Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dư luận quốc tế về chương trình Ấp chiến lược (qua tài liệu của Việt Nam Cộng) chương trình “Ấp chiến lược” qua nhận định của nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.3 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

DƯ LUẬN QUỐC TẾ VỀ CHƯƠNG TRÌNH ẤP CHIẾN LƯỢC
(QUA TÀI LIỆU CỦA VIỆT NAM CỘNG HỊA)
CHƯƠNG TRÌNH “ẤP CHIẾN LƯỢC” QUA NHẬN ĐỊNH CỦA NƯỚC NGOÀI
NGUYỄN TIẾN VINH
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh
NCS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: “Ấp chiến lược” được Mỹ và chính quyền Sài Gòn xem là “xương sống”
của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) tiến hành ở miền Nam Việt Nam.
Chính phủ Mỹ, chính quyền Sài Gịn và nhiều chun gia nước ngồi đã đánh giá
cao về vai trị và hiệu năng của việc lập “ấp chiến lược”. Song, thực tế lịch sử của
cách mạng miền Nam từ 1961 đến 1965 đã chứng minh rằng: những đánh giá, nhận
định ở nước ngoài về “Ấp chiến lược” là thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Nhân
dân miền Nam Việt Nam từng bước làm phá sản chương trình “ấp chiến lược” của
Mỹ và chính quyền Sài Gịn, một nhân tố quan trọng làm cho chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt “ bị phá sản.
Từ khóa: Ấp chiến lược, miền Nam, phá sản, chiến tranh đặc biệt, quốc sách.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của quân và dân miền Nam đã phá tan từng mảng
chính quyền Việt Nam Cộng hịa ở cơ sở, đặt chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ trước nguy
cơ phá sản. Trước tình hình trên, Tổng thống Mỹ J. Kennedy đã phải đề ra chiến lược “phản
ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “trả đũa ồ ạt” với ba loại hình chiến tranh: chiến tranh đặc
biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực. Khi nhậm chức tổng thống Mỹ (20-01-1961),
J. Kennedy chính thức cơng bố học thuyết mới và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm
tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Công cụ để tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” là lực
lượng quân sự người bản xứ do các cố vấn Mỹ chỉ huy với trang bị vũ khí và phương tiện chiến


tranh do Mỹ trang bị. Một trong những biện pháp được xem là “xương sống” của chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” là “ấp chiến lược”. Xung quanh vấn đề này có những ý kiến đánh giá
khác nhau, trong đó nhận thức của các nhà chính trị và qn sự nước ngồi. Bài nghiên cứu này
góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC”
Ngày 8-5-1961, chính sách đối với Việt Nam được chính thức phê chuẩn mang tên: Bị
vong lục về hành động an ninh quốc gia số 52, gọi tắt là NSAM 52 (NSAM: National Security
Action Memorandum), trong đó Mỹ và chính quyền Sài Gịn xem việc lập “Ấp chiến lược” là
quốc sách của “Chiến tranh đặc biệt”, nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách
dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, cô lập lực lượng cách mạng
miền Nam để tiêu diệt. Chính quyền Ngơ Đình Diệm đã cử người sang Malaysia, Philippines
để học hỏi về kinh nghiệm chống du kích, dồn dân lập ấp chiến lược để đàn áp cách mạng.
Ngồi ra, Mỹ cịn mời R. Thompson – chuyên gia quân sự về chống du kích của Anh tại
Malaysia, sang làm cố vấn “bình định” cho chính quyền Sài Gịn.
Về mục tiêu của ấp chiến lược, chính quyền Sài Gòn nêu rõ: “Việc thiết lập ấp chiến lược
và ấp chiến đấu là một trong những biện pháp đánh bại cộng sản nổi dậy”1, đồng thời đó chính
1

Robert Thomson (1966): Defeating Communist Insurgency. The Lessons of Malaya and Vietnam. Frederick A
Prager pubbishers New York, Washington, tr.123-124.

