CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Trảng bom ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO TĨM TẮT SKKN
Kính gửi: -Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Trảng Bom;
-Hội đồng thẩm định sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo.
Họ và tên : Trần Thị Lan
Năm sinh: 1971
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường TH Cao Bá Qt
Báo cáo tóm tắt sáng kiến với đề tài : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TIỂU HỌC”
I/.XUẤT XỨ
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua chúng ta khơng khỏi bồi hồi xúc động và
tự hào về những trang sử vàng oanh liệt ,những mốc son chó lọi mà Đảng và nhân
dân ta đã gặt hái được trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh
những thành quả lớn lao ấy, đó đây vẫn tiềm ẩn rất nhiều những nguy, cơ thách
thức. Nhất là hiện nay khi các giá trị truyền thống đang bị xói mòn, các tệ nạn xã
hội đang cố sức len lỏi và xâm nhập vào nhà trường thì việc Gi dục đạo đức cho
học sinh thế hệ mới, chủ nhân tương lai của nền khoa học cơng nghệ hiện đại là
một trong những nhiệm vụ hàng đầu, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, đáp ứng
được mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân
tài cho xã hội”
Cấp tiểu học ,cấp có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bên
cạnh việc tiếp thu tốt kiến thức bộ mơn văn hóa, nhà trường tiểu học còn là nơi đặt
những viên gạch đầu tiên xây dựng nên những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn
trong sáng của trẻ. Theo quan điểm Mác –xít “Phẩm chất đạo đức là một bộ phận
quan trọng, cấu trúc nên nhân cách tồn diện của con người”.Học sinh có ngoan
ngỗn ,chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được.
Việc giáo dục khơng chỉ đơn thuần là truyền thụ cho các em nguồn tri thức khoa
học về tự nhiên, xã hội, con người, cách làm việc trí óc… mà còn giáo dục tạo
hướng cho các em phát triển một cách tồn diện về nhân cách, giá trị nhân văn Đó
là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự tồn vẹn về phẩm chất và
năng lực. Như Bác Hồ đã từng nói :
“ Có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó. Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng. ”
Sự hài hòa giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội vơ cùng to lớn, góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy tinh hoa nhân loại…phù hợp với u cầu định
hướng xã hội trong thời kì Cơng nghiệp hóa –Hiện đại hóa đất nước.
1
Nhìn vào tình hình thực tế những năm gần đây ,hiện tượng đạo đức xuống
cấp một cách trầm trọng của học sinh trên địa bàn huyện Trảng Bom nói chung và
trường tiểu học Cao Bá Quát nói riêng vẫn còn tồn tại khá phổ biến.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu trong thực tiễn tôi nhận thấy rằng vấn đề đạo đức
của học sinh có phần giảm sút do 4 nguyên nhân chính, đó là :Gia đình –Nhà
trường-Xã hội và Học sinh .
Gia đình: Gia đình là cái nôi, là môi trường trực tiếp hình thành nhân cách
đầu tiên của trẻ, nhưng trong nhiều gia đình hiện nay bố mẹ còn thiếu gương mẫu .
Ông bà cha mẹ mắng chửi lẫn nhau, bạo lực ngày càng gia tăng. Một số cha mẹ
chưa quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, còn khoán trắng,bỏ mặc cho
nhà trường và xã hội , thậm trí còn nuông chiều con cái một cách thiếu văn hóa
dẫn đến một số học sinh vô lễ với người lớn. Nhiều em không vâng lời ông bà
cha mẹ, lười lao động và học tập. Trong giao tiếp nói năng cục cằn, thô lỗ
Nhà trường : Còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, một số
giáo viên chỉ chú ý truyền thụ kiến thức văn hóa, coi môn Đạo đức là môn phụ nên
trong tiết dạy chỉ dạy chiếu lệ, dùng phương pháp giảng giải, thuyết trình là chính.
Chú trọng về lý thuyết, coi nhẹ việc thực hành, hình thức dạy đơn điệu, học chưa
đi đôi với hành, chưa biết cách giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc phối
kết hợp giữa gia đình –nhà trường – xã hội.
Xã hội: Sự cạnh tranh cơ chế thị trường thời mở cửa có mặt tích cực làm thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tề đất nước, song lại là mảnh đất màu mỡ cho
những tư tưởng cơ hội, thực dụng, vụ lợi chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ coi đồng tiền
trên hết…sinh sôi nảy nở. Dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn
đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống .
Ở nơi công cộng một số người lớn còn có những việc làm, lời nói thiếu văn hóa
phơi bày ngay trước mắt các em như : văng tục,đánh lộn,ăn cắp…
Nhiều loại văn hóa phẩm như : sách báo ,phim ảnh , băng hình…đồi trụy đang
lén lút rao bán trình chiếu ở những tụ đểm vui chơi, giải trí, ở những tiệm NET …
-Học sinh : HS hiện nay rất nhạy cảm rất dễ thích ứng với những hiện tượng
tiêu cực ngoài xã hội .Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào
thực tế : Ví dụ: học sinh lớp 2 vừa học xong bài: “Giữ trật tự vệ sinh nơi cộng cộng
” nhưng lại mất trật tự ngay trong giờ học hoăc vứt rác bừa bãi ở sân trường. Hay
bài “lễ phép với thầy cô giáo” nhưng lại chỉ biết chào thầy cô đang dạy mình hoặc
không biết cảm ơn ,xin lỗi khi được người khác giúp đỡ hay khi mắc khuyết điểm
sai lầm.
Trước tình hình ấy, chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng, tìm ra nguyên
nhân và các giải pháp hữu hiệu, nhằm cải tiến cách giáo dục đạo đức cho học sinh
ngày một hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân tôi là một giáo viên đang trực
tiếp làm công tác giảng dạy, giáo dục và đào tạo thế hê trẻ, những nhân tài, chủ
nhân tương lai của đất nước.Tôi phải làm gì, làm gì ? để giúp các em học sinh thân
yêu của mình trở thành những người vừa hồng vừa chuyên. Sau bao đêm dài thao
thức tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm giáo dục
đạo đức cho học sinh ở tiểu học”. Mong được đóng góp một phần nhỏ bé của
mình vào sự nghiệp trồng người .
2
II.Hiệu quả:
A/.Biện pháp thực hiện:
Để khắc phục tình trạng trên , khơi dậy tính tự giác, tích cực, chủ động trong
việc truyền thụ tri thức truyền thụ các chuẩn mực đạo đức cho học sinh, tơi xin đưa
ra một số giải pháp sau:
1/Nâng cao chất lượng giảng dạy, trú trọng bộ mơn đạo đức.
Vì tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh, cho nên việc
giáo dục đạo đức cho trẻ khơng thể thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo
đức khơ cứng vào đầu học sinh một cách áp đặt, mà cần phải sử dụng nhiều
phương pháp dạy học để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, gây hứng thú học
tập….
Một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong tiết dạy đạo đức đó là
phương pháp tổ chức trò chơi .
Hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy ở trường học rất thiếu
thốn, tơi nghĩ ngồi việc đề nghị Ban giám hiệu, hội cha mẹ HS quan tâm giúp đỡ
thì người giáo viên cần phải huy động từ phía học sinh thu gom, tận dụng thêm các
loại tranh ảnh ,sách báo, đồ phế liệu để tạo ra những đồ dùng dạy học đơn giản mà
mang lại hiệu quả cao, khơng gây nhàm chán trong khi tiếp thu bài. Tùy nội dung
từng bài học mà giáo viên tổ chức trò chơi sao cho phù hợp với các đối tượng
HS .Ví dụ khi dạy bài :“ Bảo vệ lồi vật có ích”. GV có thể tổ chức làm nhiều đội
chơi ,lần lượt từng đội chơi giơ tranh ảnh hoặc biểu diễn thành các động tác, các
tiếng kêu của mỗi con vật như: vịt, chó, bò, gà… rồi đố nhau nhận biết xem đó là
con gì, nó có ích lợi như thế nào? hay ở các trò chơi “Đóng kịch” “Ơ chữ bí ẩn”,
“Đố vui”, “Hái hoa”, “chuyền bóng”… mỗi trò chơi này được áp dụng ở rất nhiều
bài trong chương trình đạo đức lớp 1, 2, 3. Giáo viên có thể dùng giấy màu cắt
thành những bơng hoa, lọ hoa tận dụng từ vỏ lon bia để tổ chức trò chơi. Như vậy
chẳng cần ghi chép gì cả, những chuẩn mực, hành vi đạo đức đã nhanh chóng được
hình thành qua các trò chơi vui nhộn hấp dẫn. Ở trò chơi cần điều kiện sân bãi
rộng, bàn ghế đúng quy cách muốn tổ chức được cả lớp cùng tham gia, thì ta có thể
chia nhỏ từng tốp học sinh hoặc thay đổi thành trò chơi khác thích hợp hơn với
điều kiện thực tế của lớp, của trường mà vẫn đảm bảo được nội dung giáo dục
Đúng như Am- Go- rơ - ki đã nhận xét "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận
thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi "
2/Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ;
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua các chủ điểm như ;Truyền
thống văn hóa dân tộc -Yêu quý mẹ và cô giáo- Uống nước nhớ nguồn …dưới
nhiều hình thức như Văn nghệ, kể chuyện , nêu gương , hái hoa dân chủ
-trò chơi dân gian-rung chuông vàng …thông qua vui chơi, giải trí các em đã
học tập ,rèn luyện được các hành vi đạo đức của mình một cách tự giác .
Giao viên nhắc nhở,góp ý , phê bình nhẹ nhàng ngay khi các em có hành vi
đạo đức sai trái . Bên cạnh đó giáo viên phải có những lời khen , lời động
viên,tuyên dương kòp thời cùng những phần thưởng có giá trò khuyến
3
khích các em đạt được những thành tích cao trong học tập , rèn luyện và
tu dưỡng đạo đức .
3/Kết hợp các lực lượng đồn thể trong nhà trường,địa phương.
-Vào đầu năm học, tơi đã phối hợp với BGH nhà trường ,với Ban đại diện cha
mẹ HS của lớp, với tổ chức Đội TNTP ,với giáo viên chủ nhiệm cũ và chính bản
thân các em với nhau để tìm hiểu hồn cảnh, tâm tư nguyện vọng của từng em, làm
cơ sở lập kế hoạch giáo dục và xây dựng một chương trình hoạt động cho cả năm
học. Sao cho sát thực tế, phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Sau đó tơi
tiến hành bầu ban cán sự lớp và thành lập các loại sổ để chấm điểm thi đua giữa
các tổ với nhau, như: Sổ theo dõi nề nếp, kỷ luật,trật tự, vệ sinh ; Sổ nêu gương
dùng để ghi lại những việc làm tốt ,những lời hay ,ý đẹp của tất cả các bạn trong
lớp , trong trường để các em được học tập những điều hay, những gương người
tốt,việc tốt rất gần gũi ngay trong chính bạn bè của mình. ; Sổ quỹ lớp được huy
động từ nguồn vốn thu gom giấy vụn, tiết kiệm tiền ăn q…dùng để mua thêm
sách, truyện ,khen thưởng,giúp đỡ bạn nghèo…
- Lớp trưởng, Tổ trưởng được phân cơng theo dõi các hoạt động đã đề ra qua
từng giai đoạn. Sau mỗi tuần, mỗi tháng có tổng kết, nhận xét, nhắc nhở tun
dương ,khen thưởng kịp thời từng mặt tiến bộ của học sinh qua các buổi sinh hoat
sao, sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần.
-Kết hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức cho học sinh tham gia
thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về tiểu
sử các anh hùng của Đồn, của Đội. Thi các trò chơi dân gian thơng qua
các nhiều hình thức vui nhộn như; Hái hoa dân chủ , Đố em, Đổ nước ,
Kẹp banh…giữa các tổ trong một lớp và giữa các lớp với nhau.
-Kết hợp với Đồn thanh niên trong nhà trường và ĐTN ở địa phương tổ
chức cho học sinh tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa hướng về nguồn như:
tham quan Đại Nam Văn Hiến, thăm bến nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước, thăm nhà tưởng niệm anh Nguyễn Văn Trỗi, thăm nhà bảo tàng Đồng
Nai, đi thăm các Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng trong thị trấn , thăm viếng nghĩa
trang liệt sĩ,
-Kết hợp với BGH nhà trường nâng cao tun truyền nhận thức cho đội ngũ
giáo viên, mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có thái độ
kiên quyết với những hành vi biểu hiện thiếu văn hóa trong giao tiếp ứng xử hằng
ngáy của học sinh.
4/ Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Qua cuộc họp đầu năm học, tơi tun truyền cho các bậc phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của gia đình và nhà trường . Cha mẹ cần phải quan tâm đến đời
sống tâm tư , tình cảm nguyện vọng của con cái , tạo điều kiện tốt cho các em học
tập như : góc học tập , sách vở , đồ dùng đầy đủ…đồng thời thơng báo cho phụ
huynh biết những chuẩn mực cần đạt được của học sinh tiểu học hiện nay. Lấy ý
kiến và thành lập hội cha mẹ học sinh , tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh thực
hiện tốt theo điều lệ của hội như ;họp 4 lần trong 1 năm; thường xun liên lạc
giữa gia đình và nhà trường qua sổ liên lạc theo từng tháng…để nắm bắt kịp thời
những thơng tin cần thiết và tìm ra phương pháp gi dục thích hợp .
4
B/.Kết quả khi ứng dụng :
Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân, sau khi đã vận dụng một số kinh
nghiệm vừa nêu ở trên vào việc giảng dạy trong hai năm qua. Tôi nhận thấy hiệu
quả giáo dục được nâng cao một cách rõ rệt, cụ thể :
- Học sinh đã ghi nhớ được dễ dàng, lâu bền các kiến thức, các chuẩn mực đạo
đức của bài học hơn vì ở từng nội dung trò chơi đã minh hoạ một cách sinh động
cho các mẫu hành vi đạo đức.
- Học sinh đã có khả năng tự quyết định cho mình cách ứng xử đúng phù hợp
trong một số tình huống.
-Tham quan thực tế đã khơi dậy ở các em những những cảm xúc tốt đẹp về sự hi
sinh dũng cảm, tinh thần yêu nước nồng nàn ,lòng nhân ái,vị tha… lớn lao của lớp
người cha anh đi trước. Đó là những tấm gương sáng cho các em học tập và noi
theo. Chẳng cần phải nhiều lời thuyết giảng mà những chuẩn mực đạo đức đã đi
vào lòng các em một cách tự nhiên. Các em biết yêu cái hay, cái đẹp, ghét cái xấu
,cái ác biết thể hiện một cách cụ thể qua các hoạt động trong nhà trường, gia đình
và xã hội như việc biết ơn các anh hùng liệt sĩ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn nghèo,
các bạn gặp khó khăn, tôn trọng kỉ luật, trật tự , nói năng xưng hô lễ phép với
người lớn tuổi…
- sự phối kết hợp với hội huynh làm tăng thêm tình đoàn kết, sự sẻ chia hiểu biết
lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo điều kiện rèn luyện đạo đức cho HS một cách đồng
bộ, thường xuyên và toàn diện hơn. Nhiều học sinh đã bỏ được tính lười biếng,
gian dối, văng tục ,chửi thề …
Để kiểm chứng các giải pháp trên bản thân tôi đã áp dụng với lớp học của mình
trong 2 năm qua kết quả thu được như sau :
Năm học
Tổng số
học sinh
Hạnh kiểm
Học kì 1 Học kì 2
Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt
2009-2010 37 9 28 0 37
2010-2011 38 7 31 0 38
So sánh hạnh kiểm ở học kì 1và học kì 2 thấy có hiệu quả rõ rệt, tôi mạnh dạn
trình bày kinh nghiệm này với hội đồng nhà trường, tổ khối chuyên môn và vận
động các đồng nghiệp ở các khối lớp 1, 2, 3, 4,5 thử áp dụng. Kết quả cho thấy
chất lượng giáo dục đạo đức cuối năm học này rất khả quan, 100% học sinh thực
hiện tốt và đầy đủ 4 nhiệm vụ, riêng khối 1có 156 học sinh thì chỉ còn 1 học sinh
chưa đạt do bị bệnh tật .
Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mang lại hiệu quả cao thì mỗi giáo
viên phải là một tấm gương sang cho học sinh noi theo: tận tâm, tận lực, tận lòng
khắc phục mọi khó khăn, vận dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục, kiên trì rèn
luyện học sinh một cách thường xuyên, lâu dài và đồng bộ phối hợp tất cả các lực
lượng xã hội cùng tham gia.
Những việc mà tôi cùng các đồng nghiệp đã làm được và nêu ra ở trên là một
đóng góp nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn. Rất mong được các
cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp gần xa chân tình góp ý xây dựng .
5
Nhận xét của Hội đồng xét cơ sở Người viết
Đạt hay không đạt :
Xếp loại: (nếu có)
Xác nhận của Hội đồng xét cơ sở Trần Thị Lan
Hiệu trưởng- CTHĐ
Nhận xét của Hội đồng thẩm định Ngành GD&ĐT
Đạt hay không đạt :
Xếp loại: (nếu có)
Xác nhận của Hội đồng thẩm định
Trưởng phòng- CTHĐ
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TIỂU HỌC”
I/.XUẤT XỨ
Để Đáp ứng được mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho xã hội”
trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì công tác giáo dục đạo đức cho
họcsinh trong nhà trường là một vấn đề hết sức cấp bách. Giáo dục đạo đức góp phần tạo
ra những con ngườicó nhân cách phẩm chất tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện các bộ môn văn hóa khác.
Phẩm chất đạo đức là bộ phận quan trọng cấu trúc nên nhân cách toàn diện của con người
theo quan điểm Mác –xít
Học sinh có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới học tốt được ,bên cạnh việc tiếp thu tốt kiến
thức bộ môn văn hóa , giáo dục đạo đức còn là nền tảng xây dựng nên những phẩm chất
tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của trẻ.
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. Nhất
là hiện nay khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang
len lỏi xâm nhập vào nhà trường .
Cấp tiểu học ,cấp có vị trí nền móng ( Luật giáo dục ) trong hệ thống quốc dân.
Nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách
toàn diện cho học sinh.
Giaó dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới , chủ nhân tương lai của nền khoa học
công nghệ hiện đại có vị trí vô cùng quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện .Việc
giáo dục không đơn thuần chỉ trên lý thuyết , truyền thụ cho các em nguồn tri thức khoa
học về tự nhiên xã hội , con người , cách làm việc trí óc… mà còn giáo dục tạo hướng
cho các em phát triển toàn diện về nhân cách , giá trị nhân văn đó là sự thống nhất biện
chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực .
Sự hài hòa giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn, góp phần hoàn thiện nhân
cách ,gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Viết Nam trong thời
đại mới, phù hợp với yêu cầu định hướng xã hội .
Như Bác Hồ đã từng nói :
“ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó .Có tài mà không có đức là người
vô dụng”
Chính vì những lý do trên mà việc nâng caogiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là
một trong những vấn đề vô cùng cần thiết trong nhà trường nói chung và bậc tiểu học
nói riêng .
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua có biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo đang
ngày đêm trăn trở mong tìm ra những bài giảng hay ,những phương pháp mới nhằm nâng
cao chất lượng đạo đức cho học sinh.Nhưng những năm gần đây hiện tượng đạo đức
xuống cấp một cách trầm trọng của học sinh trên địa bàn huyện Trảng Bom nói chung và
trường tiểu học Cao Bá Quát nói riêng, vẫn còn tồn tại khá phổ biến .
Trong thực tế việc giáo dục đạo đức cho học sinh có phần giảm sút do 4 nguyên
nhân chính , đó là :gia đình –nhà trường-xã hội và học sinh .
Gia đình: -Gia đình là cái nôi ,là môi trường trực tiếp hình thành nhân cách đầu
tiên của trẻ, nhưng trong nhiều gia đình hiện nay bố mẹ còn thiếu gương mẫu . Ông bà
7
cha mẹ mắng chửi lẫn nhau . Một số gia đình còn khoán trắng ,bỏ mặc cho nhà trường
và xã hội , thậm trí còn nuông chiều con cái một cách thiếu văn hóa dẫn đến một số học
sinh vô lễ với người lớn. Nhiều em không vâng lời ông bà cha mẹ, lười lao động và học
tập. trong giao tiếp nói năng cục cằn thô lỗ .Bố mẹ còn chưa quan tâm đến đời sống tinh
thần của con cái .
Nhà trường : Còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, một số giáo
viên chỉ chú ý truyền thụ kiến thức văn hóa ,coi môn đạo đức là môn phụ nên trong tiết
dạy chỉ dạy chiếu lệ, dùng phương pháp giảng giải, thuyết trình là chính .Chú trọng về lý
thuyết ,coi nhẹ việc thực hành ,hình thức dạy đơn điệu , học chưa đi đôi với hành ,chưa
hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc phối kết hợp giữa gia đình –nhà
trường – xã hội.
- Xã hội: Sự cạnh tranh cơ chế thị trường thời mở cửa có mặt tích cực làm thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tề đất nước, song lại là mảnh đất màu mỡ cho những tư tưởng
cơ hội , thực dụng , vụ lợi chủ nghĩa cá nhân , ích kỉ coi đồng tiền trên hết sinh sôi
nảy nở.Dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi
mặt của đời sống xã hội.
Ở nơi công cộng nhiều người lớn còn có những việc làm ,lời nói thiếu văn hóa phơi bày
ngay trước mắt các em như : văng tục ,chửi bậy, đánh lộn, xô đẩy ,chen lấn ,trộm cắp …
Nhiều hiện tượng tiêu cực thiếu văn minh đang diễn ra từng ngày từng giờ đó là các
loại văn hóa phẩm : sách báo ,phim ảnh , băng hình … đồi trụy đang lén lút rao bán trình
chiếu ở những tụ đểm vui chơi, giải trí, ở những tiệm NET …Học sinh nhỏ rất hay bắt
trước ,rất dễ thích ứng với những hiện tượng tiêu cực đó .
-Học sinh : HS hiện nay rất nhạy cảm rất dễ thích ứng với những hiện tượng tiêu
cực ngoài xã hội .Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế : Ví
dụ :học sinh lớp 2 vừa họcxong bài :“Giữ trật tự vệ sinh nơi cộng cộng” nhưng lại mất
trật tự ngay trong giờ học hoăc vứt rác bừa bãi ở sân trường. Hay bài “lễ phép với thầy cô
giáo” nhưng lại chỉ biết chào thầy cô đang dạy mình hoặc không biết cảm ơn ,xin lỗi khi
được người khác giúp đỡ , khi mắc khuyết điểm sai lầm.
Trước tình hình ấy, chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng để từ đó tìm ra nguyên
nhân và các giải pháp hữu hiệu, nhằm cải tiến cách giáo dục sao cho việc rèn luyện đạo
đức cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp phải được thực hiện đồng bộ ,thường xuyên liên tục
là vô cùng cần thiết .
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp
làm công tác giảng dạy, giáo dục và đào tạo thế hê trẻ, những nhân tài, chủ nhân tương
lai của đất nước.Tôi phải làm gì, làm gì ? để giúp các em học sinh thân yêu của mình trở
thành những người vừa có tài ,vừa có đức cho xã hội. Sau bao đêm dài thao thức tôi đã
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học
sinh ở tiểu học”. Mong được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng
người .
II.Hiệu quả:
A/.Biện pháp thực hiện
Để khắc phục tình trạng trên , khơi dậy tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc
rèn luyện đạo đức cho học sinh, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
1/Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đạo đức.
Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào
là thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo đức khô cứng vào đầu học sinh một cách áp
8
đặt mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải
mái, gây hứng thú học tập… nâng cao hiệu quả giáo dục.
