Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận hình sự tội hiếp dâm x cưỡng dâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.32 KB, 13 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

. ♕♛♕♛♕ .

TIỂU LUẬN
MƠN: LUẬT HÌNH SỰ II
Đề bài 05: “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của
tội cưỡng dâm? Phân biệt tội cưỡng dâm với tội
hiếp dâm”

SINH VIÊN

∗ Họ và tên:
∗ Lớp:
∗ MSSV:

Lê Thanh Tín
K6B
183801010054

Hà Nội 2020


MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhấp quốc tế hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta đã có nhiều chuyển biến tích
cực, sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao. Bên cạnh sự phát


triển của xã hội và giao lưu văn hóa, sự phát triển của internet, mạng xã hội đã
kéo theo mặt trái là sự xâm nhập của những luồng văn hóa độc hại, làm ảnh
hưởng và gia tăng các tội phạm về tình dục.
Để đấu tranh phịng chống tội phạm tình dục nói chung và tội cưỡng dâm
nói riêng. Nhà nước đã tiến hành đồng bộ các biện pháp khác nhau, trong đó
biện pháp hình sự đóng vai trị quan trọng. BLHS năm 1999 đã góp phần quan
trọng vào đấu tranh phịng chống loại tội này. Nhưng với những diễn biến phức
tạp về tình hình tội phạm và những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trên
thực tế dẫn đến BLHS năm 1999 trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn. Do đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành BLHS và tham khảo có
chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trên thế giới để kế thừa,
phát triển các quy định còn phù hợp, đồng thời khắc phục một cách căn bản
những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành BLHS năm 1999, BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi về tội cưỡng dâm.
Mặc dù số lượng án về tội cưỡng dâm được xét xử trong thời gian qua
không lớn, nhưng việc áp dụng quy định về tội cưỡng dâm trên thực tiễn vẫn có
những hạn chế, vướng mắc. Đặc biệt khi áp dụng quy định của BLHS năm 2015
để định tội danh thì các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền vẫn gặp vướng mắt vì
ranh giới phân định giữa tội cưỡng dâm và tội hiếp dâm vẫn khó xác định được.
Những hạn chế này sẽ làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm này
trên thực tế và việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề này là rất cần thiết.
Với những lý do đó, em lựa chọn đề bài số 05 “Phân tích các dấu hiệu
pháp lý của tội cưỡng dâm? Phân biệt tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm” cho
bài tiều luận học kỳ của mình.

3


B. NỘI DUNG
I.


Các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng dâm
Điều 143 BLHS năm 2015 quy định Tội cưỡng dâm là hành vi “dùng mọi

thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn
bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác”
Các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng dâm chính là những dấu hiệu đặc
trưng của tội cưỡng dâm được quy định trong luật hình sự, bao gồm: Khách thể,
chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.
1.1.

Dấu hiệu khách thể của tội cưỡng dâm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị

tội phạm xâm hại1. Khách thể của tội cưỡng dâm là quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ và bị tội phạm cưỡng dâm xâm hại – đó là quyền nhân thân của
con người, cụ thể là quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự.
Đối tượng tác động của tội phạm cưỡng dâm là người bị lệ thuộc người
phạm tội hoặc người đang ở trang tình trạng quẫn bách.2
Người lệ thuộc mình là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người
phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội ni dưỡng, chu
cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo
dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm
tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm
hoặc giáo viên bộ môn...).3
Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại là trường hợp người
bị hại đang lâm vào hồn cảnh khó khăn, bức bách nhưng khơng tự mình khắc
phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: khơng có tiền
chữa bệnh hiểm nghèo; khơng có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...)4.

1 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Phần Chung, tr. 81
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm (Quyển 1), tr. 122
3 Xem: khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 đã dẫn.
4 Xem: khoản 11 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 đã dẫn

4


1.2.

Dấu hiệu chủ thể của tội cưỡng dâm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS)

tức là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể nhận thức được đầy đủ
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển
được hành vi ấy. Như vậy, chủ thể của tội cưỡng dâm là người có năng lực
TNHS.
Năng lực trách nhiệm hình sự của một người được xác định thơng qua khả
năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người đó thực
hiện và khả năng điều khiến được hành vi ấy. Khả năng điều khiến hành vi được
khiểu là khả năng kiềm chế được hành vi nguy hiểm cho xã hội và khả năng lựa
chọn một xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội.5
Tuổi chịu TNHS được quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015. Theo đó,
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên pahir chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng
chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143,
…,303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy đối chiếu với Điều 143 BLHS 2015,
chủ thể của tội phạm cưỡng dâm là người đủ 16 tuổi trở lên đối với khoản 1 và
đoạn 1 khoản 4 Điều 143 BLHS; đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội

khoản 2, 3 đoạn 2 khoản 4 của Điều 143 BLHS và có năng lực TNHS6.
Mặc dù theo quy định theo quy định tại Điều 143 BLHS năm 2015 và
Điều 113 BLHS năm 1999 trước đây thì bất kỳ chủ thể nào, đủ năng lwucj
TNHS và đủ tuổi TNHS đều có thể là chủ thể của tội phạm nhưng thực tiễn xét
xử trước đây vẫn coi chủ thể của tội cưỡng dâm chỉ có thể là nam giới; nữ giới
chỉ có thể tham gia với vai trị đồng phạm (người tổ chức, người xúi giục hoặc
người giúp sức).

5 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Phần Chung, tr. 122
6 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập 1, tr.
130

5


Em cho rằng cần xác định chủ thể của toioij cưỡng dâm là chủ thể bình
thường tức có thể là nam giới hoặc nữ giới; bởi lẽ điều luật không mơ tả dấu
hiệu đặc biệt về giới tính của chủ thể. Đồng thời, cùng với việc bổ sung dấu hiệu
hành vi khách quan “hành vi quan hệ tình dục khác” thì trường hợp người thực
hiện hành vi cưỡng dâm khơng chỉ là nam giới mà cịn có thể những đối tượng
khác, như nữ giới, người chuyển đổi giới tính thực hiện hành vi được mô tả tại
Điều 143 BLHS.
1.3.

Dấu hiệu mặt khách quan của tội cưỡng dâm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm

những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan
(như hành vi khách quan, hậu quả của tội phạm; các điều kiện bên ngồi gắn liền
với hành vi khách quan như cơng cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm

phạm tội…)7
Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của người phạm tội thể hiện ra
bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.8
Theo quy định tại Điều 143 BLHS 2015, hành vi khách quan của tội
cưỡng dâm là hành vi “khiến” (ép buộc) và hành vi giao cấu hoặc hành vi quan
hệ tình dục khác. Trong đó hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác
là kết quả của quả của hành vi “khiến” (ép buộc).9
Hành vi “khiến” ở tội cưỡng dâm được hiểu là hành vi khống chế tư
tưởng bằng việc lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn
nhân để buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễng cưỡng thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác theo ý mình. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để
khống chế nạn nhân cũng có thể đa dạng, như lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe
dọa hoặc bằng tình cảm, tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa… 10 Thông thường,
7 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Phần Chung, tr. 103
8 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Phần Chung, tr. 107
9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm (Quyển 1), tr. 124
10 Đinh Văn Quế (2006), Bình luận Bộ luật hình sự (Phần riêng) các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tr. 121.

6


việc khống chế tư tưởng được thực hiện băng một hành vi công nhiên: Một sự
dọa dẫm hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi
dụng uy tín của mình đe doa sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như
không chịu giao cấu hoặc không chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Ví dụ: Dọa chuyển nơi làm việc, dọa không nuôi dưỡng nữa, dọa hủy hợp đồng
lao động. Lưu ý rằng, hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người
bị đe dọa bị tê liệt ý chí, khơng dám kháng cự. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế

tư tưởng, họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu giao cấu
hoặc chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi
dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng quẫn bách
hứa hẹn mang lại quyền lợi nào đó cho họ nếu chấp nhận việc giao cấu hoặc
chấp nhận thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Ví dụ: Hứa sẽ cho chuyển
nơi làm việc…
Ở đây cũng cần chú ý: Sự hứa hẹn phải có tính chất là sự khống chế tư
tưởng buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu hoặc chấp nhận thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Những trường hợp hứa hẹn khác không
thuộc phạm vi của tội phạm này.
Giải thích nội hàm của hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác
đã được trình bày trong Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của
Hội đồng thẩm phán TANDTC. Theo đó:
Giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục năm (dương vật) vào
bộ phận sinh dục nữ (âm hộ, âm đạo) với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính
hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể
(ngón tay, ngón chân, lưỡi,…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục
nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác11
11 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) Tập 1, tr. 97

7


1.4

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội cưỡng dâm

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái

tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó
thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, biểu hiện ở
dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.12
Đối với tội cưỡng dâm, dấu hiệu lỗi của chủ thể đòi hỏi là lỗi cố ý. Người
phạm tội biết nạn nhân là người lệ thuộc mình hoặc biết họ là người đang trong
tình trạng quẫn bách, người phạm tội cũng biết hành vi đe dọa hoặc hứa hẹn của
mình là hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách
của nạn nhân để buộc họ phải miễn cướng cho giao cấu hoặc miễn cưỡng thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác.13
Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi
phạm tội cố ý. Động cơ phạm tội cưỡng dâm có thể do ham muốn, do nhu cầu
tình dục hoặc do động cơ khác. Tuy nhiên, đối với tội cưỡng dâm thì động cơ
phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc.
II.

