TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CAO CHIẾT MỘT SỐ THẢO
DƯỢC VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ MÍA THƯƠNG PHẨM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Thú y
Phú Thọ, năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CAO CHIẾT MỘT SỐ THẢO
DƯỢC VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ MÍA THƯƠNG PHẨM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Thú y
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG HOÀNG LÂM
Phú Thọ, năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả được trình bày trong khóa
luận tốt nghiệp hồn toàn do em trực tiếp theo dõi, thu thập với thái độ khách
quan, trung thực.
Em xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để hồn thành khóa luận này
đã được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Việt Trì, ngày….tháng….năm……..
Sinh Viên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, thực tập tốt nghiệp là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho
tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà
trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu nay
tơi đã hồn thành bản chun đề tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản chuyên đề
này ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi ln nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của các tập thể và cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Để hồn thành bài chun đề tốt nghiệp này, với lịng kính trọng sâu sắc,
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Nơng– Lâm- Ngư cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong
khoa đã đào tạo và truyền đạt kiến thức cho em suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy giáo TS. Đặng Hồng Lâm đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt q
trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin được cảm ơn thầy cô trong Viện nghiên cứu và ứng dụng tại Trường
Đại học Hùng Vương cùng toàn thể các bạn trong bộ môn Chăn nuôi - Thú y đã
đầu tư nhiều công sức, thời gian giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành thực tập tốt nghiệp.
Việt Trì, ngày….tháng….năm…….
Người hướng dẫn
Sinh Viên
Đặng Thị Hồng Vân
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ........................................................................................................... 1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu chuyên đề ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4
2.1.1. Đặc điểm chung của gia cầm ...................................................................... 4
2.1.2. Giới thiệu về giống gà Mía ......................................................................... 7
2.1.3. Sức sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng .............................. 8
2.1.4. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng .................................................... 9
2.1.5. Tổng quan về khả năng kháng khuẩn của thảo dược .................................. 9
2.1.6. Tổng quan vể khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược trong
nghiên cứu ........................................................................................................... 16
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 20
2.2.1. Khả năng chế biến thảo dược sử dụng trong thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam ..................................................................................................................... 20
2.2.2. Bổ sung thảo dược nhằm nâng cao sức sản xuất trong chăn nuôi gia cầm
............................................................................................................................. 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 26
3.2. Thời gian và địa điểm................................................................................... 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
4.1. Đánh giá khả sinh trưởng của gà thí nghiệm ............................................... 33
4.2. Đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm .............................. 34
4.3. Đánh giá khả năng phịng bệnh của gà thí nghiệm ...................................... 36
4.4. Đánh giá chất lượng thịt và chất lượng thân thịt.......................................... 39
iv
4.5. Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung cao chiết thảo dược trong khẩu phần ăn
đến trao đổi chất của gà Mía thương phẩm ......................................................... 40
4.5.1. Ảnh hưởng của bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn đến các chỉ tiêu
sinh lý máu .......................................................................................................... 40
4.5.2. Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết thảo dược trong khẩu phần ăn đến các
chỉ tiêu sinh hóa máu ........................................................................................... 41
4.5.3. Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết thảo dược trong khẩu phần ăn đến khối
lượng gan, lách và chiều dài ruột của gà Mía ..................................................... 42
4.6. Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung cao chiết thảo dược trong khẩu phần ăn
đến hệ vi sinh vật đường ruột của gà Mía ........................................................... 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 46
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 46
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ............................. 33
Bảng 4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ................................... 35
Bảng 4.3. Đánh giá khả năng phịng bệnh của gà thí nghiệm............................. 36
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược đến chất lượng
thân thịt và chất lượng thịt của gà Mía thương phẩm ......................................... 39
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết thảo dược trong khẩu phần ăn đến
các chỉ tiêu sinh lý máu của gà Mía .................................................................... 40
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn đến các chỉ tiêu
sinh hóa máu của gà Ri lai .................................................................................. 41
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn đến khối lượng
gan, lách và chiều dài ruột của gà Mía ................................................................ 43
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn đến số lượng tế
bào vi khuẩn /1g chất chứa tại hồi tràng và manh tràng của gà Mía ...................... 44
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATSH
An toàn sinh học
ĐC
Đối chứng
Cs
Cộng sự
FCR
Feed Conversion Rate (Hệ số chuyển hóa thức ăn)
G
Gam
Kg
Kilogam
KPCS
Khẩu phần cơ sở
SE
Standard Error of Mean (Sai số trung bình mẫu)
TĂ
Thức ăn
TN1
Thí nghiệm 1
TN2
Thí nghiệm 2
VCK
Vật chất khơ
GRAN%
Granulocyte Percent (Tỷ lệ bạch cầu hạt) (%)
GRAN#
Granulocyte Count (Số lượng bạch cầu hạt)
HCT
Hemato (Tỷ lệ thể tích hồng cầu)
HGB
Hemoglobin Concentration (Nồng độ hemoglobin)
LYM%
Lymphocyte Percent (Tỷ lệ tế bào bạch cầu lympho)
LYM #
Lymphocyte Count (Số lượng tế bào bạch cầu lympho)
MCH
Mean corpusculer Hemoglobin (Số lượng trung bình của
Hemoblobin trong một hồng cầu)
MCHC
Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (Nồng độ
trung bình )
vii
MCV
Mean corpusculer volumr (Thể tích trung bình của một
hồng cầu)
WBC
White Blood Cell Count (Bạch cầu)
MID %
Monocyte Percent (Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn)
MID#
Monocyte Count (Số lượng bạch cầu đơn nhân lớn)
NGHE
Khẩu phần đối chứng bổ sung 0,3 % bột nghệ
PLT
Platele Count (Số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể
tích máu).
