Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dạy học các bài hát ở tiểu học theo nguyên tắc tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.9 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

DẠY HỌC CÁC BÀI HÁT Ở TIỂU HỌC THEO NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP
NGUYỄN THỊ HIỀN TRANG
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: Dạy học theo ngun tắc tích hợp trong các mơn học nói chung và mơn
Âm nhạc nói riêng hiện nay đang là một xu thế giáo dục khá phổ biến, một nhu cầu
tất yếu ở các trường Tiểu học. Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong công
cuộc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình Tiểu học mới, chúng
tôi đã nghiên cứu và xây dựng một số nội dung có thể tích hợp vào việc dạy học các
bài hát ở Tiểu học.
Từ khóa: Âm nhạc, tích hợp, tiểu học.

1. MỞ ĐẦU
Với học sinh Tiểu học (HSTH) nhu cầu ca hát ln là “món ăn tinh thần” mà các em đặc
biệt u thích. Vì vậy, cơng tác dạy học hát là một việc hết sức quan trọng và không thể thiếu,
nhằm hướng tới việc đa dạng hóa hoạt động dạy học của giáo viên, tăng sự hứng thú trong giờ
học hát của HSTH, tạo khả năng liên tưởng ghi nhớ cho học sinh. Bài báo sẽ đề xuất một số nội
dung có thể tích hợp vào việc dạy học hát, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc dạy,
tạo hứng thú cho việc học của học sinh. Nếu chúng ta vận dụng các nguyên tắc tích hợp này một
cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả vơ cùng to lớn, góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo và
tích cực của học sinh. Bên cạnh đó, các em học sinh sẽ có cái nhìn rộng hơn về nghệ thuật đó mới
chính là mục đích muốn hướng đến của phân mơn học hát ở Tiểu học.
2. NỘI DUNG
2.1. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học hát
Nguyên tắc tích hợp trong dạy hát chính là sử dụng những kiến thức kỹ năng ở các bộ
môn nghệ thuật làm công cụ để nghiên cứu dạy học hát. Đồng thời, đó là sự phối hợp các hình
thức, phương tiện dạy học vào bài học nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục. Việc tích hợp sẽ


mang lại nhiều ích lợi thực tiễn lớn cho học sinh và cả giáo viên. Để xây dựng được một tiết
dạy học hát theo nguyên tắc tích hợp, người giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau: Bám sát
mục tiêu nhận biết, thông hiểu cần đạt của từng bài học cụ thể; tuân theo tiến trình dạy học hợp
lý; đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; lựa chọn nội dung tích hợp một cách hợp lý; đảm bảo
giảm tải được kiến thức; tạo khơng khí học tập sơi nổi và hiệu quả.
Thơng qua việc tích hợp, các em học sinh sẽ có cái nhìn rộng hơn về nghệ thuật, được mở
mang tri thức, thử sức và cọ xát để nâng cao bản lĩnh cá nhân. Đồng thời, học sinh cũng được
phát triển các kỹ năng mới như bình luận, sáng tạo và các kỹ năng đặc trưng khác. Với việc tích
hợp này, học sinh có thể vừa học vừa chơi, khơng bị gị bó, lại kích thích được hứng thú học
tập. Từ đó, các em có thể nâng cao tính độc lập, có tiếng nói riêng, biết được vị trí và vai trị
của mình trong tập thể và làm thật tốt nhiệm vụ được giao.
Việc tích hợp loại hình nghệ thuật sân khấu cịn phát triển được trí tưởng tượng của trẻ,
làm cho các em thông minh hơn, nâng cao khả năng ngôn ngữ, hiểu và vận dụng bài hát một
cách hữu hiệu vào cuộc sống thường ngày. Sự mới mẻ của hình thức tích hợp này cũng phần
nào phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em học được cách linh hoạt trong xử lý
các vấn đề. Đặc biệt nó cịn là “chất xúc tác” cho trẻ nâng cao năng lực cảm thụ. Thông qua
176


