UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM
TẠI TỈNH HỊA BÌNH
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Mã số
: 8620110
Phú Thọ, năm 2021
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM
TẠI TỈNH HỊA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Mã số
: 8620110
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Mai Thảo
2. TS. Lê Xuân Vị
Phú Thọ, năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Phú Thọ, tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Hồng Mai Thảo - Giảng viên Khoa Nông Lâm Ngư,
trường Đại học Hùng Vương và thầy giáo TS. Lê Xn Vị - Bộ mơn Chẩn đốn
Giám định Dịch hại và Thiên địch, Viện Bảo vệ Thực vật đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và
các thầy cô giáo giảng dạy các môn chuyên ngành thuộc Trường Đại học Hùng
Vương đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn các phịng chun mơn của huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Phú Thọ, tháng 4 năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Hải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
2.1. Mục đích .......................................................................................................... 2
2.2 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 4
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cam .................................................................. 5
1.2.1. Rễ .................................................................................................................. 5
1.2.2. Đặc điểm thân, cành....................................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm lá .................................................................................................... 7
1.2.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây cam ........................................................... 7
1.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cam ............................................ 9
1.3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản ............................................................................... 9
1.3.2. Thời kỳ đầu kinh doanh ................................................................................. 9
iv
1.3.3. Thời kỳ khai thác ......................................................................................... 10
1.3.4. Thời kỳ già cỗi ............................................................................................. 10
1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây cam ......................... 11
1.4.1. Yêu cầu về ngoại cảnh ................................................................................. 11
1.4.2. Phân bón lá cho cây cam .............................................................................. 13
1.5. Một số nghiên cứu về phân bón cho cây cam .................................................. 14
1.5.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 14
1.5.2. Nghiên cứu về việc cung cấp phân bón cho cây cam ở Việt Nam ................. 15
1.6. Nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi ...................... 17
1.6.1 Tình hình sâu bệnh hại cây ăn quả có múi nói chung .................................... 17
1.6.2. Nghiên cứu về nấm Fusarium spp. hại cây ăn quả có múi ............................ 18
1.7. Biện pháp phịng trừ sâu bệnh hại cây cam ..................................................... 19
CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 22
2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 22
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3.1. Phương pháp đánh giá hàm lượng một số dinh dưỡng quan trọng trong
đất trồng cam tại Cao Phong, Hịa Bình ....................................................... 23
2.3.2. Phương pháp điều tra, đánh giá hiện trạng sản suất và kỹ thuật trồng
chăm sóc cây cam tại Cao Phong, Hịa Bình. ............................................... 23
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh
trưởng phát triển cam tại Cao Phong, Hòa Bi............................................... 24
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................. 27
2.5. Xử lý số liệu ................................................................................................... 30
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 31
v
3.1. Kết quả phân tích một số đặc tính của đất tại vùng trồng cây cam, qt tại
Hịa Bình ..................................................................................................... 31
3..2. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng sản suất và kỹ thuật trồng chăm sóc
cây cam tại Cao Phong, Hịa Bình ............................................................... 33
3.2.1. Các biện pháp phương pháp nhân giống tại địa phương ............................... 33
3.2.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây cam. ........................................................ 34
3.2.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam tại Cao Phong,
Hịa Bình ..................................................................................................... 36
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn người dân gặp phải trong quá trình sản
xuất cam ...................................................................................................... 42
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả
năng sinh trưởng phát triển cam tại Cao Phong, Hịa Bình ........................... 43
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón vi sinh đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cam CS1 tại Cao Phong, Hịa Bình .................... 44
3.3.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đang được
sử dụng trong phòng bệnh vàng lá thối rễ và nấm Fusarium solani gây
hại rễ cam tại Cao Phong, tỉnh Hịa Bình ..................................................... 58
3.3.3. Kết quả đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh của các chế phẩm sinh học
được nghiên cứu bởi Viện Bảo vệ thực vật .................................................. 61
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 64
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 64
4.2. Đề nghị ........................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 71
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số tính chất lý học của các mẫu đất nghiên cứu .............................. 31
Bảng 3.2. Một số tính chất hóa học của các mẫu đất nghiên cứu ............................ 32
Bảng 3.3. Hàm lượng một số chất hóa học trong lá cây ăn quả có múi tại Cao
Phong, Hịa Bình ........................................................................................ 33
Bảng 3.4. Kỹ thuật bón phân cho cây cam thời kỳ kinh doanh ............................... 34
Bảng 3.5. Thành phần sâu bệnh hại và mức độ gây hại của chúng trên cam
