Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.51 KB, 26 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI



-----

-----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Đề tài số 08:

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án hành chính. Đề xuất hướng xử lý trong trường hợp Tòa án cấp sơ
thẩm đã nhận đơn kháng cáo, thực hiện các thủ tục kháng cáo và chuyển
hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Nhưng khi nhận hồ sơ, Tòa án cấp phúc
thẩm xác định người có đơn kháng cáo khơng có quyền kháng cáo
Sinh viên thực hiện: ĐINH HUỲNH NHI
Lớp: K6B
Mã sinh viên: 183801010096
Số báo danh: TKS000194

Hà Nội, tháng 11 năm 2021
1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG.............................................................................................................................4
I.



Các khái niệm về kiểm sát quyết định giải quyết vụ án hành chính..........................4
1.

Khái niệm quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính........................................4

2.

Khái niệm kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính......................... 4

II.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

hành chính của Tịa án.............................................................................................................5
1.

Quy trình chung khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của

Tịa án 5
2.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành

chính của Tòa án ở từng giai đoạn cụ thể............................................................................7
2.1.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

hành chính của Tịa án trong giai đoạn sơ thẩm.............................................................7

2.1.1.

Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm...................................................................................... 7
2.1.2.

Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính tại phiên

tịa sơ thẩm...................................................................................................................9
2.2.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

hành chính của Tịa án trong giai đoạn phúc thẩm.......................................................11
2.2.1.

Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm................................................................11
2.2.2.

Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. 13

III.

Một số bài học kinh nghiệm trong kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án


hành chính của Tịa án trong thực tiễn ............................................................................. 14
IV. Hướng xử lý trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận đơn kháng cáo, thực hiện
các thủ tục kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Nhưng khi nhận hồ sơ,
Tòa án cấp phúc thẩm xác định người có đơn kháng cáo khơng có quyền kháng

cáo...... ...................................................................................................................................17
C. KẾT LUẬN ......................................................................................................................19
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................20
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................. 23
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................. 24
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................................. 26
2


A. MỞ ĐẦU
Có thể nói, với tư cách là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước CHXHCN Việt
1

Nam , khơng khó để có thể hiểu được vì sao cơ quan lập pháp Việt Nam lại tập trung xây
dựng nhiều điều luật nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động của Tòa án. Quy định về nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án trải dài trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành,
mà cụ thể ở đây đang cần được đề cập đến – đó là trong tố tụng hành chính.
Q trình giải quyết vụ án hành chính bao gồm nhiều giai đoạn để hướng tới một
mục đích là đảm bảo cho bản án, quyết đinh đưa ra phải hợp pháp. Các vụ án hành chính
khơng phải ln luôn sẽ được giải quyết bằng một bản án cụ thể mà nó có thể bị chấm dứt
q trình giải quyết bằng quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Chính vì bản
chất của nó là làm “chấm dứt” quá trình giải quyết vụ án, do vậy, nếu khơng có hoạt động
kiểm sát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích làm rõ nội dung đề tài: “Hoạt động của
Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tịa án và

đưa ra hướng xử lý cho trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận đơn kháng cáo, thực
hiện thủ tục kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Nhưng khi nhận hồ
sơ, Tòa án cấp phúc thẩm xác định người có đơn kháng cáo khơng có quyền kháng cáo. ”

STT

Danh mục các từ viết tắt

1

Tố tụng hành chính

TTHC

2

Viện kiểm sát

VKS

3

Kiểm sát viên

KSV

4

Vụ án hành chính


VAHC

5

Tồ án nhân dân

TAND

6

Hội đồng xét xử

HĐXX

7

Quyết định số 282/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 8 năm 2017
về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết

Quy chế 282

các vụ án Hành chính
8

Quyết định số 286/QĐ-VKSTC ngày 08 tháng 7 năm 2019
ban hành quy định về quy trình kiểm sát việc giải quyết các

Quy chế 286

vụ án hành chính


1Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.”

3


B. NỘI DUNG
I.Các khái niệm về kiểm sát quyết định giải quyết vụ án hành chính
1.

Khái niệm quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Theo từ điển Ngơn ngữ học, “đình chỉ” là ngừng lại hoặc làm cho phải ngừng lại
vĩnh viễn [27].
Theo từ điển Luật học, “quyết định” là văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành. “Quyết định” là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các
biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
“Quyết định” là văn bản áp dụng pháp luật thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và
cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết cơng việc hàng ngày của mình. [28]
Trong tố tụng, quyết đinh là văn bả n pháp lý do Tòa án ban hành trong trường
hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó. Có
thể liệt kê một số quyết định trong trường hợp này như quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định cơng nhận đối thoại thành; ...
Từ đó, trong tố tụng hành chính, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
thuộc đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân, là văn bản pháp lý do Tòa án có
thẩm quyền ban hành theo thủ tục tố tụng hành chính nhằm làm chấm dứt việc giải
quyết vụ án hành chính khi xuất hiện các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
được quy định tại Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Quyết định đình chỉ giải quyết

vụ án hành chính được xem như là một quyết định về nội dung, là quyết định có giá trị
như một bản án khi nó làm chấm dứt việc giải quyết vụ án hành chính theo trình tự sơ
thẩm hoặc phúc thẩm tùy tình huống cụ thể.
2.

Khái niệm kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
2

Điều 25 Luật TTHC 2015 và Khoản 5 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
3

năm 2014 đều ghi nhận nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong vấn đề về
4

kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Đồng thời, Điều 18 Quy chế 282 có quy
2Điều 25 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
3Khoản 5 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự,...
1.Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;... 5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;...”
4Điều 18 Quy chế 282 quy định về kiểm sát việc đinh chỉ giải quyết vụ án: “1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt
chẽ thời hạn gửi quyết định đình chỉ của Tịa án theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật TTHC; các căn cứ Tịa án ra quyết
định đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật TTHC và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc
thẩm hoặc kiến nghị.

4


định khái lược về nội dung kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Do vậy,
kiểm sát quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tịa án cũng là một trong những

nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức
năng hiến định là kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong việc ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án hành chính dựa trên các nội dung như tính có căn cứ của quyết
định, thời hạn gửi, thời hạn ban hành quyết định, hình thức, thẩm quyền ban hành, nội
dung của quyết định dựa trên trình tự tố tụng mà các văn bản pháp luật đã quy định.
Khi phát hiện vi phạm, VKS có thể thực hiện quyền kiến nghị hoặc kháng nghị để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như đảm bảo tính đúng đắn, minh
bạch khi thực hiện hoạt động tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.
II.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải

quyết vụ án hành chính của Tịa án
1.

