự cạnh tranh quyết liệt giữa Ấn Độ và
Trung Quốc đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đôi khi là sự cạnh tranh trực tiếp, nhất là trong lĩnh
vực năng lượng. Khơng ít lần giới cầm quyền Myanmar phải đứng trước sự chi phối quyền lợi
và rơi vào tình thế khó xử trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trong trường hợp nếu
khơng có sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc thì Myanmar ln ủng hộ Ấn Độ và nhất là
rất quan tâm giải quyết các vấn đề khúc mắc của nước láng giềng phía Tây này. Nhưng khi có
xung đột trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hoặc vì lợi ích của mình
thì Myanmar thường chú trọng hơn đến lợi ích của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Myanmar hầu
như khơng lo sợ Ấn Độ khơng hài lịng, họ chỉ sợ Trung Quốc không đồng ý. Trường hợp
Myanmar ưu ái cho Trung Quốc khai thác năng lượng năm 2007 là một ví dụ điển hình cho
thấy chính sách của Myanmar trong quan hệ với “hai người láng giềng khổng lồ”. Trước đây,
chính quyền Myanmar ủng hộ Ấn Độ trở thành nước có vai trị lớn hơn trong khu vực nên đã
dành cho nước này vị trí ưu tiên trong các thỏa thuận với Ấn Độ. Theo đó, Myanmar đã trao
cho tập đồn khí đốt GAIL tư cách pháp lý “khách hàng ưu đãi” trong khai thác năng lượng của
nước này. Tuy nhiên, khi xảy ra sự kiện đàn áp dân chủ tháng 8-2007 thì Myanmar đã rút lại tư
cách pháp lý “khách hàng ưu đãi” của công ty GAIL Ấn Độ tại các lô A-1 và A-3 thuộc mỏ khí
đốt tự nhiên ngồi khơi, thay vào đó là quyết định bán lại cho tập đoàn năng lượng Trung Quốc
Petro China. Quyết định này của Myanmar còn bắt nguồn từ sự kiện tháng 01-2007, Trung
Quốc đã bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chống lại nghị quyết của Mỹ và Anh lên
án những vi phạm nhân quyền của chính quyền quân sự Myanmar, đề nghị Myanmar thả bà
Suu Kyi. Và quan trọng hơn là trong sự kiện tháng 8-2007 ở Myanmar, Trung Quốc đã không
lên án Myanmar cũng như từ chối hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm áp đặt lệnh cấm vận
mới đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Quyết định dành cho tập đoàn Petro China Trung Quốc xây dựng tuyến đường ống dẫn
dầu chạy qua lãnh thổ của Myanmar đã phản ánh ảnh hưởng nổi trội của Trung Quốc đối với
Myanmar. Như nhà nghiên cứu Lundholm đã khẳng định: “Mối quan hệ Trung Quốc Myanmar sẽ khiến cho Ấn Độ khó có thể cạnh tranh trong thời gian dài hạn” [12, tr. 8]. Mức
độ quan hệ Trung Quốc - Myanmar cũng cho thấy, chính quyền New Delhi chưa thể ngăn chặn
được sự xích lại Myanmar gần hơn của Trung Quốc. Trung Quốc ngày nay có sức mạnh kinh
tế và chính trị to lớn hơn so với Ấn Độ. Myanmar không chỉ quan trọng về tầm chiến lược đối
với Ấn Độ mà còn là nhân tố sống còn đối với tham vọng vươn ra Ấn Độ Dương của Trung
Quốc. Vì vậy, song song với những nỗ lực của Ấn Độ ở Myanmar về khai thác dầu mỏ, khí đốt
thì Trung Quốc cũng đã thực thi những biện pháp của mình để giữ vững những quyền lợi và lợi
ích chiến lược năng lượng của mình ở Myanmar. Do vậy, trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc
ở Myanmar, Ấn Độ chưa và sẽ khó có thể đạt được thế cân bằng với Trung Quốc trong vấn đề
chiến lược năng lượng ở quốc gia láng giềng giàu dầu mỏ này.
