Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

Nghiên cứu hiện trạng xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại một số khu công nghiệp trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp xử lý bùn thải thích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 150 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Việt Nam là một nước đang phát triển. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa được
xem như chìa khóa để phát triển đất nước. Hiện nay, với hơn 800.000 cơ sở sản xuất
công nghiệp và gần 70 khu chế xuất (KCX) - khu công nghiệp (KCN) tập trung đã
đóng góp một phần rất lớn vào GDP của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi
trường chưa được quan tâm đúng mức.
Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm gần
đây, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn dẫn đầu và xứng đáng là “đầu
tầu” khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng TP.HCM cũng đang phải gánh vác
nặng nề một lượng chất thải công nghiệp sinh ra từ sự tăng trưởng đó.
Tính đến đầu năm 2011, trong số 172 KCN đã đi vào hoạt động có 102 KCN đã
vận hành hệ thống xử lý nước thải. Như vậy, 60% khu công nghiệp, khu chế xuất
(KCN, KCX) trên cả nước có hệ thống xử lý nước thải. Tổng lượng nước thải từ các
KCN ước khoảng 1 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng 35% tổng lượng nước thải của
cả nước).
Hiện, cả nước còn 127 KCN chưa xây dựng công trình xử lý nước thải tập
trung, trong đó có gần 50 KCN đã vận hành cần phải khẩn trương xây dựng. Tổng
công suất xử lý nước thải tại các KCN mới ở mức 339.500 m3/ngày/đêm, tương đương
với 33,95% lượng nước thải được xử lý. Các KCN này cũng đang xây dựng thêm 32
nhà máy xử lý nước thải, với công suất 160.600m3/ngày đêm, tương ứng với 16,06%.
Như vậy, nếu các nhà máy xử lý nước thải đang xây dựng đi vào hoạt động thì mới có
50% lượng nước thải ở các KCN, KCX được xử lý. Tương tự, chất thải rắn từ các KCN
hiện có khoảng 2,3 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%.
Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải nhưng thực chất không hoạt động vì thiếu kinh
phí hoặc các cơ sở sản xuất xử lý nhưng không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu về coliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu
chuẩn cho phép.
Với hơn 800 nhà máy nằm trong 15 KCN, KCX đang hoạt động (theo thống kê
tháng 6/2005 của Phòng Quản Lý Chất thải rắn - Sở Tài Nguyên và Môi trường


TP.HCM); gần 28.000 cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán khắp thành phố (theo Cục thống
kê Thành Phố HCM năm 2004), mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 250 tấn bùn thải
công nghiệp (BTCN), trong đó có khoảng 12-15 tấn BTCN nguy hại nhưng không
được xử lý, tái chế. Hàng năm các nhà máy trong KCN – KCX trên địa bàn TP.HCM
thải ra 6.726,4 tấn BTCN.
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Bùn thải này đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí
và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm ngưồn nuớc ngầm, nước mặt dẫn đến chất luợng
nguồn nuớc bị suy giãm .Hiện nay mỗi ngày TP vẫn phải tiếp nhận khoảng gần
400.000 m
3
nước thải công nghiệp thải trực tiếp xuống kênh rạch.
Do vậy phần lớn các kênh rạch của Thành phố đều bị bùn lắng rât nhanh và ô
nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôi thối, gấy ảnh hưởng đến cuộc sống
và môi trường.
Tính đến nay, trong tổng số 15 KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn
thành
phố
thì đã có 3 KCX (Tân Thuận, Linh Trung và Linh Trung II) và 2 KCN
(Tân Bình, Lê
Minh
Xuân) có đầu tư trạm phân loại, trung chuyển chất thải các
loại; các KCN còn lại thì p
hần
lớn do các đơn vị có chức năng trên địa bàn thành
phố thu gom trực tiếp tại các nhà máy

phát sinh. Ngoài ra các trạm xử lý nước thải
(XLNT) tập trung phát sinh lượng bùn thải sẽ được Công ty Phát triển hệ tầng (PTHT)

KCN thu gom giao Công ty Môi trường đô thị thành phố xử lý.
Việc xử lý nước thải và quản lý BTCN phát sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như đối với các trường hợp doanh nghiệp
chỉ phát sinh một lượng BTCN khối lượng nhỏ thì khó hợp đồng với các đơn vị thu
gom, xử lý dẫn đến việc bị xử lý vi phạm trong công tác quản lý BTCN. Hiện nay, việc
thu gom vận chuyển, xử lý bùn thải công nghiệp hiện nay hoàn toàn tự phát, do các
doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Một số KCN giao khoán hợp đồng cho các đơn vị
này làm mà không có kiểm tra giám sát. Các đơn vị thu gom BTCN từ các nhà máy xí
nghiệp sau đó đem về phân loại, những chất có thể tái chế thì tận dụng còn chất độc hại
thì đổ ra môi trường.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép, chỉ khi nào được KCN yêu
cầu thì mới đến Sở Tài Nguyên và Môi trường xin giấy phép. Nhiều KCN thừa nhận,
sau khi kí hợp đồng xong, các công ty thu gom, vận chuyển bùn thải đi đâu KCN hoàn
toàn không nắm được.
Ở nhiều KCN, nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông hồ, gây ô
nhiễm ở mức độ đáng báo động. Nước thải Khu công nghiệp không được xử lý triệt để
sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của dân cư lân cận, ảnh hưởng
tới sức khỏe người dân và trên diện rộng sẽ ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mà dân
sử dụng. Ngân hàng Thế giới ước tính mức thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu
quản lý nước thải và chất thải lên tới 1,3% thu nhập quốc dân. Vào những thời kỳ suy
thoái, mức thiệt hại này còn có thể cao hơn.
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Tác động của BTCN đối với môi trường, cảnh quan và muôn vật cũng như sự
cần thiết và tầm quan trọng của quản lí BTCN đã đề cập đến rất nhiều trong các đạo
Luật Bảo vệ môi trường của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong tuyên bố của các tổ
chức quốc tế, trong nhiều tài liệu, sách báo hội nghị, hội thảo… Ở Việt Nam, các vấn
đề liên quan đến BTCN cũng đã được qui định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường và
các văn bản pháp qui dưới Luật. Gần đây chúng đã được đề cập đến rất nhiều trong các
hôi nghị, hội thảo khoa học về bảo vệ môi trường và được nhắc đến thường xuyên

