Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.23 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THANH

KHƠI PHỤC GIỮ GÌN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG
VƯƠNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị dịch vụ Du lịch& Lữ hành

PHÚ THỌ, NĂM 2018
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

ĐỖ THỊ THANH

KHƠI PHỤC GIỮ GÌN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
HÙNG VƯƠNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị dịch vụ Du lịch& Lữ hành

Người hướng dẫn khoa học: Th.S. Nguyễn Thị Huyền

PHÚ THỌ, NĂM 2018
2



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những truyền thống, nét văn hóa đặc sắc
riêng. Ngay ở Việt Nam cũng vậy. Nhìn về nguồn cội của dân tộc Việt từ khi
con người xuất hiện cho đến nay dựa vào truyền thuyết, những sự tích dân gian
mà trong tâm mỗi người Việt Nam đều coi rằng chúng ta sinh ra trong “bọc trăm
trứng” của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân. Và cũng từ “bọc trăm trứng” đó
mà chúng ta tự hào có “cha chung”, “mẹ cùng”, gọi với nhau bằng hai tiếng
“ đồng bào” thiêng liêng và đùm bọc.
Từ ngàn đời xưa phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà đến nay vẫn cịn được lưu giữ. Nó được
thể hiện ở mỗi một gia đình có bàn thờ tổ tiên (thờ những người đã mất trong gia
đình như ơng, bà, bố mẹ), mỗi một dịng họ có nhà thờ chi, nhà thờ tộc họ (thờ
những người đã mất đứng đầu, có địa vị trong dịng họ như trưởng họ, các bô
lão đã mất trong họ)…Và từ những bàn thờ nhỏ trong từng gia đình đến dịng họ
và lớn hơn nữa là chúng ta góp nên thành một bàn thờ lớn của cả dân tộc, thành
một tín ngưỡng đặc sắc đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà bàn thờ
chính đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Hiện tại theo kiểm kê của Sở VH,TT&DL Phú Thọ, ngồi cơ sở tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Đền Hùng trên địa bàn tỉnh có 313 di tích thờ
Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trải rộng khắp
các địa phương trên địa bàn tồn tỉnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được
phủ rộng với mật độ dày đặc ở tất cả các làng xã.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, hàng ngàn năm lịch sử tuy dân tộc
Việt Nam vẫn còn bảo tồn lưu giữ và hiện giờ đang phát huy phong tục tốt đẹp
đó. Tuy nhiên chiến tranh xảy ra, xã hội thay đổi làm cho các cơ sở thờ tự tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú cịn nhiều nhưng chưa có
chất lượng. Một số cơ sở thực hành tín ngưỡng chỉ cịn lại là phế tích, một số cơ

sở đang được phục hồi nhưng phục hồi chưa đúng cách, một số cơ sở còn rất
nhiều hiện trạng xảy ra như cách quản lí chưa đúng, chưa phù hợp, cách hành lễ
cịn nhiều thiếu sót sai lầm ….
Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương, các đề tài nghiên cứu bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hay
nghiên cứu về cơ sở thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu di tích


2
lịch sử Đền Hùng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào nêu lên thực trạng
hiện tại cũng như cách khơi phục và phát triển bền vững, tồn diện của các cơ sở
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chính vì vậy em
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Khơi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề
tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về tín ngưỡng
Trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng
nghĩa là: “Tin tưởng vào một tơn giáo: Tự do tín ngưỡng” [19]
Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải
thích: “Lịng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1]
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là
niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói
gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”,
hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây
là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái
thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống
tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh
thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...” [21; 9].
Nói chung, các tác giả đều thống nhất ở luận điểm khẳng định tín

ngưỡng chính là niềm tin đạt tới mức ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, sùng bái vào
một điều thiêng liêng, cao cả, có tính chất cộng đồng.
2.2. Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương không phải là đề tài mới mẻ. chính
vì vậy có rất nhiều tài liệu, sách báo, đề tài, các cuộc hội thảo chuyên đề bàn về
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như:
Thạc sĩ Lưu Thị Minh Toàn với đề tài “Nghiên cứu tín ngưỡng Hùng
Vương tại các di tích tiêu biết trong cả nước” (2010) [25]. Đề tài đã làm rõ giá
trị và ý nghĩa của tín ngưỡng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp
phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Góp phần
chuẩn hóa nội dung và nghi thức thờ Hùng Vương tại các di tích trong cả nước.
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã có bài nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ
Hùng Vương” với tiêu đề “Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ tổ Vua Hùng” . bài


3
viết đã đề cập đến việc người Việt nam đã đi từ sự tơn thờ tổ tiên gia đình, dịng
họ mình đến chỗ tơn thờ Tổ Hùng cả nước, tìm đến cội nguồn trong sáng và bản
tính đồng nhiên của con người, là sự tôn thờ một thời đại tôn trọng con người,
quyền của người dân, là sự bình đẳng, bình quyền trai gái, giàu nghèo, rất ít tơn
ti đảng cấp [29].
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Viên văn hóa nghệ thuật Việt Nam) đã
có vài nghiên cứu về “Vai trò, giá trị của việc phụng thờ các Vua Hùng trong
đời sống Đương đại” (2011). Bài nghiên cứu cho thấy việc phụng thờ các Vua
Hùng vẫn đáp ứng được vai trò thỏa mãn nhu cầu tâm linh, biểu hiện giá trị xã
hội của cộng đồng, nơi gìn giữu lưu trữ những giá trị văn hóa dân gian. Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cịn mang trong mình tính hội nhập xã hội trong
đời sống đương đại.
Bài nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương tìm hiểu sự thờ cúng và
phát huy giá trị trong bối cảnh tồn cầu hóa” (2011) của tác giả Lê Thị Hồng

Phúc đã đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nét độc đáo của tín ngưỡng
thờ Hùng Vương trong tài sản văn hóa dân tộc.
PGS.TS Đặng Việt Bích nghiên cứu viên cao cấp Viện Văn hóa và nghệ
thuật Việt Nam (VICAS) đã có bài tham luận về “Hùng Vương với sự hình
thành người Việt tục thờ cúng Hùng Vương” (2011)
Bài báo của Đặng Đình Thuận với tiêu đề “Thực trạng di tích thờ cúng
Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (2017) đã nêu ra con số khá cụ thể các
di tích thờ cúng Hùng Vương và hiện trạng các di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Cuộc hội thảo tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" (2015). Hội thảo góp phần nhận
diện một cách đầy đủ hơn giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên
nhiều chiều cạnh: lịch sử, văn hóa, tâm linh, giáo dục…
Hội thảo về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại nghiên
cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam với sự góp mặt của
138 nhà khoa học với 130 bản tham luận. Trong đó bài tham luận của tiến sĩ Lê
Thị Minh Lý đã nêu rõ vấn đề phá triển du lịch từ “tín ngưỡng thờ Hùng Vương”
Có thể thấy rằng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương nhưng chủ yếu về mặt giá trị hay nội dung của tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương mà chưa có một đề tài nghiên cứu nào đi sâu về việc tìm
hiểu thực trạng các di tích các cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,