qt tại Cao Phong, Hịa Bình .................................................................... 37
Bảng 3.6. Một số loại thuốc thường dùng tại huyện Cao Phong, Hịa Bình ............ 40
Bảng 3.7. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên cây cam tại Cao Phong, Hịa
Bình ........................................................................................................... 41
Bảng 3.8. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
cam............................................................................................................. 42
Bảng 3.9. Một số tính chất đất thí nghiệm tại Cao Phong, Hịa Bình ...................... 45
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến một số chỉ tiêu về lộc cây
cam CS1 ..................................................................................................... 46
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến thời gian ra hoa của cam
CS1 ............................................................................................................ 47
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến đến động thái rụng quả của
cam CS1 ..................................................................................................... 48
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến động thái sinh trưởng quả
của cam CS1............................................................................................... 49
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
cam CS1 tại Cao Phong, Hịa Bình ............................................................. 51
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến một số chỉ tiêu của quả cam
CS1 tại Cam Phong, Hịa Bình.................................................................... 53
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh của
quả cam CS1 tại Cam Phong, Hịa Bình...................................................... 55
vii
Bảng 3.18. Hiệu lực phòng trừ nấm F. solani trong đất vùng rễ cây cam tại
Cao Phong, Hịa Bình ................................................................................. 59
Bảng 3.19. Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ của một số chế phẩm sinh
học tại Cao Phong, Hịa Bình ...................................................................... 60
Bảng 3.20. Hiệu lực phịng trừ nấm F. solani vùng rễ cây cam của một số chế
phẩm sinh học tại Cao Phong...................................................................... 61
Bảng 3.21. Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cam của một số chế phẩm
được nghiên cứu bởi Viện BVTV tại Cao Phong ........................................ 63
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình ứng dụng quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học phịng trừ
bệnh hại chính vùng rễ trên cây cam tại Hịa Bình ...................................... 27
Hình 3.1. Điều tra thực tế tại vùng trồng cam tại Cao Phong, Hịa Bình................. 35
Hình 3.2. Triệu chứng của bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt ..................................... 38
Hình 3.3. Bộ phận rễ cây cam bị bệnh vàng lá thối rễ ............................................ 39
Hình 3.4. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến đến động thái rụng quả cam
CS1 ............................................................................................................ 49
Hình 3.5. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến động thái tăng trường đường
kính quả cao CS1........................................................................................ 50
Hình 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất lý thuyết giống cam CS1
ở Cao Phong, Hịa Bình .............................................................................. 52
Hình 3.7. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến một số chỉ tiêu của quả cam
CS1 tại Cam Phong, Hịa Bình.................................................................... 54
Hình 3.8. Tương quan giữa liều lượng phân bón vi sinh đến độ Brix của cam
CS1 tại Cam Phong, Hịa Bình.................................................................... 57
Hình 3.9. Hiệu lực phịng trừ nấm F. solani trong đất vùng rễ cây cam tại Cao
Phong, Hịa Bình ........................................................................................ 60
Hình 3.10. Hiệu lực phịng trừ nấm F. solani vùng rễ cây cam của một số chế
phẩm sinh học tại Cao Phong...................................................................... 62
Hình 3.11. Hiệu lực phịng trừ bệnh vàng lá thối rễ cam của một số chế phẩm
được nghiên cứu bởi Viện BVTV tại Cao Phong ........................................ 63
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Diễn giải
CV%
Hệ số biến động
LSD0,05
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
FAO
Food and Agriculture Organization of the United
KLTB
Khối lượng trung bình
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
CP1
Khu 4, Thị trấn Cao Phong, Huyện Cao Phong
CP2
Khu 3, Thị trấn Cao Phong, Huyện Cao Phong
CP3
Xã Tây Phong, Huyện Cao Phong
CP4
Xã Nam Phong, Huyện Cao Phong
TXL
Trước xử lý
3 TSXL
3 tháng sau xử lý
9 TSXL
9 tháng sau xử lý
ĐK
Đường kính
CC
Chiều cao
TB
Trung bình
KL
Khối lượng
NSLT
Năng suất lý thuyết
CSB
Chỉ số bệnh
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự đa dạng về sinh thái
nên rất thuận lợi phát triển nghề trồng cây ăn quả cũng như trồng cây cam quýt.
Trong 100g thịt quả của cây cam quýt có chứa từ 40-90mg hàm lượng vitamin C tươi,
6-12% đường, 0,4-1,2% các axit hữu cơ, các chất khống và dầu thơm, nhiều loại axit
có hoạt tính sinh học cao; mặt khác quả cam có thể dùng nước giải khát, ăn tươi, chữa
bệnh,... do đó có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Tỉnh Hịa Bình là địa phương có nhiều cây ăn quả nổi tiếng như bưởi Tân
Lạc, cam Cao Phong đã trở thành hàng đặc sản, mang thương hiệu của tỉnh và của cả
nước. Mặt hàng nông sản này hứa hẹn trở thành một trong những nơng sản chủ lực của
tỉnh Hịa Bình. Do vậy, tỉnh Hịa Bình đã và đang chú trọng đến các kế hoạch, chương
trình, chính sách đầu tư vào phát triển nông nghiệp một cách bền vững, xúc tiến thương
mại và tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang các nước thuộc EU, Hòa Kỳ, Nhật Bản, Hàn
Quốc…. Hiện nay tỉnh Hòa Bình là 1 trong 11 tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích sản
xuất cây có múi lớn nhất cả nước với tổng diện tích cây có múi đạt gần 10.000 ha.
Trong 8000 ha gồm bưởi đỏ Tân Lạc, cam Cao Phong đã và đang trở thành mặt hàng
làm giàu cho người trồng cây có múi của tỉnh Hịa Bình nói riêng cũng như làm giàu
cho tỉnh Hịa Bình và cả nước nói chung. Cây có múi được trồng nhiều ở 9/11 huyện:
trong đó chủ yếu trồng cây cam quýt (ở Lạc Thủy, Cao Phong) và trồng cây bưởi đỏ (ở
Tân Lạc). Năm 2019 diện tích trồng cây cam quýt tại Cao Phong đang ở thời kỳ kinh
doanh đạt 1.300 ha, tăng 3000 tấn so với 2018 - sản lượng đạt 36000 tấn.
Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển cây ăn quả có múi hiệu quả và bền
vững, tỉnh Hịa Bình phải đối mặt với nhiều thách thức do tập quán thâm canh, điều
kiện tự nhiên, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mức đầu tư cho thâm canh
của một số địa phương còn nhiều hạn chế, trong đó sâu bệnh hại là một trong những
trở ngại lớn nhất trên con đường nhằm nỗ lực đưa cây ăn quả có múi trở thành sản
phẩn hàng hóa giá trị cao. Huyện Cao Phong là vùng trồng cam, quýt trọng điểm
của tỉnh, bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện và gây hại rất nhiều làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sinh trưởng phát triển, làm giảm năng suất, chất lượng quả trầm trọng.
Để tăng năng suất cũng như phòng bệnh hại trên cây có nhiều cách như dùng
2
biện pháp hóa học, canh tác, phịng trừ sinh học, cơ giới. Tuy nhiên tùy từng loại
cây trồng, thời điểm, đối tượng gây hại để tìm ra biện pháp hiệu quả nhất. Trong các
phương pháp nêu trên, phương pháp sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc tăng
năng suất và phịng trừ sinh học được xem là an tồn, thân thiện với môi trường và
hiệu quả. Phương pháp này là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, và là điều kiện thuận lợi
cho các lồi vi sinh vật có ích nằm trong chuỗi thức ăn, phát triển để tiêu diệt dịch
hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học, áp dụng các kỹ
thuật canh tác hợp lý cho thiên địch phát triển.
Trước những thực tiễn trên, để nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng
chống bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam đạt kết quả cao, được sự đồng ý của Đại
học Hùng Vương, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Mai Thảo - Trường Đại học
Hùng Vương và TS. Lê Xuân Vị - Viện Bảo Vệ Thực Vật, chúng tôi tiến hành làm
đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng
cam tại tỉnh Hịa Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1. Mục đích:
Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tăng khả năng sinh trưởng,
phát triển, đảm bảo chất lượng, năng suất sản xuất cam tại huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình.
2.2 u cầu:
- Đánh giá kỹ thuật trồng chăm sóc và hiện trạng sản suất cây cam ở Cao
Phong, Hịa Bình.
- Nghiên cứu xác định được liều lượng phân vi sinh vật chức năng nhằm thay
đổi một phần phân vơ cơ trong quy trình trồng cây cam tại Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học trong phòng bệnh vàng
lá thối rễ do nấm Fusarium solani gây hại tại rễ cây cam tại huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu phục vụ công tác tuyển chọn, ứng dụng chế phẩm sinh
học và phân bón vi sinh vật chức năng cho các vùng trồng cam là cơ sở khoa học quan
trọng.
3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của đề tài để khuyến cáo cho người sản xuất
về lựa chọn bộ chế phẩm vi sinh phù hợp và kỹ thuật sử dụng phân bón vi sinh vật
chức năng đạt hiệu quả cao làm tăng khả năng phát triển và sinh trưởng của cây.
Đảm bảo tăng năng suất, tăng chất lượng trồng cam tại Cao Phong, Hịa Bình.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sự sinh trưởng và phát triển của cây cam quýt chịu ảnh hưởng rất nhiều vào
kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và chế độ canh tác, đặc biệt ở những vùng trồng cam
chuyên canh như Cao Phong, tỉnh Hịa Bình. Hiện tượng ơ nhiễm do thối hóa đất, do
nhiễm kim loại nặng là hậu quả tất yếu của việc lạm dụng quá nhiều phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả
cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng về thành phần cũng như một số vi sinh vật có ích
trong đất và kèm theo đó là vi sinh vật gây hại vùng rễ thì ngày càng gia tăng về mức
độ và thành phần.
Theo kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước: Bệnh vàng lá thối rễ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng quả trên vườn cây có múi (Kore
and Mane, 1992; Verma and cs, 1999; Dương Minh và cs, 2003; El-Mohamedy and
cs, 2012). Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam do nấm Fusarium solani gây ra, bệnh
có nguồn gốc từ mơi trường đất (Catara and Polizzi, 1999; El-Mohamedy and cs,
2016). Bệnh phát triển mạnh khi vườn cam bị tác động bởi các ngun nhân như đất
thốt nước kém, thiếu thống khí, rễ bị tổn thương bởi sự gây hại do côn trùng và sự
gây hại của vi sinh vật gây bệnh khác như nấm Phytophthora sp. trong đất
(Adesemoye and cs, 2013). Việc bón phân khơng cân đối, nhất là bón thừa phân
đạm cũng góp phần gia tăng bệnh vàng lá thối rễ (Nemec and Zablotowicz, 1981).
Hầu hết ở những vườn trồng cam qt tại Hịa Bình, bệnh vàng lá thối rễ
xuất hiện gây hại, ở cả thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Bệnh làm suy giảm
nghiêm trọng sức khỏe của cây, gây giảm chất lượng sản phẩm và năng suất cam,
quýt. Nấm Fusarium solani xuất hiện rất phổ biến ở vùng đất và trong rễ cây bị
bệnh gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây ăn quả có múi (Lê Minh Tường và cs, 2018).