trong các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời còn là sự quan tâm sâu sắc đối
với các cơ quan chức năng, nghiên cứu và đào tạo, mà còn là đối với đại đa số các tầng
lớp nhân dân kèm theo những lời chỉ trích gay gắt, đặc biệt là đối với các khu công
nghiệp tập trung.
Việc xử lý nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do các công trình hạ
tầng kỹ thuật, nhất là lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lợi
nhuận dịch vụ này mang lại thấp, phí dịch vụ thấp chưa đảm bảo thu hồi chi phí cho
công tác quản lý vận hành và đầu tư công trình nên chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia.
Một phần do cơ chế chính sách chưa thu hút đầu tư, mặt khác các nhà đầu tư tư nhân
tiềm lực không phải là lớn và kinh nghiệm cũng chưa có nhiều cho nên họ chưa mặn
mà.
Quản lí bùn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
các KCN nói riêng có thể nói là một vấn đề hết nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện
nay. Chỉ có một phần rất nhỏ BTCN được thu hồi, tái chế và tái sử dụng ngay trong các
cơ sở công nghiệp hay tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm. Phần lớn
BTCN, kể cả BTCN nguy hại được bỏ lẫn lộn với rác đô thị và được đổ bừa bãi xuống
các kênh rạch, khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù qui chế
quản lí BTCN đã có hiệu lực từ hơn chục năm nay (năm 1999) nhưng việc tách riêng
BTCN nguy hại ra khỏi BTCN vẫn chưa thực hiện được thực hiện tốt ở các cơ sở đăng
kí quản lí BTCN.
Tại nhiều nơi trên thế giới, công tác tái chế và tái sử dụng chất thải công nghiệp
đã và đang được áp dụng hiệu quả thông qua một hệ thống các nhà máy tái chế chất
thải cũng như thị trường trao đổi chất thải. Ngay ở nước ta, hoạt động thu hồi tái chế
chất thải cũng khá nhộn nhip, các cơ sở thu gom và tái chế chất thải đã được hình thành
và phát triển. Chính vì thế, có thể nói một trong những biện pháp góp phần làm giảm
thiểu chất thải là việc tuần hoàn và tái sử dụng hợp lý chất thải. Hơn nữa công tác này
còn giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu sản xuất công
nghiệp, hoặc tạo ra nguồn thải mới. Các lợi ích của công tác này bao gồm :
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn

 Lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu hay các nguồn
năng lượng có giá trị, giảm chi phí để thải hay xử lý các chất thải sinh ra.
 Lợi ích về môi trường là giảm thiểu bùn thải nên giảm ô nhiễm môi
trường.
Do đó, để giải quyết các vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng
xử lý nước thải và quản lý bùn thải tại một số khu công nghiệp trong địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp xử lý bùn thải thích hợp.” đã được chọn để thực
hiện đồ án tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng xử lý nước thải và hệ thống quản lý bùn thải
của các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một số khu công nghiệp ở TP.HCM để đề
xuất xây dựng biện pháp quản lý thích hợp, hiệu quả.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
3.1 Phạm vi:
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở các nhà máy xử lý nước thải tập
trung tại một số khu công nghiệp điển hình ở TP.HCM.
Đề xuất các giải pháp xây dựng biện pháp quản lý cho các nhà máy xử lý nước
thải tập trung tại một số khu công nghiệp ở TP.HCM.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Nước thải và bùn thải công nghiệp trong 4 khu công nghiệp cụ thể là:
• Khu Công Nghiệp Tân Bình
• Khu Công Nghiệp Tân Tạo
• Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân
• Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
4.1 Phương pháp điều tra khảo sát:
Thông qua giấy giới thiệu của trường và văn phòng Khoa Kỹ thuật Môi trường
Đại học Kỹ thuật Công nghệ, tiến hành quá trình đi khảo sát thực nghiệm và đánh giá
chung về hiện trạng môi trường xử lý bùn thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung tại
các khu công nghiệp trong địa bàn thành phố…

Quan sát : ở đây chọn phương pháp quan sát không tham gia. Nghĩa là người
quan sát sẽ là một chủ thể riêng biệt bên ngoài hệ thống được chọn quan sát và xem xét
hệ thống một cách khách quan.
Phỏng vấn : là phương pháp thông dụng để thu thập thông tin.

4.2 Phương pháp phân tích, đánh giá:
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Dựa vào dữ liệu thu thập được, tham khảo ý kiến của công nhân, kỹ sư môi
trường, nhà quản lý … phân tích, đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bùn
thải hiện tại của các khu công ngiệp trong thành phố.
Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các công nghệ xử lý bùn thải hiện nay.
4.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Trong suốt quá trình làm báo cáo, em thường xuyên tham khảo ý kiến của các
chuyên gia có chuyên môn môi trường về công tác quản lý bùn thải công nghiệp hiện
nay. Bằng những kiến thức chuyên ngành, nhiều kinh nghiệm của mình các chuyên gia
sẽ đóng góp những ý kiến quý báu giúp cho bài báo cáo được tốt hơn.
Thăm dò, tham khảo ý kiến cuả- cán bộ các cơ quan liên quan và được sự tư vấn
cuả các nhà chuyên môn, nhà quản lý nhằm từng bước hoàn thành báo cáo nghiên cứu
khả thi này. (Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống
Kê, Công ty Công Trình Công cộng…)
4.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:
Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên bảng biểu. Số liệu được quản lý và phân
tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và soạn thảo văn bản sử dụng phần
mềm Microsoft Word.
4.5 Phương pháp tổng hợp số liệu:
Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên
quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ
Internet, sách báo ) về thuyết sinh thái công nghiệp và trung tâm trao đổi chất thải,
kết quả phân tích mẫu tại các trung tâm.

Sau khi đã có những số liệu thu thập được, những gì được chứng kiến trong quá
trình khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý các trạm xử lý nước thải tập trung
trong khu công nghiệp, tham khảo ý kiến chuyên gia … và kết hợp với kiến thức
chuyên ngành của mình, em đã tổng hợp và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách
quan, đề xuất biện pháp quản lý bùn thải phù hợp.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan hệ thống xử lý nước thải và quản lý bùn
thải công nghiệp của các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại một số khu công nghiệp
ở TP.HCM.
Khảo sát thực trạng xử lý nước thải đang được áp dụng tại KCN.
Nghiên cứu, đánh giá biện pháp quản lý BTCN và lựa chọn công nghệ quản lí
BTCN thích hợp.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
6.1 Tính thực tế:
Đồ án nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc đưa ra phương hướng quản lý nước
thải và bùn thải công nghiệp trong các nhà máy xử lý nước thải tập trung theo yêu cầu
kế hoạch bảo vệ môi trường các KCX, KCN thành phố.
6.2 Tính mới của đề tài:
Số liệu về lượng BTCN phát sinh trong KCN mới điều tra thực tế và đáng tin
cậy nhất ( số liệu được điều tra năm 2011)
Đề xuất phát triển các kết quả chi tiết và xây dựng biện pháp quản lý BTCN
hiệu quả thông qua việc hình thành một hệ thống trao đổi chất thải hoạt động và trung
tâm thông tin về trao đổi chất thải.
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TRONG ĐỊA
BÀN TP.HCM