4
chưa có đề tài nghiên cứu nào nhắc tới vấn đề tình trạng xuống cấp của các cơ
sở thờ tự. Nhờ việc nghiên cứu các đề tài trên giúp em tìm ra những vấn đề
chưa được giải quyết để em tiếp tục thực hiện đề tài “Khơi phục giữ gìn sinh
hoạt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ”
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục khẳng định giá
trị vai trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong nền văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương kết hợp với
khảo sát điều tra để thấy được hiện trạng thực tế tại một số cơ sở tín ngưỡng chủ
yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó đưa ra các biện pháp giúp khơi phục, giữ
gìn và phát triển các cơ sở thờ cúng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ nói riêng và
các cơ sở thờ cúng trên địa bàn cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận cần phải giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Tập hợp phân tích tư liệu, tài liệu nhằm làm sáng tỏ và khẳng định giá trị
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
trong đời sống tinh thần của người dân Phú Thọ nói riêng và người dẫn Việt
Nam nói chung.
Tìm hiểu và làm rõ các hiện trạng mà cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương đang mắc phải.
Đề xuất các giải pháp nhằm khôi phục giữ gìn và phát triển tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương tại cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: một số cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra
Muốn tìm hiểu sâu hiện trạng tại các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương bắt buộc phải sử dụng đến phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra.
Phương pháp này giúp đề tài có thể đưa ra những nhận định phù hợp nhất, xác
thực nhất. Bên cạnh đó phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra cịn là một


5

nguồn cơ sở lý thuyết tài liệu tham khảo quan trọng trong việc triển khai nghiên
cứu đề tài.
5.2. Phương pháp điền dã thực địa
Q trình phân tích, tìm ra hiện trạng tại một số cơ sở thờ tự bắt buộc
phải có sự thâm nhập thực tế, trực tiếp quan sát và tham gia từ đó mới có thể
thấy rõ được những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại tại các cơ sở tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
5.3. Phương pháp phân tích so sánh
Sau khi sử dụng phương pháp sưu tầm, điền dã các cơ sở thờ tự cần tổng
hợp những kết quả, phân tích đối chiếu giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Việc
phân tích và so sánh như vậy giúp cho khóa luận có nhìn nhận sắc sâu sắc đúng
đắn và xác thực hơn đối với các cơ sở thờ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ tồn tại dưới dạng thờ cúng
tại các cơ sở tín ngưỡng mà cịn liên quan đến lễ hội ngọc phả, thần tích, diễn
xướng, phong tục dân gian… Có thể thấy đây là hiện tượng văn hóa dân gian có
tính tổng hợp. Việc vận dụng phương pháp liên ngành giúp người nghiên cứu có
thể kết hợp những cách nhìn dưới góc độ văn học, sử học, địa lý, dân tộc học, lễ
hội, tín ngưỡng dân gian… nhằm chỉ ra các biểu hiện, các khía cạnh cụ thể của
vấn đề. Từ đó, phương pháp này sẽ giúp ích cho người nghiên cứu có thể tìm ra
được các hiện trạng một cách có cơ sở hơn và khả năng chính xác sẽ cao hơn.
6. Giới Thiệu cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn về tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương
Chương 2: Hiện trạng khơi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Giải pháp khơi phục giữ gìn phát triển sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.



6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG.
1.1. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu và lý giải. Bởi vậy, xung quanh phạm trù này đang tồn tại nhiều điểm chưa
thống nhất về mặt khái niệm.
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ tín ngưỡng có thể hiểu theo hai nghĩa. Khi
nói tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do về tín
ngưỡng tơn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm trên tơn
giáo. Khơng có tín ngưỡng sẽ khơng có tơn giáo. Trong chỉ thị của Bộ Chính trị
về cơng tác tơn giáo ở nước ta, cụm từ “tín ngưỡng tơn giáo khơng phân biệt hai
phạm trù tín ngưỡng và tơn giáo”. Ngồi những quan điểm đã trình bày của Đào
Duy Anh, Ngơ Đức Thịnh. Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt
trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận
thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng
được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác
(phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết cịn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng
mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng
là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác
theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín
ngưỡng trở thành tơn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân
gian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những
mầm mống của những tơn giáo như thế - đó là Ơng Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi
các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến thời
điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo mới
xuất hiện”. [20; 262].
Nguyễn Đăng Duy đã viết trong “Văn hóa Việt nam đỉnh cao Đại Việt”
rằng “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng

siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến
mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng chi phối đến đời sống số
phận con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”
[5. 351].
Ở phương Tây, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm tôn giáo bao
hàm cả các tơn giáo có hệ thống và tổ chức, tơn giáo dân gian và tôn giáo


7
nguyên thủy. Do vậy, theo họ, tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của tôn giáo,
nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tơn giáo. Tuy nhiên, niềm tin
vào cái thiêng đó, cũng theo hồn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các hình thức tín ngưỡng
và tơn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ
Thành hồng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên…
Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng khơng gian văn hóa,
chủ thể văn hóa cũng như thời gian văn hóa khác nhau nhưng vẫn là biểu hiện
niềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người. Do vậy, tín
ngưỡng là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử.
Hiện nay, có cách hiểu về tín ngưỡng họ cho rằng: tín ngưỡng có trình
độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo về mặt tổ chức, thiết chế, giáo chủ… Bên
cạnh đó có những cách suy nghĩ cho rằng tơn giáo và tín ngưỡng đồng nhất và
gọi chung là tơn giáo, đồng thời có sự phân biệt giữa tôn giáo dân tộc, tôn giáo
quốc tế, tôn giáo vùng miền. Chúng tôi không đi sâu vào sự khác biệt giữa tín
ngưỡng và tơn giáo, mà chủ yếu kế thừa các quan điểm nghiên cứu về tín
ngưỡng của các nhà khoa học đi trước để tìm kiếm các giá trị văn hóa của tín
ngưỡng mà thơi: “Dù hiểu trên góc độ nào, tín ngưỡng - tơn giáo vẫn là một
hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội. Và một khi những nhu
cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã hội hồn tồn thỏa mãn thì
đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tơn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trị

đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý”. Hoặc nói theo Tổ chức Văn hóa,
Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): “Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
cần có tự hào về quá khứ của mình để bảo vệ và phát triển văn hóa của mình vào
kho tàng văn hóa nhân loại. Sự đa dạng trong tín ngưỡng, tức niềm tin tín
ngưỡng, biểu hiện rất khác nhau, xuyên qua không gian và thời gian, phụ thuộc
hoàn cảnh địa lý - lịch sử của từng quốc gia, từng dân tộc”.
Trên cơ sở tập hợp và phân tích kĩ lưỡng, tác giả có thể thâu tóm các
quan điểm trên thành một cách hiểu như sau: Tín ngưỡng là hệ thống những
niềm tin và cách thức biểu lộ đức tin của con người đối với những hiện tượng tự
nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống
của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà
người ta thờ phụng.


