Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng thực trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.48 KB, 17 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MÔN:
ĐỀ BÀI:

VI PHẠM NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT
CHỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN
PHÁP XỬ LÝ
Họ và tên:
Lớp:
MSSV:

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôn nhân một vợ một chồng đã được xây dựng thành một trong
những nội dung của nguyên tắc hiến định về hơn nhân và gia đình và
được Luật hơn nhân và gia đình 2014 khẳng định là ngun tắc cơ
bản của chế độ hơn nhân và gia đình.
Tuy nhiên trên thực tế, hiện tượng vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng vẫn xảy ra, biểu hiện ở các trường hợp ngoại
tình, ở hiện tượng những người đã có vợ, có chồng chưa ly hơn nhưng
đã chung sống với người khác như vợ chồng. Những hiện tượng này
không phải là hiếm gặp mà ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều địa


phương trở thành vấn đề đáng quan tâm trong xã hội.
Vậy thì, nguyên nhân là do đâu? Cần làm gì để tháo bỏ những
nút thắt tiêu cực trên? Xuất phát từ mục đích đó mà tác giả chọn đề
tài: “Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng - Thực
trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lý”

3


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI VI PHẠM
NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG
1.1. Khái niệm về hành vi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng
Về bản chất, nguyên tắc hơn nhân một vợ một chồng có nghĩa
là trong thời kì hơn nhân chỉ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp
và là quan hệ hôn nhân duy nhất. Theo ngun tắc hơn nhân một vợ
một chồng thì chỉ những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng hoặc
đã kết hơn nhưng hơn nhân đó đã chấm dứt (vợ hoặc chồng họ đã
chết hoặc vợ chồng đã ly hơn) thì mới có quyền kết hơn với người
khác. Để bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình, tại Khoản 2 Điều
5 Luật hơn nhân và gia đình 20141 có quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Theo nội dung của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng,
những người vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có thể
có hai trường hợp sau:
Theo Luật HN&GĐ 2014, người đang có quan hệ hơn nhân hợp

pháp vi phạm ngun tắc hôn nhân một vợ một chồng xảy ra trong
hai trường hợp:
- Người đang có vợ, có chồng mà lại kết hơn với người
khác.Việc kết hơn của người đang có vợ, có chồng với người khác
mặc dù có đăng kí kết hơn tại cơ quan đăng kí kết hơn nhưng đã vi
phạm điều kiện kết hơn2. Do đó, việc kết hôn giữa những người đang

1 Khoản 2 Điều 5 Luật hơn nhân và gia đình />2
Theo
điểm
a,
khoản
1,
Điều
8
Luật
Hơn
nhân

Gia
đình:
/>
4


có vợ hoặc đang có chồng với người khác là vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng.
- Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ, chồng
với người khác. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ khơng có
đăng kí kết hơn nhưng về chung sống với nhau như vợ, chồng. Việc

chung sống với nhâu như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng
trong trường hợp này bao gồm: những người đang có vợ, có chồng
cùng chung sống với nhau như vợ, chồng (cả hai bên đều trong tình
trạng đang có vợ, có chồng); người đang có vợ, có chồng, chung
sống với người chưa có vợ, có chồng (chỉ một bên chung sống là
người đang có vợ, có chồng). Việc chung sống như vợ chồng với
người đang có vợ hoặc có chồng bất kể là cơng khai hay khơng cơng
khai thì đều là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
Như vậy, có thể hiểu vi phạm chế độ một vợ một chồng là hành
vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là
đang có chồng.
Ngoại trừ trường hợp đặc biệt dưới đây:
Đó là các trường hợp của cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ
hoặc chồng ở miền Nam, tập kết ra Bắc lại xây dựng gia đình. Theo
hướng dẫn của Thơng tư 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tịa án nhân
dân tối cao3 thì đây là trường hợp đặc biệt, là hậu quả chiến tranh,
một vấn đề phức tạp. Do vậy, mặc dù là vi phạm nhưng những
trường hợp này không phải do ảnh hưởng của chế độ hôn nhân
phong kiến mà là do ảnh hưởng của chiến tranh.

3 Thơng tư 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tịa án nhân dân tối cao về việc Hướng dẫn giải
quyết các việc tranh chấp về hơn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng
trong nam, tập kết ra bắc lấy vợ, lấy chồng khác />
5


1.2. Chế tài xử phạt đối với hành vi hành vi vi phạm nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng

Các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là các
hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014. Do đó, các hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các chế tài có thể áp dụng để xử lý hành vi vi phạm bao gồm xử
phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ
nghiêm trọng của hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó để lại.
1.2.1. Phạt vi phạm hành chính
Tại Điều 59 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP 4 thì hành vi vi
phạm quy định về kết hơn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một
vợ, một chồng sẽ có mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hơn với người khác,
chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hơn với người mà mình biết
rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ
chồng với người khác.
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang
có vợ.
+ Kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
của chồng.

