Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN LỤC

ĐẠO HIẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN,
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 52220113

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Hà

PHÚ THỌ, NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN LỤC

ĐẠO HIẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN,
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

PHÚ THỌ, NĂM 2018




LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm theo học chuyên ngành Việt Nam học tại Trường Đại học
Hùng Vương, được làm khóa luận tốt nghiệp Đại học thực sự là niềm tự hào và
vinh dự lớn đối với cá nhân em và gia đình. Để hồn thành khóa luận tốt
nghiệpquan trọng này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân, sự giúp đỡ tận
tình của giảng viên hướng dẫn,nguồn tài trợ của gia đình và nguồn động viên
khích lệ đến từ phía q thầy cơ,bạn bè.
Trong q trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn trực
tiếp và chỉ bảo tận tình của giảng viên, ThS.Nguyễn Thị Hà. Em xin được tỏ
lòng chân thành biết ơn sâu sắc đến cô, đồng thời mến chúc cô và gia đình ln
thành cơng, hạnh phúc. Thứ đến, Em xin được cảm ơn quý thầy cô giáo trong
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Hùng Vương, cô giáo chủ
nhiệm Phạm Thị Phương Loan, gia đình và bạn bè đã tích cực động viên, định
hướng và giúp đỡ em. Con xin được chân thành cảm ơn sâu sắc tới linh mục
Giuse Dương Quốc Chí, linh mục Giuse Nguyễn Văn Cường, linh mục Giuse
Nguyễn Viết Hiệp và linh mục Giuse Lê Ngọc Nghi, quý Hội đồng giáo xứ Nỗ
Lực - Vĩnh Hóa, quý Ban hành giáo các họ đạo thuộc giáo xứ Nỗ Lực và Vĩnh
Hóa. Cuối cùng,cháu xin được biết ơn và tri ân tới quý cô chú, anh chị trong
cộng đồng anh em lương dân và tôn giáo bạn cũng như đông đảo người Công
giáo trong xã Thụy Vân, các cấp chính quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Thụy
Vân đã không ngừng giúp đỡ cháu trong suốt q trình thực hiện, để cháu có thể
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do kiến thức, năng lực tư duy và kinh nghiệm cịn nhiều hạn
chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu xót trong q trình hồn thiện khóa
luận. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ
giáo và bạn bè, để khóa luận tốt nghiệp của emcó thể hồn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 28 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Văn Lục


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của
riêng tơi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thơng
tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Phú Thọ, ngày 28 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Lục


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6
Chương 1. CÔNG GIÁO, ĐẠO HIẾU VÀ VẤN ĐỀ ĐẠO HIẾU CỦA NGƯỜI
CÔNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ
THỌ ................................................................................................... 8

1.1. Cơ sở lí luận.........................................................................................................8
1.1.1.Khái qt về Cơng giáo ....................................................................... 8
1.1.2. Các quan điểm về đạo hiếu ............................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................25
1.2.1. Khái quát về xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ........... 25
1.2.2. Người Cơng giáo xã Thụy Vân ......................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 30
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO HIẾU TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI CƠNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT
TRÌ,TỈNH PHÚ THỌ ...................................................................... 32
2.1. Khái qt về lịng tơn kính, tơn thờ và tưởng nhớ của người Công giáo ở
xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ................................... 32
2.1.1. Lịng tơn kính, tơn thờ Thiên Chúa của người Cơng giáo xã Thụy Vân ...32
2.1.2. Lịng tơn kính, tưởng nhớ tổ tiên trong gia đình, dịng họ .........................34
2.2. Những biểu hiện trong thực hành đạo hiếu của người Công giáo ở xã
Thụy Vân .......................................................................................... 36
2.2.1. Trong tang ma ............................................................................................36
2.2.2. Ngày giỗ chạp ............................................................................................39
2.2.3. Ngày mừng thọ...........................................................................................41
2.2.4. Trong cưới hỏi ............................................................................................42
2.2.5. Tết Nguyên Đán .........................................................................................44
2.2.6. Tháng cầu cho Các Đẳng linh hồn (tháng 11 Dương lịch) ........................46
2.2.7. Các thời điểm khác.....................................................................................46
2.3. Những đặc trưng nổi bật về thực hành đạo hiếu trong đời sống văn hóa
của người Cơng giáo ở xã Thụy Vân .................................................. 48
2.3.1. Đời sống Đức Tin mạnh mẽ - nền tảng vững chắc trong hoàn thiện đời
sống đạo hiếu .............................................................................................48
2.3.2. Tính trọng thể và liên tục trong thực hành đạo hiếu ..................................49
2.3.3. Tính hệ thống và sự liên kết chặt chẽ trong thực hành đạo hiếu................49



2.3.4. Tính hài hịa giữa đạo hiếu dân tộc Việt Nam với hiếu đạo Công giáo
trong thực hành ..........................................................................................49
2.4. Đánh giá về việc thực hành đạo hiếu trong đời sống người Công giáo ở xã Thụy
Vân ................................................................................................... 50
2.4.1. Ưu điểm......................................................................................................50
2.4.2. Nhược điểm................................................................................................52
2.5. Vai trò, ý nghĩa của thực hành đạo hiếu trong đời sống văn hóa người
Cơng giáo xã Thụy Vân ..................................................................... 52
2.5.1. Trong đời sống văn hóa xã hội nói chung ......................................... 52
2.5.2. Trong đời sống đạo nói riêng ............................................................ 54
Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 55
Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ĐẠO HIẾU CỦA NGƯỜI
CÔNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,TỈNH
PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................. 57
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp ........................................................................ 57
3.2. Giải pháp ......................................................................................... 61
3.2.1. Củng cố đời sống Đức Tin Cơng giáo trong đời sống văn hóa người
Cơng giáo xã Thụy Vân ........................................................................ 61
3.2.2. Sống chứng nhân cho Tin Mừng qua việc thực hành đạo hiếu .......... 64
3.2.3. Củng cố nền tảng gia đình và giáo dục đạo hiếu nơi học đường ....... 66
3.2.4. Canh tân đạo hiếu Công Giáo ........................................................... 73
3.2.5. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, tìm hiểu và đối thoại với
các tơn giáo khác về đạo hiếu ............................................................... 75
3.2.6. Củng cố và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngay
trong gia đình ....................................................................................... 78
3.2.7. Tăng cường sự hiểu biết các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về đại đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo ................................... 78
Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 80
KẾT LUẬN ........................................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 83
PHỤ LỤC .............................................................................................. 85


DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
TP

TÊN NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
Thành phố

NXB

Nhà xuất bản

HĐGM

Hội đồng Giám mục

UBND

Ủy ban nhân dân

NQ/TW

Nghị quyết/ Trung Ương

ĐCV

Đại chủng viện


HĐGX

Hội đồng giáo xứ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 01
Bảng 02

Nội dung
Số giáo dân Công giáo xã Thụy Vân năm 2015
Kết quả điều tra điều tra xã hội học tại 30 gia đình
lương dân và tôn giáo bạn xã Thụy Vân từ tháng 1

Trang
28
60

đến tháng 4 năm 2018.
Bảng 03

Kết quả điều tra điều tra xã hội học tại 100 gia đình
Cơng giáo xã Thụy Vân từ tháng 1 đến tháng 4 năm
2018

60



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Xã Thụy Vân là một trong những xã tiêu biểu của thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ. Với những điểm nhấn quan trọng như: Đây là một trong những xã đã
hoàn thành chương trình xây dựng nơng thơn mới đầu tiên trong tồn thành phố
nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung; tình hình an ninh chính trị - xã hội luôn ổn
định; đời sống kinh tế không ngừng phát triển; đời sống văn hóa tinh thần - xã
hội của nhân dân trong xã luôn đi lên về mọi mặt. Đồng thời, các hoạt động văn
hóa diễn ra đa dạng, phong phú và hết sức sôi động; một xã đã và không ngừng
phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó nổi bật nhất là truyền
thống đồn kết, hiếu đạo…v.v.
Tại xã Thụy Vân, có một số lượng lớn người dân theo đạo Công giáo. Với
trên 400 năm sống đời sống Tin Mừng, người Công giáo xã Thụy Vân đã và
đang không ngừng tăng lên mỗi ngày. Hiện nay, số người Công giáo trong xã
Thụy Vân đạt khoảng 26,3% trong tổng số 100 % số dân trong xã. Do chính
quyền địa phương làm tốt cơng tác tun truyền nên người dân theo đạo vẫn
ln thực hiện tốt các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, sống hòa
hợp với lợi ích cộng đồng. Chính quyền địa phương cũng luôn tạo mọi điều kiện
cho người dân theo đạo được thực hiện tự do tín ngưỡng.
Đạo hiếu và việc thực hành hiếu đạo trong đời sống người Công giáo xã
Thụy Vân là một việc rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên,
việc thực hành hiếu đạo gắn liền với đặc tính tơn giáo đã và đang khiến cho
anh em lương dân ít hiểu hoặc chưa hiểu nhiều về đạo Cơng giáo. Do vậy,
dẫn đến có những thái độ, cái nhìn chưa đúng đắn với người Cơng giáo xã
Thụy Vân về thực hành đạo hiếu, từ đó làm gia tăng khoảng cách giữa các
cư dân lương giáo trong cùng địa phương.
Thực hành đạo hiếu với người Công giáo xã Thụy Vân về cơ bản là tốt,
tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế tồn tại. Do vậy, bên cạnh những giá trị
tích cực đạt được của hiếu đạo trong đời sống đạo của người Công giáo xã Thụy

Vân như: thể hiện niềm tin - hiếu đạo tuyệt đối vào Thiên Chúa; giữ trọn bổn
phận thảo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong tương quan đời sống đạo; u
thương đồn kết trong họ đạo giáo xứ thì cần khắc phục những hạn chế. Các hạn
chế đó là:một số ít bộ phận giáo dân chưa thực sự hiểu biết trọn vẹn trong
thực hành hiếu đạo; những tác động tiêu cực của xã hội đến việc giáo dục


2
và củng cố hiếu đạo trong gia đình hay sự hiểu biết của anh em lương dân
về đạo hiếu Công giáo cịn ít…v.v.
Bản thân tác giả là người Cơng giáo, đã và đang thực hành hiếu đạo, vừa
theo văn hóa dân tộc vừa theo đặc tính Cơng giáo. Vậy nên, tác giả mong muốn
phần nào được nói lên những gì mà tác giả thực hành về đạo hiếu trong đời sống
văn hóa của mình. Đó là tại q hương, trường học, nơi làm việc, với bạn bè,
thầy cơ…v.v của chính tác giả. Qua đó giúp cho việc lý giải về thực hành đạo
hiếu trong đời sống của người Công giáo xã Thụy Vân với anh em lương dân và
tôn giáo bạn thêm thuận lợi, khách quan và chính xác hơn.
Việc đưa ra những nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá cả về lý luận và thực
tiễn liên quan tới đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người cơng giáo ở xã
Thụy Vân hiện nay là một việc làm cần thiết và cấp bách. Do cư trú cùng nhau
trên một địa bàn nên ít nhiều có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, trong thực tế
hiện nay nhiều người lương giáo chưa hiểu đúng hoặc hiểu ít về đạo Cơng giáo
nói chung và đạo hiếu nói riêng. Chính điều này có thể gây ảnh hưởng lớn tới sự
đồn kết giữa anh em lương giáovới người Công giáo xã Thụy Vân trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội. Do vậy, thơng qua đề tài này tác giả có
những đóng góp định hướng xây dựng nhằm tăng cường sự hiểu biết về đạo
hiếu của người Công giáo xã Thụy Vân, xóa bớt rào cản lương dân – Cơng
giáo đồng thời góp phần tạo nên một cộng đồng những người Cơng giáo –
lương giáo sống hòa hợp, yêu thương.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đạo hiếu với đời sống

văn hóa người Cơng giáo xã Thụy Vân là một việc làm thiết thực, có giá trị
và ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nhằm phát huy những ưu
điểm và khắc phục những hạn chế trong thực hành hiếu đạo của người
Công giáo xã Thụy Vân, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài“Đạo hiếu trong
đời sống văn hóa của người Cơng giáo ở xã Thụy Vân, thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan tới truyền thống
gia đình dân tộc nói chung, đặc biệt là truyền thống đạo hiếu trong đời sống văn
hóa của người Cơng giáo nói riêng. Tác giả nhận thấy có nhiều cơng trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước đã ít nhiều có liên quan đến đề tài mà tác giả
đang thực hiện, các cơng trình đó tiêu biểu gồm:


3
Trong cuốn “Gia đình trong trái tim và trong vai trị ngơn sứ của Đức
Giáo Hồng Gioan Phaolo II” (2006), Tịa Tổng Giám Mục TP. Hồ Chí Minh,
Linh mục Augustinơ Nguyễn Văn Dụ đã tập hợp 160 chủ đề được chọn lựa từ
các bài giảng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II về chủ đề gia đình trong
những buổi đọc Kinh Truyền Tin ở Vatican những năm 1994 - 2004. Nội dung
nói đến những vấn đề chính như hơn nhân, gia đình, vai trị và tầm quan
trọng của gia đình Công giáo trong việc cũng cố nền tảng Đức Tin, kiến tạo
xã hội. Trong đó, Ngài nhấn mạnh đến sứ mệnh của những bậc làm cha làm
mẹ trong mỗi gia đình về việc giáo dục con cái cũng như bổn phận thảo
kính cha mẹ của những người con trong gia đình. Có thể thấy, đây chính là
những vấn đề mà các gia đình ngày nay, khơng riêng gì các gia đình Cơng
giáo cần phải quan tâm nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc thực sự.
Trong cuốn “Đơi nét Đạo Trời, Đạo Hiếu, Đạo Công giáo” (2015), Nxb
Hồng Đức, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Nam - Giáo phận Bắc Ninh đã trình
bày khái quát về niềm tin cố hữu của người dân Việt Nam về Ông Trời, Thiên

Chúa và việc tơn kính - thờ ơng bà tổ tiên. Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ
thể cả lý luận và thực tế xưa - nay để cho thấy người Công giáo Việt Nam không
từ bỏ những truyền thống dân tộc, đó là đạo hiếu. Đây là cơng trình được xem là
rất gần gũi, dễ tiếp xúc với giới trẻ và anh em lương giáo hiện nay bởi ngôn từ
quen thuộc và phong cách văn chương bình dân.
Trong cuốn “Gia đình lành mạnh” (1997), HĐGM Việt Nam, Ban mục
vụ gia đình nhận thấy những chủ đề về gia đình của đài phát thanh Veritas đã
phát sóng là hết sức thiết thực với các gia đình trên tồn thế giới. Tại đây, Ban
mục vụ gia đình đã tổng hợp, trình bày cách ngắn gọn, súc tích và rất thực tế về
những vấn đề mà nhiều gia đình Cơng giáo đang quan tâm. Từ những vấn đề
thiết thực và thực trạng có liên quan trong đời sống gia đình,hướng tới chuẩn bị
và xây dựng cuộc sống đời thường hạnh phúc tốt đẹp cho mọi gia đình Cơng
giáo. Những điểm được đề cập tới đều quy về một mục tiêu giúp cho các
gia đình củng cố và phát huy một nếp sống thực sự lành mạnh, khỏe khoắn
và tráng kiện về phương diện vật chất, tâm sinh lý cũng như siêu nhiêu.
Trong cuốn “Đạo Yêu Thương” (2014), Nxb Tôn giáo, Đức Giám Mục
Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã đưa ra những cách hiểu ngắn gọn và dễ nhất để
giúp người lương dân cũng như Công giáo nhanh chóng hiểu thế nào là đạo
Cơng giáo. Đạo Công giáo là Đạo Yêu Thương và cả đời sống căn bản của


4
người Cơng giáo Việt Nam, trong đó có vấn đề tơn kính - thờ cúng ơng tổ tiên
ngay đời này.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu phản ánh có liên quan trên, vấn đề
nghiên cứu về Đạo Hiếu còn được thể hiện và đề cập đến ít nhiều qua một số
luận án, luận văn của các tác giả sau:
Luận văn tốt nghiệp “Nét đặc thù của hiếu đạo Công giáo trong tương
quan với môi trường Nho giáo, Phật giáo và Văn hóa Việt Nam” (2009), ĐCV
Thánh Giuse Hà Nội, thầy Giuse Nguyễn Xuân Thủy đã đưa ra những nét khác

biệt đặc thù cơ bản về hiếu đạo giữa Công giáo với Nho giáo, Phật giáo, và văn
hóa Việt Nam. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật lên sự khác nhau cơ bản về giáo lý
răn dạy và việc thực hành đạo hiếu giữa các tôn giáo tại Việt Nam, đồng thời
phần nào làm hiện rõ lên hiếu đạo của người Công giáo Việt Nam khi đặt trong
tương quan với các tơn giáo khác và văn hóa Việt Nam.
Vấn đề “đạo hiếu” trong đời sống văn hóa người Cơng giáo ở Việt
Nam giống như thỏi nam châm thu hút nhiều sự chú ý quan tâm của mọi
người, các nhà nghiên cứu, nhất là những người Công giáo khi họ đang nỗ
lực phổ biến cho anh em lương dân biết “Đời sống của họ khơng thể khơng
tơn kính, thờ ơng bà tổ tiên”. Nhiều bài giảng, bài viết đã làm rõ hơn các
khía cạnh của đạo hiếu, trong đó có thể kể đến:
Bài viết “Đạo hiếu trong Kitô giáo” của Linh mục Phêrô Đinh Ngọc
Lâm, số ra đăng ngày 23 tháng 11 năm 2013 trên tập san “Nhịp Cầu Tam Giao”
số 2&3. Tại đây, linh mục đã đưa ra những nét khái quát cơ bản về đạo hiếu
trong truyền thống văn hóa Việt Nam và đạo hiếu từ giáo huấn của Hội Thánh
Cơng Giáo, ở đó trung tâm gương mẫu đạo hiếu là Chúa Giêsu.
Bài viết “Đạo Hiếu theo quan niệm Công giáo” của Linh mục Phêrô
Đinh Ngọc Lâm, số ra đăng ngày 18 tháng 06 năm 2017 thuộc Giáo phận Thanh
Hóa đã nhận định “Theo Đạo (Công giáo)”, là một trong những lý do mà khá
nhiều người, nhất là người trưởng nam trong gia đình, thường trưng dẫn khi họ
từ chối hoặc do dự gia nhập đạo Công giáo.
Bài viết “Đạo hiếu trong cái nhìn của người Cơng giáo” của Giáo phận
Bùi Chu, số ra đăng ngày 14 tháng 02 năm 2017, cho biết đạo hiếu của người
Công Giáo được đặt nền tảng vững chắc trên Thánh Kinh, truyền thống Giáo
hội, và được xem như “Hạt giống của Lời Chúa” đã và đang gieo vào dòng máu,
con tim của dân Việt qua nhiều thế hệ. Hiểu và biết đạo hiếu trong cái nhìn của


