Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Xác định độ tiêu hóa biểu kiến của một số nguyên liệu làm thức ăn cho cá giò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.76 KB, 11 trang )

XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA BIỂU KIẾN CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
LÀM THỨC ĂN CHO CÁ GIÒ (Rachycentron canadum) GIỐNG
Trần Quốc Bình1*, Vũ Anh Tuấn1, Lê Hữu Hiệp1, Nguyễn Thuý An1

TÓM TẮT
Bài báo này là một phần nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá giò thuộc đề tài mã số KC.06.15/06-10. Một thí
nghiệm đã được tiến hành để xác định độ tiêu hóa biểu kiến về chất khơ (DM), đạm thô (CP), chất béo thô (CF),
tro, can xi, và phốt pho tổng số của các nguyên liệu làm thức ăn ở cá giị giống có trọng lượng trung bình 102,33
± 3,14 g. Thí nghiệm được thực hiện từ ngày 23/11/2008 đến 01/01/2009 gồm 13 cơng thức trong đó gồm một
công thức đối chứng (GG1) và 12 công thức kiểm tra (GG2-GG13). Mười công thức kiểm tra (GG2-GG11) chứa
70 % nguyên liệu đối chứng và 30 % nguyên liệu kiểm tra (bột cá Chilê, bột cá Cà Mau, bột lông vũ, bột gia
cầm, bột xương thịt heo, bột đậu nành ngun hạt rang xay, bột mực, bột sị, bột tơm, bột mì ). Hai cơng thức cịn
lại (GG12 và GG13) chứa 85 % nguyên liệu đối chứng và 15 % nguyên liệu kiểm tra (dầu cá, dầu mực). Crôm
ôxit được thêm vào để làm chất đánh dấu với lượng 10 g/kg thức ăn ở cả công thức đối chứng và kiểm tra. Thí
nghiệm có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp có 15 con cá/bể. Cá được cho ăn 2 lần/ngày với mức tối đa trong khoảng 30
phút. Phân cá được thu bằng phương pháp vuốt phân. Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố nhiệt độ nước,
pH, ơxy hoà tan và độ mặn lần lượt là 26,52 ± 0,23 (oC); 7,59 ± 0,08; 5,82 ± 0,09 (mg.l-1) và 15 ± 0,00 (‰).
Đối với phần lớn nguyên liệu địa phương độ tiêu hố chất khơ là trên 70 %, đáng chú ý là bột mì, bột đậu nành
nguyên hạt, bột cá Cà Mau, bột tôm. Đối với protein thô, khả năng tiêu hoá biểu kiến đạt giá trị cao nhất ở các
ngun liệu bột sị (96,9 %), bột mì (96,2 %), bột cá Chilê (95,8 %) và bột tôm (95,2 %). Cá giị sử dụng tốt chất
béo thơ từ bột đậu nành (98,5 %) và bột sò (97,4 %). Độ tiêu hóa tro đạt cao nhất tìm thấy ở bột sị (95,5 %) và
bột tơm (89,6 %). Độ tiêu hoá của cá với can xi và phốt pho dao động từ 28,9 – 93,50 %. Kết quả nghiên cứu
này có thể ứng dụng trong việc lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho cá giị giống.
Từ khóa: Cá giị (Rachycentron canadum); crơm ơxit; độ tiêu hóa biểu kiến.

I. GIỚI THIỆU
1

Phân Viện Nghiên Cứu Thủy Sản Minh Hải (91 Phan Ngọc Hiển, Phường 6, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau)

*



Tác giả chịu trách nhiệm chính:


Việt Nam có đường bờ biển 3260 km trãi dài từ địa đầu Móng Cái đến Hà Tiên và có tiềm
năng rất lớn để phát triển các đối tượng nuôi biển, trong đó có cá giị (cịn gọi là cá bớp). Ở
Việt Nam, cá giị được ni khá phổ biến ở các tỉnh ven biển từ Bắc tới Nam như Hải Phòng,
Quảng Ninh, Huế, Phú Yên, Vũng Tàu, Kiên Giang (Nguyễn Quang Huy, 2002).
Bên cạnh đó, nhiều nguồn nguyên liệu địa phương ở nước ta cũng cho thấy tiềm năng rất lớn
trong việc sử dụng làm thức ăn cho đối tượng ni thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay cịn rất ít
nghiên cứu thực hiện về đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến của các nguyên liệu sử dụng
làm thức ăn cho cá giò (Rachycentron canadum). Các nghiên cứu này thật sự quan trọng vì
đây là bước đầu tiên trong tiến trình sản xuất thức ăn (De Silva và Anderson 1995). Độ tiêu
hóa biểu kiến sẽ giúp ích trong việc chọn lựa những ngun liệu có tính khả dụng cao cùng
với chi phí thấp và giảm được lượng chất thải vào mội trường nước (Cho và Bureau 2001).
Do đó, nghiên cứu xác định khả năng tiêu hóa biểu kiến của cá giò đối với một số nguyên liệu
thường sử dụng làm thức ăn là việc làm cần thiết, đóng vai trò cơ sở cho việc cung cấp thức
ăn hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nghề ni cá giị ở nước ta.
Trong nghiên cứu này đã xác định độ tiêu hóa của cá giị với các ngun liệu địa phương và
một số nguyên liệu nhập ngoại tương đối phổ biến ở thị trường ở nước ta như: bột cá Chilê,
bột cá Cà Mau, bột lông vũ thủy phân, bột gia cầm thủy phân, bột xương thịt heo, bột mực,
bột sò, bột tơm, bột mì, bột đậu nành ngun hạt rang xay, dầu cá và dầu mực. Các nguyên
liệu trên đã được xác định độ tiêu hóa biểu kiến về chất khô, đạm thô, chất béo thô, tro, can xi
và phốt pho tổng số.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Thuỷ Sản Bạc Liêu từ 23/11/2008 đến
01/01/2009.
Chuẩn bị cá giị thí nghiệm
585 cá giò giống 102,33 ± 3,14 g được sử dụng. Trước khi thí nghiệm 1200 cá giị giống được
ni trong giai đặt trong ao trước 50 ngày để chuẩn bị cho thí nghiệm. Cá được bắt cho vào bể

ximăng và tắm với formaline 100 ppm trong 30 phút. Chỉ có những cá có kích cỡ đồng đều và
khoẻ mạnh (khơng bị dị tật, không xây xát) mới được sử dụng. Mỗi bể được bố trí 15 con cá giị.
Hệ thống ni, nguồn nước và kiểm tra chất lượng nước
39 bể composite 500 l được chia thành ba khối tương ứng với ba lần lặp lại cho 12 cơng thức
thí nghiệm với hệ thống nước bán tuần hồn. Nước được lưu thơng với tốc độ 40 l.h -1 và mực
nước được giữ ở mức 300 l ở mỗi bể. Trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ, độ mặn, pH
và ơxy hồ tan được theo dõi và có giá trị lần lượt là 26,52 ± 0,23 ( oC); 7,59 ± 0,08; 5,82 ±
0,09 (mg.l-1) và 15 ± 0,00 (‰).


Cơng thức thức ăn thí nghiệm
Mười ba cơng thức thức ăn được chuẩn bị bao gồm 1 công thức đối chứng (GG1) và 12 cơng
thức kiểm tra (GG2-GG13), trong đó mười công thức kiểm tra (GG2-GG11) chứa 70 %
nguyên liệu đối chứng và 30 % nguyên liệu kiểm tra (bột cá Chilê, bột cá Cà Mau, bột gia
cầm, bột xương thịt heo, bột đậu nành nguyên hạt đã rang và xay, bột mực, bột sị, bột tơm,
bột mì). Hai cơng thức còn lại (dầu cá và dầu mực) chứa 85 % nguyên liệu đối chứng và 15 %
nguyên liệu kiểm tra. Crôm oxit được cho thêm vào để làm chất đánh dấu với lượng 10 g.kg -1
thức ăn ở cả công thức đối chứng và kiểm tra.
Bảng 1. Thành phần nguyên liệu của thức ăn chuẩn và thức ăn kiểm tra
Phần trăm
Thức ăn chuẩn Thức ăn kiểm tra Thức ăn kiểm tra
Bột cá Chi lê
51,34
35,94
43,6
Bột đậu nành Ấn Độ trích ly
12,00
8,40
10,2
Bột ruốc

