Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 129 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH

VŨ MẠNH CƯỜNG

KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ
DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Phú Thọ, 2021


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH

VŨ MẠNH CƯỜNG

KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ
DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S PHAN THỊ HỒNG GIANG


Phú Thọ, 2021


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Hùng Vương, Khoa
Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch, thầy cơ giáo trong khoa, các cơ giáo trong
bộ mơn Văn hóa - Du lịch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ
chúng em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo - Thạc sĩ
Phan Thị Hồng Giang đã quan tâm, tận tình dẫn dắt từng bước trong q trình
em làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em đến thực tế và thu thập
tài liệu để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ đặc biệt là Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch đã nhiệt tình giúp
đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các bạn sinh viên đã cổ vũ động viên nhiệt
tình giúp đỡ, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong quá trình em thực hiện
và hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện
Vũ Mạnh Cường


iii

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu ............................................................... 3
5.2. Phương pháp thống kê, so sánh ...................................................................... 3
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 4
7. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 6
B. NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1 ............................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG CNTT TRONG
XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ....................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 7
1.1.1. Du lịch ......................................................................................................... 7
1.1.2. Xúc tiến quảng bá du lịch............................................................................ 8
1.1.3. Ứng dụng E-Marketing trong du lịch ........................................................ 16
1.1.3.1. Vai trò Của E-Marketing ........................................................................ 16
1.1.3.2. Một số nhóm ứng dụng chính ................................................................ 17
1.1.4. Cơng nghệ thơng tin .................................................................................. 22
1.1.5. Công nghệ thông tin trong du lịch ............................................................ 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 25
1.2.1. Bài học kinh nghiệm về áp dụng CNTT trong quảng bá du lịch trong nước .... 25
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về áp dụng CNTT trong quảng bá du lịch trên thế giới..... 29
Chương 2 ............................................................................................................. 34
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VIỆC ÁP DỤNG CNTT TRONG ............................... 34
XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ..................................... 34
2.1. Tổng quan du lịch tỉnh Phú Thọ................................................................... 34



iv

2.1.1. Vị trí địa lý, cở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vu du lịch........................... 34
2.1.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ:.............................................................. 36
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: .................................................................. 36
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa: .................................................................. 38
2.1.3. Sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ ................................................................. 42
2.1.4. Thực trạng kinh doanh du lịch tại Phú Thọ .............................................. 46
2.1.4.1. Cơ sở Kinh doanh du lịch tại Phú Thọ ................................................... 46
2.1.4.2. Doanh thu ............................................................................................... 47
2.2. Khái quát hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ ...................... 51
2.3.Khái quát quá trình điều tra........................................................................... 52
2.3.1. Số phiếu điều tra ........................................................................................ 52
2.3.2. Thời gian điều tra ...................................................................................... 53
2.3.3. Địa điểm, thời gian lấy phiếu điều tra ....................................................... 53
2.3.4. Đối tượng điều tra ..................................................................................... 53
2.3.5. Phương pháp lấy số liệu ............................................................................ 54
2.4. Q trình thu thập và phân tích số liệu ........................................................ 57
2.5. Kết quả khảo sát và đánh giá........................................................................ 57
2.5.1. Tỷ lệ ứng dụng CNTT trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ ..... 57
2.5.1.1. Tỷ lệ ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ...... 58
2.5.1.2. Tỷ lệ ứng dụng CNTT trong các Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ........ 61
2.5.2.Tình hình sử dụng phần mềm, ứng dụng, tiện ích thông minh trong xúc
tiến, quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ .................................................................... 63
2.5.2.1. Chất lượng sử dụng CNTT tại doanh nghiệp kinh doanh du lịch .......... 63
2.5.2.2. Chất lượng sử dụng CNTT tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ............ 64
2.5.2.3. Kết quả đánh giá chất lượng Cổng thông tin điện tử du lịch tỉnh Phú Thọ
............................................................................................................................. 65
2.5.2.4. Kết quả đánh giá chất lượng ứng dụng Phu Tho Tourism ............................ 66

2.5.3. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT .......................................................... 68
2.5.4. Đánh giá .................................................................................................... 69
Chương 3 ............................................................................................................. 72


v

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG CNTT
TRONG XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ ...................... 72
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................ 72
3.1.1. Chủ trương chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ ............................ 72
3.1.2. Xu hướng quảng bá phát triển du lịch ....................................................... 73
3.2. Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng CNTT trong xúc
tiến quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 75
3.2.1. Nhóm giải pháp về CNTT ......................................................................... 75
3.2.1.1. Nền tảng số ............................................................................................. 75
3.2.1.2. Các ứng dụng ......................................................................................... 79
3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................... 80
3.2.3. Nhóm giải pháp về liên kết trong xúc tiến quảng bá ................................ 82
3.2.3.1 Liên kết website các điểm, các cơ sở du lịch dịch vụ trong tỉnh ............ 84
3.2.3.2. Liên kết website các điểm, các cơ sở du lịch dịch vụ có tiềm năng hợp
tác trong và ngoài nước ....................................................................................... 85
C KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
D TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BQL