GRAN%
Granulocyte Percent (Tỷ lệ bạch cầu hạt) (%)
1
CHƯƠNG I
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Sử dụng bất hợp lý kháng sinh gây nên tác động không tốt cho sức khỏe
cộng đồng, ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như vật nuôi, đặc biệt làm xuất
hiện các chủng vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc. Các khảo sát năm 2017 của
Cục Thú y đối với 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang thấy, mức sử
dụng kháng sinh cao gấp 6 lần so với quy định. Trong đó, 84% kháng sinh được
sử dụng với mục đích phịng bệnh. Khơng chỉ vậy, việc sử dụng thức ăn chăn
ni có trộn sẵn thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao. Trong mỗi chu kỳ chăn
nuôi, 72% số trang trại đều sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để phịng bệnh
và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Để khắc phục hiện tượng tồn dư kháng
sinh thì từ ngày 1/1/2006 Liên minh Châu Âu EU đã cấm hoàn toàn việc bổ
sung kháng sinh vào trong thức ăn chăn ni vì mục đích kích thích sinh trưởng.
Ở nước ta, theo dự thảo Luật chăn nuôi, sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn
ni nhằm mục đích kích thích sinh trưởng sẽ bị cấm hoàn toàn.
Việc cấm sử dụng kháng sinh làm giảm năng suất vật nuôi, giảm hiệu quả
sử dụng thức ăn và tăng chi phí sản xuất. Do vậy, để giảm thiểu được việc loại
bỏ kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh là nhu
cầu bức thiết để đảm bảo năng xuất vật ni và chi phí sản xuất. Sử dụng kháng
sinh với liều dưới liều điều trị ảnh hưởng tới 5-15% khả năng sinh trưởng của
với gia súc non và 5% tỷ lệ ni sống. Hướng đi mới tìm ra các hợp chất có
nguồn gốc tự nhiên có thể thay thế kháng sinh tổng hợp vừa đảm bảo việc phòng
bệnh cho vật nuôi vừa không gây tồn dư trong sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho sản phẩm chăn ni. Thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn
có thể thay thế hoàn toàn việc bổ sung kháng sinh tổng hợp trong thức ăn chăn
nuôi nhằm hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, giảm thiểu sự ô nhiễm
mơi trường chăn ni, hạn chế tính đa kháng thuốc của vi sinh vật, đảm bảo sự
ổn định trạng thái cân bằng của mơi trường sinh thái (Nguyễn Quang Tính,
2
2011). Vì vậy, tìm kiếm các sản phẩm có thể thay thế kháng sinh liều thấp để
phịng bệnh và kích thích sinh trưởng trong chăn ni là cơ sở để cấm sử
dụng kháng sinh liều thấp trong chăn nuôi. Sử dụng các thảo dược có tính
kháng khuẩn có ưu điểm là tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên cây thuốc rất
phong phú tại Việt Nam, tạo ra các sản phẩm sản xuất trong nước, giúp chủ
động một phần nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Riềng (Alpinia officinarum Hance), nghệ (Curcuma longa), rẻ quạt
(Belamcanda chinensis (L.) DC) đã được các nghiên cứu trước đây của Đại học
Hùng Vương chứng minh có khả năng kháng mạnh với các vi khuẩn gây bệnh
trên gà và lợn (Đặng Hoàng Lâm và Nguyễn Tài Năng, 2014). Các loại thảo
dược khi sấy khô ở nhiệt độ 500 C không ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn
của các loại thảo dược (Nguyễn Tài Năng và cs, 2018). Hỗn hợp thảo dược gồm
riềng, rẻ quạt, cỏ sữa đã được chứng minh bổ sung ở mức 0,3% vào khẩu phần
ăn làm tăng khả năng tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh
trên gà thịt thả vườn (Phan Thị Phương Thanh và cs, 2018). Tuy nhiên sử dụng
thảo dược dạng bột chỉ sử dụng trong chăn nuôi nhỏ lẻ khi tự phối trộn thức ăn
nhưng khó thực hiện khi chăn ni số lượng lớn. Vì vậy cao chiết thảo dược
được sản xuất với mục đích áp dụng vào chăn ni dễ dàng hơn. Kết quả nghiên
cứu tại phịng thí nghiệm của Đặng Hồng Lâm và cs cho thấy hỗn hợp cao
chiết thảo dược có tính kháng khuẩn tương đương dạng tươi và bột khô trong
điều kiên invivo và invitro (kết quả chưa công bố). Việc bổ sung cao chiết thảo
dược cho động vật nuôi chưa được thực hiện. Xuất phát từ thực tiễn trên em
thực hiện đề tài:“ Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu
phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm”.