Trong nhóm tác nhân gây bệnh, nấm F. solani được xác định là nguyên nhân chính
tao ra triệu chứng thối rễ, làm cây mất khả năng hút nước và dinh dưỡng dẫn đến
hiện tượng vàng lá (Lê Xuân Vị và cs, 2020). Theo kết quả nghiên cứu về bệnh thối
khô rễ ở cây ăn quả có múi tại California cho thấy nấm F. solani là tác nhân gây
bệnh khi cây bị “stress” và xuất hiện rất nhiều ở các vườn trồng cam trên thế giới
5
(Anthony and cs, 2013). Khi xác định nguyên nhân gây hiện tượng thối khô rễ cây
bưởi ghép trên gốc cây cam chua tại Texas bằng kỹ thuật PDA kết hợp với kỹ thuật
phân tử đã xác định được nấm F. solani là nguyên nhân gây thối khô rễ cây gốc
ghép (Kunta and cs, 2015).
Hiện nay sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật chức năng,
chế phẩm sinh học là xu thế đang được nhiều nước ứng dụng rộng rãi nhằm tăng kết
quả sản xuất, bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tại Việt Nam,
sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật và phân bón hữu có vi sinh đang được
dùng khá nhiều tại những vùng sản xuất cây nơng nghiệp có giái trị kinh tế cao và
u cầu khắt khe về an toàn thực phẩm như các loại rau, quả hoặc trên nhiều loại
cây trồng mà đang bị sâu bệnh gây hại nặng mà thuốc BVTV hóa học khơng thể
giải quyết nổi. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phòng
trừ sâu bệnh hại vùng rễ để tăng thêm vi sinh vật có ích vào trong đất khơng những
giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn mà còn giảm sự phát sinh gây hại của sâu
bệnh hại trong đất. Những chủng vi sinh vật (VSV) chủ yếu là tăng độ màu mỡ cho đất,
cải tạo đất, đối kháng với VSV gây bệnh làm giảm sự phát triển của nấm gây bệnh.
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cam:
1.2.1. Rễ:
Theo Trần Thế Tục (1990), họ cam quýt không phù hợp trồng sâu vì rễ cam
phân bố nơng (10-30cm) và tương đối rộng, tập trung ở tầng đất mặt, chủ yếu là rễ
bất định. Mức độ phân bố rộng hoặc sâu phụ thuộc vào đặc điểm của giống, chế độ
chăm sóc, cách nhân giống, loại đất, mực nước ngầm và tầng canh tác. Nhất là biện
pháp kỹ thuật như, giống gốc ghép và giống cây trồng, phương pháp nhân giống,. làm
đất bón phân.
Trần Thế Tục (1990) nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại
đất ở vùng Phủ Quỳ, Nghệ An nhận xét: “Trên ba loại đất trồng cam: đất bazan, đất
phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất bazan rễ cam ăn sâu và xa nhất. Cùng trồng
trên một loại đất và cùng có chế độ chăm sóc, các giống cam khác nhau có sự phân
bố bộ rễ khác nhau. Giống cam có bộ tán khoẻ tương ứng, có bộ rễ phát triển tốt và
ngược lại”.
Theo Haas (1953), sau trồng 1-8 năm tuổi rễ cây cam quýt phát triển mạnh
sau đó phát triển giảm dần, khả năng tái sinh kém. Có 3 thời kỳ rễ cam phát triển
mạnh trong một năm là vào tháng 2 đến tháng 3, trước khi ra cành Xuân; khi cành
6
Hè xuất hiện, sau đợt rụng quả sinh lý lần 1 và vào tháng 9 đến tháng 10 khi cành
Thu đã sung sức. Một số điều kiện tác động đến hoạt động của bộ rễ cam như: đất
thoáng, đủ ẩm (60%); độ chua pH = 4 - 8 và có tối thích là 5,5 - 6,5, nhiệt độ thích
hợp trên dưới 26oC; nhiều dinh dưỡng, nhiều mùn, đủ chất kích thích sinh trưởng,...
1.2.2. Đặc điểm thân, cành
Tuỳ từng giống, điều kiện sinh sống, tuổi cây, hình thức nhân giống mà cây có
chiều cao và hình thái, đặc điểm thân, cành, lá khác nhau. Với đặc điểm đó nên cây
có rất nhiều loại tán: tán hướng ngang, hướng ngọn; tán thưa, tán rộng; có loại tán
hình cầu, hình bán cầu hoặc hình tháp, hình chổi xể. Trên cành có thể khơng có gai
hoặc có gai.
Trong 1 năm cây cam phát triển nhiều đợt lộc. Tùy thuộc vào thời gian ra
cành mà người ta chia làm 4 loại lộc đó là lộc hè, xuân, đông và thu.
Theo Đào Thanh Vân và cs (2000) đã nghiên cứu:
Lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, xuất hiện rộ vào cuối tháng 6
và kết thúc vào cuối tháng 7. Chiều dài và đường kính lộc hè lớn nhất. Số lá ít, đốt
lá dài hơn và lá to hơn so với các đợt lộc khác.
Lộc xuân xuất hiện vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, kết thúc vào tháng 4, tuổi
trung bình của lộc từ khi mọc đến thành thục là 34,7 ngày. Số lượng của lộc xuân
nhiều hơn các đợt lộc khác, phần lớn lộc xuân là những cành mang quả, lộc xuân
mọc ra từ các cành của năm trước.
Lộc thu xuất hiện vào cuối tháng 8, thời gian rộ vào giữa tháng 9 và kết thúc
vào cuối tháng 9 - 10. Lộc thu chủ yếu được sinh ra từ cành hè và một số được sinh
ra từ cành xuân cùng năm. Thời gian để cho lộc thu phát triển đến thành thục gần
như lộc hè.
