Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN NGỌC PHÚ

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA
NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2022

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN NGỌC PHÚ

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA
NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỊ VÂN HOA

Hà Nội – 2022

TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Phú

TIEU LUAN MOI download :



ii

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Quản
trị Kinh doanh và Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng
các thầy cô giáo trong trường đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ
năng cần thiết phục vụ làm luận án tiến sĩ.
Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS. TS. Trần Thị Vân Hoa,
là giảng viên hướng dẫn, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình nghiên cứu sinh tiến
sĩ. Tơi cũng xin được cám ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trường Quản trị và
Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ và góp ý cho tơi trong q trình thực
hiện đề tài tiến sĩ.
Cuối cùng, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận án tiến sĩ này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Phú

TIEU LUAN MOI download :


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i

LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 11
1.1. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ........................ 11
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến cam kết của NV với tổ chức ......................... 12
1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và kết quả của tổ chức .......................... 14
1.4. Nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa CSR và cam kết của nhân viên
với tổ chức ................................................................................................................. 18
1.5. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................. 21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN..................................................... 25
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CSR của doanh nghiệp ........................ 25
2.2. Nội dung CSR của doanh nghiệp đối với nhân viên ...................................... 28
2.2.1. Quan hệ lao động ......................................................................................... 29
2.2.2. Tạo sự cân bằng công việc và cuộc sống ..................................................... 29
2.2.3. Đối thoại xã hội ............................................................................................ 30
2.2.4. Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc ........................................................... 31
2.2.5. Đào tạo và phát triển .................................................................................... 32
2.3. Sự cam kết của nhân viên và sự hấp dẫn của doanh nghiệp......................... 33
2.4. Mối quan hệ giữa CSR và cam kết của nhân viên ......................................... 37
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 40
3.1. Bối cảnh nghiên cứu và đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng .................... 40
3.1.1. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam ............ 40
3.1.2. Triển vọng thị trường phát triển của các doanh nghiệp xây dựng ............... 41

3.1.3. Đặc điểm nhân lực của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam ........ 44

TIEU LUAN MOI download :


iv

3.2. Quy trình và thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 45
3.2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................... 45
3.2.2. Khung phân tích ........................................................................................... 49
3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 50
3.2.4. Phát triển thang đo ....................................................................................... 51
3.3. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 57
3.3.1. Thu thập dữ liệu tại bàn ............................................................................... 57
3.3.2. Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát ...................................... 57
3.3.3. Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu .................................................. 58
3.3.4. Chọn mẫu khảo sát và phỏng vấn ................................................................ 60
3.4. Phương pháp phân tích số liệu và kiểm định thang đo ................................. 61
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 65
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CSR ĐẾN CAM KẾT CỦA
NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG ............................................................................................................... 66
4.1. Thực trạng thực hiện CSR và CK của NV trong các DNXD đồng bằng sông
Hồng giai đoạn 2015 - 2020 ..................................................................................... 66
4.1.1. Các trách nhiệm pháp lý đối với an toàn lao động ngành xây dựng ............ 66
4.1.2. CSR đối với NV trong DNXD ở đồng bằng sơng Hồng.............................. 67
4.2. Phân tích tác động việc thực hiện CSR đến CK của NV trong các DNXD ở
đồng bằng sông Hồng .............................................................................................. 71
4.2.1. Tác động của CSR đối với NV đến CKTC của NV trong các DNXD ở đồng
bằng sông Hồng...................................................................................................... 74

4.2.2. Tác động của CSR đối với NV đến CKLI của NV trong các DNXD ở đồng
bằng sông Hồng...................................................................................................... 75
4.2.3. Tác động của CSR đối với NV đến CKĐĐ của NV trong các DNXD ở đồng
bằng sông Hồng...................................................................................................... 76
4.2.4. Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về mối quan hệ giữa thực hiện CSR
đối với NV và CK của NV trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng ................. 82
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 90
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG .... 91
5.1. Thảo luận kết quả phân tích tác động việc thực hiện CSR đối với cam kết
của nhân viên trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng ..................................... 91

TIEU LUAN MOI download :


v

5.2. Hàm ý chính sách và các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước,
hiệp hội, và công đoàn ............................................................................................. 95
5.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng .............................. 97
5.3.1. Đối với người lao động trong doanh nghiệp ngành xây dựng ..................... 99
5.4. Những gợi ý các nghiên cứu trong tương lai ................................................ 100
Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 102
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 103
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 106
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 114

TIEU LUAN MOI download :



vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

ATSK

2

CK

3

CKLI

Cam kết liên quan đến lợi ích

4

CKTC

Cam kết liên quan đến tình cảm


5

CKĐĐ

Cam kết liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

6

CSR

7

CVCS

8

ĐT

9

ĐTPT

10

EB

11

HDTC


12

ISO

International Organization for Standardization

13

NV

Nhân viên

14

PDCA

Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, và điều chỉnh

15

QHLĐ

Quan hệ lao động

An toàn và sức khỏe
Cam kết

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Cân bằng công việc và cuộc sống

Đối thoại
Đào tạo và phát triển
Employer Brand
Hấp dẫn của tổ chức

TIEU LUAN MOI download :


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thang đo CSR đối với NV ............................................................................52
Bảng 3.2: Thang đo mức độ hấp dẫn của tổ chức .........................................................54
Bảng 3.3: Thang đo cam kết của nhân viên đối với doanh nghiệp ...............................55
Bảng 3.4: Thông tin về người được phỏng vấn .............................................................61
Bảng 3.5: Hệ số Cronbach alpha của thang đo ..............................................................62
Bảng 3.6: Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................63
Bảng 4.1: Mối quan hệ tương quan giữa các biến .........................................................73
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc CKTC.........................................74
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc CKLI ..........................................75
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc CKĐĐ ........................................76
Bảng 4.5: Kết quả hồi qui mối quan hệ giữa CSR đối với NV, hấp dẫn của tổ chức, CK
của NV với tổ chức ........................................................................................................79

TIEU LUAN MOI download :


viii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................46
Hình 3.2: Khung phân tích mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức ..... 50
Hình 4.1: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyển tính mối quan hệ giữa CSR đối với
NV, sự hấp dẫn của tổ chức, CK của NV đối với tổ chức ............................................81

