Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dự án học tập trong dạy học học phần “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.62 KB, 8 trang )

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN
“PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH CHO TRẺ MẦM NON”
LÊ THỊ NHUNG
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: Đối với hệ đào tạo Đại học ngành Giáo dục Mầm non (GDMN), học phần
(HP) “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh (MTXQ)
cho trẻ mầm non (MN)” thuộc khối kiến thức chuyên ngành đặc thù. Trong quá trình
dạy học, vận dụng các dự án học tập (DAHT) phù hợp với nội dung của HP sẽ tích
cực hóa hoạt động của sinh viên (SV), tăng chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Kết quả điều tra 15 giảng viên (GV) và 140
SV càng cho thấy khả năng ứng dụng DAHT trong dạy học HP này.
Từ khoá: Dự án, dự án học tập, hoạt động khám phá, môi trường xung quanh, mầm non.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học ở Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2020 chỉ rõ: “…Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất
lượng; thực hiện công bằng xã hội đi đôi với đảm bảo hiệu quả đào tạo; phải tiến hành đổi mới
từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả
học tập…”. Theo đó, cần đổi mới tất cả các thành tố của quá trình giáo dục đại học để thực hiện
mục tiêu chung là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng
thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và cơng nghệ
tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp,
thích nghi với mơi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” [4], [5]. Đáp ứng được những
đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại, các DAHT được sử dụng ngày càng nhiều ở mọi cấp học từ
mầm non đến đại học. Trong quá trình dạy học HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá


MTXQ cho trẻ MN”, DAHT là một trong những hình thức tổ chức tối ưu.
2. NỘI DUNG
2.1. Dự án học tập
Theo Từ điển Anh - Việt (1975), thuật ngữ dự án (DA) - “Project” có nghĩa là kế hoạch,
đề án hay đặt kế hoạch, dự thảo kế hoạch. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng La tinh. Trong
Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh, DA là “bản dự thảo về một việc gì”. Với Đại từ điển
tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, DA là “một dự thảo, một văn kiện quan trọng về luật pháp hay
kế hoạch” [3].
Ngày nay, DA có thể được hiểu là một dự định, một kế hoạch chỉ rõ mục tiêu, thời gian,
tài chính, nhân lực, vật lực và cần được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. DA được
thực hiện trong những điều kiện xác định, có tính tổng thể và tính phức hợp. Khái niệm DA sử
dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như khoa học, kinh tế, xây dựng, giáo dục, mơi
trường, văn hóa... Những đặc điểm cơ bản của một DA, đó là: Mục tiêu được xác định rõ ràng;
thời gian được xác định cụ thể (thời điểm bắt đầu và kết thúc); nguồn tài chính, vật chất, nhân
lực được xác định trong một giới hạn phục vụ cho DA; nhằm đạt được một kết quả mà trước
đó chưa làm, hoặc chưa có (duy nhất - phân biệt với các DA khác); mang tính phức hợp, tổng
thể và được thực hiện trong hình thức tổ chức DA chuyên biệt. DA có nhiều loại, được phân
191


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

chia theo các tiêu chí khác nhau. Dựa theo nội dung có thể phân biệt các loại DA như: DA đầu
tư - xây dựng, DA nghiên cứu - phát triển, DA tổ chức, DA hỗn hợp dự án giáo dục đào tạo…
Dựa theo kinh phí, thời gian, số người tham gia và phạm vi tác động có thể phân chia DA ở quy
mô nhỏ, vừa hay lớn. Dựa theo lĩnh vực hoạt động có DA về giáo dục, DA về văn hóa, DA về
kinh tế, DA về mơi trường… Ý tưởng của DA trong lĩnh vực kinh tế - xã hội được đưa vào
trong dạy học tạo nên DAHT. Vì vậy, DAHT có những điểm tương đồng và khác biệt với DA

