Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học trùn quế trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

LÊ HỒNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỔ SUNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRÙN QUẾ TRONG
SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Phú Thọ, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

LÊ HỒNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỔ SUNG
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRÙN QUẾ TRONG
SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Mai Thảo

Phú Thọ, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng có ai cơng bố
trong các cơng trình nghiên cứu trước đây. Tồn bộ các thơng tin trích dẫn
trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tác giả luận văn

Lê Hồng Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp cao học tại trường Đại học Hùng
Vương, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Nhà trường, Phịng đào tạo,
và các thầy cơ giáo.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến:
TS. Hồng Mai Thảo- Giảng viên Khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học
Hùng Vương đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài

tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng đào tạo và các thầy cơ
giáo giảng dạy các môn chuyên ngành thuộc Trường Đại học Hùng Vương.
Tôi xin chân thành cảm ơn chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ
Lâm Thao đã tạo điều kiện để tơi triển khai thí nghiệm đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Sở Nông nghiệp, Lãnh đạo Chi cục
Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Phú Thọ đã tạo điều kiện tốt
nhất để tơi hồn thành tốt khóa học này.
Đặc biệt, tơi xin cảm ơn tồn thể bạn bè và gia đình, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài này!
Phú Thọ, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Hồng Phƣơng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC BẢNG ............................................................................................ v
MỤC LỤC HÌNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 3

1.1 Tình hình sản xuất rau hữu cơ ở Việt Nam ................................................. 3
1.2 Yêu cầu về dinh dưỡng của cây trồng ......................................................... 4
1.2.1. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây dưa chuột................................... 5
1.2.2. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng đối với cây rau cải .................................. 8
1.3. Vai trị của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ ............. 8
1.3.1. Vai trị của phân bón hữu cơ ................................................................... 8
1.3.2. Vai trò của chế phẩm sinh học trùn quế trong trồng trọt ...................... 10
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 16
2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................. 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 17
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................. 20
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 24
3.1 Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm .................................................. 24
3.2 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
sinh trưởng, năng suất của rau cải xanh .......................................................... 24


iv

3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ và liều lượng chế phẩm sinh học trùn quế đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng của rau cải xanh .................................................. 24
3.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ và liều lượng chế phẩm sinh học trùn quế đến
tình hình sâu bệnh hại trên rau cải xanh.......................................................... 27
3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ và liều lượng chế phẩm sinh học trùn quế đến
năng suất của rau cải xanh .............................................................................. 28
3.2.4 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
chất lượng rau cải xanh ................................................................................... 30

3.3 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
sinh trưởng, năng suất của dưa chuột .............................................................. 32
3.3.1 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng của dưa chuột ...................................................... 32
3.3.2 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
một số chỉ tiêu sâu bệnh hại trên dưa chuột .................................................... 35
3.3.3 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột .................................. 36
3.3.4 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
chất lượng dưa chuột ....................................................................................... 41
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi phun bổ sung chế phẩm sinh học trùn quế
trên rau............................................................................................................. 43
3.4.1 Hiệu quả kinh tế khi phun bổ sung chế phẩm sinh học trùn quế trên cải
xanh ................................................................................................................. 43
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................... 46
1. Kết luận ....................................................................................................... 46
2. Đề nghị ........................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
PHỤ LỤC


v

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nền thí nghiệm .............................................. 24
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng của rau cải xanh .............................................................. 25
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng của rau cải xanh .................................................................... 25
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế

đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rau cải xanh............................................ 26
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ và liều lượng chế phẩm sinh học trùn quế
đến tình hình sâu bệnh hại trên rau cải xanh ................................................... 27
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế đến năng
suất của rau cải xanh ....................................................................................... 28
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến năng suất
của rau cải xanh ............................................................................................... 29
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế
đến năng suất của rau cải xanh........................................................................ 29
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế
đến chất lượng của rau cải xanh ...................................................................... 31
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế đến sinh
trưởng của dưa chuột ....................................................................................... 33
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến sinh
trưởng của dưa chuột ....................................................................................... 33
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế
đến sinh trưởng của dưa chuột ........................................................................ 35
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến một số
chỉ tiêu sâu bệnh hại trên dưa chuột ................................................................ 36
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột ........................................ 37
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột............................................. 38


vi

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dưa chuột ................... 39
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế

đến năng suất dưa chuột .................................................................................. 40
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nồng độ và chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế
đến chất lượng của dưa chuột.......................................................................... 42
Bảng 3.19 Ảnh hưởng của nồng độ và chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế
đến chất lượng của dưa chuột.......................................................................... 43
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của nồng độ và chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế
đến chất lượng của dưa chuột.......................................................................... 45


vii

MỤC LỤC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh hưởng chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng của rau cải xanh .................................................. 26
Hình 3.2 Ảnh hưởng của loại chế phẩm sinh học trùn quế đến năng suất của
rau cải xanh ..................................................................................................... 28
Hình 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế đến năng suất
của rau cải xanh ............................................................................................... 29
Hình 3.4 Tương quan giữa nồng độ chế phẩm trùn quế L1 và độ brix của rau
cải xanh ........................................................................................................... 32
Hình 3.5 Tương quan giữa nồng độ chế phẩm trùn quế L2 và độ brix của rau
cải xanh ........................................................................................................... 32
Hình 3.6 Ảnh hưởng của chủng loại chế phẩm sinh học trùn quế số cành cấp 1
của dưa chuột .................................................................................................. 33
Hình 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế số cành cấp 1
của dưa chuột .................................................................................................. 34
Hình 3.8 Ảnh hưởng của loại chế phẩm sinh học trùn quế đến số quả thương
phẩm của dưa chuột......................................................................................... 38
Hình 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ phun phẩm sinh học trùn quế đến số quả
thương phẩm của dưa chuột ............................................................................ 39

Hình 3.10 Ảnh hưởng của chủng loại và nồng độ chế phẩm sinh học trùn quế
đến năng suất dưa chuột .................................................................................. 41
Hình 3.11 Tương quan giữa nồng độ chế phẩm trùn quế L1 và độ brix của rau
bắp cải ............................................................................................................. 43
Hình 3.12 Tương quan giữa nồng độ chế phẩm trùn quế L2 và độ brix của rau
bắp cải ............................................................................................................. 43


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

KLTB

Khối lượng trung bình

CV%

Hệ số biến động

LSD0,05


Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

FAO

Food and Agriculture Organization of the United
Nations

EU

European Union

USDA

United States Department of Agriculture


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp đầu tư nhiều năng lượng hố thạch đã bộc lộ nhiều vấn đề
về mơi trường và sức khoẻ con người. Trong kết quả điều tra 9 tỉnh của tác
giả Nguyễn Văn Hiền và cộng sự (2010) tại các vùng rau chủ lực cung cấp
cho Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy dư lượng đạm, thuốc bảo vệ
thực vật trong các loại rau cải canh, cải ngọt, đậu cove vượt ngưỡng cho phép.
Bên cạnh đó việc bón quá nhiều phân bón cũng làm cho hàm lượng đạm và
lân dễ tiêu trong đất tăng khá cao, gây ô nhiễm môi trường (Đỗ Thu Hà và
cộng sự, 2016).
Để khắc phục những vấn đề đó, vào cuối những năm 70, đầu những
năm 80 của thế kỷ trước, một ý niệm mới trong phát triển nông nghiệp được

hình thành và phát triển, đó là xây dựng và phát triển nơng nghiệp hữu cơ.
Theo đó, nơng nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp tránh hoặc hạn chế việc sử
dụng thuốc trừ sâu và phân bón hố học và thay thế vào đó là việc sử dụng
các chất có nguồn gốc hữu cơ, các tác nhân sinh học, giảm bớt đầu tư, nâng
cao hiệu quả kinh tế và môi trường. Như vậy, nông nghiệp hữu cơ là một nội
dung quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, và góp phần tích cực
vào việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên các giống sử dụng trong sản xuất hiện nay mang gen di
truyền cho năng suất cao nên có nhu cầu sử dụng dinh dưỡng khá cao, yêu
cầu được cung cấp dinh dưỡng giữa các thời kỳ sinh trưởng rất gần nhau, do
đó càng cần có các loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng canh tác bằng phương pháp hữu cơ
chủ yếu lấy từ việc phân giải các vật liệu hữu cơ. Theo kết quả đánh giá của
tác giả Ngô Minh Hải và cộng sự (2014) tại vùng rau ở Sóc Sơn, Hà nội cho
thấy phân bón là yếu tố hạn chế đến năng suất rau hữu cơ. Nghiên cứu của
Ewa Rembialkowska (2007) cũng cho thấy năng suất canh tác theo hướng


2

hữu cơ giảm 20%, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất trong đó có
việc thiếu hụt dinh dưỡng. Việc nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng
canh tác theo hướng hữu cơ rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học trùn quế trong sản xuất
rau theo hướng hữu cơ tại Phú Thọ”
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được loại chế phẩm sinh học trùn quế, nồng độ và liều lượng
bổ sung chế phẩm phẩm sinh học trùn quế cho sản xuất rau theo hướng hữu
cơ đạt năng suất cao, chất lượng tốt tại tỉnh Phú Thọ.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc sản xuất rau theo
hướng hữu cơ tại Phú Thọ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học quan tâm tới lĩnh vực này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu xác định được loại chế phẩm sinh học trùn quế,
nồng độ bón từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rau, góp phần hạn chế
tác động của phân bón đến mơi trường.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình sản xuất rau hữu cơ ở Việt Nam
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất bền vững đối với sức khỏe
của đất, cho hệ sinh thái và con người. Canh tác hữu cơ là hình thức canh tác
khơng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa
học hay các chất điều tiết sinh trưởng (IFOAM, 2007). Theo FiLB và IFOAM
công bố năm 2018, ăm 2016 Việt Nam có 53.348 hecta sản xuất nơng nghiệp hữu
cơ được chứng nhận (tương đương 0,5% tổng diện tích canh tác).