Một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức là phương pháp tổ
chức trò chơi học tập .
Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng
học tập trong tổ chức trò chơi là vô cùng cần thiết.
Hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy ở trường học hết sức thiếu thốn,
tôi nghĩ ngoài việc đề nghị Ban giám hiệu, hội cha mẹ học sinh … quan tâm giúp đỡ thì
người giáo viên phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo . Ở những trò chơi cần điều kiện sân
bãi rộng, bàn ghế đúng quy cách muốn tổ chức được cả lớp cùng tham gia, thì ta có thể
chia nhỏ từng tốp học sinh hoặc thay đổi thành trò chơi khác phù hợp với điều kiện thực
tế của lớp, của trường mà vẫn đảm bảo đợc nội dung giáo dục. Chúng ta còn có thể huy
động từ phía học sinh thu gom ,tận dụng đồ phế liệu làm những đồ dùng đơn giản. Ví dụ:
ở trò chơi “Tặng hoa”, “chuyền bóng” , “ Hái hoa dân chủ” (Trò chơi này được áp dụng ở
rất nhiều bài trong chương trình đạo đức lớp 1, 2, 3). Giáo viên có thể dùng giấy màu cắt
thành những bông hoa nhiều màu sắc, lọ hoa có thể tận dụng bằng vỏ lon bia Hằng
ngày giáo viên, học sinh có thể sưu tầm thêm tranh ảnh sách báo về các loài cây, hoa,
người, động vật để có thể minh hoạ cho trò chơi thêm sinh động hấp dẫn.
Đúng như AM- Go- rơ - ki đã nhận xét "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế
giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi "
2/Kết hợp các lực lượng đoàn thể trong nhà trường,
Vào đầu mỗi năm học, tôi đã phối hợp với BGH nhà trường ,với Ban đại diện cha
mẹ HS của lớp, với tổ chức Đội TNTP ,với giáo viên chủ nhiệm cũ và chính các em với
nhau.…sau đó tiến hành xây dựng cho các em một số nội dung để chúng khảo sát qua
từng giai đoạn:
1. Biết thực hiện các nội qui ở trường, ở nơi công cộng, xưng hô lễ phép người
lớn tuổi hơn ,biết cảm ơn ,xin lỗi đúng lúc.
2. Có ý thức bảo vệ của công, có tác phong tốt ở mọi nơi,mọi chỗ…
3.Biết thương yêu, giúp đỡ người khác,thực hiện ATGT
4.Có ý thức tham gia các phong trào do nhà trường,địa phương tổ chức
5.có tình cảm thái độ kính trọng các gương anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì đất
nước, quê hương.
……
Từ những nội dung trên, tôi tiến hành thực hiện dưới những hình thức sau:
-Cùng với Ban Giám hiệu nhà trường, tôi xây dựng một chương trình hoạt động cho
cả năm học, thành lập sổ kỷ luật, sổ người tốt việc tốt ,sổ lao động- vệ sinh, sổ sinh hoạt
lớp.
9
Phân công tổ trưởng , lớp trưởng theo dõi các hoạt động đã đề ra qua từng giai đoạn,
để giáo viên kịp thời tuyên dương những em làm tốt, nhắc nhở những em thực hiện chưa
tốt qua các buổi sinh hoat sao, sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần.
-Kết hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức cho học sinh tham gia thi kể
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về tiểu sử các anh
hùng của Đoàn, của Đội thông qua các các hình thức vui nhộn như; hoa dân
chủ , đố em…giữa các tổ trong lớp và giữa các lớp với nhau.
Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoại
khóa hướng về nguồn như: tham quan Đại Nam Văn Hiến, thăm bến nhà Rồng nơi bác
Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thăm nhà tưởng niệm anh Nguyễn Văn Trỗi, thăm nhà bảo
tàng Đồng Nai, đi thăm các Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng trong thị trấn
-Kết hợp với BGH nhà trường nâng cao tuyên truyền nhận thức cho đội ngũ giáo
viên, mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có thái độ kiên quyết
với những hành vi biểu hiện thiếu văn hóa trong giao tiếp ứng xử hằng ngáy của học sinh.
3/ Thành lập hội cha mẹ học sinh.
Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của gia đình . Cha mẹ cần phải quan tâm đến đời sống tâm tư , tình cảm
nguyện vọng của Con cái , tạo điều kiện tốt cho các em học tập như : góc học tập , sách
vở , đồ dùng đầy đủ…đồng thời thông báo cho phụ huynh biết những chuẩn mực cần đạt
được của học sinh tiểu học hiện nay. Lấy ý kiến và thành lập hội cha mẹ học sinh , tạo
điều kiện cho cha mẹ học sinh thực hiện theo điều lệ của hội như ;họp 4 lần trong 1 năm;
thường xuyên liên lạc giữa gia đình và nhà trường qua sổ liên lạc theo từng tháng để tìm
ra phương pháp giaó dục thích hợp .
b.Kết quả khi ứng dụng :
Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân,vận dụng một số kinh nghiệm vừa nêu trên
vào việc giảng dạy trong hơn ba năm qua. Tôi nhận thấy bản thân đã đạt được một số kết
quả nhất định cụ thể :
- Học sinh đã ghi nhớ được dễ dàng, lâu bền các kiến thức ,các chuẩn mực đạo đức của
bài học hơn vì ở từng nội dung trò chơi đã minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu
hành vi đạo đức.
- Học sinh đã có khả năng tự quyết định cho mình cách ứng xử đúng phù hợp trong
một số tình huống.
-Tham quan thực tế đã khơi dậy ở các em những những cảm xúc tốt đẹp về sự hi sinh
dũng cảm, tinh thần yêu nước nồng nàn ,lòng nhân ái,vị tha… lớn lao của lớp người cha
anh đi trước .Đó là những tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo. Chẳng cần
phải nhiều lời thuyết giảng mà những chuẩn mực đạo đức đã đi vào lòng các em một
cách tự nhiên. Các em biết yêu cái hay, cái đẹp, ghét cái xấu ,cái ác được thể hiện một
cách cụ thể qua các hành động trong nhà trường, gia đình và xã hội như việc biết ơn các
10
anh hùng liệt sĩ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn nghèo, các bạn gặp khó khăn, tôn trọng kỉ luật
trật tự , nói năng xưng hô lễ phép với người lớn tuổi…
- sự phối kết hợp với hội huynh làm tăng thêm tình đoàn kết sự sẻ chia hiểu biết lẫn bổ
sung cho nhau tạo điều kiện rèn luyện đạo đức cho HS một cách đồng bộ, thường xuyên
và toàn diện hơn. Nhiều học sinh đã bỏ được tính lười biếng, gian dối, văng tục ,chửi thề
…
Để kiểm chứng các giải pháp trên bản thân tôi đã áp dụng với lớp học của mình trong
2 năm qua kết quả thu được như sau :
so sánh hạnh kiểm ở học kì 1và học kì 2 thấy có hiệu quả rõ rệt ,tôi mạnh dạn trình
bày kinh nghiệm trên với hội đồng nhà trường, tổ khối chuyên môn và vận động các đồng
nghiệp thử áp dụng ở các lớp khối 2,3,4,5 chất lượng giáo dục đạo đức cuối năm học này
đạt 100% học sinh thực hiện tốt và đầy đủ 4 nhiệm vụ, riêng khối 1có 156 học sinh thì
chỉ còn 1 học sinh chưa đạt do bị bệnh tật .
Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mang lại hiệu quả chúng ta cần phải tiến hành
một cách thường xuyên, lâu dài và đồng bộ ở tất cả mọi lĩnh vực để làm được điều đó đòi
hỏi phải người giáo viên phải có sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn, vận dụng linh
hoạt các biện pháp giáo dục và huy động tốt nhất các lực lượng xã hội cùng tham gia.
Những việc mà tôi cùng các đồng nghiệp làm được, đã nêu ở trên là một đóng góp nhỏ,
có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục
và các đồng nghiệp chân tình góp ý xây dựng .
