Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.56 KB, 6 trang )

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT CỦA HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN XUÂN TÝ
Trường THPT Tam Giang, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Email:
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật của học sinh các trường trung học phổ thông (THPT) huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số lượng khách thể tham gia khảo sát là 180 cán bộ quản
lý và giáo viên 4 trường THPT: THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Phong Điền,
THPT Trần Văn Kỷ, THPT Tam Giang. Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung cơng
tác này được thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định
về lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, quảng bá hoạt động và tạo động
lực cho học sinh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết cũng đã đề xuất
một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của cơng tác này.
Từ khóa: Học sinh, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy
luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; hoặc để sáng tạo phương pháp và phương
tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn [4]. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thơng đóng vai trị quan trọng. Để góp phần đổi mới
giáo dục phổ thông, không thể thiếu hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, bởi đây là sân
chơi bổ ích giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, tạo điều kiện cho học
sinh tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, tạo bước đệm
cho các bậc học tiếp theo. Với ý nghĩa như vậy, từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát


động cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học [1]. Cuộc thi ngày càng lan
tỏa rộng rãi và thu hút nhiều học sinh ở các tỉnh thành tham gia. Nhiều đề tài có chất lượng đã
đạt các giải thưởng cao ở các cuộc thi quốc tế.
Phong Điền là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm qua,
cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh đã được triển khai và phát triển ngày càng
mạnh mẽ ở các trường trung học phổ thông ở huyện Phong Điền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
tỷ lệ học sinh tham gia còn khiêm tốn. Sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật chưa đều khắp giữa các trường và chưa thật sự bền vững. Hoạt động nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật của một số trường học cịn mang tính thời vụ, bị động. Kết quả đạt được vẫn chưa thể
hiện hết sự thông minh, sáng tạo của học sinh Thừa Thiên Huế nói chung và học sinh huyện
Phong Điền nói riêng. Nguyên nhân của những vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan, nhưng trong đó cơng tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đóng
một vai trị khơng nhỏ. Trong bài báo này, tác giả làm rõ thực trạng công tác quản lý nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật ở các trường THPT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ
sở đó để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này.
Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
làm phương pháp chủ đạo. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn cũng được sử dụng để nhằm
thu thập thêm các thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Khách thể khảo
sát là 180 cán bộ quản lý và giáo viên 4 trường THPT: THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Phong
143


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

Điền, THPT Trần Văn Kỷ, THPT Tam Giang. Dữ liệu thu thập được được xử lý bằng phần
mềm SPSS phiên bản 22.0.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh là quá trình lập kế hoạch, tổ

chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của các nhà quản lý trong trường học tác
động lên hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh. Trong nghiên cứu này, quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh được xác định gồm các hoạt động sau: Lập
kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá; tổ chức quảng bá và tạo động lực. Dưới đây là thực
trạng những hoạt động này ở các trường THPT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1. Công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của chu trình quản lý. Đây cũng là chức năng quản
lý cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và tồn tại của tổ chức. Kế hoạch hóa
là q trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự
thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động
một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục. [4]
Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy việc lập kế hoạch cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật của học sinh ở các trường THPT huyện Phong Điền được các cán bộ quản lý và
giáo viên đánh giá là khá thường xuyên. Trong đó, nội dung được đánh giá thường xuyên nhất
là “Ra thông báo về hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh cho giáo viên và học
sinh toàn trường”. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo ra thông báo cho các trường trung học
trong toàn tỉnh vào khoảng tháng 9. Sau khi nhận được thông báo, các trường sẽ thông báo đến
các giáo viên và học sinh để triển khai thực hiện.
Bảng 1. Lập kế hoạch cho hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
TT
1
2
3
4
5

Nội dung
Đưa nội dung nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh vào kế hoạch
năm học của trường
Yêu cầu các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm đề xuất các hoạt động nghiên

cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trong năm học
Nhà trường lập kế hoạch kinh phí cho hoạt động khoa học, kỹ thuật của
học sinh
Ra thông báo về hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
cho giáo viên và học sinh toàn trường.
Hoạch định thời gian chi tiết cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật của học sinh

