KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT
LÁT CƯỜM THƯƠNG PHẨM
Cá Thát lát cườm (có nơi gọi là cá còm, cá nàng hai) (Chitala
chitala), là loài cá kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Nhiều địa phương như Hậu Giang, Long An,… đã đưa vào nuôi
đối tượng này và có không ít hộ nuôi đã trở nên khá giả nhờ con cá
này. Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm đơn giản nhưng vẫn “hút”
hàng vì cá ngoài làm thực phẩm còn là đối tượng được sử dụng làm
cảnh nhờ những chấm đen trắng hai bên đuôi
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA
CÁ THÁT LÁT CƯỜM
1. Đặc điểm sinh học
Cá thát lát có thân gồ cao ở phần giữa, nhỏ ở phần đầu và phần đuôi.
Hai bên đuôi có 4-10 chấm tròn màu đen với đường viền màu trắng.
Đây chính là điểm dể nhất để phân biệt cườm với cá thát lát khác.
Cá thát lát thuộc loại cá nước ngọt, nhưng có thể sống trong môi trường
nước lợ không quá 6‰. Môi trường nước tĩnh, có pH từ 6,5-8, nhiệt độ
26-32
o
C thích hợp cho cá. Nhiệt độ dưới 15
o
C cá sẽ ngưng ăn, nhiệt
độ trên 36
o
C cá sẽ chết rất nhanh. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá
có thể sống trong môi trường chật hẹp, nghèo oxy 3-8mg/l.
Cá thát lát cườm là đối tượng ăn tạp, thức ăn thiên về động vật. Trong
điều kiện nuôi nhốt, để cá ăn được thức ăn chế biến, thức ăn công
nghiệp cần tập cho cá ăn những loại thức ăn này khi cá còn nhỏ.
(a)
(b)
Cá thát lát cườm (ảnh: a - nongnghiep.vn; b - diendancacanh.com)
2. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
Cá thát lát cường có nhiều ưu điểm so với các loài các thát lát khác như
có thể muôi làm cảnh, nuôi lấy thịt, kích thước lớn, tăng trưởng nhanh
có thể đạt 1kg sau 1 năm nuôi, trong khi đó các loài cá thát lát khác chỉ
đạt khoảng 300 gam là ngừng tăng trưởng.
Cá trưởng thành khi đạt 1 năm tuổi và tham gia sinh sản khi đạt từ 2
tuổi trở lên. Mùa sinh sản của cá từ tháng 5 đến tháng 10. Sức sinh sản
của cá trung bình 2000-7000 trứng/cá cá. Sau 5-7 ngày ở nhiệt độ 28-
32
o
C, trứng sẽ nở.
II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CƯỜM THƯƠNG PHẨM
Bước 1. Chuẩn bị ao nuôi
Cần chặt tán cây che khuất mặt ao, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ
xung quanh ao. Tháo cạn nước ao và dọn sạch rác, bắt cá tạp và địch
hại (rắn, cua, ếch,…), vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao, chỉ chừa
lại khoảng 20 cm, tu bổ cống, bờ ao, san lấp các lổ rò rỉ.
Rải vôi bột xuống đáy và xung quanh ao để giệt khuẩn và điều chỉnh độ
pH, liều lượng sử dụng tùy thuộc vào độ pH. pH = 4,5-5, bón 30-40 kg
vôi/100m
2
; pH = 5-6, bón 16-30 vôi/100m
2
; pH = 6-6,5, bón 14-16 kg
vôi/100m
2
.
Sau khi bón vôi cần phơi nắng từ 3-4 ngày rồi tiến hành bón phân
chuồng ủ hoai lượng từ 25-30 kg/100
m
2
hoặc phân vô cơ, liều lượng
0,3kg Ure + 0,5 kg lân/100
m
2
. Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc cho
tới mực nước 1-1,5 m. Sau 3-4 ngày nước chuyển sang màu lá chuối
non thì tiến hành thả cá giống.
Ao nuôi cá thát lát cườm tại Hậu Giang (ảnh: )
Bước 2. Chọn và thả giống
Nên chọn cá có ngoại hình cá cân đối, vây, vẩy đầy đủ, không xây xát,
màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không dị tật, không có dấu hiệu
nhiễm bệnh. Chọn cá có kích cở càng lớn càng tốt sẽ giảm được tỷ lệ
hao hụt. Nên thả cá giống đồng cỡ từ 6 cm trở lên để tránh thả hiện
tượng phân đàn, hao hụt, cạnh tranh thức ăn. Trước khi thả cá cần tắm
cá bằng nước muối 20-30‰ trong vài phút để giệt mầm bệnh. Nếu cá
giống được vận chuyển và túi nilon cần ngâm bọc cá trong nước ao từ
khoảng 15 phút, sau đó mới mở bọc và thả cá ra từ từ. Nên thả cá váo
sáng sớm hoặc chiều mát với mật độ từ 10-15 con/m
2
.