TIEU LUAN MOI download :


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của nghiên cứu
Hội nhập và tồn cầu hóa đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ
chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, cơng đồn, khách hàng và người lao động càng
coi trọng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Bản chất của CSR, những khía cạnh
chính của CSR, những lợi ích của thực hiện CSR, và tác động của CSR đến tình hình
hoạt động của doanh nghiệp và cộng đồng đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn khác
nhau. Tuy nhiên, các quan điểm và thảo luận về chủ đề CSR tập trung chủ yếu vào các
hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ những nhóm yếu thế, và bảo vệ mơi trường. Những vấn
đề về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên (NV) và thực hành đối xử công
bằng đối với NV chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức và chưa được doanh
nghiệp lồng ghép vào hoạt động điều hành hàng ngày của doanh nghiệp. Thực tế cho
thấy khủng hoảng kinh tế và các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch Covid 19 đã
tác động rất lớn đến nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội (ví dụ như NV) khiến
cho doanh nghiệp cần phải lồng ghép và tìm kiếm cách thức thúc đẩy thực hiện CSR
đối với NV. Vì vậy, các nhà quản trị cần tích hợp các tác động của môi trường kinh
doanh cũng như khủng hoảng vào việc ban hành các chính sách quản lý nhân sự phù
hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (Thang & Fassin, 2017).

Việc thực hiện CSR khơng chỉ tạo ra sự uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp
đối với các ứng viên tìm việc mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Tại
các nền kinh tế mới nổi, tỉ lệ nghỉ việc là khá cao. Ví dụ như Ấn Độ với tỉ lệ nghỉ việc
là từ 20-30% hay Trung Quốc với tỉ lệ nghỉ việc là 19% (Dögl & Holtbrügge, 2014).
Tỉ lệ lao động nghỉ việc cao dẫn đến nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp như mất bí
quyết cơng nghệ, mất thơng tin quan trọng, mất khách hàng, hay giảm doanh thu và
năng suất. Chính điều này khiến cho các nhà quản trị xem việc giữ chân nhân viên và
cải thiện cam kết (CK) của NV với tổ chức là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Một
số nghiên cứu nhấn mạnh việc để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp thường sử dụng
các chính sách đãi ngộ tài chính. Thêm nữa các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực
hiện CSR cũng là một trong những cách thức để cải thiện sự CK của NV với tổ chức
(Perrini et al., 2011; Dögl & Holtbrügge, 2014; Benraïss-Noaillesa & Viot, 2020). Cụ
thể, khi doanh nghiệp thực hiện CSR thì sẽ tạo ra sự hấp dẫn, uy tín, thương hiệu doanh
nghiệp trong mắt nhân viên. Từ đó khiến cho người lao động cảm thấy tự hào và sẽ yêu
quý doanh nghiệp nơi mình làm việc hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của CSR
đối với NV đến CK của NV với tổ chức chưa được thực hiện thỏa đáng.

TIEU LUAN MOI download :


2

Tại Việt Nam, CSR đã được một số doanh nghiệp quan tâm và tích hợp vào q
trình hoạt động của doanh nghiệp trong các ngành dệt may, da giày, cơ khí chế tạo,
nơng nghiệp, ... Tuy nhiên, ngành xây dựng là ngành sử dụng nhiều lao động với hơn 7
triệu NV. Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh về quy mô lao động và được dự báo
đến năm 2030 sẽ có khoảng 12 - 13 triệu người nhưng việc thực hiện CSR đối với NV
ngành xây dựng lại ít được quan tâm trong khi công việc thi công, xây dựng có nhiều
rủi ro và các bệnh nghề nghiệp. Trong q trình thi cơng xây dựng, một số tai nạn
nghiêm trọng đã xảy ra cho NV và người đi đường, gây ra nỗi sợ hãi và tâm lý tiêu cực

đối với NV muốn gia nhập ngành. Vì vậy, CSR đối với nhân viên trong DNXD nhằm
đảm bảo an toàn lao động và chính sách đối với NV là rất cần thiết nhằm đảm bảo môi
trường làm việc tốt hơn cho NV.
Đứng trước thực trạng và quan tâm của các nhà quản trị, các tổ chức quốc tế,
doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng đối với CSR, giới học giả và nghiên cứu cũng
khơng đứng ngồi cuộc. Thực tế cho thấy vấn đề CSR nói chung đã và đang được
nhiều học giả trong nước (Đào Quang Vinh, 2003; Lê Minh Tiến & Phạm Như Hồ,
2009; Nguyễn Ngọc Thắng, 2010; Phạm Văn Đức, 2011; Nguyễn Phương Mai, 2013;
Thang et al., 2016; Nguyễn Ngọc Thắng, 2017) và ngoài nước (Moerman & Van Der
Laan, 2005; Forest và cộng sự, 2008; Xudong, 2009; Shen & Zhu, 2011; Dögl &
Holtbrügge, 2014; Kundu & Gahlawat, 2015; Mory và cộng sự, 2016; Klimkiewicz &
Oltra, 2017; Ren et al., 2018; Waples & Brachle, 2019) quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, các học giả trong nước và quốc tế hay xem xét chủ đề CSR theo hướng tổng thể
thay vì đi vào những từng khía cạnh chi tiết của CSR, đặc biệt là CSR đối với NV
trong ngành xây dựng. Ví dụ, các học giả nước ngồi khi nghiên cứu về CSR thường
có các cách tiếp cận đa dạng với các phương pháp nghiên cứu khác nhau và các thang
đo không đồng nhất. Một số học giả tại các quốc gia phát triển (ví dụ như Hoa Kỳ)
cũng đã có những gợi ý và hướng dẫn cho các nhà quản trị thực hiện trong việc lồng
ghép CSR vào các hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Còn tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực hiện CSR đã được một số học giả
cơng bố. Tuy nhiên, CSR nói chung khá rộng và bao gồm 7 nội dung: (i) Bảo vệ môi
trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực hành kinh doanh trung thực;
(iv) Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; (v) Thực hành quản lý người lao
động; (vi) Đảm bảo quyền con người; (vii) Thực hành quản trị công ty tốt và minh
bạch (ISO 26000, 2010). Trong khi các nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR đối với
nhân viên và sự hấp dẫn của tổ chức cũng như mối quan hệ giữa CSR đối với nhân
viên và CK của NV với tổ chức cịn khá ít, đặc biệt là nghiên cứu trong phạm vi ngành

