SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1. (2,5 điểm)
a. Tại sao Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa?
b. Giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành công nghiệp truyền thống có điểm
gì khác nhau? Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?
Câu 2. (2,0 điểm)
a. Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công
nghiệp?
b. Trình bày sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Hoa
Kì.
Câu 3. (2,5 điểm)
a. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết khu
vực có nhiều thành công nhất trên thế giới.
b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nước
ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biết nguyên nhân của vấn đề
đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạng này?
Câu 4. (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và đang phát triển
năm 1990 và năm 2004 (đơn vị: tỉ USD)
Năm
Nhóm nước
1990 2004
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Tổng xuất
nhập khẩu
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Tổng xuất
nhập khẩu
Đang phát triển
990,4 971,6 1962,0 3687,8
3475,6
7163,4
Phát triển
2337,6 2456,0 4793,6 5357,5
5840,7
11198,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu giữa
nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển năm 1990 và 2004.
b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam.
Họ và tên thí sinh: ………………………………………. Số báo danh: ……………
1
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh THPT không chuyên
(Hướng dẫn chấm gồm: 3 trang)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1.
(2,5
điểm)
a. Nhật Bản thường xuyên có động đất, núi lửa vì:
- Nhật Bản nằm trong vùng không ổn định của vỏ trái đất.
- Nằm trong vành đai động đất núi lửa khu vực Thái Bình Dương.
b. Sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp trí tuệ và các ngành
công nghiệp truyền thống:
Công nghiệp truyền thống Công nghiệp trí tuệ
- Được phát triển từ lâu. - Mới phát triển trong những thập
niên gần đây.
- Sử dụng nhiều nguyên liệu
và nhiều lao động trong sản
xuất.
- Sử dụng ít nguyên liệu và ít lao
động trong sản xuất.
- Nhiều ngành, nhiều công
đoạn không yêu cầu cao về kĩ
thuật.
- Yêu cầu cao về khoa học kĩ
thuật.
- Lao động có trình độ chuyên
môn, tay nghề thấp hơn.
- Lao động có trình độ chuyên
môn, tay nghề cao (công nhân tri
thức là chủ yếu).
- Phân bố chủ yếu ở các nước
kinh tế đang phát triển.
- Phân bố chủ yếu ở các nước
kinh tế phát triển.
* Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ
vì:
+ Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên
liệu lệ thuộc thị trường.
+ Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động.
+ Phù hợp với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2.
(2,0
điểm)
a. Các điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì thuận lợi phát triển
công nghiệp:
- Dân số đông thứ 3 trên thế giới (296,5 triệu người năm 2005) nên
lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lược
lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.
- Hoa Kì sớm trở thành nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường
điển hình, phát triển mạnh công nghiệp từ lâu đời.
- Có trình độ khoa học - kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, nguồn
vốn lớn, qui mô GDP khổng lồ, sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác
cho công nghiệp…
b. Sự thay đổi không gian sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
0,25
0,25
0,25
0,25
2
của Hoa Kì:
- Trong nông nghiệp:
+ Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã thay đổi theo hướng
mở rộng lãnh thổ về phía Tây.
+ Các vành đai chuyên canh trước kia như: rau, lúa mì, nuôi bò
sữa… đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng
hóa theo mùa vụ.
- Trong công nghiệp:
+ Vùng công nghiệp ở Đông Bắc có xu hướng giảm tỉ trọng giá trị
sản lượng.
+ Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương tăng tỉ trọng giá trị sản
lượng, do được đẩy mạnh và mở rộng nhiều ngành công nghiệp mới:
điện tử, tin học, vũ trụ,…
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3.
(2,5
điểm)
a. Liên minh châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết
khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới:
- Quá trình phát triển:
+ Số lượng thành viên tăng liên tục: từ 6 nước (1957) lên 27 nước
(2007).
+ Mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (mở
rộng về phạm vi lãnh thổ).
+ Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao: Từ những liên kết kinh
tế đơn thuần trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957)và Cộng đồng
châu Âu (1967) đến những liên kết toàn diện trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng trong liên minh châu Âu
(EU)…
(Nếu nêu những ví dụ về những thành công trong việc tạo lập thị
trường chung, sản xuất máy bay E-bớt, đường hầm giao thông dưới
biển Măng-sơ hay liên kết vùng… vẫn cho điểm tối đa là 0,5 điểm)
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: năm 2004 GDP
vượt Hoa Kì và Nhật Bản (chiếm 31 % GDP thế giới trong khi chỉ
chiếm 7,1 % dân số thế giới).
+ Là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: tỉ trọng EU trong xuất
khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế
giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
b. Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực
đoan gia tăng có liên quan đến: Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn
cầu.
- Nguyên nhân: do khí thải (CO
2
) trong các hoạt động sản xuất (nhất là
công nghiệp, giao thông vận tải) và sinh hoạt của con người tăng đáng kể.
- Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta cần:
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác (Dẫn chứng).
+ Cần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh trồng cây xanh,…
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Câu 4.
(3,0
điểm)
a. Vẽ biểu đồ:
- Tính bán kính:
Coi r
nhóm nước Đang phát triển, năm 1990
= 1 đơn vị bán kính
Ta có r
nhóm nước …, năm …
=
Năm
Nhóm nước
1990 2004
Tỉ lệ bán kính Tỉ lệ bán kính
Đang phát triển
1 1,9
Phát tri
ển
1,6 2,4
- Tính cơ cấu:
Bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và
đang phát triển năm 1990 và năm 2004 (đơn vị: %)
Năm
Nhóm
nước
1990 2004
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Tổng
XNK
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Tổng
XNK
Đang phát triển
50.5 49.5 100.0 51.5 48.5 100.0
Phát triển
48.8 51.2 100.0 47.8 52.2 100.0
- Vẽ biểu đồ: hình tròn (dạng bán nguyệt, hình quạt: hai nửa hình
tròn úp vào nhau, mỗi năm một hình tròn).
(Nếu vẽ biểu đồ 4 nửa hình tròn bằng nhau thì cho 1,0 điểm, nếu vẽ
biểu đồ 4 hình tròn chỉ cho 0,5 điểm. Các biểu đồ khác không cho
điểm).
Yêu cầu: Vẽ bút mực, chính xác, tương đối đúng tỉ lệ bán kính, rõ
ràng và sạch đẹp, ghi đủ các nội dung: số liệu, ghi chú, tên biểu đồ,
năm. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
b. Nhận xét:
- Quy mô xuất, nhập khẩu nhóm nước phát triển luôn lớn hơn nhóm
nước đang phát triển. Quy mô xuất nhập khẩu của cả hai nhóm nước
năm 2004 đều lớn hơn năm 1990.
- Cơ cấu: Nhóm nước đang phát triển luôn xuất siêu (xuất khẩu luôn
lớn hơn nhập khẩu). Nhóm nước phát triển luôn nhập siêu (nhập
khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu).
0,25
0,25
0,5
1,5
0,25
0,25
Hết
Tổng XNK, nhóm nước … năm …
Tổng XNK, nhóm nước ĐPT năm 1990