4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm
chế độ hôn nhân một vợ, một chồng: />
6



1.2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng 5,
chúng ta có thể xác định được chế tài hình sự được áp dụng khi hành
vi đó là nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Theo đó, người có hành vi vi phạm chế độ hơn nhân một vợ một
chồng như đã nêu có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thuộc vào
một trong hai trường hợp:


Việc vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng làm cho
một hoặc cả hai bên phải ly hơn.



Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ
một vợ một chồng mà vẫn tiếp tục vi phạm.
Đối với trường hợp có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ

một chồng mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.


Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.



Đã có quyết định của Tịa án hủy việc kết hơn hoặc buộc phải
chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật mà vẫn

duy trì quan hệ đó.
Như vậy, theo quy định này, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm

trọng của hành vi và hậu quả để lại mà cá nhân có thể bị xử lý hình
sự về tội vi phạm chế độ hơn nhân một vợ, một chồng theo các
khung hình phạt khác nhau.

5 Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 />
7


1.3. Ý nghĩa của việc quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng
Với việc quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là
nguyên tắc hiến định của Luật Hơn nhân và gia đình và được pháp
luật bảo vệ đã mang lại cho gia đình và xã hội nhiều điều tốt đẹp.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xác lập là tiền
đề, điều kiện ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và
chồng. Việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và
chồng có ý nghĩa xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, dân chủ bởi
nếu khơng có tự do, bình đẳng trong gia đình thì sẽ khơng có tự do,
bình đẳng trong xã hội.
Ngun tắc hơn nhân một vợ một chồng là cơ sở duy trì tình
yêu giữa vợ và chồng; củng cố cuộc sống chung vợ chồng lâu dài,
đảm bảo xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Chế độ hôn nhân
một vợ một chồng đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp, yêu thương giữa
các thành viên trong gia đình, tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển
và cùng tiến bộ.
Hơn nữa, gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình có hạnh
phúc, phát triển lành mạnh thì xã hội mới thịnh vượng. Xây dựng chế

độ hôn nhân một vợ một chồng tiến bộ đã thay thế chế độ đa thê
trong xã hội phong kiến trước đây và xóa bỏ gần như hồn tồn
nhữnghủ tục, tôn giáo lạc hậu như: trai tài năm bảy vợ,... vẫn còn
tồn tại trong xã hội, đặc biệt là trong đời sống của đồng bào dân tộc
miền núi lạc hậu và ở những vùng nơng thơn.
Bên cạnh đó, việc quy định hôn nhân phải theo nguyên tắc một
vợ một chồng cũng góp phần giải phóng người phụ nữ khỏi ách
thống trị của chế độ gia trưởng và những hủ tục lạc hậu, giúp cho
việc giải quyết một cách triệt để các tranh chấp về nhân thân và tài
sản trong các tranh chấp vê hôn nhân.

8


2. THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI VI PHẠM CHẾ ĐỘ MỘT VỢ MỘT
CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Các trường hợp vi phạm trong thực tế.
Hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản của chế độ
hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, hiện tượng vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vẫn xảy ra, biểu hiện ở các
trường hợp ngoại tình, ở hiện tượng những người đã có vợ, có chồng
chưa ly hôn nhưng đã chung sống với người khác như vợ chồng.
Những hiện tượng này không phải là hiếm gặp mà ngày càng trở nên
phổ biến ở nhiều địa phương và ngoại tình đã trở thành ngun nhân
chính của nhiều cuộc ly hơn.
Theo số liệu do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cung cấp thì
trong 10 năm trở lại đây có 1.384.660 vụ án ly hơn Tịa án đã giải
quyết, thì có 1.060.767 vụ xuất phát từ ngun nhân bạo lực gia
đình như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy,
rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hơn) 6.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (iSEE) đã điều tra trực tuyến với hơn 1.500 người 7. Kết quả
cho thấy, gia đình Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như:
Xung đột, bất hịa giữa các thành viên trong gia đình (27,5%), ngoại
tình (16%), nợ quá khả năng chi trả (9,9%)... Đặc biệt, tình trạng
ngoại tình được phụ nữ cảm nhận nghiêm trọng hơn nam giới. Cứ 10
chị em thì có hai người cảm thấy đây là vấn đề trong gia đình mình,
trong khi con số này ở nam giới chỉ khoảng 1/10.
Đồng thời, trong thời kì hiện nay, vẫn cịn có một số gia đình
cịn mang nặng tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ, muốn có
con trai và phải có bằng được con trai để nối dõi tông đường. Do vậy,