TIEU LUAN MOI download :



3

xây dựng. Chính vì vậy mà nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề: “Ảnh hưởng của việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức
tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng” cho luận án tiến sĩ
của mình. Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích: (i) các nội dung chính của hoạt động CSR
đối với nhân viên; (ii) ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với NV đến sự hấp dẫn
của doanh nghiệp trong ngành xây dựng; (iii) vai trò trung gian của mức độ hấp dẫn của
doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức.
Kết quả nghiên cứu của luận án khơng chỉ góp phần bổ sung vào khoảng trống
lý thuyết về CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức tại một quốc gia đang phát
triển nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng mà cịn đưa ra các gợi ý và
khuyến nghị nhằm giúp cho các doanh nghiệp xây dựng (DNXD) thực hiện hiệu quả
hoạt động CSR đối với nhân viên nhằm gia tăng sự hấp dẫn của tổ chức và CK của NV
với tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh hy vọng luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho
các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp trong việc hoạch định, điều
hành và thực thi chiến lược CSR đối với NV trong doanh nghiệp xây dựng nhằm
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, cộng đồng và quốc gia.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ tác động trực tiếp và gián tiếp của việc
thực hiện CSR đến cam kết của NV với tổ chức. Qua đó, nghiên cứu này sẽ luận giải
vì sao doanh nghiệp cần thực hiện CSR đối với NV và gợi ý cách thức doanh nghiệp
thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện cam kết của NV với doanh nghiệp ngành
xây dựng.
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ
thể sau đây:
-

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu và luận giải các quan điểm về CSR, sự

phát triển của CSR, những lợi ích từ CSR nói chung và CSR đối với NV trong
doanh nghiệp ngành xây dựng trên thế giới.

-

Xác định các khía cạnh và sự cần thiết của hoạt động CSR đối với NV trong
DNXD. Qua đó, phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp của thực hiện CSR đối
với NV đến CK của NV với tổ chức trong các DNXD trên địa bàn đồng bằng
sông Hồng.

-

Đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp các DNXD trên địa bàn đồng bằng sông
Hồng và các bên liên quan trong việc thực hiện CSR đối với NV nhằm cải thiện
sự sự CK của NV với tổ chức.

TIEU LUAN MOI download :


4

Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu sinh tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây
nhằm giúp cho luận án đạt được các mục tiêu nghiên cứu:
1. Tại sao các doanh nghiệp xây dựng cần thực hiện CSR đối với NV?
2. Tác động của thực hiện CSR đến CK của NV với tổ chức trong các DNXD
trên địa bàn đồng bằng sông Hồng được thể hiện như thế nào?
3. Những hàm ý và khuyến nghị gì được đưa ra cho các DNXD trên địa bàn
đồng bằng sông Hồng và các bên liên quan trong việc thực hiện CSR nhằm
cải thiện sự CK của NV với tổ chức?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đến sự
cam kết của NV trong các DNXD trên địa bàn đồng bằng sông Hồng.
Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung, luận án nghiên cứu tác động trực tiếp và gián tiếp của
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự cam kết của nhân viên đối
với các DNXD. Trong đó:
-

Nội dung CSR trong luận án này tập trung vào 5 khía cạnh chính của CSR
đối với NV, cụ thể bao gồm: (i) Quan hệ lao động, (ii) Cân bằng công việc
và cuộc sống, (iii) Đối thoại trong doanh nghiệp, (iv) Y tế và an toàn, và
(v) Đào tạo và phát triển.

-

Nội dung sự hấp dẫn của tổ chức bao gồm những thái độ, cảm nhận hoặc
thể hiện tích cực đối với tổ chức, cụ thể hơn là xem nơi mình đang làm
việc như một thực thể mà mình mong muốn tham gia và gắn bó sự nghiệp
lâu dài.

-

CK của NV với tổ chức gồm 3 loại cam kết (i) Cam kết tình cảm (CKTC)
là sự gắn bó tình cảm và cảm xúc của NV với các mục tiêu của tổ chức và
giá trị của tổ chức trong vai trò của một người liên quan đến các mục tiêu
và giá trị đó, người lao động sẽ ở lại vì họ có tình cảm với tổ chức; (ii)
Cam kết lợi ích (CKLI) là gắn bó dựa vào ý muốn của cá nhân liên quan
đến chi phí (hoặc các lợi ích bị mất) liên quan đến việc ngừng làm việc

hoặc chuyển nơi làm việc; và (iii) Cam kết đạo đức (CKĐĐ) là cam kết ở

TIEU LUAN MOI download :


5

lại doanh nghiệp như một trách nhiệm hoặc sự chuyên nghiệp của NV
trong công việc.
-

NV trong luận án này là những người ký hợp đồng làm việc thường xuyên
tại các DNXD (hợp đồng lao động có đóng các loại bảo hiểm xã hội, y tế,
thất nghiệp). Nhóm người lao động cụ thể được chọn khảo sát bao gồm
công nhân, kỹ sư và các cán bộ quản lý cấp cơ sở (tổ trưởng, trưởng nhóm,
giám sát). Nghiên cứu sinh chọn nhóm lao động này vì mục tiêu nghiên cứu
của luận án là kiểm chứng mối quan hệ của CSR đối NV trực tiếp tại các
công trường xây dựng và CK của họ với tổ chức. Đây chính cũng chính là
nhóm được thụ hưởng nhiều nhất nếu doanh nghiệp xây dựng thực hiện
CSR đối với khía cạnh thực hành lao động tại nơi làm việc.

-

Các doanh nghiệp xây dựng có nhiều loại hình khác nhau, luận án tập
trung nghiên cứu các DN có ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng
trên địa bàn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.