11,96
8,37
10,2
Bột mì
10,00
7,00
8,5
Bột bắp – kết dính
5,00
3,50
4,3
Tinh bột sắn-kết dính
2,00
1,40
1,7
Dầu mực
2,00
1,40
1,7
Di-CaP
1,00
0,70
0,9
Chất dẫn dụ FL 20
1,00
0,70
0,9
Soy Lecithin
1,00
0,70

0,9
Premix-starter (Inve)
1,00
0,70
0,9
DL- Methionine
0,40
0,28
0,3
Enzyme feed-Nanogen
0,10
0,07
0,1
Bio feed
0,10
0,07
0,1
Biomos
0,10
0,07
0,1
Crôm ôxit
1,0
1,0
1,0
Nguyên liệu kiểm tra 30 %
29,70
Nguyên liệu kiểm tra 15 %
14,85
Các nguyên liệu kiểm tra 30 % gồm: bột cá Chi lê, bột cá Cà mau, bột lông vũ, bột gia

cầm, bột xương thịt heo, bột mực, bột sò, bột tơm, bột mì, bột đậu nành ngun hạt
rang xay. Ngun liệu kiểm tra 15 %: dầu cá, dầu mực
Nguyên liệu

Cho ăn và thu phân
Trước khi thí nghiệm, cá giị được cho ăn với thức ăn công nghiệp ngày hai lần lúc 6 h, và 16 h.
Cá giò được cho ăn với thức ăn thí nghiệm trong ít nhất hai ngày trước khi thu phân.
Cá được cho ăn lúc 6 h và 11 h. Ba giờ sau khi cho ăn, phân được thu bằng cách gây mê cá
bằng Ethanolphennoxyl với lượng 5 ppm rồi vuốt phân. Phân cá được vuốt góp hàng ngày và
lưu giữ trong tủ đông -20 0C đến khi đủ số lượng để phân tích (5 g trọng lượng khô).


Phân tích hố học
Chất khơ, đạm thơ, chất béo thơ, và tro được xác định ở Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu
Hoạch, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2. Thành phần crôm ôxit được xác định tại
Đại học Cần Thơ. Thành phần nguyên liêu thể hiện ở Bảng 2 .
Bảng 2. Thành phần sinh hóa ngun liệu tính theo chất khô (%)
Nguyên liệu
Bột cá (Chilê)
Bột cá (Cà Mau)
Bột lông vũ
Bột gia cầm
Bột xương thịt
Bột mực
Bột sị
Bột tơm
Bột mì
Bột đậu nành nguyên hạt
Dầu cá
Dầu mực

-: không xác định

Đạm thô
71,5
69,9
86,3
69,9
60,2

Chất béo thơ
9,2
6,2
6,6
12,8
9,9

Tro
17,2
18,7
3,6
13,8
25,0

Canxi
1,8
3,6
1,6
5,2
7,1


Phốt pho
2,3
2,8
0,4
2,7
4,4

48,7
55,5
61,4
13,1
41,8

13,2
11,6
0,4
2,4
17,2

16,5
14,9
19,6
0,5
5,5

5,4
1,9
5,0
0,3
0,3


0,7
1,4
1,6
0,1
0,6

-

100
100

-

-

-

Tính tốn
Độ tiêu hố biểu kiến (ADs) của ngun liệu đối chứng và ngun liệu kiểm tra được tính
tốn dựa trên phương pháp được mô tả bởi De Silva và Anderson (1995).
• AD đối với vật chất khơ (ADD)
% Chất đánh dấu trong thức ăn
ADCD (%)

=

% Chất đánh dấu trong phân

• ADs đối với dưỡng chất hoặc năng lượng

F
% Chất đánh dấu trong thức ăn
x
% Chất đánh dấu trong phân
D
F là % chất dinh dưỡng hoặc năng lượng trong phân , D là % chất dinh dưỡng hoặc năng
ADDs Năng lượng hoặc dưỡng chất (%)

=

lượng trong thức ăn.
 ( a + b ) x ADC com − a x ADC ref 

+ Độ tiêu hoá biểu kiến ADingr (%) = 
b


trong đó: a = phần trăm chất dinh dưỡng trong thức ăn chuẩn nhân tỷ lệ của thức ăn chuẩn
(100 – i); i là tỷ lệ thực liệu đưa vào thức ăn; b = phần trăm chất dinh dưỡng trong thực liệu
nhân với tỷ lệ của thực liệu đưa vào thức ăn (i); (a + b) là phần trăm chất dinh dưỡng trong
khẩu phần thức ăn hỗn hợp. ADingr là độ tiêu hoá biểu kiến đối với nguyên liêu, AD com là độ
tiêu hoá biểu kiến đối với thức ăn hỗn hợp, ADref là độ tiêu hoá biểu kiến đối với thức ăn chuẩn.


