Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 127 trang )

UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN KHẮC HỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦ GIỐNG ĐỊA HOÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110

Phú Thọ, năm 2021


UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN KHẮC HỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦ GIỐNG ĐỊA HOÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Mai Thảo




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và kết luận của luận văn chưa từng được ai cơng
bố. Mọi trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Phú Thọ, tháng 4 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Khắc Học


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp khóa học thạc sỹ khoa
học cây trồng vừa qua, mặc dù gặp một số khó khăn, đặc biệt là trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng tôi đã được sự quan tâm,
giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè và gia đình để nỗ lực vượt qua. Kết quả, tơi đã
xây dựng hồn thiện bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trường đại học Hùng
Vương, các bạn cùng lớp thạc sỹ Khoa học cây trồng K4, người thân trong gia
đình đã giúp đỡ và động viên tôi tham gia học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng rất cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Loan, Viện trưởng Viện
nghiên cứu và Phát triển - Đại học hùng Vương, đã quan tâm, tạo điều kiện
cho tôi về khu vực bố trí thí nghiệm tại huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ, và
cũng đã hướng dẫn tôi những kiến thức rất bổ ích.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Mai Thảo, giảng
viên trường đại học Hùng Vương, giáo viên hướng dẫn khoa học đề tài tốt
nghiệp này đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành

luận văn của mình.
Trân trọng cảm ơn.
Phú Thọ, tháng 4 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Khắc Học


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. ii
Phần 1. MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.1. Tổng quan về cây địa hoàng ................................................................. 3
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử........................................................................... 3
2.1.2. Phân loại thực vật ........................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm thực vật học .................................................................... 3
2.1.4. Các thời kỳ sinh trưởng .................................................................. 6
2.1.5. Yêu cầu sinh thái của địa hoàng ..................................................... 7
2.1.6. Giá trị của cây địa hồng ................................................................ 8
2.1.7. Tình hình sản xuất địa hồng: ......................................................... 9
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về địa hoàng có liên quan tới đề tài .......... 12
2.2.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống .............................................. 12
2.2.2. Nghiên cứu về tiêu chuẩn giống: .................................................. 15

2.2.3. Một số nghiên cứu về kỹ thuật canh tác: ....................................... 16
2.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu về phân bón kali ............................... 18
2.3.1. Vai trò của nguyên tố kali (K) đối với cây trồng ........................... 18
2.3.2. Kali trong đất................................................................................ 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 24


3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 24
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
3.3.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................... 24
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................... 27
3.3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ruộng thí nghiệm .............................. 28
3.3.4. Xử lý số liệu ................................................................................. 31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 32
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng củ giống của địa hoàng ............................................................ 32
4.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian từ trồng đến
thời gian mọc mầm của củ địa hoàng ..................................................... 32
4.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ mọc mầm của củ
địa hoàng ................................................................................................ 33
4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng của cây địa
hoàng ..................................................................................................... 34
4.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của địa hoàng.......................................................... 39
4.1.5. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng tới chất lượng củ giống địa
hoàng ..................................................................................................... 42
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá kali đến sinh trưởng, năng suất,

chất lượng củ giống của địa hoàng ............................................................ 46
4.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali đến thời gian mọc mầm
của củ địa hoàng..................................................................................... 46
4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali đến tỷ lệ mọc mầm của củ
địa hoàng ................................................................................................ 47
4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ bón phân kali tới
sinh trưởng của địa hoàng ...................................................................... 48
4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali tới năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của địa hoàng ..................................................... 52
4.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali tới chất lượng củ giống
địa hoàng ................................................................................................ 55


4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến sinh trưởng, năng
suất, chất lượng củ giống của địa hoàng .................................................... 59
4.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của địa hoàng ở các thời gian
thu hoạch khác nhau ............................................................................... 59
4.3.2. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của địa hoàng
ở các thời gian thu hoạch khác nhau ....................................................... 61
4.3.3. Đánh giá chất lượng củ giống địa hoàng ở các thời gian thu hoạch
khác nhau ............................................................................................... 63
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 67
5.1. Kết luận .............................................................................................. 67
5.2. Đề nghị ............................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC .................................................................................................... 71


i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới thời gian từ trồng đến
mọc của cây địa hoàng ................................................................................. 32
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới tỷ lệ mọc mầm của cây
địa hoàng ...................................................................................................... 33
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới động thái tăng trưởng
chiều cao và hình thành lá trên cây địa hồng............................................... 34
Bảng 4.4. Sinh trưởng của địa hoàng ở các mật độ trồng khác nhau ............. 37
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của địa hoàng................................................................................ 39
Bảng 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau tới chất lượng
củ giống địa hoàng ....................................................................................... 42
Bảng 4.7. Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau tới tỷ lệ mọc
mầm của củ giống địa hoàng ........................................................................ 45
Bảng 4.8. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali tới thời gian từ trồng đến
mọc của địa hoàng ........................................................................................ 46
Bảng 4.9. Ảnh hưởng phân bón lá kali tới tỷ lệ mọc mầm của địa hoàng ..... 47
Bảng 4.10. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây và hình thành lá ở địa hồng ....................................... 48
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón lá kali tới sinh trưởng của địa hoàng .. 50
Bảng 4.12. Đánh giá ảnh hưởng phân bón kali tới năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của địa hoàng ...................................................................... 52
Bảng 4.13. Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau tới kích
thước củ địa hồng ....................................................................................... 55
Bảng 4.14. Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau tới chất
lượng củ giống địa hoàng ............................................................................. 58
Bảng 4.15. Tình hình sinh trưởng của cây địa hồng với các thời gian thu
hoạch khác nhau ........................................................................................... 59
Bảng 4.16. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của địa hoàng với
các thời gian thu hoạch khác nhau ................................................................ 61