8
1.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
1.2.1. Khái niệm về thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ tổ tiên bắt nguồn từ quan niệm của người phương Đơng
nói chung và người Việt nói riêng về các thần linh (các lực lượng siêu nhiên) và
các linh hồn bất diệt của người đã khuất, mà gần gũi nhất với chúng ta như ông,
bà, chú bác, anh chị em trong cùng dòng họ/ huyết thồng. Theo đó, con người
chết đi chỉ có thể xác chỉ có “thể xác” – thân xác là tan biến, còn “phần hồn”
được tách ra, tiếp tục tồn tại trong thế giới siêu linh. Ở nước ta, tín ngưỡng này
tồn tại ở tất cả các thành phần dân tộc và thu hút gần như 100% dân cư. Dù là tín
đồ tơn giáo nào, Cao Đài hay Hịa Hảo, phật giáo hay Khổng Giáo, đã là người
dân gốc Việt thì trong gia đình đều có một “góc thiêng” thờ cúng tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến, một nét sinh hoạt văn hóa
tinh thần đặc sắc và là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt
Nam. Chính điều đó đã tạo nên một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa Việt Nam
và văn hóa các quốc gia phương Tây- Nơi mà đời sống tinh thần con người chủ

yếu hướng về Thiên Chúa Giáo hay các quốc gia Arập mà Hồi giáo là quốc giáo.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên
của một người chính là những người cùng huyết thống như cụ kị, ông bà, cha
mẹ …đã mất. Những người đã mất đó với niềm tin là họ sẽ giúp đỡ và phù hộ
những người đang sống. Đây là một tín ngưỡng có từ thời nguyên thủy bắt
nguồn từ niềm tin của mỗi người đều có hai phần thể xác và linh hồn. Khi thể
xác mất đi nhưng linh hồn vẫn tồn tại. Vì vậy, linh hồn sẽ che chở, bảo vệ những
người thân trong gia đình và tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đó.
Tục thờ cúng tổ tiên trong một nhà, người Việt mở rộng tục thờ cúng tổ
tiên của một chi họ, một họ, tổ tiên của một làng, một vùng miền đến tổ tiên
chúng của cộng đồng cả nước: Quốc tổ.
Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có
gốc rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt, nó phát triển theo chiều dài lịch sử
của đất nước. Ở nhiều chặng đường khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau và đối
với mỗi người tiến ngưỡng này được nhìn nhận một cách khơng giống nhau.
Đã có lúc, thờ cúng tổ tiên được coi là loại hình “mê tín dị đoan” nhưng
trong đời sống đương đại ngày nay nó lại trỗi dậy đề chứng minh sức sống
trường tồn của nó trong lịng dân tộc.


9
Tuy nhiên, khái niệm thờ cúng tổ tiên đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Một số người cho rằng, thờ cúng tổ tiên là một phong tục, một tín ngưỡng. Như
tác giả Toan Ánh có viết “Thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo. Thờ
cúng tổ tiên là do lịng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông
bà, cụ kị đã khuất” [2.22].
Ở nước ta, mỗi miền lại có cách gọi khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên. Trong khi ở miền Nam, nhiều người gọi chung với cái tên đạo Ông Bà, thì
ở miền bắc lại gọi là đạo thờ Tổ tiên. Tuy nhiên hai đạo ở đây không phải là tôn
giáo như đạo Phật, đạo Hồi… mà đạo ở đây là chính đạo lý làm người, đạo lý

làm con, đạo hiếu nghĩa, đạo của truyền thống đạo đức cao đẹp “Chim có tổ,
người có tơng”.
Nhưng học giả Đặng Nghiêm Vạn lại cho rằng thờ cúng tổ tiên là một
tôn giáo nằm trong hệ thống tơn giáo dân tộc. Ơng khẳng định rằng “Thờ cúng
tổ tiên là một tơn giáo chính thống của người Việt Nam, tuy nó khơng có tổ chức
chặt chẽ, nhưng dường như toàn bộ dồng quan điểm tiến hành các lễ thức giống
nhau và là tâm linh chủ yếu của cộng đồng, là lực hút các yếu tố ngoại sinh hay
là những yếu tố ra nhập vào các tơn giáo khác [27.29].
Bên cạnh đó lại có nhiều ý kiến khác, cho rằng thờ cúng tổ tiên là một
loại hình tín ngưỡng, hay tín ngưỡng dân gian. Tác giả Huyền Giang lý giải: “Từ
xa xưa rõ ràng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng sâu sắc của người
Việt... Nhưng từ đó, chưa thể nói rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một thứ tơn
giáo của người Việt. Thoạt nhìn có thể coi là tơn giáo, vì hầu hết các nhà đều có
bàn thờ, đều làm nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có
những dấu hiệu của tơn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa
chặt chẽ của khái niệm này. Thờ cúng tổ tiên khơng có những giáo lý thống nhất,
cũng khơng có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy ở các
tôn giáo khác” [18. 149].
1.2.2. Nguồn gốc thờ cúng tổ tiên.
Cho đến nay, việc xác định thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên nhiều người cho rằng cơ sở đầu tiên quan
trong cho việc hình thành bất kì tín ngưỡng nào cũng đều xuất phát từ quan niệm
tâm linh của con người. Khi xuất hiện xã hội loại người là thời gian bắt đầu hình
thành tín ngưỡng, tuy chỉ là hình thức tín ngưỡng sơ khai, gắn với tổ chức thị tộc.
Mỗi tổ chức thị tộc có những hình thức thờ cúng riêng với các tập tục thờ cúng


10
vật thiêng liêng được coi là tổ tiên của thị tộc đó. Dân tộc Việt cổ đại đã chọn
con chim vốn là tô tem của một bộ phận dân cư miền núi làm tơ tem của mình.