Phân biệt tội cưỡng dâm với tội hiếp dâm
Tội cưỡng dâm (Điều 143 BLHS) và Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS) đều

thuộc các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự được quy
định trong BLHS. Hai tội phạm này đều có điểm chung là hành vi phạm tội đều
dưới dạng hành động phạm tội, đó là hành vi dùng thủ đoạn để giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân. Hậu quả của những hành
vi phạm tội là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự của con người thể
hiện dưới dạng những thiệt hại tình thần. Ngoài ra, sự giống nhau giữa Tội
cưỡng dâm và Tội hiếp dâm là mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể phạm tội.
Cụ thể:
Mặt chủ quan: Hai tội này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực
tiếp. Người phạm tội biết hành vi dùng thủ đoạn của mình để giao cấu hoặc thực

hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân là gây nguy hiểm đáng kể cho
12 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Hình sự Phần Chung, tr. 133.
13 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm (quyền 1), tr. 125.

8


người bị hại nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi đó nhằm thỏa mãn
dục vọng của mình
Chủ thể: Chủ thể của hai tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ 14 tuổi
trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khác nhau:
Tiêu chí
Khái niệm

Tội hiếp dâm
Người nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng khơng thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc
thủ đoạn khác giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân.
Căn cứ pháp lý Điều 141 BLHS năm 2015
Chủ thể
Có thể là nam hoặc nữ từ
đủ 14 tuổi trở lên cố ý thực
hiện


Đối tượng tác
động

Bất cứ ai

Hành vi khách - Dùng vũ lực, đe dọa dùng
quan
vũ lực;
- Lợi dụng tình trạng khơng
thể tự vệ được của nạn
nhân. Cụ thể, tình trạng này
có thể có sẵn ở nạn nhân
(nạn nhân bị bệnh động
kinh, bệnh tâm thần), hoặc
do các nguyên nhân khách
quan khác (nạn nhân bị say
xỉn, bị bất tỉnh, bị ốm đau
bệnh tật mà sức khoẻ

Tội cưỡng dâm
Người nào dùng mọi thủ đoạn
khiến người lệ thuộc mình
hoặc người đang ở trong tình
trạng quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu hoặc miễn
cưỡng thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác.
Điều 143 BLHS năm 2015
Có thể là nam hoặc nữ từ đủ
14 tuổi trở lên và có mối

quan hệ lệ thuộc với người bị
hại hoặc có quan hệ nhất
định trong việc giúp đỡ
người bị hại thoát khỏi tình
trạng quẫn bách cố ý thực
hiện.
Nam hoặc nữ từ đủ 13 tuổi trở
lên thuộc một trong hai trường
hợp sau đây:
+ Người lệ thuộc vào người
phạm tội;
+ Người đang ở trong tình
trạng quẫn bách.
Dùng mọi thủ đoạn tác động
vào người lệ thuộc hoặc người
đang ở trong tình trạng quẫn
bách.
Lưu ý: - Quan hệ lệ thuộc ở
đây có thể là quan hệ lệ thuộc
về mặt công tác (như quan hệ
lệ thuộc giữa thủ trưởng và
nhân viên); về mặt kinh tế
(như quan hệ giữa người ni
dưỡng và người được ni
dưỡng); về mặt tín ngưỡng
9


yếu...).
- Thủ đoạn khác. Thủ đoạn

này có thể là hành vi cho
nạn nhân uống thuốc kích
thích, lợi dụng sự kém hiểu
biết của nạn nhân để dụ dỗ
nạn nhân giao cấu.....
 Những hành vi trên có
mục đích là làm tê liệt sự
kháng cự của nạn nhân để
giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của
nạn nhân.

III.