1.1.TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH:
1.1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KHU CÔNG NGHIỆP:
Khu công nghiệp Tân Bình có vị trí duy nhất nằm trong nội thành gần các cửa
ngõ quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh. KCN Tân Bình thuộc phường Tây
Thạnh, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh. Khu công nghiệp là đầu mối quan trọng với
các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, có vị trí rất thuận lợi; cách trung tâm thành phố
10km , cách cảng Sài Gòn 11km theo đường vận chuyển container, cách xa lộ vành đai
quốc lộ 1A 600m, cách quốc lộ 22 khoảng 400m và nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất.
Phía Tây Bắc tiếp giáp với huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn. Phía Tây Nam giáp
huyện Bình Chánh. Phía Đông là đường Cách Mạng Tháng 8, đường Tây Thạnh.
Doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tân Bình được chủ đầu tư hỗ trợ: thủ tục xin
giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuê và đất giao; tư vấn về các
thủ tục đầu tư, xây dựng, lao động… và các công trình tiện ích phục vụ cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trong KCN Tân Bình.
Ngoài ra còn có khu phụ trợ nhà ở khu công nghiệp Tân Bình phục vụ cho nhu
cầu tái định cư của người dân giải tỏa và chung cư dành cho người dân có thu nhập
thấp.
1.1.1.1 Hồ sơ pháp lý:
Khu công nghiệp (KCN) Tân Bình là KCN sạch duy nhất nằm trong thành phố,
được thành lập theo Quyết định số 65/TTg ngày 01/02/1997 của thủ tướng chính phủ
với qui mô 151.2ha và đã được điều chỉnh giảm diện tích xuống còn 123,3 ha theo
quyết định số 3756/QĐ-UB ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (để
chuyển sang diện tích đất bố trí khu tái bố trí cho dân).
KCN Tân Bình được chia làm 4 nhóm công nghiệp I, II, III, IV; với tổng diện
tích đất công nghiệp cho thuê lại là 82,47 ha. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu tái định
cư của Khu công nghiệp, Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ban hành quyết định số 64/
TTg ngày 01/02/1997 cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu phụ trợ nhà ở nằm
cạnh Khu công nghiệp Tân Bình với quy mô 74ha.
Theo quyết định 3756/QĐ-UB ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh điều chỉnh tăng thêm diện tích xây dựng khu phụ trợ nhà ở để phục vụ tái định cư

cho KCN Tân Bình là 22.9 ha.
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
1.1.1.2 Chủ đầu tư:
Cả hai dự án đầu tư trên đều do Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình ( TANIMEX) làm chủ đầu tư.
Tên Công Ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ TÂN BÌNH
Địa chỉ: 89 Lý Thường Kiệt - Phường 9 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Điện thoại: (08) – 38641885 – (08) – 38644497
Fax: 84.8.8642060
Email:
Văn phòng khu công nghiệp Tân Bình ( KCN)
Đại chỉ: 108 Tây Thạnh – Phường 15 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Điện thoại: (08) – 8150073 - (08) – 8161254
(08) – 8152435 - (08) – 8152434
Fax: 84.8.8150074
Email:
1.1.1.3 Thời gian hoạt động:
Tiền thân của Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư
Tân Bình (TANIMEX) là Công ty Dịch vụ và Cung ứng Xuất khẩu, được thành lập
theo Quyết định số 1920/QĐ – UB ngày 11 tháng 11 năm 1981 của Ủy ban Nhân dân
Quận Tân Bình.
Năm 1992, Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư
Tân Bình được thành lập theo Quyết định số 218/QĐ – UB ngày 11/02/1992 của Ủy
ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30/12/2006, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số
6686/ QĐ-UBND về việc phê diệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Sản xuất
Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình thành Công ty cổ phần Sản
xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình.

Công ty chính thức đi vào hoạt độngvào ngày 18/07/2006 theo giấy CNĐKKD
số 4103005032 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp.
1.1.1.4 Vị trí địa lý:
• Phía Tây Bắc giáp Quận 12.
• Phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh.
• Phía Đông là đường Chế Lan Viên (lộ giới 30m).
KCN là đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, có vị trí rất
thuận lợi:
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
 Cách trung tâm Thành phố 10km.
 Nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất.
 Cách cảng Sài Gòn 11 km theo đường vận chuyển container.
 Cách xa lộ vành đai Quốc lộ 1A 600m.
 Cách Quốc lộ 22 khoảng 400m (tương lai là trục Bắc Nam của TP – là đoạn
đường Xuyên Á).
1.1.1.5 Đặc điểm địa hình:
Độ cao trung bình khoảng 3m so với mực nước biển. Độ dốc khu vực nằm trong
thế đất chung từ đầu sân bay Tân Sơn Nhất hạ thấp dần về phía hệ thống thoát nước
chính KCN là kinh 19/5 và kinh Tham Lương. Thành phần nền đất chủ yếu là đất cát
và sét. Sức chịu tải 1.25 kg/cm
2
. Ngoài vị trí rất thuận tiện nêu trên, KCN Tân Bình còn
được đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc gia nhằm tạo điều
kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư và hoạt động.
1.1.1.6 Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng:
Tổng diện tích toàn KCN: 142.35 ha, trong đó:
Diện tích đất cho thuê: 84.5 ha.
Khu phụ trợ - kho tàng: 13.4 ha.
Hệ thống giao thông: 36.2 ha.

Cây xanh: 18.2 ha.
1.1.2 HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG KHU CÔNG NGHIỆP:
1.1.2.1 Nguồn cung cấp điện:
Nhằm đảm bảo hoạt động của các nhà máy được liên tục, KCN có 2 nguồn cung
cấp điện:
Trạm TB I nằm trong KCN: 110/22 KV – 2 x 40 MVA.
Đường dây dự phòng Hóc Môn và Vinatexco từ trạm 110/15 KV Bà Quẹo.
1.1.2.2 Nguồn cung cấp nước:
Để đáp ứng tối đa nhu cầu về nước của các doanh nghiệp, KCN sử dụng 2 hệ
thống cung cấp nước:
Công ty khai thác và cung cấp nước ngầm TP: 50.000 m
3
/ ngày đêm.
Hệ thống nước sông Sài Gòn: 300.000 m
3
/ ngày đêm.
Hệ thống cấp nước nội bộ KCN: 6.000 m
3
/ ngày đêm.
Hệ thống xử lý nước thải
Nhà máy xứ lý nứơc thải KCN TB với công suất 2.000 m3/ ngày đêm, lưu
lượng trung bình là 84 m3/h và phí xử lý nước thải trung bình 3950/ m3. Nhà máy xử
lý nước thải tập trung KCN Tân Bình được áp dụng công nghệ xử lý theo mẻ thông qua
các bể SBR xử lý bằng vi sinh.
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
1.1.2.3 Hệ thông giao thông
Tổng chiều dài các tuyến đường trong KCN khoảng 13.2 km với các loại đừong
lộ giới từ 16 m – 32 m được tri bê tông nhựa nóng và nối trực tiếp với xa lộ vành đai
(Quốc lộ (QL) 1A), Quốc lộ 22, tải trọng H.30.