Phân tích thống kê
Số liệu ở dạng phần trăm được chuyển sang dạng arsin trước khi xử lý ANOVA một nhân tố.
Chi giá trị trung bình có sự sai khác có ý nghĩa, Tukey test được sử dụng để xác định sự khác
nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Phần mềm sử dụng là Statistica 8.0.
III.


KẾT QUẢ

Khả năng tiêu hố chất khơ
Đối với phần lớn ngun liệu địa phương độ tiêu hố chất khơ là trên 70 %, đáng chú ý là bột
mì, bột đậu nành nguyên hạt, bột cá Cà Mau, bột tơm. Độ tiêu hóa chất khơ biểu kiến của bột
mì (94,1 %) là cao nhất và có ý nghĩa trong khi bột lơng vũ (46,3 %) và và bột xương thịt
(56,5 %) thì thấp nhất (P < 0,05).
Độ tiêu hóa với đạm thơ
Đối với độ tiêu hố đạm thơ, khả năng tiêu hố biểu kiến đạt giá trị cao nhất và có ý nghĩa
(P < 0,05) ở các ngun liệu bột sị (96,9 %), bột mì (96,2 %), bột cá Chilê (95,8 %) và bột
tôm (95,2 %); bột cá Cà Mau (89,5 %) và bột đậu nành nguyên hạt (88,3 %) có giá trị ADC
thấp hơn nhưng khơng khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05). Bột lơng vũ có hàm lượng protein thơ
cao nhất (86,3 %) nhưng khả năng tiêu hóa protein (42,8 %) thấp hơn một cách có ý nghĩa so
với các nguyên liệu kiểm tra.
Độ tiêu hóa chất tro
Giá trị ADA cao nhất được tìm thấy ở bột sị (95,5 %) và bột tơm (89,6 %); bột mì (77,9 %),
bột mực (78,8 %) và bột gia cầm (81,4 %) cũng có giá trị ADA khá cao. Giá trị ADA thấp
nhất là ở bột xương thịt (25,7 %) mặc dù đây là nguyên liệu có thành phần chất tro cao nhất
(25 %). Những nguyên liệu khác như bột cá Cà Mau (39,3 %), bột lơng vũ (40,6 %), bột cá
Chilê (54,2 %) có giá trị ADA cũng tương đối thấp.
Độ tiêu hoá với canxi
Bột cá Cà Mau có độ tiêu hóa canxi cao nhất (93,2 %) khác biệt có ý nghĩa so với bột mì (82,8 %),
bột cá Chilê (73,6 %), bột gia cầm(73,5 %). Bột mực (37,6 %), bột xương thịt (37,2 %), bột sị
(36,8 %) có giá trị ADCa thấp nhất.
Độ tiêu hố với phốt pho
Cá giị có thể hấp thu tốt phốt pho trong các nguyên liệu bột cá Cà Mau (93,5 %), bột tơm
(94,4 %), bột sị (93 %) và bột gia cầm (86,4 %) trong khi bột lông vũ thì ngược lại, cá chỉ sử
dụng được chỉ 28,9 %. Các nguyên liệu khác có giá trị ADPP ở mức trung gian.



Bảng 3. Độ tiêu hóa biểu kiến của cá giị giống theo chất khô
Nguyên liệu
Bột cá (Chilê)
Bột cá (Cà Mau)
Bột lơng vũ
Bột gia cầm
Bột xương thịt
Bột mực
Bột sị
Bột tơm
Bột mì
Bột đậu nành nguyên hạt
Dầu cá
Dầu mực

ADDM
74,0 ± 2,1de
84,5 ± 1,8b
46,3 ± 0,5a
60,0 ± 1,5bc
58,5 ± 2,5ab
60,2 ± 3,6bc
82,3 ± 1,7ef
77,6 ± 2,4def
94,1 ± 1,0g
71,5 ± 0,9cd
76,7 ± 1,5def
82,9 ± 2,1ef