Quy trình chung khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

hành chính của Tòa án
Căn cứ Điều 5 Quyết định số 255/QĐ-VKSTC ngày 16 tháng 8 năm 2021 ban
hành Quy định về quy trình kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính
của Tịa án, cho thấy quy trình chung khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
hành chính như sau:
- Trường hợp VKS tham gia phiên tòa:
1/. Vào Sổ kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, phúc
thẩm: Yêu cầu đối với hoạt động này là sử dụng đúng loại/ cột sổ của từng quyết định;
kiểm tra thông tin, dữ liệu của quyết định mà Tòa án gửi đến (số quyết định, lý do, căn
cứ ban hành quyết định,…); ghi đúng cột, ví trí, đúng chính tả; ghi chép cẩn trọng,
tránh tẩy xóa, nhầm lần;…

2/. Kiểm sát thời hạn gửi, thời hạn ban hành, căn cứ, thẩm quyền ban hành, nội
dung, hình thức của quyết định; thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng
nghị (nếu có);

2. Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về
quyết định đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tịa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm
hoặc kiến nghị.
3. Khi thực hiện kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát.”

5


3/. Bổ sung văn bản, tài liệu cần thiết vào hộ sơ kiểm sát theo quy định tại Điều
12 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ban hành kèm theo
Quyết định số 282/QĐ-VKSTC;
4/. Trường hợp phát hiện quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có vi phạm pháp
luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để KSV báo cáo Lãnh đạo VKS xem xét
kháng nghị hoặc kiến nghị theo thẩm quyền. Cụ thể:
- Đối với vi phạm ít nghiêm trọng và khơng thuộc trường hợp phải kháng nghị thì
đề xuất Lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm đối với vụ
án cụ thể hoặc tổng hợp vi phạm để ban hành kiến nghị chung;
- Đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng và thuộc trường hợp kháng nghị theo
quy định của pháp luật thì KSV đề xuất Lãnh đạo Viện thực hiện quyền kháng nghị
như sau:
+ Trường hợp quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm
trọng mà cịn trong thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp thì KSV kịp thời báo cáo
cho Lãnh đạo Viện xem xét kháng nghị phúc thẩm;
+ Trường hợp quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm
trọng mà đã hết thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp thì KSV đề xuất Viện trưởng
VKS cấp mình kịp thời báo cáo Lãnh đạo VKS cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị

phúc thẩm theo thẩm quyền.
+ Trường hợp quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có căn cứ kháng
nghị thì KSV đề xuất với Lãnh đạo Viện cấp mình kịp thời thơng báo cho Viện trường
VKS cấp có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
5/. Lập phiếu kiểm sát theo mẫu do VKSND tối cao ban hành;
6/. Sao gửi quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát quyết định cho VKS cấp có thẩm
quyền, cụ thể:
- Đối với quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, VKS cấp sơ thẩm phải sao gửi
ngay bản án, quyết định của Tòa án kèm theo Phiếu kiểm sát quyết định, thông báo
việc kháng cáo (nếu có) cho VKS cấp phúc thẩm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo thẩm quyền;
- Đối với quyết định đã có hiệu lực pháp luật, VKS cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm
sao gửi quyết định của Tòa án kèm theo Phiếu kiểm sát quyết định cho VKS cấp cao
có thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc VKSND tối cao.
6


7/. Dự thảo văn bản kiến nghị hoặc quyết định kháng nghị theo mẫu do VKSND
tối cao ban hành trong trường hợp pháp hiện quyết định có vi phạm.
- Trường hợp VKS khơng tham gia phiên tịa: Vẫn thực hiện theo thứ tự các
bước như trên nhưng trước khi thực hiện hoạt động 3, KSV có thể u cầu Tịa án
chuyển hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLTVKSNDTC-TANDTC ngày 31 tháng 8 năm 2016 quy định việc phối hợp giữa Viện
kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Luật tố
tụng hành chính.
2.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải

quyết vụ án hành chính của Tịa án ở từng giai đoạn cụ thể
2.1. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết

vụ án hành chính của Tịa án trong giai đoạn sơ thẩm
2.1.1. Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ngoài tuân theo nội dung mang tính chất tổng quát ở mục II.1,
cần kiểm sát các nội dung mang tính riêng biệt ở giai đoạn này. Cụ thể như sau:
- Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tịa án phải gửi quyết định đó cho
5

đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp . Có thể xác nhận vi phạm về thời hạn này thông qua
ngày ban hành, ngày gửi theo con dấu bưu điện và ngày VKS nhận được quyết định;

- Kiểm sát hình thức quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có được lập theo
Mẫu số 14/HC số 02/2017 hay không (mẫu dành cho Thẩm phán);
- Kiểm sát thời hạn ban hành quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có được
6

ban hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 130 và Khoản 6 Điều
7

131 Luật TTHC 2015 không;
5Khoản 2 Điều 145 Luật TTHC 2015
6Điều 130 Luật TTHC 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau: “Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án
xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngồi và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:
1/. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này; 2/. 02 tháng kể từ
ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này; 3/. Đối với vụ án phức tạp hoặc có
trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02
tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này; 4/. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày

quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
7Khoản 6 Điều 131 Luật TTHC 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như
sau: “Ra một trong các quyết định sau đây: a) Đưa vụ án ra xét xử; b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; c) Đình chỉ việc
giải quyết vụ án.”

7


- Kiểm sát về thẩm quyền ban hành quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có
8

phải do Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án hành chính ban hành hay không;
- Kiểm sát nội dung quyết định:
+ Kiểm sát căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án: KSV nghiên cứu tài liệu, chứng cứ
đương sự đã cung cấp, giao nộp hoặc được Thẩm phán thu thập để xác định căn cứ đình

chỉ có thuộc có thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 143 Luật
9

TTHC 2015 hay khơng. Trường hợp phát hiện Tịa án áp dụng căn cứ đình chỉ khơng
phù hợp với tài liệu, chứng cứ đã có, VKS có quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ
án để nghiên cứu hoặc VKS tự mình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo
10

co việc kháng nghị theo quy định tại Khoản 6 Điều 84 Luật TTHC 2015 .
+ Kiểm sát nội dung quyết định về giải quyết hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ
án hành chính theo quy định tại Điều 144 Luật TTHC 2015, gồm: Quyền khởi kiện lại hay
không khởi kiện lại vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 và Việc xử lý tiền tạm ứng
án phí, chi phí tố tụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 144 Luật TTHC 2015


và Điều 18 Nghị quyết số 326/2016.
+ Về trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì khi đình chỉ
giải quyết vụ án, Tịa án phải đồng thời hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 74 Luật TTHC 2015.
+ Về việc ghi nhận quyền kháng cáo, kháng nghị: Quyết định phải ghi rõ quyền
kháng cáo của đương sự, quyền kháng nghị của VKS cùng cấp. Việc kháng cáo, kháng
nghị phải được thực hiện trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc
kể từ ngày quyết định được miêm yết theo quy định của pháp luật.