Phạm vi không gian: Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh chọn khảo sát
nhân viên tại các DNXD trên địa bàn đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc khảo sát
các DNXD trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu sinh cũng đã chọn 4 doanh nghiệp xây

dựng điển hình để thực hiện phỏng vấn sâu ban lãnh đạo và trưởng bộ phận quản lý
nguồn nhân lực để kiểm chứng lại các kết quả từ phân tích định lượng.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sinh đã lựa chọn các mốc phạm vi thời gian
được mô tả cụ thể dưới đây:
• Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu sinh thu thập tài liệu từ các báo cáo phân tích của
Bộ Xây dựng và các bộ ban ngành khác về tình hình quản lý và sử dụng lao
động trong ngành xây dựng trong giai đoạn 2015 – 2022.
• Số liệu sơ cấp được nghiên cứu sinh thu thập từ 2 nguồn chính:
o Thứ nhất, khảo sát nhân viên từ 300 DNXD ở đồng bằng sông Hồng trong
tháng 3 và tháng 4 năm 2019.
o Thu thập nguồn số liệu qua việc thực hiện phỏng vấn sâu ban lãnh đạo và
trưởng bộ phận nhân sự của 4 DNXD lớn trong tháng 04 và tháng 05 năm
2020, bao gồm Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, Công ty Cổ phần
Vinhomes, Công ty Cổ phần FECON, và Cơng ty cổ phần tập đồn xây
dựng Hịa Bình.

TIEU LUAN MOI download :


6

• Về thời gian đề xuất các giải pháp: trong những tháng cuối năm 2021 và đầu
năm 2022 để thực hiện trong giai đoạn 2022-2025.
Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Để thực hiện nghiên cứu này, nghiên cứu sinh đã tiếp cận chủ đề
nghiên cứu từ hai hướng chính sau đây.
Thứ nhất, nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn các lý thuyết nền tảng và xây dựng mơ
hình lý thuyết để phân tích việc thực hiện CSR tại các DNXD ở đồng bằng sông Hồng.
Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR, sự
hấp dẫn của tổ chức và cam kết của NV. Để luận giải cho mối quan hệ này, nghiên cứu

sinh đã sử dụng các lý thuyết liên ngành kinh tế và quản trị kinh điển, gồm lý thuyết
tín hiệu (signaling theory), lý thuyết về nguồn vốn con người (human capital theory),
lý thuyết nguồn lực (resource-based theory), và lý thuyết bản sắc xã hội (social
identity theory) để giải thích một số cơ chế ảnh hưởng trong mối quan hệ được lựa
chọn nghiên cứu trong luận án.
Thứ hai, sau khi đã lựa chọn được khung phân tích và lý thuyết phù hợp, nghiên
cứu sinh đã thực hiện tổng quan và xây dựng thang đo nhằm thực hiện khảo sát và
phỏng vấn thực tế tại các DNXD trên địa bàn đồng bằng sông Hồng. Thông tin và dữ
liệu thu thập được sẽ được nghiên cứu sinh phân tích nhằm kiểm định những giả
thuyết nghiên cứu của luận án và rút ra các đóng góp mới cho chủ đề nghiên cứu hiện
tại trong nước và quốc tế. Cụ thể, tác giả đã đề xuất những bổ sung, điều chỉnh, cập
nhật các vấn đề lý thuyết về CSR nói chung và CSR đối với VN nói riêng trong các
DNXD nhằm giúp cho các DNXD có thể thực hiện CSR thành công và sử dụng CSR
cải thiện và nâng cao sự hấp dẫn của doanh nghiệp trong mắt người lao động nhằm
giúp họ cải thiện các cam kết trách nhiệm và tình cảm với doanh nghiệp nơi mình đang
làm việc.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu sinh sẽ kết hợp các phương pháp
khác nhau để thu thập số liệu và tài liệu phục vụ cho việc phân tích, so sánh và đánh
giá ảnh hưởng của CSR tại các DNXD ở đồng bằng sông Hồng đến sự hấp dẫn của
doanh nghiệp và CK của NV với tổ chức các phương pháp và các kỹ thuật cụ thể được
sử dụng bao gồm:
(i) Nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu sinh thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề
nghiên cứu từ các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế của các học giả
đăng trên các tạp chí về khoa học quản lý và CSR. Các từ khóa mà nghiên cứu
sinh tìm kiếm bao gồm CSR, sự hấp dẫn của tổ chức, và CK của NV với tổ

TIEU LUAN MOI download :


7


chức. Tiếp theo, nghiên cứu sinh thực hiện phân tích tổng quan các tài liệu đã
thu thập nhằm khái quát hoá và luận giải các quan điểm về CSR, sự tiến triển
của CSR, những lợi ích của thực hiện CSR trong thực hành lao động, ảnh
hưởng của CSR đến kết quả của doanh nghiệp, tác động CSR đến CK của NV
với tổ chức. Cũng từ nghiên cứu tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh đề xuất mơ
hình phân tích cho đề tài của mình.
(ii) Khảo sát bằng bảng câu hỏi: Thông qua tổng hợp các nghiên cứu của các học
giả trước đây liên quan đến chủ đề của luận án, nghiên cứu sinh đã thiết kế bảng
câu hỏi phục vụ thu thập số liệu từ NV tại các DNXD trên địa bàn đồng bằng
sông Hồng nhằm thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện CSR đối với
NV và CK của NV với tổ chức trong các DNXD trên địa bàn này. Trong bảng
câu hỏi khảo sát, nghiên cứu sinh tập trung vào việc thu thập 3 nhóm thơng tin
liên quan đến thực hiện CSR đối với NV, sự hấp dẫn của tổ chức, và CK của
NV với tổ chức. Để có được bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với bối cảnh của
Việt Nam, nghiên cứu sinh đã kết hợp việc kế thừa một số thang đo của các học
giả trước đây thực hiện nghiên cứu về chủ đề của luận án với việc tự xây dựng
thêm một số thang đo gắn với các đặc thù của Việt Nam. Ví dụ như một số
thang đo được xây dựng dựa vào Luật lao động của Việt Nam.
(iii) Thực hiện phỏng vấn sâu: Nhằm làm tìm hiểu và kiểm chứng mối quan hệ trực
tiếp giữa thực hiện CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức cũng như vai
trò trung gian của sự hấp dẫn của tổ chức trong mối quan hệ này tại các DNXD
trên địa bàn đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu sinh cũng đã thiết kế một danh
mục các câu hỏi có liên quan đến thực thi CSR nói chung và CSR đối với NV
nói riêng và lợi ích của việc thực hiện CSR đối với việc giữ chân NV để phỏng
vấn lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý bộ phận nhân sự tại 4 công ty xây dựng
trên địa bàn đồng bằng sông Hồng nhằm kiểm chứng các kết quả phân tích định
lượng của luận án. Để thực hiện việc phỏng vấn có hiệu quả, nghiên cứu sinh đã
liên hệ trước với những người dự kiến phỏng vấn để trao đổi rõ mục tiêu của
buổi phỏng vấn nhằm giúp cho những người được phỏng vấn có được sự chủ