Lộc đông xuất hiện vào trung tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 12.
Số lượng lộc đơng ít nhất so với các đợt lộc khác trong năm. Lộc thu xuất hiện vào
cuối tháng 8, thời gian rộ vào giữa tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 9 - 10. Lộc
thu chủ yếu được sinh ra từ cành hè và một số được sinh ra từ cành xuân cùng năm.
Thời gian để cho lộc thu phát triển đến thành thục gần như lộc hè.
Số đợt lộc trong năm và loại cành mẹ liên quan rất nhiều đến hiện tượng ra
quả cách năm. Có những lồi cây ra nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thuần thục của
cành mẹ sinh ra cành quả càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc
khơng có. Đây cũng là lý do có thể giải thích vì sao cây quất và một số giống cây
chanh có thể cho quả quanh năm (Đào Thanh Vân và cs, 2000).
7
Cành cây đến độ thuần thục thì ở các đỉnh sinh trưởng xảy ra hiện tượng: các
auxin giảm đột ngột phần mô ở đỉnh sinh trưởng bị chết - đây chính là nguyên nhân
của hiện tượng “tự rụng ngọn” nghĩa là cành sinh trưởng một thời gian thì dừng lại
và thuần thục, sau đó các mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới
xuân, hạ, thu, đơng. Đây là ngun nhân cành cam khơng có thân chính rõ rệt, cành
lá rậm rạp, xum xuê (Đào Thanh Vân và cs, 2000)
1.2.3. Đặc điểm lá
Theo Lê Đình Sơn (1993), lá họ cam quýt phần lớn mép có hình răng cưa,
thuộc loại lá đơn, lá có eo. Độ lớn của eo lá, hình dạng, mật độ túi tinh dầu, mật độ
khí khổng,...... phụ thuộc vào mùa vụ, vào giống. Trung bình trên mặt lá có 400-500
khí khổng/mm2. Cây trưởng thành có 150.000 - 200.000 lá tương ứng với diện tích
khoảng 200m2. Tuổi thọ lá trung bình từ 2 đến 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí
địa lývà tình trạng sinh trưởng của cây, vị trí của cấp cành và cành mang lá. Đến
mùa thu và mùa đông lá thường rụng nhiều.
Theo (Wakana, 1998): cành mẹ và cành quả có ý nghĩa quyết định trong việc
nâng cao năng suất của cây. Theo Reuther and Smith (1973) nhận xét: “ở giai đoạn
đầu để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho hoa đậu quả, cành mẹ đóng vai trị quan trọng,
sau khi quả lớn thì tổng diện tích lá bình quân trên 1 quả sẽ là yếu tố quyết định
năng suất và phẩm chất quả”.
1.2.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây cam:
Họ cam qt có đặc điểm hình thanh mầm hoa từ sau khi kết thúc thu hoạch
đến trước khi cây nảy lộc xuân, đa số từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau. Hoa có
2 loại hình thái là phát triển đầy đủ và dị hình ( Swingle and Reece., 1967). “Hoa đủ
cánh dài màu trắng mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc. Nhị có thể có phấn hoặc
khơng có phấn, số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa. Bầu nhụy thường có 10 - 14 ơ
(múi), hoa có mùi thơm hấp dẫn. Quả có 8 - 14 múi và có thể có từ 0 - 20 hạt. Cam
đậu quả nhờ thụ phấn chéo hoặc tự thụ. Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ,
cuống hoặc cánh hoa ngắn, thường số lượng rất ít. Hạt cam phần lớn là đa phơi (0 13 phôi); chỉ riêng bưởi và các giống lai của chúng là đơn phôi”
“Cây họ cam quýt thường ra hoa đồng thời với cành non và ra tập chung, số
lượng hoa rất nhiều. Một cây cam có thể ra tới 60.000 hoa, chỉ cần 1% đậu trái cũng
có thể đạt năng suất 100 kg/cây. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền, đặc
điểm sinh lý của cây và điều kiện ngoại cảnh. Cần chọn cây khoẻ, phù hợp với điều
8
kiện mơi trường sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tăng
cường phân hữu cơ, giảm tối đa lượng phân bón vơ cơ và thuốc hoá học... để tăng tỷ
lệ đậu quả và cho sản phẩm trái cây sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người
tiêu dùng”.
Theo nhiều nghiên cứu, mơi trường có các yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả
năng đậu quả, sự phát dục của quả cây cam. Với đặc điểm đó, người sản xuất muốn
quả của cây sinh trưởng phát triển bình thường, chất lượng tốt, đậu quả nhiều thì
trong khâu sản xuất cần sử dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ để bộ lá
của cây có màu lục đều, không bị rụng sớm (tuổi thọ lá dài) và luôn xanh
* Cơ sở sinh lý của hiện tượng rụng quả:
Cây họ cam quýt hay diễn ra hiện tượng rụng hoa và rụng quả. Đây là một hiện
tượng sinh lý hồn tồn bình thường của cây. Do sự rụng quả là sự thích nghi của cây
khi cây thiếu nước, dinh dưỡng, hoocmon cho sự sinh trưởng phát triển của chúng,
buộc chúng phải rụng bớt đi một lượng các quả non để tập trung cho những quả khác.