Ban quản Lý

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CP

Cổ Phần

4

CRM

Customer Relationship Management

5


CRS

Computer Reservation Systems

6

DSVH

Di sản văn hố

7

DTLSQG

Di tích lịch sử quốc gia

8

ETO

Electronic Trade Opportunity

9

IDTV

Interactive Digital Television

10


IT

Information Technology

11

IUOTO

International Union of Official Travel
Oragnization

12

JNTO

Japan National Tourism Organization

13

KOTFA

Korea World Travel Fair

14

LHQ

Liên hợp quốc


15

MICE

Meeting Incentive Conference Event

16

MXH

Mạng xã hội

17

PSC

Personal Comunication Serevice

18

TCDL

Tổng cục du lịch

19

TMĐT

Thương mại điện tử


20

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

21

TTTM

Trung tâm thương mại

22

UNESCO

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization

23

WAP

Wireless Application Protocol


7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT


Tên bảng, biểu

Trang

1

Sơ đồ 1.1.2. Mơ hình quyết định mua của khách du lịch

9

2

Bảng 2.1 : Số liệu kết quả hoạt động du lịch năm 2018-2020

48

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các kênh truyền thông của
3

doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hoạt động xúc tiến và

59

quảng bá
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các hệ thống Cổng/trang
4

thông tin điện tử/mạng xã hội/ ứng dụng của cơ quan quản lý


61

nhà nước về du lịch
5

6

7

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện chất lượng sử dụng CNTT tại
doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện chất lượng sử dụng CNTT tại các
cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ kết quả đánh giá chất lượng Cổng thông tin
điện tử du lịch tỉnh Phú Thọ của khách du lịch

63

64

65

Biểu đồ 2.6 Biểu đồ kết quả đánh giá chất lượng Cổng thông tin
8

điện tử du lịch tỉnh Phú Thọ của Doanh nghiệp kinh doanh du

65

lịch

9

10

Biểu đồ 2.7 Biểu đồ kết quả đánh giá chất lượng ứng dụng Phu
Tho Tourism của khách du lịch
Biểu đồ 2.8. Biểu đồ kết quả đánh giá chất lượng ứng dụng Phu
Thọ Tourism của Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

67

67


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin có vai trị quan trọng trong tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là trong việc phát triển
ngành du lịch. Ở Việt Nam, vai trò này đã được thể hiện thông qua Quyết định
1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” của
Thủ tướng Chính phủ. Đề án nêu rõ “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát
triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên
biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả
với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng
tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực

cạnh tranh của du lịch Việt Nam”.
Theo thống kê của Cục Thương mại Điện tử và Cơng nghệ Thơng tin (Bộ
Cơng Thương) Việt Nam có khoảng 39,5% dân số truy cập Internet, sự bùng nổ
của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của của hàng trăm
trang web du lịch, nhu cầu tìm hiểu thơng tin du lịch của người dân rất lớn. Khi
muốn đi đâu, du khách thường có nhu cầu tìm hiểu trước thơng tin về các điểm
đến, phương tiện đi lại, cơ sở lưu trú, đặc sản địa phương... Với vai trò là cầu nối
giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp với du khách
Nhằm phổ biến về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản
lý và quảng bá xúc tiến du lịch. Tổng cục Du lịch (TCDL) đã có cơng văn gửi
Trung tâm Xúc tiến Du lịch các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp du lịch.
Theo đó, Tổng cục Du lịch đã xây dựng hai ứng dụng “Hệ thống phân tích và
thơng báo tự động về các phản hồi liên quan đến du lịch trên internet” và trang
“Facebook fanpage” chính thức của Du lịch Việt Nam. Việc sử dụng hai chương
trình ứng dụng này sẽ giúp các tổ chức và doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng


2

dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và quảng bá thương hiệu du
lịch.
Công tác ứng dụng CNTT xúc tiến, quảng bá Du lịch Phú Thọ trên mạng
Internet bước đầu có những kết quả nhất định. Tuy nhiên theo đánh giá của một
số du khách, họ chưa biết nhiều đến Du lịch Phú Thọ qua mạng Internet bởi việc
ứng dụng CNTT còn hạn chế. Một số doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh có xu
hướng thực hiện marketing qua mạng internet, sử dụng blog du lịch, hoặc tận
dụng các trang mạng xã hội có tính tương tác cao như Youtube, Facebook,…vừa
tiến hành các hoạt động giới thiệu quảng bá thương hiệu đơn vị, thông tin cá
nhân, vừa tạo ra diễn đàn trực tuyến trao đổi thông tin phản hồi nhanh chóng từ
du khách. Tuy nhiên việc quảng bá đó mang tính tùy hứng, thiếu chun nghiệp,

thiếu cập nhật thơng tin nên phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu và
sự phát triển chung của ngành du lịch. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp địa
phương với chiến lược tách rời thông tin, nỗ lực tạo ra sự khác biệt, đã không
nâng cao được thương hiệu Du lịch Phú Thọ. Do đó vấn đề đặt ra cần phải có
chiến lược cụ thể chỉnh chu trong việc áp dụng CNTT trong xúc tiến quảng bá
du lịch.
Từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài“Khảo sát việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ”
để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát về hoạt động áp dụng CNTT trong xúc tiến quảng bá du lịch tại
tỉnh Phú Thọ
Đánh giá, nhận xét và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa
hiệu quả tuyên truyền của các hoạt động quảng bá du lịch
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động áp dụng CNTT trong xúc tiến quảng bá du lịch trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ


3

4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một cách tổng quát, khảo sát việc áp dụng CNTT trong xúc
tiến quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ. Từ đó đánh giá chung về thực trạng hoạt
động của vấn đề này. Đồng thời nêu ra những quan điểm cá nhân cho công việc
xúc tiến quảng bá du lịch ở Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu
Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm số liệu, thông tin từ các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngồi nước; thơng

tin, số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý
Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và cấp Trung ương. Đặc biệt, khóa luận sử dụng
số liệu thống kê từ kết quả khảo sát, điều tra du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Phú Thọ theo định kỳ hàng năm làm cơ sở so sánh đối chiếu với
kết quả điều tra của tác giả. Ngoài ra, các số liệu thống kê thứ cấp được sử dụng
trong việc so sánh, phân tích
Nguồn thơng tin sơ cấp: để có thêm thơng tin bảo đảm cho việc phân tích,
đánh giá chính xác khóa luận dùng phương pháp điều tra với đối tượng là những
phương tiện truyền thông tại các doanh nghiệp du lịch ở các lĩnh vực (khách sạn,
nhà hàng, lữ hành) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bằng bảng hỏi và phương pháp
phỏng vấn sâu.
5.2. Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tổ thống kê: Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, dùng
phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu
thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng các số tuyệt đối, số tương
đối và số bình qn để mơ tả rõ các đặc trưng vấn đề nghiên cứu. Từ đó đánh giá
được thực trạng áp dụng CNTT trong quảng bá, xúc tiến du lịch tại địa bàn tỉnh
Phú Thọ


4

- Phương pháp so sánh: tác giả phân tích các chỉ số và so sánh theo thời
gian để thấy được mức độ biến động của các chỉ tiêu đánh giá cơng tác quảng bá
du lịch từ đó đưa ra những kết luận về tính hiệu quả và những điều cịn tồn tại
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ứng dụng công nghệ thơng tin có vai trị quan trọng trong tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là trong việc phát triển
ngành Du lịch. Ở Việt Nam, vai trò này đã được thể hiện thông qua Quyết định

1671/QĐ - TTg 2018 phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” của
Thủ tướng Chính phủ.
Đề án nêu rõ “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái
du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị
trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ
thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng
yêu cầu về đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của
du lịch Việt Nam”.
Qua q trình tìm hiểu thực tế, tác giả có thể đưa ra một số vấn đề khác
nhau liên quan tới nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến,q
quảng bá du lịch ở Việt Nam như sau:
“Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam thực trạng và một số
kiến nghị”, Lê Viễn (2005) (Khoa QTKD du lịch và khách sạn, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân)
“Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch ở Việt
Nam” THS. Phạm Thùy Linh (2012) (Khoa Kinh tế cơ sở, Trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Cơng nghiệp)
Ở tỉnh Phú Thọ hiện nay có dự án của Sở Khoa học và Công nghệ với nội
dung “Ứng dụng công nghệ thông tin tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa và