thực tiễn: DAHT là một nhiệm vụ học tập, trong đó mục tiêu của DA là mục tiêu của dạy học.
DAHT phải do người học thực hiện và quy mô nhỏ hơn DA trong thực tiễn.
Tùy mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, hình thức tổ chức, đối tượng tham gia, số
lượng người tham gia, thời gian thực hiện,… có thể phân loại DAHT theo nhiều cách khác
nhau: Phân loại theo chun mơn có DA trong một mơn học, DA liên mơn, DA ngồi chun
mơn. Phân loại theo sự tham gia của người học có DA cho nhóm, DA cá nhân. Phân loại theo
sự tham gia của người dạy có DA dưới sự hướng dẫn của một người, DA với sự cộng tác hướng
dẫn của nhiều người. Phân loại theo quỹ thời gian có DA nhỏ, DA trung bình, DA án lớn. Cách
phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông. Trong đào tạo đại học, có thể
quy định quỹ thời gian lớn hơn. Phân loại theo nhiệm vụ trọng tâm của DA, có thể phân loại
các DA theo các dạng: DA tìm hiểu, DA nghiên cứu, DA thực hành, DA hỗn hợp. Các loại DA
trên khơng hồn tồn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn và tương ứng với
phạm vi nội dung khác nhau có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù. Tuy nhiên, dù ở loại
DA nào, một DAHT cần được xây dựng theo ba giai đoạn: Chuẩn bị, thực hiện và kết thúc.
Giai đoạn chuẩn bị gồm các bước: đề xuất ý tưởng; lựa chọn chủ đề; xây dựng mạng các vấn
đề đã biết, muốn biết và cần phải biết; xác định mục tiêu; xây dựng bộ câu hỏi định hướng (câu
hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung); xây dựng kế hoạch. Giai đoạn thực hiện cần
tiến hành các công việc theo trình tự: chia nhóm, giao nhiệm vụ; xây dựng kế hoạch cho DA
của nhóm; thu thập, xử lý và tổng hợp thơng tin; hồn thành sản phẩm. Giai đoạn kết thúc thực
hiện bằng cách: cơng bố, trình bày sản phẩm; đánh giá; điều chỉnh DA.
2.2. Nội dung học phần “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung
quanh cho trẻ mầm non”
Nhằm đạt được mục tiêu trang bị kiến thức, phát triển kỹ năng và hình thành thái độ phù
hợp đối với việc tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN, nội dung học phần cấu trúc
thành 5 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Nội dung của chương tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc tổ
chức hoạt động khám phá MTXQ như: MTXQ, khám phá, khám phá MTXQ, phương pháp tổ
chức hoạt động khám phá MTXQ. Chương 1 cũng giúp SV tìm hiểu cơ sở khoa học, đối tượng
nghiên cứu, nhiệm vụ, lịch sử phát triển của phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ

cho trẻ MN, mối quan hệ giữa môn học này với các mơn học khác.
Chương 2: Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho
trẻ MN.
Chương này nghiên cứu quá trình nhận thức thế giới xung quanh của trẻ làm cơ sở để đưa
ra mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức cho trẻ MN làm quen với MTXQ.
Chương 3: Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN.
Nội dung tổ chức hoạt động khám phá MTXQ dựa vào nội dung phát triển nhận thức cho
trẻ trong Chương trình giáo dục MN hiện hành, được phân chia theo độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.
192


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với MTXQ cho trẻ là việc phối hợp giữa 3
nhóm phương pháp: trực quan, dùng lời và thực hành. Tùy từng độ tuổi mà lựa chọn phương
pháp chủ đạo để tổ chức.
Chương 4: Hình thức, phương tiện tổ chức cho trẻ MN làm quen với MTXQ.
Việc lựa chọn hình thức tổ chức cho trẻ MN làm quen với MTXQ cũng dựa vào hướng
dẫn của Chương trình GDMN. Hình thức này được phân chia theo các dạng hoạt động của trẻ
ở trường MN, đó là: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao
động, hoạt động ngày lễ, hội... Để tiến hành các hình thức dạy học này cần sử dụng các phương
tiện là môi trường tự nhiên, hiện thực xã hội xung quanh trẻ, các phương tiện nghệ thuật.
Chương 5: Tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ
cho trẻ MN.
Chương này chỉ ra nhiệm vụ của các đối tượng tham gia và cách tổ chức thực hiện từ
khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến đánh giá quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ
cho trẻ MN. [2]
Nhìn chung, với nội dung được sắp xếp theo hệ thống của một quá trình giáo dục, việc tổ