Sự rụng của quả thường mạnh vào lúc phôi sinh trưởng và phình to của quả. Hai yếu tố
là gnguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là môi trường và nội tại (Hồng Ngọc Thuận,
1995).
* Các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến sự rụng:
Trong triết học Hy Lạp đã có nhận xét là: điều kiện ẩm làm cho cây giữ lá tốt
hơn nơi khơ hạn. Nhìn chung đất bạc màu lá rụng sớm, cây già lá rụng sớm hơn cây
non.
Lockhart (1961) cho rằng “Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự rụng, khi cây
gặp nhiệt độ thấp sẽ kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống, nhiệt độ quá cao thúc
đẩy nhanh chóng sự rụng. Ánh sáng liên quan đến sự rụng theo nhiều cách khác nhau.
Khi cây thiếu ánh sáng sẽ hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả, sự rụng ở cây còn
liên quan chặt chẽ đến chế độ chiếu sáng trong ngày, chế độ ánh sáng ngày dài sẽ làm
hạn chế sự rụng”.
Theo kết luận của Reuther and Smith (1973): hạn hán cũng là nguyên nhân
quan trọng ảnh hưởng tới sự rụng. Tuy nhiên, nếu thừa nước cũng thúc đẩy sự rụng
ở cây. Khi bị hạn, các bộ phận của cây sẽ bị rụng.
Trần Thế Tục (1980) cho rằng “rụng quả là do hạn hán, khi mưa đột ngột làm
cho tốc độ lớn của quả mạnh hơn so với vỏ quả do đó làm cho quả nứt và quả bị rụng”.
9
Vai trị của Etylen đến quả trình rụng đã được xác nhận. Hiện tại sự rụng quả
rụng hoa trên cây ngày cang tăng do khơng khí bị ơ nhiễm, hàm lượng etylen tăng.
Ngồi ra nhân tố điển hình cảm ứng sự rụng của cây là khí NH3.
Hồng Minh Tấn và cs (2000) cho rằng: chúng ta có thể áp dụng các biện
pháp để điều chỉnh sự rụng các cơ quan có lợi cho sản xuất khi đã hiểu được bản
chất của sự rụng. Muốn kìm hãm sự rụng sẽ phun các hợp chất chứa gibberellin
hoặc auxin cho lá, hoa hoặc quả non; đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi.
1.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây cam:
1.3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Theo Nguyễn Hữu Huân và cs (2006) , “đây là giai đoạn sau khi trồng đến
lúc cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Thời kỳ này dài khoảng 3 năm. đặc điểm của cây
trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng. Cây phát triển thân cành liên
tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiều trong
mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh. Do đó tán cây phát triển rất nhanh”
Đây là giai đoạn căn bản để hình thành khung tán cây. Cây cần được chăm
sóc tốt để phát triển tối đa rễ, thân và cành khỏe, vững chắc làm cơ sở để cây cho
năng suất cao về sau.
1.3.2. Thời kỳ đầu kinh doanh
Ngay khi cây bắt đầu đến khi toàn cây ra quả, thời kỳ này là sinh trưởng dinh
dưỡng vẫn còn mạnh, cành ra còn nhiều. Tuy nhiên trong năm giảm 3 – 4 lần/năm số
lần ra cành, cành ngắn và lá ít hơn, số lượng cành ra ít hơn. Số cành ra quả tăng dần
cho đến khi toàn cây ra quả. Bộ rễ trong giai đoạn này phát triển rất khỏe. Thời kỳ này
có các hiện tượng sau:
Theo Nguyễn Hữu Huân (2006), “sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và
bộ rễ: Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ cũng ở giai
đoạn phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi
quả, rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất chặt sẽ làm ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng của rễ. Dẫn đến rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết
cho cây tạo nên sự mất cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thân cành lá và trái và
sự cung cấp từ rễ. Do đó, cần áp dụng những biện pháp để giúp hệ thống rễ phát
triển tốt như bón vơi điều chỉnh độ pH thích hợp, kết hợp xới xáo ngồi tán, bón
10
phân hữu cơ giữ mực nước trong vườn, ủ gốc trong mùa nắng để giữ độ ẩm đất”.
Việc không cân đối giữa ra hoa và sinh trưỡng dinh dưỡng khi cây bước vào
thời kỳ này trong khi sinh trưởng vẫn cịn mạnh. Cây có thể chậm ra hoa, cho quả
hay trên những cây sinh trưởng kém có xu hướng ra hoa nhiều sẽ ảnh hưởng đến
sinh trưởng thân, tán, lá của cây. “Đối với trường hợp trên người sản xuất phải tiến
hành cắt tỉa khống chế những cành dinh dưỡng, mở tán thơng thống để cây nhận
đầy đủ ánh sáng giúp cây phân hoa mầm hoa tốt hơn; còn với cây ra nhiều hoa thì
cắt tỉa bỏ bớt để thúc đẩy sinh trưởng cành lá” (Nguyễn Hữu Huân và cs, 2006)
1.3.3. Thời kỳ khai thác
Thời kỳ này từ khi cây ra hoa đến khi đạt năng suất cao nhất. Đây là thời kỳ
có ý nghĩa kinh tế nhất của cây nên nếu thời kỳ này càng dài thì hiệu quả kinh tế
của vườn càng cao. Nó phụ thuộc vào yếu tố quản lý, chăm sóc và thời kỳ khai thác
của vườn tối đa có thể lên đến 40-50 năm. Đặc biệt trong thời kỳ này cây ở giai
đoạn thuần thục, sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhỏ và ngắn, ít lá, tán cây đã ổn
định, chủ yếu là cành mang quả. Trong năm số lần ra cành ít, từ 1-2 lần.