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (2017), năm 2016 có 26 cơ sở sản xuất
hữu cơ ở 15 tỉnh/thành phố (Lào Cai, Hịa Bình, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái
Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam,
Lâm Đồng, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau) với tổngdiện tích hơn 4.100 ha. Các
cây chủ yếu là dừa (3.052,3 ha), chè (538,9 ha), lúa (489,8 ha) và rau (94,1 ha).
Trong các tỉnh, Bến Tre có diện tích canh tác hữu cơ nhiều nhất với hơn
3.050 ha (chủ yếu là dừa). Một số mơ hình khá hiệu quả như nuôi cá basa hữu

cơ tại An Giang, nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng
nhận hữu cơ với diện tích khoảng 10.000 ha xuất khẩu sang EU.
Tại Việt Nam, năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu
chuẩn quốc gia TCVN11041:2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và
tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, qua
tổng hợp của 47/63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn các tỉnh/thành
phố mới chỉ có Thái Nguyên sản xuất 5 ha chè theo tiêu chuẩn này. Ngoài ra,
hầu hết các sản phẩm hữu cơ đều được sản xuất tại các dự án hợp tác với
nước ngoài hay các doanhnghiệp tư nhân theo các tiêu chuẩn khác nhau như:
94,9 ha rau theo Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (Participatory Guarantee
System - PGS), 4.070,1 ha theo tiêu chuẩn EU, USDA, JAS (chè, lúa, rau,
quả, trong đó quả chiếm 75%). Như vậy, có thể nói hầu hết sản phẩm nông


4

nghiệp hữu cơ của Việt Nam là theo các tiêu chuẩn nêu trên mà không phải
theo TCVN.
Bên cạnh những ưu điểm về mơi trường, về sinh thái thì áp lực về an
ninh lương thực cũng là một thách thức đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ
tại Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất chật người đông, diện
tích đất nơng nghiệp trên đầu người chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới,
sản lượng canh tác hữu cơ lại thấp hơn 34% so với canh tác thâm canh. Để
đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là tăng
năng suất, mà muốn tăng năng suất thì chỉ có con đường hóa học. Đây là một
thách thức trong phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ đối với Việt Nam
mà với cả các nước đang phát triển trên thế giới. Kinh nghiệm của Trung
Quốc, một quốc gia được coi là xuất xứ của nông nghiệp hữu cơ truyền thống
là giảm dần tỷ trọng của dinh dưỡng từ phân hữu cơ trong tổng lượng dinh
dưỡng sử dụng, từ 98,6% (năm 1949) giảm xuống còn 38% (năm 1990) và

hiện tỷ lệ này còn dưới 20% (Nguyễn Văn Bộ, 2017)
1.2 Yêu cầu về dinh dƣỡng của cây trồng
Cây trồng muốn có năng suất cao, ngồi yếu tố khí hậu, thời tiết, cần
được cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại và và đúng lúc các chất dinh dưỡng
(các loại khoáng). Nếu thiếu hay thừa một chất nào đó thì đều có ảnh hưởng
đến sức khỏe và năng suất của cây (Achim Dobermann, 2000). Ngày nay các
nước có hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của họ
đều sử dụng các giống mang gen di truyền cho năng suất cao đều có nhu cầu
sử dụng lượng chất dinh dưỡng khá cao và thời gian đòi hỏi được cung cấp
dinh dưỡng giữa các thời kỳ sinh trưởng rất gần nhau, do đó càng cần có các
loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ví dụ, một ruộng lúa ngắn ngày,
thấp cây để đạt được mức bình qn năng suất 5-6 tấn thóc khơ/ha, thường
phải bón thêm một lượng phân khoáng hay phối hợp với phân hữu cơ tương
đương từ 80-120 kg N+ 30-60 kg P205+ 20-70 kg K20/ha (tính chung cho