1.2. Mục tiêu chuyên đề
Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu
phần thức ăn đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm.
3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
13.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài này bổ sung cơ sở khoa học quan trọng trong việc sử
dụng các sản phẩm thảo dược có tính kháng khuẩn thay thế kháng sinh trong
chăn nuôi gà nhằm tạo ra sản phẩm an toàn đối với thực phẩm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả bổ sung luận cứ về việc chế biến công nghiệp các loại dược liệu
để sử dụng trong chăn nuôi.
Ứng dụng bổ sung các loại thảo dược này trong chăn nuôi theo hướng an
tồn sinh học và chăn ni hữu cơ.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Đặc điểm chung của gia cầm
* Đặc điểm sinh trưởng và phát dục
Quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm chia làm hai giai đoạn: giai
đoạn phôi và giai đoạn sau khi nở.
Trong giai đoạn phôi: Sau khi trứng được thụ tinh 3 - 4 giờ, hợp tử bắt đầu
phân chia thành phơi bì. Giai đoạn này phơi phát triển theo từng nhóm tế bào
nhưng chưa phân hố và chưa mang đặc điểm đặc trưng của tổ chức. Phôi phát
triển với cường độ mạnh và liên tục trong ống dẫn trứng, khi đạt đến thời kì tiền
phơi, trứng được đẻ ra ngoài cơ thể mẹ và tiếp tục phân hoá tế bào để tạo thành
các cơ quan bộ phận của cơ thể.
Trong giai đoạn sau nở gồm có hai thời kì: Thời kì gà con và thời kì
trưởng thành. Ở thời kì gà con: Lượng tế bào tăng lên rất nhanh, vì vậy quá trình
sinh trưởng diễn ra rất mạnh. Tuy nhiên ở các cơ quan khác, nhất là bộ máy tiêu
hố chưa hồn thiện về các chức năng như: dạ dày chưa tiêu hoá được thức ăn
cứng, các men tiêu hố chưa đầy đủ, do đó điều kiện chăm sóc ni dưỡng và
chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà con. Vì
vậy, cần phải chú ý đến các vấn đề như chăm sóc ni dưỡng, đặc biệt lưu ý đến
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà, nhất là các acid amin
không thay thế như lysine, methyonine, tryptophan, isoleusine, valine, leucine…
Ở thời kì trưởng thành: Các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát
triển hồn thiện. Ở thời kì này là q trình gia cầm tích luỹ chất dinh dưỡng, một
phần để duy trì sự sống, và một phần để tích luỹ mỡ. Ngược lại, số lượng tế bào
tăng chậm, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kì gà con. Do đó cần xác định thời
gian giết mổ thích hợp (khi tốc độ sinh trưởng giảm) để mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm.
* Đặc điểm tiêu hoá của gia cầm
5
Gia cầm nói chung có mức độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn 2 - 4
lần so với động vật có vú, khả năng tiêu hố và hấp thụ các chất dinh dưỡng
cũng nhanh hơn (Nguyễn Đức Hùng, 2006). Cường độ tiêu hoá ở gà con là 3039 cm/giờ, ở gà con lớn hơn là 32-40 cm/giờ.
Tiêu hóa ở miệng:
Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ. Kích thước, màu sắc và hình dáng của mỏ
phụ thuộc vào từng lồi gia cầm khác nhau. Gia cầm có tuyến nước bọt kém
phát triển tuy nhiên, thức ăn đi qua khoang miệng vẫn được thấm ướt và bôi trơn
bằng dịch nhầy do tuyến nước bọt tiết ra. Sau khi thức ăn được tẩm ướt, chúng
nhanh chóng được chuyển xuống diều qua đường thực quản.
Tiêu hóa ở diều:
Phần thực quản phình to ra hình túi ở gà được gọi là diều, nó chứa được
100-120g thức ăn. Diều có chức năng dự trữ và tẩm ướt thức ăn trong một thời
gian nhất định, tùy thuộc vào dạng thức ăn. Ví dụ: thức ăn tươi xanh hoặc đã
tẩm ướt được chuyển xuống dạ dày nhanh hơn thức ăn dạng hạt và thức ăn khô,
nhờ sự co bóp của diều. Thức ăn được khuấy trộn và tiêu hóa từng phần do các
men thức ăn và vi khuẩn trong thức ăn thực vật.
Tiêu hóa ở dạ dày tuyến:
Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn, vách dày, mặt trong nổi gai, đầu của dạ
dày tuyến nối với thực quản, đầu dưới nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Dạ
dày tuyến có tuyến tiết dịch nhầy và enzim tiêu hóa protein (enzim pepsin và
axit chlohidric). Quá trình tiêu hóa ở dạ dày tuyến chỉ là sơ bộ, thức ăn được tẩm
dịch và men, rồi được chuyển xuống dạ dày cơ.