chức dạy học các chương nên tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng mục tiêu
HP cũng như yêu cầu đổi mới ở bậc giáo dục đại học.
2.3. Khả năng ứng dụng dự án học tập để tổ chức học phần “Phương pháp tổ chức hoạt
động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non”
Theo chương trình khung Đào tạo Đại học ngành giáo dục MN, HP "Phương pháp tổ
chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN" có thời lượng là 3 tín chỉ [2]. Học phần được tổ
chức kéo dài từ đầu đến cuối học kì. Ngồi cung cấp lý thuyết, HP còn chú trọng rèn luyện kỹ
năng thực hành cho SV. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện HP, vấn đề tự học của SV cũng
được đề cao. Điều này có nghĩa, ngồi thời gian đến lớp, SV cịn phải dành thời gian tự học để
tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề liên quan. Như vậy, tổ chức học phần theo các DAHT là hoàn
toàn mang tính khả thi về mặt thời gian.
Có thể tổ chức HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”
dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong một tập thể SV, ln ln tồn tại tình trạng
trình độ kiến thức, tư duy, năng lực và sở trường khơng đồng đều. Điều đó có thể dẫn đến kết
quả khơng giống nhau, thậm chí có những SV đạt kết quả học tập rất thấp so với mặt bằng
chung. Vì vậy, các DAHT sẽ giúp xây dựng mơi trường học tập tương tác để các SV có năng
lực khác nhau được chia sẻ trách nhiệm và hiểu biết của mình với những SV khác trong nhóm.
Khi sử dụng DAHT trong dạy học HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá
MTXQ cho trẻ MN”, một phương thức phổ biến được sử dụng là hoạt động hợp tác theo nhóm
nhỏ. Hoạt động này làm tăng hiệu quả học tập, giải quyết được những vấn đề phức tạp, phối
hợp, chia sẻ, giúp đỡ giữa các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ chung. Bên cạnh đó, GV là
người hướng dẫn, hỗ trợ sự tương tác giữa các thành viên trong các nhóm, tạo ra mơi trường
giáo dục mà ở đó tính cách năng lực của SV được bộc lộ, rèn luyện.
Các DAHT với sự đa dạng của nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng, đào
sâu nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV để tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ. Trên cơ
sở định hướng của GV, nhờ việc giải quyết vấn đề của DA, SV sẽ tự tìm hiểu về mục tiêu,
nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, lập kế hoạch cho hoạt động và đánh
giá hiệu quả hoạt động của trẻ. Đặc biệt, SV sẽ được tổ chức trải nghiệm áp dụng những tri thức
và kỹ năng đã thu nhận vào hoạt động thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ MN. Trong các DAHT,
193



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

SV đóng vai làm giáo viên hay được trực tiếp thực hiện vai trò của một giáo viên MN thực thụ
để tổ chức hoạt động cho trẻ.
Chương trình GDMN trong quá trình thực hiện có sự chỉnh sửa, bổ sung nhất định. Gần
đây nhất là Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương
trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung hoạt động khám phá MTXQ của
trẻ MN cũng có một số điều chỉnh [1]. Các DAHT nếu được sử dụng sẽ giúp SV tìm hiểu các
vấn đề liên quan, tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi, phù hợp với sự phát triển của xã hội và
đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
Để tổ chức quá trình cho trẻ làm quen với MTXQ, SV cần sử dụng thành thạo các
phương tiện dạy học. Thông qua các đề tài DA, SV được rèn luyện kỹ năng thiết kế và sử dụng
các thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi,... giúp SV nhanh chóng thích ứng đuợc với những yêu
cầu của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ sau này.
Ngồi ra, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 15 GV đang giảng dạy học phần và 140
sinh viên năm thứ 3 và cho kết quả sau:
Bảng 1. Sự phù hợp của dự án học tập đối với việc tổ chức học phần “Phương pháp tổ chức hoạt động
khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non”
GV

STT

Sự phù hợp

1

2
3

Đáp ứng thời lượng của học phần
Phù hợp với nội dung học phần
Tạo ra môi trường tương tác
Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của SV khi
tham gia hoạt động nhóm
Giúp SV tiếp cận nhanh chóng những thay đổi của chương
trình giáo dục mầm non
Đào sâu, mở rộng, phát triển kiến thức, kỹ năng cho SV về
tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Rèn kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại

4
5
7
8

SV

ĐTB
4.13
4.26
4.40

ĐLC
0.35
0.70
0.50


ĐTB
3.82
4.26
4.17

ĐLC
0.69
0.45
0.62

4.46

0.51

4.19

0.74

4.26

0.45

4.04

0.64

4.46

0.51


4.11

0.75

4.20

0.56

4.13

0.81

Ghi chú: 1≤ ĐTB≤ 5

Như vậy, đa số GV và SV cho rằng, DAHT rất phù hợp để tổ chức dạy học HP “Phương
pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”. DAHT mang lại nhiều lợi ích cho cả
phía người dạy lẫn người học, nhưng tác động của hình thức này đến người học là lớn nhất. Nó
là một hình thức dạy học tích cực, phù hợp với đổi mới giáo dục đại học. Khi được hỏi sâu về
việc sẽ vận dụng DAHT như thế nào, cả GV và SV đều khẳng định, không thể tổ chức học phần
từ đầu đến cuối bằng DAHT. Các DA đưa ra cần dựa vào nội dung bài học, khơng phải nội
dung nào cũng có thể tổ chức theo DA mà cần kết hợp với các hình thức dạy học truyền thống
và hiện đại khác. Thơng thường, GV kết hợp DAHT với hình thức thuyết trình, tổ chức thảo
luận nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin.
2.4. Dự án “Nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non”
Sau đây là một ví dụ về DAHT thuộc chương 3 của HP “Phương pháp tổ chức hoạt động
khám phá MTXQ cho trẻ MN”:

194



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

* Giai đoạn chuẩn bị:
Ý tưởng: Môi trường xung quanh trẻ với các sự vật, hiện tượng, con người vô cùng phong
phú, hấp dẫn. Đó đều là những đối tượng có thể cho trẻ tiếp cận, khám phá. Tuy nhiên, với
những hạn chế về độ tuổi, trẻ không thể hiểu hết được các đặc điểm bên ngoài và nhất là những
dấu hiệu mang tính bản chất của đối tượng. Vì vậy, việc lựa chọn các đối tượng cho trẻ khám
phá và xác định những tri thức cần khai thác ở đối tượng phù hợp với trẻ ở các lứa tuổi là rất
quan trọng.
Mang các vấn đề SV đã biết, muốn biết và cần phải biết: Mời đại diện Ban Giám hiệu
(hoặc giáo viên) Trường MN trong địa bàn đến lớp để giới thiệu cho sinh viên về kế hoạch năm
học của nhà trường về lĩnh lực phát triển nhận thức, hoạt động khám phá khoa học. Qua phần
giới thiệu của trường MN và dựa trên những hiểu biết của SV, giảng viên (GV) yêu cầu SV lập
mạng vấn đề đã biết, muốn biết về nội dung hoạt động khám phá MTXQ theo hình thức sơ đồ
tư duy. Trên cơ sở đó, GV bổ sung những vấn đề SV cần biết để giúp kiến thức SV thu nhận
được thông qua DA được đầy đủ hơn. Đây là cơ sở để xác định mục tiêu DA.
Mục tiêu: i) Xác định được các đối tượng cần cho trẻ khám phá và giải thích được các
mối quan hệ giữa các đối tượng đó; ii) Có khả năng khai thác các đối tượng (sự vật, hiện
tượng, con người xung quanh) để xác định nội dung tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho
trẻ; iii) Giải thích được cấu trúc nội dung chương trình GDMN ở hoạt động khám phá khoa
học và khám phá xã hội.
Bộ câu hỏi định hướng:
- Câu hỏi khái quát (Thảo luận dự án lớn): “MTXQ trẻ MN rất đa dạng, có mối liên quan
mật thiết với nhau và tác động lớn đến sự phát triển của trẻ. Cho nên, cần lựa chọn đối tượng
nào để cho trẻ khám phá?”.
- Câu hỏi bài học: Để định hướng SV vào các dự án cụ thể, tức là các tiểu DA, GV đề
xuất hệ thống câu hỏi bài học: Đối tượng nào trong môi trường tự nhiên trẻ có thể tiếp cận, tìm