Ngầm túi nilon trong nước ao trước khi thả cá (ảnh: Dương Nhựt
Long, 2003)
Bước 3 Chăm sóc và quản lý
Thức ăn và cách cho ăn
Cá thát lát cườm có tập tính ăn mồi động vật tươi sống. Trong quá trình
nuôi, nếu sử dụng thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp cần phải
có thời gian tập cho cá ăn. Giai đoạn cá có kích cở dưới 10 cm, cho cá
ăn trùn quế và cá tạp xay nhuyễn và giảm dần lượng trùn quế cho đến
khi chỉ sử dụng cá tạp. Cá có kích thước trên 10 cm, cho cá ăn cá tạp
xay kết hợp với cám gạo nấu chín. Có thể dụng thức ăn công nghiệp có
hàm lượng đạm 20-25% ngâm nước và trộn đều với cá xay rồi cho cá
ăn. Lượng cá xay giảm dần theo thời gian.
Thức ăn cá thát lát và thiết bị chế biến thức ăn (ảnh:
)
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, nên cho cá ăn
đúng giờ để tạo phản xạ ăn, khẩu phần ăn buổi sáng chiếm 1/3 và tối
chiếm 2/3 khẩu phần ăn trong ngày. Khi cá có kích cỡ nhỏ hơn 10 cm,
khẩu phần khoảng 10% tổng lượng cá trong ao. Khi cá lớn lớn hơn, tùy
theo sức ăn, khẩu phẩn ăn từ 5-7% tổng lượng cá ăn. Nên cho thức ăn
vào sàng cho ăn đặt trong ao cách mặt nước khoảng 50-60 cm và đặt
sàng cho ăn ở nhiều vị trí trong ao nhằm giảm thiểu thất thoát thức ăn.
Thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng với liều lượng theo
khuyến cáo của nhà sản xuất để tăng sức đề kháng cho cá.
Chăm sóc và quản lý
Thường xuyên theo dõi hoạt động bơi lội của cá, mức độ sử dụng thức
ăn để điều trị kịp thời.
Để duy trì chất lượng nước nuôi cần phải thay nước định kỳ 7-10 ngày
Mỗi lần thay khoảng 1/5-1/3 lượng nước trong ao. Duy trì nước nuôi có
màu lá chuối non là tốt nhất. Khi thấy nước có màu xanh quá đậm hay
có mùi hôi phải thay nước ngay.
Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để
giệt mầm bệnh, liều lượng từ 5-6 kg vôi bột/100 m
2
.
III. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO CÁ THÁT LÁT CƯỜM
1. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Việc phát hiện bệnh và điều trị cho cá nói chung và cá thát lát cườm nói
riêng thường khó khăn và không hiệu quả. Do đó vấn đề phòng bệnh là
cực kỳ quan trọng.
Dùng chế phẩm sinh học để xử lý nước nuôi, bổ sung vitamin C và
khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cá.
Xử lý hệ thống nuôi cẩn thẩn trước khi thả cá để diệt trừ các mầm bệnh
trong hệ thống nuôi; chọn mua cá giống chất lượng cao, không mua cá
bị bệnh; tắm cá bằng nước muối để phòng bệnh trước khi thả; thả nuôi
với mật độ phù hợp; cho cá ăn đầy đủ số lượng và chất lượng để nâng
cao sức đề kháng của cá; duy trì các yếu tố môi trường thích hợp cho sự
phát triển của cá nuôi. Chủ động nguồn nước để thay khi môi trường
nuôi bị ô nhiễm;… là những biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá.
2. Điều trị một số bệnh thường gặp ở cá thát lát thịt
2.1. Bệnh do nhiễm khuẩn
2.1.1. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn nhóm Aeromonas,
Pseudomonas, Streptocococus,…
2.1.2. Điều kiện gây bệnh: Bệnh dễ phát sinh trong môi trường nước
bị nhiễm bẩn, nuôi với mật độ cao, hàm lượng oxy trong nước thấp,
thức ăn hàm lượng dinh dưỡng thấp hoặc không cân đối.
2.1.3. Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Bụng
có biểu hiện sậm màu từng vùng, đuôi và vây bị hoại tử, cơ thể xuất
huyết, tiết ra nhiều nhớt. Mắt lồi đục, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ
trên mặt nước,…
2.1.4. Phòng bệnh gây bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng
hợp.
2.1.5. Điều trị: Dùng thuốc tím (KMnO
4
) tắm cho cá, liều dùng 4g/m
3
1-2 tuần/lần. ngoài ra có thể dùng Sulfamid trộn vào thức ăn với lượng
150-200 mg/kg thể trọng cá hoặc Oxytetracylin liều dùng 5 g thuốc/100
kg thức ăn cho cá ăn 7-10 ngày.
2.2. Bệnh do virus
2.2.1. Tác nhân gây bệnh: Rhabdovirus,…
2.2.2. Triệu chứng: khi mới phát bệnh, cá bỏ ăn hoặc ăn ít, bơi lội lờ
đờ, cơ thể xuất huyết. Sau đó, bụng chướng chứa đầy dịch, các vết lở
loét ăn vào tới xương thì cá chết.
2.2.3. Phòng bệnh: Giữ cho chất lượng nước luôn ổn định, kết hợp với
biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
2.2.4. Điều trị: phòng là chính, không có khả năng điều trị.
Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bà con ngư dân nắm được quy
trình kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm và ứng dụng vào thực
tế. Mọi thắc mắc, bà con có thể liên hệ với Phòng Kỹ Thuật Công ty
Nhân Lộc – Rovetco.
Phòng Kỹ Thuật - Công ty Nhân Lộc – Rovetco