Cũng như dân tộc Hoa của Trung Quốc chọn con chim huyền điều làm vật tổ
của mình. Càng dần về sau, khi xã hội phát triển, con người có những nhận thức
mới, người ta coi trọng sự chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của một cuộc
sống ở thế giới khác, và con người có thế giới bên kia, thiên đàng – địa ngục.
Con người ngồi phần thể xác cịn có cả phần linh hồn. khi con người
chết đi, linh hồn vẫn tồn tại ở thế giới bên kia và linh hồn cùng có nhu cầu sinh
hoặt như ở thế giới bên này của người cịn sống. Vì vậy, chúng ta thấy xuất hiện
hình thức chon cùng người chết những vật dụng sinh hoạt cá nhân như rìu, giáo,
thuồng, khóa, thắt lưng, vòng tay, khuyên tai… Hiện tượng chọn hiện vật theo
người chết không chỉ đơn thuần là phản ảnh quan niệm tín ngưỡng của người
đương thời mà cịn phản ánh cả sự phân chia giai tầng trong xã hội và ngoài ra
phản ánh nghề nghiệp của chủ nhân người chết. Cùng với sự phát triển của xã
hội hiện đại, người ta không chọn cho người chết những vật dụng, đồ dùng tùy
táng nữa mà thay vào đó là việc đót vàng mã với những mơ hình về dựng cụ sản
xuất, dụng cụ sinh hoạt bằng giấy như tiền, vàng, ti vi, xe máy và hiện đại hơn là
những mơ hình biệt thự, máy bay, quần áo, điện thoại,…làm giống y như đồ thật.
Điều này thể hiện những mong muốn của người sống ln muốn cho người chết
có một cuộc sống như trên cõi trần. Dần dần việc thờ cúng tổ tiên trở thành một
tín ngưỡng chung của cả dân tộc.
Nguồn gốc thứ hai dẫn đến sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
chính là gắn với vai trị của người đàn ơng trong gia đình. Trong thời kì cơng xã
thị tộc, đặc biệt là thời kì cơng xã thị tộc phụ hệ, những gia đình hạt nhân đã
được hình thành. Ở đó, người đàn ơng năm vai trị quản lý mọi cơng việc trong
gia đình từ săn bắt, hái lượm trồng trọt để mạng lại những thu nhập vật chất duy
trì sự sống của cả gia đình. Người vợ và người con tuyệt đối phục tùng và tuyệt
đối tôn trọng quyền uy của người đàn ơng. Và sau đó những đứa con mạng họ
cha ra đời, đặc biệt là con trai lại kế tục ý thức về quyền uy của người đàn ơng
trong gia đình đó. Từ đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời.
Thêm vào đó sau hơn 1000 năm Bắc thuộc cùng với chính sách đồng hóa
người Việt Hán hóa văn hóa Việt, văn hóa Hán cũng xâm nhập vào nước ta.

Việc tiếp thu tư tưởng nho giáo của Khổng Tử từ Trung Hoa đã tác động đến tư
tưởng của người dân Việt trong việc đề cao chữ hiếu, nghĩa. Nho giáo đề cao


11
chữ hiếu, nghĩa với quan niệm: Trung với vua, hiếu với cha mẹ là cùng một gốc.
Chữ hiếu được đề cao từ trong gia đình đến xã hội với ý nghĩa con cái mang ơn
công sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ. Và với ý nghĩa đó người con có nghĩa
vụ báo đáp cơng sinh thành giáo dưỡng bằng hình thức phụng dưỡng khi cha mẹ
còn sống và thờ cúng khi cha mẹ qua đời. Và cứ như thế đời này qua đời khác,
tục thờ cúng tổ tiên ra đời và phát triển thành tín ngưỡng đi vào tâm thức của
mỗi người.
Ngoài nhu cầu tâm linh của con người được đáp ứng qua các hình thức
tín ngưỡng, tơn giáo, thục thờ tổ tiên còn là biểu tượng của đạo lý làm người, là
nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình, của dân tộc. “Thờ cúng tổ tiên là sự
tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai” [11,75].
Tuy nhiên, hình thức thờ cúng tổ tiên ở mỗi nơi mỗi khác, mỗi giai đoạn
lịch sử lại có sắc thái riêng. Nghĩa là, hình thức của nó đa dạng, mn vẻ với
nhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng của con người không chỉ ở
Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn xuất hiện ở nhiều quốc gia láng giềng
như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Nhưng ở mỗi quốc gia, tín ngưỡng này lại
mang những màu sắc riêng biệt.
Ở Ấn Độ, người Ấn Độ theo đạo Balamon, thờ cúng tổ tiên nhằm làm
cho người chết được lên trời, trở thành bất tử. Nhưng những người theo Ấn Độ
giáo ở nước này lại quan niệm “khi chết sẽ có sự phán xét của Yama, nếu con
cháu thờ cúng người chết sẽ được lên trời chứ khơng phải xuống địa ngục”
[11,76].
Cịn ở Trung Quốc, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có vị trí quan trọng
nhất. Tín ngưỡng này, giữ vai trị trung tâm trong đời sống tinh thần đa số dân
cư. Mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trung tâm trong ngôi nhà. Và

hằng năm cứ đến ngày giỗ, tết, đại diện mỗi gia đình sẽ chịu trách nhiệm chủ trì
nghi thức thờ cúng.
Ở Việt Nam, có giả thiết cho rằng “sự thờ cúng tổ tiên lúc đầu được cử
hành ở người Hán, rồi lan dần ra người Việt và đến một thời điểm nào đó, nó trở
thành một phong tục phổ biến trong người Việt: [7,16 -18]. Thờ cúng tổ tiên từ
chỗ được du nhập từ bên ngoài vào nhưng dần dần trở thành một tập tục không
thể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hóa Việt.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã hình thành và
phát triển trên cơ sở quan niệm tâm linh cũng như trên nền tảng kinh tế - xã hội


12
khá bền vững. Những yếu tố tâm linh có tính chất bản địa và mộc mạc được thể
chế hợp pháp hóa nhờ hệ tư tưởng Nho Giáo và trên cơ sở lịng tin của quần
chúng nhân dân. Vì vậy, tín ngưỡng này được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử
và biết đổi phù hợp với đời sống xã hội đương thời.
1.2.3. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Sự xuất hiện và tồn tại và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến
giai đoạn hiện nay thể hiện sức sống, sự trường tồn của nó trong đời sống tâm
linh người Việt đương đại. Nó đã bén rễ ăn sâu vào đời sống tinh thần của đời
sống nhân dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng khơng phải ngẫu nhiên
mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lại có sức sống lâu bền trong đời sống của cộng
đồng người Việt như vậy mà chính tín ngưỡng này mang một ý nghĩa, một giá
trị văn hóa tinh thần sâu sắc.
Trước tiên, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện sự khơi dậy
lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên, hòa thuận với anh em, có trách nhiệm với
cộng đồng huyết tộ, cộng đồng làng xóm, và cả cộng đồng xã hội. Trong mỗi gia
đình người Việt, bàn thờ thờ tiên được đặt ngay ngắn ở vị trí trang trọng nhất,
gian chính của ngơi nhà. Với lịng thành kính ơng bà cha mẹ, vào những ngày
giỗ ngày tết hay đôi khi chỉ là ngày rằm, ngày đầu tháng, mỗi gia đình đều sắm

mâm cơm, mâm hoa quả thắp nén hương thơm gọi các cụ về chung vui. Trong
những ngày giỗ, ngày tết... con cháu dù xa hay gần, giàu hay nghèo đều cố gắng
về quay quần bên nhau để ôn lại công lao của bố mẹ, ơng bà đã giáo dưỡng
mình. Và đối với những người đang sống, sự trường thành của họ hôm nay cũng
chính là sự phù hộ của tổ tiên. Ngồi thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người,
thờ cúng tổ tiên cịn là biểu hiện của đạo lí làm người, là nhu cầu hướng về cội
nguồn của gia đình và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không
chỉ dừng lại ở ý thức, giáo dục dạo đức mà dần dần trở thành những nghi thức
tập tục, khuân mẫu, thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá
khứ, hiện tại và tương lai, với anh em, hàng xóm, và xã hội…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu
tâm linh dân dã, sâu sắc, đơn giản và bền vững người dân. Bởi vì khác với các
tơn giáo khác, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng khơng có một giáo lí nghiêm ngặt,
khơng hề có giáo chie hay thánh đường nguy nga lộng lẫy và cũng không hề hứa
hẹn gì lên thiên đàng hay sẽ xuống địa ngục. Mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ
nhắc nhở, động viên, khuyên dạy con cháu sống sao cho có trên có dưới, làm