5

nhiều loại đất). Đối với ngơ để có năng suất 5-6 tấn ngô hạt cũng cần cung
cấp khoảng 120-160 kgN + 50-90 kg P205+ 90-120 kg K20/ha. Với cà phê để
có năng suất cà phê nhân bình qn đạt 3,5-4 tấn cần cung cấp khoảng 300360 kg N+ 90-120 kg P205+ 250-360 kg K20/ha (Trương Hồng, 1999). Trong
lúc đó nguyên liệu đầu vào của các loại phân chuồng (lợn, bò, gà) thì hàm
lượng N trung bình với phân lợn (heo) khoảng 0,7-1% N, 0,2-0,3% P205 và
0,5-0,7% K20. Phân bị có chứa khoảng 0,4%-0,6N, 0,1-0,2% P205 và 0,40,6% K20 (Achim Dobermann, 2000), tính theo trọng lượng tươi). Trong thực
tế nghề trồng rau ở Việt Nam, lượng phân hữu cơ bón khá cao, nhưng vẫn chỉ
dùng làm nền, nông dân vẫn phải bón lượng N, P, K khá cao. Ví dụ, với cây
cà chua, ngồi khuyến cáo bón 30-35 tấn phân chuồng/ha cịn bón 100-130kg
N, 80-100 P205 và 100-120 K20/ha. Nghiên cứu xác nhận rõ ràng ảnh hưởng
của việc tăng lượng phân hữu cơ tới tăng năng suất rau hữu cơ đối với cả 2
loại cây trồng là cà chua và cải bắp. Thực tế, lượng phân bón (chủ yếu là phân

chuồng ủ) mà các hộ trồng rau hữu cơ ở Thanh Xuân sử dụng bình quân là 1
tấn/sào cà chua và 7,8 tạ/sào cải bắp. Năng suất này sẽ có thể được cải thiện
nếu các hộ gia tăng lượng bón phân nhằm cung cấp đủ thêm dinh dưỡng cho
cây trồng. Bên cạnh đó, trồng rau khơng bón phân hoặc bón phân khơng hợp
lí cũng có thể làm giảm sút năng suất và chất lượng nông sản do cây thiếu
chất dinh dưỡng dẫn đến phát triển kém, suy yếu, dễ bị sâu bệnh tấn cơng. Để
đạt u cầu về an tồn vệ sinh thực phẩm đồng thời cho năng suất cao mang
lại hiệu quả kinh tế cho người trồng, cây rau phải được bón phân hợp lí.
Trong kĩ thuật bón phân, bón qua lá là biện pháp đơn giản, dễ áp dụng nhằm
bổ sung dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng (Lương Đức
Phẩm, 2011).
1.2.1. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây dưa chuột
Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu
cầu nghiêm khắc về đất hơn so với cây trồng khác trong họ. Dưa chuột ưa


6

thích đất đai màu mỡ, nhẹ, tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,5. Thích hợp nhất là 6,5.
Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng ở đất hơi kiếm (độ pH = 7,5). đất trồng cần
được luân canh triệt để, xa những nơi ôi nhiễm. Dưa chuột gieo trồng trên đất
thịt nhẹ, đất pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trên đất cát pha,
đất thịt nhẹ thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Cây dưa chuột có yêu cầu cao đối với dinh dưỡng trong đất, do cây hút
được chất dinh dưỡng từ đất ít hơn so với cây rau khác. Trong 3 yếu tố dinh
dưỡng chính N, P, K cây dưa chuột cần nhiều nhất là kali rồi đến đạm và ít
nhất là lân. Khi bón N60 P60 K60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân
và 100% kali. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh
chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Để tạo được 10 tấn quả
cùng với thân lá, cây dưa chuột cần khoảng 18kg N, 14kg P2O5, 35kg K2O.

* Nhu cầu về đạm của cây dưa chuột:
Đạm có vai trị quan trọng đối với cây dưa chuột. Ở các giai đoạn sinh
trưởng đầu, đạm cần thiết cho cây để ra rễ, phát triển thân lá, ra hoa và quả. Ở
giai đoạn sau đạm còn ảnh hưởng lớn đến số lượng quả và hàm lượng các
chất hữu cơ tích lũy trong quả nên có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng quả của dưa chuột.
Thiếu đạm làm cho cây sinh trưởng thân lá chậm, cây thấp bé, ra hoa và
quả ít, dễ bị rụng, năng suất và phẩm chất giảm mạnh, thừa đạm làm cho cây
phát triển thân lá mạnh, ra hoa quả chậm và ít, giảm khả năng chống chịu sâu
bệnh hại và điều kiện bất thuận.
* Nhu cầu về lân của cây dưa chuột:
Lân có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển bộ rễ để hấp thu dinh
dưỡng, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến q trình ra hoa đậu quả nên có ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa chuột. Lân có
tác dụng làm tăng khả năng chống chịu rét, hạn và sâu bệnh hại cho dưa


7

chuột. Lân cịn có tác dụng thúc đẩy cây dưa chuột sớm ra hoa, đậu quả nên
sớm cho thu hoạch quả.
Ở giai đọa cây con trong các yếu tố dinh dưỡng cây dưa chuột có nhu
cầu về lân cao nhất dù chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu lân của cây.
Nhu cầu lân của cây cao nhất trong thời gian ra hoa đậu quả.
* Nhu cầu về kali của cây dưa chuột:
Kali có vai trị quan trọng trong q trình quang hợp và tổng hợp các
chất gluxit trong cây, đồng thời cũng có tác dụng hạn chế những ảnh hưởng
của việc thừa đạm, phát huy tác dụng của đạm. Vì vậy kali có tác dụng rõ rệt
đến sự phát triển thân, lá, ra hoa, quả, năng suất và chất lượng của cây dưa
chuột.

