Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giáo trình Các dân tộc Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.21 KB, 83 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Các dân tộc Việt Nam của khoa
Du lịch – Khách sạn thuộc Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, là tài
liệu lưu hành nội bộ của khoa và nhà trường, nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo trong họat động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên
của khoa Du lịch – Khách sạn trong trường .
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu các dân tộc ở Việt Nam là một tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho
việc học tập và giảng dạy môn các dân tộc Việt Nam của thầy và trò ngành


hướng dẫn du lịch, thuộc khoa Du lịch – Khách sạn trường Cao dẳng Bách
Khoa Nam Sài Gịn. Giáo trình này viết dựa vào những bài giảng, giáo trình
của các trường cao đẳng và đại học thuộc ngành du lịch ở trong nước và có một
phần dựa vào các tài liệu chuyên ngành du lịch và chuyên ngành văn hóa.
Với mong muốn có một tập tài liệu sát với thực tế, sát với chương trình
chi tết để thuận lợi trong việc học tập và giảng dạy. Được khoa du lịch – khách
sạn của trường Cao Đẳng bách khoa Nam Sài Gịn phân cơng, chúng tơi đã cố
gắng hồn thành giáo trình này. Chúng tơi mong muốn nhận được sự góp ý để
tập tài liệu này ngày càng hồn thiện, mong góp phần vào cơng việc dạy và học
được tốt hơn nữa.
Qua đây chúng tôi xin cảm ơn nhà trường và khoa đã tạo điều kiện cho
chúng tơi hồn thành tài liệu giáo trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên

Th.s. Lưu Văn Sơn

2


Mục lục

Trang

Lời giới thiệu ...................................................................................................2
Bài 1: Các vấn đề chủng tộc, dân tộc và tộc người .........................................6
1. Chủng tộc và quốc gia dân tộc.....................................................................6
2. Sự hình thành và phát triển tộc người..........................................................8
3. Tiêu chí xác định tộc người. ........................................................................9

4. Dân tộc Kinh ..............................................................................................14
Bài 2: Các tộc người thiểu số Nam Bộ ........................................................ 24
1. Người Chăm...............................................................................................24
2. Người Khơ Me ...........................................................................................28
3. Người X Tiêng ...........................................................................................29
4. Người Hoa..................................................................................................33
Bài 3: Các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. ............................................. 37
1. Người Ê Đê ................................................................................................37
2. Người Cờ Ho..............................................................................................41
3. Người BaNa ...............................................................................................43
4. Một số tộc người khác ở Tây Nguyên .......................................................45
Bài 4: Các tộc người thiểu số ở trung Bộ và miền núi Bắc Bộ. ................... 49
1. Người Tày ..................................................................................................49
2. Người Nùng ...............................................................................................52
3. Người Thái .................................................................................................54
4. Người Hà Nhì.............................................................................................57
5. Một số dân tộc khác ...................................................................................60
Bài 5: Đặc điểm và xu hướng phát triển văn hóa

3


của các tộc người ở nước ta ..........................................................................64
1. Đặc điểm chung của các tộc người thiểu số ở nước ta ..............................64
2. Xu hướng phát triển văn hóa ở nước ta. ....................................................78
Tài liệu tham khảo .........................................................................................82

4



GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Các dân tộc ở Việt Nam
Mã mơn học/mơ đun: MH14
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Là mơn học trong phần mơ đun cơ sở, nó bổ trợ kiến thức trong khung
chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề Hướng dẫn Du lịch
- Tính chất: Là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thảo luận, kết thúc
bằng việc thi kết thúc mơn học.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Biết được nguồn gốc, sự phân bố của các tộc người thiểu số ở Việt Nam.
+ Trình bày được các đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số thơng qua
trang phục,lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc của họ.
+ Hiểu được tính đa dạng thống nhất của các tộc người thiểu số trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được các tộc người thông qua các đặc trưng cơ bản của họ như:
trang phục, kiến trúc nhà cửa, phong tục, lối sống.
+ Sử dụng được các kiến thức về dân tộc vào trong các bài thuyết trình và
hướng dẫn cho du khách trong các hành trình du lịch.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có tinh thần tự chủ trong học tập
+ Có quan điểm về nghề nghiệp đúng dắn, nghiêm túc trong học tập.
-Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
Giúp cho sinh viên nắm rõ những đặc điểm về phong tục, lối sống, đặc điểm
văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Sinh viên có thể vận dụng vào cơng việc
hướng dẫn du lịch của mình sau này