1.1.2.4 Khu phụ trợ khu công nghiệp:
Có diện tích 13.42 ha dùng bố trí các công trình cung cấp năng lượng, cung cấp
nước và cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi , kho ngoại quan.
Ngoài ra, để đa dạng hóa kinh doanh cũng như ngày càng hoàn thiện các dịch vụ
hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của các nhà đầu tư, ngay từ đầu năm 2000, KCN đã
đồng loạt triển khai các dự án loại hình dịch vụ như: xây dựng Khu nhà kho xưởng cho
thuê, Xửơng cung cấp khẩu phần ăn công nghiệp, Đội cây xanh – Môi trường, Xí
nghiệp xây lắp và cơ khí xây dựng ( trực thuộc công ty TANIMEX), Trạm cung cấp
nhiên liệu, thực hiện dịch vụ Đại lý Bảo hiểm, Phòng giao dịch ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Tp. HCM. Dự kiến sắp tới trong năm 2010 – 2020 sẽ triển khai
thêm một số loại hình dịch vụ khác như: Trạm khai thác nước ngầm, bán trả góp cho
các căn hộ Chung cư cho các đối tượng có thu nhập thấp, Khu vui chơi, Khu Văn hóa
thể dục thể thao (VHTDTT), Văn phòng cho thuê, Kho ngoại quan, Trạm xử lý nước
thải, Bưu chính viễn thông và các công trình tiện ích phục vụ dân cư như: trường học,
y tế.
Bên cạnh đó công tác tuyển dụng lao động để cung ứng các nhà máy trong KCN
được công ty TANIMEX đặc biệt quan tâm. Đối với công tác bảo vệ trật tự công cộng
cũng được KCN quan tâm và đựoc hiện chuyên trách bởi đội Bảo vệ KCN, đồng thời
thường xuyên phối hợp với các cơ quan địa phương.
1.1.3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA KHU CÔNG NGHIỆP:
Tính đến nay, Khu công nghiệp Tân Bình đã thu hút được 137 doanh nghiệp vào
đầu tư với tổng diện tích thuê là 77.1 ha, lấp đầy 90% diện tích công nghiệp cho thuê
lại. Với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 110 triệu USD. Hiện có khoảng 103 doanh
nghiệp đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động.
Trong số 137 doanh nghiệp (DN) có:
26 DN 100% vốn nứơc ngoài; 7 doanh nghiệp liên doanh
69 DN TNHH; 9 DN tư nhân; 13 DN cổ phần ; 13 DN nhà nước
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
1.1.3.1.Ngành nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp:

- Công nghiệp cơ khí, chế biến lương thực, may mặc, nhựa, cao su, vật liệu xây
dựng, trang trí nội thất, gốm sứ, thủy tinh, lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng.
- Các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường hoặc tự khắc phục
được ô nhiễm.
Bảng 1.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp (đang hoạt động) theo ngành nghề
STT NGÀNH SẢN XUẤT SL DN
1 Dệt nhuộm 3
2 Dược phẩm, hoá chất 8
3 Gỗ 3
4 In ấn 4
5 Điện tử 5
6 Các ngành sản xuất mặt hàng giấy 5
7 Cơ khí 6
8 Chế biến thực phẩm 15
9 Các ngành sản xuất mặc hàng nhựa 16
10 May mặc 21
11 Các ngành sản xuất mặt hàng kim loại 19
TỔNG CỘNG 103
(Nguồn : Tổ môi trường – KCN Tân Bình –Báo cáo quản lý CTR trong KCN Tân
Bình, tháng 06/2006)
Hình 1.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp theo ngành nghề
1.1.3.2. Các dịch vụ hiện có trong khu công nghiệp:
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các doanh nghiệp trong và ngoài KCN,
ngoài việc cho thuê đất, KCN còn thực hiện một số dịch vụ sau đây:
− Xin cấp giấy phép kinh doanh (thành lập doanh nghiệp).
− Xin cấp giấy phép đầu tư vào KCN (doanh nghiệp trong và ngoài nước).
− Xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong KCN.
− Xin cấp giấy phép xây dựng.

− Dịch vụ XNK:
+ Làm thủ tục XNK.
+ Giao nhận.
+ Vận chuyển hàng húa.
− Thủ tục vay vốn ngân hàng.
− Cung ứng lao động.
− Cung cấp cây xanh (chăm sóc và cung ứng cây kiểng).
− Dịch vụ Visa – Du lịch – Khách sạn.
− Tư vấn , thiết kế, thi công, giám sát các công trình xây dựng.
Ngoài ra, còn có các dịch vụ khác như sau:
− Cho thuê kho, bãi.
− Xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
− Xử lý rác, chất thải.
− Cung cấp nhà ở cho công nhân.
− Cung ứng phần ăn cho công nhân.
− Cung cấp xăng dầu, gas cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
− Đại lý bảo hiểm.
− Dịch vụ y tế.
− Cho thuê văn phòng.
• Sản xuất kinh doanh:
− Sản xuất hàng công nghiệp, phụ vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
− Sản xuất thuốc lá điếu, mua bán thuốc lá điếu sản xuất trong nước, sản xuất kinh
doanh cây đầu lọc ( thuốc lá điếu).
− Sản xuất và mua bán nước tinh khiết, sản xuất suất ăn công nghiệp.
− Sản xuất gia công khung kèo thép, các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất,
xây dựng và tiêu dùng, lắp dựng khung kèo thép, san lắp mặt bằng.
− Kinh doanh kho hàng, xưởng sản xuất và giao nhận hàng.
− Sản xuất và chế biến các loại thực phẩm , thức ăn gia súc, thủy hải sản, kinh
doanh vật tư phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
− Khai thác, xử lý và mua bán nước ngầm.

− Kinh doanh công viên cây xanh ( trồng cây, chăm sóc, cây xanh).
− Mua bán lương thực, thực phẩm, quần áo, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, hàng gia
dụng, điện, điện tử, các mặt hàng nhu yếu phẩm.
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
− Kinh doanh các loại hóa chất ( trừ các chất có tính độc hại mạnh).
− Mua bán thiết bị xử lý môi trường.
− Kinh doanh vận chuyển hành khách theo hợp đồng, kinh doanh lữ hành quốc tế.
− Trồng rừng, khai thác cát đen, khai thac đất sét, sản xuất gạch ngói, nguyên vật
liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
− Xuất nhập khẩu
− Xuất khẩu hàng nông lâm sản, thủy hải sản, hàng công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, rau quả và thực phẩm chế biến.
− Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, phụ liệu, phụ
tùng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, phương tiện giao thông vận tải.
− Đầu tư và hợp tác sản xuất hàng xuất khẩu. Đầu tư và hợp tác xây dựng nhà,
xưởng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
− Gia công xuất khẩu ngành hàng giày dép, may mặc.
• Đầu tư:
− Thi công xây dựng: các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình giao
thông, cấp thoát nước và cây xanh ( gồm mới và duy tu), các công trình thủy lợi
và hệ thống chiếu sáng.
− Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở, siêu thị, cơ sở hạ tầng KCN.
− Đầu tư xây dưng và văn phòng cho thuê.
− Dịch vụ
− Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, kiều hối.
− Dịch vụ thể dục thể thao ( sân tennis, hồ bơi và các loại hình thể dục, thể thao
giải trí khác).
− Thu gom và vận chuyển rác, dịch vụ rửa xe.
− Vận chuyển hàng hóa, địa lý vận tải.