8Khoản 1 Điều 145 Luật TTHC 2015
9 Khoản 1 Điều 143 quy định các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính,cụ thể: “a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà
quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tun bố phá sản mà khơng có cơ quan, tổ chức, cá
nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng; b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp khơng có u cầu độc lập của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan vẫn giữ ngun u cầu độc lập của mình thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của
người khởi kiện đã rút; c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập; d)
Người khởi kiện khơng nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà khơng nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo
quy định của Luật này thì Tịa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ; đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan; e) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu; g) Thời hiệu khởi kiện đã hết; h) Các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.

10
Khoản 6 Điều 84 Luật TTHC 2015 quy định: “Viện kiểm sát có quyền u cầu Tịa án xác minh, thu thập tài liệu,
chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Trường hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì Viện kiểm sát có thể xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng
nghị.”


8


Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án: Đối với trường hợp Tòa án ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự khơng có quyền u cầu Tịa án giải
quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này khơng có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về
người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp
bị đình chỉ do: người khởi kiện khơng có năng lực hành vi tố tụng hành chính; đình chỉ
do người khởi kiện khi kiểm sát cịn thiếu điều kiện khởi kiện; đình chỉ do người khởi
kiện lựa chọn giải quyết vụ án theo thủ tục khiếu nại; đình chỉ do người khởi kiện rút
đơn khởi kiện và đình chỉ trong trường hợp người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt. Ngoài ra, một hệ quả pháp lý khác khi Tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án là tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý
theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tịa án.
Một vướng mắc phát sinh đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính
ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm này là: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm,
người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 đến Tòa để lấy lời khai, nhưng vẫn
vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng và khơng có văn bản đề nghị Tòa án xét xử
vắng mặt. Trong trường hợp này, Tịa án có được đình chỉ giải quyết vụ án không?
Vướng mắc này đã được giải quyết tại Công văn số 89/TANDTC/PC ngày 30 tháng 6 năm
2020 của Tịa án nhân dân tối cao V/v thơng báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng
mắc trong xét xử, cụ thể: Căn cứ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 143

11

và Khoản 1 Điều 135

12


Luật TTHC 2015 , trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính mà người
khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai đến Tòa để lấy lời khai mà vẫn vắng mặt thì
Tịa án cấp sơ thẩm có quyền đình chỉ giải quyết vụ án, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án
xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Riêng
trường hợp người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ hai để tham gia phiên đối thoại
mà vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp vụ án khơng tiến hành đối thoại được và
Tịa án vẫn tiến hành các thủ tục để giải quyết vụ án theo quy định.

2.1.2. Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính tại
phiên tịa sơ thẩm

11Điểm đ Khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015 quy định: “...đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng
mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.”
12
Khoản 1 Điều 135 Luật TTHC 2015 quy định về những trường hợp không tiến hành đối thoại được: “1. Người khởi kiện,
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;...”

9


Khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính tại phiên tịa sơ
thẩm, ngồi tn theo nội dung mang tính chất tổng quát ở mục II.1, cần kiểm sát các
nội dung mang tính riêng biệt ở giai đoạn này. Cụ thể như sau:
-

Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày

Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tịa án phải gửi quyết định đó cho
13


đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp . Có thể xác nhận vi phạm về thời hạn này thông
qua ngày ban hành, ngày gửi theo con dấu bưu điện và ngày VKS nhận được quyết định;
-

Kiểm sát hình thức quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có được lập theo

Mẫu số 14/HC số 02/2017 hay không (mẫu dành cho HĐXX);
-

Kiểm sát thẩm quyền ban hành quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có phải

do HĐXX sơ thẩm ban hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 165 Luật TTHC 2015

14

hay không;
- Kiểm sát nội dung quyết định: Ngoài kiểm sát các nội dung tương tự khi kiểm sát
nội dung quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính tại giai đoạn chuẩn bị xét xử,
cần lưu ý kiểm sát thành phần HĐXX; xem xét các nhận định, phân tích trong quyết

định đình chỉ có đúng với nhận định của HĐXX tại phiên tịa hay khơng; có phù hợp
với ý kiến của VKS tại phiên tịa khơng để xem xét thực hiện quyền kháng nghị.
Theo Khoản 2 Điều 12 Quy chế 282: trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét
xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết
định đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát
xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.
Trường hợp: Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết
định hành chính bị khiếu kiện nhưng người khởi kiện khơng rút đơn khởi kiện thì Tịa
án có đình chỉ giải quyết vụ án khơng? Khoản 4 Điều 57 Luật TTHC 2015 quy định nội
dung trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc hủy

bỏ quyết định hành chính. Như vậy, trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện cam
kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết
rút đơn khởi kiện thì Tịa án căn cứ vào Điều 187 Luật TTHC 2015 để tạm ngừng phiên
tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa mà người bị kiện ban hành quyết định hành chính
mới, người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện thì HĐXX
13
14

Khoản 2 Điều 145 Luật TTHC 2015
Khoản 2 Điều 165 Luật TTHC 2015 quy định: “Tại phiên tịa, nếu có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều

143 của Luật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.”