5
người Công giáo Việt Nam được liệt kê qua những điều cơ bản xuất phát từ lời

rạy của Chúa.
Bài giảng “Đạo Công giáo không phải là đạo bất hiếu đạo bỏ ông bà”
của Linh mục Anrê Nguyễn Ngọc Dũng, số ra đăng ngày 14 tháng 09 năm 2017,
đã củng cố thêm rằng đạo Cơng giáo nói chung và người Cơng giáo Việt Nam
nói riêng khơng phải là bất hiếu, trái lại đạo hiếu trong đời sống người Công
giáo Việt Nam lại được thể hiện bằng những việc làm rất cụ thể.
Như vậy, tất các cơng trình nghiên cứu trên ít nhiều có những liên quan từ
những khía cạnh khác nhau trong vấn đề nghiên cứu của tác giả. Sự liên quan
này là tín hiệu tích cực khi đạo hiếu trong đời sống văn hóa người Cơng giáo
ngày càng được nhiều người trong xã hội quan tâm. Đó là, người làm trong lĩnh
vực nghiên cứu, lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo chính trị…v.v. Tuy nhiên, người
dân đại đa số trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn cịn khơng biết hoặc chưa có
sự hiểu biết đầy đủ về đạo Cơng giáo cách chung và hiếu đạo Công giáo Việt
Nam cách riêng. Đó chính là đại đa số người dân ngồi Cơng giáo. Do vậy, làm
cho họ hiểu biết là một việc làm cần thiết và thực tế.
Tuy nhiên, một điều chúng ta nhận thấy rằng những cơng trình nghiên cứu
trên mới chỉ dừng lại ở mức ban đầu, tức là khái quát cả lí luận và thực tiễn về
đạo hiếu trong đời sống nói chung và người Cơng giáo nói riêng. Việc nghiên
cứu cách chuyên sâu, có đầu tư thực tế tại những địa điểm có người Cơng giáo
sinh sống cụ thể để từ đó đưa ra kiểm chứng tính đúng đắn là chưa có hoặc có
rất ít, chưa đi sâu và chưa có tính hệ thống. Cụ thể là với đề tài “Đạo hiếu trong
đời sống văn hóa của người Cơng giáo ở xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ” là chưa tác giả nào tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu.
Do vậy, trên cơ cở nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng đời sống văn hóa của
người dân nói chung, đặc biệt trong đời sống văn hóa của nguời dân Cơng giáo
xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng, tác giả xem đây là
cơng trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên về vấn đề đạo hiếu và thực hành
đạo hiếu trong đời sống văn hóa người Công giáo trên vùng địa bàn Đất Tổ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tác giả tập trung nghiên cứu nhằm từng bước giải thích và nâng cao
tầm hiểu biết của đa số người lương dân và tôn giáo bạn về thực trạng thực
hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa của người Cơng giáo xã Thụy Vân.


6
Từđó, thấy được người Cơng giáo xã Thụy Vân, người Cơng giáo Việt
Nam có tơn kính, tưởng nhớ tổ tiên.
Qua sự hiểu biết về thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa của
người Cơng giáo xã Thụy Vân sẽ giúp cho anh em lương dân và tôn giáo
bạn cũng như ngườiCông giáo tiếp tục củng cố, phát huy và tăng thêm tình
đồn kết trong đời sống văn hóa cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả cần thực hiện được một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu, tìm hiểunhững quan điểm mang tính lí luận và thực tiễn
về đạo hiếu khi nhìn từ các quan điểm hiếu đạo theo Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo, Cơng giáo và văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và làm nổi bật về thực trạng thực
hành đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người Công giáo ở xã Thụy Vân
trong lịch sử và giai đoạn hiện nay thông qua những biểu hiện thực tế trong
đời sống văn hóa.
Đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm từng bước phát huy, khắc phục
và nâng cao hơn nữa truyền thống thực hành đạo hiếu trong đời sống văn
hóa của người Cơng giáo xã Thụy Vân giai đoạn hiện nay và tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài thực hiện, đối tượng nghiên cứu chínhlà thực trạng thực hành
đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người Cơng giáo ở xã Thụy Vân, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Với đề tài nghiên cứu về đạo hiếu trong đời sống
người Công giáo xã Thụy Vân, tác giả trọng tâm vào không gian nghiên cứu ở
địa bàn xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian:Đề tài nghiên cứu đạo hiếu trong đời sống văn hóa
của người Cơng giáo ở xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong lịch
sử và giai đoạn hiện nay, tính đến năm 2018, thơng qua các giá trị văn hóa từ lí
luận đến thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng một số


7
phương pháp sau đây:
Phương pháp điền dã văn hóa: Thơng qua phương pháp này, tác giả tiến
hành khảo sát thực tế tại địa bàn xã Thụy Vân, thực hiện phỏng vấn các tập thể
và cá nhân có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là các họ đạo, giáo xứ,
hội đoàn và những người đại diện khác như chính quyền xã, linh mục quản
xứ…v.v kết hợp với quan sát thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Từ đó ghi chép cẩn
thận, thu thập tài liệu, đưa ra đánh giá và mô tả.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Bằng phương pháp này, tác
giả tổng hợp, phân tích số liệu thu thập được vàtiến hành đánh giá những
kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém trong thực tiễn về thực hành đạo
hiếu trong đời sống người Công giáo xã Thụy Vân. Từ đó đề xuất các định
hướng, các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống đạo hiếu vốn
tồn tại lâu nay trong đời sống văn hóa người Cơng giáo.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Với phương pháp này, tác giả đối
chiếu những lý luận về đạo hiếu giữa các tơn giáo và văn hóa Việt Nam với
nhau nhằm phản ánh tính khách quan và phổ quát của vấn đề nghiên cứu.
Qua đây, giúp làm nổi bật lên nét đẹp của mỗi tôn giáo, của văn hóa Việt

Nam khi nói về truyền thống đạo hiếu – một truyền thống gắn liền với mọi
người dân Việt từ xưa đến nay.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Là phương pháp cần thiết và
bắt buộc khi tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực chun mơn liên quan đến
văn hóa. Tác giả dùng phương pháp này để tổng hợp sử dụng các kiến thức
của nhiều ngành khoa học khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề tác giả đang
nghiên cứu. Đó là kiến thức của các ngành tiêu biểu sau:
Lịch sử: Nghiên cứu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của
người Cơng giáo xã Thụy Vân cũng như việc thực hành đạo hiếu trong đời sống.
Địa lí: Nhằm đưa ra những điểm đặc trưng riêng về địa lí cư trú của
người Cơng giáo xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để phân
biệt với các vùng có người Cơng giáo khác như Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình hay tồn Việt Nam.
Văn hóa: Sử dụng trong việc phân tích, lý giải các giá trị văn hóa trong
đời sống cộng đồng nói chung và người Cơng giáo xã Thụy Vân nói riêngqua
q trình giao lưu, tiếp biến và bảo tồn từ xưa đến hiện nay.