hiểu, khám phá? Đối tượng nào trong mơi trường xã hội trẻ có thể tiếp cận, tìm hiểu, khám phá?
Tương ứng với câu hỏi bài học, GV hướng HS vào các tiểu DA về quá trình lĩnh hội tri thức
của trẻ Mầm non.
- Câu hỏi nội dung (CHND):
CHND của DA “Nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên cho trẻ mầm
non”: Cơ sở nào để xác định nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên cho trẻ
mầm non? Xác định nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường tự nhiên cần đảm bảo
những nguyên tắc gì? Trẻ có thể khám phá những đối tượng nào trong môi trường tự nhiên?
CHND của DA “Nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường xã hội cho trẻ mầm
non”: Cơ sở nào để xác định nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường xã hội cho trẻ
mầm non? Xác định nội dung tổ chức hoạt động khám phá môi trường xã hội cần đảm bảo
những ngun tắc gì? Trẻ có thể khám phá những đối tượng nào trong môi trường xã hội?
Kế hoạch DA:
Dự kiến thời gian thực hiện DA: DA thuộc phần kiến thức ở chương 3, được tổ chức trong
khoảng 2 tuần, sau khi SV đã tìm hiểu về những vấn đề lý luận chung của học phần, mục tiêu,
nhiệm vụ tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN.
Chuẩn bị điều kiện thực hiện DA: Về phía GV, cần chuẩn bị kế hoạch tổ chức DA, các
trang thiết bị (phòng học, giấy bút, máy vi tính, máy chiếu, mạng internet, bảng hướng dẫn SV
195


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

thực hiện DA), tài liệu hỗ trợ (tài liệu hướng dẫn lập bản đồ tư duy; tài liệu dạy học theo DA;
mẫu kế hoạch, sổ theo dõi DA, bảng phân công công việc, các phiếu quan sát, phiếu đánh
giá…), lực lượng liên kết (giảng viên trong tổ chuyên môn, chuyên gia giáo dục MN, Trường
MN), tài liệu liên quan. Về phía SV, cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ học theo DA (giấy,
bút, máy vi tính, máy ảnh…), mời chuyên gia GDMN, Ban Giám hiệu (hoặc giáo viên) Trường

MN tham dự.
* Giai đoạn thực hiện:
Thời
Nội dung
gian
20 - 25 Gặp đại
phút diện Ban
Giám hiệu
hoặc giáo
viên
trường MN

Phương
tiện
- Giới thiệu khách mời, định hướng hoạt Lắng nghe, ghi chép nội Máy tính,
động.
dung bài báo cáo.
máy
- Tổ chức cho sinh viên nghe báo cáo Kế
chiếu
hoạch năm học của nhà trường liên quan
đến lĩnh lực phát triển nhận thức, hoạt
động khám phá MTXQ bằng phần mềm
PowerPoint.
35 phút Thảo luận GV nêu câu hỏi khái quát, đồng thời tổ - Lớp thảo luận, lớp trưởng Giấy A0
chức cho HS thảo luận: MTXQ trẻ MN điều khiển, lớp phó làm để vẽ bản
rất đa dạng, có mối liên quan mật thiết thư ký ghi ý kiến của lớp.
đồ tư
với nhau và tác động lớn đến sự phát - SV sử dụng bản đồ tư duy duy, bút
triển của trẻ. Cần lựa chọn đối tượng nào để tìm câu trả lời dựa trên

dạ
để cho trẻ khám phá?
những gì tiếp thu từ bài báo
cáo và tri thức đã có.
30 phút Chia nhóm, - GV thống kê câu trả lời của các nhóm, Ghi ý kiến cá nhân vào Phiếu
giao nhiệm hệ thống lại thành câu hỏi bài học (các phiếu thăm dò (phụ lục). thăm dò,
vụ
tiểu DA):
Giấy A0,
DA1: Nội dung tổ chức hoạt động khám
bút,
phá môi trường tự nhiên cho trẻ mầm non.
phiếu hỏi
DA2: Nội dung tổ chức hoạt động khám
phá môi trường xã hội cho trẻ mầm non.
- Cho SV tự chọn nhóm để thực hiện DA Dự kiến chia lớp thành 2
muốn tham gia (bằng cách ghi vào phiếu nhóm lớn, tương ứng với 2
thăm dị).
tiểu DA. Mỗi nhóm bầu 1
- Căn cứ phiếu thăm dị cá nhân, GV có nhóm trưởng, 1 thư kí.
thể chia nhóm tương ứng với 2 tiểu DA.
- GV đề xuất: Trong DA, chúng ta cần Các nhóm SV thảo luận,
nghiên cứu, giải quyết những vấn đề gì? dùng bản đồ tư duy để xác
- Từ câu trả lời của SV, GV hệ thống hóa định các vấn đề cần nghiên
thành câu hỏi nội dung cho từng tiểu DA: cứu và sản phẩm dự tính
+ Cơ sở nào để xác định nội dung tổ có được từ DA của nhóm
chức hoạt động khám phá mơi trường tự mình. Tiếp đó, phân cơng
nhiên/ xã hội?
công việc cho các thành
+ Xác định nội dung tổ chức hoạt động viên trong nhóm.