− Duy tu nạo vét cống rãnh.
− Cho thuê xue du lịch, xe tải, vận chuyển hành khách theo hợp đồng.
− Sữa chữa và bảo trì ô tô và xe cơ giới các loại.
− Du lịch, lữ hành quốc tế.
− Đại lý vé máy bay.
− Đại lý khai thuê dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ( đại lý khai thuê hải quan).
− Đại lý bán lẻ xăng dầu, gas, nhớt, dầu mỡ, sang chiết gas.
− Đại lý bảo hiểm, đại lý dịch vụ bưu chình viễn thông.
• Tư vấn
− Tư vấn du học, đào tạo dạy nghề.
− Tư vấn cung cấp giải pháp công nghệ và thi công các hệ thống xử lý nước thải,
nước tinh khiết, rác, khí thải và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
− Lập tổng dự án toán và dự toán công trình, lập dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế và
dự toán.
13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
− Tư vấn đấu thầu và tư vấn đầu tư ( trừ tư vấn đầu tư tài chính).
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO:
1.2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KHU CÔNG NGHIỆP:
KCN Tân Tạo nằm ở mạn phía Tây TP.HCM, nằm dọc theo mặt tiền Quốc lộ
1A, thuộc ấp 1 xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh 12 km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 12 km, cách cảng Sài Gòn 15 km.
Chính Phủ ra quyết định số 906/TTg ngày 30 tháng 11 năm 1996 về việc thành lập và
phê duyệt dự án Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh Cơ Sở Hạ Tầng KCN Tân Tạo.
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, KCN Tân Tạo đã biến một vùng đất phèn chua
mặn, năng suất thấp với thu nhập bình quân đầu người 200.000 đồng/tháng, thành
một vùng công nghiệp với trên 2000 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 15.000 lao động
có thu nhập ổn định.
Mới đây, Công ty Đầu Tư –Xây Dựng –Kinh Doanh Cơ Sở HạTầng KCN Tân
Tạo (ITACO) đã được Chủ tịch nước tặng 2 Huân chương lao động hạng 3 (cho tập

thể đơn vị và cá nhân Tổng Giám Đốc) vì đã có thành tích góp phần vào việc thu hút
đầu tư và việc phát triển đất nước.
Chỉ sau 3 năm hoạt động đã lấp đầy 90% diện tích; được Thủ Tướng Chính Phủ
cho phép tiếp tục mở rộng KCN thêm 262 ha, nâng tổng số diện tích đất KCN lên 442
ha – trở thành KCN lớn nhất TPHCM; dự kiến thu hút từ 20.000 đến 40.000 lao động.
Tân Tạo cũng được các nhà đầu tư đánh giá có dịch vụ hỗ trợ đầu tư tốt nhất, như tư
vấn miễn phí dự án, thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, Tân Tạo đã
mạnh dạn làm việc với ngân hàng, quỹ đầu tư, sáng tạo xây dựng nhà xưởng theo nhu
cầu để nhà đầu tư thuê hoặc mua trả góp và giúp nhà đầu tư vay vốn ngân hàng để xây
dựng nhà xưởng. Cho đến nay, Tân Tạo dẫn đầu cả nước với 150.000m2 nhà xưởng,
vốn đầu tư xây dựng là 150 tỷ đồng. Việc bỏ vốn này đã thu hút thêm giá trị đầu tư
gấp 4 lần KCN Tân Tạo bỏ ra xây dựng nhà xưởng; đưa thêm 30 công ty đi vào hoạt
động sớm, tạo việc làm cho 5.000 lao động. Tân Tạo cũng là KCN duy nhất có hệ
thống kho bãi hiện đại được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép thành lập kho ngoại
quan. Mới đây, Ban quản lý các KCX, KCN TPHCM cùng với Hải quan TP đã quyết
định chọn KCN Tân Tạo làm điểm thông quan nội địa, phục vụ cả vùng lân cận. Năm
2001, Tân Tạo cũng cho ra đời Cty ITATRANS chuyên giao nhận ngoại thương. Chỉ
sau 6 tháng, công ty đã trở thành hội viên của Hiệp hội giao nhận Việt Nam và là một
trong 30/500 doanh nghiệp Việt Nam là hội viên của Hiệp hội giao nhận quốc tế
FIATA. Mới đây, Itaco đã được tổ chức BVQI (Anh Quốc) đánh giá hệ thống quản
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
lý chất lượng và cấp chứng thư phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho các hoạt động
của công ty.
1.2.1.1 Hồ sơ pháp lý:
Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những khu công nghiệp tập trung đầu
tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 906/TTg ngày
30/11/1996 (Khu Hiện hữu) và Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 16/08/2000 (Khu Mở
rộng) của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.1.2 Chủ đầu tư:

Công ty Cổ Phần Khu công nghiệp Tân Tạo (gọi tắt là Công ty Tân Tạo) được
thành lập theo giấy phép số 3192/GP-TLDN ngày 04/12/1996 của Ủy Ban Nhân Dân
TpHCM.
Chức năng, nhiệm vụ : đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp,
cho thuê hoặc bán nhà xưởng do Công ty xây dựng, kinh doanh các dịch vụ trong Khu
công nghiệp, theo dõi vấn đề môi trường trong Khu công nghiệp.
1.2.1.3 Thời gian hoạt động: 50 năm
- Khu Hiện Hữu: bắt đầu từ năm 1997;
- Khu Mở Rộng: bắt đầu từ năm 2000.
1.2.1.4 Diện tích và các phân khu chức năng:
Tổng diện tích KCN:444 ha. Trong đó:
• Khu Hiện Hữu: 181,8 ha
− Đất xây dựng nhà xưởng sản xuất: 100 ha;
− Đất xây dựng công trình phụ trợ: 4 ha;
− Cây xanh tập trung: 50 ha;
− Giao thông: 22 ha;
− Kho tàng, bãi nguyên vật liệu, phế liệu: 5,8 ha.
• Khu Mở Rộng: 262,25 ha
− Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp:141,18 ha;
− Đất xây dựng trung tân công trình công cộng: 5,85 ha;
− Đất xây dựng kho bãi: 2,78 ha;
− Đất dành cho xử lí rác và vệ sinh môi trường: 2,77 ha;
− Hành lang an toàn điện: 23,33 ha;
− Đất cây xanh: 19,29 ha;
− Giao thông: 67,05 ha.
1.2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1.2.2.1. Vị trí địa lí:
Khu Tân Tạo nằm ở phía Tây TpHCM, cách trung tâm Thành Phố 15km, thuộc
phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. KCN Tân Tạo được giới hạn bởi:
15

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
- Phía Đông là xa lộ vành đai Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu An Lập đến ngã tư Bà Hom;
- Phía Tây là rạch Nước Lên ( chảy vào sông Chợ Đệm tại cảng Phú Định);
- Phía Bắc là Tỉnh lộ 10 nối liền khu vực Quận 6 với nông trường Lê Minh Xuân và
đi đến huyện Đức Hoà của tỉnh Long An;
- Phía Nam là nơi giao nhau giữa xa lộ vành đai và rạch Nước Lên tại cầu An Lập.
Diện tích tự nhiên của khu đất theo tim các trục lộ và rạch Nước Lên là 244 ha,
trong đó KCN là 182 ha, khu dân cư là 42 ha.
1.2.2.2. Địa hình – thổ nhưỡng:
Gần phía Bắc khu đất có kênh thuỷ lợi (kênh Lương Bèo) cắt ngang, là tuyến thoát
nước chính của lưu vực phía Đông xa lộ vành đai để đổ vào rạch Nước Lên và chia
thành 2 khu vực:
- Khu vực phía Bắc kênh Lương Bèo có địa hình tương đối cao, cao trung bình
khoảng 1,8m.
- Khu vực phía Nam kênh Lương Bèo với độ cao trung bình là 1,0 – 1,7m. cao độ
phần ngập nước trung bình là 0,2m.
1.2.2.3. Khí hậu – thuỷ văn:
Nằm trên địa bàn TpHCM, điều kiện khí hậu thuỷ văn quận Bình Tân mang các đặc
tính đặc trưng của TpHCM như : khí hậu ôn hoà, mang tính chất khí hậu cận nhiệt đới,
gió mùa của vùng đồng bằng hằng năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
• Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 27,9
o
C ;
Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được: 31,6
o
C .
Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được: 26,5
o
C .