6 Hải An (2018), Báo Sài Gịn giải phóng: />7 Ngoại tình là một trong ba vấn đề lớn nhất của gia đình Việt:
/>
9


khi người vợ khơng thể làm được điều đó, người chồng có thể tìm đến
người phụ nữ khác để giúp họ thực hiện ước nguyện này 8.
Như vậy, cho thấy việc ngoại tình đang là vấn đề phổ biến ở
một bộ phận giới trẻ ở Việt Nam hiện nay và đây là hành vi vi phạm
Luật Hôn nhân và gia đình về nguyên tắc chế độ một vợ, một chồng.
Bên cạnh đó, cịn tồn tại hủ tục lạc hậu như: Một người đàn ơng
có nhiều vợ. Đơn cử, trường hợp của ơng Nguyễn Văn Ngay có 2 vợ
chính và một vài vợ ngồi luồng. Năm 1965, ơng Ngay cưới bà Hảo
(68 tuổi). Dưới bà Hảo là cô em gái tên là Háo (67 tuổi). Sau khi cưới
bà Hảo một thời gian, ông Ngay muốn lấy thêm cô em vợ, cô ấy vốn
đã có chồng nhưng sau đó khơng ở được với nhau. Thấy cơ ấy ở một
mình cũng buồn ơng Ngay ngỏ lời cô ấy đồng ý. Bà Hảo cũng muốn
chị em gần kề nên chấp thuận”9. Đây là một hủ tục chưa được xóa

bỏ triệt để của dân tộc K’ho ở vùng La Ngâu; La Dạ, huyện Tánh Linh,
tỉnh Bình Thuận.
2.2. Thực trạng giải quyết các trường hợp vi phạm.
Từ thực tế giải quyết các vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng, ta thấy hiện nay xử lý vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất, các vụ việc vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng
trên thực tế xảy ra với số lượng không hề nhỏ, xong số vụ được đưa
ra xét xử còn rất hạn chế, thông thường được giải quyết bằng sự
thoả thuận giữa các bên hoặc bỏ qua hành vi vi phạm, hai bên vẫn
tiếp tục chung sống.
Thứ hai, khi người có quyền u cầu Tồ án ra quyết định huỷ
kết hôn trái pháp luật hoặc không công nhận quan hệ vợ chồng đối
với quan hệ nam nữ, toà án sẽ không ra quyết định ngay mà sẽ tiến
hành công tác điều tra xem quan hệ đó có dấu hiệu vi phạm nguyên
tắc một vợ một chồng hay không? Tuy nhiên q trình điều tra, xác
minh gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do tính chất của việc vi
8 Xem thêm tại: />9 Theo Báo Thanh Niên: />
10


phạm là quan hệ riêng tư, mang tính tình cảm, cá nhân nên các quan
hệ này thường ít bộc lộ ra bên ngồi. Bên cạnh đó, các đương sự
thường có tâmlý muốn che giấu, e ngại phần vì sợ dư luận xã hội,
muốn giữ cho gia đình yên ấm, con cái hồ thuận, phần vì xấu chàng
thì hổ ai.
Thứ ba, những khó khăn, vướng mặc trong việc đảm bảo tuân
thủ Nghị quyết số 35/2000/QH1010:
Việc thực hiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong
điều kiện hiện nay là rất khó khăn do việc thừa nhận quan hệ chung
sống như vợ chồng của nam nữ có giá trị pháp lý như quan hệ vợ

chồng. Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, những trường hợp nam nữ
sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước
ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn trong thời hạn hai năm
(tức là đến 01/01/2003), nếu trước thời điểm này mà họ chưa đăng
ký kết hơn thì họ vẫn được coi là vợ chồng của nhau. Vậy nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng cũng được điều chỉnh cả đối với trường
hợp này. Nhưng hiện nay chúng ta chưa có được một cơ chế kiểm
soát những đối tượng này. Cho nên nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã đã
tiến hành đăng ký kết hôn cho những người đang có vợ, có chồng (do
khơng thể biết được là họ đang có vợ, có chồng vì việc chung sống
như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ tịch).
Vậy là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng bị vi phạm do
ngay chính cơ chế mà chúng ta tạo ra. Tình hình đó đặt ra u cầu
phải có những biện pháp phịng ngừa.