Tiêu hóa ở dạ dày cơ (mề):
Dạ dày cơ có hình ovan hoặc hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh, có thành rất
dày màu đỏ sẫm, mặt trong là lớp màng cứng nhưng đàn hồi. Dạ dày cơ khơng
tiết dịch tiêu hóa, tại đây chỉ xảy ra q trình tẩm dịch nhầy, nước và men tiêu
hóa giúp làm tăng độ mềm của thức ăn. Sự tiêu hóa protein và tinh bột ở dạ dày
6
cơ vẫn được tiến hành nhờ enzim amilaza, pepsin, axit chlohidric, vi sinh vật ở
khoang miệng, dạ dày tuyến đưa xuống nhưng khơng đáng kể.
Sự co bóp của dạ dày cơ phụ thuộc vào độ cứng, độ to nhỏ của thức ăn,
thường thì dạ dày cơ co bóp khoảng 2 - 3 lần/phút, sau đó thức ăn được chuyển
xuống tá tràng.
Tiêu hóa ở ruột:
Ruột gia cầm có chiều dài gấp 4 - 6 lần chiều dài thân, ruột chia làm hai
phần: ruột non (gồm tá tràng, không tràng, hồi tràng) và ruột già (gồm manh
tràng và trực tràng).
Tiêu hóa ở ruột non: Q trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác dụng
của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật. Mặt ngồi của tá tràng có tuyến tụy tiết ra
các men giúp phân giải đường, tinh bột, protein, lipit, chất khống. Tuyến tụy và
túi mật có ống dẫn gắn với đoạn giữa của tá tràng để đổ dịch men và dịch mật
vào tá tràng giúp tiêu hóa triệt để thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản
nhất rồi chuyển xuống đoạn tiếp theo của ruột non. Các enzim tiêu hóa của dịch
tụy bao gồm: Tripsin, amilaza, carboxypeptidaza, mantaza, lipaza. Trong dịch
ruột chứa các men: proteolyse, enterokinaza, aminolytic và lypolytic.
Tiêu hóa ở ruột già: Ruột già ở gia cầm không phát triển, thực chất là đoạn
trực tràng ngắn, đầu trên trực tràng có 2 manh tràng hay gọi là ruột tịt rất phát
triển, tại đó nhờ có hệ vi sinh vật nên chất xơ được tiêu hóa nhưng mức độ tiêu
hóa thấp, khoảng 10-30%. Chất xơ được tiêu hóa thành đường glucoza và được
hấp thu vào máu, đặc biệt ở ruột già có sự tổng hợp vitamin nhóm B nhờ hệ vi
sinh vật. Các chất protein, gluxit còn lại từ ruột đưa xuống ruột già vẫn được
tiếp tục tiêu hóa nhờ các enzim tiêu hóa từ ruột non và được hấp thu vào máu.
Cặn bã thức ăn được chuyển xuống ổ nhớp, ở đó được trộn lẫn với nước tiểu và
thải ra ngoài (Bùi Đức Lũng và cs., 2003)
* Đặc điểm về sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
7
Khả năng kháng bệnh là tính khơng cảm thụ của cơ thể vật nuôi đối với
bệnh, cũng như khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Khả năng kháng bệnh có
thể là do bẩm sinh hoặc do tập nhiễm.
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc và ảnh hưởng
nhiều yếu tố như yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy, nên các giống
khác nhau, các cá thể khác nhau, thì sức sống và khả năng kháng bệnh cũng
khác nhau. Tỷ lệ nuôi sống của gà Kabir, gà Tam Hồng, gà Lương Phượng
ni 10 tuần tuổi lần lượt là: 96%; 96,2%; 96% (Vũ Đình Tơn và cs., 2003). Mặt
khác, sức sống và khả năng kháng bệnh còn chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện
mơi trường như chế độ ni dưỡng, chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng ni…
Ở các tuần tuổi khác nhau thì tỷ lệ nuôi sống của gia cầm cũng khác nhau.
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) thì tỷ lệ ni sống của gà Tàu Vàng x Tam
Hồng, gà Mía x Tam Hoàng và gà Hồ x Tam Hoàng ở 1-8 tuần tuổi lần lượt là
98%;94%; 92%, ở 9-15 tuần tuổi lần lượt là100%; 97,8%; 95,8%.
Theo Đặng Hữu Lanh và cs. (1999), cho biết khả năng di truyền về sức
sống của gia cầm rất thấp, tính trạng di truyền về sức sống của gia cầm rất thấp
(h2 là 0,06).