32


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

là tiêu chuẩn số một trong sáu tiêu chuẩn lập ấp chiến lược:“thanh toán cộng sản nằm vùng”2.
Tháng 6-1961, J.Kennedy cử Eugene Staley sang miền Nam Việt Nam và đưa ra kế hoạch gồm

3 điểm: một là, tăng cường sức mạnh quân đội Việt Nam Cộng hòa với những phương tiện chiến
tranh hiện đại để tiêu diệt quân giải phóng, sử dụng chỉ huy và cố vấn Mỹ để chỉ huy các đơn vị
chiến đấu; hai là, giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn bằng
“bình định” và “ấp chiến lược”; ba là, ra sức ngăn chặn biên giới, kiểm soát ven biển, cắt đứt
nguồn chi viện từ miền Bắc vào), dự kiến trong vòng 18 tháng sẽ lập được 16.000 ấp chiến lược,
đánh phá cơ sở cách mạng, cơ bản bình định được miền Nam. Tháng 7-1961, chính quyền Sài Gịn
thí điểm lập ấp chiến lược ở Vĩnh Long (Nam Bộ) và Quảng Ngãi (Trung Bộ). Đến tháng 8-1961,
Chính quyền Sài Gịn triển khai kế hoạch này trên toàn miền Nam. Ngoài ra, chúng còn liên tiếp
mở các cuộc hành quân đánh phá từng khu vực, chia thành từng lô để khống chế, biến những “Ấp
chiến lược” thành các điểm tựa phòng thủ chống Cộng.
Chính Mỹ và Chính quyền Sài Gịn đều rất quyết tâm trong việc dồn dân lập Ấp chiến
lược vì cho rằng đây là một phương sách chống Cộng hữu hiệu nhất “dù Cộng sản có phá hoại
hay khơng phá hoại, Việt Nam Cộng hòa vẫn theo đuổi cuộc cách mạng đó”3. Ấp chiến lược
được cố vấn Ngơ Đình Nhu xác định là một mơ hình tiêu biểu cho chiến lược chống Cộng
“Chính cái tên Ấp chiến lược cũng đã bao hàm đầy đủ cả về đường lối chiến lược của Hiến
pháp, đường lối của dân tộc; nội dung Ấp chiến lược là nội dung chiến lược chứ không phải
chiến thuật, vì chiến thuật chỉ là giai đoạn cịn chiến lược là vĩnh viễn”4. Về Chương trình ấp
chiến lược trong giai đoạn đầu thực hiện, Chính quyền Sài Gịn đã đánh giá rằng: “Chương
trình ấp chiến lược đã giáng những địn nặng nhất vào đầu chúng… Chỉ đứng trên phương diện
xã hội và đấu tranh chính trị mà thơi, thì ta đã nhận thấy địch mỗi ngày bị cô lập khỏi dân
chúng và bị trục xuất ra khỏi xã hội nông thôn. Địch phải lần lần rút lui vào trong rừng rú và
rút ra ngồi biên giới. Địch khơng cịn có thể dùng địa bàn nông thôn làm địa bàn du kích,
khơng cịn lợi dụng được lực lượng quần chúng để làm những lực lượng chiến tranh phá hoại
của chúng”5.
3. DƯ LUẬN QUỐC TẾ VỀ ẤP CHIẾN LƯỢC
Chương trình “Ấp chiến lược” khơng những được Chính quyền Sài Gịn xem như một
công cụ hữu hiệu để tách rời Cộng sản ra khỏi nhân dân hòng hạn chế đối phương xây dựng cơ
sở hoạt động, ngăn chặn người dân tiếp tế cho du kích Cộng sản mà tác giả các bài báo nước
ngồi cũng nhận định đây là một cơng cụ thiết yếu để loại trừ Cộng sản ra khỏi nhân dân như
phản ánh của tờ báo Sài Gòn (VTX) ngày 15-4-1962: “Trong hơn một năm qua, dư luận quốc