Nhận xét của Hội đồng xét cơ sở Người viết
Đạt hay không đạt :
Xếp loại: (nếu có)
………………………………….
…………………………………
…………………………………
11
Năm học Tổng số
học sinh
Hạnh kiểm
Học kì 1 Học kì 2
Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt
2009-2010 37 9 28 0 37
2010-2011 38 7 31 0 38
Xácnhận của Hội đồng xét cơ sở
Hiệu trưởng - CTHĐ
Nhận của Hội đồng thẩm định Ngành GD&ĐT
Đạt hay không đạt :
Xếp loại: (nếu có)
………………………….
……………………………
Xácnhận của Hội đồng thẩm định
Trưởng phòng - CTHĐ
12
SKKN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG,
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHÍNH
TẢ Ở TIỂU HỌC
A/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những hạnh phúc lớn nhất cuả trẻ là được đến trường ,được học
đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới được mở ra trước mắt các em.
Trẻ em đến trường thường bắt đầu quá trình học tập của mình bằng chữ viết,
có biết chữ mới có phương tiện để học các môn học khác.
Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, các em phải rèn cho mình năng lực đọc
thông, viết thạo. Chương trình Tiếng Việt Tiểu học gồm nhiều phân môn, trong đó
chính tả là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt để giúp các em thực hiện được
điều đó .
Song song với các môn học khác chính tả còn tạo cho học sinh chiếm lĩnh
văn hóa là công cụ để giao tiếp,để tư duy học tập, để trau dồi tri thức và nhân cách
làm người.
Rõ ràng viết đúng, viết nhanh học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài của tất
cả các bài học một cách tốt hơn.Ngoài ra chính tả còn góp phần quan trọng vào
việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp khác như :tính cẩn thận,tỉ mỉ,
khéo léo, lòng tự trọng …đối với bản thân cũng như đối với thầy, với bạn đọc bài
viết của mình.
Viết không đúng chính tả sẽ ảnh hưởng tới giao tiếp tư duy. Học sinh không
thể chuyển lời nói, tư tưởng , việc làm …của mình thành văn bản viết bởi đây
chính là công cụ có khả năng truyền đạt và bảo lưu mọi tư tưởng của loài người
qua mọi thời gian, không gian, trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc…cho mọi
đối tượng được sử dụng.
Chính vì lẽ đó mà ngay từ bậc học đầu tiên, trẻ phải được học môn chính tả
một cách khoa học,cẩn thận để có thể sử dụng làm hành trang ngôn ngữ cho cả
một đời người .
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua có biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo
đang ngày đêm trăn trở mong tìm ra những bài giảng hay ,những phương pháp mới
nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.Nhưng những năm gần đây hiện
tượng các em viết xấu ,viết chậm ,viết sai chính tả trên địa bàn huyện Trảng Bom
nói chung và trường tiểu học Cao Bá Quát nói riêng, vẫn còn tồn tai khá phổ biến .
Trước tình hình ấy, chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng để từ đó tìm ra
nguyên nhân và các giải pháp hữu hiệu, nhằm cải tiến cách dạy -cách học sao cho
việc viết đúng chính tả phải trở thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu
cấp là vô cùng cần thiết .
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân tôi là một giáo viên đang trực
tiếp làm công tác giảng dạy, giáo dục và đào tạo thế hê trẻ, những nhân tài, chủ
13
nhân tương lai của đất nước.Tôi phải làm gì, làm gì ? để giúp các em học sinh thân
yêu của mình đọc thông, viết thạo tiếng mẹ đẻ. Sau bao đêm dài thao thức tôi đã
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm phát huy tính chủ
động, tích cực của học sinh trong dạy học chính tả ở tiểu học”. Mong được
đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người .
B/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI
A/ Thuận lợi
a/ Yếu tố chủ quan:
Về phía bản thân :
- Nắm vững vị trí ,mục tiêu ,tầm quan trọng của phân môn chính tả trong bậc
tiểu học.
- Nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng,mức độ cần đạt của học sinh lớp 2
cũng như các lớp khác trong bậc học .
- Phát âm đúng,đọc mẫu chuẩn,rõ ràng, dễ nghe,chữ viết đẹp.
- Nhiệt tình có tâm huyết với nghề,luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ
chuyên môn ,kĩ năng sư phạm,đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục.
b/Yếu tố khách quan:
- Lớp học 2 buổi nên giáo viên và học sinh có nhiều thời gian hơn để dành
cho việc chấm sửa bài ,rèn luyện kiến thức, kĩ năng trong việc hoc chính tả.
- Đa số học sinh có đủ đồ dùng học tập cho phân môn.
- Đa số phụ huynh quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của con
em mình.
B/Khó khăn:
a/ Yếu tố chủ quan
Học sinh trong lớp từ nhiều vùng miền khác nhau nên lỗi sai khi phát âm rất
đa dạng, giáo viên phải chú ý nhiều khi phát hiện lỗi sai ,do đó mất nhiều thời gian
để chỉnh sửa…bài soạn cũng phải chuẩn bị công phu hơn để dạy sát với nhiều đối
tượng học sinh…
b/Yếu tố khách quan
Một số gia đình khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình
vẫn để tình trạng học sinh đến trường thiếu sách vở ,đồ dung học tập.
- Một số học sinh còn lười học tiếp thu bài thụ động,ý thức học tập chưa tốt
- Còn nhiều bất hợp lý về nội dung ,phương pháp,chữ quốc ngữ…
C/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU QUA LÝ
LUẬN VÀ THỬ NGHIỆM TRONG THỰC TIỄN
I/.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/Cơ sở về ngữ âm học.
a/Mối quan hệ giữa âm chữ và nghĩa.
- Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu
của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng
14
một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó việc viết
đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Để phát huy một cách
có ý thức, đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát
nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh
chữ viết .
b. Những bất hợp lý của chữ quốc ngữ.
Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra chính tả
Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên tắc truyền
thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt Những nguyên tắc này không đồng nhất với
ngữ âm học, do vậy chính tả Tiếng Việt vẫn còn những bất hợp lý. Chính tả chữ
viết (quốc ngữ) vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đơn giản vì chữ quốc ngữ là chữ
viết ghi âm ở dạng ổn định văn bản hợp lý, phát âm thế nào thì viết thế ấy. Nhưng
phức tạp ở chỗ: trong Tiếng Việt có hiện tượng cách phát âm ở những vùng miền
khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm tiêu chuẩn của Tiếng Việt
lại chưa được xác định một cách chính thức. Do đó khó có thể phổ biến rộng rãi hệ
thống ấy được. Hơn nữa trong Tiếng Việt hiện đại, bên cạnh việc phát âm không
phù hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang hai biến
thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn.
Ví dụ: tròng trành – chòng chành
nhún nhẩy - dún dẩy
trời – giời
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
/i/ /i/
Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số vị âm không ghi thống nhất, một
âm có thể ghi bằng nhiều con chữ.
/k/
Trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng đặc biệt. Nó vừa sử
dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con chữ “h”, vừa được sử
dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện cho 7 âm đó là: ch, gh. kh,
nh, ngh, ph, th. Cho nên khi sử dụng cần chú ý: không nên lầm tưởng là trong
Tiếng Việt có phụ âm kép. Dù “h” đứng một mình hay “h” đứng sau các chữ khác
(c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có giá trị như nhau. Mỗi hình
thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay thế cho 1 âm mà thôi. Vì thế có quan niệm
g đơn, g kép, ng đơn, ng kép là bất hợp lý. Cách nhận biết tốt nhất về “ng” và
“ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung với nguyên âm.
Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả cần
dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm
15
i: lí luận
y: Lý Thường Kiệt
c (con cuốc)
k (cái kim)
q (tổ quốc)
địa phương, đồng thời phải hiểu nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để
ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả.
Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học chính tả có
ý thức là: giải quyết những vấn đề tồn tại của chữ quốc ngữ. Tôn trọng nguyên tắc
dạy chính tả theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa phương
II/ NGUYÊN NHÂN ÍT HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC CHÍNH TẢ
HIỆN NAY Ở TIỂU HỌC
Qua nghiên cứu lý luận ,nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt phần chính tả
ở tiểu học, qua dự giờ thăm lớp, qua quan sát giờ dạy của các giáo viên khác và
khảo sát kết quả học tập của học sinh, tôi nhận thấy rằng, tình trạng ít hiệu quả
trong dạy học chính tả hiện nay vẫn còn tồn tại, tình trạng đó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân như: nội dung, phương pháp,đặc điểm tâm lý, đặc điểm cách phát âm
địa phương…dẫn đến chất lượng giờ dạy chính tả chưa cao.
a/-Về nội dung:
Phải khẳng định rằng môn Tiếng Việt ở sách giáo khoa tiểu học đã xác định
được những trọng điểm chính tả cơ bản , các dạng bài tập khá phong phú đa dạng,
đi từ dễ đến khó ,phù hợp với từng khối lớp. Song có thể dễ nhận thấy hạn chế của
việc lạm dụng hình thức chính tả nghe đọc trong giai đoạn các lớp đầu bậc học. Ví
dụ ở lớp 2 một năm có 64 tiết thì tới 41 tiết chính tả là nghe đọc.
Ở các lớp 1,2,3 lỗi chính tả của học sinh hầu hết do phát âm không phân biệt
gây ra, vậy lẽ ra trong giai đoạn này chúng ta cần lưu ý hơn trong việc rèn viết chữ
đi từ nghĩa đến chữ hoặc ngược lại,thì hiện nay chúng ta đang lạm dụng con đường
giải mã âm thanh bằng lời nói đề mà hóa chữ viết. Nếu cho học sinh tăng cường tri
giác để ghi nhận chữ viết gắn với nghĩa từ bằng con đường thị giác và tăng cường
yêu cầu học sinh tập chép hoặc viết chính tả bằng cách “ghi nhớ” mặt chữ thì chắc
chắn tình trạng lỗi chính tả sẽ giảm đáng kể.Tác giả Nguyễn Đức Dương đã viết
“những hạt sạn chính tả” trong bài viết của học sinh theo kết quả điều tra chủ yếu
là do các em mắc lỗi vì quên “mặt chữ” đành hạ bút theo đối sách “ mình đọc sao
thì viết vậy” một cách xử lý in đậm trong kí ức các em thông qua cách “học đánh
vần” ngay từ khi cắp sách tới trường .
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu
sắc cảm tính. Mức độ tập trung chú ý thấp, hiếu động, thường thích chơi hơn là
phải ngồi học gò bó. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận
thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần
tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh . Nghĩa là dạy học nên đi “từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng”.
Vì vậy ở ngay giai đoạn các lớp đầu cấp chính tả nghe đọc là ít hiệu quả hơn .
b/-Về phương pháp:
Có thể nhận thấy hạn chế của việc sử dụng hình thức diễn giảng , hình thức
đàm thoại và chữa lỗi chính tả cho học sinh tiểu học hiện nay .
Hình thức diễn giảng có ưu điểm trong việc truyền thụ tri thức nhưng nếu
lạm dụng nó chúng ta sẽ không phát huy được tính chủ động, tích cực của học
sinh. Thực tế có những giáo viên tận tình giảng rất kĩ cho học sinh cách viết từng
chữ.Ví dụ: Có giáoviên vừa giảng vừa viết lên bảng lớp để phân tích âm tiết như
16
sau: “Từ sư đoàn gồm 2 tiếng ,tiếng sư và tiếng đoàn,tiếng sư gồm:phụ âm đầu s
và âm ư,tiếng đoàn gồm âm đầu đ ,vần oan và thanh huyền.”
Nhưng kết quả kiểm tra cuối giờ học vẫn có nhiều học sinh viết sai ngay cả
những từ cô giáo vừa phân tích trước đó.
Như vậy, để học sinh nắm chắc cách viết của từng từ, giáo viên không nên
diễn giảng mà phải để học sinh tự mình tri giác chữ viết bằng mắt, tự phân tích âm
tiết , có vậy sự ghi nhớ sẽ chắc chắn ,lâu bền ,chính xác hơn.
-Hình thức đàm thoại có mặt tích cực là học sinh hoạt động nói nhiều,giờ
học sinh động nhưng với đặc trưng môn chính tả nói nhiiều chưa hẳn là ưu
điểm,nhất là trong tình trạng các em chưa vượt qua ảnh hưởng của phương ngữ đến
viết chính tả.Ví dụ có những giờ chính tả giáo viên hỏi học sinh trả lời ,quan sát
lớp học thấy các em phát biểu rất sôi nổi nhưng cuối giờ kiểm tra học sinh vẫn viết
sai ngay cả những từ vừa so sánh! Điều này cho thấy phân môn chính tả trong giai
đoạn đầu, học sinh cần được nhìn nhiều hơn nghe,cần được viết nhiều hơn là nói.
Về việc chữa lỗi chính tả cho học sinh,kết quả chính tả thể hiện khi viết
bảng con ,bảnh lớn và khi viết vào vở. khi viết bảng con giáo viên gõ thước ra hiệu
học sinh giơ bảng lên, giáo viên quan sát, nhìn lướt vài giây rồi cho học sinh hạ
bảng. Mỗi lớp ít nhất 30 em, làm sao trong khoảng khắc đó, giáo viên có thể kiểm
tra được chữ viết của tất cả mọi em. Như vậy có nhiều lỗi chính tả bị “ lọt lưới”.
kiểm tra, giáo viên chưa kịp nhận ra lỗi thì các em đã xóa bảng. Việc kiểm tra như
thế là chiếu lệ ,ít hiệu quả. Có giáo viên tâm sự “Tôi thường chữa bài rất kĩ,có
nhiều em tôi đã chữa đỏ cả vở nhưng buồn thay, lỗi của các em vẫn đâu vào đấy !”
Vì sao vậy? Vì khi học sinh “vô can” trong việc chữa lỗi thì các em sẽ dễ dàng
quên lỗi, còn nếu giáo viên làm cho các em tự ý thức được viêc chữa lồi thì sự ghi
nhớ mẫu đúng sẽ vững chắc hơn.
c/Về các lỗi chính tả của học sinh hiện nay thường mắc phải.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát vở của học sinh trường tiểu
học Cao Bá Quát, bản thân tôi nhận thấy: Vở chính tả, tập làm văn và các vở khác
của các em mắc khá nhiều lỗi chính tả, tập trung ở 3 lỗi cơ bản sau :
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi viết các
phụ âm đầu: d/gi/r; ch/tr; ng/ngh
- Lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt và không hiểu cấu
trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết sai.
VD: quanh co; khúc khuỷ;loắt choắt.
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương hoặc do không nắm vững
âm chính . Đây là lỗi cơ bản nhất mà qua khảo sát tôi nhận thấy ở lớp 2c nói riêng
và ở trường Tiểu học Cao Bá Quát nói chung. Cụ thể là âm:l/n- tr/ch - x/s -ngh/ng-
d/r/gi, dấu ngã và dấu hỏi. Học sinh thường nhầm lẫn và viết sai chính tả trong các
bài viết của mình.Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên tôi thấy chủ yếu là
do học sinh phát âm sai.
III / MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG
,TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHÍNH TẢ Ở
TIỂU HỌC
17
Để khắc phục tình trạng trên , khơi dậy tính tự giác, tính tích cực, chủ động
trong giờ học chính tả để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh hứng thú
học tập , tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
1/Tăng cường tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh .
- Giáo viên cần giúp các em ghi nhớ chữ viết gắn liền với nghĩa từ-từ có vấn
đề chính tả.Cách tốt nhất là cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh.Mỗi tiết học
có thể cung cấp nhiều từ trong một hoặc nhiều ngữ cảnh. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc
biệt giúp học sinh nắm được nghĩa từ dễ dàng và làm điểm tựa cho trí nhớ.