10 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:
/>
11


3. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
3.1. Nguyên nhân vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một
chồng
Việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên
nhân chủ yếu như:
Thứ nhất, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng khơng phải vì
tình u mà là vì một mục đích khác.
Hiện nay, có nhiều trường hợp các đôi nam nữ kết hôn hoặc
chung sống với nhau như vợ chồng nhưng khơng phải vì tình u mà

là vì một mục đích khác như: do cha mẹ, họ hàng hai bên ép buộc; vì
tài sản; vì muốn có một cuộc sống vật chất đầy đủ... Có những cơ gái
do muốn tìm một cuộc sống đầy đủ hơn mà đã chấp nhận là vợ hờ
của các đại gia. Do khơng xuất phát từ tình u thương thực sự và
mong muốn được cùng nhau xây dựng gia đình nên khi chung sống,
hai bên dễ gặp phải những mâu thuẫn và do vậy, họ tự tìm đến với
những người khác.
Thứ hai, do ngoại tình được bởi lối sống hiện đại, nhịp độ sơi
động khiến con người cũng bị cuốn theo dịng chảy đó, khiến họ
đánh mất đi chính mình do nhu cầu tình dục cá nhân.
Trong cuộc sống giữa vợ và chồng, mâu thuẫn là không thể
tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giải quyết các
mâu thuẫn đó và trong trường hợp đó đã dẫn đến hiện tượng ngoại
tình. Cũng có những khi người ta ngoại tình khi cuộc sống hôn nhân
trở nên quá nhàm chán và đơn điệu, khi gặp những cái mới họ dễ
dàng bị hấp dẫn và khơng thể chối từ. Có thể bản chất họ không phải
như thế nhưng chỉ một phút sai lầm đã dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng và một khi đã có lần đầu thì sẽ có tiếp lần hai, lần ba,... Điều
này cũng phần nào có thể giải thích được bởi lối sống hiện đại, nhịp
độ sôi động khiến con người cũng bị cuốn theo dịng chảy đó, khiến
họ đánh mất đi chính mình.
12


Thứ ba, do tư tưởng phong kiến còn nặng nề, trình độ văn hóa
cịn thấp. Trong thời kì hiện nay, vẫn cịn có một số gia đình cịn
mang nặng tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ, muốn có con
trai và phải có bằng được con trai để nối dõi tông đường. Do vậy, khi
người vợ không thể làm được điều đó, người chồng có thể tìm đến
người phụ nữ khác để giúp họ thực hiện ước nguyện này.

Thư tư, do trường hợp vi phạm chưa được xử lý nghiêm và chưa
có tính răn đe. Trên thực tế, vẫn cịn có trường hợp các cơ quan chức
năng quản lí, giải quyết vấn đề về hơn nhân gia đình một cách máy
móc, tắc trách, để lọt những trường hợp vi phạm. Khi xử lý vi phạm
thì cịn q mềm dẻo nên khơng có tính răn đe.
Thứ năm, ở một số nơi ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc
ít người cịn tồn tại các hủ tục lạc hậu do trình độ văn hóa thấp,
khơng hiểu biết pháp luật nên dẫn đến tình trạng vi phạm ngun
tắc hơn nhân một vợ một chồng còn khá phổ biến.
3.2. Biện pháp khắc phục
3.2.1. Nhóm biện pháp về mặt pháp lý
Thứ nhất, về mặt pháp lý cần tăng cường hoàn thiện các quy
định pháp lý về việc giải quyết các trường hợp vi phạm thực sự mang
lại hiệu quả cao cụ thểnhư sau:
Pháp luật cần phân định rõ: Trường hợp nam, nữ chung sống
như vợ, chồng trước ngày 3/1/1987 theo nghị quyết 35/2000/NQ –
QH 10 mà vi phạm một trong các điều kiện hôn nhân như giữa người
có quan hệ cùng dịng máu trực hệ, giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời, người đang có vợ, đang có chồng sống với người
khác… Thì khơng thể cơng nhận là có quan hệ vợ chồng.
Thứ hai, cải tiến trong công tác đăng ký hộ tịch và đổi mới về tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các án
tranh chấp hơn nhân và gia đình.
Trong cơng tác đăng ký hộ tịch, việc xem xét các yêu cầu của
nhân dân phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác. Một số tờ
khai đăng ký hộ tịch cần được thay đổi lại cho phù hợp để hạn chế
13