2.1.2. Giới thiệu về giống gà Mía
Gà mía là một giống gà nội địa của Việt Nam, chúng có nguồn gốc ở làng
Mía xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nay thuộc xã Đường Lâm,
thị xã Sơn Tây, thành phố hà nội ( Làng cổ Đường Lâm). Giống gà này là một
đặc sản của Hà Tây. (“Kiến tạo “ vương quốc” gà Mía”. Báo điện tử báo Nơng
thơn ngày nay)
Gà trống Mía thân hình to, nặng, lơng màu đỏ tiết, cơ ngực, đùi nở nang,
mào cờ dựng. Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng, cổ có
điểm lơng nâu, cánh và đi có điểm lơng đen. Gà con ít lơng, khi lớn lơng mới
phủ kín thân. Chất thịt thơm vị đậm ngọt, da giòn, săn chắc và ít mỡ dưới da tỷ
lệ thuận với những bước chạy thường ngày. Chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt,
sức đề kháng cao.
8
Gà Mía Là giống gà hướng thịt, có tầm vóc tương đối to và có ngoại hình
thơ với mình ngắn, đùi to và thô, đi lại chậm. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là
32g ( Theo Sử An Ninh và dồng nghiệp -2003). Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình
quân con trống đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg,
con mái 2,4 kg. Khi trưởng thành gà nặng 3 - 3,5 kg, gà trống đạt tới 5 kg ( Lê
Hồng Mận, Hồng Hoa Cương -1994). Theo Hội chăn ni Việt Nam khối
lượng gà mái trưởng thành 2,5 –3 kg, còn con trống là 3,5 – 4 kg. ( Lê Hồng
Mận, Hoàng Hoa Cương -1994). Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng.
Tuổi đẻ muộn 7-8 tháng, sản lượng trứng 50-55 quả/mái/năm, khối lượng
trứng 50-55g ( theo Hội chăn nuôi Việt Nam- 2002). Tỷ lệ trứng có phơi 88%, tỷ
lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần 98% ( Theo Sử An Ninh và dồng
nghiệp -2003). Gà Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ
trứng có phơi và ấp nở đạt 70-75% ( Theo Bùi Đức Dũng và Lê Hồng Mận –
2003).
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giịn, mỡ dưới da ít, sức khỏe tốt,
thích hợp trong điều kiện chăn ni thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng
trứng thấp nên hiện nay gà Mía được ni theo hướng thịt và chủ yếu để lai với
một số giống gà nội và nhập nội khác tạo gà lai nuôi thịt.
2.1.3. Sức sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
Trong ngành chăn nuôi gia cầm sức sản xuất thịt là đặc điểm kinh tế khá
quan trọng. Nó được thể hiện bằng khối lượng và chất lượng thịt ở tuổi giết thịt
của gia cầm.
Mức độ và hiệu quả kinh tế của sức sản xuất thịt của gia cầm được đánh
giá bằng tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và tiêu
tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng…nhưng chỉ tiêu cuối cùng mà các nhà
chăn nuôi quan tâm nhất là sản lượng thịt được sản xuất ra từ một gà.
Chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm bao gồm: Chỉ tiêu đánh giá
sức sản xuất thịt gia cầm sống (gồm: khối lượng cơ thể gia cầm, tốc độ mọc
lơng, ngoại hình và sự phát triển của cơ ngực, tiêu tốn và chi phí thức ăn cho
9
một kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống, chỉ số sản xuất…) và chỉ tiêu đánh giá sức
sản xuất thịt gia cầm khi giết mổ (gồm: tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ thịt
đùi, tỷ lệ phần nội tạng ăn được, tỷ lệ mỡ bụng).
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt bao gồm: kiểu thể trạng,
lồi, giống, giới tính, tốc độ sinh trưởng, tốc độ mọc lơng, sự phát triển của cơ
lườn, chi phí thức ăn cho tăng trọng.
2.1.4. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng
Nhìn chung, thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị dinh dưỡng của
thịt gia cầm có mức protein cao (trung bình là 18%) chứa đầy đủ các nhóm chất
dinh dưỡng cần thiết ở mức độ cân đối như năng lượng, các chất khoáng và acit
amin.
Tính ngon miệng của thịt cịn liên quan đến đặc điểm hình thái của tổ chức
sợi cơ như đường kính sợi cơ, cấu trúc sợi cơ… và phụ thuộc vào tính chất lý
học của thịt như độ mềm và độ ướt. Thịt gia cầm có những sợi cơ cầm rất mỏng
và các tổ chức liên kết giữa chúng cũng nhỏ hơn so với thịt của gia súc, vì thế
mà thịt gia cầm mềm hơn thịt của các loài gia súc. Độ mềm và độ ướt của thịt
phụ thuộc vào loài, giống, tuổi, tính biệt, điều kiện ni dưỡng, thức ăn…
Nói chung, chất lượng thịt chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau: các
yếu tố di truyền như dòng, giống, giới tính, tuổi, khối lượng, và các yếu tố mơi
trường như chế độ chăm sóc, ni dưỡng, điều kiện khí hậu, thời gian nghỉ ngơi
trước khi giết mổ, cách giết thịt, phương pháp bảo quản thịt… Theo nghiên cứu
của S. M. Lonergan và cs. (2003), thì độ sáng của thịt lườn gà ở các giống gà
broiler, gà Leghorn, gà Fayoumi lần lượt là 43,34%; 41,12%; 41,31%; tỷ lệ mất
nước sau chế biến của các giống gà này lần lượt là 11,47%; 16,14%; 16,26%.