5

danh thắng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ tới các quốc gia trên
Thế Giới”
Các đề tài của trung tâm thông tin du lịch trực thuộc tổng cục du lịch:
“Nghiên cứu công nghệ và các giải pháp phục vụ cho việc xây dựng và

khai thác kho dữ liệu điện tử dạng bản đồ và lược đồ trong công tác thông tin và
tuyên truyền quảng bá du lịch.”, Lê Tuấn Anh (2002)
“Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch trước những thách thức khoa học
công nghệ hiện nay.”, Lê Tuấn Anh (2002)
“Nghiên cứu mã nguồn mở và giải pháp ứng dụng trong hoạt động của
ngành Du lịch.”, Trần Trí Dũng (2006)
“Nghiên cứu xây dựng bản đồ du lịch Việt Nam phục vụ cho mục đích tra
cứu các dữ liệu cơ bản về du lịch”, Lê Tuấn Anh (2007)
“Nghiên cứu đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát
triển CNTT trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”
Lê Tuấn Anh (2008)
“Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm Trung tâm Hỗ trợ thông tin du lịch”
Lê Tuấn Anh (2010)
“Nghiên cứu nhu cầu về thông tin du lịch để xây dựng một số ấn phẩm
phục vụ tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam, xây dựng sản phẩm thử
nghiệm giới thiệu Du lịch Hà Nội” Phan Thị Thái Hà (2011)
Các đề tài trên đã đưa ra công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
thông tin trong thiết kế, xây dựng website và cơ sở dữ liệu ngành, các sản phẩm
Multimedia, các ấn phẩm nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc
tiến du lịch, đưa ra thực trạng chung của việc ứng dụng CNTT trong phát triển
du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thế thấy rất ít, thậm chí chưa có một nghiên
cứu nào nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong xúc tiến, quảng bá du lịch
tỉnh Phú Thọ. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khảo sát việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ” để làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.


6


7. Kết cấu khóa luận
Ngồi trang phụ bìa, mục lục, danh mục bản đồ, danh mục các bảng biểu
và hình ảnh, phần mở đầu, tham chiếu tài liệu, khóa luận được chia làm 3
chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc áp dụng CNTT trong xúc
tiến, quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ
Chương 2. Kết quả khảo sát việc áp dụng CNTT trong xúc tiến quảng bá
du lịch tỉnh Phú Thọ
Chương 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng CNTT trong
xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ


7

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG CNTT TRONG
XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Du lịch
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xun cuả mình nhằm mục
đích khơng phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống...
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước
họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “hoạt động du lịch là tổng hoà hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm
cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”
Theo I.I pirơgionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hố hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì:
“khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xuyên để
thoả mãn sinh họat cao cấp mà khơng theo đuổi mục đích kinh tế”
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người


8

ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo điều 3, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2017 ban hành
ngày 19/6/2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch có thể được hiểu là: sự di chuyển và
lưu trú qua đêm tạm thời trong một thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức

về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng
1.1.2. Xúc tiến quảng bá du lịch
Cũng như bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, đối với ngành du lịch hoạt
động xúc tiến quảng bá có ý nghĩa to lớn trong quá trình hoạt động sản xuất của
ngành. Đặc biệt, hơn thế nữa ngành du lịch cịn có những đặc điểm riêng như:
yếu tố lao động sống trong sản phẩm chiếm phần lớn, sản phẩm dịch vụ du lịch
đại đa số là vơ hình…
Trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay
gắt thì hoạt động xúc tiến quảng bá cũng có ảnh hưởng đến mức doanh thu của
ngành cũng như hiệu quả xã hội của tổ chức kinh doanh du lịch.
Trước khi nghiên cứu hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, ta nghiên cứu
mơ hình quyết định mua của khách du lịch để thấy được phần nào vai trò của
hoạt động xúc tiến quảng bá.


9
Hệ thống sản
phẩm du lịch

Quảng cáo
tập gấp,
phương tiện
truyền thơng
Nhóm tham
khảo

Tiếp nhận
(Nhận thức)