5



Nội dung của môn học/mô đun:
BÀI 1: CAC VẤN ĐỀ CHỦNG TỘC, DÂN TỘC VÀ TỘC NGƯỜI
Giới thiệu: Là bài đầu tiên trong 5 bài của môn học Các dân tộc Việt
Nam. Bài này trình bày phần lý thuyết về các vấn đề về tộc người ở Việt Nam
và giớ thiệu phần cơ bản của dân tộc Kinh.
Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu phần lý thuyết về các vấn đề chủng
tộc, tiêu chí và sự hình thành các dân tộc ở Việt Nam, và hiểu sơ lược về dân
tộc lớn nhất, đơng nhất ở Việt Nam đó là dân tộc Kinh.
Nội dung chính:
Bài 1: Các vấn đề chủng tộc, dân tộc và tộc người.
1. Chủng tộc và quốc gia dân tộc.
Tộc người là khái niệm cơ bản, là nền tảng của dân tộc học. Các nhà
nghiên cứu hiện nay cịn chưa hồn tồn thống nhất về các quan niệm về tộc
người. Ở Việt Nam thuật ngữ “tộc người” chưa được sử dụng phổ biến. cụ thể,
thuật ngữ “dân tộc” dùng để chỉ 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, thực ra các dân
tộc ở đây là các tộc người. Vì vậy dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc, phải viết là
dân tộc Việt Nam có 54 tộc người. Vấn đề này nên cần phải thống nhất trong
cả nước về sử dụng thuật ngữ, khái niệm.
Về khái niệm tộc người, đã có nhiều khái niện trong và ngồi nước được
đưa ra hai định nghĩa:
6


Thứ nhất theo nghĩa hẹp: “Tộc người (Ethnic) có thể là một nhóm các cá
nhân có chung tiếng mẹ đẻ,…”.
Thứ hai theo nghĩa rộng: “Tộc người được định nghĩa là một nhóm cá
nhân liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chung – về mặt nhân
chủng, ngơn ngữ, chính trị - lịch sử,… mà sự kết hợp các tính chất đó làm một

hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn hóa là chủ yếu, một nền văn hóa.
Như thế tộc người được coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng gắn
bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng.”
Các học giả Xơ Viết cũng có những định nghĩa về tộc người rất đáng chú
ý. Các học giả trong nước cũng có những định nghĩa về tộc người. Ví dụ như
Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ cơ bản tán thành những luận điểm chính của
viện sĩ Xơ Viết Bromlei đã đưa ra nhận định như sau: “Dân tộc (tộc người) là
một tập đoàn người ổn định dựa trên những mối liên hệ chung về địa cực cư
trú, tiếng nói, linh hoạt, kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, trên cơ sở
những mối liên hệ đó, mỗi tộc người có một ý thức về thành phần tộc người và
tên gọi của mình”.
Trong khi đó, Lê Sĩ Giáo, Hồng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng
nhấn mạnh: “Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người
(Ethnic),…”,… “Tộc người là hình thức đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất
hiện không phải do ý nguyện của con người mà là do kết quả của quá trình tự
nhiên – lịch sử. Điểm đặc trưng của các tộc người là ở chỗ nó có tính bền vững
và giống như những qui tắc các tộc người tồn tại hàng nghìn năm. Mỗi tộc
người có sự thống nhất bên trong xác định, cả những nét đặc trưng để phân
định nó với các tộc người khác.Ý thức tự giác của những con người hợp thành
tộc người riêng biệt đóng vai trị quan trọng cả trong sự thống nhất hỗ tương,

7


cả trong sự dị biệt với các cộng đồng tưông tự khác trong hình thái phân đế của
sự phân định “chúng ta” và “nó”.
Nhìn chung, định nghĩa về tộc người vẫn còn tiếp tục, và sự khác biệt về
định nghĩa tộc người là ở trong các tiêu chí để xác định thế nào là tộc người.
2. Sự hình thành và phát triển tộc người.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hình thành và phát triển các tộc người,

sau đây là 3 nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất là: sự thích nghi với hồn cảnh tự nhiên đóng vai trị quan trọng
trong quá trình hình thành các đặc điểm chủng tộc. Nhiều đặc điểm chủng tộc
là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và sự thích nghi với mơi trường, vì
lúc bấy giờ sức sản xuất thấp và các thiết chế của con người chưa được hoàn
chỉnh, chưa đủ sức chống lại nghững điều kiện khắc nhiệt của thiên nhiên. Màu
da là một ví dụ rõ ràng về sự thích nghi tự nhiên. Màu da người đậm nhạt là do
lượng sắc tố mêlanin trong da quyết định. Các sắc tố mêlanin có khả năng hấp
thụ tia tử ngại mặt trời, do đó có tác dụng bảo vệ các kết cấu quan trọng bên
trong da. Người da đen sống ở vùng xích đạo Châu Phi và Tây Thái Bình
Dương quanh năm nắng chói chang tất nhiên phải có nhiều mêlanin trong da và
da phải đen. Tóc người da đen thường xoăn, là một hình thức thích ứng để chấp
nhận với mơi trường đó. Người Mơn-gơ-lơ-it (Mơng Cổ) khe mắt nhỏ, thường
là mắt một mí hay có mí góc che hạch trước mắt. Những đặc điểm đó có liên
quan tới điều kiện sống trong vùng nhiều gió cát ở Trung Á và Xibia. Cũng cần
nói thêm rằng, hồn cảnh tự nhiên có tác dụng đối với quá trình hình thành
chủng tộc. Khi kinh tế, văn hóa, điều kiện khoa học, kỹ thuật phát triển thì sự
thích ứng tự nhiên khơng cịn là nguyên nhân xuất hiện chủng tộc nữa.