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

hoạt động múa, các em thêm yêu quý âm nhạc hơn, bởi lẽ nhờ âm nhạc mà các em được lắc lư
theo giai điệu, được hóa thân thành nhân vật trong bài hát, được thỏa sức khám phá và thể hiện
bản thân mình trước tập thể... Tất cả điều đó đã vẽ nên cho trẻ một thế giới tuyệt đẹp, khiến các
em càng ngày càng u thích bộ mơn Âm nhạc.
2.2. Tầm quan trọng của việc dạy học hát theo nguyên tắc tích hợp
Trong cơng tác dạy học hát, việc áp dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học là khá quan
trọng. Đây là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học khép kín nhằm nâng cao năng lực

cảm thụ, vận dụng những kiến thức đã được học vào nhiều lĩnh vực khác nhau của học sinh.
Dạy học theo quan điểm tích hợp“lấy học sinh làm trung tâm” giúp tích cực hóa hoạt động của
học sinh trong q trình học tập, tạo năng lực hoạt động tự chủ, sáng tạo cho các em.
Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về q trình học
tập và q trình dạy học. Ngồi việc dạy học âm nhạc một cách đơn thuần, dễ gây nhàm chán
thì việc tích hợp sẽ tạo được sự hứng thú và nâng cao chất lượng dạy và học rõ rệt. Với việc
dạy học hát theo nguyên tắc tích hợp sẽ làm cho quá trình học tập của học sinh trở nên có ý
nghĩa hơn, bài dạy của giáo viên trở nên linh hoạt hơn, học sinh học được nhiều và phát huy
tính chủ động chiếm lĩnh tri thức mới, học sinh có thể rèn luyện tư duy tổng hợp và kỹ năng hát
và trình diễn cho học sinh, giúp học sinh có bản lĩnh khi tham gia sinh hoạt trong cuộc sống
hằng ngày.
Dạy học hát theo ngun tắc tích hợp hình thành con người năng động và bản lĩnh trong
xã hội hiện đại, có cái nhìn rộng và mới về các loại hình nghệ thuật khác, thấy được sự đa dạng
và mối liên hệ trong nghệ thuật. Đặc biệt là nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và
học, đa dạng hóa hoạt động dạy của giáo viên, tăng sự hứng thú trong học tập của học sinh, tạo
kỹ năng mềm, khả năng liên tưởng ghi nhớ cho học sinh. Rèn luyện phương pháp tư duy, sáng
tạo cho học sinh Tiểu học. Ngồi ra, cịn liên kết giữa các nội dung dạy học với nhau và cũng
đồng thời liên kết giữa nội dung dạy học với các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ việc tích hợp
trong dạy học hát, học sinh được tiếp cận tri thức bằng nhiều con đường khác nhau, nhanh
chóng lĩnh hội và nhớ những gì đã học lâu hơn. Ngồi ra, các em cịn có thể vận dụng những gì
đã học được vào cuộc sống thực tế và phát triển kỹ năng ở mức cao hơn khi các em bước sang
một môi trường mới.
Những định hướng chung về việc dạy học theo nguyên tắc tích hợp sẽ mang lại những lợi
ích lớn sau đây:
- Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã được học.
- Gắn kết dạy học với lao động và cuộc sống thực tiễn.
- Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động thực hành.
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực hoạt động nghề.
- Khuyến kích học sinh học một cách tồn diện hơn (khơng chỉ là kiến thức chun mơn
mà cịn học năng lực tự ứng dụng kiến thức vào thực tế).

- Người học tích cực, chủ động, độc lập tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức và rèn kỹ năng.
- Xác lập được mối quan hệ giữa các kiến thức, kỹ năng đã học với kiến thức kỹ năng sẽ học.
2.3. Thực trạng việc dạy học âm nhạc theo nguyên tắc tích hợp
Dạy học hát theo nguyên tắc tích hợp là hết sức mới mẻ. Nhiều giáo viên còn nhiều lúng
túng trong cách thực hiện, bởi dạy học tích hợp địi hỏi ở cả giáo viên và học sinh một mức độ
cao hơn so với việc dạy và học theo nội dung chương trình cũ. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời
177