Tóm lại, những phân tích trên đây cho thấy Ấn Độ sẽ phải tiếp tục tìm mọi cách để kiềm
chế ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc. Do vậy, lợi ích của Ấn Độ ở Myanmar, đặc biệt
45
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKHT 2018
là về năng lượng dầu mỏ - lĩnh vực mà Trung Quốc cũng đang có chiến lược tìm kiếm trên tồn
cầu - sẽ chỉ có giới hạn. Cho nên, trong các lĩnh vực hợp tác với Myanmar, đặc biệt là kinh tế
và đầu tư khai thác năng lượng dầu mỏ, Ấn Độ cần thực hiện chính sách đối ngoại khơn ngoan
với Trung Quốc và Myanmar để gạt bỏ những yếu tố bất lợi, nhân lên những yếu tố thành công
nhằm đạt được những lợi ích cao nhất cho Ấn Độ trong xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh tìm
kiếm năng lượng cho chiến lược phát triển đất nước hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]
Chandra, Varigonda Kesava (2012). India’s Myanmar Fascination, Journal of Energy Security,
July 2012.
Chandra, Varigonda Kesava (2013). India’s Struggle for Myanmar’s Energy, FPRC Journal
2013, No. 3, Foreign Policy Research Centre, New Delhi, India, pp. 240-248.
Frank, T.D.C.M., Jurgen Richter (2013). Ấn Độ - Sự trỗi dậy của một cường quốc (bản dịch của
Kiến Văn, Huyền Trang), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Phí Trọng Hiếu (2006). Ấn Độ với chính sách “vươn vịi”,… Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương, số 24, tr. 38-39.
Hong, Zhao (2009). China and India: The energy policies, EAI Background Brief No. 462, East
Asian Institute, Singapore.
Jacob, Happymon (2003). “India - Myanmar Energy Cooperation”,
/>mmacmaid=1058, 30-5-2015.
Trần Khánh (2012). Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ ở Mi-an-ma: Thực
trạng và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4(91), tr. 131-153.
Müller-Kraenner, Sascha (2008). China’s and India’s Emerging Energy Foreign Policy, DIE
Discussion Papers, German Development Institute, Bonn.
Phạm Thái Quốc (2007). Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và
Ấn Độ, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, (7), tr. 36-44.
Sinha, Tuli (2009). China - Myanmar Energy Engagements: Challenges and Opportunities for India,
IPCS Issue Brief, No. 134, Institute of Peace and Conflict Studies, New Delhi, India, pp. 1-4.
Thơng tấn xã Việt Nam (2005). Ấn Độ có thực hiện chính sách đối ngoại mới?, Tài liệu tham
khảo đặc biệt, ngày 15-9-2005.
Thơng tấn xã Việt Nam (2008). Chính sách của Ấn Độ đối với Mianma, Tài liệu tham khảo đặc
biệt, ngày 21-6-2008.
Thông tấn xã Việt Nam (2008). Myanmar tăng cường hợp tác khai thác dầu mỏ với nước ngoài,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 162.
Yhome, K. (2009). India - Myanmar Relations (1998 - 2008): A Decade of Redefining Bilateral
Ties, ORF Occasional Paper #10, Observer Research Foundation, New Delhi, India.
Title: THE ISSUE OF ENERGY IN INDIA’S COOPERATION WITH MYANMAR IN THE EARLY
21ST CENTURY - THE MAJOR IMPACT FACTORS AND ACHIEVEMENTS
Abstract: In the early 21st century, energy security became one of the main issues which has been
interested in the foreign policy of most countries in the world due to the impact of scientific and
technological revolution, trending in globalization and the requirements of economic growth and
political stability. The economy of India is growing strongly so their energy is becoming an imperative
need. In the quest of energy resources for the economic growth, Myanmar has become the new focal
point for India’s national strategy. The energy cooperation between India and Myanmar in the early
years of the 21st century has made major achievements in the fields of oil, gas, and hydropower, whereby
contributing significantly to the economic development of both countries.
Keywords: Energy, India, Myanmar.
46