động và chuẩn bị tốt khi phỏng vấn.
Phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sinh dùng phần mềm SPSS để kiểm định ảnh
hưởng trực tiếp của thực hiện CSR đối với nhân viên và cam kết của nhân viên với tổ
chức. Nghiên cứu sinh cũng dùng phần mềm AMOS để xử lý số liệu điều tra khảo sát
nhằm xem xét ảnh hưởng của biến trung gian sự hấp dẫn của tổ chức trong mối quan
hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức tại các DNXD trên địa bàn đồng

TIEU LUAN MOI download :


8

bằng sông Hồng. Nghiên cứu sinh thực hiện seminar khoa học tại Viện Quản trị Kinh
doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để chia sẻ và trao đổi về những phát hiện
mới của nghiên cứu cũng như thảo luận về những vấn đề cần điều chỉnh về nội dung
nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu sau khảo sát thu thập, xử lý số liệu, và viết
các báo cáo khoa học, chuyên đề tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ tại các hội thảo của
nhà trường.
Những đóng góp mới của nghiên cứu
Những đóng góp về lý luận
Với những phát hiện từ kết quả nghiên cứu và thảo luận về mối quan hệ giữa
CSR đối với NV, sự hấp dẫn của tổ chức, và CK của NV với tổ chức trong các DNXD,
luận án này có ba đóng góp chính về học thuật như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này đã xác định các nội hàm chính của CSR đối với nhân
viên trong ngành xây dựng tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển. Luận án cũng
đã xây dựng các thang đo chi tiết về CSR đối với NV trong DNXD. Cho đến nay, tại
Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung vào CSR đối với NV trong
ngành xây dựng. Do đó, kết quả của luận án sẽ bổ sung vào kho tàng tri thức liên quan
đến CSR nói chung và CSR đối với NV nói riêng, vốn đã các học giả tại Hoa Kỳ, Nhật
Bản, và châu Âu thực hiện nghiên cứu. Thang đo sự hấp dẫn của tổ chức và cam kết

của nhân viên với tổ chức cũng được nghiên cứu sinh trình bày, phân tích và giải thích
rõ hơn từ các cơng trình nghiên cứu trước đây.
Thứ hai, nghiên cứu này đã ước lượng những ảnh hưởng trực tiếp của CSR đối
NV đến CK của NV với tổ chức trong lĩnh vực xây dựng trong bối cảnh văn hóa, kinh
tế, xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đã xem xét vai trò trung gian của yếu
tố hấp dẫn của tổ chức đến mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ
chức. Việc nghiên cứu và kiểm định mối quan hệ trung gian này là một trong những
đóng góp quan trọng của luận án bởi vì kiểm định này về chủ đề nghiên cứu chưa
được các học giả nghiên cứu thỏa đáng, đặc biệt là nghiên cứu lấy bối cảnh tại Việt
Nam. Kết quả này sẽ làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu, nhà quản trị và hoạch định
chính sách trrong việc thúc đẩy CSR trong doanh nghiệp tại Việt Nam và gắn CSR với
việc tạo ra danh tiếng và sự hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Thứ ba, luận án đã sử dụng phân tích hồi quy để kiểm chứng mối quan hệ giữa
CSR đối với NV và CK của NV tại các DNXD (chọn mẫu trên địa bàn đồng bằng sông
Hồng). Việc kiểm định hồi quy sẽ giúp cho chúng ta thấy được các bằng chứng khách
quan về sự ảnh hưởng của CSR đến sự hấp dẫn của tổ chức và ảnh hưởng của sự hấp

TIEU LUAN MOI download :


9

dẫn này đến việc cam kết của NV với tổ chức. Từ kết quả kiểm định hồi quy, luận án
đã đưa ra các khuyến nghị cho các bên liên quan khác nhau gồm cơ quan quản lý, hiệp
hội, cơng đồn, nhà quản trị và nhân viên trong các DNXD nhằm giúp cho họ cùng
phối hợp thực hiện thành công hoạt động CSR trong doanh nghiệp nói chung và CSR
đối với NV nói riêng.
Những đóng góp về thực tiễn
Đối với các DNXD, việc thực hiện tốt CSR sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo
được uy tín, sự hấp dẫn, và các giá trị cho cộng đồng. Dưới đây là một số gợi ý cho

các nhà quản trị trong thực hiện CSR đối với nhân viên:
Thứ nhất, luận án đã phân tích, lý giải những mặt thành công và hạn chế của các
DNXD tại Việt Nam nói chung và đặc biệt là trên địa bàn đồng bằng sông Hồng trong
thực hiện CSR nhằm giúp cho doanh nghiệp cải thiện mức độ CK của NV với tổ chức.
Khi DNXD thực hiện tốt CSR đối với nhân viên, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự hấp dẫn
đối với người lao động khiến cho họ mong muốn được cống hiến, cam kết và gắn bó
với tổ chức. Khi người nhân viên cam kết với tổ chức, bản thân nhân viên sẽ toàn tâm
toàn ý đối với cơng việc và giúp cho doanh nghiệp có được kết quả sản xuất, kinh
doanh là tốt nhất.
Thứ hai, những phát hiện của luận án sẽ góp phần giúp cho các nhà quản trị
DNXD có được các căn cứ khoa học trong việc ra các quyết định và tích hợp hoạt
động CSR với chiến lược chung của DNXD. Cụ thể, các DNXD cần chú trọng quan
tâm đến CSR đối với NV, coi CSR đối với NV như một khoản đầu tư thay vì quan
điểm thực hiện CSR đối với nhân viên là chi phí và gây tốn kém cho tổ chức. Đặc biệt
trong cuộc “chiến tranh vì nhân tài” hiện nay, các DNXD cần phải thực hiện nhiều các
giải pháp khác nhau (trong đó có việc thực hiện CSR) để thu hút nhân tài, đặc biệt là
nhân viên thế hệ Z, thế hệ rất có ý thức về vấn đề mơi trường, đang gia nhập thị trường
lao động (Bresman & Rao, 2017) và giữ chân những nhân tài và những nhân viên lành
nghề hiện tại trong tổ chức (Thang & Fassin, 2017).
Thứ ba, tồn thể các loại hình doanh nghiệp nói chung và các DNXD muốn
thực hiện hoạt động CSR đối với nhân viên hiệu quả thì cần phải có kế hoạch thực
hiện một cách chi tiết và khả thi với khả năng tài chính của doanh nghiệp (ví dụ như
nhân viên quản lý CSR, ngân sách cho các hoạt động CSR, các nguồn lực khác). Bên
cạnh đó, phương pháp và cách thức triển khai CSR đối với nhân viên cũng cần được
doanh nghiệp tính tốn khoa học để kết quả thực hiện CSR có quả cao nhất.