Thời kỳ này xuất hiện nhiều cây giao tán, già cỗi, năng suất không ổn định.
Các hiện tượng trên diễn ra do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung cấp dinh
dưỡng cho hoa, quả và sinh trưởng. Cành, lá ra nhiều làm cây quang hợp không
hiệu quả, giao tán rậm rạp; chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hành thúc đẩy
cây ra hoa, phân hóa mầm hoa; dinh dưỡng không đủ để cho hoa phát triển cũng
như để nuôi quả sau khi đậu.
Hàng năm người sản xuất, không cho cây giao tán nên cần phải tỉa cành, loại
bỏ những cành vô hiệu giúp cành nhận đầy đủ ánh sáng. Cây mang quả vừa đủ giúp
quả phát triển tốt, dinh dưỡng còn phải dự trữ để giúp cho cây phân hóa mầm hoa
năm sau.
Tiến hành bón phân đầy đủ, cân đối cho cây nuôi quả; hạn chế sự rụng hoa,
quả; việc để cải tạo đất băng phân hữu cơ giúp rễ cây phát triển tốt. Thường xuyên
cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây vào giai đoạn nhạy cảm để cây thích nghi được
với ngoại cảnh bất thuận và chống chịu sâu bệnh hại tốt.
1.3.4. Thời kỳ già cỗi:
Là khi cây có năng suất giảm đến lúc khơng cịn hiệu quả, thời kỳ này
thường ngắn do nước ta trong điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm. Cây sinh trưởng dinh
11
dưỡng kém, lá ít, tán lá thưa, cành lá ít và nhỏ, cành vượt nhiều, cây ra hoa và đậu
quả ít, quả nhỏ và rụng nhiều, năng suất thấp.
Nhìn chung cây cam bao gồm thời kỳ phát triển căn bản, thời kỳ trước là nền
tảng cho thời kỳ sau phát triển. Người trồng cần áp dụng nhiều biện pháp nhằm mục
đích giúp cây sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao. Trong thời kỳ kinh doanh nếu
chúng ta chăm sóc và quản lý tốt thì chu kỳ kinh tế của cây có thể được kéo dài.
1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây cam:
1.4.1. Yêu cầu về ngoại cảnh:
Cây có phổ thích nghi rộng do đó trên thế giới trồng được rộng rãi ở nhiều
nước. Tuy nhiên khi được trồng ở vùng á nhiệt đới cây có năng suất cao, chất lượng
cam ngon và mẫu mã quả đẹp ( Đường Hồng Dật, 2003).
- Nhiệt độ:
Theo tác giả Trần Thế Tục (1980) và nhiều tác giả khác cho rằng: “cây cam,
quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 390C, nhiệt độ
thích hợp nhất từ 23-270C. Tại nhiệt độ thấp -50C có một số giống có thể chịu được
trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 400C kéo dài trong nhiều ngày cam sẽ
ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khơ héo. Tuy nhiên cũng có
giống chỉ bị hại khi nhiệt độ khơng khí lên đến 50 - 570C”.
Khơng khí và đất có ảnh hưởng đến hoạt động của cam như: sinh trưởng,
quang hợp, sự phát lộc, phát triển quả.... Vũ Công Hậu (1996) cho rằng: “rễ cam
quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 230C. Khi nhiệt độ tới 260C cây hút
đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát
triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột
và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt
động này kém đi”.
Những giống thích nghi với nhiệt độ thấp thường có mã quả đẹp, phẩm vị
ngon, hấp dẫn. Ngược lại những giống chịu nhiệt cao có chất lượng kém hơn ( Lâm
Thị Bích Lệ, 1999; Nguyễn Văn Luật, 2006).
- Ánh sáng:
“Cam quýt là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 15.000 lux, tương ứng với 0,6cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 -9h sáng và 4 - 5h
chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh
12
sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không
quá thưa, vườn cam nhất thiết phải bố trí nơi thống, có thể trồng cây chắn gió
đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời
nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh” (Vũ Cơng
Hậu, 1996).
- Ẩm độ và lượng mưa:
Cây ít chịu hạn, trong năm, cây cam cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau. Tuy nhiên cây không chịu được úng do khi đất bị thiếu oxy thì bộ rễ hoạt động
kém, cây sẽ bị rụng lá, hoa và quả (Bùi Huy Kiểm, 2000).
Khi độ ẩm đất 60% và độ ẩm khơng khí 75%, cây sinh trưởng phát triển tốt
cho năng suất cao, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng, phẩm chất quả tốt. Khi độ
ẩm khơng khí q thấp hoặc q cao thì đều có hại cho cây cam nên trong tháng 8
và tháng 9 hàng năm, ẩm độ khơng khí cao thường xảy ra hiện tượng rám nắng, nứt
quả.
“Lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam trên dưới 2.000mm, Cam cần
1.200 - 1.500, quýt cần nhiều hơn từ 1.500 - 2.000, chanh cần ít nước hơn quýt,
lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được
coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ đất bằng 60% độ ẩm bão hịa đồng ruộng”
(Hồng Ngọc Thuận, 2000 a)
- Gió:
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc điều hịa độ ẩm, lưu thơng
khơng khí, giảm khả năng gây hại của sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt.