ĐTB

ĐLC

3,97

0,88

3,92

0,86

4,02

0,78

4,12

0,81

4,06


0,76

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 5); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Để lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh có hiệu quả, địi
hỏi ban giám hiệu các trường THPT phải đưa nội dung này vào kế hoạch năm học của trường,
sau đó yêu cầu các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm đề xuất các hoạt động nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật của học sinh trong năm học. Những công việc này được đánh giá là thực hiện “khá
thường xuyên” ở các trường THPT Phong Điền. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai hoạt
động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh.
“Hoạch định thời gian chi tiết cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh” và “lập kế hoạch kinh phí cho hoạt động khoa học, kỹ thuật của học sinh” cũng được các
trường chú trọng. Kể từ khi nhận thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế,
144


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

các trường THPT chỉ có khoảng 5 tháng để chuẩn bị, thực hiện. Với khoảng thời gian ngắn ngủi
ấy, để có thể có các nghiên cứu tham gia cuộc thi, ban giám hiệu các trường phải hoạch định thời
gian chi tiết cụ thể cho các bước như: Tổ chức thi các ý tưởng; chọn ý tưởng; phân công các giáo
viên hướng dẫn; cho học sinh xây dựng kế hoạch; góp ý kế hoạch; tổ chức triển khai, thực hiện;
viết báo cáo; tổ chức thi trong trường; hoàn thiện các nghiên cứu dự thi… Bên cạnh đó, việc lập
kế hoạch kinh phí cho các nghiên cứu là hết sức quan trọng. Nhiều dự án nghiên cứu kỹ thuật địi
hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Với sự hạn chế về kinh phí, trong những năm qua, nhiều trường THPT
chưa có sự đầu tư cơng phu cho các nghiên cứu của học sinh. Đây là một trong lý do dẫn đến các
nghiên cứu tham gia của học sinh còn hạn chế.
Mặc dù, việc lập kế hoạch được đánh giá là khá thường xuyên nhưng số lượng nghiên

cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh tham gia và đạt giải lại khá ít. Trong 5 năm (tính từ năm
học 2013-2014 đến nay), số lượng đề tài tham gia của học sinh các trường THPT huyện Phong
Điền là 27; trong đó, số lượng đề tài đạt giải là 14. So với các thành phố, huyện khác thì con số
này chưa cao. Điều này chứng tỏ công tác quản lý nói chung và cơng tác lập kế hoạch nói riêng
chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Theo một số giáo viên, công tác lập kế hoạch nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật trong năm học còn đơn giản và chung chung, thiếu tính khoa học, chưa tìm
hiểu sâu mục đích và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật nên việc thiết lập
mục tiêu hoạt động của giáo viên hướng dẫn chưa tốt... Do đó, hồn thiện cơng tác này là một
một việc làm có ý nghĩa cấp thiết.
2.2. Công tác tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
Tổ chức là q trình sắp xếp và bố trí các cơng việc, giao quyền hạn và phân phối các
nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu
chung của đơn vị.
Bảng 2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
TT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Thành lập ban chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
Ban hành văn bản hướng dẫn dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở về
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
Tổ chức tập huấn về việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật của học sinh
Tổ chức tuyển chọn các ý tưởng khoa học để định hướng cho các tác giả thực

hiện
Định hướng cho học sinh chọn lĩnh vực, các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ
thuật phù hợp với hồn cảnh nhà trường và tình hình thực tế của địa phương
Phân công giáo viên hướng dẫn các đề tài phù hợp với năng lực và sở trường
theo từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
Liên hệ với cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học để xin tư vấn và hỗ trợ chuyên
môn trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh

ĐTB
4,09

ĐLC
0,92

4,07

0,91

3,57

1,01

4,04

0,88

3,98

0,81


3,99

0,90

3,10

1,04

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 5); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Bảng 2 cho thấy việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật được đánh giá ở
mức độ khá trở lên. Trong đó, việc thành lập ban chỉ đạo; ban hành văn bản hướng dẫn dựa trên
các văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở; tổ chức tuyển chọn các ý tưởng khoa học để định hướng
cho các tác giả thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận trong bộ máy quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trong
cơng tác này cịn có những ý kiến cho rằng: Công tác tổ chức tập huấn về việc tiến hành các
hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh cũng như việc liên hệ với cơ sở giáo dục
145


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

cao đẳng, đại học để xin tư vấn và hỗ trợ chuyên môn trong việc thực hiện các dự án nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh là chưa tốt, chưa thống nhất, còn bất cập. Việc định hướng
cho học sinh lựa chọn lĩnh vực, các đề tài để nghiên cứu chưa phù hợp với hồn cảnh nhà trường
và tình hình thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, việc phân cơng giáo viên hướng dẫn các đề
tài cịn chưa phù hợp với năng lực và sở trường của cán bộ giáo viên.
2.3. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh

Công tác kiểm tra, đánh giá là yếu tố không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện kế
hoạch. Trong quan niệm truyền thống đây là khâu được xếp cuối cùng. Theo quan niệm hiện
đại thì đây phải được xem là một khâu xuyên suốt quá trình của mỗi hoạt động. Nó phải bắt đầu
từ việc xây dựng kế hoạch và kết thúc bằng khâu tổng kết đánh giá hoạt động. Ở tất cả các khâu
đều phải được tổ chức kiểm tra, đánh giá để chấn chỉnh, điều chỉnh, hoàn thiện, kích thích tính
tích cực của từng hoạt động.
Bảng 3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
TT
1
2
3
4

Nội dung
Ban chỉ đạo kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài để hỗ trợ, giúp đỡ hoặc
điều chỉnh
Giáo viên hướng dẫn báo cáo định kỳ cho ban chỉ đạo tình hình thực hiện
nghiên cứu đề tài của học sinh mình phụ trách
Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm theo sau mỗi cuộc thi nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật của học sinh
Mời các nhà khoa học ở các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học đến đánh
giá và góp ý cho các dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh

ĐTB

ĐLC

3,91

0,89


3,83

0,83

3,83

0,96

2,64

1,20

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤5); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Trong cơng tác này, các trường THPT đã có sự đầu tư đúng mức, đặc biệt là các nội dung
như: Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng; chuẩn bị lực lượng kiểm tra,
đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh đảm bảo đúng thành phần, rõ
người, rõ việc; ban chỉ đạo kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài để hỗ trợ, giúp đỡ hoặc điều
chỉnh; giáo viên hướng dẫn báo cáo định kỳ cho ban chỉ đạo tình hình thực hiện nghiên cứu đề
tài của học sinh mình phụ trách; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm theo sau mỗi cuộc thi nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến cho rằng: Việc mời các nhà
khoa học ở các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học đến đánh giá và góp ý cho các dự án nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh chưa thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó cịn có ý kiến
cho rằng hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực chất vì chưa đảm bảo tính xun suốt q trình
hoạt động và cịn mang tính hình thức (xem Bảng 3).
2.4. Công tác tổ chức quảng bá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
Để hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh được thực hiện một cách nhanh
chóng và hiệu quả, nhà quản lý cần làm tốt công tác tổ chức quảng bá. Bởi lẽ, quảng bá là phương
thức để truyền, gửi thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thu nhận thông tin phản hồi về sản phẩm,

dịch vụ nhằm giới thiệu sản phẩm của đơn vị đến mọi người một cách nhanh chóng.
Dữ liệu ở Bảng 4 cho thấy trong các nội dung quản lý thì nội dung tổ chức quảng bá hoạt
động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh là hạn chế nhất. Các trường mới chỉ dừng lại
ở việc đăng tải các thông tin, văn bản về hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
lên trang web của trường. Việc phối hợp với các đơn vị có liên quan cơng bố rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quyền sở hữu trí
146


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

tuệ đối với những sản phẩm đạt giải ít được tiến hành. Chính vì vậy, các trường cần có những
biện pháp cụ thể để thực hiện tốt khâu quảng bá.
Bảng 4. Tổ chức quảng bá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh
TT
1
2
3

Nội dung
Đăng tải các thông tin, văn bản về hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
của học sinh lên trang web của nhà trường
Phối hợp với các đơn vị có liên quan cơng bố rộng rãi trên các phương tiện
truyền thông
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối
với những sản phẩm đạt giải

ĐTB


ĐLC

3,80

1,00

3,11

1,08

2,97

1,19

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤5); ĐLC: Độ lệch chuẩn

2.4. Tạo động lực để học sinh tham gia và hoàn thành các nghiên cứu
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) cho rằng “động lực là các nhân tố thúc
đẩy, định hướng và duy trì hành vi của con người” [2, tr.181]. Việc tạo động lực để học sinh
tham gia và hoàn thành các nghiên cứu khoa học, kỹ thuật có ý nghĩa lớn. Nó giúp nâng cao
chất lượng các nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh; kích thích hứng thú hoạt động
nghiên cứu cho học sinh; xây dựng môi trường nghiên cứu tích cực trong các trường.
Bảng 5. Tạo động lực để học sinh tham gia và hoàn thành các nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
TT
1
2
3