13
tròn đạo hiếu với người còn sống cũng như những người đã khuất. Có như vậy,
người đang sống cũng cảm thấy yên tâm và người đã khuất cũng cảm thấy được
an ủi phần nào. Và mối quan hệ gắn bó trong tiềm thức giữa những người sống ở
dương gian với những người sống ở thế giới bên kia chính là đức tin cao đẹp,
truyền thống đạo đức trong cộng đồng người Việt.
Thờ cúng tổ tiên ở một mức độ nào đó là một nét đẹp văn hóa dân tộc.
Nó khơng chỉ củng cố mối quan hệ huyết thống trong gia đình, dịng họ mà cịn
khẳng định tính cộng đồng làng xã, đảm bảo ổn định cho cả dân tộc.
Thông qua nghi thức thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi gắm tình cảm sâu
đậm trọng đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “cây có gốc mới nở cành xanh
ngọn”, “nước có nguồn với bể rộng sơng sâu” từ đó củng cố thêm lịng hiếu thảo

vốn là giá trị đạo đức truyền thống đạo đức của người Việt.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường cũng như q
trình tồn cầu hóa quốc tế, sự giao lưu thâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoại
bang, giwuax cái cũ và cái mới, cái truyền thống và hiện đại là điều khó tránh
khỏi. Vấn đề là ở chỗ cần phải duy trì, phát huy những yếu tố tích cực, tiếp thu
văn minh của nhân loại. Nhưng đồng thời phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực,
làm băng hoại đi những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Sự phục hồi và
phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong những năm gần đây, phản ánh
nhu cầu của đại đa số nhân dân muốn bảo lưu, giữ gìn những truyền thống tốt
đẹp của ơng cha, và rất có thể là điểm tựa để chống lại sự xâm lăng văn hóa từ
bên ngồi đang có nguy cơ làm sói mịn bản sắc văn hóa dân tộc.
Với những ý nghĩa to lớn không chỉ trên lĩnh vực văn hóa tinh thần mà
cịn có ý nghĩa to lớn về lịch sử - xã hội như truyền thồng đoàn kết, ý thức cộng
đồng, lòng hiếu thảo, ham học tập và yêu quê hương, đất nước… Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, cần được bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả. Nhưng bên
cạnh những yếu tố tích cực, hiện nay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đang có một số
yếu tố tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây chia rẽ, bè
phái trong cộng đồng. Hiện tượng ấy, gây khơng ít lãng phí, phiền tối, làm biến
dạng ý nghĩa sâu sắc vốn có của tín ngưỡng. Hiện tượng này cần được hạn chế,
xóa bỏ để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa thiêng liêng là nét đẹp trong
văn hóa Việt.
Như vậy, hướng về nguồn cội, tìm về tổ tơng là truyền thống mang một ý
nghĩa thiêng liêng, lắng đọng trong mỗi con người Việt Nam. Đó là điểm tựa


14
tinh thần cho con cháu ln tâm niệm có sự phù hộ, độ trì của các bậc tiền bối đi
trước và nó cịn thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt. Bởi vì trước sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học, tiến bộ của kỹ thuật, xu hướng khu vực hóa, quốc
tế hóa… bên cạnh mặt tích cực cịn có những nguy cơ về sự suy thối đạo đức,

lối sống, sự đảo lộn những thang bậc giá trị. Thờ cúng tổ tiên nhằm giữ gìn đạo
đức truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cái thiện, trọng đạo lý uống
nước nhớ nguồn cần được khuyến khích. Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đang được phục hồi và cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia (kể cả các tín
đồ của các tơn giáo khác). Q trình hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa đất nước,
chắc chắn rằng những tín ngưỡng truyền thống sẽ khơng lụi tàn mà ngược lại
cịn có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
1.2.4. Thờ cúng anh hùng có cơng với nước
Một đặc trưng khơng thể thiếu trong sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên ở Việt Nam chính là gắn với vai trò của “làng” trong sự tồn tại bền vững
của lịch sử dân tộc. Có những quy định mà đến chính quyền trung ương cũng
khơng có tác dụng với làng xã. Bởi vậy mới có hiện tượng “phép vua thua lệ
làng”. Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất gắn kết một cộng đồng người. Trong
tâm thức của người Việt nam, khó có thể tách gia đình, làng xóm và quốc gia, và
người ta quan niệm “còn làng còn nước”, “nước mất nhà tan”. Do vậy tục thờ
cúng tổ tiên không chỉ theo nghĩa hẹp là thờ cha mẹ trong gia đình mà cịn hiểu
theo nghĩa rộng là thờ những người có cơng với cộng đồng làng xã, đất nước.
Nét đặc thù trong văn hóa của các dân tộc phương Đơng chính là việc
suy tơn một cá nhân làm người đại diện tối cao của toàn thể cộng đồng quốc gia.
Một đặc điểm nổi bật khác ở Việt Nam nói riêng và một số nước châu Á nói
chúng chính là tục thờ trời, thời thần, đó là những người đứng đầu một quốc gia,
một cộng đồng đại diện của ông vua - thần ở trung ương. Có nới gọi đó là thiên
tử (con trời). Đó là những vị thần, con trời đầu thai xuống trần cai trị thiên hạ.
Vì thế cho nên những vị vua - thần này được coi là đại diện tối cao của trời và
đồng thời cũng là địa biểu duy nhất cho cộng đồng. Sự hưng thịnh hay suy
vong của cộng đồng đồng thời là sự hung thịnh hay suy vong của các ông vua
thần ấy. Và cũng chính từ đây, tục thờ cúng đấng tối cao, người có cơng dựng
nước hình thành.
Đó chính là những con người ưu tú, là anh hùng của dân tộc. Suốt chiều
dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước khơng ít khi đất nước rơi vào