8


Thứ hai là: sự sống biệt lập giữa các nhóm người do dân số ít, Mỗi quần
thể ban đầu chỉ vài trăm người ở các môi trường khác nhau đã tạo nên sự khác
biệt về một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cơ thể. Theo các nhà dân tộc
học, do sự sống biệt lập, họ tiến hành nội hơn trong nhóm, đều đó đóng vai trị
to lớn trong việc hình thành chủng tộc. Di truyền học cho biết nếu lấy nhau
trong nội bộ thì khoảng 50 thế hệ, mỗi thế hệ khoảng 25 năm thì 1250 năm có
thể làm biến đổi một số đặc điểm của chủng tộc ban đầu.
Thứ ba là: sự lai tạo giống giữa các nhóm người là nguyên nhân quan

trọng và là yếu tố để hình thành, hợp nhất các chủng tộc. Thời kỳ đầu, nhũng
đặc điểm chủng tộc được hình thành do sự thích nghi với mơi trường địa lý,
nhưng về sau khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì các yếu tố có tính
chất xã hội càng được tăng cường, sự lai giống ngày một đẩy mạnh, đống vai
trò quan trọng để hình thành các loại hình nhân chủng mới
3. Tiêu chí xác định tộc người.
3.1. Ngơn ngữ
- Ngơn ngữ là một trong các tiêu chí để xác định tộc người, là tiêu chí
khơng thể thiếu, trừ trường hợp ngoại lệ. Các nhà ngơn ngữ từng nói “ngơn
ngữ cịn dân tộc còn, tộc người còn”. Mỗi tộc người ở Việt Nam có một ngơn
ngữ riêng, ngơn ngữ mẹ đẻ của từng tộc người. Tiếng mẹ đẻ gắn liền với quá
trình sáng tạo tộc người và quá trình phát triển tộc người.
Qua ngôn ngữ ta sẽ thấy được lối tư duy của mỗi tộc người khác nhau, từ
hệ thống ngữ pháp, thanh đệu,… Trong ngôn ngữ, chúng ta thấy được cách ứng
xử, thấy sự giao thoa văn hóa,…Ngơn ngữ của một dân tộc là công cụ giao
tiếp, là biểu hiện “linh hồn” dân tộc, là di sản thiêng liêng của muôn đời để lại.
Qua ngôn ngữ của người Tày, ta thấy được sự tinh tế của ngôn ngữ được sáng
9


tạo ra qua bao đời nay.Khi diễn tả “làm một việc thừa”, người Việt nói “chở
củi về rừng” ngời Tày nói “Tháp Nặm mùa to bó” (gánh nước về nguồn). Câu
nói này vừa thể hiện được tư duy, cách ứng xử của người Tày, vừa nói lên
được địa bàn cư trú. Vì vùng dân tộc, củi có thể ở sát ngay cạnh bên nhà, nên
nếu người Tày nói như người Kinh thì khơng hợp lý, hợp tình.
Nhiều tộc người có chữ viết riêng, đây là tài sản quí báu của tộc người nói
riêng cũng như của dân tộc Việt Nam nói chung. Thực hiện chính sách dân tộc
(trong đó có chính sách về văn hóa, ngơn ngữ) của Đảng, nhà nước đã xây
dựng chữ viết cho một số dân tộc trên cơ sở đảm bảo nguyện vọng thiết tha có
chữ viết với dân tộc có dân số tương đối đơng và sống tập trung.

Thực tế trên đất nước ta hiện nay, trình trạng tiếp xúc ngơn ngữ do di cư,
do địa bàn cư trú cài răng lược, nên nảy ra nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Đây là hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Bên cạnh đó, các dân tộc người địa
phương cùng ngồn gốc hầu như bị khoảng khơng gian cách trở phân li và rất ít
quan hệ với nhau. Mỗi bộ phận của tộc người này, đều mang sắc thái riêng
trong quá trình tồn tại và phát triển. Do đó tiếng nói của họ dần dần có những
nét khác biệt ở từng vùng, tạo nên tiếng nói của một nhóm địa phương, như
năm ngành của tiếng Mèo (H mông), hoặc các phương ngôn khá phức tạp của
tiếng Dao.
Một thực tế gần đây, là ngôn ngữ các dân tộc người thiểu số tiếp xúc, giao
thoa với tiếng Việt, như các thuật ngữ khoa học kỹ thuật, hoặc các từ chỉ hiện
tượng mới,.. Mặt khác tiếng mẹ đẻ phạm vi sử dụng bị thu hẹp trong gia đình,
một bộ phận tộc người quên tiếng mẹ đẻ, người Ơ Đu chỉ học tiếng mẹ đẻ khi
già, để khi chết có thể giao tiếp với tổ tiên, còn trong sinh hoạt hàng ngày họ
dùng tiếng Thái.