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

gian, cơng sức trong việc chuẩn bị bài, dự kiến tình huống dạy học sao cho có hiểu quả thiết
thực nhất.
Việc dạy học các bài hát theo nguyên tắc tích hợp ở các trường Tiểu học hiện nay đã được
thực hiện nhưng chưa phổ biến và thành cơng.
Bên cạnh đó, cịn tồn tại một số học sinh khơng thích học tập mơn âm nhạc có thể do
nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan. Giáo viên ngại tìm tịi nghiên cứu phương pháp
tích hợp, ngại áp dụng trong giờ dạy của mình vì thời gian hạn chế. Hầu hết việc sử dụng nguyên
tắc tích hợp trong dạy học âm nhạc chưa được sinh động về nội dung lẫn hình thức dẫn đến
hiệu quả thấp trong giảng dạy. Ngoài ra, một số giáo viên dạy lâu năm còn quen với cách dạy
học truyền thống, thiếu sự năng động, tìm tịi, khám phá cái mới. Ngoài ra, các tài liệu phục vụ
cho nguyên tắc tích hợp lại hạn chế hoặc mang nội dung nghiên cứu rộng, khó tiếp nhận để áp
dụng vào thực tế dạy học. Việc soạn bài tốn nhiều thời gian, công sức của giáo viên cũng là
một nguyên nhân. Bên cạnh đó, việc cho giáo viên dự giờ nhằm học hỏi các phương pháp dạy
học mới cịn rất ít và khơng thể đáp ứng hết cho tồn bộ giáo viên giảng dạy bộ mơn âm nhạc.
Vì vậy, việc thực hiện còn vấp phải hạn chế và chưa thể đi vào thực tiễn giảng dạy được.
2.4. Xây dựng nội dung tích hợp trong dạy học các bài hát ở Tiểu học
2.4.1. Hoạt động chơi trò chơi học tập âm nhạc

Trò chơi học tập âm nhạc là một trong những phương pháp giáo dục nhằm chuyển tải một
nội dung hay thông điệp cụ thể đến người tham gia thơng qua hình thức trị chơi. Đây là một
trong số những hình thức tích hợp theo chiều dọc có hiệu quả nhất. Thơng qua trị chơi, học
sinh có thể tự khám phá ra nội dung bài học đó một cách chủ động, đồng thời giáo viên có thể
vận dụng hình thức này để ơn tập lại kiến thức cũ theo nguyên tắc đồng tâm mà chúng tơi đã
giới thiệu phía trên. Một khi tự mình khám phá ra nội dung bài học hay liên tưởng được nội
dung bài trước, các em sẽ thật sự thích thú và ghi nhớ bài lâu hơn.
Trị chơi học tập được hiểu đơn giản là trị chơi có nội dung gắn với bài học, phục vụ cho
bài học đó, nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tích cực. Thơng qua hình thức này,
các em được chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thỏa mãn lịng ham thích cuả trẻ
chứ khơng cứng nhắc, gị bó. Bên cạnh phát triển tri thức, thì trị chơi học tập âm nhạc còn giúp
nâng cao phẩm chất đạo đức, rèn luyện sức khỏe và có cơ hội vận động cơ thể một cách thoải
mái. Thơng qua trị chơi học tập âm nhạc, các em còn được phát triển khả năng thị giác, thính
giác và xúc giác. Ngồi ra, cịn phát triển khả năng ngơn ngữ, sự nhanh trí và năng động hơn.
Quy trình thiết kế trị chơi học tập âm nhạc:
- Bước 1: Lựa chọn trò chơi: Tùy thuộc vào nội dung mỗi bài dạy, giáo viên có cách lựa
chọn trò chơi sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, cần xét mục đích, yêu cầu,
nội dung bài học. Trên cơ sở đó, ta lựa chọn trị chơi có nội dung, thời gian, hiệu quả giáo dục
tốt. Cần lưu ý về mục đích ơn tập bài cũ hay dạy bài mới để lựa chọn phù hợp.
- Bước 2: Chuẩn bị, thiết kế trò chơi:
Thiết kế trò chơi âm nhạc theo các nội dung sau:
+ Tên trò chơi.
+ Yêu cầu giáo dục (Mục tiêu).
+ Dự kiến phương tiện, đồ dùng.
+ Cách chơi.
178