(cha xứ và con chiên) hay gia
đình (cha mẹ và con)...
- Người đang ở trong tình
trạng quẫn bách là trường hợp
người đang ở trong tình trạng
hết sức khó khăn, tự mình
khơng thể hoặc khó có thể
khắc phục được, mà địi hỏi
phải có sự hỗ trợ của người
khác (ví dụ: Người bị hại có
người thân trong gia đình bị
mắc bệnh hiểm nghèo khi
hồn cảnh lại đang túng thiếu
nghiêm trọng...).
Nhìn chung, những thủ

đoạn do người phạm tội này
thực hiện không làm tê liệt
sự kháng cự của nạn nhân,
tuy nhiên nó lại khiến nạn
nhân phải đồng ý giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác một cách
miễn cưỡng với người phạm
tội.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy địuh về tội cưỡng dâm
Việc nâng cao hiệu quả áp đụng các quy đnh của BLHS Việt Nam về tôi

cưỡng dâm, ngồi những yếu tố quy định của pháp luật, cơng tác cán bộ cũng là
điều cần được quan tâm. Việc áp dụng pháp luật được đúng đắn vào thực tiễn,
không bị lam dụng thì cán bộ điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân cẩn phải có trình độ, kiến thức chuyển mơn và phải có đạo đức nghề
nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền tiển hành tố tụng cần nâng cao
nhận thức, trách nhiệm trong hướng dẫn, áp dụng các quy định của BLHS để
truy cứu TNHS đối với hành vi cưỡng dâm trong quá trình điều tra, truy tổ, xét
xử được khách quan, chính xác, tồn diện, khơng lâm oan người vơ tơi, không
bỏ lọt tôi phạm.
10


Đồng thời, cần liên tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, trình độ
chun mơn của cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán Hội thẩm; xây
dụng đội ngũ những người làm công tác điều tra, truy tổ, xét xử có phẩm chất
đạo đức, liêm khiết, trung thực, có kiến thức nghiệp vụ chun mơn vững vàng.

Ngồi ra, cần tăng cường công tác tuyên truyển, phỗ biến, giáo dục pháp
luật cho nhân dân. Để thực hiện được vấn để này, các cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm cần thường xuyên tuyển truyền phổ biến bằng nhiều hình thức, cách thức
để nâng cao nhận thức pháp luật cho người đân, trang bị cho họ những kiến thức
pháp luật nói chung và pháp luật hình sư nói niêng, phổ biến các văn bản liêm
quan đến các quyền về danh dự, nhân phẩm của con người, của công dân theo
quy định của Hiển pháp và pháp luật. Hoạt đông tuyên truyền, phỗ biến có thể
thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng ở Trung ương và địa phương
với hình thức tin bài hoặc chương trình phát thanh truyền hình, các cuộc thi tìm
hiểu pháp luậ... hoặc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng
internet.
Cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương quần
chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào tồn dân phịng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm để có thể huy động tối đa tiểm lực của quần chúng nhân dân
trong việc phát hiện, tổ giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tai cộng
đồng dân cư.
C. KẾT LUẬN
Pháp luật hình sự là một cơng cụ sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà
nước, bảo vệ quyền con người, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng
của tập thể và của cá nhân, là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách tư
pháp của Đảng và Nhà nước ta.
Trong thực tiễn tình hình tội phạm ở nước ta, nhóm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người diễn ra khá phổ biến; đặc
biệt tội cưỡng dâm ngày càng phát triển, khó phát hiện vì người bị hại bị tác
động tâm lý, tư tưởng nền miễn cưỡng để người phạm tội thực hiện hành vi vi
phạm tội và nạn nhân thường khơng tố giác tội phạm. Như đã trình bày, để công
11


cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm có hiệu quả thì nhà nước cần tăng cường

cơng tác tun truyển, phỗ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, để mỗi người
dân chủ động bảo vệ mình trước các loại tội phạm tình dục.
Qua quá trình thực hiện tiểu luận về Tội cưỡng, em một lần nữa được ôn
lại, được hiểu sâu, và làm rõ hơn những vẫn đề lý luận và pháp luật hình sự. bài
tập học kỳ lần này đã đầy đủ hơn hành trang kiến thức cho em tiến hành ôn tập
kiểm tra kết thúc môn, làm nền tảng kiến thức để học mơn tố tụng hình sự, thi
hành án hình sự, và ý nghĩa hơn, đó là hoàn thiện các kỹ năng nghiệp vụ kiểm
sát cho chúng tôi, nếu tương lai trở thành kiểm sát viên sẽ thực hiện tốt chức
trách của mình.
Quá trình thực hiện tiểu luận của em khơng thể tránh khỏi những sai sót,
mong nhận được sự góp ý, đánh giá của thầy cơ để giúp bài tập hoàn thiện hơn./.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam

(Phần các tội phạm) Tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần
các tội phạm), Quyển 1, Nxb. Cơng an nhân dân
4. Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
5. Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại
các điều 141,142,143,144,145, 146, 147 của bộ luật hình sự và việc xét xử
vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
6. Bài viết “Phân biệt tội hiếp dâm và cưỡng dâm” có trên:
/>



×