8
Chương 1
CÔNG GIÁO, ĐẠO HIẾU VÀ VẤN ĐỀ ĐẠO HIẾU CỦA NGƯỜI
CÔNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái qt về Cơng giáo
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Bách khoa tồn thư: Cơng giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng
đặc biệt trong ngữ cảnh Kitơ giáo, có nghĩa "chung" hay "phổ qt". Như vậy
thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ
καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ
quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào.

Theo Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giáo phận Mỹ Tho,
Ngài lí giải cách đơn giản và dễ hiểu như sau: “Gọi là đạo Cơng giáo vì tâm
điểm của mọi sự ở đây là nhân vật có tên gọi là Giêsu, có nghĩa là Thiên Chúa
cứu độ. Ngài cũng được gọi là đấng Kitô, dịch sát nghĩa là Đấng được sức dầu.
Chúng ta cứ gọi là Đấng Cứu Thế cho dễ hiểu. Đức Giêsu Kitô xuất hiện trong
lịch sử nhân loại cách đây trên hai ngàn năm, tại đất nước Do Thái. Những ai
tin vào Ngài và đi theo Ngài thì được gọi là Kitơ hữu, và đạo Ngài rao giảng
được gọi là đạo Kitô Giáo”[13;6].
Bên cạnh đó, Đức giám Mục Phêrơ Nguyễn Văn Khảm cịn nhấn mạnh:
“Đạo Công giáo là Đạo Yêu Thương, Đạo của hết thảy mọi người, dành cho tất
cả mọi người” [13;10].
Tất cả những người theo đạo Cơng giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành và
Anh giáo đều tin vào Đức Giêsu Kitơ, vì thế đều được gọi chung là Kitô hữu,
đều xuất điểm từ Kitơ Giáo ban đầu. Cịn Thiên Chúa giáo là từ được dùng ở
Việt Nam để nói về Cơng giáo. Tuy nhiên, từ ngữ “Thiên Chúa giáo” dùng tại
Việt Nam chưa đúng lắm. Thiên Chúa giáo là từ ngữ được dùng để chỉ về một
tơn giáo độc thần:ở đó tơn thờ một Thiên Chúa duy nhất. Những tôn giáo độc
thần gồm có Do Thái giáo, Kitơ giáo, Hồi giáo. Do đó, dùng từ Thiên Chúa giáo
để nói về Cơng giáo là chưa chính xác, chưa đầy đủ. Hơn thế nữa, gọi là Thiên
Chúa giáo không diễn tả được ý nghĩa của Công giáo (Catholicism) là đạo phổ
quát, dành cho hết mọi người. Đặc biệt, người Việt Nam từ xưa đến nay nhất là
những người không theo tôn giáo thường bị nhầm tưởng Thiên Chúa giáo và
Công giáo là hai tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, Thiên Chúa giáo là từ được


9
dùng phổ biến ở Việt Nam để nói về Cơng giáo, cịn từ “Cơng giáo” là từ được
dùng để chỉ một tôn giáo lớn trên phạm vi quốc tế, mang tính phổ quát.
Như vậy, từ những quan điểm trên của các tác giả, chúng ta có thể hiểu
Đạo Cơng giáo như sau:

Đạo Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, là anh em với Chính
Thống giáo, Tin Lành và Anh giáo. Tất cả đều có chung một nguồn gốc với
nhau là Kitô giáo ban đầu – tin vào Chúa Giêsu Kitô, cùng tin vào Thiên Chúa là
Đấng sáng tạo nên trời đất và con người. Tuy nhiên, đạo Công giáo không phải
là tôn giáo độc thần, mà là đạo phổ quát, dành cho hết thảy mọi người những ai
muốn tin vào Đức Giêsu Kitô để qua Ngài, nhờ Ngài và sự hướng dẫn từ Giáo
hội để được ơn cứu độ. Khơng những thế, đạo Cơng giáo cịn là đạo “Nhập
Thế”, tức “Thiên Chúa Nhập Thế”đến với con người và ở với con người qua
trung gian là Đức Giêsu Kitô, để gắn kết con người lại với nhau trong tình liên
đới tha nhân và hiệp thơng khi cùng một Cha trên trời. Đạo Công giáo cũng
được gọi là đạo “Xuất ư Thiên”, đạo xuất phát từ Thiên Chúa.
Tóm lại, danh xưng phải chính xác về mặt tơn giáo để tránh hiểu lầm hay
xun tạc mục đích. Vì mỗi tơn giáo khi gắn với thuật ngữ, tên gọi đều xuất phát
từ nguồn gốc và tính đặc trưng riêng hay thần học. Cụ thể, Đạo Cơng giáo
(Catholicism) là Đạo mà chính Chúa Giêsu đã khai sinh và thiết lâp để mang ơn
cứu độ của Chúa đến cho mọi người thành tâm thiện chí muốn đón nhận để
được cứu rỗi và sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau.
1.1.1.2. Quá trình hình thành Cơng giáo và sự truyền bá Đạo Cơng giáo
Sự hình thành đạo Cơng giáo
Theo giáo lý của đạo Công giáo, Ngôi hai Thiên Chúa – Đấng Cứu thế
xuống trần gian làm người nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa, việc Chúa
Giêsu ra đời một cách rất huyền diệu bởi quyền phép Chúa Thánh Thần, và
người trinh nữ có tên là Maria (Đức Mẹ Maria) ở làng Na-gia-rét gần thành Giêru-sa-lem được chọn tham gia vào công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa với
nhiệm vụ làm mẹ trần thế của Đấng Cứu Thế. Đồng hành với Mẹ Maria là thánh
Giuse – người cha nuôi trần thế của Chúa Giêsu.
Sự giáng sinh của Chúa Giêsu diễn ra hết sức huyền diệu, thánh
thiêng và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan phòng của Thiên
Chúa và đồng hành của Thánh Thần, Người đã giánh sinh an lành. Theo
đó, Người hạ sinh tại vùng đất Be-lem, xứ Giu-đê thời vua Hê-rơ-đê trị vì.