Bảng 4.17. Đánh giá chất lượng củ giống địa hoàng với các thời gian thu
hoạch khác nhau ........................................................................................... 63
Bảng 4.18. Đánh giá chất lượng củ giống địa hoàng với các thời gian thu
hoạch khác nhau ........................................................................................... 65


ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây địa hoàng ........................ 35
Biểu đồ 4.2. Động thái hình thành lá trên cây địa hồng ............................... 36
Biểu đồ 4.3. Tình hình tăng trưởng đường kính tán của cây địa hoàng với các
mật độ trồng khác nhau ................................................................................ 38
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới số củ trên cây của địa hoàng .. 40
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới năng suất của địa hoàng......... 41
Biểu đồ 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới đường kính
củ giống địa hoàng ....................................................................................... 43
Biểu đồ 4.7. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới chiều dài củ
giống địa hoàng ............................................................................................ 44
Biểu đồ 4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá kali tới động thái tăng trưởng chiều
cao của cây địa hoàng................................................................................... 49
Biểu đồ 4.9. Ảnh hưởng của phân bón lá kali tới động thái hình thành lá của
cây địa hoàng ............................................................................................... 49
Biểu đồ 4.10. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali tới đường kính tán
của địa hoàng ............................................................................................... 51
Biểu đồ 4.11. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá kali tới khối lượng trung
bình của củ địa hoàng ................................................................................... 53
Biểu đồ 4.12. Đánh giá ảnh hưởng phân bón kali tới năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của địa hoàng................................................................ 54
Biểu đồ 4.13. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới chiều dài

củ địa hoàng ................................................................................................. 56
Biểu đồ 4.14. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới đường kính
củ địa hồng ................................................................................................. 57
Biểu đồ 4.15. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch khác nhau tới đường kính
tán lá của cây địa hoàng ............................................................................... 60
Biểu đồ 4.16. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của địa hoàng
với các thời gian thu hoạch khác nhau .......................................................... 62
Biểu đồ 4.17. Chiều dài củ địa hoàng với thời gian thu hoạch khác nhau ..... 64
Biểu đồ 4.18. Đường kính củ địa hồng với thời gian thu hoạch khác nhau.. 64


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CT

Cơng thức

ĐC

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính


NS

Năng suất

TB

Trung bình

TGTH

Thời gian thu hoạch


1

Phần 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Cây địa hồng, hay cịn gọi là cây sinh địa (Rehmannia glutinosa
Libosch) là một loại cây thuốc quý, xếp vào nhóm dược liệu bổ huyết, dưỡng
âm. Địa hoàng đã được sử dụng từ lâu đời nay trong rất nhiều bài thuốc đông y
với các dạng sử dụng chủ yếu là sinh địa, thục địa. Một số cơng dụng chính của
các bài thuốc này bao gồm chữa thiếu máu, huyết nhiệt, nóng âm, mụn nhọt,
suy nhược, lão hóa,… Hiện nay, giá trị dược liệu của địa hoàng ngày càng
được khám phá và ứng dụng nhiều hơn.
Trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều địa hoàng nhất. Các
vùng trồng chủ yếu gồm Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Hồ Nam, Sơn Tây, Tứ
Xuyên, Chiết Giang,... Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia
châu Á khác cũng sản xuất địa hoàng nhưng với diện tích nhỏ hơn. Tại Việt

Nam, chúng ta đã nhập nội địa hồng từ Trung Quốc và trồng thành cơng từ
năm 1958. Biện pháp nhân giống chủ yếu bằng rễ củ.
Việc nghiên cứu cây địa hoàng ở nước ta đến nay vẫn chủ yếu thiên về
khai thác giá trị sử dụng, biện pháp thu hái, sơ chế, chế biến; rất ít nghiên cứu
về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc. Tại Phú Thọ, việc nghiên cứu về
địa hồng mới bắt đầu từ vài năm gần đây, nhất là sau khi UBND tỉnh có
Quyết định ban hành danh mục một số loài dược liệu được ưu tiên sản xuất
trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, y học trên thế giới có xu hướng gia tăng dùng thuốc từ dược
liệu thiên nhiên, nhằm tạo ra sự kết hợp tốt nhất giữa đông y và tây y. Do đó,
việc phát triển diện tích trồng địa hoàng để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng


2

của xã hội là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề nhân giống địa hồng cịn hạn
chế, hệ số nhân giống thấp, chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Vì vậy, để tham gia giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong khâu
nhân giống, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng” với địa
điểm thực hiện tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và chất
lượng củ giống địa hoàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; là cơ sở để nhân rộng ra
các địa bàn tương tự.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật cơ bản để tăng năng suất, chất
lượng củ giống địa hoàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Là cơ sở để nghiên cứu

trên các địa bàn khác nhau và nhằm xây dựng một quy trình kỹ thuật tốt nhất
trong nhân giống cây địa hồng.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giúp các cơ sở nhân giống địa hoàng gia tăng năng suất và
chất lượng của củ giống, hình thành vùng trồng địa hồng lớn, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về loại dược liệu này.