Lượng bón khác nhau của NPK có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất
dưa chuột. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Muhammad
Saleem Jilani Bakar, Kashif Waseem và Mehwish Kiran (2007) khi tiến hành
thí nghiệm bón phân cho dưa chuột với 5 mức NPK khác nhau cho thấy: Mức
bón 100-50-50 kg NPK/ha tăng năng suất lên đến 60,2/ha tấn, tiếp theo là
mức bón 120-60-60 kg NPK/ha và mức bón 80-40-40 kg NPK/ha với năng
suất tương ứng là 57,15 và 52,52 tần/ha. Năng suất đạt thấp nhất (45,72
tấn/ha) khi khơng bón NPK.
Theo Giurbixki (1954), nếu cung cấp quá nhiều đạm thì cây sẽ phát triển
thân lá, hạn chế quá trình hình thành hoa và quả.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Tiến Dũng và Đỗ Thị Hường (2012)
đã xác định được lượng phân compost, lượng phân hữu cơ vi sinh phù hợp
nhất cho sản xuất dưa chuột theo hướng hữu cơ. Thí nghiệm trên giống dưa
Thuận Thành cho thấy nên bón 30 tấn compost/ha kết hợp với phân hữu cơ vi
sinh Sông Gianh với lượng 2.500 kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao, chất lượng
cao và an toàn cho người tiêu dùng.


8

1.2.2. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng đối với cây rau cải
* Yêu cầu về đất:
Rau cải có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng loại đất nhẹ, tơi
xốp, giàu mùn sẽ cho năng suất cao. Nên chọn đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình
để sản xuất rau cải. Đất dùng để trồng rau cải phải luân canh với cây trồng
khác họ, phải xa nơi bị ô nhiễm. độ pH từ 6-7,5.
* Dinh dưỡng:
Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển, cho năng suất
cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích
hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Cải cần nhiều đạm, lân,

kali, trong đó đạm được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện nghiên cứu
rau Gross Beerenhe (Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập
tự cần là N, P, K. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong q trình sinh trưởng
phát triển. Tuy nhiên, do cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại
phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần những yếu tố dinh dưỡng cần thiết
cho cây.
1.3. Vai trị của phân bón hữu cơ trong sản xuất nơng nghiệp hữu cơ
1.3.1. Vai trị của phân bón hữu cơ
Trong lịch sử canh tác, người nông dân Việt Nam đã và chỉ có phương
thức sản xuất nơng nghiệp hữu cơ: cày vặn rạ, vùi phân xanh, phế thải nông
nghiệp vào ruộng, trồng xen các loại cây trồng với nhau và bón các loại phân
hữu cơ như nước giải, phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, tro bếp...
Ngoài bón vơi để khử chua cho đất và làm vệ sinh đồng ruộng, họ khơng hề
có và sử dụng phân vô cơ như đạm, lân, kali, Mg hoặc vi lượng như ngày nay.
Từ 1960 đến nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam sử dụng ngày càng nhiều
các loại phân vô cơ, song phân hữu cơ vẫn là loại phân bón lót (phân nền)
quan trọng cho hầu hết các loại cây trồng.


9

+ Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ đơn giản, quen thuộc: trồng
cây, sản xuất phân hữu cơ, bón phân lót trước khi trồng.
+ Giá thành sản xuất phân hữu cơ rẻ do sẵn nguyên liệu tại chỗ và người
nông dân tự sản xuất được.
+ Nguồn nguyên liệu hữu cơ bổ sung cho đất và sản xuất phân hữu cơ
phong phú và sẵn có tại địa phương: Phế thải nông nghiệp (rơm rạ, sản phẩm
thừa sau thu hoạch); các loại phân gia súc, phân bắc; các loại phân xanh; phế
thải chế biến nông sản.
+ Phương thức và công nghệ sản xuất các loại phân hữu cơ không phức

tạp, dễ làm đối với đông đảo nông dân: Trồng các loại cây phân xanh với cây
trồng chính theo kiểu xen canh hoặc luân canh; thu gom phế thải nông nghiệp,
phân gia súc, rác thải sinh hoạt hữu cơ: Có thể vùi ngay xuống ruộng (đối với
phế thải nông nghiệp hoặc phân xanh), hoặc ủ phế thải nông nghiệp hoặc
phân xanh, rác thải hữu cơ với phân gia súc có phun thêm chế phẩm vi sinh
vật để tạo nên sản phẩm phân hữu cơ sinh học có chất lượng dinh dưỡng cao
và đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và
hố chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành
vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bên cạnh việc bảo đảm mục tiêu anh
ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp
vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nơng dân tiết
kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hố học đồng thời có thể đa dạng hố mùa
vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nơng sản được chứng
nhận là sản phẩm hữu cơ cịn có thể xuất khẩu với giá cao hơn. Hiện nay các
loại phân hữu cơ đã được nghiên cứu để xử lý thành phân hữu cơ vi sinh,
phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ nước... có chất lượng cao và an tồn vệ
sinh mơi trường, góp phần quan trọng trong bảo vệ, tăng cường độ phì của