TIEU LUAN MOI download :


10


Kết cấu của luận án
Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận, và các nội dung bổ trợ khác, luận án tiến
sĩ được nghiên cứu sinh chia làm 5 chương chính cụ thể dưới đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp và sự
cam kết của nhân viên
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích tác động của việc thực hiện CSR đến cam kết của NV
trong các DNXD ở đồng bằng sông Hồng
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đối với các bên liên quan

TIEU LUAN MOI download :


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Doanh nhân với tầm nhìn chiến lược thường sẽ cân bằng giữa lợi ích của doanh
nghiệp và lợi ích của xã hội trong việc kinh doanh thông qua triển khai CSR đối với
NV. Cụ thể, Doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm sẽ thực hiện song song cả mục
tiêu tài chính và các mục tiêu phi tài chính nhằm tạo ra các giá trị cho cộng đồng. Do
đó, họ cần thực hiện đồng thời mục tiêu tăng trưởng (ví dụ, doanh thu, lợi nhuận,…)
và duy trì tăng trưởng bền vững thơng qua CSR (Nguyễn Ngọc Thắng, 2017). CSR là
việc doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh có trách nhiệm với cổ đông, người
lao động và đồng thời tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội, và cam kết về
bảo vệ môi trường sống tự nhiên… Bản thân việc thực hiện tốt CSR cũng sẽ khiến cho uy
tín và thương hiệu của doanh nghiệp được cải thiện trong mắt của khách hàng và cộng

đồng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc hàng hóa và dịch vụ của mình được
tiêu thụ tốt hơn, doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài hơn, giúp doanh
nghiệp đảm bảo được sức cạnh tranh lâu dài và bền vững trên thương trường.
Các doanh nghiệp thực hiện CSR đã tạo được lợi thế cạnh tranh và uy tín cho
doanh nghiệp. Cụ thể hơn, việc thực hiện tốt CSR sẽ khiến cho khách hàng và cộng
đồng có thiện cảm những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như thu hút và
giữ chân nhân viên giỏi cho doanh nghiệp. Minh chứng là các doanh nghiệp ngày nay
thường phải thực hiện song song việc phát triển sản xuất với việc thực hiện CSR.
Chính vì thế mà CSR đã trở thành một nội dung mang tính chiến lược của các doanh
nghiệp trong thế kỷ 21. Minh chứng cho thấy 62% số doanh nghiệp trong số 500
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do Công ty tư vấn Vietnam Report khảo sát tháng
02/2018 cho rằng CSR đã tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức. Khảo sát này
cũng chỉ ra rằng khoảng 72% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thực hiện CSR đã
giúp tạo được uy tín và ấn tượng hơn đối với cộng đồng và khách hàng. Thực hiện
CSR cũng khiến cho NV cam kết hơn với doanh nghiệp và góp phần thu hút nguồn
nhân lực trẻ - những ứng viên sinh ra đã được sống trong môi trường mà mọi người
xung quanh quan tâm đối với bảo vệ môi trường, lớn lên cùng công nghệ, internet,
truyền thông, và mạng xã hội (Bresman & Rao, 2017).
Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu về CSR, các học giả có nhiều cách khác nhau
để tiếp cận CSR của 1 tổ chức. Đầu tiên phải kể đến Carroll (1999) đã tiếp cận CSR
theo bốn mức độ gồm kinh tế, pháp lí, đạo đức và từ thiện đối với các bên liên quan

TIEU LUAN MOI download :


12

của tổ chức. Tiếp đến là nhóm các học giả (e.g., Brammer và cộng sự 2007; Shen &
Zhu (2011) đã chia CSR thành 2 nhóm: CSR bên trong (CSR đối với người lao động
bên trong doanh nghiệp, quản trị công ty và quyền con người) và CSR bên ngoài (CSR