ADP

95,8 ± 1,3d
89,5 ± 1,2d
42,8 ± 0,6a
75,8 ± 2,5bc
76,1± 1,4bc
69,3 ± 3,0b
96,9 ± 1,2d
95,2 ± 2,3d
96,2 ± 2,1d
88,3 ± 2,8cd
kxđ
kxđ

ADL
68,9 ± 2,9cd
54,3 ± 1,2ab
50,8 ± 2,5a
53,7 ± 1,1ab
75,9 ± 1,8cde
50,3 ± 1,6a
97,4 ± 0,8g
89,1 ± 1,2f
66,1 ± 6,0bc
98,5 ± 0,4g
79,8 ± 1,3de
81,4 ± 1,2ef

ADA
54,2 ± 2,7b
39,3 ± 1,8ab

40,6 ± 4,1ab
81,4 ± 1,0de
25,7 ± 3,0a
78,8 ± 1,6cde
95,5 ± 1,3f
89,6 ± 3,6ef
77,9 ± 3,6cd
65,9 ± 2,4bbc
kxđ
kxđ

ADCa
73,6 ± 6,4bc
93,2 ± 1,2d
45,3 ± 3,9ab
73,5 ± 1,5bc
37,2 ± 1,7a
37,6 ± 0,7a
36,8 ± 1,9a
41,2 ± 5,1a
82,8 ± 2,5c
61,0 ± 1,5ab
kxđ
kxđ

ADPP
71,0 ± 1,3bc
93,5 ± 3,1d
28,9 ± 2,0a
86,4 ± 2,9 c

43,4 ± 2,3ab
74,3 ± 5,3bc
93,0 ± 1,5d
94,4 ± 0,8d
65,3 ± 2,5ab
39,2 ± 1,1a
kxđ
kxđ

Ghi chú: ADDM: khả năng tiêu hóa biểu kiến chất khơ; ADP: Khả năng tiêu hóa protein; ADL: Khả năng tiêu hóa lipid; ADA: Khả năng
tiêu hóa tro; ADCa: Khả năng tiêu hóa calcium; ADPP: Khả năng tiêu hóa phốt pho
* Trong cùng một cột các giá trị khác nhau chữ số mũ thì khác nhau có ý nghĩa về thống kê (P<0.05).


IV.

THẢO LUẬN

Cá giị có thể sử dụng hiệu quả protein đối với hầu hết nguyên liệu kiểm tra. Kết quả này cũng
tương tự như những nghiên cứu khác đã tìm thấy ở các loài cá ăn động vật ở biển với các loại
nguyên liệu khác nhau như cá mú (Cromileptes altivelis) (Laining 2003), cá chẽm (Lates
calcarifer) (Glencross 2004), cá hồng Mỹ (Sciaenops ocelatus) (Gaylord 1996). Ở cá giò
giống, khả năng tiêu hóa protein đạt trên 90 % đối với các nguyên liệu bột cá Chilê, bột cá Cà
Mau và những nguồn ngun liệu khơng phải bột cá như bột sị, bột tơm, bột mì và bột đậu
nành ngun hạt với thành phần protein từ 41,8-71,5 %. Đối với cá giò thịt, khả năng tiêu hóa
protein thấp hơn ở cá giị giống. Đối với khả năng tiêu hóa lipid, trong thí nghiệm này chỉ số
ADL ở các nguyên liệu tương đối thấp so với kết quả của Zhou (2004) tiến hành trên cá giị
giống (10 g). Sự khác nhau này có lẽ do sự khác nhau về cỡ cá thí nghiệm trong hai nghiên cứu.
Phốt pho trong nguyên liệu thực vật tồn tại ở dạng phytic acid thường liên kết với inositol tạo
thành phức phytate. Phức này có khả năng gắn các ion kim loại hóa trị hai (De Silva 1995; Lê