khám phá mơi trường tự nhiên/ xã
hộicần đảm bảo những nguyên tắc gì?
+ Trẻ mầm non có thể khám phá đối tượng
nào trong mơi trường tự nhiên/ xã hội?
- GV cũng hướng dẫn các nhóm xác định
sản phẩm thơng qua câu hỏi: Trong mỗi
DA, các SP cần trình bày dưới hình thức
nào?
Hoạt động của GV

196

Hoạt động của SV


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

90 phút Xây dựng
kế hoạch
hoạt động
của từng
nhóm

Giấy A0,
bút dạ,
mẫu kế
hoạch


30 phút

Giấy A0,
bút dạ

1 tuần

1 ngày

60 phút

GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch Các nhóm lên kế hoạch chi
DA của nhóm mình.
tiết thực hiện DA gồm: lập
bảng dự trù kinh phí, chuẩn
bị tài liệu, đồ dùng học tập,
gặp chuyên gia, thực tế cơ
sở, thời gian thực hiện của
mỗi nhiệm vụ…
Báo cáo kế GV yêu cầu các nhóm báo cáo kế hoạch - Các nhóm báo cáo với
hoạch
phân cơng cơng việc các thành viên của GV kế hoạch phân cơng
nhóm mình. Ngồi ra, GV xây dựng lịch công việc cho các thành
làm việc cụ thể với SV.
viên trong nhóm.
- Lập thời gian biểu làm
việc với GV.
Thu thập, - GV hướng dẫn SV thu thập thông tin: - Mỗi cá nhân tự lực thu
xử lí, tổng + Có thể tìm hiểu thơng tin về nội dung thập thông tin theo bảng
hợp thông tổ chức hoạt động khám phá MTXQ ở phân cơng của nhóm: tìm

tin
đâu? Từ khóa là gì?
và đọc các tài liệu liên
+ Nội dung hoạt động khám phá môi quan đến DA đã chọn (GV
trường tự nhiên và môi trường xã hội cung cấp hoặc tìm kiếm
được cụ thể hóa như thế nào trong thêm), nghiên cứu lý
chương trình giáo dục mầm non?
thuyết, tìm hiểu thực tiễn.
+ So sánh để thấy rõ sự khác nhau về nội - SV tiến hành thảo luận, đến
dung tổ chức hoạt động khám phá trường MN tìm hiểu để xây
MTXQ ở các độ tuổi.
dựng nội dung và phương án
- Tổ chức trao đổi: Để tạo sản phẩm, các thể hiện sản phẩm theo hình
nhóm cần chuẩn bị những gì?
thức đã chọn.
- Hướng dẫn SV xử lý thơng tin và sử dụng - Các nhóm tập hợp và lựa
các thông tin để thiết kế các sản phẩm DA. chọn các thông tin cần
- Theo dõi tiến độ triển khai dự án của thiết để vẽ bản đồ tư duy
từng nhóm.
thiết kế SP.
Hồn thành - u cầu SV xây dựng các sản phẩm - Triển khai việc thiết kế
sản phẩm DA của nhóm mình.
các SP dự án (đã nêu trong
kế hoạch của nhóm).
- Làm việc cụ thể với các nhóm để hỗ - Gặp trao đổi với GV theo
trợ kịp thời.
lịch.
Báo cáo
- Tổ chức cho SV cáo quá trình thực hiện - Tiến hành cáo quá trình
quá trình

DA của nhóm.
thực hiện DA của nhóm.
thực hiện
- Hướng dẫn SV chuẩn bị báo cáo, trình - Họp bàn để kiểm tra sản
DA của
bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
phẩm, các tài liệu trình
các nhóm
bày, phân cơng báo cáo
viên, người đánh giá,
người phỏng vấn, hỗ trợ.