Khi cần sử dụng từ , nếu còn phân vân về chữ viết các em sẽ liên tưởng đến
ngữ cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Làm sao trong một tiết học phải tạo điều
kiện trở đi trở lại nhiều lần. Chẳng hạn,lần thứ nhất vào bài học,yêu cầu học sinh
đọc thầm bằng mắt để hiểu nghĩa từ và nhớ ngữ cảnh. Lần 2 yêu cầu học sinh lựa
chọn các từ trong ngữ cảnh vừa cung cấp để điền từ vào một ngữ cảnh khác.Lần
thứ 3 yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa học,tìm từ ghép ,từ láy với tiếng có vấn
đề chính tả.Trong một tiết học,các em đã được mắt nhìn .tay viết chữ có vấn đề
chính tả nhiều lần.Ví dụ:
Lần 1:Em hãy đọc thầm các câu sau đây và tìm tiếng có phụ âm đầu s
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền…
Lần 2: Em hãy lựa chọn từ có s đầu tiếng của câu trênđây để điền vào chỗ …
trong câu sau:
Bóng tối không đáng …
Lần 3: Em hãy tạo từ ghép với tiếng sợ.
Em hãy tạo từ láy có tiếng sợ.
Lần 4: Em hãy đặt câu với mỗi từ sợ, sợ hãi , sợ sệt.
Những thao tác trên đều được thực hiện bằng tay bằng và mắt, giảm nói và đọc.
2/ Tăng cường thao tác phân tích âm tiết của từ
Phân tích ngôn ngữ là một phương pháp đặc thù trong dạy học tiếng Việt. Ở
phân môn học chính tả, phương pháp này thể hiện cụ thể ở phân tích âm tiết (chữ
viết).
Lỗi chính tả có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận cấu tạo nên âm tiết (chữ
viết) tiếng Việt. Vì vậy phân tích âm tiết có tác dụng tăng cường hiệu quả tri giác
chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Nhưng điều quyết
định chất lượng là cần để việc phân tích đó cho học sinh làm. Khi tiến hành phân
tích âm tiết, học sinh buộc phải quan sát chữ viết một cách tường tận (không còn
nghe lơ mơ từ lời người khác đọc), buộc phải tự tay viết ra chữ, thao tác nhiều, chữ
và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi sẽ giảm. Có thể đưa một bài tập
giáo viên làm mẫu một từ, còn lại học sinh làm tiếp : VD
Từ
hoặc
cụm từ
Tiếng
Phụ
Âm
Đầu
Vần
Dấu
thanh
Xe lửa
Sắp
xếp
Xe
Lửa
……
……
x
l
………
………
e
ưa
………
………
ngang
hỏi
……………
……………
18
Giữ gìn
v.v… ……
……
………
………
………
………
……………
……………
Bài tập về nhà cũng yêu cầu học sinh làm kiểu này.
3/ Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả
Khi viết bài xong , dưới sự kiểm soát của Thầy học sinh có thể đổi chéo vở
cho nhau rồi so sánh với mẫu đúng để phát hiện lỗi sai của bạn, từ đó biết đánh giá
và chỉ cho bạn thấy bài của bạn sai ở chỗ nào và giúp bạn chưã lỗi .
Khi viết bảng con giáo viên cần bố trí đủ thời gian nhìn kĩ từng bảng để kịp
thời phát hiện và sửa hết lỗi chính tả cho các em. Khi chấm bài viết vở, giáo viên
nên chỉ cho học sinh thấy loại lỗi mà các em thường mắc và có thể trả lời câu hỏi:
+ Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào?
+ Những lỗi đó thường ở bộ phận nào của tiếng? (v.v…)
Với những học sinh yếu có thể cho các em viết lại mỗi chữ sai sau khi sửa
lại cho đúng một dòng.
Khi đã ý thức được loại lỗi mình thường mắc, nếu gặp những chữ “có vấn đề
chính tả”, học sinh sẽ thận trọng hơn khi viết chữ. Trong bước tự soát lại bài viết,
các em sẽ thấy được lỗi của mình và chữa lỗi một cách tự giác. . Dần dần năng lực
tự kiểm tra và tự chữa lỗi của học sinh sẽ được hình thành.
4/ chú trọng việc rèn cách phát âm cho học sinh:
Hiện tượng sai chính tả còn có một nguyên nhân nữa là do học sinh phát âm
sai do ảnh hưởng của từng địa phương. Các em thường phát âm lẫn lộn giữa âm l,
n, hoặc phát âm chưa chuẩn giữa âm tr/ch; s/ x; r/d/gi… Nên đến khi viết, các em
không thể phân biệt được thế nào là viết đúng. Để sửa lỗi này người thầy cần dạy
cho học sinh nắm vững âm chính trong tiếng Việt. Muốn viết đúng chính tả thì phải
phát âm đúng vì chính âm đi trước chính tả , do vậy giáo viên phải chú trọng việc
rèn cách phát âm cho học sinh .Các em nghe và quan sát cách phát âm đúng để
phát âm đúng, cách viết đúng để viết đúng .Rèn cách phát âm không chỉ nguyên
trong giờ chính tả mà còn trong cả các giờ học tập đọc, học vần, luyện từ và câu…
và trong cả khi giao tiếp hằng ngày…
5/Dạy cho các em biết được một số “mẹo” luật chính tả.
“Mẹo” được hiểu như cách làm độc đáo giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ
được cách viết đúng những chữ cái hay nhầm lẫn trong khi viết chính tả. Sự tìm ra
các mẹo chính tả dựa vào:
+ Sự kết hợp: Trong cấu trúc âm tiết.
+ Sự láy âm, điệp âm.
+ Mẹo từ hán việt.
+ Mẹo nghĩa của từ.
+ Mẹo phân biệt l/n.
-Gỉa sử một chữ ta không biết viết là l hay n, nhưng nó đứng đầu một từ láy
âm, không phải là điệp âm thì dứt khoát là “l” chứ không phải “n”.
VD: “l” láy với “c”: lò cò, la cà, lục cục
“l” láy với “b”: lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm
“l” láy với “d”: líu díu, lò dò
“l” láy với “h”: lúi húi, loay hoay
19
“l” láy với “n”: lơ mơ, liên miên
-Khả năng kết hợp âm: Âm /l/ đứng trước âm đệm nhưng /n/ không đứng
trước âm đệm. Do đó /n/ không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu: oa, uê, uy
trái lại /l/ lại đứng trước các vần đó như: loa, luân
- mẹo luật láy âm, điệp âm.
/l/ láy âm rất rộng rãi, trái lại /n/ không láy âm với một âm nào mà chỉ điệp
âm với chính nó. Đồng thời lại không có hiện tượng /l/ láy âm với /n/. Từ đó suy ra
quy tắc: Nếu gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau thì nhất định là một
điệp âm đầu và cả hai chữ phải cùng có âm đầu là /l/ hoặc /n/. Vì vậy ta chỉ cần
biết một chữ là đủ.
VD: Lấp loáng, long lanh, lanh lảnh
No nê, ninh ních, nõn nà
+một số mẹo phân biệt “ch” với “tr”, “s” với “x”.
“tr” không đứng trước những chữ bắt đầu bằng âm đệm nhưng “ch” thì có.VD: ôm
choàng, bị choáng
“tr” không bao giờ láy với “ch” và ngược lại. Do đó chỉ có những từ láy
cùng láy âm “tr” hoặc “ch” như: Chăm chỉ, trâng tráo, trân trân
Hoặc phân biệt s/x như: Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến
thức ăn thì viết là “x”. VD: Xôi, xào, xoong
Những từ chỉ thiên nhiên hoặc chỉ tên cây cối, các loại quả thì viết là “s”
VD: Ngôi sao, giọt sương, sen, súng
-Tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ tương đối. Người giáo
viên phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em.
* Một số điểm cần lưu ý khi dạy theo quy trình một tiết chính tả theo hướng
đổi mới.
- Bước “câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung đoạn viết” là bước hiệu quả chính tả
thấp. Vì nội dung hầu hết các em đã nắm được thông qua các bài tập đọc. Bước
này không kéo dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường cho luyện tập (với những bài
chính tả so sánh mà nội dung bài không có trong danh sách tập đọc thì giáo viên có
thể hỏi qua về nội dung đoạn viết).