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018


| 11/2018

+ Luật chơi.
+ Cách tiến hành.
+ Kết thúc
- Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên dự kiến và chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết,
phục vụ cho quá trình chơi trò chơi âm nhạc.
- Bước 4: Tiến hành tổ chức:
+ Giới thiệu tên trò chơi âm nhạc sẽ tổ chức.
+ Phổ biến luật chơi, cách chơi cho học sinh nắm rõ.
+ Tiến hành chơi thử một lượt.
+ Tổ chức chơi chính thức.
+ Tổng kết, tuyên bố đội thắng cuộc.
+ Rút ra bài học từ trò chơi âm nhạc vừa được chơi.
Cần chú ý, sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên cần gợi lại cho các em những gì cần học.
Khen thưởng những em chơi tốt, khuyến khích những em chơi chưa tốt lần sau cố gắng hơn.
Sau đây, chúng tơi xin giới thiệu một số trị chơi âm nhạc có thể tích hợp vào dạy học các
bài hát:
- Trị chơi hình thành kiến thức mới: Có thể sử dụng loại trị chơi này trong mọi bài dạy.
Thơng qua trị chơi, giáo viên có thể cung cấp kiến thức mới cho học sinh, hay nói cách khác
học sinh được tiếp nhận tri thức mới một cách nhẹ nhàng mà không cần giáo viên phải giảng
giải nhiều. Một mặt, trò chơi này có tác dụng giới thiệu bài mới, gây tị mò cho học sinh, khiến
các em muốn khám phá ngay lập tức.
- Trò chơi vận động theo nhạc: Là loại trò chơi khi tham gia, học sinh phải huy động các giác
quan và bộ phận của cơ thể. Thường sử dụng khi dạy các bài ôn tập. Cụ thể, việc tổ chức như sau:
Cho học sinh thi hát kết hợp múa minh họa giữa các tổ, đội nào đạt được tiêu chí hát đúng, hát hay,
múa đẹp thì sẽ dành phần thắng cuộc. Thơng qua trị chơi này, các em sẽ được khắc sâu kiến thức,
rèn luyện sự dẻo dai của các bộ phận và sự tự tin khi trình diễn trước đám đơng.
- Trị chơi luyện tập, ơn tập và vận dụng kiến thức: Dạng trò chơi này thường sử dụng ở
những bài ôn tập, luyện tập nhằm giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức và nắm được mối

quan hệ đã được học. Giáo viên có thể tổ chức cho các em nghe giai điệu của bài hát, đốn tên
và tác giả của bài hát đó. Đội nào đốn được nhanh, chính xác và nhiều bài hơn thì đội đó sẽ
chiến thắng. Thơng qua trị chơi này, giáo viên cịn rèn luyện cho trẻ sự nhanh trí, khả năng
nghe nhạc và hồi tưởng lại kiến thức cũ.
- Trò chơi củng cố, khắc sâu kiến thức: Đối với dạng trị chơi này, giáo viên có thể sử
dụng vào cuối của tiết học, nhằm củng cố lại và khắc sâu bài học hơn. Cụ thể, ta sẽ đặt ra một
số câu hỏi như: Tác giả của bài hát các em vừa được học là ai? Do ai đặt lời? Nội dung bài hát
nói về điều gì…
2.4.2. Hoạt động múa minh họa
Hoạt động múa minh họa là một hình thức vận động kết hợp trong khi hát, giúp học sinh
rèn luyện và phát triển cơ thể. Hoạt động này vô cùng quan trọng và cần thiết cho học sinh Tiểu
học bởi nó khơng những giúp phát triển thể chất cho trẻ mà rèn khả năng nghe nhạc, bắt nhịp,
179