15
cảnh lâm nguy chiến tranh xảy ra nước “nước mất nhà tan” thì khi đó thật may
mắn lại có những con người tài giỏi, những vị anh hùng đứng lên giúp dân giúp
đời bảo vệ đất nước. Trong thời kì nào cũng vậy “ thời thế tạo anh hùng” - khi
đất nước càng khó khăn người dân càng khổ sở lầm han cũng sẽ xuất hiện những
vị anh hùng tài ba lỗi lạc ví dụ như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngơ Quyền,
Đinh Tiên Hồng, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tơng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,
Quang Trung, Hồ Chí Minh… và đặc biệt phải kể đến vua Hùng - vị Quốc Tổ
đầu tiên của dân tộc và thờ cúng các anh hùng đã có cơng lao to lớn trong công
việc dựng nước và giữ nước. Để giờ đây dân tộc Việt Nam hình thành nên tín
ngưỡng tốt đẹp mà chỉ dân tộc Việt với có đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương.
Như vậy tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam có đối tượng chủ yếu là thờ
anh hùng dân tộc, những người có cơng trạng với dân, với nước. Thế nên nới
đến tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc thì đó cũng là tín ngưỡng thờ thần “tín
ngưỡng này xuất hiện từ rất sớm, tồn tại liên tục, phản ánh sâu đâm về một quá
trình dựng nước và giữ nước đầy cam go nhưng vô cùng hào hùng và oanh liệt
của dân tộc” [11,102]
Sự hình thành và phát triển liên tục của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc
ở nước ta phản ánh về một quá trình lịch sử hết sức hào hùng của dân tộc. Quá
trình vươn lên đấu tranh để khẳng định mình, dân tộc ta đã sản sinh ra rất nhiều
anh hùng liệt nữ. Việc thờ cúng họ trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa, biểu
dương sức mạnh của cộng đồng dân tộc, là sự biết ơn và lời hứa không ngừng
vươn lên để khẳng định sự trường tồn của dân tộc.
Như vậy, với sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những người
có cơng với nước đã góp phần tơ điểm thêm những đặc sắc cho văn hóa dân tộc
và trở thành nét đẹp trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc ta.
1.3. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

1.3.1. Bối cảnh ra đời tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Trải qua bao thế kỉ với sự tiếp nối của bao triều đại – gắn liền với tên
tuổi của các vị vua khác nhau, nhưng vua Hùng vẫn được coi là thủy tổ vủa
người Việt. và từ lâu tục thờ cúng vua Hùng với lễ hội đền Hùng được tổ chức
hàng năm đã hướng mọi người dân Việt Nam hướng về cội nguồn của dân tộc,
hun đúc và bồi dưỡng hồn thiêng sông núi, củng cố ý thức vộng đồngnhằm


16
hướng ới mục đích như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Các vua Hùng đã có cơng
dựng nước bác cháu ta phải cùng nhua giữ lấy nước”
Đã từ lâu, người dân Việt đã có ý thức hường về nguồn cội nhưng việc
thờ cúng Hùng Vương như quốc Tổ chỉ có từ đời Hậu Lê - Lê Thánh Tơng trở đi
vào thế kỉ XV. Trước đó, tục truyền rằng trên núi nghĩa lĩnh có đền thờ Hùng
Vương nhưng đó chỉ là nơi thờ tự một làng. Từ khi Lê Thánh Tông lên ngôi ông đã khẳng định quyền lực của mình bằng cách sử dụng quyền Tế Giao, trong
đó việc thời cúng những ông vua dựng nước được đặt thành hệ trọng nhất của
quóc gia. Và từ đó Hùng Vương được trở thành tổ tiên chính thống của quốc gia.
Ngày 26/7/1999, Bộ chính trị đã ra quyết định về việc tổ chức những
ngày lễ lớn của dân tộc ta vào năm 2000 trong đó có giỗ tổ Hùng Vương. Những
năm chẵn Lễ hội Đền Hùng được tổ chức Quốc lễ, lễ hội Đền Hùng đã trở thành
biểu tượng của giá trị văn hóa và tinh thần của cả dân tộc.
Đền Hùng là cả một quần thể kiến trúc đẹp và trang nghiêm với hệ thống
các đền như đền, chùa như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng, đền thờ
Tổ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Lạc Long Quân… Mỗi một ngơi đền là một cơng trình
kiến trúc đẹp với những ý nghĩa to lớn mạnh đậm nét dấu tích lịch sử và huyền
thoại về thời ký xa xưa của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đây chính là chứng tích của huyền thoại con Lạc - cháu Rồng, cha Lạc
Long Quân – mẹ Âu Cơ và đây chính là mơi trường văn hóa đặc sắc để giáo dục
truyền thống vẻ đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ người Việt
Nam”.

Hiện nay, nhờ những chính sách, sự đầu tư quan tâm của Đảng và nhà
nước mà quần thể kiến trúc Đền Hùng đã được sửa sang, tơn tạo góp phần đáp
ứng nhu cầu tâm linh ngày càng sâu rộng của người dân đất Việt
1.3.2. Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
1.3.2.1. Gìn giữ và phát huy nếp sống đạo đức trong xã hội
Trong xã hội hiện đại, tín ngưỡng dân gian vẫn là một bộ phận không thế
thiếu trong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy nếp sống đạo đức. Tín
ngưỡng thờ Hùng Vương càng ngày càng thấm sâu vào ý thức hệ tư tưởng của
người dân Việt Nam, làm thức dậy những tình cảm sâu lắng nhất trong mỗi
người dân, là chất keo sơn gắn bó người Việt Nam với nhau, là cốt lõi tạo nên
bản lĩnh của dân tộc. Đến với tín ngưỡng thờ Hùng Vương, ngồi khát vọng có
cuộc sống an lành, hạnh phúc, tín ngưỡng còn giúp mọi người dân Việt thấm


17
nhuần đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, tương thân tương ái và tự hào về truyền
thống văn hóa của dân tộc. Những gái trị văn hóa qua tín ngưỡng thờ Hùng
Vương là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng địng, lịng dung
cảm, có khả năng thơi thúc con người vươn tới, là lời hiệu triệu hướng về cội
nguồn. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cho thấy mối quan hệ nhà - làng nước hài hóa, đảm bảo sự cấu kết cá nhân và cộng đồng bền vững, đạo đức và
tình người được coi trọng.
1.3.2.2. Thảo mãn nhu cầu tâm linh của con người.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương còn thỏa mãn được nhu cầu tâm linh
của con người. Xưa kia, người Việt nói chung và cư dân Phú Thọ nói riêng đều
sinh sống bằng nơng nghiệp, nên các yếu tố tác động từ tự nhiên như hạn hán,
mưa bão, thiên tai… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Vì thế, họ đặt niềm tin và
cầu mong sự che chở, phù hộ của các vua Hùng. Ngày nay khoa học kỹ thuật
phát triển, trình độ nhận thức về thế giới xung quanh đã cao hơn nhưng có vẻ
niềm tin vào thần linh vào tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt
không suy giảm, biểu hiện là có đến hơn 90% số người đi lễ hội Đền Hùng khấn