10


Vì vậy, việc dựa vào ngơn ngữ để xác định tộc người ngày càng khó khăn.
Tuy nhiên, tiêu chí ngơn ngữ rất quan trọng, nhưng không phải là duy nhất. Để
xác định tộc người ngồi ngơn ngữ chúng ta cần xem xét các tiêu chí khác, để
có cái nhìn tồn diện hơn.
3.2. Tiêu chí đặc trưng văn hóa.
Các tộc người ở Việt Nam cùng sinh sống trên một không gian văn hóa
nhất định. Vì thế các tộc người vừa có nét văn hóa tương đồng, vừa có những
đặc trưng văn hóa riêng của từng tộc người. GS Đặng Nghiêm Vạn cho rằng
“Muốn xác định văn hóa như một tiêu chí của một tộc người hay một dân tộc,
tước hết phải nghiên cứu tổng hợp những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể
theo nghĩa rộng của nó. Đó là tất cả những gì mà tộc người hay dân tộc đó sáng

tạo ra hay tiếp biến của tộc người hay dân tộc khác trong quá trình lịch sử,
được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ đó, các tộc người và dân tộc
mới chọn lọc ra những yếu tố gì được coi là thân thương, là thiêng liêng, là đặc
trưng để phân biệt các dân tộc khác”.
Văn hóa là bộ gen văn hóa tộc người, và tạo nên bản sắc của văn hóa tộc
người “ văn hóa cịn thì tộc người cịn”. Văn hóa tộc người với những nét đặc
trưng trong cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Như trong việc ở: người Mường ở nhà sàn, người Ê đê ở nhà dài, người
Việt ở nhà đất. Về văn hóa ẩm thực, thì vơ cùng phong phú và đa dạng những
nét đặc trưng về thức ăn (người Việt ăn cơm tẻ, người H mông ăn ngô, người
Mường uống rượu cần,…), về khẩu vị, cách chế biến,.. Văn hóa mặc, thể hiện
những nét đặc trưng trên trang phục của người phủ nữ biểu lộ rõ rệt tính tộc
người qua bố cục màu sắc, hoa văn, cũng như kiểu cắt may áo, quần, rộng hẹp,
dài ngắn khác nhau. Như người Mường khăn đội của phụ nữ màu trắng là một
11


mảnh vải trắng khơng hồn tồn, áo cánh màu trắng, thân ngắn, thường xẻ ở
ngực, váy gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy (thêu nhiều hoa văn trang
trí,…)
Bên cạnh đó cách đặt tên cho con của cư dân thuộc ngơn ngữ Tạng – Miến
có tục lấy tên cha làm tên đầu của con (phụ tử liên danh), từ đó dựng lên gia
phả hệ của tổ tiên có khi lên tới 20, 30 đời. Ngoài ra, mỗi dân tộc có nền văn
học dân gian đa dạng và phong phú, tạo nên các bản sắc riêng cũng như thể
hiện được sự tinh túy của mỗi tộc người. Người Mường có một nền văn học
khá phong phú: những chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ kể về ngồn gốc dân tộc,
ca ngợi tinh thần chống thiên nhiên, chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp
thống trị. Như truyện thơ Út lót, Hồ điều, nàng Nga, Hai Mối, và đặc biệt bài
mo “ Đẻ đất đẻ nước” là tài liệu văn học dân gian, tài liệu dân tộc học, lịch sử
của tộc Mường.

Nói về đặc trưng văn hóa của từng tộc người, cũng cần chú ý đặt nó trong
sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Ngày nay, những tác động của nền
văn hóa thị trường, của sự giao lưu tiếp xúc văn hóa ngoại lai đang đặt ra cho
chúng ta làm sao vừa bảo tồn được những giá trị q báu của cha ơng ta để lại,
vừa phát huy những giá trị đó trong cuộc sống hiện nay. Giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và từng tộc người nói riêng là góp phần vào
sự tồn tại và phát triển của từng tộc người, của cả Việt Nam.
3.3.Tiêu chí, ý thức tự giác tộc người
Ý thức tự giác tộc người xuất hiện khi các cá nhân, bộ phận cùng sinh
sống trong một khu vực lịch sử - văn hóa nhất định, và họ hình thành một ý
thức tự giác mình là một thành viên của cộng đồng đó, của tộc người đó. Theo
GS Đặng Nghiêm Vạn, ý kiến của J.Poirier về ý thức tự giác tộc người, “thể
12