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

tạo hứng thú và khơi dậy năng khiếu tiềm ẩn của các em. Chính vì vậy, giáo viên cần thường
xun tổ chức để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Hình thức tích hợp này địi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các động tác nhất
định, tập luyện và múa thử trước khi dạy học. Trong quá trình lên lớp, cần tập động tác theo từng
tổ hợp để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt. Xây dựng động tác phải xét xem bài hát đó thuộc thể
loại nào (nhanh vui hoạt bát, hành khúc, hát ru, dân ca...) để có tư duy phù hợp. Bên cạnh đó, u
cầu động tác múa phải dứt khốt, khơng nên rườm rà hay quá nhiều tổ hợp khác nhau khiến các
em rối và khó nhớ. Đồng thời, cần tiến hành dạy theo lối móc xích (dạy động tác mới kết hợp ôn
lại động tác cũ). Đặc biệt, giáo viên cần truyền đạt một cách chậm rãi, dễ hiểu, trường hợp có một
vài học sinh chưa nắm được thì chúng ta có thể hướng dẫn lại một lần nữa.
Múa minh họa được xây dựng dựa trên nội dung, nhịp điệu, tiết tấu và lời ca của bài hát.

Trong hệ thống các bài hát ở Tiểu học, chủ yếu được viết theo nhịp 2/4, đây là loại nhịp ổn định,
rõ ràng và đều đặn, điều này giúp cho việc xây dựng động tác múa minh họa được dễ dàng hơn.
Hình thức múa minh họa có thể tổ chức theo nhiều cách khác nhau, có thể cả lớp hoặc có
thể một vài bạn (tùy ý). Bên cạnh đó, hoạt động múa minh họa có thể kết hợp sử dụng đạo cụ,
việc sử dụng đạo cụ trong khi múa cũng phải phù hợp với nội dung bài hát. Chính vì vậy, giáo
viên phải có sự chuẩn bị trước hoặc dặn dị các em tự làm ở nhà những đạo cụ đơn giản. Khâu
chuẩn bị đạo cụ vơ cùng quan trọng, vì vậy giáo viên phải có sự sáng tạo khi lên ý tưởng. Tuy
nhiên, tùy vào nội dung bài hát để sử dụng hay khơng sử dụng đạo cụ. Trong nội dung chương
trình học hát ở Tiểu học, đạo cụ thường đơn giản, an toàn và dễ sử dụng như mũ đội đầu mơ
phỏng hình dạng con thú, hoa cài đầu, nơ, hoa nhựa hoặc hoa giấy, vải, nhạc cụ hay các con vật
bằng giấy, quạt vải hoặc quạt giấy... Dựa vào các đạo cụ, giáo viên có thể biên đạo động tác
múa phù hợp và đẹp cho từng bài hát.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác múa thì giáo viên cần nhận
xét, uốn nắn và sửa sai cho các em. Thường xuyên khen ngợi, cỗ vũ tinh thần học sinh để các
em có thể tự tin thể hiện hết năng lực của mình. Tùy vào tâm lý của từng học sinh mà giáo viên
có cách dạy sao cho phù hợp. Với những học sinh rụt rè thì ta nên khuyến khích, khơng nên địi
hỏi q khả năng các em. Đối với những học sinh năng động, mạnh dạn ta nên cho các em trình
diễn trước lớp để tuyên dương và khen ngợi.
Ví dụ: Tích hợp thể loại múa trong bài hát “Tre ngà bên lăng Bác” – Hàn Ngọc Bích.
Tiến hành xây dựng: Dựa vào nội dung từng câu trong bài hát để lên ý tưởng biên đạo
động tác múa phù hợp và đẹp.
- Câu hát: “ Bên lăng Bác Hồ có đơi khóm tre ngà”.
Động tác 1: Đưa hai tay ôm chéo trước ngực, kết hợp lắc người sang 2 bên 4 nhịp.
- Câu hát: “Đón gió đâu về mà đu đưa, đu đưa”.
Động tác 2: Đưa 2 tay lên đầu lướt nhẹ sang phải, chân phải bước sang phải một bước,
chân trái bước theo đặt phía sau, kết hợp nghiêng đầu sang phải nhún một nhịp. Sau đó bước
sang trái làm tương tự thêm một nhịp (lặp lại 2 lần).
- Câu hát: “Đón nắng đâu về mà thêu hoa, thêu hoa”.
Động tác 3: Đưa 2 tay lên đầu chạm vào nhau, kết hợp nhún người.
Động tác 4: Giữ nguyên tư thế động tác 3, chân phải bước sang phải một bước, chân trái

bước theo đặt phía sau, kết hợp nghiêng đầu sang phải nhún một nhịp. Sau đó, bước sang trái
làm tương tự thêm một nhịp.
180