10

đất, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh môi
trường sản xuất nông nghiệp và mơi trường nơng thơn.
1.3.2. Vai trị của chế phẩm sinh học trùn quế trong trồng trọt
* Đặc điểm chung của giun quế:
Giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, thuộc chi Pheretima,
họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn
phân, thường sống trong mơi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy,

trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và khơng có khả năng cải tạo đất trực
tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun quế là một trong
những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp
với các quy mô vừa và nhỏ. đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở các
vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch.
Giun quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có độ
dài vào khoảng 10 – 15cm, thân nhiệt hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành
có thể đạt 1- 2mm, có màu từ nâu đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu
nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với
nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co
duỗi kết hợp các lơng tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất, đẩy cơ thể di
chuyển một cách dễ dàng.
* Nghiên cứu về phân trùn quế trên thế giới
Phân trùn quế có thành phần hóa học vượt trội, Edwards và Burrows
(1988) đã đánh giá phân trùn quế, đặc biệt là phân từ nguồn chất thải động vật
thường chứa nhiều hơn các nguyên tố khoáng. Hầu hết những nguyên tố
khoáng này ở dạng dễ sử dụng cho cây trồng như nitrat,phốt pho trao đổi, và
kali hịa tan, canxi và magiê. Phân trùn quế có chứa một hỗn hợp vi sinh có
hoạt tính cao và có hàm lượng dinh dưỡng cao (Bejbaruah và cộng sự, 2013).
Theo nghiên cứu của Adhikary (2012), trong phân giun có chứa axit humic,
có tác dụng kích thích sự phát triển của cây trồng và IAA (Indol Acetic Acid)


11

là một trong những chất điều hòa sinh trưởng giúp cây trồng phát triển tốt.
Photpho trong phân trùn quế cao hơn 64% so với nguyên liệu hữu cơ ban đầu
được do hoạt động của enzym phosphatase tăng lên do tác động trực tiếp của
enzyme ruột và gián tiếp do sự kích thích của vi sinh vật. Werner và Cuevas
(1996) đã báo cáo rằng hầu hết các phân trùn quế đều chứa đủ lượng chất dinh

dưỡng đa lượng và các nguyên tố vi lượng của nhiều loại khác nhau nhưng
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nuôi của giun đất. Businelli và cộng sự
(1984) đã báo cáo sự khác biệt tương tự về thành phần hóa học của phân trùn
quế dựa trên nguồn chất thải sử dụng ni giun. Trong các thí nghiệm này,
các giá trị nguyên tố cao nhất được xác nhận trong phân trùn quế từ hỗn hợp
phân gia súc và ngựa với 38,8% hữu cơ, 2,7% đạm tổng số và 1.080 mg/ kg
đạm dễ tiêu. Nồng độ nguyên tố thấp nhất là được ghi nhận trong phân rác
thải đô thị chỉ với 9,5% carbon hữu cơ, 1,0% đạm tổng số và 503 mg/kg đạm
dễ tiêu. Số lượng và chất lượng của các chất dinh dưỡng trong phân trùn quế
có thể được giải thích bằng cách tăng tốc khống hóa các chất hữu cơ, phân
hủy các polysacarit đạt được cao hơn trong quá trình phân giải từ trùn quế
(Elvira và cộng sự., 1996; Albanell và cộng sự, 1988).
Handreck (1996) đã đánh giá tác dụng của nhiều loại phân trùn quế
được sản xuất từ phân bò, cừu, phân gia cầm, phân dê, phế liệu nhà bếp, và
chất thải của lợn trên sự sinh trưởng của thực vật. Sau khi trồng cây trong môi
trường cát và được bổ sung thêm phân trùn quế, cây tăng trưởng hơn
30%. Tác giả cũng báo cáo rằng tất cả các hỗn hợp trộn thêm trùn quế vào cát
làm tăng trọng lượng khô của cây trồng so với đối chứng. Chan và Griffiths
(1988) đã nghiên cứu trên cây đậu nành cho thấy rằng phân trùn quế có nguồn
gốc từ phân lợn kích thích sự phát triển của đậu nành, đặc biệt là về chiều cao
cây và số cành tăng. Trong một thí nghiệm về rễ khác, phân trùn quế đã sử
dụng được cải thiện khả năng giâm giâm cành vani (Vanilla planifolia) tốt
hơn so với các các giá thể khác chẳng hạn như hỗn hợp xơ dừa và cát


12

(Siddagangaiah và cộng sự, 1996). Phản ứng tương tự trong tăng trưởng được
quan sát từ cây đinh hương (Syzygium aromaticum) và ớt đen (Pipernigrum )
gieo vào hỗn hợp phân trùn quế và đất với tỷ lệ 1: 1 (Thankamani và cộng sự,