Biến thiên nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 6 -10
o
C . (ban ngày 30 -34
o
C, ban đêm 16
-22
o
C).
• Độ ẩm tương đối:
Độ ẩm tương đối cao nhất : 82 -86% (ghi nhận được vào các tháng mùa mưa).
Độ ẩm tương đối thấp nhất : 40 – 65% (ghi nhận được vào các tháng mùa khô).
Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi cao nhất ghi nhận được : 1223,3 mm/năm;
Lượng bốc hơi thấp nhất ghi nhận được : 1136 mm/năm;
Lượng bốc hơi trung bình: 1169,4 mm/năm.
• Chế độ mưa:
Lượng mưa cao nhất ghi nhận được : 2047,7 mm/năm;
Lượng mưa thấp nhất ghi nhận được : 1654,3 mm/năm;
16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Lượng mưa trung bình : 2000 mm/năm.
• Bức xạ mặt trời :
TpHCM nằm ở vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trong
năm, do vậy chế độ bức xạ rất phong phú và ổn định.
Tổng lượng bức xạ trong năm : 142 – 152 Kcal/cm2.
Lượng bức xạ cao nhất : 15,69 Kcal/cm2.
Lượng bức xạ thấp nhất : 11,37 Kcal/cm2.
Số giờ nắng trong năm : 2488 giờ.
• Gió :
Trong vùng có 3 hướng gió chính (Đông Nam, Tây Nam và Tây) lần lượt xen kẻ nhau

từ tháng 5 đến tháng 10. Không có hướng gió nào chiếm ưu thế. Tốc độ gió chênh lệch
từ 2,1 – 3,6 m/s (gió Tây); từ 2,4 – 3,7 m/s (gió Đông).
• Hệ thống kênh rạch trong khu vực:
Trên địa bàn TP. HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng, mạng lưới
sông ngòi kênh rạch tương đối dày đặc. Chế độ nhật triều của các hệ thống kênh rạch
tương đối phức tạp và còn phải chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển
Đông.
Trên địa bàn Bắc Bình Chánh và gần khu vực dự án có một số tuyến kênh rạch
chính như rạch Chùa, rạch Nước Lên, rạch Tân Kiên, rạch Ông Đồ, rạch Kinh, Kênh
Bà Hom, hệ thống tưới tiêu của công trình thủy lợi Hốc Môn – Bắc Bình Chánh, sông
Chợ Đệm…Rạch Nước Lên bao quanh mặt Tây của KCN Tân Tạo, được xây dựng
như kênh tiêu nước cho vùng nông nghiệp Hốc Môn – Bắc Bình Chánh.
Thực tế nước thải từ kênh Tham Lương chỉ chảy vào rạch Nước Lên vào mùa
mưa giữa kênh Tham Lương và rạch Nước Lên là một loạt các ao trồng sen của nhân
dân (được tạo bằng cách ngăn từng đoạn kênh) về mùa khô do lưu lượng nhỏ nên
nước chảy sang rạch Nước Lên rất ít.
Như vậy, hiện nay (trong giai đoạn KCN chưa xây dựng hoàn chỉnh) về mùa
khô, rạch Nước Lên chỉ bị chi phối bởi hai dòng chảy chính là nước thải nông nghiệp
và sinh hoạt của nhân dân sống ven Tỉnh lộ 10. Về mùa mưa, ngoài các dòng chảy
trên, rạch Nước Lên còn tiếp nhận thêm nước thải công nghiệp từ một phần của quận
Tân Bình và quận 11 cũng như nước mưa chảy tràn từ lưu vực của hệ thống kênh.
Đồng thời, rạch Nước Lên cũng tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư An Lạc
cũng như một số cơ sở công nghiệp đã và được triển khai phía bên kia xa lộâ vành
đai thông qua kênh Lương Bèo.
• Hiện trạng môi trường nước mặt và hệ thủy sinh:
17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Hệ thống thoát nước chính cho khu vực dự án cũng như một số khu lân cận như KCN
Pouchen - Đài Loan, khu dân cư BìnhTrị Đông… là hệ thống kênh Lương Bèo và
Nước Lên và hệ thống sông Chợ Đệm, Cần Giuộc, Vàm Cỏ, Nhà Bè. Kênh Lương

Bèo và rạch Nước Lên là nguồn tiếp nhận trực tiếp nước mưa và nước thải từ KCN
Tân Tạo. Hiện nay, lòng rạch Nước Lên đang bị bồi lấp do ít được nạo vét thường
kỳ. Rạch Nước Lên đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước thải của KCN
Tân Tạo và khu dân cư trong vùng. Do đó, chất lượng nước và hệ thống thủy sinh
vật trong vùng đã được khảo sát nhiều lần (tháng 10/1994, tháng 2/1995, tháng
5/1996, tháng 12/1996).
1.2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN:
1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Công ty Tân Tạo bắt đầu triển khai và xây dựng ISO 9002:1994 vào năm 2001
và xây dựng ISO 14000 vào đầu năm 2003. Đây là thời kì chuyển đổi mạnh mẽ
phương pháp quản lí mới theo tiêu chuẩn Hệ thống quản lí chất lượng và môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14000 đã xây dựng hoàn tất và được cấp giấy chứng nhận trong năm
2003. Sau khi xây dựng và áp dụng Hệ thống ISO 14000, Công ty đã tăng được thị
phần và doanh thu, sử dụng hợp lí các nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
giá thành, nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Từ đó, khách hàng tin tưởng hơn và
xây dựng được các biện pháp cải tiến. Hệ thống đường nội bộ: xây dựng hệ thống
đường riêng biệt gồm đường chính và đường phụ được quy hoạch đạt tiêu chuẩn quốc
tế và xây dựng hoàn chỉnh với tải trọng lớn, giúp giao thông vận chuyển trong khu
được an toàn.
Công trình thoát nước: có 2 hệ thống riêng biệt được thiết kế hiện đại và xây dựng
hoàn thiện gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.
Cung cấp điện: được cấp điện từ trạm biến áp 110/15 KV Chợ Lớn, trạm biến áp Phú
Lâm và hệ thống điện cung cấp riêng cho các KCN (điện áp ổn định trong khoảng
5%). Ngoài ra, Công ty Tân Tạo liên doanh với nước ngoài xây dựng một nhà máy
phát điện độc lập tại KCN hiện đang được triển khai thực hiện. Nhà máy điện độc lập
cùng với mạng lưới điện quốc gia sẽ đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và ổn định cho khu
công nghiệp.
Cung cấp nước: là KCN đầu tiên trong thành phố được cung cấp từ hệ thống nước
máy của Thành phố. Hai nhà máy cung cấp nước chính: nhà máy nước ngầm Bình Trị
Đông với lưu lượng 12000m3/ngày và nhà máy nước ngầm Hóc Môn.