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

- Câu hát: “Rất trong là tiếng chim, tiếng chim chuyền ngây thơ”.
Động tác 5: Hải tay đưa lên ngang miệng, bàn tay dang rộng tạo hình dạng mái nhà, kết
hợp nhún người.
Động tác 6: Giữ nguyên tư thế động tác 5, bước chân phải sang phải, vươn người và mặt
lên cao bên phải. Tương tự cho phía bên trái.
- Câu hát: “Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo trời ngân nga”.
Động tác 7: Hai bạn cầm tay nhau nhảy vòng tròn, 1 lượt sang phải, một lượt sang trái.
- Câu hát: “Một khoảng trời quê hương”.
Động tác 8: Chân trái bước sang trái, kết hợp lướt 2 tay từ trong ngực ra, tay trái lên cao,
tay phải xuống thấp.
- Câu hát: “Thân yêu về bên Bác”.
Động tác 9: Tay trái đặt lên ngực, tay phải lượn nhẹ nhàng xuống phía dưới bên phải, kết
hợp bước chân trái qua. Tương tự phía ngược lại.
- Câu hát: “ Cho em về ca hát”.
Động tác 10: Đưa thẳng hai tay lên đầu, vuốt hai tay sang bên trái, sau đó vuốt hai tay
sang bên phải kết hợp nhún chân.
- Câu hát: “ Dưới mái tóc tre ngà”.
Động tác 11 (kết thúc): Đưa thẳng hai tay lên đầu, kết hợp lắc tay và xoay vòng tròn tại chỗ.
TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁ
Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích


2.4.3. Hoạt động gõ đệm bằng tay, nhạc cụ
Hoạt động gõ đệm khi hát là một trong những hình thức tích hợp được sử dụng phổ biến
trong cơng tác dạy học bộ mơn Âm nhạc ở tiểu học. Ngồi yêu cầu hát đúng lời, đúng giai điệu
tiết tấu, để tăng thêm hiệu quả giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách gõ đệm bằng tay hoặc
bằng nhạc cụ. Thông qua hoạt động gõ đệm này, học sinh được rèn luyện tính hoạt bát, nhanh
nhẹn, tinh thần hoạt động tập thể. Đặc biệt, nhờ các yếu tố cơ bản của âm nhạc (đường nét, giai

181


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

điệu, tiết tấu, âm sắc...) học sinh được bồi dưỡng trí tuệ, trí thơng minh sáng tạo... Vì vậy, việc
tổ chức hoạt động gõ đệm khi hát cần quan tâm và đầu tư có hiệu quả.
Trong hình thức tích hợp này, bao gồm các dạng gõ đệm như sau: Gõ theo nhịp, gõ theo
phách, gõ theo tiết tấu. Giáo viên có thể linh động sử dụng ba hình thức gõ này để dạy một bài
hát, có thể cho cả lớp cùng gõ một kiểu nhưng khác nhạc cụ gõ hoặc phân chia mỗi nhóm gõ
một kiểu sau đó kết hợp ba kiểu gõ đó lại với nhau. Chính nhờ sự linh hoạt và sáng tạo này giáo
viên sẽ tạo được một hiệu ứng âm thanh đầy thú vị. Đặc biệt mang lại hiệu quả hơn khi chúng
ta xây dựng hoạt động gõ đệm bằng nhiều loại nhạc cụ khác nhau, khi đó các âm thanh khác
nhau được gõ theo từng dạng sẽ lồng vào nhau tạo nên một không gian âm thanh đầy mới lạ và
tạo thích thú cho các em.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn cách thức gõ đệm cho các em biết
các loại phách (phách mạnh, phách nhẹ). Cách gõ các phách đó ra sao, cụ thể:
- Phách mạnh: Đối với gõ đệm bằng tay, ta dùng một lực đủ mạnh để vỗ hai lòng bàn tay
vào nhau, tạo ra âm thanh đủ to, không nên dùng sức quá nhiều. Với nhạc cụ, ta cũng sử dụng
để gõ vào nhau bằng một lực đủ mạnh và tạo ra âm thanh.
- Phách nhẹ: Đối với gõ đệm bằng tay, ta vỗ bề mặt phía trên bàn tay phải vào 1/2 lòng