3

Phần 2.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây địa hoàng

2.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Theo từ điển thực vật của tác giả Võ Văn Chi (2004), địa hoàng
Rehmannia glutinosa Libosch là lồi cây có nguồn gốc ở Trung Quốc. Ngồi
Trung Quốc cũng có nhiều nước châu Á trồng địa hồng như Triều Tiên, Nhật
Bản,... Hiện nay Trung Quốc là nước trồng địa hoàng lớn nhất và đây cũng là
quốc gia xuất khẩu địa hoàng đứng đầu thế giới.
Ở nước ta, địa hoàng đã được nhập về từ năm 1958 và hiện di thực
trồng được ở nhiều vùng trong cả nước. Tuy nhiên, giống như nhiều loại dược
liệu nói chung, địa hoàng vẫn là đối tượng cây trồng chỉ mới được quan tâm
trong những năm gần đây nên diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng sản
phẩm còn nhiều hạn chế.

2.1.2. Phân loại thực vật
Địa hồng có tên khoa học là Rehmannia glutinosa Libosch.
Bộ: Hoa môi (Lamiales).

Họ: Cỏ chổi (Orobanchaceae), thời gian trước địa hoàng được phân loại
trong họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae), Zhi Xia và cộng sự (2009).
Chi: Địa hồng (Rehmannia).

2.1.3. Đặc điểm thực vật học
Theo Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự (2005), Vũ Tuấn Minh (2009), cây
địa hồng có các đặc điểm thực vật học như sau:
a) Thân: Địa hồng là cây thân thảo. Thân cây được hình thành từ các
mầm ngủ trên củ giống. Địa hồng có chiều cao khoảng 30 - 50 cm, toàn bộ
thân cây được phủ một lớp lông mềm, màu tro trắng. Các đốt thân của địa


4

hồng rất ngắn, ở trên mỗi đốt có mang một chồi lá. Cây địa hồng khơng
hình thành cành nhánh. Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa các đốt thân phía trên kéo dài
nhanh hơn và địa hoàng đạt chiều cao tối đa sau khi cây ra hoa.
b) Lá: Cây địa hồng có tán lá dạng hình trịn. Các lá mọc vịng xung
quanh thân, mỗi đốt thân có một lá. Càng về phía đỉnh sinh trưởng, phiến lá
có diện tích nhỏ dần. Lá cây địa hồng là lá đơn, có dạng hình bầu dục, mép
lá có răng cưa khơng đều, thậm chí hơi tù, phía đầu lá hơi trịn, phía dưới
cuống hẹp dần lại. Lá địa hồng có kích thước khác nhau phụ thuộc tùy theo
từng loại giống; chiều dài dao động khoảng 3 - 15 cm, chiều rộng dao động
khoảng 1,5 - 6 cm. Phiến lá địa hồng có nhiều gân nổi rõ, đặc biệt ở mặt
dưới chia thành từng phần nhỏ (hay gọi là múi) rất đặc trưng. Trên mặt lá
thường có một lớp lơng mềm màu trắng tro bao phủ. Tùy thuộc vào các loại
giống địa hoàng mà màu sắc lá có sự khác nhau, từ màu lục hơi ngả bạc cho
đến xanh đậm.
c) Bộ rễ: Bộ rễ của địa hồng hình thành từ các mầm ngủ trên củ
giống. Tùy theo đặc điểm phát triển và công dụng của chúng mà chia bộ rễ

của địa hoàng thành bốn loại, bao gồm rễ hom, rễ tơ, rễ bất định và rễ củ.
Trong đó rễ củ sẽ phình to ra thành củ của cây địa hồng. Đây chính là bộ
phận để cho thu hoạch của vụ sau.
- Rễ hom: Sau khi trồng 8 - 10 ngày, các mầm ngủ trên củ giống bắt
đầu phát sinh ra rễ hom. Chức năng của loại rễ này là hút các chất dinh dưỡng
để nuôi cây ở giai đoạn ban đầu, khi cây mới trồng.
- Rễ tơ: Loại rễ này được hình thành ở phần gốc của thân cây mới mọc
từ củ giống, thường khoảng từ khoảng 30 ngày sau trồng. Rễ tơ có chức năng
hút nước và dinh dưỡng để cung cấp cho cây trong suốt cả quá trình sinh
trưởng và phát triển của nó. Kích thước của loại rễ này thường khá nhỏ, ngắn