2.1.5. Tổng quan về khả năng kháng khuẩn của thảo dược
2.1.5.1. Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất thiên nhiên
Đặc tính kháng khuẩn của chất chiết thực vật và tinh dầu được mô tả bởi
nhiều tác giả trong quá khứ nhưng đến nay mới xác định được thành phần hoạt
chất chính, các hoạt chất sinh học cơ bản và mối liên quan giữa hàm lượng các
10
chất, cấu trúc hóa học, chức năng và cơ chế tác động của các nhóm chất có trong
chất chiết thực vật và tinh dầu (Dorman and Deans, 2000).
Cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn được cho là mục tiêu của các hợp chất
thiên nhiên. Nguyên lý hoạt động của các hợp chất thiên nhiên liên quan tới sự
phá hủy màng tế bào chất, làm mất ổn định của kênh vận chuyển proton (Proton
motive force PMF), dòng chảy electron, hoạt động vận chuyển và đông tụ của tế
bào chất. Không phải tất cả các loại thảo dược đều hoạt động theo một nguyên
lý chung cho các mục tiêu cụ thể, một số trường hợp chịu ảnh hưởng của các
nguyên lý khác (Silva and Fernades, 2010).
Một đặc tính có vai trị quan trọng tới khả năng kháng khuẩn của một số
tinh dầu đó là việc chứa các hợp chất hydrophobic cho phép tham gia cấu trúc
lipid từ màng tế bào, làm nhiễu động màng tế bào và làm cho chúng dễ bị thấm
qua hơn.
Thành phần hóa học từ tinh dầu cũng tác động vào protein màng tế bào.
Hydrocarbon tuần hoàn tác động vào ATPases, một enzyme trên màng tế bào
chất và được bao quanh bởi phân tử lipit. Hơn nữa, hydrocarbon lipid có thể làm
méo mó mối liên kết lipid – protein và cũng có thể hướng mối liên kết của
lipophilic với một phần hydrophobic của protein. Một số loại tinh dầu kích thích
sự phát triển của pseudo – mycelia. Các loại tinh dầu này ảnh hưởng tới enzyme
liên quan tới sinh tổng hợp các hợp chất cấu trúc nên vi khuẩn (Silva and
Fernades, 2010).
Nhóm hydroxyl (-OH) hiện diện trong thành phần phenolic đóng vai trị
quan trọng liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn (Cowan, 1999) và bất cứ sự thay
đổi vị trí nào của chúng ở bên trong phân tử sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong hiệu
lực kháng khuẩn (Dorman and Deans, 2000). Tinh dầu là những thành phần thu
được từ phương pháp chưng cất bằng hơi nước, do đặc tính kỵ nước nên chúng
khơng hịa tan trong nước mà hịa tan trong dung mơi hữu cơ. Tinh dầu bao gồm
một số lượng lớn những thành phần riêng biệt, những thành phần này có thể đạt
đến 80 – 85% sản phẩm sau chưng cất. Trong khi đó, thành phần thiết yếu có thể
11
chỉ hiện diện ở một số lượng rất nhỏ, đây chính là phần liên quan đến hoạt tính
kháng khuẩn của tinh dầu (Burt, 2004).
Tuy thành phần trong tinh dầu thì khơng thay đổi nhưng hàm lượng của
nó có thể thay đổi do điều kiện địa lý hoặc mùa vụ thu hoạch, tinh dầu được thu
hoạch vào mùa hè sau khi ra hoa sẽ có khả năng kháng khuẩn cao hơn khi thu
hoạch vào mùa vụ khác trong năm. Thành phần của tinh dầu còn ảnh hưởng đến
những thành phần khác của thực vật khi đưa vào chiết (Phước, 2011a).
Nhiều tác giả cho rằng, tinh dầu có hoạt chất kháng khuẩn thông qua 2 cơ
chế cơ bản :
- Liên quan đến đặc tính kỵ nước, cho phép chúng đi vào bên trong tế bào
vi khuẩn thông qua màng phospholipid.
- Liên quan đến khả năng bất hoạt các thụ thể và enzyme trong tế bào chất
của vi khuẩn thông qua những vị trí tác động chuyên biệt.
Từ cơ chế phá vỡ màng tế bào vi khuẩn đã làm thay đổi khả năng thẩm
thấu của màng tế bào gây ra sự mất ion từ bên trong tế bào ra mơi trường bên
ngồi. Việc mất ion thường dẫn đến việc mất các thành phần khác của tế bào chất,
từ đó làm mất khả năng chống đỡ và cuối cùng là tế bào bị phá hủy. Nhóm
hydroxyl hiện diện trong thành phần của nhóm phenolic (thymol và carvacrol) tạo
ra hoạt lực kháng khuẩn mạnh nhất (Dorman and Deans, 2000). Ngồi ra tinh dầu
cịn có tác động lên liên kết protein trong màng tế bào chất. Điều này được giải
thích qua cơ chế tác động của phenol lên protein. Đầu tiên những hydrocarbon có
thể tích lũy bên trong màng phospholipid và cản trở sự kết hợp lipid với protein ;
trên khía cạnh khác carbohydrate hịa tan trong chất béo có thể tác động trực tiếp
với phần kỵ nước của protein (Đặng Minh Phước, 2011a). Những tác giả khác
cũng cho rằng, hoạt tính của tinh dầu là làm cản trở enzyme của tế bào hoạt động.