Mong
muốn

Kinh nghiệm
trí thức

Đặc tính tâm
lý cá nhân

Quyết định
mua

Thái độ sau
khi mua

Sơ đồ 1.1.2. Mơ hình quyết định mua của khách du lịch
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp, tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2015
Với sơ đồ trên, ta có thể nhận thấy rằng với tư cách là một người tiêu dùng
sản phẩm du lịch, khách du lịch sẽ đứng trước hàng loạt những sự lựa chọn khác
nhau về sản phẩm du lịch. Chính vì vậy, khách du lịch sẽ phải thực hiện xử lý
thông tin sơ cấp thu được từ những sản phẩm du lịch khác nhau để đánh giá, lựa
chọn những sản phẩm phù hợp với họ nhất; sau đó, khách du lịch mới tiếp nhận
và tiếp tục quá trình quyết định mua. Từ đây, ta nhận thấy rằng chất lượng của
kênh thơng tin đóng vai trị quan trọng như thế nào, một kênh thơng tin tốt phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, vấn đề của người làm marketing là
phải xem xét các nguồn thông tin và nghiên cứu xem loại thông tin nào là phù
hợp với sản phẩm. Các nguồn thông tin được khách du lịch khai thác từ nhiều
đối tượng. Vấn đề ở đây là các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực du lịch phải
chủ động gửi được các thơng tin tới tận người tiêu dùng. Nói rộng hơn, để thực
hiện được những mục tiêu của ngành du lịch thì bản thân ngành du lịch phải có

những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Lý thuyết chung về xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Xúc tiến du lịch có thể hiểu theo cách đơn giản là xúc tiến bán và những
hoạt động thúc đẩy sự giao lưu thông tin giữa bộ phát (người bán) và bộ thu
(người mua) nhằm tác động đến thái độ và hành vi của ngươì mua. Xúc tiến du
lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism Promotion.


10

Xúc tiến du lịch là một trong những chiến lược của chiến lược marketing mix trong marketing dịch vụ.
Chiến lược xúc tiến du lịch có thể gọi là chiến lược giao tiếp và xúc tiến
bán. Hoạt động giao tiếp và xúc tiến hướng vào các mục tiêu như làm tăng sự
nổi bật (uy tín, danh tiếng) của dịch vụ, kích thích thử tiêu dùng dịch vụ hiện tại
và dịch vụ mới…
Xúc tiến du lịch là nỗ lực từ phía doanh nghiệp bằng mọi công cụ thông
tin ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch tiềm
năng về sản phẩm du lịch của doanh nghiệp, của quốc gia. Xét ở khía cạnh khác,
xúc tiến du lịch cịn là những thơng điệp gửi tới dân cư sở tại nhằm nâng cao
nhận thức của họ trong việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên du lịch, khơi dậy lịng
mến khách đối với khách du lịch là người ngồi địa phương.
Quảng bá du lịch có thể hiểu trên hai khía cạnh
- Với mục đích văn hố thuần t: quảng bá là hoạt động nhằm giới thiệu
về đất nước, con người, truyền thống dân tộc v.v… tới khách du lịch và đồng
thời khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước của mọi người.
- Với mục đích kinh tế: quảng bá là hoạt động quảng cáo sản phẩm du lịch
tới khách du lịch, thu hút khách du lịch…
Vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của xúc tiến, quảng bá du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Sự phát triển hoạt động du lịch
trong mỗi quốc gia đòi hỏi phải có sự tham gia hỗ trợ phát triển của nhiều ngành

khác trong nền kinh tế quốc dân: Hàng không, văn hố, giao thơng, tài chính,
cơng an… Với đặc điểm như vậy, Du lịch Việt Nam luôn được coi là ngành kinh
tế quan trọng hàng đầu. Trong các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
phát triển du lịch luôn được quan tâm chú trọng.
Về nhiệm vụ và mục tiêu của xúc tiến quảng bá du lịch, Đảng và Nhà
nước đã xác định:
- Xúc tiến quảng bá du lịch nhằm góp phần chuyển biến và nâng cao nhận
thức của các ngành, địa phương và toàn thể xã hội về du lịch, đưa du lịch trở
thành sự nghiệp của toàn dân.


11

- Xúc tiến quảng bá du lịch nhằm nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói
chung và du lịch nói riêng trong khu vực và thế giới.
- Xúc tiến quảng bá du lịch nhằm nâng cao số khách du lịch tại Việt Nam.
Trên quan điểm kinh tế, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có vai trị và
tác dụng thuyết phục khách du lịch và thu hút họ đi du lịch tại nơi có dịch vụ du
lịch. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thoả mãn đầy đủ những
nhu cầu của khách từ đó tạo điều kiện cho việc khai thác tốt nguồn tài nguyên du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động, làm tăng khối lượng sản phẩm
bán ra… đặc biệt là tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ, tăng lợi nhuận và đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Trên quan điểm văn hoá - xã hội, xúc tiến quảng cáo tác động theo hai
hướng. Đối với khách du lịch, hoạt động này góp phần làm cho du khách hiểu
hơn về đất nước, con người, bề dày lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, mơi trường…
từ đó làm tăng thêm mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. Đối
với dân địa phương, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đóng vai trị quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức của họ về du lịch, thấy được tầm quan trọng
của du lịch từ đó nâng cao lịng mến khách, giữ gìn mơi trường sống và cảnh