5

nhưng có số lượng khá nhiều. Thơng thường có thể có hơn 100 rễ tơ được
hình thành và phát triển.
- Rễ bất định: Đây là loại rễ vốn có thể tạo ra củ của cây địa hoàng
nhưng do điều kiện bất lợi từ bên ngoài hoặc do những yếu tố nội tại mà
khơng thể hình thành củ được. Kích thước của rễ bất định lớn hơn rễ tơ, dài
khoảng 15 - 20 cm và có khoảng 6 - 10 rễ trên mỗi cây. Loại rễ này làm tiêu
hao dinh dưỡng của cây địa hồng. Do đó, trong thực tế sản xuất, muốn trồng
địa hồng có năng suất cao, cần hạn chế sự hình thành của chúng.
- Rễ củ: Là loại rễ có khả năng tạo thành củ, là phần thu hoạch, tạo ra
năng suất của cây địa hoàng và thường được hình thành sau trồng khoảng 45 50 ngày. Sự hình thành rễ củ và thời gian hình thành sớm hay muộn được
quyết định bởi sự thay đổi của các yếu tố nội tại và những ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh cụ thể, thời vụ khi trồng. Lúc ban đầu, rễ củ có hình thái bên
ngồi vừa giống với rễ bất định, vừa giống với rễ tơ. Sau đó, nhờ sự phân hóa
của các yếu tố nội tại, đặc biệt là của các tế bào tượng tầng và các bó mạch
libe, mà tạo nên củ của cây địa hồng. Chiều dài của củ địa hoàng trong điều
kiện canh tác tốt đạt khoảng 15 - 20 cm, đường kính cũng vào khoảng 0,5 - 4

cm, thậm chí có thể hơn phụ thuộc vào giống và biện pháp kỹ thuật thâm
canh. Phía sát với thân cây kém phát triển, tạo thành cuống củ địa hoàng, dài
khoảng 4 - 7 cm. Vỏ của củ có màu hồng nhạt và ruột củ có màu vàng nhạt.
Trên củ địa hoàng tồn tại khá nhiều mắt ngủ (đây chính là các điểm sinh
trưởng). Các mắt ngủ này có thể nảy mầm, phát triển thành cây con nếu gặp
điều kiện khí hậu, thời tiết, sinh thái phù hợp, thuận lợi, chẳng hạn như tiếp
xúc trực tiếp với ánh sáng thích hợp sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
d) Hoa: Hoa của cây địa hoàng mọc thành chùm. Chúng hình thành ở
đỉnh sinh trưởng của thân cây. Hoa có dạng hình chng; tràng hoa có 5 cánh,
phía dưới hợp lại, hơi uốn cong; dài 3 - 4 cm. Nó có màu tím ở phía ngồi và


6

màu trắng hơi vàng, đốm tím ở mặt trong. Hoa địa hồng có 4 nhị, bao gồm 2
nhị lớn và 2 nhị kém phát triển. Cây địa hoàng thường ra hoa vào khoảng
tháng 3 - 4 ở vụ xuân khi gặp những điều kiện khí hậu, thời tiết và chăm sóc
thích hợp.
e) Quả và hạt: Quả địa hồng được hình thành thường vào khoảng
tháng 5 - 6. Quả nang bế đơi, dạng hình trứng. Mỗi quả có từ 200 - 300 hạt.
Hạt địa hồng nhỏ và có màu nâu nhạt. Ở Việt Nam chúng ta, cây địa hồng
thường có ra hoa nhưng khơng hình thành quả và hạt.

2.1.4. Các thời kỳ sinh trưởng
Theo Vũ Tuấn Minh (2009), thời gian sinh trưởng của địa hoàng
thường từ 150 đến 180 ngày, bao gồm 3 giai đoạn chính.
- Giai đoạn nảy mầm: được xác định từ khi có 75% số cây mọc đến khi
cây có 4 - 5 lá thật. Thơng thường, trong điều kiện bình thường, giai đoạn này
khoảng 15 - 25 ngày. Nếu gặp điều kiện bất lợi như hạn hán hay nhiệt độ thấp
thì có thể tới hơn 1 tháng. Trong thời gian này, sức sinh trưởng của địa hoàng

phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng củ giống và các điều kiện khí hậu, thời tiết
và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, địa hồng trong giai đoạn này có sức sinh
trưởng chậm, mẫn cảm với nhiều yếu tố môi trường.
- Giai đoạn phát triển thân lá, hình thành củ: Khi cây đã đạt 4 - 5 lá
thật, các rễ tơ phát triển, có thể lấy dinh dưỡng để ni cây. Khi cây có 5 - 6
lá, tốc độ hình thành lá tăng mạnh, trung bình 5 - 10 ngày ra 1 lá. Khi cây đạt
9 - 10 lá thật, thân lá tăng trưởng mạnh, số lá tiếp tục tăng nhanh, đồng thời rễ
củ được hình thành. Đến khi cây đạt 24 - 25 lá, tốc độ sinh trưởng thân lá
chậm dần và khi đạt tối đa 37 - 38 lá thì dừng lại. Trong giai đoạn này, rễ củ
đã bắt đầu phát triển để tạo ra củ. Ban đầu, củ chủ yếu phát triển về chiều dài.
Sau đó đường kính tăng dần và đạt mức tối đa sau trồng khoảng 85 - 90 ngày.
Khi các bộ phận trên mặt đất đạt tăng trưởng tối đa (đường kính tán, số lá,…)