tế đã đặc biệt chú ý đến những tiến triển của công cuộc đấu tranh chống Cộng ở Việt Nam
Cộng hòa, tiền đồn của thế giới tự do, nhất là từ khi công cuộc xây dựng ấp chiến lược ở Việt
Nam đã đem lại những thành quả tốt đẹp ở khắp mọi nơi. Nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới
đã ghi nhận những thành quả tốt đẹp đó và cho rằng ấp chiến lược là một khí giới mới của
miền Nam Việt Nam để chiến đấu chống du kích Cộng sản, hay là một cuộc cách mạng có liên
quan đến vận mệnh Việt Nam”6.
Việt Nam Cộng hịa, Phiếu trình về chính sách ấp chiến lược, tháng 10-1963, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2,
Tp Hồ Chí Minh.
3
Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1962), Lý luận căn bản về Ấp chiến lược, Tài liệu Trung tâm lưu trữ Bộ
Quốc phòng, Hà Nội.
4
Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1962), Bài phát biểu của ông cố vấn tại phiên họp ngày 2-2-1962 tại dinh
Gia Long, Tài liệu Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phịng, Hà Nội.
5
Cuộc nói chuyện thân mật với cán bộ ấp chiến lược của ơng cố vấn Ngơ Đình Nhu tại Trung tâm suối Lồ Ô ngày
17 tháng 4 năm 1963, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Tp Hồ Chí Minh, hồ sơ số 1582.
6
Bộ Cơng chánh và Giao thơng – Việt Nam Cộng hịa (1963), Biên bản số 61 phiên họp ngày 15-8-1963 về Ấp
chiến lược, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 327.
2

33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

Tờ Malayan Times cho rằng: “Các ấp chiến lược tại miền Nam đã giữ một vai trò thiết

yếu trong cuộc chiến tranh tiễu trừ Cộng phỉ”. Dưới nhan đề “Một vai trò thiết yếu” số ra ngày
14-5-1962, tờ báo còn nêu lên những hàng tít lớn như sau: “Ấp chiến lược đã trở thành một khí
giới mới của miền Nam Việt Nam để chiến đấu chống du kích Cộng sản”. Khi chính quyền Việt
Nam Cộng hịa vừa mới thiết lập được chừng 700 ấp chiến lược, tờ báo này tiên đoán rằng: “Kế
hoạch ấp chiến lược sẽ hoàn tất trong chừng 2 năm nữa và sẽ cơ lập hóa bọn cộng sản đối với
dân chúng nông thôn và khiến Việt cộng khơng cịn phương tiện để hoạt động”6. Sau khi nhắc
tới những q trình cơng tác trong cơng cuộc thiết lập một ấp chiến lược với việc xây dựng các
hào lũy phịng vệ, các bót canh cùng việc thực hiện những tiện nghi xã hội cho dân chúng trong
ấp để nâng cao mức sống của nông thôn, bài báo đề cao hiệu năng của các ấp chiến lược. Tờ
báo viết: “Các công tác xã hội song song với công tác lập ấp sẽ là những nguyên nhân chính
bảo đảm cho sự thành cơng của kế hoạch này”6.
Chính R. Thompson - chun gia quân sự về chống du kích của Anh tại Malaysia, sang
làm cố vấn “bình định” cho Chính quyền Sài Gòn đã khẳng định rằng việc xây dựng Ấp chiến
lược “không phải là diệt quân nổi dậy ở trong vùng có dân cư mà là tiêu diệt cơ sở hạ tầng và
tổ chức của nó. Việc chỉ giết chết du kích mà khơng tiêu diệt cơ sở hạ tầng là một sai lầm ghê
gớm vì cơ sở sẽ nổi dậy và sẽ bổ sung thêm quân”6.
Với nhan đề “Chiến lược mới tại miền Nam Việt Nam”, tờ báo Spokesman, số ra ngày
4-6-1962, xuất bản tại Tân Đề Li (New Deli) và Jullundur đã viết: “Miền Nam đương tạo ra
một mặt trận du kích Cộng sản và kết quả thu lượm được đến nay đầy hứa hẹn”6. Sau khi trình
bày các nguyên tắc về việc thiết lập ấp chiến lược và mô tả việc tổ chức một ấp chiến lược, báo
Spokesman nhận thấy rằng ít khi các ấp chiến lược thất thủ mặc dù thường bị tấn công. Các ấp
chiến lược là đầu đề cơng kích của tun truyền Cộng sản do Đài Phát thanh Hà Nội truyền đi.
Vạch rõ những thất bại hàng ngày của Cộng sản vì việc thiết lập các ấp chiến lược, tờ báo viết
tiếp: “Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Việt Nam Cộng hịa sẽ thắng và miền Nam sẽ chấm
dứt được trận chiến tranh đã phải đối phó trong gần 20 năm nay”6.
Dưới mắt ký giả Chung Tae In, ấp chiến lược là “một cuộc cách mạng có ảnh hưởng tới
vận mạng Việt Nam”6. Trong một bài phóng sự viết trong Hankook Ilbo, xuất bản tại Hán Thành
(Hàn Quốc) ngày 20-6-1962, dưới nhan đề “Chính trị và Du kích chiến”, ký giả viết: “Vì tính
cách đại quy mơ của kế hoạch, liên hệ tới nếp sống của nhân dân, kế hoạch ấp chiến lược là
một cuộc cách mạng có ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam”, “Việc xây cất và quản trị ấp chiến