10


mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Đồng thời, ở một trường hợp khác, nếu tại
phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện xuất trình quyết định hành chính mới sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện mà người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi
kiện thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. [16]
Trên thực tế, không thiếu các trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án là khơng có căn cứ và nhờ vào hoạt động của KSV kiểm
sát quyết định này để kịp thời phát hiện sai lầm.
Ví dụ: Ngày 23/06/2020, VKSNDCC tại Hà Nội ra Thơng báo số 48/TB-VC1-HC
rút kinh nghiệm vụ án hành chính về việc khiếu kiện yêu cầu giải quyết việc bị thu hồi sổ
bảo hiểm xã hội (BHXH) giữa người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị X với người bị kiện: Bảo
hiểm xã hội tỉnh Hà Giang. Nội dung vụ án sẽ được ghi nhận tại Phụ lục 1 [29]. Có thể
tóm tắt lại vấn đề này là việc TAND tỉnh Hà Giang ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
hành chính sơ thẩm số 04/2019/QĐST-HC theo điểm đ khoản 1 Điều 123, điểm
h khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015 với lý do Công văn số 600 của BHXH tỉnh Hà

Giang là văn bản hành chính thơng thường, khơng thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính. Tuy nhiên, Cơng văn này là văn bản trả lời đơn, có nội dung khẳng định việc khiếu
nại của bà X là không đúng, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu
nại, do vậy, là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính. Tịa án cấp sơ thẩm

xác định Cơng văn số 600 là văn bản hành chính thơng thường và ra Quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án là khơng chính xác. Mặt khác, VKS tỉnh Hà Giang cũng phát hiện
rằng nội dung liên quan đến xác định thời hiệu khởi kiện (phía BHXH tỉnh Hà Giang
cho rằng bà X đã nhận được Quyết định thu hồi sổ BHXH và biết rõ không được tiếp
tục hưởng chế độ hưu trí ngay sau khi BHXH tỉnh HG ra Quyết định thu hồi sổ BHXH
năm 1997 nên buộc bà X hoàn trả toàn bộ số tiền lương hưu đã lĩnh từ tháng 10/1993
đến tháng ngày 31/05/1997, nhưng bà X cho rằng mình chưa nhận được Quyết định
đó) vẫn chưa được Tòa án tỉnh Hà Giang thu thập chứng cứ và xác minh làm rõ.
2.2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án hành chính của Tịa án trong giai đoạn phúc thẩm
2.2.1. Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

11


Khi kiểm sát quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngồi tn theo nội dung mang tính chất tổng quát ở
mục II.1, cần kiểm sát các nội dung mang tính riêng biệt ở giai đoạn này. Cụ thể:
- Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Theo Khoản 5 Điều 229 Luật TTHC 2015,
quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và
Tòa án phải gửi ngay cho VKS cùng cấp. Vì vậy, KSV căn cứ ngày ban hành quyết
định, ngày gửi văn bản theo dấu bưu điện trên bì thư và ngày VKS nhận được quyết
định để xác định Tịa án có vi phạm về thời hạn khơng;
- Kiểm sát hình thức quyết định: Kiểm sát quyết định có được lập theo Mẫu số

40 Nghị quyết 02/2017 hay không;
- Kiểm sát thẩm quyền ra quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có phải do
Thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa ban hành theo đúng quy định tại
Khoản 2 Điều 299 Luật TTHC 2015 hay không;
- Kiểm sát nội dung quyết định:
+ Kiểm sát phần xét thấy:
Kiểm sát căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo quy định tại Điều
15

299 Luật TTHC 2015 ; xem xét các tài liệu, chứng cứ kèm theo để xác định căn cứ
Tòa án ban hành quyết định đình chỉ có đúng hay khơng.
Tuy nhiên, chính bản chất của các căn cứ để đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính đang vấp phải nhiều bất cập nên làm cho trên thực tiễn công tác áp dụng chúng

để giải quyết vụ án hành chính của Tịa án cịn gặp nhiều khó khăn, từ đó hoạt động
kiểm sát của VKS cũng gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn lấy ví dụ một trường hợp căn cứ

15
Điều 299 Luật TTHC 2015 quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án như sau: “1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây: a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật này;
b) Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án; c)

Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị; d) Người kháng cáo được triệu tập hợp
lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả
kháng, trở ngại khách quan; đ) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút tồn bộ kháng nghị trước khi Tịa án cấp phúc
thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân cơng làm Chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi
Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm. Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tịa án cấp phúc thẩm ra

quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định
đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
4. Trường hợp Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều này mà phát hiện bản án, quyết
định của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì phải kiến nghị
với Chánh án Tịa án có thẩm quyền để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
5. Quyết định đình chỉ phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.”

12


đình chỉ xét xử phúc thẩm liên quan căn cứ “người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm” (Điểm d Khoản 1 Điều 229 Luật
TTHC 2015). Thông qua các bài nghiên cứu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
hành chính trên trang thơng tin điện tử công bố bản án, quyết định của TANDTC từ ngày
26/7/2017 đến ngày 28/04/2021 có thể thấy việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính áp dụng nhiều nhất là căn cứ này. Tuy nhiên, có một bất cập như sau: căn cứ này có
thể hiểu theo nghĩa khi người kháng cáo triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng, hoặc vắng mặt
vì trở ngại khách quan thì Tịa án khơng thể đình chỉ xét xử phúc thẩm. Từ đây có thể suy
ra, Tịa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm ngay cả trong trường hợp “người
kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng có người đại diện hợp
pháp tham gia phiên tịa”. Việc đình chỉ này là thiếu căn cứ, không phù hợp và cản trở
nghiêm trọng đến quyền tham gia tố tụng của người kháng cáo.
Trường hợp có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại Điều
255 Luật TTHC 2015 hoặc căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều
281 Luật TTHC 2015, KSV báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình u cầu Tịa án
chuyển hồ sơ để nghiên cứu, kết hợp với nghiên cứu đơn của đương sự (nếu có), xây dựng
văn bản thơng báo phát hiện vi phạm (ghi rõ vi phạm quy định nào, mức độ, hậu quả) kèm

theo đơn của đương sự (nếu có) gửi đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền đề
nghị xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định đó. Chú ý nội dung
thông báo phát hiện vi phạm phải đề xuất hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; hủy
một phần hoặc sửa quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trường hợp vi phạm không đến mức phải kháng nghị thì báo cáo Lãnh đạo Viện
kiểm sát cấp mình xem xét, kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.
+ Kiểm sát phần quyết định: Kiểm sát việc Tịa án giải quyết hậu quả của việc
đình chỉ xét xử phúc thẩm; việc xử lý tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; việc ghi hiệu lực
của quyết định.
2.2.2. Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tịa
phúc thẩm
Khi kiểm sát quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính sau khi có
quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tịa phúc thẩm, ngồi tn theo
13


nội dung mang tính chất tổng quát ở mục II.1, cần kiểm sát các nội dung mang tính
riêng biệt ở giai đoạn này. Cụ thể như sau:
- Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Theo Khoản 5 Điều 299 Luật TTHC 2015,
quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và
Tòa án phải gửi ngay cho VKS cùng cấp. Vì vậy, KSV căn cứ ngày ban hành quyết
định, ngày gửi văn bản theo dấu bưu điện trên bì thư và ngày VKS nhận được quyết
định để xác định Tịa án có vi phạm về thời hạn khơng;
- Kiểm sát hình thức quyết định: Kiểm sát quyết định có được lập theo Mẫu số
41 Nghị quyết 02/2017 hay không;
- Kiểm sát thẩm quyền ra quyết định: Kiểm sát quyết định đình chỉ có phải do
HĐXX phúc thẩm ban hành theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 299 và Khoản 5
Điều 241 Luật TTHC 2015 hay không;