7

thì bộ phận dưới mặt đất tăng nhanh tích lũy các chất dinh dưỡng và khoáng.
Đồng thời hoa cũng bắt đầu hình thành. Dinh dưỡng cần thiết được dùng cho
sự phát triển củ và hoa. Đây là giai đoạn cần tác động biện pháp thâm canh,
cung cấp đủ các yếu tố cần thiết, đặc biệt là bổ sung dinh dưỡng (đạm, lân,
kali, Can, Mg,….) để cây có thể cho năng suất tối đa, đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.
- Giai đoạn già chín: Sau trồng khoảng 100 - 140 ngày, sức sinh trưởng
của cây địa hoàng chậm dần và dừng lại khi đã đạt mức sinh trưởng tối đa.
Sau đó, các lá ở phía dưới già đi, héo úa và rụng dần, các lá phía trên cũng
chuyển dần sang màu vàng rồi héo, thậm chí dẫn dễ thối nếu gặp mưa lớn, ẩm
độ cao. Lúc này, củ đã hình thành và đạt mức tối đa về kích thước và chất
lượng. Đây chính là lúc thu hoạch tốt nhất, đảm bảo năng suất và chất lượng
củ của cây địa hồng. Thơng thường, cây địa hồng có 8 - 14 rễ củ, nhưng
trong đó chỉ có 3 - 5 rễ tạo ra củ. Những rễ này thường nằm ở gần sát mặt đất.

Khi gặp điều kiện bất lợi, chúng sẽ trở thành những rễ bất định, khơng có khả
năng tạo ra củ nữa. Do đó, cần phải tạo điều kiện tốt nhất có thể để khai thác
tối đa việc đảm bảo các rễ củ đều hình thành củ cho thu hoạch sau này.

2.1.5. Yêu cầu sinh thái của địa hoàng
Theo Nguyễn Bá Hoạt (2005), Đỗ Tất Lợi (2011), các yêu cầu về điều
kiện sinh thái cần thiết để cho địa hoàng phát triển, bao gồm:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho địa hồng là 8 - 250C. Ngoài giới
hạn này, cây sinh trưởng, phát triển kém. Dưới 100C, cây bắt đầu ngừng sinh
trưởng và có những biểu hiện như lá từ màu xanh chuyển sang màu tím thẫm.
Nhiệt độ gây hại và kéo dài (từ 10 ngày trở lên) thì lá khơng thể hồi phục
được các chức sinh lý, dẫn đến héo dần, thối và có thể chết. Nhiệt độ quá cao
cũng khiến cây sớm ra hoa, sinh trưởng kém đi, sự tích lũy vật chất về bộ


8

phận củ bị suy giảm. Trong điều kiện nắng nóng nhiều, cũng làm địa hoàng
mẫn cảm với các loại bệnh hơn.
- Độ ẩm đất: Yêu cầu về độ ẩm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của địa hoàng. Giai đoạn nảy mầm cần độ ẩm thích hợp là 65 70%. Giai đoạn phát triển thân, lá và hình thành củ cần ẩm độ khoảng 70 75%. Giai đoạn già chín cần ẩm độ 65 - 70%. Trong giai đoạn già chín, nếu
gặp mưa lớn, độ ẩm đất quá cao sẽ làm củ địa hoàng dễ bị nhiễm bệnh, gây
thối hỏng.
- Lượng mưa: Trong 3 tháng đầu lúc mới trồng, yêu cầu lượng mưa với
địa hoàng cần nhiều hơn các tháng sau. Tuy nhiên, với điều kiện giống và kỹ
thuật canh tác tốt nếu không mưa nhiều cũng khiến tỷ lệ sống của cây địa
hoàng giai đoạn cây con rất kém. Các vùng có lượng mưa từ 1.500 - 1.800
mm trong năm có thể trồng được địa hồng.
- Đất đai: Cây địa hồng thích hợp với các loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ, có độ phì nhiêu cao, tơi xốp, nhiều mùn, tầng canh tác tương đối

dày, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, độ pH phù hợp khoảng 5,5 - 7, độ
dốc thấp dưới 100. Các loại đất như đất sét, thịt nặng, có hàm lượng dinh
dưỡng nghèo thì khơng nên trồng cây địa hồng. Ngồi ra, địa hoàng là cây
trồng để lấy củ nên khá mẫn cảm với độ pH, nếu trồng ở các chân đất chua thì
phải bón thêm vơi để khử chua.

2.1.6. Giá trị của cây địa hoàng
Từ xa xưa, địa hoàng đã được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong các
ghi chép về nhiều bài thuốc của những lang y Trung Quốc, Triều Tiên,…
thậm chí cả ở Việt Nam, địa hồng được sử dụng khá phổ biến. Ngày nay, giá
trị dược liệu của địa hồng lại càng được tìm hiểu và ứng dụng nhiều hơn.
Củ của cây địa hoàng là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều
trong y học cổ truyền của một số nước thuộc châu Á, trong đó có cả Việt Nam