xin các vị thần linh, các vua Hùng phù hộ cho họ và gia đình (số liệu được tính
theo bảng hỏi dành cho du khách về tới đến Hùng của tác giả khóa luận). Như
vậy khơng chỉ thời ngun thủy hay con người phong kiến mới có niềm tin vào
thần thánh mà cho đến thời hiện đại, con người vẫn đặt niềm tin vào thánh thần.
1.3.2.3. Biểu hiện giá trị của xã hội cộng đồng
Việc thờ phụng các vua Hùng, vợ con vua, tướng lĩnh… liên quan đến
thời các Vua Hùng biểu hiện giá trị xã hội của cộng đồng. Có thể nói, hầu hết
các nhân vật này đều đại diện cho giá trị cộng đồng đã đúc rút trong một thời kì
lịch sử nhất định, ví dụ như truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh , ngoài việc
phản ánh công cuộc trị thủy, sức mạnh của cộng đồng dân cư khi chống lại thiên
tai, nó cịn cho chúng ta nguồn tư liệu về việc vua Hùng thống nhất các bộ lạc ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do người Nam Đảo từ Hạ Long vào vùng đất tươi tốt
của vua Hùng; qua truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, chúng ta biết được
thời vua Hùng dựng nước vào đầu thời đại đồ sắt, hơn thế ta thấy được thời kì
đầu lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt. Vì thế, cho đến ngày nay,
việc mở hội thánh gióng, các lễ hội thờ cúng Sơn Tinh hay lễ hội Đền Hùng,
thực chất là tôn thờ, tôn vinh tinh thần đồn kết, tài trí biểu dương sức mạnh


18
cộng đồng… đại diện cho quốc gia dân tộc. Đó chính là giá trị to lớn mà tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đem lại.
Việc thờ phụng các vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương, đặc
biệt là lễ hội Đền Hùng cịn là mơi trường để con người sáng tạo, hưởng thụ văn
hóa, gìn giữu những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc như hát xoan, đâm đuống…
1.3.2.4. Giá trị nhân văn.
Tục thờ cúng tổ tiên nói chung và việc phụng thờ các vua Hùng nói riêng
là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc tất yếu nảy sinh trong lịng
xã hội. Điều đó được thể hiện thông qua việc thờ cúng cũng như thông qua hệ
thống di tích, các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú

Thọ nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là ở khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Khi xưa, lễ giỗ Tổ được mở ra giữa chu kì năm cũ kết thúc và mở ra một năm
mới để tưởng nhớ tới công ơn của các vị vua Hùng đối với dân với nước, đó
cũng là thời điểm phù hợp với tiết trời thoáng đãng, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Đồng thời, lễ giỗ Tổ cũng đã bộc lộ sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên, với
các lực lượng siêu nhiên, đó là tổ tiên của các dân tộc mà đỉnh cao là các vị vua
Hùng. Sự tôn thờ, niềm tin vào sự tồn tại của các vị thần linh nói chung, các vua
Hùng nói riêng giúp con người vượt qua cái trần tục, đời thường, thúc đẩy sự
tìm tịi, vượt qua trạng thái hiện tại để tiến về phía trước, khắc phục sự hụt hẫng
về tinh thần. Xét về mặt đạo đức, ý thức về thờ cúng Hùng Vương mang giá trị
nhân văn sâu sắc, nó phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong cộng
đồng xã hội.
1.3.2.5. Giá trị lịch sử.
Giá trị dễ nhận thấy của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị lịch
sử. Tín ngưỡng khơng phải là lịch sử đích thực mà là lịch sử hiện lên, ánh xạ qua
cảm xúc, qua niềm tin tưởng vào nhân vật phụng thờ. Nhân vật phụng thờ của
tín ngưỡng bao giờ cũng được nhân dân nâng vào cõi vừa thiêng vừa huyền ảo,
vừa kí bí. Thiêng hóa nhân vật phụng thờ là công việc của người dân trong
trường kì lịch sử được thể hiện nhân vật trở thành thiêng liêng, họ đã lịch sử hóa
và huyền thoại hóa nhân vật phụng thờ.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là kết quả của q trình lịch sử hóa
và huyền thoại hóa đan xen một cách hài hịa. Q trình lịch sử hóa diễn ra một
cách sâu sắc. Trên vùng đất Phú Thọ, người Việt cổ đã trải qua nhiều nền văn
hóa khác nhau. Vị thế địa lí - văn hóa - chính trị của tỉnh Phú Thọ khiến cho nơi


19
đây khơi đây xuất hiện những nền văn hóa khảo cổ khác nhau từ văn hóa Sơn Vi
mà các nhà văn hóa khảo cổ xếp vào văn hóa thời kì đồ đá đến văn hóa Phùng
Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun - văn hóa thời kim khí. Các nhà khảo cổ học hồn

tồn có lí khi khẳng định Phú Thọ là vùng đất liên quan đến nhà nước Văn Lang
thời cổ đại, là trung tâm khởi phát của thời Việt Cổ. Chính nền tảng lịch sử ấy là
khởi hình lịch sử cho thời đại Hùng Vương. Và là một quá trình huyền thoại hóa
xuất hiện. Phú Thọ là địa phương đứng đầu cả nước về kho tăng văn hóa dân
gian về thời Hùng Vương. Như thế q trình lịch sử hóa và huyền thoai hóa
tương tác lẫn nhau, càng làm cho nhân vật phụng thờ của tín ngưỡng Hùng
Vương ngày càng thiêng liêng.
Trong tâm thức dân gian của của cộng đồng. Hùng Vương vừa là vị thủy
Tổ, vừa là thánh vương, người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống
cho nhân dân, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, có mặt với cộng đồng ở mọi tình
huống của cuộc đời mỗi con người, trong cuộc sống cộng đồng, theo vòng quay
của thiên nhiên và mùa vụ. Thơng qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có thể
thấy được lịch sử dựng nước và giữ nước của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Đồng thời cũng có thể thấy được đời sống nhân dân của thời kì Việt cổ ra sao.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cịn là một nét đọc đáo
trong văn hóa tinh thần của người Việt, là nguồn tiềm năng văn hóa có giá trị.
Người dân trong cả nước định kì hằng năm làm lễ giỗ Tổ để tưởng nhớ đến ơn
vị Thủy Tổ mở nước chính là nét độc đáo rong văn hóa tinh thần của người Việt
Nam qua tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương gắn liền
với đạo đức của người Việt Năm cũng là tấm gương phản chiếu những niềm tin
và phong tục cổ truyền của dân tộc.
1.3.2.6. Giá trị kinh tế.
Với hệ thống cơ sở thờ tự qua nhiều đời, với kho tang ruyền thuyết,
huyền thoại, các loại hình nghệ thuật dân gian phong phú đặc sắc, với nghi thức
thờ cúng, lễ hội đình đám … tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nguồn tiềm
năng, là cơ sở để khai thác sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo.
1.3.2.7. Quảng bá văn hóa đất nước đến với thế giới
Tơn giáo, tín ngưỡng hiện nay là một vấn đề lớn trong giao thóa văn hóa.
Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược ngoại giao văn hóa đến năn 2020
nhằm đẩy mạnh ngoại giao văn hóa để thế giới hiểu biết hơn về con người, đất



20
nước và văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng thờ Hùng Vương chính là một yếu ố
quan trọng để nâng cao vị thế đất nước, tạo môi trường thu hút du lịch và đầu tư.
Cùng với đó, việc huy động đóng góp tài lực và trí tuệ cho đất nước thơng qua
sử dụng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong những năm quá rất hiệu quả
không chỉ với đồng bào trong nước và với cả cộng đồng người Việt đang sống
xa tổ quốc. Người Việt ở đâu sẽ xây dựng cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở đó, cúng giỗ tri ân công đức Hùng Vương. Niềm tự hào về cội
nguồn sẽ khiến họ trở hành những sứ giả mang văn hóa dân tộc đến với thế giới.
Quảng bá và nâng vị thế đất nước qua sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng. Đó cũng
chính là sáng tạo nên những hình thức mới văn minh và bảo vệ bản sắc dân tộc.
Có thể nói, chính những giá trị tự thân của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương đã làm cho các Vua Hùng, các con và các tướng lĩnh huộc thời đại Hùng
Vương được tôn thờ, phát triển, duy trì và tồn tại cho đến ngày nay.