- Kiểm sát nội dung quyết định: Ngoài kiểm sát các nội dung tương tự khi kiểm
sát nội dung quyết định đình chỉ giải quyết xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, cần lưu ý kiểm sát thành phần HĐXX; xem xét
các nhận định, phân tích trong quyết định đình chỉ có đúng với nhận định của HĐXX
tại phiên tịa hay khơng; có phù hợp với ý kiến của VKS tại phiên tịa khơng để xem
xét thực hiện quyền kháng nghị.
Hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính: Luật TTHC không
quy định cụ thể, tuy nhiên Khoản 2 Điều 229 Luật TTHC 2015 và Khoản 5 Điều
241 khẳng định “bản án, quyết định sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật”. Đồng thời,
khoản 5 Điều 229 quy định “quyết định đình chỉ phải được gửi ngay cho đương sự và
Viện kiểm sát cùng cấp”. Việc chưa quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực pháp
luật của bản án, quyết định sơ thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm
tại Khoản 2 Điều 299 Luật TTHC và thời điểm phát sinh hiệu lực của bản án, quyết

định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị tại Điểm a, b, d Khoản 1 Điều 299 thực chất
cùng là một bất cập hiện nay và nó cũng đang làm khó cho cơng tác kiểm sát của KSV.
III.

Một số bài học kinh nghiệm trong kiểm sát quyết định đình chỉ giải

quyết vụ án hành chính của Tịa án trong thực tiễn
- Bài học kinh nghiệm 1:
Nội dung vụ án trên thực tiễn cho việc rút kinh nghiệm này sẽ được nêu chi tiết tại
Phụ lục 2 [30]. Có thể tóm tắt nội dung chính của vụ án này là việc ơng Hồng Tuấn V
14


vào năm 2011 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đến năm
2016, sau khi chuyển nhượng một phần đất ở cho vợ chồng bà Th thì ơng được cấp lại
GCNQSDĐ. Nhưng khi phát hiện phần diện tích đất được ghi trong GCNQSDĐ mới có

sự thiếu hụt thì ông V làm đơn khiếu nại đề nghị UBND huyện K xem xét. Ngày
07/3/2017, sau khi tiến hành kiểm tra, UBND huyện đã có Cơng văn số 291/UBND-NC
u cầu UBND xã Đ căn cứ vào kết quả kiểm tra có văn bản trả lời cho ơng Hồng Tuấn
V. Theo đó, ngày 22/3/2017, Chủ tịch UBND xã Đ ban hành Văn bản số 16/UBND-NC về
việc trả lời đơn của ông V. Không đồng ý với việc giải quyết nêu trên, ông Hoàng Tuấn V
nộp đơn khởi kiện đến TAND tỉnh G. Trong quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh G căn
cứ điểm đ khoản 1 Điều 123 và điểm h khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015 ra Quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/2019/QĐST-HC lý do: u cầu khởi kiện của
ơng Hồng Tuấn V khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án.

Khơng đồng ý với Quyết định đình chỉ nêu trên ơng V đã nộp đơn kháng cáo tồn
bộ nội dung Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đó.
Trong q trình kiểm sát, VKSNDCC tại Đà Nẵng nhận thấy: Công văn số
16/UBND-NC là cơng văn có chứa nội dung giải quyết khiếu nại của ơng Hồng Tuấn
V được áp dụng một lần đối với một đối tượng cụ thể trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước về đất đai, được người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành và buộc
ơng Hồng Tuấn V phải thực hiện theo. Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC và đối chiếu
quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội
đồng Thẩm phán TANDTC thì đây là Quyết định hành chính bị kiện. Do đó, đình chỉ đối
với u cầu này của ơng Hồng Tuấn V là không đúng pháp luật.

- Bài học kinh nghiệm 2:
Nội dung vụ án trên thực tiễn cho việc rút kinh nghiệm này sẽ được nêu chi tiết tại
Phụ lục 3 [31]. Có thể tóm tắt nội dung chính của vụ án này là việc ngày 26/11/201, Chủ
tịch UBND huyện G, tỉnh N ban hành Quyết định số 898/QĐ-CT về việc giải quyết đơn
khiếu nại của bà Phạm Thị H, nội dung: Bác đơn khiếu nại của bà H về việc không được
bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất trong Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A. Không
đồng ý với quyết định này nên bà H khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnh N và Chủ tịch
UBND tỉnh N đã ban hành Quyết định số 399/QĐ-UBND giải quyết đơn khiếu nại của bà
H, nội dung: Giữ nguyên Quyết định số 898. Không đồng ý, ngày 6/6/2019, bà H khởi

kiện vụ án hành chính. TAND tỉnh N ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết
15


vụ án hành chính số 10/2019/QĐST-HC với nhận định: “Xét thấy: Người khởi kiện bà
Phạm Thị H khơng có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đối với diện tích nhà Rèn,
nhà Tời và diện tích xây dựng cơng trình phụ mà gia đình bà H khiếu nại; thuộc
trường hợp người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện quy định tại điểm a khoản 1
Điều 123 Luật Tố tụng hành chính”.
Bà H kháng cáo, đề nghị Tịa án cấp phúc thẩm xem xét hủy Quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án. TANDCC tại Hà Nội mở phiên họp xét kháng cáo và đã chấp nhận
kháng cáo của bà H.
Vấn đề liên quan đến sai phạm trong ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
này là việc Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 10/2019/QĐST-HC ngày
08/10/2019 của TAND tỉnh N xác định bà H khơng có quyền khởi kiện và căn cứ điểm a
khoản 1 Điều 123; điểm h khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính, đình chỉ giải quyết
vụ án là khơng chính xác, vì: Quyết định 399 là Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai để
xem xét lại Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (Quyết định 898) đối với khiếu nại của
bà Phạm Thị H về bồi thường, hỗ trợ khi UBND huyện G thu hồi đất để thực hiện Dự án
nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua xã GT, huyện G, tỉnh N. Mà theo quy định tại
Điều 42 Luật Khiếu nại năm 2011: “Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều
37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý
với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại
Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” Bà H là đối tượng bị điều chỉnh bởi
Quyết định 399 nên khi bà H khơng đồng ý với Quyết định này thì đương nhiên có quyền
khởi kiện vụ án hành chính. TAND tỉnh N quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với nhận
định bà H khơng có quyền khởi kiện vụ án hành chính là chưa áp dụng đúng quy định của
pháp luật về quyền khởi kiện trong vụ án hành chính.