đối với cộng đồng, khách hàng, cộng đồng và môi trường). Bên cạnh đó, các nhóm học
giả khác thì sử dụng CSR theo chuẩn ISO 26000 (e.g., Thang & Fassin, 2017) làm
thang đo. Ngồi ra, một số học giả khác thì đã sử dụng các thang đo CSR tự xây dựng
nhằm phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu khác nhau Shen & Zhu, 2011; Dögl &
Holtbrügge, 2014; Kundu & Gahlawat, 2015; Mory và cộng sự, 2016; Klimkiewicz &
Oltra, 2017; Ren et al., 2018; Waples & Brachle, 2019).
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến cam kết của NV với tổ chức
CK của NV với tổ chức đã được nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra định nghĩa
cũng như các thang đo. Trong đó, nghiên cứu Allen & Meyer (1990) được cho là điển
hình và hồn thiện hơn cả. Các tác giả này đã chia CK của NV với tổ chức thành 3 loại
bao gồm (i) cam kết tỉnh cảm (CKTC); (ii) cam kết lợi ích (CKLI); và (iii) cam kết đạo
đức (CKĐĐ). Nghiên cứu của Meyer và cộng sự (2002) đã chỉ ra mối quan hệ khác
nhau giữa các loại cam kết với ý định bỏ việc và tỉ lệ nghỉ việc của NV trong doanh
nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ nội hàm của 3 loại cam kết khác nhau
này của NV trong tổ chức.
Thứ nhất, CKTC là cách tiếp cận phổ biến nhất đối với cam kết tổ chức được
các học giả trên thế giới nghiên cứu bởi vì đa số chúng ta khi nói đến cam kết đều nghĩ
rằng NV gắn bó với tổ chức vì tình cảm, cá nhân đó thích được là thành viên của tổ
chức hoặc cá nhân đó cam kết vì tự hào được là một phần của tổ chức. Quan điểm này
được Kanter (1968) mơ tả cam kết tình cảm là sự gắn bó về cảm xúc của một cá nhân
với tổ chức và Buchanan (1974) đã khái quát hóa CKTC của NV với tổ chức là sự gắn
bó tình cảm của NV đó với các giá trị và mục tiêu của tổ chức, với vai trò của một
người liên quan đến các mục tiêu và giá trị đó, người lao động sẽ ở lại với tổ chức vì
đây chính là nơi thuộc về họ. Cách tiếp cận gắn kết tình cảm được Mowday và cộng sự
(1979) đề xuất có lẽ là phù hợp nhất khi cho rằng cam kết tình cảm là sự đồng nhất các
mục tiêu và giá trị của NV với tổ chức và đây là mối quan hệ mạnh nhất mà một cá
nhân dành cho tổ chức và hịa mình vào các hoạt động tổ chức đó. Mowday và cộng sự
(1982) trong một nghiên cứu sau đó đã chỉ ra các tiền tố của CKTC của NV với tổ
chức được chia thành 4 nhóm gồm: đặc điểm cá nhân (personal characteristics), đặc
thù công việc (job characteristics), kinh nghiệm làm việc (work experiences) và đặc

điểm cơ cấu tổ chức (structural characteristics). Tuy nhiên, Meyer & Allen (1988) cho
rằng tiền tố kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng nhiều nhất đến CKTC bởi vì những

TIEU LUAN MOI download :


13

kinh nghiệm này sẽ giúp cho NV cảm thấy dễ dàng hịa nhập và thích nghi với tổ chức
và giúp họ thực hiện thành công các công việc trong tổ chức.
Thứ hai, CKLI được coi là một xu hướng “tham gia liên tục vào các hoạt động”
dựa vào ý muốn của cá nhân liên quan đến chi phí (hoặc các lợi ích bị mất) liên quan
đến việc ngừng làm việc hoặc chuyển đến nơi khác (Rusbult & Farrell, 1983). Trong
trường hợp này, NV tiếp tục cam kết với doanh nghiệp bởi vì các lợi ích (ví dụ như
tăng lương, địa vị, tự chủ công việc và phát triển nghề nghiệp) liên quan đến việc tiếp
tục tham gia vào các hoạt động trong tổ chức lớn hơn các lựa chọn khác hoặc các chi
phí cơ hội khi rời khỏi vị trí làm việc hiện tại. Rusbult & Farrell (1983) cho rằng sự
CKLI thường gắn liền với 2 nhóm yếu tố đó là (i) mức độ và/ hoặc số lượng mà cá
nhân người lao động đã đầu tư và (ii) thiếu các lựa chọn thay thế. Cụ thể, những nhân
viên đầu tư đáng kể sự tâm huyết và công sức để làm chủ một kỹ năng công việc tại tổ
chức hiện tại không dễ áp dụng kỹ năng tại một tổ chức khác. Về bản chất, những
nhân viên này đang kỳ vọng rằng thời gian và công sức mà họ đã đầu tư sẽ được tổ
chức đền đáp. Tuy nhiên, để đáp ứng kỳ vọng này, người nhân viên này đòi hỏi phải
tiếp tục việc làm và gắn bó với tổ chức hiện tại. Vì vậy, khả năng nhân viên sẽ ở lại
với tổ chức sẽ liên quan với các kỳ vọng về việc sẽ họ nhận được các lợi ích từ những
thứ mà họ đã đầu tư. Bên cạnh đó, việc thiếu các lựa chọn việc làm thay thế trên thị
trường lao động cũng khiến cho NV suy nghĩ về việc rời bỏ tổ chức. Do đó, càng ít lựa
chọn thay thế khả thi mà nhân viên tin rằng có sẵn trên thị trường lao động, cam kết
tiếp tục của họ với doanh nghiệp hiện tại sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, một cách tiếp cận ít phổ biến hơn nhưng không kém phần khả thi là

xem cam kết như một trách nhiệm hoặc đạo đức nghề nghiệp của một người đối với tổ
chức, gọi là cam kết liên quan đến đạo đức. Theo Wiener (1982), cam kết là “tất cả các
nỗ lực mà người lao động hành động theo quy chuẩn nội bộ nhằm giúp tổ chức đạt
được các mục tiêu của tổ chức”', đồng thời gợi ý rằng NV thể hiện các hành vi như vậy
bởi vì “họ tin rằng đó là điều đúng đắn và đạo đức nghề nghiệp”. Mặc dù NV khơng
coi đó là cam kết, một số học giả (ví dụ như Prestholdt và cộng sự, 1987) đã xác định
các chuẩn mực cá nhân (các quy chuẩn, nghĩa vụ, đạo đức) là những yếu tố góp phần
quan trọng vào hành vi NV đó có tiếp tục cam kết ở lại với tổ chức hay không. Cam
kết liên quan đến đạo đức sẽ bị ảnh hưởng bởi cả kinh nghiệm của cá nhân trước khi đi
làm (gia đình, văn hóa, xã hội) và sau khi đi làm (văn hóa, giá trị của tổ chức đang làm
việc). Cụ thể, chúng ta có thể kỳ vọng rằng một nhân viên sẽ có cam kết đạo đức và
trách nhiệm cao với tổ chức nếu những người quan trọng khác (ví dụ như cha, mẹ của
họ) đã từng là nhân viên làm việc lâu năm cho một tổ chức. Trong khi đó, những nhân

TIEU LUAN MOI download :


14

viên đã thấm nhuần văn hóa tổ chức đang làm việc và tổ chức ấy cũng mong đợi lòng
trung thành của họ thì nhiều khả nhân viên đó cũng sẽ có cam kết cao với tổ chức
(Wiener, 1982).
1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và kết quả của tổ chức
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thực hiện CSR và kết quả của tổ chức đã được
một số học giả nghiên cứu. Các học giả (Tharenou et al., 2007; Youndt et al., 1996)
thông thường chia kết quả của tổ chức thành hai nhóm chỉ tiêu kết quả chính gồm: chỉ
tiêu tài chính (ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, ...) và chi tiêu phi tài chính (ví dụ như
thương hiệu, danh tiếng, uy tín, sự thỏa mãn của các bên liên quan, ...). Vì vậy, trong
phần này, luận án sẽ thực hiện tổng quan các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa CSR với cả kết quả tài chính và phi tài chính của tổ chức.