Thanh Hùng 2008). Nhưng phytate được biết ở cá không thể sử dụng do thiếu endogenous
hoặc enzyme phytase trong ruột non (Lall 1991; trích bởi Zhou 2004). Phytate ít bị ảnh hưởng
bởi nhiệt trong quá trình xử lý nhiệt và hoạt tính của nó ở bột hạt cải và ở họ đậu thì thấp hơn
so với hoạt tính phytate ở lúa mì (Pointillart 1994; trích bởi Zhou 2004). Nhưng độ tiêu hóa
phốt pho của cá đối với bột đậu nành nguyên hạt đã rang và xay (39,2 %) thì thấp hơn so với
bột mì (65,3 %) điều này có lẽ do thành phần glucosinolates cũng như thành phần phytate và
phốt pho tổng số thấp hơn (Zhou 2004). Mặc dù bột xương thịt heo có phốt pho tổng số cao
nhất nhưng độ tiêu hóa phốt pho lại thấp nhất trong các nguyên liệu động vật. Kết quả này
cho thấy rằng, hàm lượng phốt pho càng thấp khả năng hấp thu của cá càng cao (Zhou 2004)
và cũng tương tự với những kết quả được báo cáo ở cá bơn (Pretta maxima) và cá hồi
(Onchorynchus mytus) (Burel 2000).
Bột cá Cà Mau có protein thô (69,9 %) gần bằng bột cá Chilê (71,5 %) và có khả năng tiêu
hóa của cá giị đối với chất khô (84,5 %) cao hơn so với bột cá Chilê (74 %) và cá giò thịt
cũng tương tự. Đối với protein (89,5%) hơi thấp hơn so với bột cá Chilê (95,8 %) nhưng ở cá
thịt thì ngược lại. Bên cạnh đó, nguyên liệu nội địa này cũng có chỉ số AD đối với canxi và
phốt pho rất cao (93 %). Bột cá Cà Mau là một nguồn nguyên liệu địa phương hồn tồn có
thể thay thế cho nguồn bột cá ngoại nhập ngày một khan hiếm. Những nghiên cứu khác trong
cùng lĩnh vực đã cho thấy khác nhau trong việc sử dụng các loại bột cá trong thức ăn cá biển.
Chẳng hạn như bột cá Peru có ADP 96,27 % đối với cá giò giống (Zhou 2004); bột cá
menhaden ở cá hồng Mỹ (Sciaenop ocelatus) là 95,9 % (McGoogan và Reigh 1996) và bột cá
danish có ADP 87,9 % đối với cá chẽm (Lates calcarifer) (William 1998).


Khả năng tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng của cá giị đối với bột lơng vũ thủy phân đều
thấp hơn so với các nguyên liệu còn lại. Kết quả cũng tương tự với những báo cáo của Alexix
(1997) ở cá tráp (Sparus aurata). Bột lông vũ chứa protein cao (86,3 %) nhưng trong đó
keratin chiếm tỷ trọng cao và thành phần amino acid không cân đối (Yu 2007) nên độ tiêu hóa
protein thấp.
So với những nguồn protein động vật khơng phải ở biển, bột xương thịt gia cầm có chất lượng
protein và độ tiêu hóa protein gần tương tự với bột cá nhất (Yu 2007) và trong thí nghiệm này

cũng vậy. Kết quả nghiên cứu của (Zhou 2004) có các chỉ số ADDM, ADP, ADL và ADPP lần
lượt là 80,91 %; 90,90 %; 92,06 % và 62,36 %.
Bột xương thịt có giá trị ADP và ADL tương đối cao so với bột gia cầm ở cá giống, tuy nhiên
giá trị ADCa và ADPP lại thấp hơn. Những giá trị ADCs thấp hơn so với số liệu được báo cáo
bởi Zhou (2004), với bột xương thịt chứa 54,6 % protein thô. Cả hai cùng với bột lông vũ là
những sản phẩm protein thủy phân có thể thay thế bột cá trong cơng thức thức ăn thương mại
cho cá.
Bột sị có các giá trị ADCs rất cao, cao hơn bột cá. Chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng
tiêu hóa bột sò trên các đối tượng thủy sản nhưng qua kết quả nghiên cứu này cho thấy đây là
nguyên liệu có tiềm năng để sử dụng trong công thức thức ăn thủy sản.
Bột mực có độ tiêu hóa tương đối thấp so với những nguyên liệu khác nhưng có tác dụng dẫn
dụ tôm cá rất mạnh do chứa tỷ lệ cao glycine và betaine (Lê Thanh Hùng 2008). ADP trên cá
tráp (Sparus aurata) là 87,1 % (Lupatsch 1997).
Bột tơm có protein thơ 61,4 % và có độ tiêu hóa tương đương với bột sị. Bột tơm là nguồn
cung cấp acid béo n3, cholesterol và astaxanthin (tạo màu cho thịt và da cá) đồng thời cũng là
một chất dẫn dụ tốt (Lê Thanh Hùng 2008)
Đối với nguyên liệu kiểm tra có nguồn gốc thực vật, bột mì cho thấy rất hứa hẹn như là một
nguyên liệu trong công thức thức ăn cá. Nguyên liệu này có giá trị ADCs cao đối với vật liệu
khô (94,1 %), protein (96,2 %), lipid (66,1 %), chất tro (77,9 %). Những nghiên cứu khác
cũng đã chứng minh giá trị ADC cao của bột mì. Chẳng hạn như trên cá tráp (Sparus aurata)
là 82 % (Lupatsch 1997); ở cá hồng Mỹ (Sciaenops ocelatus) là 96,8 % (Gaylord và Gatlin
1996).
Bột đậu nành nguyên hạt có giá trị ADCs ở mức trung gian đối vật chất khô (71,5 %), protein
(88,3 %) và lipid (98,5 %) ở cá giống. Không có những báo cáo trước đây về độ tiêu hố biểu
kiến của bột đậu nành ở cá giò, nguyên liệu này có ADP ở cá cam (Seriola quinqueradiata) là
83,2 % (Masumota 1996) và ở cá chẽm (Lates calcarife)r là 84,8 (McMeniman 2002). Vì vậy
bột đậu nành nguyên hạt, rang, xay cho thấy là nguồn protein thay thế rất hứa hẹn trong cơng
thức thức ăn cá giị đặc biệt là chỉ số ADP rất cao.