9

chúng ta. Tác dụng làm thuốc của củ cây địa hồng được quyết định bởi 2 hợp
chất chủ yếu có trong chúng, bao gồm hợp chất catalpol và hợp chất
verbascosid. Trong đó, theo Dược điển của các nước và khá nhiều nghiên cứu
khoa học về cây địa hoàng đều lấy hàm lượng hợp chất catapol làm chỉ tiêu
chính để đánh giá chất lượng củ để làm dược liệu của địa hồng. Củ địa
hồng được dùng ở dạng tươi, khơ hay hấp sấy. Dạng củ tươi dùng làm thuốc
gọi là sinh địa, còn dạng đã chế biến gọi là thục địa. Theo Kitagawa (1991),
Zang (2008), thuốc từ củ địa hồng có tác dụng phòng và điều trị chứng thiếu
máu, nhiệt huyết; giúp hạ sốt, hạ đường huyết, kháng viêm và giảm sự lão
hóa. Thuốc từ củ địa hồng có thể dùng để kiểm sốt, nâng cao hệ miễn dịch,
giảm hình thành khối u (Zhao, 2007). Địa hoàng dùng để đưa vào các bài
thuốc chữa các chứng rối loạn liên quan đến gan, thận, chứng ra mồ hơi đêm
(Kim, 1999). Nó cịn có tác dụng cầm máu, chống đơng máu, lợi tiểu, kháng

viêm (Huang, 1993). Dịch chiết từ củ của chúng dùng để chế biến các loại
thuốc hạ nhiệt, hạ đường huyết, ngừa tăng huyết áp, chống viêm, giảm lão
hóa (Zhang, 2008b). Nó cũng có tác dụng gia tăng hệ thống miễn dịch của cơ
thể, chống rối loạn nội tiết tố, điều hòa hoạt động của tim mạch (Kim, 1999;
Zhang, 2008b). Từ cây địa hoàng, cũng đã chiết xuất ra được ba loại hợp chất
triterpenes ở bộ lá, có tên là glutinosalactone A-C (1-3), có tác dụng chống lại
sự hình thành và phát triển của ba loại tế bào ung thư ở người là MCF-7,
MG63 và HepG2 (Zang, 2013).

2.1.7. Tình hình sản xuất địa hồng:
- Tình hình sản xuất địa hồng trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới, cây địa hoàng được sản xuất chủ yếu ở Trung
Quốc. Đây là nơi trồng địa hồng với diện tích lớn nhất thế giới. Một số vùng
trồng tập trung, quy mô lớn ở quốc gia này gồm các tỉnh như Hà Nam, Hà
Bắc, Cam Túc, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Sơn Tây,… Trong đó, tỉnh Hà Nam


10

là nơi có diện tích cao nhất. Ngồi ra, một số nước ở châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc,… cũng sản xuất địa hồng với diện tích khá lớn, phục vụ nhu cầu
nội địa.
- Tình hình sản xuất địa hồng ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhu cầu về địa hồng ngày càng
tăng, ước tính khoảng 1 - 1,2 nghìn tấn củ khơ mỗi năm. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn chủ yếu phải nhập khẩu củ địa hoàng từ Trung Quốc về và chế biến thêm
hoặc dùng phối trộn trong các bài thuốc. Trong thời gian những năm gần đây,
chúng ta mới bắt đầu tự sản xuất được địa hồng và cũng đã đẩy mạnh cơng
nghệ sơ chế, chế biến. Tuy nhiên các vùng và quy mô sản xuất còn rất nhỏ, cơ
sở sơ chế, chế biến còn nhiều hạn chế. Sản lượng địa hoàng sản xuất của

chúng ta hiện nay trung bình hằng năm đạt khoảng 50 tấn. Giá bán trên thị
trường dao động 60 - 70 nghìn đồng cho 1 kg củ khơ và 10 - 11 nghìn đồng
cho 1 kg củ tươi. Các vùng có diện tích trồng địa hồng tương đối lớn chủ yếu
là các tỉnh ở phía Bắc, như các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải
Dương,…. Ở miền Nam cũng đã trồng thử nghiệm cây địa hồng nhưng cịn ít
và chưa phát triển.
Về mùa vụ, do địa hồng có thời gian sinh trưởng ngắn, củ sau khi thu
hoạch khơng có thời gian ngủ nghỉ nên nếu khơng trồng ngay thì nhanh già
hóa, hao hụt dinh dưỡng, giảm sức nảy mầm, năng suất thấp nên người dân
thường sản xuất 2 vụ liên tiếp trong năm, gồm một vụ để sản xuất giống và
một vụ để sản xuất dược liệu. Vụ sản xuất giống thường trồng tháng 2 - 3, thu
hoạch tháng 7 - 8; vụ sản xuất dược liệu thường trồng từ tháng 8 - 9 và thu
hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau (Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự, 2005).
Tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, địa hoàng đã được xác định là một trong


11

những loài dược liệu được ưu tiên phát triển và các doanh nghiệp tham gia
sản xuất địa hoàng sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ. Mặc dù đến nay,
diện tích sản xuất địa hồng cịn nhỏ nhưng với những giá trị của địa hoàng,
sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học cũng như các doanh nghiệp tiêu thụ,
chắc chắn việc phát triển sản xuất địa hoàng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tới.
- Tình hình sản xuất dược liệu nói chung và địa hồng nói riêng tại tỉnh
Phú Thọ:
Theo thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp, diện tích cây dược liệu
tồn tỉnh ước khoảng 230 ha, trong đó chủ yếu là cây đinh lăng với diện tích
khoảng 180 ha, trồng tại 13/13 huyện, thành, thị (tập trung ở Đoan Hùng, Hạ