hiện nên ý muốn cùng nhau chung sống thường gọi là ý thức tự giác tộc người,
một ý thức về tên gọi, một tưởng niệm về một quá khứ truyền thống có tính
lịch sử huyền thoại, một biểu hiện về lối sống và văn hóa những mơ típ nhiều
vẻ, khác nhau về hình thức, nguyên liệu và màu sắc”.
Các ý thức về “cái ta” để phân biệt cái khác ta, cái ta ở đây là tộc người
mình với tộc người khác, dân tộc Việt Nam khác với các dân tộc, quốc gia
khác. Con người, dù là tộc người nào, cũng đều mang trong mình ý thức của
cộng đồng quốc gia dân tộc, lại vừa mang ý thức về tộc người.
Ở Việt Nam, tiêu chí ý thức tự giác tộc ngừi rất quan trọng, nhiều chỗ là
tiêu chí có ý nghĩa quyết định, thể hiện theo những yếu tố sau:
+ Một là: các tộc người ở Việt Nam đều có ý thưc về dân tộc của mình
qua những truyền thuyết huyền thoại về nguồn gốc chung của tộc người, về
quê hương xa xưa của tổ tiên, về anh hùng lịch sử tộc người,…
+ Hai là: các dân tộc với dân số ít, bị xé lẻ, cư trú vùng hẻo lánh, do tiếp
biến văn hóa một cách tự nhiên khá sâu sắc dễ bị hút vào các tộc người khác có

dân số đơng hơn, thì tiêu chí ý thức tộc người có thể có tính quyết định dường
như là duy nhất. Trường hợp, có những nhóm địa phương như Tày Mường,
Tày Thanh, Tày Mười, trở lại nhận mình là người Thái khi tiếp xúc với người
đồng tộc ở Tây Bắc,…
+ Ba là: Ý thức tự giác của tộc người, thể hiện ở tộc danh có thể tự gọi hay
tên các tộc người khác gán cho. Các tộc người đều có tên riêng, và muốn gọi
theo tên tự gọi. Tuy nhiên tộc danh nhiều khi không trùng khớp với tộc người.
+ Bốn Là: khi xác định tộc người, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu một
cách tồn diện, khoa học, khơng nên có sự áp đặt, cũng không nên buông xuôi
để họ tự khai báo một cách đơn giản. Thực tế cho ta thấy rằng, nhiều tộc người
13


do những điều kiện khác nhau có thể tự ý thức tự giác tộc người khác nhau,
như muốn mình thuộc tộc người lớn hơn, hoặc muốn phân li,..
Tiêu chí ý thức tự giác tộc người ở Việt Nam là rất quan trọng, đói với
một số tộc người là tiêu chí quyết định duy nhất. Việc đánh giá phần tộc người
ở Việt Nam, cần có cái nhìn tồn diện, gồm cả ba tiêu chí là ngơn ngữ, đặc
trưng văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
Tóm lại trong thời gian qua việc xác định tộc người ở Việt Nam đã đạt
được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra cho các nhà
dan tộc học nước ta như xác định lại thành phần tộc người (như người Cao Lan
– Sán Chỉ, Bru –Vân Kiều,..) cũng như xác định lại các tiêu chí tộc người.
Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, đặt công tác dân tộc nói chung
và việc xác định thành phần tộc người ở Việt Nam nói riêng, cần có bước phát
triển mới. Xác định thành phần các tộc người, để từng tộc người vừa có ý thức
thành viên của từng tộc người, vừa có ý thức xây dựng một quốc gia thống
nhất. Xác định đầy đủ, khoa học, chính xác từng tộc người là nhiệm vụ, cũng
như sự ưu việt của chế độ ta.
4. Dân tộc Kinh

4.1 Người Việt tộc người chủ thể của đại gia đình các tộc người Việt Nam
Trong 54 dân tộc người Việt Nam, người Việt là một tộc người đa số, tộc
người chủ thể. Điều này thể hiện cả 2 mặt:
- Về dân số, người Việt chiếm khoảng 86% dân số, trong khi 53 dân tộc
khác chỉ chiếm 14%.
- Về địa bàn cư trú: Người Việt là tộc người duy nhất cư trú thành các
cộng đồng đông đúc ở tại tất cả các tỉnh, trên tất cả các dạng địa hình, địa bàn
14


(đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển, hải đảo), song tập trung nhiều nhất ở
đồng bằng. Người Việt còn chiếm lĩnh các thành phố, thị xã, thị trấn, các trục
đường giao thông lớn trong cả nước.
- Người Việt nắm giữ các ngành kinh tế then chốt, tạo ra nguồn lực kinh tế
lớn nhất cho cả nước.
- Người Việt chiếm số đơng và nắm giữ các vị trí then chốt trong hệ thống
chính trị các cấp.
- Ngơn ngữ người Việt là quốc ngữ, văn hóa Việt là yếu tố nổi trội trong
văn hóa Việt Nam: 8/11 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam là của người
Việt
- Người Việt nắm giữ hệ thống giáo dục và tổ chức nền giáo dục quốc gia,
có số lượng cán bộ khoa học lớn nhất nước.
- Suốt trong tiến trình lịch sử dài của đất nước, người Việt ln giữ vai trị
chủ đạo: là tộc người lập nước, tổ chức các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến
chống giặc ngoại xâm, giành và bảo vệ chủ quyền đất nước
- Sự tồn tại và phát triển của người Việt có ảnh hưởng tới các dân tộc
khác, đến sự hưng vong của quốc gia.
4.2 Tộc danh và nguồn gốc của người Việt
a. Tộc danh Việt
Từ xưa đến nay, tộc danh “ kinh” được quen dùng trong các văn bản chính

trị, hành chính và giao tiếp hành ngày. Tuy nhiên trên thực tế,”Việt” mới tộc
dân chính thức. Tộc danh Kinh được giải thích bằng các ý kiến khác nhau:
- Kinh là con cháu của Kinh Dương Vương