Trạm xử lí nước thải và hệ thống dẫn nước thải phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng trên
thế giới.
18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Thông tin liên lạc: KCN Tân Tạo được thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu
chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và
quốc tế của các nhà đầu tư.
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ
từ truyền dữ liệu, internet, điện thoại, fax …
Kho ngoại quan vơi quy mô diện tích 64000m2 trong đó có 24000m2 có mái
che tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các nhà máy.
Các tiện ích công cộng khác: ngân hàng, bảo hiểm, trạm phòng cháy chữa cháy, trạm y
tế, trung tâm kho vận, trạm biến áp, nhà ăn cho công nhân, hồ bơi, sân tennis,…
1.2.3.2. Các ngành nghề thu hút đầu tư:
Các ngành nghề đầu tư vào KCN Tân Tạo chủ yếu là các ngành ít gây ô nhiễm
(đối với Khu Hiện Hữu) và không gây ô nhiễm (đối với Khu Mở Rộng) như công
nghiệp cơ khí; điện, điện tử; dệt, may, nhuộm; da giày; chế biến nông sản, lương thực
thực phẩm; hoá mỹ phẩm; dụng cụ y tế; chế biến gỗ, giấy, nhựa, cao su, thuỷ tinh; vật
liệu xây dựng …
Hiện tại có khoảng 193 doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp Tân
Tạo, các ngành nghề đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo gồm:
− Công nghiệp giấy và bao bì: 17 doanh nghiệp, chiếm 8,8% các doanh nghiệp
đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp cơ khí, điện máy (phụ tùng máy móc, đồ gia dụng bằng nhôm,
dây đồng đồ điện và điện tử …): 21 doanh nghiệp, chiếm 10,88% các doanh
nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp dệt nhuộm và may mặc: 29 doanh nghiệp, chiếm 15,02% các
doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng ; Công nghiệp sản
xuất thép xây dựng, thép ống, thép xi mạ; Công nghiệp điện tử, tin học, phương

tiện thông tin, viễn thông: 4 doanh nghiệp, chiếm 2,07% các doanh nghiệp đầu
tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp dược phẩm: 6 doanh nghiệp, chiếm 3,1% các doanh nghiệp đầu tư
vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp chế biến sản phẩm nhựa (ép nhựa, vải simili, hàng gia dụng
bằng nhựa…): 14 doanh nghiệp, chiếm 7,25% các doanh nghiệp đầu tư vào Khu
công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp chế biến gỗ (chỉ gồm sản xuất gỗ, không kể cưa xẻ gỗ): 9 doanh
nghiệp, chiếm 4,66% các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
− Công nghiệp da giày: 1 doanh nghiệp, chiếm 0,5% các doanh nghiệp đầu tư vào
Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp hoá chất: 4 doanh nghiệp, chiếm 2,07% các doanh nghiệp đầu tư
vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp chế biến sản phẩm cao su (vỏ ruột xe, mousse, cao su y tế…): 21
doanh nghiệp, chiếm 10,8% các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Tân
Tạo;
− Công nghiệp gia công đồ trang sức: 15 doanh nghiệp, chiếm 7,77% các doanh
nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo;
− Công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng và sành sứ, thủy tinh (gạch đá ốp lát,
thiết bị vệ sinh, đồ tiêu dùng bằng sứ hoặc thủy tinh ): 5 doanh nghiệp, chiếm
2,6% các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Tạo.
1.2.3.3. Các dịch vụ hiện có trong KCN:
− Dịch vụ tư vấn pháp luật thực hiện các thủ tục về đầu tư, ưu đãi đầu tư;
− Dịch vụ tư vấn đầu tư và tư vấn xây dựng nhà xưởng;
− Thiết kế, thi công nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
− Làm thủ tục xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, giao nhận; ngoại
thương bảo hiểm, ngân hàng, chuyển giao công nghệ;
− Dịch vụ giới thiệu đối tác đầu tư;

− Dịch vụ công nghệ thông tin.
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN
1.3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KHU CÔNG NGHIỆP:
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là một trong những khu công nghiệp tập trung
của thành phố được thành lập theo Quyết định số 630/ TTg ngày 8/8/1997 của Thủ
tướng Chính Phủ.
Nằm ở Phía Tây TP. HCM, thuộc đường biên Xã Tân Nhựt và Xã Lê Minh
Xuân, Huyện Bình Chánh. Cách trung tâm Thành Phố khoảng 18 km, cách khu dân cư
tập trung khoảng 8 km, cách Quốc lộ 1A khoảng 6 km và Tỉnh Lộ 10 cùng vệt dân cư
hiện hữu khoảng 3 km, cách Sân Bay Tân Sơn Nhất và Cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên
tuyến đường Trần Đại Nghĩa, Huyện Bình Chánh.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Hệ thống
đảm bảo chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 :1994 do tổ chức SGS chứng nhận
Địa chỉ:Đường Tân Kiên–Bình Lợi, Huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 7660024 – 7660122 – 7660123
Fax: 7660023
Tên Tiếng Anh: Le Minh Xuan Industrial Zone
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
1.3.1.1 Hồ sơ pháp lý:
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được quy hoạch trên cơ sở:
- Quyết định số 4990/QĐ – UB – KT ngày 28 tháng 10 năm 1996 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp
Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.
- Quyết định số 2033/QĐ – UB – KT ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao chức năng đầu tư xây dựng và kinh doanh
công trình cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh) cho Công ty
Đầu tư Xây dựng Bình Chánh.
- Quyết định số 458/QĐ – UBMT ngày 7 tháng 11 năm 1996 của Ủy ban môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi

trường Dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.
- Văn bản số 889/CV (KT) ngày 13 tháng 9 năm 1996 của Phòng Cảnh Sát Phòng
Cháy Chữa Cháy Thành phố Hồ Chí Minh về việc xét duyệt an toàn phòng cháy chữa
cháy Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.
- Văn bản số 1119 ĐVN/HCM II ngày 27 tháng 5 năm 1996 của Công ty Điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh về việc cung cấp điện cho Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân, Huyện Bình Chánh.
1.3.1.2 Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây
Dựng Bình Chánh ( BCCI )
- Địa chỉ: 260/4 Kinh Dương Vương ( 93/8B Hùng Vương ), Thị trấn An Lạc,
Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 8753021 – 8760315 – 7670562
- Fax: 84.8.8753552
- Email: bcci @ hcm.vnn.vn
1.3.1.3 Vị trí địa lý:
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp kênh số 6
- Phía Tây giáp đường Gò Mây – Tân Nhật (tuyến kênh B)
- Phía Nam giáp kênh số 8
- Nằm ở phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh
- Cách trung tâm thành phố 25 km
- Cách khu dân cư tập trung Quận 6: 8 km
21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
- Cách Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (dọc Tỉnh lộ 10)
khoảng 3 km
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km
- Nằm trên tuyến đường mới mở Nam tỉnh lộ 10
- Khu vực đất xung quanh Khu công nghiệp chủ yếu là đất trồng do nhiễm phèn ít

màu mỡ, năng suất thâm canh thấp nên ít được sử dụng để trồng lúa và đang trên đô thị
hóa, dân cư tập trung đông đúc.
1.3.1.4 Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng:
− Tổng diện tích: 100 ha, trong đó:
− Đất xây dựng nhà máy: 66.23 ha chiếm 66.23%
− Đất trung tâm công nghiệp: 5.33 ha chiếm 5.33%
− Đất công trình đầu mối hạ tầng kinh tế: 1.2 ha chiếm 1.2%
− Đất giao thông: 15.8 ha chiếm 15.8%
− Mật độ xây dựng bình quân toàn khu: 50%
− Mật độ xây dựng bình quân từng cụm: 40 – 55%
− Các tiện ích hạ tầng:
− Đường giao thông bê tông nhựa trong toàn Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
− Hệ thống cấp điện từ trạm Phú Lâm 500 KV.
− Hệ thống cung cấp nước:
− Nước máy từ nhà máy nước thành phố.
− Từ hệ thống nước ngầm của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
− Nguồn nước thông từ kênh Đông.
− Hệ thống thoát nước hoàn chỉnh và đặc biệt đang xây dựng nhà máy xử lý nước
thải tập trung tại Khu công nghiệp với công suất 5000 m3/ngày đêm.
− Hệ thống thông tin liên lạc từ mạng cáp quang của Công ty điện thoại thành
phố.
− Hệ thống chiếu sáng công cộng trong Khu công nghiệp.
− Các mảng cây xanh hợp lý về môi trường sinh thái, ngoài ra Khu công nghiệp
có bán kính đảm bảo an toàn môi trường là 2 km.
1.3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1.3.2.1. Khí Hậu:
Nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nên điều hiện khí tượng thủy văn
Huyện Bình Chánh mang các nét đặc trưng của điều kiện khí tượng thủy văn Thành
phố Hồ Chí Minh:
Khí hậu ôn hòa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng.

Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28
o
C.
Độ ẩm không khí tương đối trung bình 82% - 85% (vào mùa mưa) và 70% -
76% (vào mùa khô).
Lượng bốc hơi trung bình 1169.4 mm/năm. So với lượng mưa, lượng bốc hơi
chỉ chiếm 60% tổng lượng mưa.
Lượng mưa trung bình năm là 1859.4 mm.
Tổng lượng bức xạ mặt trời trong năm vào khoảng 145 – 152 Kcal/cm2. Lượng
bức xạ bình quân ngày khoảng 417 cal/cm2. Số giờ nắng trong năm khoảng 2488 giờ.
Gió: khu vực nằm trong vùng có các hướng gió chính là Đông Nam, Tây và Tây
Nam lần lượt xen kẽ nhau từ tháng 5 đến tháng 10. Không có hướng gió nào chiếm ưu
thế. Tốc độ gió trung bình 6.8 m/s.
23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
1.3.2.2 Địa Hình:
Đây là vùng đất ruộng và cỏ lát, tranh, có cao độ bình quân 0.4 – 0.5 m và có
một số kênh rạch có cao độ từ 0.04 – 0.08 m. Cao độ của khu dân cư lân cận và nền
đường phố biến đổi từ 0.8 – 1.5 m. Vào mùa mưa, khu vực thường bị ngập nước.
Phần lớn, đất thuộc loại nhiễm phèn, chủ yếu trồng mía, cây bạch đàn và một số
vụ lúa có năng suất thấp.
1.3.2.3. Địa Chất Công Trình
Theo số liệu khảo sát, đặc điểm địa chất công trình Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
như sau:
- Lớp 1: Lớp bùn sét hữu cơ
- Lớp 2: Lớp sét pha

Lớp 1 và lớp 2 là hai lớp đất rất yếu, sức chịu tải thấp, độ lún cao, không thuận lợi cho
việc xây dựng công trình.
- Lớp 3: Từ độ sâu khoảng 30 m trở xuống là lớp cát, cát pha có cường độ chịu tải
khá tốt, thuận lợi nhất cho việc xây dựng.
Với công trình có tải trọng lớn, việc thiết kế xây dựng có thể dùng giải pháp móng cọc
bê tông cốt thép cho ăn sâu vào lớp đất số 3. Phụ thuộc vào tải trọng công trình và kích
thước cọc, cần kết hợp với các số liệu địa chất của từng hố khoan để tính sức chịu tải
của cọc đảm bảo an toàn chính xác. Đối với các công trình xây dựng trệt có tải trọng
truyền xuống móng cọc, có thể sử dụng phương án gi cố nền bằng cừ tràm D.80 mm –
D.100 mm dài 5 m với mật độ 25 cây/m2.
1.3.2.4 Thủy Văn:
Mức nước ngầm dao động từ 1.5 – 2.0 m cho toàn bộ khu vực. Mức nước này là
của tầng chứa thứ nhất thuộc trầm tích Haloxen, phụ thuộc và biến đổi mạnh theo mùa.
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Huyện Bình Chánh nói riêng,
mạng lưới sông ngòi kênh rạch tương đối dày đặc và liên quan mật thiết với nhau,
ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển Đông.
Trên địa bàn khu vực Tây – Tây Bắc Huyện Bình Chánh có một số tuyến kênh
rạch chính như: Kênh C, Kênh B, Kênh Xáng Đứng, Kênh Xáng Ngang, Rạch Kênh,
hệ thống tưới tiêu của công trình thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh, đổ ra sông Chợ
Đệm và sông Vàm Cỏ Đông.
Bao quanh ba mặt của Nhà máy Xử lý Nước thải Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân gồm có: tuyến kênh cấp I là Kênh B và hai tuyến kênh cấp II là Kênh số 6 và
Kênh số 8 được thiết kế là kênh tiêu nước cho vùng nông nghiệp xã Lê Minh Xuân –
Tân Nhựt.
24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn
Vị trí xây dựng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm trong vùng giao hội sông
Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Thủy triều từ các sông truyền vào kênh rạch chính với
mức thủy triều thay đổi bình quân từ 25 – 30 cm.
1.3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN

1.3.3.1 Chức Năng – Nhiệm Vụ Khu Công Nghiệp:
Hòa nhịp với định hướng phát triển kinh tế của cả nước, Thành phố có chủ
trương chung là phải đưa dần các nhà máy, xí nghiệp cùng với các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm trong thành phố ra các khu công nghiệp được xây dựng ở các huyện ngoại thành
nhằm mục đích cải tạo môi trường đô thị, giản dân cư, giảm bớt áp lực quá tải trong
các quận nội thành. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu xây dựng công nghiệp là một việc
cấp bách và không thể chậm trễ, chủ trương của Nhà nước về việc hình thành Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân nhằm các mục đích sau:
− Di dời các cơ sở sản xuất xen kẽ với khu dân cư gây ô nhiễm môi trường ở các
quận nội thành.
− Chế biến hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng.
− Cải tạo môi trường đô thị, giản dân cư, giảm bớt áp lực quá tải trong các quận nội
thành và đáp ứng nhu cầu đất xây dựng công nghiệp.
− Các cơ sở sản xuất xây dựng liên hoàn hỗ trợ nhau nhằm giảm nhẹ vốn đầu tư, tận
dụng máy móc thiết bị hiện có, hoặc chưa đủ điều kiện đầu tư thiết bị mới và hiện
đại
− Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tạo nguồn thu cho Nhà nước.
Tận dụng thế mạnh của địa phương về nguồn nguyên vật liệu, lao động, hệ
thống hạ tầng hiện có, tạo ra công ăn việc làm góp phần ổn định đời sống nhân dân
trong vùng là cần thiết và bức xúc. Vị trí Khu công nghiệp Lê Minh Xuân phù hợp
trong cơ cấu tổng thể của thành phố và quy hoạch chung của Huyện Bình Chánh đến
năm 2010 và những năm tiếp theo.
1.3.3.2 Tình Hình Sử Dụng Đất Thực Tế Tại Khu Công Nghiệp
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đã phân chi tình hình đầu tư thành hai giai
đoạn cụ thể như sau:
Bảng 1.2:Cân bằng đất đai tại khu công nghiệp
25

×