những sai sót có thể xảy ra. Trong cơng tác giải quyết các tranh chấp

về hơn nhân và gia đình, nên thành lập Tịa chun trách về hơn
nhân và gia đình. Do quan hệ hơn nhân và gia đình có những đặc thù
riêng nên đòi hỏi những người giải quyết các tranh chấp về loại này
phải có những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết.
Thứ ba, việc xử lý đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc
chế độ hôn nhân một vợ một chồng cần được các cơ quan có thẩm
quyền thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đúng pháp luật để phát huy
tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Mục đích của những biện pháp xử lý khơng phải là trừng phạt, bắt
người vi phạm phải chịu chế tài của pháp luật mà nhằm giáo dục đối
với người có hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật để họ không
tiếp tục vi phạm pháp luật, đồng thời giáo dục những cá nhân khác
có ý thức tơn trọng pháp luật, từ đó khơng phạm tội hay khơng vi
phạm pháp luật hơn nhân và gia đình. Từ đó nâng cao ý thức của
người dân trong việc tôn trọng và tuân thủ ngun tắc hơn nhân một
vợ, một chồng.
Thứ tư, có những quy định cụ thể về việc giải quyết các hậu
quả pháp lý về tài sản, quyền nuôi con khi các quan hệ năm nữ
chung sống với nhau như vợ chồng chấm dứt. Tạo cơ sở pháp lý giải
quyết các quan hệ tranh chấp liên quan đén việc xử lý các trường
hợp vi phạm, tránh để những tranh chấp này kéo dài mà vẫn chưa
được giải quyết.
3.2.2. Nhóm biện pháp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật hơn nhân và
gia đình một cách sâu rộng đối với mọi đối tượng, đặc biệt là các
vùng nông thôn và vùng núi. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng chỉ có thể phát huy được hiệu quả điều chỉnh khi được tất cả
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi người dân tuân thủ
một cách triệt để. Muốn vậy, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục
Luật hơn nhân và gia đình phải được tiến hành nghiêm túc tới mọi

14


đối tượng. Luật hơn nhân và gia đình cần sớm được đưa vào trong
chương trình giáo dục ở phổ thơng.
Song song với việc vận động nhân dân đấu tranh chống lại
những tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xóa bỏ
những phong tục, tập qn lạc hậu, tự giác chấp hành những quy
định của Luật.
Thứ hai, bên cạnh những quy phạm pháp luật, sử dụng những
chuẩn mực đạo đức và dư luận xã hội cũng là một trong những biện
pháp ngăn chặn hiện tượng này của xã hội. Từ xưa đến nay, xã hội
luôn lên án gay gắt tình trạng vi phạm hơn nhân một vợ một chồng
và cho đó là hiện tượng cần bài trừ trong xã hội. Do vậy, có thể sử
dụng dư luận xã hội như một kênh thơng tin để có thể vận động,
tuyên truyền chống vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng,
đồng thời qua đó phát hiện được các trường hợp vi phạm để kịp thời
xử lí.
Thứ ba, tăng cường cơng tác tun truyền, giải thích rõ cho hai
bên nam, nữ hiểu trước khi đăng ký kết hôn rằng họ phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn trong đó có quy định
trong đó có chế độ hơn nhân một vợ một chồng. Từ đó, nâng cao ý
thức của chính cặp vợ chồng trong hôn nhân hợp pháp, để họ tham
gia phối hợp vào việc giám sát, nhắc nhở cá nhân vi phạm, ngăn
chặn các trường hợp vi phạm tiếp tục xảy ra.

15


KẾT LUẬN

Thực tiễn xã hội - pháp lý trong xã hội hiện đại cho thấy có
nhiều vấn đề mới phát sinh liên quan đến hành vi vi phạm chế độ
một vợ một chồng. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã nêu ra quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về vi phạm chế độ hôn nhân một
vợ, một chồng; phân tích thực trạng của hành vi vi phạm chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra các nguyên
nhân dẫn đến các hành vi vi phạm cũng như đưa ra các biện pháp xử
lý về mặt pháp lý và thực tiễn để đấu tranh phòng, chống hành vi vi
phạm chế độ một vợ một chồng.
Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vẫn là
nguyên tắc cơ bản cho đến thời điểm hiện tại và việc thực hiện trong
thực tế cuộc sống ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều vướng mắc và bất
cập. Vì vậy cần có sự quan tâm tham gia đúng mức của Đảng và Nhà
Nước cũng như sự ý thức của người dân trong xã hội để nguyên tắc
có thể thực hiện một cách nghiêm túc.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật hôn nhân và gia đình 2014 />2 Thơng tư 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao
về việc Hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hơn nhân và
gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong nam, tập kết ra
bắc lấy vợ, lấy chồng khác />3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình: />4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về kết
hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:
/>5 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017
/>6 Hải An (2018), Báo Sài Gịn giải phóng:
/>7 Ngoại tình là một trong ba vấn đề lớn nhất của gia đình Việt:
/>8 Ngoại tình vì khơng có con trai:

/>9 Báo Thanh Niên: />
17



×