lược đặt dưới sự điều khiển của một nhóm 35 nhân viên thuộc ngành Hành chính, Y tế, Canh
nơng, Giáo dục, Cảnh sát… Nếu ấp chiến lược bị tấn công, họ sẽ gởi điện cho các ấp lân cận
hay quân đội đến trợ giúp”6. Chung Tae In viết tiếp: “Chính tơi đã được chính phủ Việt Nam
Cộng hịa cho phép đi thăm ấp chiến lược ở Củ Chi, cách Sài Gòn 30 cây số”6.
Đối với ký giả J.B. Fillsanta của tờ The Philippines Herald, số ra ngày 21-10-1962, đã
viết: “Ấp chiến lược là một hệ thống phòng thủ rất hữu hiệu. Cộng sản hiện đang bị thất bại
nặng nề vì phải đối đầu với lực lượng anh dũng của miền Nam”. Và kết luận: “Cộng sản lại
gặp phải một trở ngại lớn lao là việc thiết lập các ấp chiến lược, một hệ thống phịng thủ rất
cơng hiệu”6.
Ngày 14-12-1962, tờ The Manila Chronicle xuất bản tại Manila (Philippine) đã vạch rõ
sự thành công của ấp chiến lược tại Việt Nam và vai trò của Thanh niên Cộng hòa: “Thật vậy,
đây là lúc nhiều chiến thắng của quân đội Việt Nam Cộng hòa và các lực lượng võ trang”, “Ấp
chiến lược là một tổ chức thôn xã được trang bị các phương tiện tự vệ chống lại các cuộc tấn
công của Cộng sản. Du kích Cộng sản thường xâm nhập các làng mạc ở thơn q để bóc lột
lương thực, thăm dị tin tức, bắt thêm tân binh và hạ sát những người trung thành với chính
34


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

phủ. Nhưng nay chúng khơng được tự do hồnh hành như vậy nữa. Trước khi lọt vào một thôn
ấp, chúng phải đối phó với các đội bảo an tuần tiễu hay phục kích. Bên ngồi các ấp cịn có
một lực lượng phản du kích khác hoạt động: đó là lực lượng Thanh niên Cộng hịa quy tụ tới
một triệu người”6.
Ngồi việc báo chí ca ngợi ấp chiến lược, nhiều chính khách nước ngồi cũng hết lời đề
cao vai trị của ấp chiến lược như ông Roger Hilsman, Thứ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ phụ
trách Viễn Đơng sự vụ, nhân buổi nói chuyện tại Hội nghị Bệnh viện Hoa Kỳ ở Chicago, đã đề
cập đến ấp chiến lược mà ông cho rằng đây là “mục tiêu thứ ba” của chính phủ. Ơng ta nói:

“Khơng giống như ở Mã Lai, chương trình này không dự liệu việc dời các thôn ấp đi nơi khác,
ngoại trừ những trường hợp hạn hữu. Thơng thường thì những cơ cấu phòng thủ phải được
thiết lập chung quanh những làng mạc hiện có. Đành rằng có một vài nơi trong những miền có
nhiều Việt cộng xâm nhập, những thơn xã quả đã được tụ họp lại, nhưng đó chỉ là những ngoại
lệ”6. Ông ta cho rằng, Việt Nam Cộng hịa tính dùng phương sách ấp chiến lược như một
phương tiện để nối liền dân quê với các cơ cấu quốc gia và thiết lập trong thôn xã những cơ sở
của chính phủ về y tế, giáo dục, canh nơng, cảnh sát và hành chính.
Về phương diện qn sự, ơng Roger Hilsman nói: “Chương trình xây dựng ấp chiến lược
sẽ tạo nên những thơn ấp có rào lũy kiên cố phịng thủ, những hệ thống thơn ấp chiến lược có
nhiệm vụ nghiền nát như một bộ máy xay thịt nghiền nát thịt, những tốn du kích Cộng sản bén
mảng đến thơn ấp. Mỗi thơn ấp sẽ có một đội dân vệ riêng để chống lại mọi cuộc tấn công”6.
Theo lời ông Roger Hilsman, “với các đơn vị bảo an phục kích tại các khoảng giữa 2 ấp,
với ấp chiến lược sẽ làm cho Việt cộng hết lương thực, phải tấn cơng chứ khơng cịn đánh du
kích được nữa”6.
Khi đề cập đến sự hữu hiệu của các ấp chiến lược, ông Roger Hilsman cho rằng, chúng
ta có nhiều lý lẽ để lạc quan: “Không phải hết thảy những ấp chiến lược ấy đều được hồn bị.
Có những ấp khơng đủ võ khí và qn nhu. Cũng có vài nơi chưa đủ để trả tiền công cho dân
làng về việc thiết lập cơ cấu phịng thủ và vì lẽ này khơng thể tránh được có ít nhiều người bất
mãn”. Tuy nhiên, ông ta nhấn mạnh rằng: “Những kết quả đầu tiên đã chứng minh rằng cư dân
các thơn ấp có tinh thần rất cao và thái độ thân chính phủ rõ rệt trái với vài tin tức báo chí đã
có thể khiến ta tưởng lầm… Hết thảy những ấp bị Việt cộng tấn công đều đã chiến đấu và chiến
đấu thật anh dũng”6.
4. THỰC TẾ SO VỚI NHỮNG NHẬN ĐỊNH LẠC QUAN BAN ĐẦU
Âm mưu của Mỹ trong “Chiến tranh đặc biệt” là tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta, triệt
phá các cơ sở cách mạng, bình định miền Nam trong 18 tháng bằng các cuộc càn quét, đánh
phá ác liệt vùng giải phóng, cưỡng bức kết hợp với chiến tranh tâm lý để dồn dân vào các ấp
chiến lược.
Trong cuộc đấu tranh gay go, ác liệt này, trí tuệ Việt Nam đã sáng tạo một phương pháp
cách mạng mới, độc đáo:“Sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm lực lượng chính trị
của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn

và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu
tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách
mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng
núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng ba mũi giáp cơng: qn sự, chính trị,

35


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích; kết hợp
chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy…”7.
Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng
ở miền Nam, quân và dân miền Nam đã sáng tạo ra nhiều cách đánh linh hoạt với phương châm
“ba bám” (dân bám đất, du kích bám địch, cán bộ bám dân), trụ vững trên các địa bàn, kết hợp
tiến công với nổi dậy, chống địch càn quét và phá ấp chiến lược, đi đôi với xây dựng làng, xã
chiến đấu, xây dựng các căn cứ lõm cách mạng.
Với cuộc tiến công Đông Xuân 1964 - 1965 của quân và dân ta ở miền Nam đã đẩy chiến
lược chiến tranh đặc biệt với “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ có nguy cơ bị phá sản hồn
tồn. Chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận rằng: “Việt cộng chiếm được nhiều quá đến nỗi một
lần nữa chúng ta lại đứng trước nguy cơ nước này bị cắt làm đôi bởi một mũi dùi của Việt cộng
thọc ra đến tận biển”8.
Các cuộc tấn công liên tiếp của bộ đội chủ lực ta, tiêu biểu là chiến dịch Bình Giã (Bà
Rịa) từ tháng 12-1964 đến tháng 1-1965 đã hỗ trợ mạnh mẽ cho quần chúng nổi dậy phá tan
từng mảng ấp chiến lược, buộc Bộ Quốc phòng Mỹ phải thú nhận: “Mối thất vọng của
Washington đối với tình hình quân sự ngày càng tăng lên khi quân đội Sài Gịn bị một cú thất
bại trơng thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã… Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ
cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng hịa là có thể xảy ra và rõ ràng là có khả năng Việt