10
Chúa Giêsu hạ sinh làm người và Ngài mang trong mình một là bản tính
Thiên Chúa, hai là bản tính lồi. Do vậy, theo giáo lý Cơng giáo, Ngài vừa
là Thiên Chúa Thật vừa là người thật. Và chính Ngài là vị sáng lập đạo
Công giáo vào thế kỷ thứ I.
Từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, Chúa Giêsu sinh sống cùng cha
mẹ một cách bình thường và Ngài giữ trọn bổn phận của một người con hiếu
thảo. Nói đến đạo Phật người ta sẽ nghĩ ngay tới Đức Phật – một con người vì
u thương lồi người lầm than nên xuất gia tu hành và Ngài đã tìm ra con
đường cứu khổ cứu nạn. Với Đạo Phật, Ngài là tâm điểm và là mẫu gương toàn
diện về đời sống tu hành và thực hành đạo hiếu. Cũng vậy, đối với đạo Công
giáo, Chúa Giêsu là tâm điểm của mọi vấn đề và Ngài cũng là mẫu gương tồn
diện của đời sống hiếu thảo. Khơng chỉ thảo hiếu đối với trách nhiệm Ngôi Hai
khi vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người mà giữa đời sống trần thế, Ngài còn
là người con mẫu mực cho lòng hiếu thảo. Và chính Ngài là tấm gương hồn
hảo nhất khi là người con hiếu thảo cho mọi tín đồ noi theo.
Sau khi sinh sống cùng cha mẹ là Giuse và Maria, đến khoảng năm 30
tuổi Ngài bắt đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng. Trong công cuộc rao
giảng Tin Mừng của Ngài để thuận lợi cho việc truyền bá, đầu tiên Ngài tuyển
trọn 12 vị tơng đồng. Ngồi 12 vị tơng đồ tiên khởi này, trong q trình rao
giảng Tin Mừng, Ngài cịn khơng ngừng kêu gọi nhiều mơn đệ khác, cả nam và
nữ. Không những thế, với tư cách là Con Thiên Chúa đến trần gian để cứu độ
con người, trong quá trình giao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu còn làm nhiều
phép lạ, chữa nhiều người khỏi bệnh tật và làm nhiều điều thiện khác khiến dân
chúng khắp nơi đến và xin theo Người…v.v.
Vua Hê-rô-đê và những người không tin Chúa Giêsu là Ngôi Hai
Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến, họ thấy những điều Ngài giảng dạy
không chỉ khác với tín ngưỡng cũ mà cịn ảnh hưởng đến an ninh trật tự
trong vùng, nên đã bắt và hành hình Ngài trên cây Thập Giá năm 33 tuổi.

Khi Ngài chết chưa đầy 3 ngày, Chúa Giêsu sống lại như lời Ngài tiên báo
trước đó. Ngài ở lại trần gian với các môn đệ thêm 40 ngày nữa sau đó
Ngài về trời cùng Chúa Cha. Trước khi về trời, Ngài đã lập 7 bí tích để lồi
người qua Ngài và nhờ Ngài được hưởng ân sủng của Thiên Chúa, trong đó
có phép Mình Thánh Chúa – tức Bí tích Thánh Thể là phương tiện nhiệm
màu để con người thông công với Thiên Chúa. Đặc biệt, trước khi về trời,


11
Chúa Giêsu đã lập ra Giáo Hội, đặt môn đệ Phê-rơ làm người đứng đầu và
trở thành vị giáo hồng tiên khởi của đạo Công giáo.
Sau khi Chúa Giêsu lên trời được 10 ngày, Thiên Chúa cử Ngôi Ba –
Chúa Thánh Thần xuống trần gian với nhiệm vụ Thánh hóa và canh tân Hội
Thánh. Bằng việc tập hợp các môn đệ của Chúa Giêsu lại, ban cho các ông
sức mạnh, lịng can đảm, tài năng và trí khơn để họ tiếp tục công cuộc rao
giảng Tin Mừng mà Chúa Giêsu để lại. Và công cuộc rao giảng Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô ấy ngày nay vẫn đang được tiếp tục, dưới sự trị vì và
hướng dẫn bởi các Đức Giáo Hồng.
Với Chúa Giêsu, việc Ngài đến trần gian thể hiện lòng vâng phục tuyệt
đối với Thiên Chúa Cha. Cái chết của Ngài nằm trong chương trình cứu độ con
người nơi Thiên Chúa. Theo đó, Ngài chịu chết để thay cho tồn dân thiên hạ
được sống. Như lời một vị thầy thượng tế Do Thái đã nói “Thà một người chết
thay cho tồn dân, cịn hơn là tồn dân bị tiêu diệt”[21; 2377]. Cái chết của
Ngài chính là hy lễ thay cho con người đang ngập tràn tội lỗi, đại diện dâng lên
Thiên Chúa Cha. Và cũng từ cái chết này, một ân huệ mới được trao ban nơi con
người thông qua Thánh Tử Giê su. Đó là ân huệ hịa giải. Nhìn vào sự giáng
trần, rao giảng Tin Mừng cho đến chịu chết trên cây Thập Tự chúng ta thấy, nơi
Chúa Giê su hiện lên vẻ đẹp huyền diệu của tình u Ba Ngơi Thiên Chúa. Vì
u con người và vì u Thiên Chúa nên Ngài hy sinh chính mình. Đây
chính là biểu hiện cao cả của đạo hiếu nơi Chúa Giêsu trong tương quan

với Thiên Chúa Cha và trong tương quan tha nhân với con người.
Xét về mặt xã hội, tư tưởng thời kỳ bấy giờ, Kitô giáo ra đời là sự kế thừa
và nối tiếp của Do Thái giáo, đồng thời có sự du nhập những yếu tố duy tâm của
triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau này, khi nhìn theo quan điểm của con
người ở lịch sử và hiện tại, các nhà nghiên cứu cho rằng Đạo Công giáo ra đời
do nhu cầu cuộc sống của tầng lớp nô lệ Do Thái thời đế chế La Mã cổ đại, do
con người lập nên. Tuy nhiên, với con mắt Đức Tin và niềm tin thiêng liêng vào
Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo vạn vật, người Công giáo lại tin rằng đây chính là
tơn giáo xuất phát từ Thiên Chúa, đạo “Xuất ư Thiên”có từ thủa đời đời.
Sự truyền bá đạo Công giáo
Từ thế kỷ thứ III sau công nguyên, đạo do Chúa Giêsu sáng lập được gọi
là đạo Công giáo. Cũng như các tôn giáo khác trên thế giới, đạo Công giáo xem
việc truyền giáo là sứ mạng thiêng liêng và thường trực, đây là công việc thiết


12
yếu nhằm duy trì sự tồn tại của Hội Thánh Chúa Kitơ nơi trần gian. Điều này
được xác tín từ rất sớm với lời thúc giục của Chúa Giêsu ngay khi Ngài còn
sống cũng như khi Ngài về trời “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành
môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh
Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở
cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”[21;21898]. Hơn hết, Giáo hội mà Chúa
Giêsu thiết lập là Giáo hội truyền giáo và bản chất của Giáo hội đó phải là
truyền giáo. Ý thức được vai trò và tầm quan trọng như vậy, từ thời các tông đồ,
qua các giai đoạn lịch sử và cho đến hiện nay, việc rao giảng Tin Mừng hay còn
gọi là truyền đạo vẫn được Mẹ Giáo hội thực hiện tiếp tục ở nhiều nơi trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Nhìn vào lịch sử xã hội hình thành và phát triển của đạo Cơng giáo chúng
ta thấy rõ đó là cả một chặng đường dài với những bước thăng trầm, tác giả xin
được tóm gọn trong những chặng đường cơ bản sau:

Thời kỳ mới ra đời: Kitô giáo thời kỳ này bị đế quốc La Mã coi là thứ tà
giáo, những người theo đạo Kitô giáo là kẻ phản loạn. Do vậy, thời kỳ này Kitô
giáo bị thẳng tay La Mã đàn áp.
Thời kỳ trung cổ: Thời kỳ này được xác định từ năm 476 (suy vong của
đế quốc Tây La Mã và Italia thành lập) đến khoảng 1517. Đây là thời kỳ mà
Kitơ giáo có nhiều biến động với nhiều sự kiện, tiêu biểu như: Sự kiện phân chia
thành hai nhóm Chính Thống giáo và Công giáo, Công giáo được lan truyền
sang các nước Châu Âu.
Thời kỳ phục hưng – cận đại:từ 1517 – giữa thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ
tại Châu Âu diễn ra những cuộc cải cách tôn giáo, qua đó hình thành đạo Tin
Lành, Anh giáo. Bên cạnh đó, Đạo Cơng giáo được truyền sang các nước Châu
Mĩ, Châu Phi và Châu Á khi gắn liền với những cuộc phát kiến địa lý bởi các
nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…v.v.
Thời kỳ hiện đại và Công đồng Vatican II:Từ giữa thế kỷ XIX đến nay.
Đây là thời kỳ mà thế giới xuất hiện những hệ tương tưởng mới như Chủ nghĩa
cộng sản khoa học, với dấu mốc tuyên ngôn Cộng sản năm 1848, cuộc Cách
mạngtháng Mười Nga năm 1917, và nhanh chóng trở thành hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XX. Bước sang thế kỷ XXI, đạo Công giáo
ngày càng được củng cố và phát triển trên tồn thế giới.
Như vậy, có thể hiểu ngắn ngọn quá trình phát triển của đạo như sau:


13
Đạo Công giáo phát triển cho đến thế kỉ XI (1054), do những bất đồng về nội
dung và thực hành giáo lý cũng như kỷ luật Giáo Hội nên đã có sự phân chia
thành hai khối là Chính Thống Giáo và Công Giáo. Đến thế kỉ XVI (1517), ngay
trong khối Cơng Giáo ở Phương Tây, lại có cuộc ly khai nữa. Những người ly
khai được gọi là Cải Cách (Protestant Reformation) và Anh giáo, riêng ở Việt
Nam đạo “Cải Cách” quen gọi với tên là Tin Lành.
1.1.1.3. Quá trình du nhập và phát triển Công giáo tại Việt Nam

Về quá trình du nhập
Cơng cuộc truyền đạo và du nhập đạo Công giáo vào nước ta được đánh
dấu bằng sự kiện các giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo tại Việt Nam. Từ
những thập niên đầu của thế kỷ XVI, ở Việt Nam đã có các giáo sĩ phương Tây
đến truyền giáo. Theo sách Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục chép
rằng: Năm Ngun hịa đời Lê Trang Tơn ( 1533 – Tây lịch) có một thừa sai tên
là I-ni-khu đi đường biển vào giảng đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường, Quần Anh
thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy[30; 204,] thuộc
tỉnh Nam Định ngày nay. Sau này, năm 1533 chính là mốc thời gian mà Giáo
hội Công giáo Việt Nam chọn làm mốc thời gian đánh dấu việc truyền đạo Công
giáo vào Việt Nam.
Về quá trình phát triển
Lịch sử truyền giáo Tin Mừng tại Việt Nam gắn liền với lịch sử - xã
hội dân tộc Việt Nam, do vậy nghiên cứu tìm hiểu đạo Cơng giáo không
thể tách rời lịch sử, xã hội và con người Việt Nam. Tuy nhiên, với vấn đề
nghiên cứu, cụ thể là về đạo Công giáo tại Việt Nam, biết rằng lịch sử đạo
Công giáo với gần 500 năm không phải là ngắn nhưng cũng không phải
quá dài. Do vậy, để thuận lợi và dễ dàng cho quá trình nghiên cứu cũng
như giúp cho người đọc dễ hiểu, tác giả xin được khái quát một số nét cơ
bản về đạo Công giáo ở Việt Nam theo 4 giai đoạn sau:
Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 – 1884:
Đây là thời kỳ đầu tiên đạo Công giáo được đem đến Việt Nam. Thời kỳ
này được coi là thời kỳ mở đầu khó khăn và chịu những bách hại đầu tiên.
Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên
là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà
Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam
trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội


14

chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị
chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về kinh tế, đời sống nhân dân khó
khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ
Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí
phục vụ cuộc chiến tranh trong nước.
Trong giai đoạn này, Giáo Hội Cơng Giáo hồn vũ đang phát động công
cuộc truyền giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đồn tàu
bn đến các nước ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam. Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với
các thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam;
Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hoá (1627).
Về tổ chức: Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi Bộ
Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như
mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở
chủng viện Urbano năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra
chức Đại diện Tơng Tồ cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo;
chữ Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông
xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày...
bằng chữ Quốc ngữ; Hội Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành
trướng về thương mại của tư bản Pháp. Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho
việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo
hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt
Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris
làm đại diện Tơng tồ. Giáo phận Đàng Trong từ sơng Gianh trở vào Nam gồm
cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai
quản và giáo phận Đàng Ngồi từ sơng Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5
tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do
Giám mục Pallu không nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm ln Giám
quản Đàng Ngồi). Đến năm 1679 (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên)

giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngồi và Đơng Đàng Ngồi.
Cuối thế kỷ XVIII, với vai trị của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên
Việt Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tơng tồ Đàng Trong (1771 – 1799), người đã
giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều


15
đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945). Đây cũng là người
giúp mang lại nhiều "cơ hội" cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài
tại Việt Nam.
Đến năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong
thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên
do Giám mục Lefèbvre và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Quénot
Thể cai quản. Đến năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây
Đàng Ngoài (Hà Nội) do Giám mục Retord và giáo phận Nam Đàng Ngoài
(Vinh) do Giám mục Gauthier cai quản. Năm 1848, giáo phận Đơng Đàng
Ngồi lại chia thành Đơng Đàng Ngồi (Hải Phịng) và Trung Đàng Ngồi (Bùi
Chu); tiếp theo là một loạt các giáo phận mới được chia tách.
Về số lượng tín đồ: Theo số liệu của Giáo hội, đến giữa thế kỷ XIX, số
người theo đạo Công giáo đã tăng lên khá đông. Cụ thể:
Năm 1644 tại Đàng Trong có 100.000 người theo đạo Cơng giáo;
Năm 1737 tại Đàng Ngồi có 250.000 người theo đạo Cơng giáo;
Năm 1850 cả nước có 500.000 người theo đạo Cơng giáo và 227 linh
mục ( Đàng Ngoài 380.000 người và 147 linh mục, Đàng Trong 120.000
người và 80 linh mục).
Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo khắc khổ đầu tiên nhưng đạo Cơng
giáo cơ bản đã tìm được chỗ đứng ở Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ
truyền giáo tiếp theo. Đây chính là một tín hiệu dự báo sự tích cực cho thời kỳ
hoạt động truyền giáo sau này.
Đạo Cơng giáo thời kỳ từ 1884 - 1954

Với hồ ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đơ hộ tồn bộ Việt Nam,
tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Cơng giáo ở Việt Nam. Việc truyền
giáo khơng cịn phụ thuộc bởi các quốc gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Bộ Truyền giáo Vatican.
Sau khi chiếm được Việt Nam, nhất là từ khi thiết lập được chế độ thống
trị, Pháp bắt đầu các hoạt động khai thác thuộc địa tại Việt Nam, cùng với đó là
thời kỳ này đạo Cơng giáo được tư do thông hành truyền giáo khi gắn liền với
Pháp. Theo đó, nhờ những điều kiện thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần do
chính quyền Pháp mang lại hàng ngàn cơ sở tôn giáo được triển khai xây dựng,
số lượng tín đồ ngày càng tăng nhanh.
Tồ Giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu...v.v, được xây dựng ở


16
nhiều nơi, số tín hữu tăng nhanh. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện
quan trọng của Giáo Hội Cơng Giáo Việt Nam như: Ngày 3/12/1924, Tồ thánh
Vatican đổi tên các giáo phận Tơng tồ tại Việt Nam theo địa hạt hành chính,
nơi đặt Tồ Giám mục như ngày nay. Năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà
Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế).
Năm 1933, Tồ thánh tấn phong linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá
Tịng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của
Giáo Hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo.
Sự phát triển của đạo Công giáo ở giai đoạn này được biểu hiện qua các
số liệu thống kê sau đây:Năm 1890, ở 8 địa phận tại Việt Nam có 648.435
giáo dân, 9 giám mục, 575 linh mục, tu sĩ (trong đó có 356 linh mục người
Việt Nam), 930 nhà thờ; năm 1910 tăng lên 900.000 giáo dân; năm 1939
tăng lên 1.544.765 giáo dân, 1.662 linh mục, tu sĩ (trong đó có 1.343 linh
mục người Việt Nam), 979 giáo xứ.
Đạo Công Giáo thời kỳ từ 1954 – 1975
Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng của đạo Cơng giáo Việt Nam,

đó là ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium
Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Theo
đó Giáo Hội Cơng Giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Các
Giám mục trước đây là hiệu tồ nay nâng lên chính tồ, đánh dấu vị thế mới của
đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo Hội Cơng Giáo hồn vũ. Và các
giáo phận tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Năm 1960
Giáo Gội Công Giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10 giáo phận thuộc
giáo tỉnh Hà Nội, 4 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh
Sài Gòn; với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ cùng khoảng
1.530 chủng sinh.
Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hồn tồn giải phóng, Giáo
Hội Cơng Giáo Việt Nam lại có biến động: 100 linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 giáo
dân ra nước ngoài. Tại miền Nam chỉ cịn 25 Giám mục (15 vị tại Tồ) 2.000
linh mục, gần 7.500 tu sĩ. Nhưng giáo hội 2 miền Bắc và Nam được thống nhất
để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển tiếp theo.
Đạo Công giáo thời kỳ từ 1975 đến nay
Sau năm 1975, miền Nam hoàn tồn giải phóng, đất nước thống nhất,
Giáo Hội Cơng Giáo hai miền Bắc Nam cũng thống nhất và hoạt động trong một


17
đất nước độc lập, hồ bình. Đồng bào Cơng giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay
vào xây dựng đất nước với vơ vàn khó khăn sau hai cuộc chiến tranh.
Trong hồn cảnh đó, Giáo Hội Cơng Giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội
toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980, tại Thủ đô Hà Nội để
thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội đã ra thư chung năm 1980, với
đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng
bào”. Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ
trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân
tộc và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ
chức chặt chẽ với khoảng gần 7 triệu tín đồ, 51 Giám mục (46 giám mục sống
tại Việt Nam và 5 giám mục sống tại nước ngoài), hơn 3.500 linh mục, hơn
3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dịng tu, tu hội, tu đồn với trên
15.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận tại 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế
và Sài Gịn.
Lịch sử hình thành và phát triển đạo Cơng giáo ở Việt Nam gắn với nhiều
thăng trầm, biến động. Từ một tơn giáo ban đầu hồn tồn xa lạ với xã hội Việt
Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành một trong hai tôn giáo lớn ở
Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng lớn trong đời
sống văn hóa - xã hội tại Việt Nam. Người Công giáo Việt Nam hiện nay đã và
đang tiếp tục công cuộc “sống Phúc Âm” giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh
phúc của đồng bào, người con yêu Chúa và yêu dân tộc.
1.1.2. Các quan điểm về đạo hiếu
1.1.2.1. Đạo hiếu theo quan điểm bình dân
Theo quan điểm bình dân, “hiếu là cách cư xử và bổn phận của con cái
đối với cha mẹ”[29;8]. Người ta cũng gọi hiếu là đạo hiếu hay đạo làm con.
Chữ đạo ở đây không được hiểu theo như kiểu một tôn giáo nhưng hiểu như một
đường lối, một lý lẽ. Cịn chữ hiếu hay chữ hiếuthảo là lịng kính yêu và biết ơn
đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Như thế theo nguồn gốc và thứ tự thì tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra
cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo là phải biết ơn nghĩa sinh
thành và dưỡng dục của cha mẹ, đã hiếu với cha mẹ là phải hiếu với ông bà, có
hiếu với ông bà lại càng phải có hiếu với các bậc tổ tiên tức cội nguồn của mình.
Chữ “hiếu” hay việc thực hành “đạo hiếu” chính là việc “thờ phụng, thờ


×