Hầu hết thức ăn thủy sản hiện tại sử dụng dầu cá hoặc dầu mực trong công thức thức thức ăn
bởi vì đó là nguồn cung cấp tuyệt vời acid béo chưa bão hòa, là nguồn cung cấp acid béo họ
n3 với tỷ lệ acid béo n3 cao hơn n6. Mặc dù có rất nhiều hiểu biết về ADCs đối với dầu cá và
dầu mực thương mại trong thức ăn của các lồi cá nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về độ tiêu
hóa của hai nguồn lipid này trên cá giò. ADCs ở mức trung gian với dầu cá (79,8 %) và dầu
mực (81 %) được tìm thấy trong nghiên cứu này.
V.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy rằng cá giị có khả năng sử dụng hiệu quả protein từ nguồn nguyên liệu
động vật và thực vật. Bột cá Cà Mau cùng với bột xương thịt gia cầm thủy phân, bột sò, bột
mì được tiêu hóa tốt ở cá giị giống, cho thấy đây là những nguồn nguyên liệu đầy triển vọng
để thay thế bột cá ngoại nhập trong khẩu phần thức ăn cá giò.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thuỷ sản, NXB Nông Nghiệp.
Nguyễn Quang Huy, 2002. Tình hình sinh sản và ni cá giị (Rachycentron canadum). Tạp chí thủy sản số 72002.
Alexis, M.N., 1997. Fish meal and fish oil replacers in Mediterranean marine fish diets. In: A. Tacon., B.
Barsureo. (Eds.), Feeding tomorrow’s fish. Proceedings of workshop of the CIHEAM net work on technology
of aquaculture in the Mediterranean., CIHEAM, Zagaroza, Spain, pp. 183-204
Burel, C., T. Boujard, et al., 2000. Digestibility of extruded peas, extruded lupin, and rapeseed meal in rainbow
trout (Oncorhynchus mykiss) and turbot (Psetta maxima). Aquaculture 188: 285- 298.
Chen H. Y., Liao I. C., 2007. Nutritional Research and Feed Development in Cobia: Status and Prospects. In
Cobia Aquaculture: Research, Development and Commercial Production. Edited by Liao I. C., and Leano E.
M., 2007, 89-95.
Cho, C.Y. and D.P. Bureau, 2001. A review of diet formulation strategies and feeding system to reduce excretory
and feed wastes in aquaculture. Aquaculture Research 32: 349-360.
De Silva S.S. and Anderson.T.A., 1995. Fish Nutrition in Aquaculture. London, Chapman & Hall.