Nội dung

Hỗ trợ kinh phí cho học sinh tham gia và hoàn thành các nghiên cứu
Hỗ trợ học sinh các thông tin về quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác
theo các quy định hiện hành khi tham gia và hoàn thành tốt các nghiên cứu
Biểu dương, khen thưởng học sinh tham gia hoặc có thành tích trong cơng
tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh

ĐTB
4,05

ĐLC
1,00

4,01

0,84

4,19

0,93

Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 5); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Số liệu ở Bảng 5 cho thấy việc tạo động lực để học sinh tham gia và hoàn thành các nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật đạt “điểm trung bình” ở mức tốt, điều này phản ánh các trường THPT
đã thực hiện tốt khâu hỗ trợ kinh phí cho học sinh tham gia và hồn thành các nghiên cứu; hỗ
trợ học sinh các thơng tin về quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác theo các quy định
hiện hành khi tham gia và hồn thành tốt các nghiên cứu. Bên cạnh đó, công tác biểu dương,
khen thưởng học sinh tham gia hoặc có thành tích trong cơng tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
của học sinh ln được coi trọng. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để hoạt động nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh được tiến hành có hiệu quả.

Hỗ trợ kinh phí cho học sinh được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là tốt. Tuy
nhiên, trong thực tế, điều kiện kinh tế của các trường THPT huyện Phong Điền cịn nhiều khó
khăn, do đó mức hỗ trợ kinh phí cho các đề tài chưa thật sự nhiều. Một số giáo viên chia sẻ
rằng có những ý tưởng nghiên cứu khá hay, song do khơng có kinh phí đầu tư nên khơng hiện
thực hhosa được. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của
học sinh, các trường cần có biện pháp huy động kinh phí từ các nguồn khác nhau như sự hỗ trợ
của các doanh nghiệp hay các mạnh thường quân…
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh các trường THPT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy nhìn chung các nội
147


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

dung quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, tổ chức quảng bá và tạo
động lực cho học sinh được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại những
hạn chế nhất định như: Cơng tác lập kế hoạch cịn chung chung; việc tổ chức tập huấn về việc
tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh cũng như liên hệ với cơ sở
giáo dục cao đẳng, đại học để xin tư vấn và hỗ trợ chuyên môn trong việc thực hiện các dự án
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật còn hạn chế; việc định hướng cho học sinh lựa chọn lĩnh vực,
các đề tài để nghiên cứu chưa phù hợp với hoàn cảnh nhà trường và tình hình thực tế của địa
phương; việc phân cơng giáo viên hướng dẫn các đề tài còn chưa được phù hợp với năng lực
và sở trường của cán bộ giáo viên; công tác quảng bá hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
của học sinh còn hạn chế; chưa huy động được kinh phí từ nhiều nguồn lực khác nhau…
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh, các trường THPT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cần lưu ý những vấn đề sau:
(1) Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh về tầm quan trọng của

hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong trường.
(2) Tập huấn, bồi dưỡng năng lực và kỹ năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
(3) Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hoạt động nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật cho học sinh trong trường.
(4) Thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở cao đẳng, đại học để xin tư vấn, góp ý các
dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh.
(5) Đảm bảo sự hợp lý về các chế độ khen thưởng cho giáo viên hướng dẫn và học sinh
tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]
[4]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 Ban hành
Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012). Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (đồng chủ biên) (2016). Giáo trình
Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Đinh Thị Hồng Vân (2017). Bài giảng Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong
trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

Title: THE REALITY IN MANAGEMENT OF SCIENTIFIC AND TECHNICAL RESEARCH
ACTIVITIES OF STUDENTS IN HIGH SCHOOLS IN PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN
HUE PROVINCE
Abstract: The study aims at assessing the current state of management of scientific and technical

research activities of students in high schools in Phong Dien district, Thua Thien Hue province. The
number of participants is 180 managers and teachers of 4 high schools: Nguyen Dinh Chieu High
School, Phong Dien High School, Tran Van Ky High School, Tam Giang High School. Survey results
show that this work is generally well done in all schools. However, there are still some constraints on
planning, organizing, directing, monitoring, evaluating, promoting activities, and motivating students.
Based on the results of the research, the essay also proposes some recommendations to improve the
quality of this work.
Keywords: Students, technique, scientific research, management.
148



×