Do vậy, một lưu ý đặt ra đó là khi kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính nói

chung và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nói riêng, KSV phải rất cẩn
thận trong việc xác định đúng đối tượng khởi kiện, đặc biệt là khi Tòa án áp dụng căn
cứ là “người khởi kiện không phải là đối tượng được quyền khởi kiện” để ban hành
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
- Bài học kinh nghiệm 3:
Một vụ án hành chính khác về xác định sai đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
nên đã áp dụng căn cứ sai để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Theo
16


nội dung vụ án, ơng Trương Thích kiện UBND huyện Cam Lâm ra TAND tỉnh Khánh
Hòa, đề nghị tòa hủy GCNQSDĐ đối với phần đất mà ông cho rằng của gia đình ơng
nhưng huyện lại cấp cho người khác. Ngày 10/9/2020, TAND tỉnh Khánh Hịa đình chỉ
giải quyết vụ án với nhận định các GCNQSDĐ này không phải đối tượng khởi kiện
trong vụ án hành chính. Ơng Thích kháng cáo. TANDCC tại Đà Nẵng đã chấp nhận
kháng cáo, hủy quyết định đình chỉ của TAND tỉnh Khánh Hịa. [32]
Tại Cơng văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Toà án nhân dân tối cao
V/v giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự cũng đã giải đáp về
vướng mắc này. Nội dung của vướng mắc này tập trung trả lời câu hỏi: Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất có phải là quyết định hành chính khơng? Có được coi là
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính khơng? Theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều
3 Luật TTHC 2015

16

về định nghĩa quyết định hành chính, quyết định hành chính bị

kiện cùng với Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013

17


về khái niệm GCNQSDĐ thì kết

luận rằng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật TTHC thì là đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính.
IV. Hướng xử lý trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận đơn kháng
cáo, thực hiện các thủ tục kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Nhưng khi nhận hồ sơ, Tòa án cấp phúc thẩm xác định người có đơn kháng cáo
khơng có quyền kháng cáo
Trước khi tiến hành đưa ra hướng xử lý thích hợp cho tình huống: Tịa án cấp sơ
thẩm đã nhận đơn kháng cáo, thực hiện các thủ tục kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa
án cấp phúc thẩm. Nhưng khi nhận hồ sơ, Tòa án cấp phúc thẩm xác định người có
đơn kháng cáo khơng có quyền kháng cáo – có thể khái quát lên một cấp độ tổng quát
hơn như sau:
Trường hợp khi nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tịa phúc thẩm thì phát hiện
người kháng cáo khơng có quyền kháng cáo (Điều 204 Luật TTHC 2015 quy định:
16
Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 quy định: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức
đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể.”
Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 quy định: “Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà
quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội
dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
17
Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”


17


Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án,
quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm để yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm), khi đặt trong trường
hợp Tòa án đang xử lý đơn kháng cáo thì tình huống sẽ rơi vào trường hợp phải trả đơn
18

kháng cáo theo Khoản 4 Điều 207 Luật TTHC 2015 .
Tuy nhiên, theo nội dung tình huống đã đưa ra, khi “Tòa án cấp sơ thẩm đã
nhận đơn kháng cáo, thực hiện các thủ tục kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp
phúc thẩm” – tức là lúc này đã bước sang giai đoạn giải quyết vụ án, khơng cịn tồn tại
dưới hình thức là “đơn” nữa. Trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải căn cứ
vào quy định tại Điều 217 Luật TTHC

19

để thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Trong
20

quá trình giải quyết, Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 229 ,
Điểm a Khoản 4 Điều 207 Luật TTHC trả lại đơn kháng cáo và đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án. Trong quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, Tịa án cấp phúc thẩm phải
quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho người đã gửi đơn kháng cáo.
Nếu Tòa án khơng hoạt động theo đúng nội dung trên thì KSV được phân công
kiểm sát việc giải quyết vụ án của Tịa án có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Viện cấp
mình thực hiện quyền kiến nghị u cầu Tịa án đình chỉ xét xử phúc thẩm theo các
căn cứ tại Điểm b Khoản 1 Điều 229 và Điểm a Khoản 4 Điều 207 Luật TTHC 2015.
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm là việc bản án, quyết định sơ thẩm

của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
Cách cử lý trên cũng đã được hướng dẫn tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC
ngày 7 tháng 04 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao V/v giải đáp một số vấn đề
nghiệp vụ.

18
Khoản 4 Điều 207 quy định về việc Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây: “a) Người kháng cáo khơng
có quyền kháng cáo; b) Người kháng cáo khơng làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo mặc dù đã có
u cầu của Tịa án theo quy định tại khoản 3 Điều này; c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 209 của Luật này.”
19
Điều 217 Luật TTHC quy định về thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm: “1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn

kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tịa án phải thơng báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp
về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thơng báo trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có); 2. Chánh án Tịa án cấp phúc
thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân cơng một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tịa, phiên họp.”
20
Điểm b Khoản 1 Điều 229 quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các
trường hợp sau đây:... b) Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý
hồ sơ vụ án.”