quan thiên nhiên.
Đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là một trong những mục tiêu
hàng đầu. Số lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa
rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của doanh nghiệp là
hoạt động rất cần thiết. Tuỳ từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có những mục tiêu
cụ thể khác nhau. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, mục tiêu đặt
ra có thể là số lượng khách lưu trú, tần suất sử dụng phòng… Đối với doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, mục tiêu đặt ra là số lượng hành khách,
số chuyến đi…
Tuy nhiên, tựu chung lại, để đạt được mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, hoạt
động xúc tiến, quảng bá là hết sức quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các
doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số công cụ marketing để quảng cáo cho sản
phẩm của mình.


12

Các nhân tố ảnh hướng tới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
Việt Nam, chúng ta có thể phân tích một số yếu tố sau:
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch: ở góc độ tổng
thể để xem xét vấn đề, có thể thấy rằng có rất nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động tới công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch. Một trong những yếu
tố khơng thể khơng đề cập tới, đó là hệ thống luật, các văn bản dưới luật có liên
quan tới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nói riêng và ngành du lịch
nói chung.
Trong những năm của thập kỷ trước, có thể nói ngành du lịch Việt Nam
kém phát triển. Một trong những nguyên nhân chính là do chiến tranh kéo dài
nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, vì vậy chưa hội đủ những điều kiện cần thiết
để phát triển du lịch. Tuy nhiên, từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành thực hiện

nền kinh tế mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thì cũng là thời điểm mà
du lịch có điều kiện phát triển. Có thể nói, phát triển du lịch cần thiết phải đi đôi
với mở rộng quan hệ quốc tế và xúc tiến, quảng bá du lịch là một phần của phát
triển kinh tế đối ngoại. Cùng với quá trình hội nhập của quốc gia, để cho phù
hợp với tình hình mới thì có rất nhiều văn bản pháp luật được bàn hành và thực
hiện nhằm phát triển du lịch. Như vậy, Đảng và Nhà nước thông qua hệ thống
các văn bản pháp luật đóng vai trị quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với
sự phát triển của du lịch Việt Nam. Cho tới nay, ngành du lịch Việt Nam đã có
cơ sở pháp lý vững chắc để tồn tại và phát triển, đó là Pháp lệnh Du lịch. Văn
bản này bao gồm toàn bộ những quy định về du lịch và hoạt động kinh doanh du
lịch, gồm 9 chương, 56 điều, trong đó có riêng một chương quy định rõ ràng, cụ
thể về hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở Việt Nam. Một phần trong chương
này đã chỉ ra cụ thể: “… Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con
người Việt Nam, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản
văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc
cho các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Nâng cao nhận thức xã


13

hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy
truyền thống mến khách của dân tộc…”.
Nội dung trong phần trên có thể được chia làm hai phần cơ bản. Một là
tuyên truyền, giới thiệu đất nước con người Việt Nam cho khách du lịch quốc tế.
Hai là xúc tiến, quảng bá du lịch cho các tầng lớp nhân dân và nâng cao nhận
thức của xã hội về du lịch, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc. Tới
đây, thấy rằng ngoài mục đích gửi tới khách du lịch là người nước ngồi về hình
ảnh Việt Nam, cơng tác tun truyền quảng bá du lịch cịn muốn đạt tới những
mục đích khác khơng kém phần quan trọng. Như vậy xúc tiến quảng bá du lịch
là để nâng cao nhận thức của nhân về du lịch, đồng thời nâng cao hiểu biết của

nhân dân về du lịch là để phục vụ cho xúc tiến quảng bá được hoạt động tốt hơn.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn chịu sự tác động của các quy định
trong hệ thống văn bản pháp luật về du lịch cuả Đảng và Nhà nước. Các quy
định này có thể là những quy định về thuế, nguồn vốn đầu tư cho xúc tiến quảng
bá du lịch…
Trên thực tế, để thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng bá du lịch, vấn đề
đầu tiên đặt ra là nguồn kinh phí được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước dành
cho hoạt động này như thế nào. Việc tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam
được thực hiện thông qua các hoạt động quan hệ quốc tế; các hội chợ du lịch
quốc tế, thơng qua các cơ quan ngơn luận, báo chí trong nước hoặc thông qua hệ
thống thông tin quốc tế để giới thiệu về du lịch Việt Nam. Đối với khách du lịch
quốc tế, hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch phải được thực hiện để cho
đối tượng này nắm rõ được những thông tin về du lịch Việt Nam, cuối cùng để
họ quyết định tiêu dùng sản phẩm du lịch tại Việt Nam. Đối với người dân trong
nước, việc tun truyền quảng bá du lịch ngồi vai trị khuyến khích người dân
đi du lịch, đồng thời cịn có tác dụng nâng cao sự hiểu biết của họ về du lịch, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.
- Mối quan hệ giữa các tổ chức trong ngành và với những cơ quan
ngoài ngành.