21
Tiểu kết chương I
Từ những thông tin mà tác giả tìm hiểu được có thể thấy rằng tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt nam đã được hình thành từ rất sớm, tồn
tại và phát triển cúng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước. Đây
là nét đặc thù trong văn hóa Việt bởi không một dân tộc nào rên thế giới cũng có
chung nguồn gốc, chung một Thủy Tổ và có chung một tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương vơ cùng đặc sắc như ở nước ta. Điều đặc biệt hơn cả đó chính là
tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương lại được thể hiện đậm nét trên quê hương đất
tổ thông qua hệ thống các di tích thờ tự Vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng
Vương dựng nước.
Với những giá trị to lớn về mặt vật chất cũng như tinh thần, tín ngưỡng

thờ cúng Hùng Vương ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống tâm linh
người Việt. Tuy nhiên trải qua hàng ngàn năm lịch sử như vậy, tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương cũng khơng ít lần chịu tác động từ những vấn đề kinh tế xã
hội. Chiến tranh xảy ra, sự thay đổi, giao thoa giữa cái cũ và cái mới, cái truyền
thống và cái hiện đại để lại cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay có
khơng ít vấn để còn tồn lại làm phai nhòa đi giá trị sâu sắc tinh tế vốn có của nó.
Chính vì vậy cần phải đưa ra nhưng biện pháp, đề pháp, đề xuất nhằm bảo tồn,
lưu giữ và phát triển tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách bền vững nhất.


22
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG KHƠI PHỤC GIỮ GÌN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về vùng văn hóa đất tổ Phú Thọ.
2.1.1. Vị trí địa lí
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đơng bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh
Tun Quang và n Bái, phía đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đơng giáp huyện
Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hịa
Bình. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đơ Hà Nội
80km và sân bay quốc tế Nội Bài 50km về phía Tây Bắc.
Phú Thọ nằm ở đỉnh tam giác chấu thổ sông Hồng, nối các tỉnh Tây Bắc
với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây là hợp lưu của ba con sơng: sơng
Thao, sơng Đà, sơng Lơ (chính vì thế mà đây được gọi là “ngã ba sông”), nằm
giữa dãy Ba Vì – Tam Đảo và là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các
Vua Hùng dựng nước.
Toạ độ địa lí:

Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đơng Khê - huyện Đoan Hùng.


Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã n Sơn - huyện Thanh Sơn.

Cực Đơng: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sơng Lơ - TP. Việt Trì.

Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là
xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6
km²).
2.1.2. Phú Thọ - vùng đất định cư cổ
Phú Thọ là một trong những cái nơi của lồi người. Thời tiền sử trên các
bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Đà, sông Lô đã có các thị tộc. Dấu vết hóa
thachk ở hang Ngựa (Thu Cúc - Thanh Sơn) và nhiều công cụ bằng dá thuộc nền
văn hóa Sơn Vi đã khia quật tại hàng trăm địa điểm. Tiếp nối thời đại đồ đá là
thời đại kim khí: có đồ đồng và đồ sắt. Đây cũng là thời kì mở đâu cho sự
nghiệp dựng nước của dân tộc. Phú Thọ là một trong những nơi tiêu biểu của cả
nước có q trình phát triển văn hóa thời dựng nước, trong đó phải kể đến văn
hóa Phùng Nguyên và văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun.
Với thời đại đồ đồng thau phát triển, thời kì nước Văn lang dưới các
triều đại Vua Hùng bắt đầu. Thời đại Hùng Vương chia làm hai thời kỳ


23
Thời kỳ bộ lac khoảng từ thế kỉ X trước cơng ngun trở về trước ứng với văn
hóa Đồng Đậu – Phùng Nguyên.
Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỉ X trước công nguyên đến
giữa thế kỉ III trước cơng ngun, ứng với văn hóa Gị Mun - Đông Sơn.
Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau tách dần đất
để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Ngày 5/5/51903 tỉnh
lỵ Thanh Hóa chuyển tới làng Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm hai phủ (Đoan
Hùng và Lâm Thao) và tám huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba,

Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hịa, Hạc Trì) và hai châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
Trước cách mạng tháng Tám cư dân rất thưa thớt nhất là các huyện miền
núi. Nguyên nhân là do điều kiện sinh sống còn rất khó khăn, dịch bệnh đã cướp
đi nhiều sinh mạng con người. Phần khác, Phú Thọ là căn cứ của nhiều cuộc
khởi nghĩa nên thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân chống phá khiến nhân
dân phải lưu tán. Do dân cư thưa thớt nên dưới thời phong kiến và thời Pháp
thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng lên đây khai ấp lập nghiệp trở thành dân
địa phương. Vì vậy đặc điểm dân cư Phú Thọ có sự hịa qun, hịa nhập giữa
nhân dân địa phương sống lâu đời và dồng bào các nơi khác đến xây dựng quê
hương.
2.1.3. Phú Thọ - Vùng văn hóa đất cổ
Phú Thọ là nơi phát triển của nhiều nền văn hóa dân tộc rực rỡ và lâu đời.
Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, làng Cả và nhiều đình, chùa,
lăng tẩm còn lại quanh vùng Nghĩa Lĩnh cho thấy Phong Châu là trung tâm văn
hóa của dân tộc. Bản sắc ấy gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời
Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lăm thắng cảnh, di tích Cách
mạng … Phú Thọ cũng là vùng đất của lễ hội với nhiều lễ hội tổ chức quanh
năm như lễ hội Đền Hùng, hội đền Mẫu Âu Cơ, hội Chu Hóa, hội Phết Hiền
Quan, hội đánh cá, hội mở cửa rừng…
Từ nhiều đời nay, các thế hệ dân Việt luôn hướng đến một điểm tựa tâm
linh. Nổi bật nhất phải nói tới đó là lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10 3 hằng năm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ.
Hội Bạch Hạc diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng giêngtại
đền thờ Thổ lệnh đại Vương ở xã Bạch Hạc thành phố Việt Trì.


×