18


C. KẾT LUẬN
Quy trình kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tịa án
của Viện kiểm sát là vấn đề luôn không ngừng được đưa ra bàn luận và hoàn thiện
trong các buổi họp của các cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí trên thực tế, các vụ án
hành chính phát sinh trường hợp bị đình chỉ giải quyết diễn ra khá nhiều và vấp phải
các ý kiến trái chiều từ các đương sự và người theo dõi vụ án. Nếu khơng có hướng xử

lý khéo léo và kịp thời thì các quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính này, vừa
chịu sự phản đối từ nhân dân, vừa thể hiện tính thiếu trách nhiệm của các cơ quan cơng
quyền có trách nhiệm đưa ra quyết định và kiểm sát tính hợp pháp của quyết định đó.
Dự trù các trường hợp phát sinh xoay quanh quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
hành chính của Tịa án cũng là một trong các nhiệm vụ khi tiến hành họp bàn và xây
dựng quyết định này, cũng như đưa ra các văn bản giải quyết thắc mắc khiến cho quá
trình giải quyết vấn đề được thống nhất trên khắp các địa bàn nước Việt Nam. Cũng
như trường hợp “Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận đơn kháng cáo, thực hiện các thủ tục
kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Nhưng khi nhận hồ sơ, Tòa án
cấp phúc thẩm xác định người có đơn kháng cáo khơng có quyền kháng cáo.” – khơng
thể phủ nhận tình huống này sẽ khơng bao giờ phát sinh trên thực tế, cần xây dựng
hướng xử lý triệt để để kịp thời giải quyết mọi tình huống như trường hợp này sẽ phát
sinh, nhằm không làm trì trệ quá trình giải quyết vụ án cũng như khơng ảnh hướng đến
các hoạt động khác của Tịa án và các cơ quan khác có thẩm quyền liên quan.
Tồn bộ những nội dung trên đây là nội dung em tìm hiểu và phân tích được từ
các nguồn tài liệu tham khảo chính quy cho đề tài “Hoạt động của Kiểm sát viên khi
kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tịa án và đưa ra hướng
xử lý cho trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận đơn kháng cáo, thực hiện các thủ
tục kháng cáo và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm. Nhưng khi nhận hồ sơ, Tòa
án cấp phúc thẩm xác định người có đơn kháng cáo khơng có quyền kháng cáo.” Bài
làm của em chắc hẳn không tránh khỏi có những thiếu sót, em rất mong có thể nhận
được sự góp ý từ q thầy, cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô!

19


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp 2013, ngày 28 tháng 11 năm 2013

2. Luật Tố tụng hành chính, luật số 93/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
3. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, luật số 63/2014/QH13 ngày 24 tháng 11
năm 2013;
4. Luật đất đai, luật số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
5. Luật khiếu nại, luật số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
6. Quyết định số 282/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 8 năm 2017 về việc ban hành
quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án Hành chính;
7. Quyết định số 286/QĐ-VKSTC ngày 08 tháng 7 năm 2019 ban hành quy định
về quy trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính;
8. Thơng tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31 tháng 8
năm 2016 quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
trong việc thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính;
9. Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC ngày 19 tháng 10 năm 2018 hướng dẫn lập hồ sơ
kiểm sát giải quyết vụ án hành chính; vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động; phá sản;
xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tịa án nhân dân;

10. Quyết định số 255/QĐ-VKSTC ngày 16 tháng 8 năm 2021 ban hành Quy
định về quy trình kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tịa án;
11. Hướng dẫn số 22/HD-VKSTC ngày 05 tháng 6 năm 2020 hướng dẫn một số
nội dung liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong
lĩnh vực đất đai;
12. Hướng dẫn số 36/HD-VKSTC ngày 30 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn hoạt
động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án hành chính;
13. Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 ban hành một số
biểu mẫu trong tố tụng hành chính;
14. Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19 tháng 9 năm 2018 giải đáp một số vấn
đề về tố tụng hành chính;
15. Cơng văn số 89/TANDTC/PC ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Tịa án nhân
dân tối cao V/v thơng báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử;


20


16. Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 3 tháng 04 năm 2019 của Tịa án nhân dân
tối cao V/v thơng báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự

và tố tụng hành chính;
17. Cơng văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7 tháng 04 năm 2017 của Tòa án
nhân dân tối cao V/v giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ;
18. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về

mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí;
*Các tài liệu tham khảo khác:
19. PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân (Chủ biên) (2019), Giáo trình Kiểm sát việc giải
quyết các vụ án Hành chính, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp,
20. ThS. Hoàng Văn Sao, Nguyễn Phúc Thành (Chủ biên) (2017), Giáo trình
Luật tố tụng hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công
an nhân dân, Hà Nội;
21. Lê Việt Sơn (2017), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên theo Luật tố tụng hành chính 2015, Tạp chí kiểm sát số 05/2017;
22. Lê Việt Sơn, Đồn Thị Vĩnh Hà (2016), Vai trị của VKSND trong Tố tụng
hành chính theo Luật tố tụng hành chính năm 2015, Tạp chí kiểm sát số 5/2016;
23. Minh Hải (Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội) (2020), Bàn về một số
quy định Luật tố tụng hành chính năm 2015;
24. ThS. Lê Thị Mơ (Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh) (2021), Bán về quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính,

25. Thanh Hằng (2019), Thông báo rút kinh nghiệm kiểm sát Quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án hành chính, Cổng thơng tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
26. Lê Song Lê (2020), Kinh nghiệm rút ra từ một Quyết định đình chỉ giải quyết

vụ án hành chính thiếu căn cứ, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
27. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng –
Trung tâm từ điển học, Hà Nội;
28. Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư
pháp – Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội;

21


29. Thanh Hằng (Tổng hợp) (2019), Thông báo rút kinh nghiệm kiểm sát Quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, Cổng thơng tin điện tử Viện kiểm sát nhân
dân tối cao;
30. Thanh Hằng (Tổng hợp) (2019), Thông báo rút kinh nghiệm vụ án “Khiếu kiện
yêu cầu hủy các quyết định hành chính và yêu cầu thực hiện hành vi hành chính”, Cổng

thơng tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
31. Lê Song Lê (2020), Kinh nghiệm rút ra từ một Quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án hành chính thiếu căn cứ, Cổng thơng tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
32. Rút kinh nghiệm một vụ án hành chính đình chỉ sai, ngayday.com

22


PHỤ LỤC 1
Nội dung vụ án hành chính về việc khiếu kiện yêu cầu giải quyết việc bị thu
hồi sổ bảo hiểm xã hội giữa người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị X với người bị
kiện:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hà Giang.
Bà Nguyễn Thị X nguyên là nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp huyện HSP, tỉnh
Hà Giang. Ngày 29/09/1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh tỉnh Hà