Tinh dầu đóng vai trị kiểm sốt năng lượng hoặc q trình tổng hợp cấu trúc của
tế bào vi khuẩn (Burt, 2004).
Silva đã mô tả một vài hợp chất và cơ chế kháng khuẩn của chúng như
sau (Silva and Fernades, 2010):
12
Carvacrol và Thymol: Thymol có cấu trúc hóa học đơn giản hơn
carvacrol. Tuy nhiên, chúng khác nhau bởi vị trí nhóm hydroxyl trên vịng
phenolic. Cả hai hợp chất này đều làm cho màng tế bào dễ bị thấm qua. Cấu trúc
hóa học của chúng làm tan rã màng ngoại bào của vi khuẩn gram (-), giải phóng
lipopolysaccharides (LPS) và tăng khả năng thấm của màng tế bào chất và ATP.
Sự có mặt của magie chloride khơng ảnh hưởng tới hoạt động này.
Eugenol: nồng độ eugenol khác nhau ngăn cản sản sinh men amylase và
protease ở B.cereus. Hơn nữa, cũng ghi nhận hiện tượng phân hủy và tiêu biến tế
bào.
p-Cymece là tiền chất của carvacrol, hợp chất hydrophobic này kích thích
mạnh hơn tới màng tế chất so với carvacrol.
Carvone: Khi thử với nồng độ cao hơn nồng độ kháng tối thiểu, carvone
hòa tan theo gradien pH và khả năng của màng tế bào. Sự sinh trưởng của
E.coli, S. thermophilus và Lactococcus lactic có thể giảm phụ thuộc vào nồng độ
của carvone.
Cinnamaldehyde được biết đến như là chất kháng E.coli và S.typhimurium
ở nồng độ thấp hơn cả carvanol và thymol. Tuy nhiên, hợp chất này khơng hịa
tan màng tế bào cũng như làm suy yếu ATP dịch nội bào. Nhóm carbonyl có ái
lực với protein, ngăn cản hoạt động của men decarboxyl amino acid trong vi
khuẩn E.aerogenes.
2.1.5.2. Các hợp chất thiên nhiên có tính kháng khuẩn có trong thảo dược
Đến ngày nay, nhiều loại hợp chất thiên nhiên có hoạt tính kháng vi sinh
vật đã được phân lập và được sử dụng làm thuốc hoặc chuyển hóa thành các dẫn
xuất khác có hoạt tính cao hơn. Các nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính
kháng vi sinh vật điển hình là alkaloid, acetylene, coumarin, flavonoid và
isoflavonoid, terpenoid, ...(Cowan, 1999). Tùy theo cấu trúc hóa học mà các hợp
chất thiên nhiên có hoạt tính khác nhau. Thơng thường, các hợp chất thiên nhiên
được coi là có hoạt tính kháng vi sinh vật một cách hiệu quả khi nồng độ kiềm
khuẩn tối thiểu từ 0,02 – 10 µg/mL (Saleem et al., 2010).
13
a. Các hợp chất alkaloid
Hợp chất alkaloid đầu tiên được phân lập từ cây anh túc (Papver
somniferum) và được sử dụng làm thuốc giảm đau, ức chế thần kinh trung ương
là morphine (2). Đến nay nhiều hợp chất alkaloid khác đã được phân lập và có
nhiều hoạt tính kháng vi sinh vật khác nhau. Điển hình là canthin-6-one (3) được
biết đến các lồi Allium neapolitanum, Zanthoxylum chiloperone có khả năng
kháng nhiều chủng vi sinh vật như Aspergillus niger, Candida albicans với giá
trị MIC từ 1,66 đến 10,12 mg/mL. Hợp chất canthin-6-one (3) và 8hydroxycanthin-6-one (4) từ lồi Allium neapolitanum có khả năng kháng vi
sinh vật kiểm định Staphylococcus aureus 1199B và S. aureus XU212 với giá trị
MIC 8,0 mg/mL (Saleem et al., 2010).
(2)
(3)
(4)
b. Các hợp chất acetylene
Các acid béo đã được biết đến với nhiều hoạt tính kháng khuẩn và kháng
nấm từ nhiều thế kỷ trước. Thông thường các acid béo có chứa liên kết đơi, liên
kết ba có hoạt tính mạnh hơn acid béo no.
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
14
Acid béo (5)-(8) có hoạt tính kháng khuẩn với giá trị MIC 0,21-7,8 µg/mL.