Máy tính,
mạng
internet,
giấy, bút,
máy
ảnh…

Các vật
liệu,
dụng cụ,
máy tính.
Các SP
đã hoàn
thành, sổ
theo dõi
DA,
phiếu
đánh giá.


* Giai đoạn kết thúc:
Thời
gian

1 buổi

Nội dung
Cơng bố,
trình bày
sản phẩm

Hoạt động của GV

Hoạt động của SV

- Thành lập ban giám khảo, gồm: GV,
nhóm trưởng, thư kí.
- Tổ chức các nhóm lên báo cáo trình bày
sản phẩm DA. Sau mỗi báo cáo, ban
giám khảo đặt câu hỏi cho nhóm về các
vấn đề liên quan đến DA.

Các nhóm lần lượt lên báo
cáo kết quả quá trình thực
hiện DA, giới thiệu sản phẩm
thật của nhóm (nếu có).
SV theo dõi, phỏng vấn các
nhóm báo cáo sản phẩm.


197

Phương
tiện
Máy
chiếu,
máy tính,
các báo
cáo, các


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Đánh giá
DA

| HNKHT 2018

- GV hướng dẫn cho SV tự đánh giá. Từ
đó, đối chiếu để đưa ra nhận xét: Các mục
tiêu đề ra cho DA của nhóm có đạt u
cầu khơng? SP có đạt các tiêu chí khơng?
- GV sử dụng bảng kiểm quan sát, phiếu
đánh giá, nội dung cơ bản của bài học
(Phụ lục) và sổ theo dõi DA để tiến hành
đánh giá q trình thực hiện DA của các
nhóm, đánh giá SP và đánh giá cá nhân.

Các báo cáo viên/đại diện
sản

các nhóm trả lời và giải trình phẩm.
các câu hỏi của ban giám
khảo và các bạn trong lớp.
SV sử dụng bộ công cụ Bộ công
đánh giá để tiến hành tự cụ đánh
đánh giá và đánh giá đồng
giá.
đẳng. Đồng thời, SV cũng
căn cứ báo cáo và căn cứ
sản phẩm của các nhóm để
đánh giá hợp tác.

3. KẾT LUẬN
DAHT giúp SV có điều kiện phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo
dưới sự tổ chức, điều khiển, tham vấn của GV. Vì vậy, DAHT trong dạy học HP "Phương pháp
tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN" là hình thức dạy học cần được thực hiện rộng
rãi. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp tổ chức DAHT linh hoạt theo từng nội dung, có sự kết
hợp với các hình thức dạy học khác sẽ nâng cao hiệu quả của DAHT.
Tuy nhiên, để DAHT trong dạy học HP "Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá
MTXQ cho trẻ MN" mang tính thực tiễn, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống DAHT học phần
này, làm cơ sở cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học các học phần chuyên ngành
đào tạo giáo viên MN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4]
[5]


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình Giáo dục Mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.
Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm (2015). Chương trình Giáo dục Đại học theo hệ thống
tín chỉ khối ngành Sư phạm ngành Giáo dục Mầm non. Thừa Thiên Huế.
Lê Khoa (2015). Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học kiến thức về sản
xuất và sử dụng điện năng cho học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo
dục, Đại học Thái Nguyên.
Luật Giáo dục Đại học 2012.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học ở Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2020.

Title: LEARNING PROJECT IN THE TEACHING OF “METHODS FOR ORGANIZING
PRESCHOOLERS’ DISCOVERY ACTIVITIES ABOUT THE SURROUNDING ENVIRONMENT”
Abstract: For the education system of the department of preschool education, the module "Methods of
organizing preschoolers’ discovery activities about the surrounding environment" belongs to specialized
knowledge specific industry. In the process of teaching, applying learning projects in accordance with
the content of module will actively promote the activities of students, increase the quality of training,
meet the requirements of education reform in the current period. Survey results of 15 lecturers and 140
students shows the possibility of using learning project in teaching this module.
Keyworks: Project, learning project, discovery activities, the surrounding environment, preschool.
198



×