1996). Ớt đen được trồng trong phân trùn quế cao hơn đáng kể và có nhiều lá
hơn những cây được trồng trong hỗn hợp khác. Chiều cao cây, số lượng
nhánh, chiều dài củ dài nhất là trên những cây đinh hương được trồng trong
hỗn hợp phân trùn. Vadiraj và cộng sự (1998) đã đánh giá sự tăng trưởng và
năng suất chất khô của thảo quả (Electtaria cardamomum) cây con trong phân
trùn quế hơn so với trong các môi trường khác.
Bắp cải được trồng được bổ sung dung dịch trùn quế cho năng suất cao
hơn so với các loại phân khác (Edwards và Burrows, 1988). Trong một thí
nghiệm sử dụng vỏ sắn trộn và phân trùn quế từ phân gia cầm, Mba (1983)
kết luận, phân trùn quế làm tăng số lượng cành do vậy làm tăng năng suất hạt
giống đậu đũa. Masciandro và cộng sự (1997), đã nghiên cứu ảnh hưởng của
việc sử dụng trực tiếp dịch trùn quế được nuôi từ bùn thải tưới lên cây với
hàm lượng axit humic cao từ dịch chiết xuất trùn quế. Tác giả thấy rằng cải
xoong (Lepidium sativum) tăng trưởng tốt hơn với việc sử dụng phân trùn
quế. Một thí nghiệm sử dụng phân trùn quế có nguồn gốc từ thân lá nho làm
tăng năng suất của giống nho Pinot Noir 55% (Buckerfield và Webster, 1998)
khi phân được vùi dưới đất. Sự gia tăng năng suất bao gồm sự gia tăng lớn
trong cả khối lượng chùm và số chùm và không bị giảm hương vị. Trong một
thí nghiệm khác tại, phân trùn quế từ phân động vật được phủ dưới lớp rơm
làm tăng sản lượng nho Chardonnay lên tới 35%. Các ứng dụng phân trùn có
xu hướng tăng năng suất hơn khi được phủ kín hơn là rải trên mặt đất. Trong
các thí nghiệm khác, Webster đã cho thấy rằng cung cấp một lần phân trùn
quế cho cây nho vẫn có tác động tích cực đến năng suất trong 5
năm. Venkatesh và cộng sự (1999) đã báo cáo rằng sản lượng nho Thompson
Seedless tăng hơn đáng kể khi bón phân trùn quế. Nho Seyval cho năng suất


13

quả thương phẩm lớn hơn, nhiều chùm quả trên cây và kích thước quả lớn

hơn sau khi sử dụng phân trùn quế với tỷ lệ 5 tấn/ha hoặc 2,5 tấn/ha bổ sung
phân vô cơ. Vadiraj và cộng sự (1996) đã so sánh tỷ lệ bón phân trùn quế là
5tấn/ha lên đến 25 tấn/ha với khoảng cách 5 tấn/ha lên sự tăng trưởng của ba
giống rau mùi. Các phản ứng với các mức bón phân trùn quế khác nhau cho
cả ba giống được thử nghiệm. Tuy nhiên, tác giả đã nhận thấy năng suất cây
cả ba giống đạt tối đa sau 60 ngày sau khi gieo. Các giống mùi đạt sản lượng
lớn nhất tại các mức bón phân trùn lần lượt là 15tấn/ha, 10-25 tấn/ha và
20tấn/ha
Một số thí nghiệm về việc bón phân trùn quế bổ sung trên nền phân vơ
cơ cho thấy phân trùn được bón ở mức 12 tấn/ha cho đất đồng ruộng cùng với
100% hoặc 75% tỷ lệ bón phân vơ cơ làm tăng năng suất đậu bắp
(Abelmoschus esculentus Moench) đáng kể (Ushakumari và cộng sự,
1999). Bón phân trùn quế với lượng 2 kg/cây, cùng với 75% phân vô cơ, thúc
đẩy sinh trưởng và năng suất chuối (Athani và cộng sự, 1999). Cung cấp phân
bón trùn quế cho đất đồng ruộng kết hợp với 50% phân bón vơ cơ làm tăng
năng suất cà chua (Kolte cộng sự, 1999). Năng suất lúa mì tăng lên thu được
từ độ phì cịn dư lại trong đất đã từng được bón bằng 50% phân trùn quế và
50% phân vô cơ vào năm trước. Vasanthi và Kumarawamy (1999) báo cáo
năng suất lúa tăng sau khi bón cải tạo đất bằng phân trùn quế với lượng
5tấn/ha hoặc 10tấn/ha. Tỷ lệ bón phân thấp hơn 2 tấn/ ha phân trùn quế cộng
với lượng phân bón vô cơ được khuyến nghị, tăng năng suất cà chua đến một
mức tương tự như cà chua trong đất được xử lý bằng phân trùn quế 4 tấn / ha
và 50% tỷ lệ phân bón vơ cơ được (Patil và cộng sự, 1998). Năng suất khoai
tây cao nhất khi bón vào đất với 75% phân bón vơ cơ và phân trùn quế 2,5
tấn/ha (Mrinal và cộng sự, 1998).