14

Nếu như nguồn kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
được coi như là nguồn nguyên liệu cho một bộ máy hoạt động thì sự phối hợp
hoạt động giữa các cơ quan trong ngành với nhau cũng như với những cơ quan
hữu quan có thể coi nhu một bộ khung cho bộ máy hoạt động bình thường và đạt
hiệu quả. Hiểu một cách đầy đủ thì du lịch là hoạt động được cấu thành bởi
nhiều hoạt động bộ phận và những hoạt động này không diễn ra một cách đơn lẻ
mà chúng ln cần có sự phối hợp. Các hoạt động này liên kết với nhau thể hiện

tính tổng hợp của một ngành kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Các hoạt
động này diễn ra thường xuyên và tồn tại trong một phạm vi rộng lớn. Trong
phạm vi bài viết, nhóm tác giả chỉ có thể đề cập đến một số hoạt động cụ thể có
ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác tun truyền, quảng bá du lịch Việt Nam.
+ Tổng cục Du lịch Việt Nam là cơ quan đứng đầu trong ngành du lịch.
Mọi hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trực thuộc đều chịu sự quản lý chặt
chẽ của Tổng cục du lịch. Vừa qua, Tổng cục du lịch đã đưa ra quy định cụ thể
về hoạt động xúc tiến xúc tiến, quảng bá du lịch trong doanh nghiệp. Nội dung
của quy định này có thể hiểu như sau: trong vịng ba năm, các doanh nghiệp
quốc tế phải tiến hành hoạt động tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch một lần.
Nếu có nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước tham gia thì Tổng cục sẽ đầu tư
chi phí cho việc xây dựng một ngôi nhà du lịch Việt Nam. Các khoản chi phí
khác do doanh nghiệp đảm nhiệm…
+ Sự hợp tác hoạt động giữa Tổng cục du lịch và các ngành hữu quan thúc
đẩy một cách tích cực tới cơng tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Các
cơ quan hữu quan bao gồm: Hàng khơng, Bưu chính viễn thơng, Hải quan,
Truyền hình, Truyền thanh, Báo chí…
Sự hợp tác giữa Tổng cục du lịch với các đài báo làm cho du lịch cũng như
du lịch tồn quốc có điều kiện tuyên truyền hoạt động của mình. Thực tế, Tổng
cục du lịch và đài Truyền hình Việt Nam có sự liên kết với nhau. Đó là hai
chuyên mục du lịch được phát sóng trên truyền hình: « Du lịch qua màn ảnh
nhỏ” và Tạp chí “Người hướng dẫn du lịch”. Truyền hình là thơng tin phổ biến
nhất. Qua truyền hình, du lịch sẽ được truyền bá sâu, rộng.


15

Bên cạnh sự phối hợp với đài truyền hình Việt Nam, cịn nhiều cơ quan
hữu quan khác có chức năng tuyên truyền quảng bá du lịch. Các cơ quan này có
thể là các báo, cơ quan bưu chính viễn thơng… và đặc biệt là các doanh nghiệp

du lịch Việt Nam có văn phịng đại diện nước ngồi. Bởi lẽ, vừa qua Tổng cục
du lịch có đưa ra “Phương án nâng cấp một số văn phòng đại diện du lịch tại
nước ngoài của doanh nghiệp thành đại diện du lịch Việt Nam”. Đây mới chỉ là
phương án dự thảo để lấy ý kiến tham gia trong ngành nhưng nếu được phê
duyệt và thơng qua thì vai trị của các doanh nghiệp du lịch có văn phịng đại
diện nước ngồi sẽ rất quan trọng. Đối với du lịch quốc gia, nếu đặt được cơ sở
đại diện trong thời gian tới sẽ là một bước khởi đầu tốt cho chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam trong thiên niên kỷ mới.
Nội dung xúc tiến du lịch
- Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, di sản văn hóa,
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng trình lao động sáng tạo của
con người, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tăng cường thu hút khách du lịch.
- Xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương,
doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng, quảng bá sản phẩm du
lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, góp phần bảo đảm
mơi trường du lịch an ninh, an tồn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống
mến khách của dân tộc.
- Vận động, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch
vụ du lịch.
Hoạt động xúc tiến du lịch
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện chiến
lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; điều phối các hoạt động
xúc tiến du lịch liên vùng, liên tỉnh.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình


16


xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lí phù hợp với chiến lược, kế
hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch, doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân liên quan chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình
xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài phù hợp với chiến lược, kế hoạch,
chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, thành lập văn phịng xúc tiến du lịch tại
nước ngồi.
Chi phí hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp được hoạch tốn vào
chi phí của doanh nghiệp.
1.1.3. Ứng dụng E-Marketing trong du lịch
Sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và các ứng dụng công nghệ thông tin
mới đã và đang đem lại những thay đổi chưa từng có trong lĩnh vực công nghiệp
du lịch. Thông tin trực tuyến hiện là một trong những yếu tố có ảnh hưởng hàng
đầu đối với các quyết định của du khách. Vì vậy, việc nắm bắt và ứng dụng
marketing điện tử (e-marketing) trở nên cấp thiết trong quảng bá xúc tiến Du
lịch Việt Nam hiện nay.
1.1.3.1. Vai trò Của E-Marketing
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay thì việc lựa chọn
hình thức e-marketing thực sự trở thành yêu cầu bắt buộc để theo kịp nhu cầu thị
trường và nâng cao sức cạnh tranh. E-marketing đem lại nhiều lợi ích đối với
các tổ chức marketing du lịch, đối tượng khách hàng và điểm đến du lịch.
- Đối với tổ chức marketing du lịch: E-marketing giúp truyền tải thông tin trực
tiếp tới khách hàng một cách nhanh chóng, cập nhật và trọn gói. Các tour,
chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi... có thể được quảng bá qua nhiều
hình thức như website, thư điện tử, diễn đàn, banner... Nhiều doanh nghiệp du
lịch đã xây dựng website và cho phép khách hàng có thể đặt tour qua mạng.
Điều này giúp doanh nghiệp cũng như khách hàng tiết kiệm chi phí. Sự phát
triển của cơng nghệ thơng tin cũng giúp cơng ty có thể dễ dàng quản lý và phân
loại hệ thống khách hàng.



17

- Đối với khách hàng: E-marketing giúp họ không phải mất thời gian, cơng sức,
chi phí đến tận nơi tìm hiểu và đặt sản phẩm, dịch vụ du lịch mà chỉ cần dùng
máy tính kết nối internet để tìm kiếm, tra cứu thông tin về chuyến du lịch sắp tới
của mình và lựa chọn, đăng ký, thanh tốn chi phí cho chuyến đi du lịch của
mình qua mạng.
- Đối với điểm đến du lịch: e-marketing mang lại nhiều lợi ích như: xây dựng
thương hiệu điểm đến thông qua các hoạt động quảng bá, cho phép người sử
dụng trải nghiệm những thơng tin, hình ảnh sống động, giàu tính tương tác; thúc
đẩy sự tương tác hai chiều giữa tổ chức quản lý điểm đến, nhà cung cấp và
khách hàng cũng như giữa các khách hàng với nhau; giúp hoạt động quảng bá,
xúc tiến được kết nối thông suốt với hoạt động mua bán trực tuyến, giảm chi phí
do chuyển tải thơng tin qua website, thư điện tử và điện thoại di động... Có thể
kết hợp với các phương thức marketing khác để nâng cao hiệu quả marketing
(như từ website tới tờ rơi, điện thoại hay từ điện thoại tới website...), tạo điều
kiện hợp tác với các tổ chức, đơn vị khác...
1.1.3.2. Một số nhóm ứng dụng chính
* Giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu du lịch
qua mạng:
Internet cho phép thơng tin số hóa có thể trao đổi gần như vô hạn, tốc độ
truyền tải nhanh, phạm vi rộng, chi phí thấp; cho phép liên kết với mọi phương
tiện thơng tin truyền thống như máy tính, điện thoại, fax, TV, các thiết bị điện tử
di động và cho phép khả năng trình bày thơng tin hồn hảo qua các trang web
với đầy đủ âm thanh, hình ảnh sống động... Điều này mở ra những cơ hội rất to
lớn đối với việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu du lịch
trên mạng. Sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu du lịch có thể được giới thiệu và
xây dựng qua mạng internet thông qua một số mơ hình sau đây:

- Mơ hình bảng hiệu: Đây là mơ hình đơn giản nhất và dễ nhất để thông
tin về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu tới người tiêu dùng trên internet. Các
nội dung về sản phẩm, dịch vụ được đăng qua giao diện website riêng hay trên
một website thơng dụng nào đó, giúp cho khách hàng tìm kiếm được những


×