15


- Kinh là người sống dọc các con kênh, dòng sơng. Thực tế, chỉ một bộ
phận người Việt gắn bó với các dịng sơng, các kênh rạch, cịn phần lớn đều
sống xa sông, kênh rạch.
- Kinh là Kinh Đô, Kinh Kỳ, do các tộc người thiểu số gọi các quan lại
miền xuôi được cử lên miền núi nhậm trị, hoặc người miền xi lên bn bán
(từ thời Lý).
- Cũng có ý kiến cho rằng,”Kinh” là do người Hán gọi, chỉ nhóm cư dân ở
kinh đơ đã qua giáo hóa
b. Nguồn gốc người Việt
Theo truyền thuyết, vào thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên, Lục Tục là
con vua Viên Đế thần nông được cử làm Kinh Dương Vương đi cai trị phương
Nam. Kinh Dương Vương sinh con là Sùng Lãm (còn gọi là Lạc Long Quân).
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ là tổ tiên của người Việt phương Nam. Hai người
sinh ra 100 người con, con trưởng là Hùng Vương làm vua nước Văn Lang.
Theo truyền thuyết này thì người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các tư liệu sử học và dân tộc học cho phép khẳng định, tổ tiên
của người Việt chính là nhóm Lạc Việt nằm trong khối Bách Việt (gồm nhiều
tộc Việt) cư trú trên một vùng rộng lớn ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc
từ rất xa xưa.
Về mặt nhân chủng, người Lạc Việt là nhóm trung gian giữa hai đại chủng
Mơng-gơ-lơ-ít và Ơ xtra-lơ-ít.
Tư liệu khảo cổ học cho biết thêm, trên vùng lãng thổ Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ hiện nay, cách đây khoảng 3500 – 4000 năm, nhóm Lạc Việt đã trực

tiếp tạo ra những nền văn hóa có tính liên tục, từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu,

16


Gị Mun và phát triển thành văn hóa Đơng Sơn rực rỡ. Q trình tạo lập các
nền văn hóa này cũng là quá trình người Việt chuẩn bị các điều kiện để tiến tới
thành lập nhà nước đầu tiên: nhà nước Văn Lang (khoảng thế kỷ thứ VII
tr.CN), trải qua nhiều đời vua (vua Hùng). Đây là nhà nước sơ khai. Vua Hùng
được xem là thủ lĩnh của một vùng rộng lớn. Khái niệm “Hùng Vương “ là một
khái niệm Hán mới xuất hiện vào thế kỷ XV.
Sau đó vào năm 257 tr.CN, Thục Phán một thủ lĩnh thuộc nhóm Âu Việt
tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng, lập ra nhà nước Âu Lạc đóng đơ ở Cổ
Loa.
Như vậy cần khẳng định, người Việt là tộc người bản địa cưu trú rất lâu
đời trên đất nước Việt Nam không phải từ lãnh thổ bên ngoài chuyển tới.
4.3 Đặc điểm về kinh tế
- Nông nghiệp
Người Việt sớm chọn nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chính, trong đó trồng
trọt ruộng nước là chủ đạo, được bổ sung bằng một số hoa màu. Nền nơng
nghiệp của người Việt có các đặc điểm nổi bật
+ Duy trì trên cơ sở lịch mặt trăng (lịch can chi) và được thực hiện trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, coi trọng yếu tố thời vụ
+ Đạt tới trình độ thâm canh cao so với các tộc người làm ruộng nước
khác, trong đó coi trọng các khâu canh tác cơ bản : nước – phân – cần – giống,
đồng thời yếu tố thời vụ cũng rất quan trọng
+ Nhiều công đoạn sản xuất: làm đất (cày, cấy, chăm sóc…) ; gieo mạ,
chăm sóc, thu hoạch … Tất cả đều diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt

17



+ trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp của người Việt đã có những
đột biến, năng suất tăng cao, xuất khẩu lúa gạo đứng hàng nhất, nhì trên thế
giới.
- Thủ công nghiệp:
Thủ công nghiệp của người Việt khá phát triển với nhiều nghề: chế biến
lương thực – thực phẩm, diệt may mặc, gốm, đan lát, thêu…Tạo ra một lượng
sản phẩm lớn đáp ứng được yêu cầu cho cuộc sống của các tầng lớp xã hội,
hình thành nhiều làng thủ công chuyên nghiệp (làng nghề) như: gốm Bát
Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, làm nón làng Chng...Tuy nhiên thủ cơng nghiệp
vẫn chỉ là bộ phận gắn chặt với nông nghiệp
- Thương nghiệp:
Thương nghiệp truyền thống của người Việt nhìn chung là không phát
triển, trước hết do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo: trọng nông ức thương.
Trong nông nghiệp chủ yếu là nội thương, thông qua hệ thống chợ quê. Số
người buôn bán ở thành phố không nhiều. Trong vùng 5 – 10 làng mới có một
cái chợ, chợ luân phiên họp, tạo thành vịng khép kín, để ngày nào cũng có
chợ. Phụ nữ bn bán lúc nơng nhàn để kiếm thêm thu nhập.
Do kỹ thuật vượt biển kém (khơng có tàu thuyền lớn sử dụng động lực) ,
do yêu cầu bảo vệ an ninh đường biển và biên giới đất liền, nhà nước độc
quyền bn bán với nước ngồi, người dân khơng có quyền ra nước ngồi tự
do bn bán.
Tóm lại kinh tế truyền thống của người Việt vẫn ở trình độ thấp, chủ yếu
dựa vào nơng nghiệp.
4.4. Tổ chức xã hội

18



- Lập ra nhà nước Âu Việt từ buổi đầu thời đại đồ đồng (khoảng thế kỷ
thứ VII tr.CN), trên cơ sở của nước Văn Lang ; đến năm 179 tr.CN bị nhà Hán
xâm chiếm.
- Đến đầu thế kỷ thứ X, sau khi giành được quyền tự chủ, người Việt từng
bước xây dựng nhà nước phong kiến theo mơ hình Trung Quốc.
- Đến thời nhà Nguyễn nhà nước có 6 cấp hành chính: Trung ương (triều
đình) , tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã. Pháp luật ra đời muộn lại không đến được
với người dân do văn bản bằng chữ Hán. Nên việc truyên truyền pháp luật rất
khó khăn.
4.5. Thiết chế Làng – Xã
- Làng: là một từ nôm (từ Việt cổ) dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống
của người Việt ở nơng thơn, có địa vực riêng (địa giới được xác định), có cấu
trúc vật chất (đường làng, ngõ xóm, có cơng trình thờ cúng) riêng, cơ cấu tổ
chức, lệ tục, tiếng làng riêng (thể hiện ở âm hay giọng nói), tính cách riêng,
hồn chỉnh và ổn định qua các thời kỳ lịch sử. mỗi làng thường có 2 tên: tên
nôm (tên dùng trong giao tiếp hàng ngày) và tên chữ (dùng trong văn bản hành
chính)
- Xã, Thơn: Xã là từ Hán - Việt để chỉ đơn vị hành chính cấp cơ sở của
nhà nước phong kiến ở nơng thơn (có thời kỳ cả thành thị), thơn là từ Hán –
Việt, dùng để chỉ một làng, khi làng đó nhập với một (hoặc nhiều hơn) làng
khác để trở thành một xã.
4.6. Văn hóa Vệt
a. Văn hóa vật thể
a.1. Ăn ở mặc:
19


+ Truyền thống ẩm thực của người Việt thể hiện ở các đồ ăn , thức uống,
phong cách ăn uống phù hợp với điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của từng
vùng miền.

+ Về mặc, nét độc đáo nhất của người Việt là bộ quần áo dài của nữ giới,
tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ, ở miền Nam bộ quần áo bà ba
gắn với chiếc khăn rằn ri.
+ Về ở, nét nổi bật nhất là kết cấu làng và cửa được bố trí hài hịa với
khung cảnh thiên nhiên, các đặc điểm về đất, thế nước của từng vùng: trung du,
miền núi, đồng bằng, đồng chiêm , gị đồi
Các làng đều có cơng trình thờ cúng (gắn liền điêu khắc của từng thời kỳ)
gồm đình chùa, đền miếu,…
a.2. Các di tích thờ cúng
- Đình:
+ Thời điểm xuất hiện: chưa xác định rõ. Có thể xuất hiện vào khoảng thời
vua Lê thánh Tông (1470 -1497). Tuy nhiên các đình cổ nhất cịn lại hiện nay
đều là đình dựng vào thời Mạc
+ Thế đất đình: thường là nơi đẹp, cao nhất làng, theo phong thủy là nơi
có long mạch (tả thanh long, hữu bạch hổ), tạo ra sự hài hịa âm dương. Hướng
của đình tùy thuộc vào thế đất dựng đình, song đa số là hướng Tây (hướng có
nhiều nắng để chống ẩm thấp cho đình), hướng Nam, Đơng Nam tạo ra sự mát
mẻ cho đình.
+ Kết cấu của đình: có kết cấu chữ nhất (một tịa nhà 3 gian hoặc 5 gian);
kết cấu chữ đinh (có đại đình và nối với hậu cung); kết cấu chữ nhị (gồm 2 tòa