14

Hoa hướng dương (Hilianthus annuus) mang lại hiệu quả cao nhất sau

khi xử lý đất với 50% tỷ lệ bón phân vô cơ kết hợp với 5tấn/ha hoặc 10 tấn/ha
phân trùn quế (Devi và cộng sự, 1998).
Khi đánh giá tác động của axit humic chiết xuất từ trùn quế và axit
humic tổng hợp cho thấy axit humic chiết xuất từ trùn quế có tác động tốt hơn
đến chiều cao và số quả của cây dâu tây (Norman Q. Amaran và cộng sự,
2006).
* Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân trùn quế ở Việt Nam:
Nghiên cứu cơ bản về giun đất ở Việt Nam đã triển khai từ trước năm
1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở đại học Sư phạm I Hà Nội. Nghiên cứu
sử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư đỗ Tất Lợi đã sưu tầm những bài
thuốc có sử dụng giun. Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu đã nghiên
cứu sản xuất những dược phẩm từ giun. Năm 1987 trường đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần
đạm, các acid amin, khoáng vi lượng trong thịt giun.
Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nơng hóa Nguyễn Văn Chuyển,
một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh kỹ thuật ni giun đất để lấy đạm động vật. Năm 1986, nghiên cứu
nuôi giun sớm nhất ở Việt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, đại học Sư
phạm I Hà Nội, nghiên cứu thành cơng việc thuần hóa giun quế, Perionyx
excavatus, có trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Văn
Bảy, trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố
Hồ Chí Minh đã nhập giun Quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ
năm 1995. Một nhóm tác giả khoa sinh, đại học Khoa học tự nhiên Thành phố
Hồ Chí Minh đã thí nghiệm ni giun bằng chất thải từ nghề trồng nấm.
Một số nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu về giun từ trên 30 năm
nay, thậm chí đã có những người trở thành tiến sĩ về giun. Nhưng thực sự từ
1990, sau khi Bộ Thủy sản cơng bố qui trình ni một số thủy, hải sản, thì
việc ni giun phục vụ cho chăn ni rất có hiệu quả, trở thành phong trào ở



15

nhiều nơi. Nuôi giun quế tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và
phù hợp với mọi điều kiện của gia đình. Việc ứng dụng thành cơng mơ hình
ni giun sẽ giúp người nơng dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới
giàu dinh dưỡng phục vụ chăn ni, tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả
kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.
Nghiên cứu sử dụng phân trùn quế cho sản xuất lúa hữu cơ, tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Dinh và cộng sự (2015) đã bón các mức trùn quế lần lượt là
5, 10, 15, 20, 25 tấn/ha cho giống lúa ĐTL2. Kết quả cho thấy, khi tăng liều
lượng phân giun không làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng như
thời gian sinh trưởng, số lá/thân chính, số nhánh hữu hiệu/khóm, nhưng lại
làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý như chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất
khơ. Lượng phân giun quế tăng đã làm tăng năng suất của giống lúa ĐTL2
nhưng khi tăng đến liều lượng 10 tấn/ha và cao hơn thì năng suất không tăng.
Tương tự như vậy trong một nghiên cứu trước đó, khi đánh giá ảnh hưởng của
phân trùn quế trên su hào tại theo hướng hữu cơ, cũng cho thấy việc bón bổ
sung phân trùn quế thay thế phân khống làm tăng năng suất su hào (Phạm
Tiến Dũng, Nguyễn Thị Nga, 2012).
Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hường Linh và cộng sự (2017)
khi thí nghiệm về phân bón lá sinh học chiết xuất từ trùn quế trong canh tác
rau an tồn tại hộ gia đình cho thấy, phân bón lá NACEN – trùn quế do Chi
nhánh Viện Ứng dụng Cơng nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh sản xuất) với
liều lượng 10, 20 và 30 mL/8 L trên cây cải ngọt giúp tăng năng suất 14 39% so với đối chứng. Sử dụng phân NACEN – trùn quế với liều lượng 15,
30 và 45 mL/8 L trên cây cà chua cải thiện sự sinh trưởng của cây, năng suất
quả tăng 10 - 27%. Đặc biệt là trong trường hợp khơng bón phân nền, các
cơng thức phun phân Trùn quế có hàm lượng nitrate trong cải ngọt khơng có
sự khác biệt so với đối chứng phun nước lã ở độ tin cậy 95%. Việc tăng năng
suất cà chua khi sử dụng phân trùn quế là do tăng số quả trên cây dẫn đến
tăng năng suất cà chua 10 - 27% so với đối chứng phun nước lã.



×