bàn tay trái dưới, sử dụng lực nhẹ và tạo ra âm thanh vừa phải. Đối với nhạc cụ gõ, ta cũng
dùng một lực vừa phải để gõ vào nhau.
Ví dụ:

Nếu gõ đệm bằng nhạc cụ cần có sự chuẩn bị tốt về hình thức bên ngồi và âm thanh của
nhạc cụ gõ đó, đồng thời đảm bảo an toàn cho các em khi sử dụng. Có thể chuẩn bị những dụng
cũ gõ đơn giản, dễ làm, có âm thanh tốt để đảm bảo mỗi học sinh đều có một dụng cụ gõ khi
tham gia học hát. Giáo viên phải hướng dẫn kỹ về cách thức gõ cũng như yêu cầu cần đạt được
trong mỗi dạng gõ đệm (theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu). Cần phân tích chậm từng tiếng gõ
để học sinh nhận biết được các dạng. Đồng thời, cần chuẩn bị chu đáo bảng kẻ sẵn theo từng
182


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

dạng gõ đệm để học sinh quan sát và thực hành luyện tập. Những bài hát thuận lợi cho việc gõ
đệm theo nhịp, theo phách là những bài có nhịp 2/4 hoặc 3/4. Các bài hát có tiết tấu thuận,
khơng q phức tạp, ít có đảo phách thì học sinh sẽ dễ dàng gõ đệm hơn. Với học sinh, các em
phải gõ đúng theo mỗi dạng, tránh nhầm lẫn hay không xác định được cần gõ vào chỗ nào khi
bắt đầu bài hát...
3. KẾT LUẬN
Tích hợp trong dạy học âm nhạc ở Tiểu học là một yếu tố hết sức quan trọng. Việc dạy
học các bài hát trong chương trình âm nhạc ở Tiểu học theo nguyên tắc tích hợp hướng tới việc
đa dạng hóa hoạt động dạy học của giáo viên, tăng sự hứng thú trong học tập của học sinh, tạo
kỹ năng mềm, khả năng liên tưởng ghi nhớ và giúp cho học sinh có cái nhìn rộng mới hơn đối
với loại hình nghệ thuật Sân khấu và thấy được sự đa dạng và mối liên hệ trong loại hình nghệ
thuật Sân khấu. Bài báo đã rút ra được tính phổ biến và thơng dụng của các ngun tắc tích hợp:
Dễ xây dựng, dễ hướng dẫn, dễ áp dụng vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Nguyễn Minh Tồn, Nguyễn Hồnh Thơng, Nguyễn Đắc Quỳnh (2000). Âm nhạc và phương
pháp dạy học Âm nhạc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Hoàng Long (Chủ biên), Đặng Văn Bông, Trần Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Bùi Anh Tôn
(2007). Âm nhạc và phương pháp dạy học Âm nhạc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Tú Hương (1997). Lý thuyết Âm nhạc cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Xavier Roegiers (1996). Tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà trường, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thủy (2016). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
Lê Anh Tuấn (2012). Một số định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng mơn âm
nhạc sau năm 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Hà
Nội.

Title: TEACHING SONGS AT PRIMARY SCHOOL WITH INTEGRATION RAW
Abstract: Integrated teaching in general subjects and music in particular is a popular educational trend,
which is a necsessity in primary schools. In order to meet the urgent need in the innovation of teaching
methods in accordance with the new primary school program, we have studied and built some contents
form which can be integrated in teaching elementary songs.
Keywords: Music, integration, primary.

183




×