- Bước “luyện viết chữ khó, phân biệt các cặp từ so sánh” và bước “luyện
tập” có thể nhập làm thành một. Đây là bước quan trọng để giúp học sinh không
mắc lỗi chính tả nên giáo viên cần lưu ý.
IV/ KẾT QUẢ
Số liệu thống kê khảo sát chất lượng đầu năm học ở lớp 2C
và một số lớp khác trong trường tiểu học Cao Bá Quát:
Lớp Tổng số
học sinh
Các lỗi chính tả thường mắc
~/?- l/n /gi/r-ch/tr-
x/s
ng/ngh Cấu trúc
âm tiết
2B 35 5 em 10 em 5 em 7 em
3D
25 4 em 6 em 4 em 5 em
4B
34 3 em 5 em 3 em 4em
20
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân là tìm được những trọng điểm chính tả cần
dạy cho học sinh .Để kiểm chứng các giải pháp trên bản thân tôi đã tiến hành thực
hiện với lớp học của mình, thấy có hiệu quả rõ rệt, đồng thời tôi mạnh dạn đưa ra
tổ khối chuyên môn và vận động đồng nghiệp thử áp dụng với các biện pháp trên ở
các lớp 2,3,4,5… chất lượng khảo sát kiến thức cuối năm học ở các lớp trên đạt
được như sau:
Lớp Tổng số học sinh Các lỗi chính tả thường mắc
~/?-l/n
gi/r-ch/tr-
x/s
ng/ngh
Cấu trúc
âm tiết
2C 38 2 em 4 em 2 em 3 em
3D 35 1 em 2 em 1 em 2 em
4B 34 1 em 2 em 1 em 1 em
Nhìn vào 2 bảng thống kê ta thấy kết quả của cách dạy mới vượt trội hơn
hẳn cách dạy cũ, học sinh viết nhanh hơn, lỗi giảm 60 đến 70%. Đó là cơ sở thực
tiễn đáng tin cậy để tiến hành cải tiến cách dạy chính tả hiện nay ở tiều học.
V / BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để việc dạy học chính tả có hiệu quả có hiệu quả cao giáo viên
cần:
1- Nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu hoc
Học sinh tiểu học hiếu động,ham chơi ,thích khám phá cái mới mức độ tập
chung chú ý thấp, nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc cảm tính,
các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều lần trong nhận thức sự vật hiện
tượng “tôi nghe thì tôi quên, nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”… Trong dạy học
chính tả giáo viên cần đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Đó là
những yếu tố thực tiễn đặc biệt quan trọng.
2- Mỗi giáo viên phải là một chuẩn mực sống để học sinh noi theo
Các em còn nhỏ nên luôn coi lời nói, việc làm của thầy cô như lời vàng
thước ngọc. Các em luôn làm theo những gì cô dạy, bắt chước những gì cô làm. Vì
thế khi nói,đọc ,viết ,sửa lỗi chính tả giáo viên phải phát âm đúng chuẩn mực ,rõ
ràng, mạch lạc như thế mới có tác dụng giáo dục .
3-Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để tạo niềm vui hứng thú cho
học sinh khi học tập
Bất kì làm việc gì dù khó đến đâu nếu có hứng thú niềm vui thì chắc hiệu
quả công việc sẽ cao.Có hứng thú học sinh mới tự giác, tích cực ,chủ động trong
học tập. Để đạt được điều đó giáo viên cần linh hoạt, mềm dẻo, luôn đổi mới
phương pháp soạn giảng theo hướng tích cực,thường xuyên thay đổi các hình thức
tổ chức dạy học ,vừa học vừa xen kẽ các trò chơi như :đố chữ,hái hoa,ô chữ bí
ẩn…để tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng ,sinh động đạt hiệu quả cao.
4-Điều chỉnh chương trình ,dạy sát đối tượng, đảm bảo tính vừa sức chung và
riêng
21
Giáo viên cần có kế hoạch điều chỉnh chương trình dạy học như : tăng, giảm
lượng kiến thức ở mỗi tiết học, sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của lớp
mình nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu ,mục tiêu của bài học.Giáo viên có thể
phân loại học sinh sai ở các lỗi phổ biến, hoặc không phổ biến để có những bài tập
phù hợp, tránh quá khó hoặc quá dễ với mỗi đối tượng học sinh.
5.Có kế hoạch rèn luyện lâu dài,cụ thể
Việc rèn chính tả đòi hỏi một quá trình lâu dài ,bền bỉ , kiên nhẫn và cụ thể
đối với cả giáo viên và học sinh. Rèn luyện trong cả khi viết bài học của tất cả các
môn học khác chứ không chỉ riêng môn chính tả. Đặc biệt là rèn cho học sinh tính
tự giác phát hiện lỗi sai của mình và tự tay biết sửa lại cho đúng dưới sự kiểm tra
lại của giáo viên. Khuyến khích các em đọc thêm nhiều sách báo để mở rộng vốn
từ…
VI/KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
1/.Kết luận
Việc xác định các trọng điểm chính tả để đề ra phương pháp dạy học tích
cực phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương là việc làm hết sức cần thiết.
Chúng ta đang thực hiện luật phổ cập giáo dục để tạo nên một mặt bằng dân
số và trình độ dân trí nhất định trong cả nước. Tuy nhiên trình độ này có đồng đều
hay không còn tuỳ thuộc vào chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh ở mỗi
địa phương. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong vùng có đối tượng
học sinh từ nhiều miền khác nhau, tôi nhận thấy người thầy cần phải trang bị cho
học sinh những kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực học tiếp lên các
lớp trên. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn sẽ cho ta kết
quả tốt ngay được mà cần phải tiến hành trong một thời gian lâu dài.
Điều quan trọng là giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, không ngừng
học hỏi ,nghiên cứu ,tìm ra nguyên nhân và thực trạng còn tồn tại của học sinh để
có những giải pháp khắc phục hiệu quả , góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Tiếng Việt .
2/ M ột số đề xuất để áp dụng sang kiến
Để việc dạy chính tả cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn tôi có một
số đề xuất như sau sau:
- Đối với giáo viên Tiểu học:
-Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy
có hiệu quả.
-Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Đối với học sinh.
-Các em học sinh phải thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh, tích cực
học tập và rèn luyện.
- Đối với nhà trường:
22
-Cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo
danh mục thiết bị chuẩn của Bộ giáo dục.
-Thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp đối với giáo viên và học
sinh, nhằm phát động phong trào thi đua rèn chư viết, từ đó khuyến khích động
viên kịp thời làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, ý nghĩa,
tác dụng của việc viết đúng ,viết đẹp…
Những giải pháp, những đề xuất đã nêu trên làm cơ sở cho việc
khắc phục những hạn chế, tồn tại của giáo viên cũng như học sinh
trong việc học chính tả nói riêng và học Tiếng Việt nói chung.Góp
phần đưa nền giáo dục nước nhà vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với
sự nghiệp trồng người.
Rất mong được sự đóng góp ủng hộ của quý thầy cô đồng nghiệp để đề tài
được áp dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả hơn.
VII/ T ÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Sách GV-sách giáo khoa lớp 1,2,3,4,5.
2-Tài liệu BDTX Giáo viên Tiểu học-Vụ Tiểu học-Bộ GD & ĐT.
3-Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2-Lê Phương Nga-Nguyễn Trí
NXB Giáo dục- Năm 1999.
4-Tạp chí của Bộ GD &ĐT –Năm 1994- Tổng biên tập-Phó giáo sư-tiến sĩ-
Nguyễn Kế Hào.
Nhận xét của HĐTĐ SKKN-GD: Trảng Bom –Ngày 20 tháng 5 năm2009
1. Đạt hay không đạt :
2. Xếp loại :
3.Nhận xét SKKN:
T/M HĐTĐ Người thực hiện
Chủ tịch
Trần Thị Lan
23