cộng củng cố một cách thắng lợi quyền lực của họ”9.
Tiếp đó, quân dân miền Nam đẩy mạnh chiến dịch Xuân - Hè 1965 và giành những thắng
lợi lớn ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xồi (Bình Phước), gây cho qn
đội Sài Gòn những thiệt hại nặng nề, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy phá tan các ấp chiến
lược, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Thắng lợi của phong
trào phá ấp chiến lược là kết quả của phong trào nổi dậy của quần chúng kết hợp với các đợt
tấn công của lực lượng vũ trang từ bên ngồi. Tính đến tháng 6-1965, chính quyền Sài Gịn chỉ
cịn kiểm sốt 2.200 ấp.
Với thực tiễn trên đây, rõ ràng nhận định của nước ngoài về ấp chiến lược ở miền Nam
Việt Nam mang tính chủ quan, khơng nhìn thấy hết những mặt hạn chế của biện pháp này, đồng
thời không thấy hết được sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

[3]
[4]
[5]

Bộ Cơng chánh và Giao thơng – Việt Nam Cộng hịa (1963). Biên bản số 61 phiên họp ngày
15-8-1963 về Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2, thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu
hồ sơ số 327.
Cuộc nói chuyện thân mật với cán bộ ấp chiến lược của ông cố vấn Ngô Đình Nhu tại Trung
tâm suối Lồ Ô ngày 17 tháng 4 năm 1963, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí
Minh, hồ sơ số 1582.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2003). Văn kiện Đảng tồn tập, t.37, NXB Chính trị Quốc gia.
Lê Mậu Hãn (1999). Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1962). Lý luận căn bản về Ấp chiến lược, Tài liệu Trung

tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003). Văn kiện Đảng toàn tập, t.37, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.984.
Việt Nam thơng tấn xã, Hà Nội, 1971, Tài liệu mật của Bộ Quốc phịng Mỹ, t.2, tr.88.
9
Việt Nam thơng tấn xã, Hà Nội, 1971, Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, t.2, tr.25.
7
8

36


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1962). Bài phát biểu của ông cố vấn tại phiên họp ngày
2-2-1962 tại dinh Gia Long, Tài liệu Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
[7] Thông tấn xã Việt Nam (1977). Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, t.2, Tài liệu thư viện Trung
ương Quân đội, Hà Nội.
[8] Việt Nam Cộng hòa, Phiếu trình về chính sách ấp chiến lược, tháng 10-1963, Trung tâm lưu trữ
Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[9] Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2015). Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975,
t.3, NXB Chính trị Quốc gia.
[10] Robert Thomson (1996). Defeating Communist Insurgency. The Lessons of Malaya and
Vietnam. Frederick A Prager pubbishers New York, Washington.
[6]

Title: THE STRATEGIC HAMLET PROGRAM JUDGED BY THE WORLD
Abstract: The Strategic Hamlet Program was considered the backbone of the Special War (1961 – 1965)

carried out in the South of Vietnam by the government of South Vietnam and the US. Those government
and foreign experts thought highly of the Strategic Hamlet Program. However, reality of the Movement
in the South from 1961 to 1965 has proved that such assumptions were unfounded. People of the South
Vietnam gradually broke down the Strategic Hamlet Program of the US and the Government of South
Vietnam, an important component of the Special War.
Keywords: The Strategic Hamlet Program, the South of Vietnam, broke down, the Special War.

37



×