Hịa, Phù Ninh, Tam Nơng, Thanh Thủy,…). Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn
trồng các loại như mạch mơn, ba kích, cà gai leo, gấc,… với quy mô nhỏ,
không tập trung, chủ yếu phục vụ nhu cầu của hộ gia đình.
Trong thời gian vừa qua, Phú Thọ đã quan tập tập trung đầu tư, phát
triển cây dược liệu trên địa bàn. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15/2014/NQHĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ đặc
thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND
ngày 16/7/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển
nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1170/QB-UBND
ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án nhà máy sản xuất
thuốc đông dược GMP - WHO của công ty Cổ phần dược MEPHA nay là
công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam tại huyện Phù Ninh; Quyết định số
621/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành
danh mục các loài cây dược liệu ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2015-2020 (trong đó có các lồi như: ba kích, địa hồng, địa liền,
kim tiền thảo, ích mẫu, bình vơi, bạch chỉ); Quyết định số 3196/QĐ-UBND


12

ngày 13/12/2019 ban hành danh mục, quy mô ngành hàng, sản phẩm nông
nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cây địa hoàng là cây trồng mới được đưa
vào trồng thử nghiệm trong vài năm gần đây, chủ yếu thuộc các đề tài, dự án
nghiên cứu, chưa đưa ra sản xuất diện rộng nhằm mục đích làm hàng hóa.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, địa hồng cũng như một số cây dược liệu dùng
làm thuốc đông y đang có nhu cầu cao sẽ phát triển nhằm cung cấp đủ cho các
nhà thuốc, các công ty đông dược, các lang y,… Cùng với chủ trương, định
hướng của cả hệ thống chính trị, các chính sách phù hợp và nhất là khoa học

công nghệ tiến bộ, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ
giảm được lượng dược liệu nói chung và địa hồng nói riêng được nhập khẩu.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về địa hồng có liên quan tới đề tài

2.2.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống
- Kỹ thuật nhân giống bằng củ
Thơng thường tại Việt Nam, địa hồng được nhân giống bằng củ. Củ
giống được sản xuất chủ yếu vào vụ xuân, thời vụ trồng tháng 2 - 3. Sau trồng
khoảng trên 100 ngày có thể thu hoạch củ để làm giống cho vụ tiếp theo. Tuy
nhiên, do điều kiện khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, củ địa hồng
thường bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không tốt đến năng suất và chất lượng làm
giống, cũng như năng suất và chất lượng củ làm dược liệu ở vụ sau, thậm chí
có thể khơng cho sản phẩm thu hoạch. Bên cạnh đó, các biện pháp nhân giống
khác như nhân bằng hạt, nhân giống bằng ni cấy mơ cịn gặp nhiều khó
khăn, chất lượng cây giống sản xuất ra chưa ổn định nên áp lực sản xuất để
lấy củ làm giống cho sản xuất cây địa hoàng làm dược liệu là khá lớn. Cũng
như các cây trồng khác, nhất là các cây trồng nhân giống bằng thân, rễ, củ,
sau một thời gian canh tác, cây địa hồng ngày càng có tình trạng thối hóa do


13

rất dễ nhiễm bệnh hoặc do áp dụng biện pháp nhân giống bằng bộ phận sinh
dưỡng liên tiếp qua nhiều thế hệ. Ngồi ra, với trình độ và điều kiện canh tác
còn nhiều hạn chế của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và
chất lượng của củ cả làm giống, cả làm dược liệu của cây địa hoàng.
Các nghiên cứu của Nguyễn Việt Thuần (1976), Phùng Văn Thúc
(1975) đã đề xuất một số biện pháp về canh tác như khơng tỉa mầm để thu
nhiều củ nhỏ, bón phân và chăm sóc hợp lý. Tác giả Trần Thụ (1975) đã kiến
nghị thu hoạch củ sớm trong vụ sản xuất giống, thường là vụ xuân nên thời

gian thu vào khoảng cuối tháng 7 để tránh thất thoát nhưng tác giả chưa
chứng minh được một cách rõ ràng, khoa học cho đề nghị này. Nhiều tác giả
khác thì cho rằng cần phải trồng giống củ già, thu từ những cây đã trồng được
5 - 6 tháng tuổi.
- Kỹ thuật nhân giống in vitro
Hạn chế lớn nhất của việc nhân giống bằng các lát cắt hay hom củ là
cây dễ bị nhiễm bệnh bởi việc khử trùng dụng cụ, củ giống khó khắc phục,
bên cạnh đó củ giống hay có hàm lượng nước cao. Đặc biệt với những loại củ
có vỏ mỏng như địa hồng thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Do đó, việc
canh tác cây địa hồng ngày càng bị giảm về cả năng suất và chất lượng. Vì
vậy, phương pháp nhân giống in vitro đã được nghiên cứu thực hiện để khắc
phục hạn chế này. Ngồi ra, ni cấy mô sẽ gia tăng hệ số nhân giống. Nếu
thành cơng thì sẽ giải quyết được vấn đề thiếu giống hiện nay. Tao Xue và
cộng sự (2012) trong nhiên cứu của họ về khảo sát hệ thống hình thành rễ
củ in vitro của cây địa hoàng đã chỉ ra thấy mơi trường ni cấy cơ bản
Murashige và Skoog (hay cịn gọi tắt là MS) đã có tham gia rất lớn vào q
trình hình thành rễ củ địa hồng qua ni invitro, tiếp đến các thành phần như
acid α-naphthalene acetic (hay NAA), sucrose và 6-benzyladenin (hay BA),
paclobutrazol (hay PP333) và methyl jasmonat (hay MeJA) cũng rất quan