Nước ta ở đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung mùa mưa hay có
gió bão gây rụng quả, gẫy cành, đổ cây làm cho sinh trưởng phát triển và năng suất
của cây giảm rõ rệt. Do đó ở những vùng hay có gió, bão lớn cần chú ý trồng cây
làm đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam.
- Đất đai:
Theo nghiên cứu của Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả: “ở nước ta, cây
cam có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất
phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu...
Tuy nhiên nếu trồng cam trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh
cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn”.
13
Theo Estellena (1992), “đất trồng cam cần có độ thống cao, nồng độ oxy
phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy
nhỏ hơn 2% cây sẽ ngừng sinh trưởng”. Theo Trần Thế Tục (19809) thì “nếu chúng
ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cây cam thì đất phù sa cổ là tốt nhất,
sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm, đất Bazan, đất dốc tụ và đất đá phiến sét.
Không nên trồng cam trên đất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá
lộ đầu hoặc những nơi có mực nước ngầm cao mà khơng thể thốt được nước”.
Như vậy cây cam có thể sinh trưởng phát triển lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh
miền núi phía Bắc của Việt Nam..
1.4.2. Phân bón lá cho cây cam:
Các loại phân qua lá chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng trung lượng, đa
lượng và vi lượng. Mỗi loại có vai trị khác nhau nhưng nếu thiếu cây sẽ sinh
trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu của Trần Đại Dũng (2004): “bón phân qua lá các chất
dinh dưỡng được hấp thụ qua lỗ khí khổng và gian bào các chất dinh dưỡng di
chuyển theo hướng từ trên xuống với tốc độ 30 cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển
một cách tự do trong cây. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón
phân qua lá dạng hịa tan, 95% lượng phân phun trên lá sẽ được đồng hóa. đối với
lân sau phun 30 giờ cây đã đồng hóa hết, đối với đạm Ure chỉ vài giờ”.
“Khi bón phân qua lá dạng hịa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân.
Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là
việc làm đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 - 10 lần so với cung cấp vào
đất. Ngoài tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá cịn
tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác
như nóng, lạnh, khơ, hạn... Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các
giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều
lượng và thời gian sử dụng” (Nguyễn Thị Thuận và cs, 1966).
Theo Hoàng Minh Tấn (2000) “chế phẩm dạng bột gồm α-NAA dưới dạng
hoà tan trong nước là nguồn auxin bổ xung cho nguồn nội sinh, một số nguyên tố vi
lượng cần thiết như B, Cu và còn có thêm một lượng nhỏ nguyên tố đa lượng N, P, K.
Phun chế phẩm này đã làm tăng quá trình đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi
cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cây trồng”. Theo tác giả Hoàng Ngọc
14
Thuận (2000 b): “phân bón lá dạng phức hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp
có chứa các nguyên tố đa, trung và vi lượng với 20 axit amin cùng với một số chất
điều hòa sinh trưởng. Loại phân này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả
cao trên nhiều loại cây trồng. ðặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần
đây Pomior đã thể hiện tác dụng xúc tiến rõ rệt đến khả năng sinh trưởng, tăng khả
năng ra hoa, tăng khả năng đậu quả, tăng trọng lượng và phẩm chất quả trên cây có
múi” (Hồng Ngọc Thuận, 2000b).
1.5. Một số nghiên cứu về phân bón cho cây cam:
1.5.1. Một số nghiên cứu ở nước ngồi
Theo Mongi Zekri and Thomas (2003) “có 17 yếu tố dinh dưỡng cần thiết
cho sự tăng trưởng của cây: Cacbon(C),Huydro(H), Oxy(O), Nitơ(N), Phốt pho (P),
Kali(K), Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu huỳnh(S), Sắt(Fe), Kẽm (Zn), Mangan(Mn),
Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl) và Niken(Ni). Những yếu tố này thường
được gọi là chất dinh dưỡng thiết yếu mà nếu thiếu nó, cây khơng thể hồn thành
vịng đời của mình. Trong các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu C,H,O được lấy từ
khơng khí và nước. Các yếu tố còn lại được lấy từ đất. Các chất dinh dưỡng khoáng
được phân thành 2 loại là chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Trong đó chất
dinh dưỡng dùng để chỉ những yếu tố mà các cây trồng yêu cầu với số lượng lớn(N,
P, K, Ca, Mg, S) và vi chất dinh dưỡng là khái niệm để áp dụng cho các chất dinh
dưỡng cây yêu cầu với số lượng nhỏ(Fe, Zn, Mn, B, Cu, Mo, Ni, Cl)” (Mongi Zekri
and Thomas, 2003).
Cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như
khi cây ra chồi mới (tương ứng vào tháng 3-4 và tháng 7-9). (Reuther and Smith,
1973).
Trường hợp c â y thiếu kali (K) sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn khơng có
triệu chứng gì. Thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa
các gân lá bị mất diệp lục, sau đó có các vết chết khơ và khi thiếu trầm trọng đầu
chồi bị rụng, cây thường bị chảy gôm, lá bị chết khơ, quả thơ, chất lượng kém.
Khi bón dùng kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì với clorua quá cao phần
lớn các giống đều mẫn cảm. Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có
10% MgO cùng với 30% K2O.
Cây thừa lân (P) ở đất nặng hiếm khi thấy vì đất này có khả năng giữ lân