Giang ban hành Quyết định số 07/QĐ về việc cho bà Nguyễn Thị X được nghỉ chế độ
hưu trí kể từ ngày 01/10/1993. Tuy nhiên, ngày 03/05/1997, BHXH tỉnh Hà Giang
nhận được văn bản số 29/NHNo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chi nhánh tỉnh
Hà Giang đề nghị thôi trả trợ cấp đối với bà Nguyễn Thị X.
Ngày 29/05/1997, BHXH tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 119/BHXHCĐCS và Quyết định số 120/BHXH-CĐCS (Quyết định số 120) về việc thu hồi sổ bảo
hiểm xã hội của bà Nguyễn Thị X (số 1089618), đồng thời yêu cầu bà Nguyễn Thị X
hoàn trả lại số tiền đã lĩnh từ khi nghỉ hưu ( tháng 10/1993 đến 31/5/1997) cho BHXH
tỉnh Hà Giang.
Ngày 24/09/2012, BHXH tỉnh Hà Giang nhận được đơn của bà Nguyễn Thị X đề
nghị BHXH tỉnh Hà Giang trả lời lý do tại sao bà không tiếp tục được hưởng lương
hưu. Ngày 04/10/2012, BHXH tỉnh Hà Giang đã ban hành Công văn số 600/BHXHKT (Công văn số 600) trả lời bà Nguyễn Thị X đã xin nghỉ thôi việc và được hưởng
trợ cấp một lần.
Tại đơn khởi kiện vụ án hành chính của bà Nguyễn Thị X ngày 15/01/2019, đơn
sửa đổi, bổ sung lần 1 ngày 28/01/2019 và bổ sung lần hai ngày 07/06/2019, bà
Nguyễn Thị X cho rằng, ngày 11/04/2018, bà mới biết được Công văn số 600. Do vậy,
bà yêu cầu hủy Quyết định số 120; Công văn số 600; đồng thời yêu cầu BHXH tỉnh Hà
Giang bồi thường số tiến lương hưu chưa được hưởng từ 06/1997 đến nay.
Ngày 10/12/2019, TAND tỉnh Hà Giang ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
hành chính sơ thẩm số 04/2019/QĐST-HC theo điểm đ khoản 1 Điều 123, điểm h khoản 1
Điều 143 Luật TTHC năm 2015 với lý do Công văn số 600 của BHXH tỉnh Hà Giang là
văn bản hành chính thơng thường, khơng thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

23


PHỤ LỤC 2
Ngày 09/7/2019, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ra Thông báo số 63/TB-VC2-V3
rút kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát giải quyết vụ án
“Khiếu kiện yêu cầu hủy các quyết định hành chính và yêu cầu thực hiện hành vi


hành chính.”
- Người khởi kiện: Ơng Hồng Tuấn V, sinh năm 1944.
Địa chỉ: Thôn 7, xã Đ, huyện K, tỉnh G.
- Người bị kiện:
+ Trưởng phịng Tài ngun và mơi trường huyện K.
+ Chủ tịch UBND xã Đ, huyện K, tỉnh G.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
+ Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện K.
+ Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh G.
+ Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh G.
- Nội dung vụ án
Năm 2011, ơng Hồng Tuấn V được UBND huyện K cấp lại Giấy CNQSDĐ,
quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất số BE 808852 vào sổ cấp Giấy
CNCH 1892 ngày 26/9/2011 diện tích 4.120m2. Năm 2016, sau khi chuyển nhượng
cho bà Lê Thị Th và ơng Đồn Văn T 586m2 đất ở, ơng V được cấp lại Giấy CNQSDĐ
số 461747 vào sổ giấy CNCS 03461 diện tích 3155,3m2. Sau đó, ơng V phát hiện có
sự chênh lệch giữa 2 Giấy CNQSDĐ trên nên làm đơn khiếu nại đề nghị UBND huyện
K xem xét. Ngày 28/2/2017, phịng Tài ngun và mơi trường chủ trì phối hợp với
Thanh tra huyện, phòng Kinh tế hạ tầng, UBND xã Đ tiến hành họp. Ngày 01/3/2017,
phòng Tài nguyên và mơi trường có Báo cáo số 14/BC-TN&MT về việc giải quyết đơn
kiến nghị về đất đai của ơng Hồng Tuấn V gửi cho UBND huyện. Đến ngày
07/3/2017, UBND huyện K ban hành Cơng văn số 291/UBND-NC có nội dung giao
Chủ tịch UBND xã Đ căn cứ kết quả kiểm tra thực tế nội dung báo cáo đề xuất của
phòng Tài ngun và mơi trường có văn bản trả lời cho ông Hoàng Tuấn V biết, thực
hiện. Ngày 22/3/2017, Chủ tịch UBND xã Đ ban hành Công văn số 16/UBND-NC về
việc trả lời theo nội dung đơn kiến nghị của ông Hồng Tuấn V.
Khơng đồng ý với việc giải quyết nêu trên, ơng Hồng Tuấn V nộp đơn khởi kiện
đến TAND tỉnh G yêu cầu:
24



- Hủy toàn bộ nội dung tại Biên bản cuộc họp ngày 28/2/2017 và Báo cáo số
14/BC-TN&MT ngày 01/3/2017 của phịng Tài ngun và mơi trường huyện K.
- Hủy bỏ toàn bộ Văn bản số 16/UBND-NC ngày 22/3/2017 của Chủ tịch UBND
xã Đ.
- Yêu cầu Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện K hoàn trả lại
Giấy CNQSDĐ số BE 808852 do UBND huyện K cấp ngày 26/2/2011 có diện tích
4.120m2, trừ đi diện tích đã chuyển nhượng thì tổng diện tích cịn lại là 3.534m2 tại
thửa đất số 92, tờ bản đồ số 63; thu hồi Giấy CNQSDĐ số CS 03461 do Sở Tài nguyên
và môi trường tỉnh G cấp ngày 24/6/2016 có diện tích 3.155,3m2.
- Quá trình giải quyết vụ án
Ngày 04/3/2019, TAND tỉnh G căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 123 và điểm h khoản
1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
hành chính số 01/2019/QĐST-HC lý do: Yêu cầu khởi kiện của ông Hồng Tuấn V
khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án.
Khơng đồng ý với Quyết định đình chỉ nêu trên, ngày 15/3/2019, ơng Hồng
Tuấn V nộp đơn kháng cáo tồn bộ nội dung Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành
chính số 01/2019/QĐST-HC ngày 04/3/2019 của TAND tỉnh G.
Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thấy rằng nội
dung kháng cáo của ông Hồng Tuấn V là có căn cứ nên đề nghị TAND cấp phúc thẩm
chấp nhận kháng cáo của ông V.
Ngày 19/6/2019, TAND cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Quyết định giải quyết
kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định: “Hủy Quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/2019/QĐST-HC ngày 04/3/2019 của TAND
tỉnh G và chuyển hồ sơ cho TAND tỉnh G để tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục sơ
thẩm.”

25



×