14

trọng trong quá trình này. Qua nhiều nghiên cứu, từ lâu đã khẳng định ni
cấy mơ phân sinh đỉnh có thể loại bỏ hoàn toàn được virus ra khỏi cây giống.
Năm 1983, Mao và cộng sự đã sử dụng mô phân sinh đỉnh từ lá địa hoàng
được khử trùng và cấy lên môi trường MS bổ sung 0,3 - 0,4 mg/l BA, 0,02
mg/l NAA và 0,1 mg/l GA. Kết quả cho tỷ lệ sống đạt 100% và đã hình thành
chồi mới sau 30 ngày. Nhân nhanh chồi trên môi trường MS có bổ sung 2
mg/l BAP và rễ được tạo thành trên môi trường MS bổ sung 0,2 mg/l IAA

hoặc không bổ sung.
Năm 2016, tác giả Hà Thị Tâm Tiến, Phạm Thanh Loan đã triển khai
thực hiện đề tài thử nghiệm ni cấy mơ cây địa hồng. Kết quả bước đầu
nghiên cứu cho thấy sử dụng lát cắt củ làm vật liệu vào mẫu khởi đầu nuôi
cấy cho tỷ lệ phát sinh chồi tốt hơn sử dụng thân cây Địa hồng. Tuy nhiên,
cây con Địa hồng ni cấy mơ có hàm lượng nước trong cây cao, bộ rễ yếu,
cây con khó huấn luyện ngồi thực địa.
Năm 2019, tác giả Cao Phi Bằng và các cộng sự đã tiếp tục nghiên cứu
xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây địa hồng đã đưa ra được quy
trình và các mơi trường nhân in vitro địa hồng. Mơi trường ni cấy khởi
động là MS có bổ sung 30gam/l sucrose và 7 gam/l agar cho tỷ lệ nảy chồi
của mẫu là 56% và số chồi trung bình/mẫu là 5,02 chồi. Mơi trường nhân
nhanh là MS có bổ sung 1 gam/l PVP, 1 gam/l BAP và 0,2 mg/l IAA cho hệ
số nhân là 4,7. Mơi trường ra rễ gồm ½ MS có bổ sung 1g/l PVP; 0,5 mg/l
IAAA; 30 g/l sucrose; 7 g/l agar cho tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ trung bình/cây
26,78 rễ. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề xuất loại giá thể ra ngôi cây là:
phân hữu cơ vi sinh trộn với đá perlite với tỷ lệ 9 : 1; trong đó phân hữu cơ vi
sinh gồm mùn cưa, xơ dừa, phân gà phối trộn với tỷ lệ 4 : 4 : 1, sau đó thêm
chế phẩm vi sinh CP và ủ hoai mục.


15

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới ở quy mô nhỏ, và mới chỉ dừng lại
ở việc lấy vật liệu nhân giống từ thân, củ và đưa ra giá thể ra ngơi cây giống,
chưa có các kết luận rõ về nhân giống in vitro từ các bộ phận của cây và đánh
giá chi tiết hơn về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây được trồng từ
giống in vitro cũng như chất lượng sản phẩm tạo ra. Phương pháp nhân giống
và trồng địa hồng từ cây ni cấy mơ cần phải tiếp tục tiến hành các thử
nghiệm tiếp theo.


2.2.2. Nghiên cứu về tiêu chuẩn giống:
Địa hoàng được nhân giống truyền thống bằng hạt, bằng củ,... Ở Việt
Nam thì chủ yếu là nhân giống bằng củ. Hiện nay, đã có rất nhiều các nghiên
cứu về nhân giống in vitro cây địa hoàng, tuy nhiên phương pháp này chưa
được áp dụng nhiều vì chi phí lớn. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu về sự
sinh trưởng, phát triển của cây cũng như dược tính của sản phẩm trồng từ cây
nhân giống in vitro.
Theo nhóm tác giả Hà Thị Thanh Đồn, Hồng Mai Thảo,.. (2019),
trong nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở của củ giống địa
hoàng, đã kết luận: đường kính của củ làm giống có sự ảnh hưởng rõ rệt đến
số lượng giống và tỷ lệ nảy mầm của giống, cũng như tác động tới tỷ lệ sống
của các hom giống,… Củ địa hoàng đủ tiêu chuẩn làm giống có đường kính
1,5 - 2 cm, trọng lượng trung bình 50 gam. Chiều dài của củ giống khơng ảnh
hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh và các
yếu tố cấu thành năng suất của địa hồng nhưng lại có ảnh hưởng tới hệ số
nhân giống. Củ giống địa hồng có chiều dài từ 10 cm trở lên sẽ cho số lượng
hom củ lớn hơn.
Tại nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước về “Nghiên cứu
phát triển cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa) theo hướng dẫn GACP WHO trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận”, do Tiến sĩ Phạm


×