Theo quan điểm của Moerman & Van Der Laan (2005), các doanh nghiệp lĩnh
vực công nghiệp thực phẩm (như rượu, bia, thuốc lá chẳng hạn) tạo ra hàng hoá gây
ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội đã thực CSR để tăng thiện cảm về lĩnh vực họ sản xuất
và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Các ngành sản xuất hóa chất và dầu khí thải ra
môi trường chất thải công nghiệp hoặc gây ô nhiễm khi khai thác dầu khí đã thực hiện
các hoạt động từ thiện để bù đắp phần nào tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp của
họ đối với xã hội. Tuy nhiên, không giống như các ngành công nghiệp sản xuất hàng
hoá gây hại cho xã hội, ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, xây dựng...) cũng có thể
gây ra các tác hại đến xã hội như cho các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường vay
vốn chẳng hạn. Chính điều này đã khiến các học giả trên thế giới tìm hiểu về CSR
trong các ngành dịch vụ. Thực tế cho thấy, thực hiện CSR trong ngành dịch vụ có thể
tập trung vào CSR đối với NV, khách hàng, quyền con người, cạnh tranh lành mạnh,
hay việc thực thi quản trị công ty minh bạch theo các chuẩn mực của OECD.
Forest và cộng sự (2008) đã xem xét các khía cạnh chính của CSR trong nghiên
cứu của mình và chỉ rõ trách nhiệm bắt buộc mà các doanh nghiệp tại Mỹ, Canada,
Nhật Bản cần thực hiện…. Bên cạnh việc một số doanh nghiệp hiểu được vai trò và
coi việc thực hiện CSR như một chiến lược của doanh nghiệp, vẫn còn khá nhiều
doanh nghiệp coi việc thực hiện CSR là chi phí và chưa thực sự muốn thực hiện CSR.
Chính vì vậy mà các học giả này chia việc thực hiện CSR thành ba nhóm: tự nguyện
thực hiện CSR, miễn cưỡng thực hiện CSR và không thực hiện CSR. Nhóm nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện CSR phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và sự hiểu biết
của các nhà quản trị. Bên cạnh đó, yếu tố nguồn lực tài chính, mơ hình cơ cấu tổ chức,
và các giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện

TIEU LUAN MOI download :


15

CSR. Padmakshi và cộng sự (2009) thực hiện đánh giá vai trị của CSR trong các tập

đồn tồn cầu kinh doanh về thực phẩm (với hai doanh nghiệp được chọn nghiên cứu
điển hình) đã chỉ ra rằng thực hiện CSR chính là phương thức giúp cho các cơng ty
này cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu này cũng khuyến nghị
các công ty nên áp dụng “chiến lược phù hợp” để hài hòa các mục tiêu: (1) giá trị cho
cổ đơng và sự hài lịng khách hàng, (2) tối đa hoá lợi nhuận, (3) các mục tiêu CSR.
Xudong (2009) khảo sát doanh nghiệp và cảm nhận của người dân địa phương
đối với CSR tại Trung Quốc. Thông qua bảng hỏi khảo sát theo các cấp độ CSR trong
mơ hình của Carroll (1999), tác giả đã chỉ ra rằng chính quyền địa phương và trình độ
hiểu biết về CSR chính là yếu tố quan trọng để giúp cho các doanh nghiệp thực hiện
tốt CSR. Tác giả cũng đã gợi ý về việc cần xây dựng các chế tài thưởng phạt rõ ràng
và mang tính khuyến khích hoặc răn đe để các doanh nghiệp nhìn vào đó để xây dựng
các chiến lược và chính sách sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tại tỉnh Triết Giang.
Trong khi đó, Michael & Michael (2006) đã chọn doanh nghiệp thực phẩm của Mỹ để
thực hiện khảo sát và đề xuất mơ hình nghiên cứu việc thực hiện CSR trong quá trình
kinh doanh thực phẩm. Mơ hình này chỉ ra những khía cạnh áp dụng CSR bao gồm:
phúc lợi của gia súc (animal welfare), công nghệ sinh học (biotechnology), môi
trường, thương mại công bằng (fair trade), tính an tồn đối với khách hàng (safety),
NV và quyền con người (labor and human rights). Ngoài ra, vấn đề CSR trong chuỗi
cung ứng như cộng đồng và thu mua nguyên nhiên vật liệu cũng được đề cập tới. Cuối
cùng, một danh sách các khía cạnh CSR được các tác giả đề xuất và khuyến nghị
doanh nghiệp thực hiện trong ngành thực phẩm.
Vijaya & Indra (2008) thực hiện khảo sát CSR tại 16 doanh nghiệp công nghệ
thông tin tại Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy CSR đã có ảnh hưởng tích cực đối
với cảm nhận của cổ đông, khách hàng, cộng đồng và nhân viên. Trong khi đó, Zappi
(2007) đã chọn ngành ngân hàng tại Italia để thực hiện nghiên cứu việc thực hiện CSR.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng CSR đã tạo ra được lợi ích cho cả doanh nghiệp và
khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần coi CSR như chiến lược
của tổ chức và lồng ghép chúng vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng hiệu
quả tài chính và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.
Ngành xây dựng được coi là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế khi mà

ngành này thu hút một số lượng lớn lao động và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Vì
vậy, khơng giống như các ngành cơng nghiệp sản xuất thực hiện CSR nhằm bù đắp
phần nào những thiệt hại mà họ gây ra cho môi trường, các DNXD thực hiện CSR sẽ
khiến cho chất lượng sản phẩm tốt hơn, các cơng trường làm việc an tồn hơn, hay

TIEU LUAN MOI download :


×