Trong khi đó acid béo (9) lại khơng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn. Trong đó
hợp chất (8) có hoạt tính mạnh hơn cả với giá trị MIC 0,21-0,97µg/mL và
thường được sử dụng làm chất đối chứng trong các phép thử hoạt tính kháng
khuẩn đối với vi nấm Candida albicans và Aspergillus fumigates (Saleem et al.,
2010).
c. Coumarin
(10)
Coumarin là nhóm các hợp chất điển hình có trong các lồi thuộc họ
Rutaceae. Đây khơng phải là nhóm các hợp chất kháng khuẩn điển hình, tuy
nhiên hợp chất amino-coumarin, 7-amino-4-methylcoumarin (10) được phân lập
từ lồi Ginkgo biloba có khả năng kháng vi khuẩn và vi nấm in vitro đối với
chủng Staphylococcus aureus, Escherichia coli (với giá trị MIC 10 µg/mL),
kháng chủng Salmonella typhimurium (MIC 15 µg/mL), Salmonella enteritidis
(MIC 8,5 µg/mL), Aeromonas hydrophila (MIC 4 µg/mL), và vi nấm Candida
albicans (MIC 15 µg/mL) (Saleem et al., 2010).
d. Flavonoid và isoflavonoid
(11)
(12)
(13)
Flavonoid là một trong nhóm các hợp chất thiên nhiên thứ cấp phổ biến
nhất và được tìm thấy trong nhiều lồi thực vật khác nhau có tác dụng ngăn cản
tia UV và thể hiện hoạt tính chống oxi hóa rất tốt. Bên cạnh đó, nhiều hợp chất
15
flavonoid cịn có hoạt tính kháng khuẩn. Apigenin (11) từ lồi Scutellaria
barbata (Lamiaceae), có khả năng chống lại 20 lồi MRSA. Hợp chất dimer hóa
của (11), amentoflavone (12) từ lồi Selaginella tamariscina có hoạt tính kháng
khuẩn tốt đối với các chủng vi nấm C. albicans, S. cerevisiae và T. beigelii với
giá trị MIC 5 µg/mL. Một hợp chất khác là kaempferol (13) được phân lập từ
dịch chiết methanol của loài Vismia laurentii, có khả năng ức chế hai chủng vi
khuẩn Gram (-) và bốn chủng vi khuẩn Gram (+) với giá trị MIC 2,4 µg/mLvà
cịn có hoạt tính kháng nấm Candida glabrata với giá trị MIC 4,8–9,7 µg/mL
(Saleem et al., 2010).
e. Terpenoid
Terpenoid là nhóm các hợp chất thiên nhiên thứ cấp được cấu tạo bởi các
đơn vị isoprene. Các hợp chất mono-, diterpenoid thường có trong các loại tinh
dầu và có nhiều hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.
(14)
(15)
(16)
(17)
Hợp chất sesquiterpene xanthorrhizol (14), được phân lập từ dịch chiết
ethanol của loài Curcuma xanthorrhiza, có khả năng kháng khuẩn Bacillus
cereus, Clostridium perfringens, Listeria monocytogenes, Staphylococcus
aureus, Salmonella typhimurium, và Vibrio parahaemolyticus với giá trị MIC
8,0–16,0 µg/mL. Cinnamodial (15), là một diterpenoid được phân lập từ lá và vỏ
của lồi Pleodendron costaricense, có hoạt tính mạnh đối với chủng Alternaria
alternata (MIC 3,9 µg/mL). Từ lồi Plectranthus saccatus đã phân lập được
Coleon U (16) có hoạt tính đối với chủng B. subtilis và Pseudomonas syringae
với giá trị MIC tương ứng 3,13; 6.25 µg/mL và coleon U quinone (17) có hoạt
tính cao đối với chủng P. syringae với giá trị MIC 3,13 µg/mL (Saleem et al.,
2010).
16
2.1.6. Tổng quan vể khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược trong
nghiên cứu
2.1.6.1. Cây rẻ quạt
Tên khác: Rẻ quạt, Lưỡi đồng
Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.
Tên đồng nghĩa: Belamcanda xalate Moench.
Họ: Lá dơn (Iridaceae)
Đặc điểm bột dược liệu:
Bột thân rễ màu vàng, không mùi, vị đắng, hơi cay. Thành phần gồm:
mảnh bần, tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu nâu; mảnh mô mềm, tế bào trịn
chứa hạt tinh bột; hạt tinh bột nhỏ, hình trịn hay hình xoan, đường kính 5-17
µm, khơng rõ vân, riêng lẻ hay thành đám gồm 4-7 hạt đơn; tinh thể calci oxalat
hình kim rất lớn nguyên hay bị đứt gãy, dài 130-160 μm, rộng 12-25 μm; mảnh
mạch vạch; khối chất nhựa màu đỏ nâu.
Bộ phận dùng:
Thân
rễ
(Rhizoma
Belamcandae) - Thân rễ màu vàng
nâu nhạt đến nâu, có những gân
ngang là vết tích của lá, cịn sót lại
những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là
vết tích của rễ con, dài 3-10 cm,
đường kính 1-2 cm, hay những
phiến có dạng hình trái xoan hay
trịn, dài 1-5 cm, rộng 1-2 cm, dày
0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều,
màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu.
Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngồi
màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe gỗ. Phiến cắt