Gaylord, T. G. and D. M. Gatlin, 1996. Determination of digestibility coefficients of various feedstuffs for red
drum (Sciaenops ocellatus). Aquaculture 139: 303– 314.
Glencross, B., 2004. The nutritional management of barramundi, Lates calcarifer - a review, Blackwell
Publishing.
Laining, A., Rachmansyah., et al., 2003. "Apparent digestibility of selected feed ingredient for humpback
grouper Cromileptes altivelis." Aquaculture 218: 529–538.
Lupatsch, I., G. W. Kissil, et al., 1997. Apparent digestibility coefficients of feed ingredients and their
predictability in compound diets for gilthead seabream Sparus aurata Aquaculture Nutrition 3: 81-89.
McMeniman, N.P., Williams, K.C., 2002. The digestion and utilization of some protein meals by barramundi
(Lates calcarifer). Aquaculture (submitted).
Masumota, T., T. Ruchimat, et al., 1996. Amino acid availability values for several protein sources for yellowtail
(Seriola quinqueradiata). Aquaculture 146: 109-119.
McGoogan, B. B. and R. C. Reigh, 1996. Apparent digestibility of selected ingredients in red drum (Sciaenops
ocellatus) diets. Aquaculture, 141: 233– 244.
Yu, 2007. Fishmeal replacements - Studies show rendered protein meals effective in aquafeeds. Global
Aquaculture Advocate 10(05): 80-82.
Zhou Qi-cun, Bei-Ping Tan, et al., 2004. Apparent digestibility of selected feed ingredients for juvenile cobia
Rachycentron canadum. Aquaculture 214: 441-451.
William K.C., Barlow C.G., D’Souza, F., 1998. Larval penaeid and grow-out finfish nutritional research in
Australia. In: Rimmer, M.a.W., K.C (Ed.), Proceedings of ACIAR-NACA Grouper Aquaculture Workshop,
Bangkok, Thailand, pp. 26-35.


ASSESSMENT OF APPARENT DIGESTIBILITY COEFFICIENTS
OF INGREDIENTS FOR FEED DEVELOPMENT
FOR COBIA (Rachycentron canadum) JUVENILE
Tran Quoc Binh21*, Vu Anh Tuan1, Le Huu Hiep1, Nguyen Thuy An1

ABSTRACT
This paper is a part of the project number: KC.06.15/06-10 to determine the formulated feed for cobia. An

experiment was conducted to determine apparent digestibility of juvenile cobia of 102 ± 3,14 g for dry matter
(DM), crude protein (CP), crude fat (CF), ash, calcium and total phosphorus. The experiment was carried out
from 23/11/2008 to 01/01/2009 including 13 treatments including a reference diet (GG1) and 12 test diets (GG2GG13). Ten test diets (GG2-GG11) contained 70% of the reference diet and 30% of test ingredients (Chilean
fishmeal, Ca mau fishmeal, feather meal, poultry by-product meal, pork meat and bone meal, whole roasted
soybean meal, squid meal, krill meal, shrimp meal and wheat flour). Two other diets (GG12 and GG13)
contained 85% of the reference diet and 15% of test ingredients (fish oil and squid oil). Chromic oxide was
added as an inert marker at 10 g kg -1 to both the reference and the test diets. The experiment had three replicates;
each replicate had fifteen fish per tank. Fish were fed twice per day at a satiation rate for an approximate period
of 30 minutes. Feces were collected by a stripping method. During a course of experiment, the temperature, pH,
dissolved oxygen, and salinity were 26,52 ± 0,23 (oC); 7,59 ± 0,08; 5,82 ± 0,09 (mg.l -1) và 15 ± 0,00 (‰),
respectively.
Apparent dry matter digestibility reached over 70 % for local ingredients, especially for wheat flour, whole
roasted soybean meal, Ca mau fishmeal, shrimp meal. The high apparent digestibility for crude protein was
determined for krill meal (96,9 %), wheat flour (96,2 %), Chilean fishmeal (95,8 %) and shrimp meal (95,2 %).
Fish utilized well crude fat from soybean meal (98,5 %) and krill meal (97,4 %). Apparent digestibility for ash
(ADA) were high for krill meal (95,5 %) and shrimp meal (89,6%). Apparent digestibility for calcium and
phosphorus ranged from 28,9 – 93,5 %. These apparent digestibility values will be able to select right ingredients
to produce manufactured feed for juvenile cobia.
Keywords: Apparent digestibility; cobia (Rachycentron canadum); chromic oxide.

21

Minh Hai Sub-institute for Fisheries Research, 91 Phan Ngoc Hien Street, Ca Mau City, Vietnam

* Corresponding author:



×