20


nhà song song); kết cấu chư tam (gồm 3 tòa nhà song song); kết cấu chữ công
(gồm thượng điện kết nối với hậu cung bằng tịa nhà hình ống).
+ Đình là có chức năng quan trọng :
 Đình lờ nơi hội họp, trung tâm hành chính của làng.
 Đình là nơi thờ thành hoàng làng: là vị thần che chở bảo vệ cho làng.
 Đình là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa – xã hội mang tính đẳng cấp

của làng
- Miếu: là một nhà thấp nhỏ, kiến trúc đơn giản, thường khơng có các
mảng điêu khắc, là nơi thờ thần, song có khi chỉ là nơi thờ những người, những
hiện tượng bình thường
- Đền: có qui mơ to, cao hơn miếu, kiến trúc phức tạp hơn, các mảng kiến
trúc rõ nét hơn, chức năng cũng giống miếu.
- Quán: vốn là kiến trúc của Đạo Giáo, về sau là nơi thờ thần.
- Am: vốn là ngôi nhà tranh để thờ Phật, sau này biến thành nơi thờ Thần.
- Chùa: là kiến trúc rất phổ biến ở Việt Nam
+ Chùa ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, gắn với sự du nhập của đạo phật.
Mỗi chùa thường có 2 tên: tên thường (gắn với tên làng, hay chỉ một đặc điểm
nào đó như chùa làng cót, chùa trên, chùa dưới, chùa đồng…). Tên chữ gắn với
tự như: phúc lâm tự, tháp bảo tự,…
+ Cấu của chùa cũng tương tự như cấu trú của đình
+ Vị trí của chùa trong đời sống làng Việt:
 Chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng

21


 Chùa phản ánh sự du nhập của đạo Phật vào Việt Nam
 Kiến trúc điêu khắc chùa, điêu khắc tượng khơng chỉ có giái trị nghệ
thuật mà cịn biểu hiện tư tưởng của các thời kỳ
 Chùa phản ánh sự phát triển và cơ cấu tổ chức, phong tục, tập quán làng
xã, phân tầng xã hội, thể hiện qua tục đặt hậu, tục công đức ghi trong văn bia,
chuông khánh.
b. Văn hóa phi vật thể tiêu biểu:
phần văn hóa phi vật thể bao gồm: Phong tục tập quán , các lễ tết trong
năm, các lễ hội của người Việt sẽ được trình bày ở bài khác, có ở trong môn
học khác.

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:
- Kiến thức cần thiết để thực hiện cơng việc: Sinh viên ngành du lịch có
kiến thức về văn hóa Việt Nam, đã học các mơn cơ sở ngành.
- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học tên lớp, đọc tài liệu,
thảo luận nhóm để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bài tập thực hành của học snh sinh viên:
Thảo luận:
+ Lấy ví dụ minh họa cho các tiêu chí xác định tộc người?
+ Hãy nêu những nét đặc trưng cơ bản về dân tộc kinh mà bạn biết, có thể
lấy ví dụ minh họa.
-u cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung:
+ Khái niệm quốc gia, dân tộc
+ Sự hình thành và phát triển tộc người

22


+ Tiêu chí xác định tộc người
+ Nêu những nét nổi bật của dan tộc kinh
- Ghi nhớ:
+ Sự hình thành phát triển tộc người.
+ Tiêu chí xác định tộc người.
+ Những nét đặc trưng cơ bản của dân tộc Kinh.

23


BÀI 2: CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở NAM BỘ
Giới thiệu: Bài 2 giới thiệu một số dân tộc thiểu số tiêu biểu ở vùng Nam

Bộ như: dân tộc Chăm, dân tộc Khơ Me, dân tộc Hoa, dân tộc X tiêng. Những
dan tộc này trong hoạt động du lịch thường giao lưu, hoặc có những chương
trình tour liên quan tới họ.
Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu biết lịch sử các dân tộc ở Nam Bộ,
nắm vững các đặc điểm về xã hội và văn hóa như: các phong tục tập quán,
trang phục, lễ hội, tín ngưỡng,…của họ. Sinh viên học xong có thể vận dụng
những kiến thức này vào các bài thuyết trình, hoặc hướng dẫn du khách trong
các tour ở vùng Nam Bộ.
Nội dung chính:
Bài 2: Các tộc người thiểu số Nam Bộ
1.Người Chăm
1.1. Lịch sử tộc người
- Người Chăm sinh sống ở Trung Bộ từ thế kỷ 1 tr.CN, gồm 2 thị tộc:
+ Thị tộc Cau: đại diện cho tầng lớp bình dân, sống ở các vùng: Phú
n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận
+ Thị tộc Dừa: đại diện cho tầng lớp quí tộc, sống ven biển từ Thừa Thiên
Huế, đến Quảng Ngãi, Bình Định.
- Trong quá trình tiếp thu với các tơn giáo và các nền văn hóa, người
Chăm đã chia làm 3 bộ phận:
+ Người Chăm Hơ roi: bộ phận này còn giữ được nhiều hình thái sơ khai
chưa chịu ảnh hưởng các tơn giáo thế giới như đạo Phật, đạo Hồi

24


×